Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Học phần quản trị điểm đến điểm đến thành phố quy nhơn trong phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 20 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
----------

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ ĐIỂM ĐẾN

ĐIỂM ĐẾN THÀNH PHỐ QUY NHƠN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

GIẢNG VIÊN: TS. TRẦN TRỌNG LỄ
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN BẤT DI
MÃ LỚP: 231TRA42101

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
MỤC LỤC

1

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Mục lục
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................3
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................3
1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................3
1.3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứup...............................................................4
2. Nội dung ...................................................................................................................4
2.1. Các khái niệm liên quan trong đề tài .............................................................4


2.1.1. Khái niệm du lịch ........................................................................................4
2.1.2. Điểm đến du lịch .........................................................................................4
2.1.3. Tài nguyên du lịch .......................................................................................5
2.1.4. Sản phẩm du lịch .........................................................................................5
2.1.5. Điểm du lịch ................................................................................................6
2.2. Khái quát điểm đến quy nhơn ........................................................................6
2.2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ..................................................................6
2.2.2. Sản phẩm du lịch đặc trưng .........................................................................8
2.3. Thực trạng phát triển du lịch tại điểm đến thành phố Quy Nhơn ..............8
2.3.1. Khách du lịch ............................................................................................12
2.3.2. Doanh thu du lịch ......................................................................................12
2.3.3. Hệ thông cơ sở lưu trú ...............................................................................13
2.3.4. Lao động ngành du lịch .............................................................................13
2.4. Tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Quy Nhơn .............13
2.5. Định hướng và Giải pháp phát triển điểm đến du lịch Thành phố Quy
Nhơn ..........................................................................................................................15
2.5.1. Định hướng................................................................................................15
2.5.2. Giải pháp ...................................................................................................17
3. Kết luận ..................................................................................................................18

2

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

1. Đặt vấn đề
1.1.


Lý do chọn đề tài

Ngày nay kinh tế ngày càng phát triển cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã
tạo ra cơ hội phát triển vô cùng lớn cho các ngành công nghiệp trong nước. Cùng với
đó ngành du lịch Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ với các con số tăng trưởng ấn
tượng và nhiều sự kiện đáng nhớ. Với lợi thế là một đất nước có điều kiện kinh tế và
chính trị ổn định, thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo và kỳ
thú, giàu di sản văn hóa và có bề dày lịch sử lâu đời. Hơn nữa chính sự thân thiện, bình
dị và hiếu khách của con người Việt Nam đã khiến những địa điểm du lịch của nước ta
ngày càng trở nên hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Nhà nước ta đã tích
cực đưa ra những chiến lược phát triển du lịch. Trong đó khơng thể khơng nhắc đến du
lịch biển đảo được coi là 1 loại hình du lịch mạnh nhất của quốc gia. Thành phố Quy
Nhơn hồn tồn phù hợp với các tiêu chí để phát triển nền du lịch, đưa ngành du lịch
Quy Nhơn trở thành một trong những nơi thu hút khách du lịch nhất Việt Nam. Nhận
thấy tính cấp thiết của đề tài nêu trên em xin thực hiện xây dựng đề tài “Điểm đến
thành phố Quy Nhơn trong phát triển du lịch” . Việc xây dựng thương hiệu du lịch
Quy Nhơn là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch bền vững. Nhằm từng bước hình
thành thương hiệu du lịch, Quy Nhơn cần định hình và phát triển sản phẩm du lịch đặc
trưng dựa trên các yếu tố tạo nên bản sắc du lịch cho thành phố biển. Thành phố có
những điểm khác biệt trong lịch sử, văn hóa mà khơng nơi nào có được. Ngay giữa
lịng phố biển có hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển của Quy Nhơn như di tích Tháp Đơi, Đình Cẩm Thượng, Ghềnh
Ráng - đồi Thi Nhân. Các giá trị văn hóa phi vật thể được bảo tồn và phục dựng như
hội đánh bài chòi, thi đấu võ cổ truyền... Với thế mạnh đặc thù và tiềm năng của địa
phương, Quy Nhơn sở hữu lợi thế để phát triển du lịch bền vững dựa trên những sản
phẩm du lịch giàu bản sắc. Đó là việc gắn các giá trị lịch sử, văn hóa với điều kiện tự
nhiên, kết hợp du lịch biển, du lịch lịch sử - văn hóa khéo léo và các nhân tố làm nên
sự độc đáo về thiên nhiên, sinh vật và con người của thành phố Quy Nhơn.
1.2.
-


Mục đích của đề tài

Đánh giá thực trạng du lịch củ thành phố Quy Nhơn để từ đó tìm ra những giải
pháp phát triển
3

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

-

Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch

-

Tìm hiểu về các loại hình du lịch và định hướng phát triển du lịch

-

Tìm hiểu về các sản phẩm du lịch đặc thù ở điểm đến thành phố Quy Nhơn.
1.3.

Phạm vi và phương pháp nghiên cứup

Phạm vi nghiên cứu: tại thành phố Quy Nhơn, đánh giá và phân tích khái quát thực
trạng phát triển của thành phố Quy Nhơn
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp và tham khảo các tài liệu có

liên quan qua sách, báo, tạp chí, internet và một số nguồn khác.
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: tham khảo các tài liệu, ấn phẩm để làm
cơ sở lý luận cho đề tài. Thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu của Sở văn hóa, thể
thao, du lịch.
Phương pháp khảo sát thực địa để thu thập một số thông tin cần thiết cho việc đề
xuất các giải pháp phát triển.
2. Nội dung
2.1.

Các khái niệm liên quan trong đề tài

2.1.1. Khái niệm du lịch
Theo khoản 1, Điều 3, Luật du lịch Việt Nam năm 2007, ban hành ngày 19 tháng 6
năm 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết
hợp với mục đích hợp pháp khác.
Có thể hiểu, du lịch là hoạt động của một người di chuyển đến một địa điểm và lưu
trú một thời gian ngắn nhằm tham quan, tìm hiểu, khám phá… một địa danh, một sự
kiện.
2.1.2. Điểm đến du lịch
Khái niệm điểm đến du lịch (tourism destination) được Pearce (1992), M. Djurica và
N.Djurica (2010) định nghĩa như là “một nơi có các thành phần cơ bản để thu hút và
đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch”. UNWTO(2019) định nghĩa điểm đến du lịch
4

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


“là một khơng gian tự nhiên có hoặc khơng có ranh giới hành chính hoặc/và ranh giới
khác, trong đó khách du lịch có thể nghỉ qua đêm. Nó là một cụm (cùng địa điểm) các
sản phẩm và dịch vụ, cá hoạt động và trải nghiệm dọc theo chuỗi giá trị và là một đơn
vị cơ bản để phân tích du lịch. Một điểm đến bao gồm các bên liên quan khác nhau và
có thể kết nối với nhau thành các điểm đến lớn hơn. Nó cũng là phi vật thể với hình
ảnh và bản sắc của nó để tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Luật du lịch Việt
Nam 2017 không quy định về điểm đến du lịch, nhưng có quy định về điểm du lịch tại
khoản 7 điều 3: “điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư khai thác phục
vụ khách du lịch”. Điểm du lịch khơng chỉ là nơi có tài nguyên du lịch (tức là trong đó
có các điểm tài ngun cụ thể) mà cịn có các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đặc biệt là
cơ sở lưu trú để khách có thể lưu lại qua đêm. Về mặt khơng gian, điểm du lịch thường
có diện tích lớn hơn điểm tham quan. Điểm du lịch có thể có một hay nhiều điểm tham
quan khác nhau.
2.1.3. Tài nguyên du lịch
Theo Điều 3 khoản 4 Luật Du lịch 2017 thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch,
khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
Các loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 15 Luật Du lịch 2017 như sau:
-

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,
địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được
sử dụng cho mục đích du lịch.

-

Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian
và các giá trị văn hóa khác; cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể

được sử dụng cho mục đích du lịch.

2.1.4. Sản phẩm du lịch
Theo Điều 3 khoản 5 Luật Du Lịch 2017 thì sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du
lịch.
Ngoài ra các yếu tố cấu thành một sản phẩm du lịch bao gồm:
5

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

-

Dịch vụ vận chuyển: Đây là một phần cơ bản của sản phẩm du lịch bao gồm các
phương tiện giao thơng đưa đón khách như xe đạp, xe máy, ơ tô, máy bay, tàu
thuyền…

-

Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Đây là thành phần chính tạo nên sản phẩm du lịch
nhằm phục vụ du khách bao gồm lều trại, nhà hàng, khách sạn…

-

Các dịch vụ tham quan: Bao gồm các tuyến điểm tham quan, khu di tích, cơng
viên, hội chợ, cảnh quan…


-

Hàng hóa được bày bán: Bao gồm hàng tiêu dùng, quà lưu niệm…

-

Các dịch vụ hỗ trợ: Thủ tục xin hộ chiếu, visa…

2.1.5. Điểm du lịch
Theo Điều 3 khoản 7 Luật Du Lịch 2017 thì Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du
lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.
Ngoài ra điểm du lịch là nơi tập trung tài nguyên du lịch hay cơ sở vật chất kĩ thuật
phục vụ du lịch, hoặc kết hợp cả hai ở qui mơ nhỏ. Vì thế điểm du lịch có thể được
phân thành hai loại: Điểm tài nguyên và điểm chức năng. Thời gian lưu trú của khách
từ 1 đến 2 ngày (trừ các điểm du lịch chức năng, thí dụ như điểm du lịch nghỉ dưỡng,
chữa bệnh.
2.2.

Khái quát điểm đến Quy Nhơn

2.2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Quy Nhơn là một thành phố ven biển vùng dun hải Nam Trung Bộ, phía đơng là
biển Đơng , phía tây giáp huyện Tuy Phước , phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện
Phù Cát, phía nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Thành phố Quy Nhơn có
tổng diện tích là 286 km² với dân số trên 290.053 người và là trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, Việt Nam.

6

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Hình 2.1: Bản đồ du lịch Việt Nam

7

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

2.2.2. Sản phẩm du lịch đặc trưng
Quy Nhơn nội trội với các sản phẩm du lịch phong phú, thành phố có những điểm
khác biệt trong lịch sử, văn hóa mà khơng nơi nào có được. Ngay giữa trung tâm phố
biển có hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá gắn liền với sự ra đời và phát triển của
Quy Nhơn như di tích Tháp Đơi, Đình Cẩm Thượng, Ghềnh Ráng - đồi Thi Nhân. Các
giá trị văn hóa phi vật thể được bảo tồn và phục dựng như hội đánh bài chòi, thi đấu võ
cổ truyền... Với thế mạnh đặc trưng cùng tiềm năng của mình, Quy Nhơn sở hữu lợi
thế để phát triển du lịch bền vững dựa trên những sản phẩm du lịch giàu bản sắc. Đó là
việc gắn kết các giá trị lịch sử, văn hoá với cảnh quan thiên nhiên, gắn du lịch sinh
thái, du lịch lịch sử - văn hoá vào trong từng tour, tuyến, để du khách có thêm trải
nghiệm khi du lịch Quy Nhơn. Ẩm thực phong phú, cơ sở vật chất đầy đủ (khách sạn,
nhà hàng, công ty lữ hành, quầy hàng lưu niệm…), giao thông thuận tiện (sân bay, nhà
gà, bến xe…), đội ngũ nhân sự trẻ-năng động-trách nhiệm-nhiệt huyết… góp phần xây
dựng thương hiệu và khẳng định chất lượng, sự mến khách của du lịch Quy Nhơn.

Hình 2.3: Tháp Đơi


Hình 2.2: Ghềnh Ráng
2.3.

Thực trạng phát triển du lịch tại điểm đến thành phố Quy Nhơn

Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có 06 loại hình du lịch phổ biến nhất và được
địa phương ưu tiên xúc tiến đầu tư, bao gồm:
-

Du lịch biển: thành phố có đường bờ biển dài với nhiều bãi biển, bãi tắm rộng
hàng trăm ha và đa phần cịn ngun sơ, có địa hình tương đối bằng phẳng, cát
trắng, nước biển trong xanh, ngập tràn ánh nắng, có cảnh quan đẹp, rất thuận lợi
cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như: tắm biển, du lịch sinh
8

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

thái biển, lặn biển, trượt cát, thả diều, câu cá, thể thao dưới nước,... Khơng chỉ
có các thắng cảnh, bãi biển đẹp mà thành phố cịn có một số đảo nhỏ ven bờ,
cùng nhiều vũng vịnh, đầm phá, gành rạn, cửa sông, cồn cát, rừng ngập mặn,
rạn san hô cùng hệ thủy sinh hết sức phong phú và đa dạng.

Hình 2.4: Bãi biển Kỳ Co
-

Du lịch văn hóa, lịch sử: Thành phố Quy Nhơn có nhiều lợi thế về du lịch văn
hóa - lịch sử cả về phi vật thể lẫn vật thể, trong đó có nhiều di tích văn hóa vơ

giá như hệ thống di tích tháp Chăm, Nghệ thuật Bài Chòi, Võ cổ truyền,...

9

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Hình 2.5: Nghệ thuật Bài Chịi
-

Du lịch tâm linh: trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận có khả nhiều ngôi
chùa, nhà thờ nỗi tiếng, được nhiều du khách lưa chọn ghé thăm như : Chùa
Thập Tháp , Nhà Thờ Chánh Tòa Quy Nhơn , Chùa Long khánh , Chùa Thiên
Long .

Hình 2.6: Chùa Long Khánh
-

Du lịch nghỉ dưỡng: trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có nhiều Resort phục vụ
du lịch nghỉ dưỡng cho du khách: FLC Quy Nhơn Luxury Resort, Aurora Villas
& Resort; Avani Quy Nhơn Resort & Spa, Casa Marina Resort Quy Nhon,
Anantara Quy Nhơn Villas; Seaside Resort Quy Nhơn; Royal Hotel &
Healthcare Resort Quy Nhơn.

Hình 2.7: FLC Quy Nhơn Luxury Resort
10

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

-

Du lịch Mice (hội nghị, hội thảo, sự kiện) kết hợp du lịch khoa học là loại hình
tour du lịch kết hợp với hội thảo, khen thưởng, tri ân và Team building - Gala
Dinner nên hình thức này rất được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và lựa chọn
vì ln đem lại giá trị văn hóa, tạo tinh thần kết nối, tăng năng suất lao động
của nhân viên trong công ty. Quy Nhơn chính là địa điểm tổ chức du lịch Mice
hàng đầu, bởi vì: Thứ nhất: Quy Nhơn có vị trí giao thơng thuận lợi, Thứ hai,
Quy Nhơn có hệ thống lưu trú đạt chuẩn thích hợp cho các đồn khách lớn, có
Trung tâm Quốc tế gặp gỡ đa ngành- nơi tổ chức, giao lưu, khám phá về khoa
học.

Hình 2.8: Du lịch Mice
-

Du lịch vui chơi, giải trí, cộng đồng, thành phố có nhiều khu vui chơi giải trí rất
đẹp như FLC Zoo Safari Park- khám phá thế giới hoang dã, Khu vui chơi
Seagate Park; Đồi cát Phương Mai, Khu du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa; Khu nghỉ
dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn.

11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


Hình 2.8: Đồi Cát Phương Mai
2.3.1. Khách du lịch
Giai đoạn từ năm 2015-2018, du lịch thành phố Quy Nhơn phát triển nhanh, giai
đoạn năm 2019-2020, do bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên hoạt động du lịch
của thành phố giảm đáng kể. Tuy nhiên, với những tiềm năng, thế mạnh và sự cố gắng
của cả hệ thống chính trị, cùng sự nỗ lực của cơ sở kinh doanh du lịch, ngành du lịch
thành phố đã đạt những kết quả tích cực.
ĐVT: 1.000 lượt người
Chỉ tiêu 2018; 2019; 2020
Tổng lượt khách du lịch: 3.683; 4.829; 2.230
- Khách nội địa: 258; 484; 144
- Khách quốc tế: 3.425; 4.345; 2.086
2.3.2. Doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch trực tiếp (chủ yếu là dịch vụ lưu trú và ăn uống) qua các năm
tăng. Năm 2018, doanh thu dịch vụ du lịch đạt khoảng 2.846 tỷ đồng, tuy nhiên, do bị
ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến năm 2020, doanh thu từ du lịch trên địa bàn
thành phố đạt 1.344,7 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu 2018; 2019; 2020
Doanh thu (chỉ gồm dịch vụ lưu trú và ăn uống) Tỷ đồng 2.846; 3.979,1; 1.344
12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Tỷ trọng cơ cấu ngành dịch vụ trong GRDP được nâng dần qua các năm và dần
khẳng định vị của một ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Mặc dù vậy, tỷ trọng
của ngành du lịch (mới chỉ thống kê được thu nhập từ dịch vụ lưu trú và ăn uống)

trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế nói chung, ngành dịch vụ nói
chung vẫn còn ở mức thấp (5%). Chỉ tiêu thu ngân sách từ du lịch thành phố trong giai
đoạn này cũng có sự tăng trưởng tốt. Năm 2018, tổng thu NSNN từ du lịch thành phố
đạt 3.603,3 tỷ đồng, đến năm 2020, do bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nên
doanh thu đạt 2.133,5 tỷ.
2.3.3. Hệ thông cơ sở lưu trú
Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố ngày càng tăng mạnh cả về số lượng
và chất lượng. Đến cuối năm 2020, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có hơn 350 cơ sở
lưu trú, bao gồm: resort, khách sạn, nhà nghỉ, homestay với quy mơ phịng đa dạng,
phục vụ đầy đủ nhu cầu của mọi nhóm khách du lịch. Khách sạn 5 sao (khách sạn 4
sao , khách sạn 3 sao , khách sạn 2 sao , cùng hệ thống khách sạn 1 sao, đạt chuẩn và
homestay, ngày càng đáp ứng tốt cho nhu cầu đa đạng của du khách đến thành phố.
2.3.4. Lao động ngành du lịch
Ngành du lịch thành phố đang phát triển nhanh chóng, kéo theo nhu cầu lao động
phục vụ cho ngành cũng tăng nhanh. Trong khi chưa thu hút được nhiều lao động từ
nơi khác về thì hiện nay, nguồn cung tại địa phương chưa đáp ứng được đà tăng trưởng
của ngành. Theo đánh giá của Sở Du lịch tỉnh Bình Định, lực lượng lao động cho
ngành du lịch tồn tỉnh nói chung, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn nói riêng tăng khá
nhanh, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của ngành, đồng thời chất lượng chưa cao.
Đến cuối năm 2020, số lao động ngành du lịch thành phố có khoảng 7.000 lao động,
tuy nhiên, số lao động có trình độ qua đào tạo chun ngành du lịch cịn ít, lao động có
kinh nghiệm cịn thiếu.
2.4.

Tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

Những năm gần đây, Quy Nhơn trở thành điểm đến mới của du khách trong và
ngoài nước. Cảnh quan nguyên sơ của nơi đây trở thành nét mới lạ, đầy tiềm năng cho
việc khai thác du lịch Dù chịu ảnh hưởng chung của Covid-19, lượng khách đến Quy
Nhơn tuy giảm nhưng đây vẫn là địa phương thu hút nhiều du khách so với các tỉnh,

13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

thành khác, góp mặt trên nhiều bài báo quốc tế và liên tiếp được bình chọn là điểm đến
hấp dẫn, an tồn hàng đầu tại Đơng Nam Á. Thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận có
tổng diện tích khoảng 67.788 ha được phân chia thành 2 khu chức năng:
-

TP Quy Nhơn: là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế và hóa và khoa học kỹ
thuật của tỉnh Bình Định. Phát triển, mở rộng và xây dựng các khu vực phát
triển du lịch tại khu cảng Quy Nhơn, khu vực núi Bà Hỏa, khu vực núi Vũng
Chua. Trong đó, khu kinh tế Nhơn Hội là động lực phát triển cho Thành phố
Quy Nhơn, khu vực lân cận và vùng Nam Trung Bộ. Sở hữu bờ biển trải dài
hơn 72km với rất nhiều bãi biển đẹp và hoang sơ, và đặc biệt có nhiều quần thể
biển đảo, rạn san hơ tuyệt đẹp, có sơng thác và rừng tự nhiên. Về hạ tầng giao
thơng có cảng biển, cảng hàng khơng Quốc tế Phù Cát, trục quốc lộ Bắc Nam,
tàu hỏa và cả đường sơng. Chính vì những tiềm năng vốn có, sự đa dạng về loại
hình du lịch và cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thiện đầy đủ nên những năm vừa qua
các tập đoàn bất động sản lớn hàng đầu Việt Nam và Quốc tế đã nhìn nhận Quy
Nhơn là thành phố thích hợp để phát triển những dự án du lịch, nghỉ dưỡng và
khu đô thị.

-

Khu vực phụ cận (huyện Tuy Phước và 2 xã Canh Vinh, Canh Hiển, huyện Vân
Canh): phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao,

hỗ trợ thành phố Quy Nhơn với các chức năng: hạ tầng đô thị, trung tâm giao
thương, dịch vụ đô thị, nhà ở xã hội… Gắn với công nghiệp phụ cho khu kinh
tế Nhơn Hội. Quy Nhơn là nơi hội tụ hơn 200 di tích lịch sử – văn hóa có giá
trị. Cịn được xem là cái nơi của các loại hình nghệ thuật độc đáo, những làng
nghề truyền thống và nền ẩm thực đa dạng. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, du
lịch và hạ tầng giao thông đồng bộ, Quy Nhơn đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư
bất động sản nghỉ dưỡng tìm kiếm cơ hội.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước, du lịch trở lại, Thành phố Quy Nhơn
phối hợp với ngành du lịch khảo sát, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của địa
phương để thu hút khách, như du lịch sinh thái biển, đảo; du lịch trên đầm Thị Nại gắn
với di tích lịch sử, văn hóa địa phương; du lịch cộng đồng tại các làng chài ở xã: Nhơn
Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và Bãi Xép (phường Ghềnh Ráng) gắn với khai thác nghệ
thuật bài chòi và tuồng; du lịch gắn với khám phá khoa học; du lịch tâm linh; du lịch
14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

chăm sóc sức khỏe, trải nghiệm… Ngồi ra cũng tổ chức nhiều sự kiện, chương trình
xúc tiến quảng bá du lịch, thu hút đơng đảo du khách trong và ngồi nước.
2.5.

Định hướng và Giải pháp phát triển điểm đến du lịch Thành phố Quy
Nhơn

2.5.1. Định hướng
Thành phố Quy Nhơn giữ vai trị trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Bình Định,

trong những năm qua, kinh tế thành phố Quy Nhơn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ
cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực UBND thành phố Quy Nhơn ban
hành Kế hoạch khai thác lợi thế, dư địa để tạo động lực xây dựng, phát triển định
hướng thành phố Quy Nhơn đến năm 2025, nhằm khai thác, phát huy lợi thế, dư địa
của thành phố tạo động lực xây dựng, phát triển thành phố trong thời gian tới, với các
nhiệm vụ ưu tiên:
Định hướng phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, thân thiện
với mơi trường tạo nên những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao tạo động lực phát
triển kinh tế cho tồn tỉnh Bình Định.Tập trung thu hút, phát triển các ngành công
nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng
và sức cạnh tranh gắn với đảm bảo môi trường. Tiếp tục hồn thiện thể chế, chính
sách thu hút đầu tư và môi trường kinh doanh, đồng thời hỗ trợ, giải quyết khó khăn,
vướng mắc kịp thời cho các nhà đầu tư. Đánh giá hiện trạng, cập nhật quy hoạch hạ
tầng thương mại và đề xuất giải pháp thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại trên
địa bàn thành phố đến năm 2025. Phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương
mại dựa trên nền tảng số hóa. Phát triển, nâng cao nguồn nhân lực. Thúc đẩy ứng dụng
khoa học và công nghệ phát triển thương mại. Đổi mới, tăng cường công tác quản lý
Nhà nước, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động thương mại. Phối hợp với
các ngành chức năng của tỉnh Bình Định trong đầu tư, khai thác các lợi thế, dư địa về
phát triển du lịch thành phố; trong đó ưu tiên tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực
chính theo định hướng quy hoạch của tỉnh, thành phố: Kinh tế đêm phục vụ phát triển
du lịch; dịch vụ du lịch biển, đầm và sơng nước; du lịch văn hóa, lịch sử gắn với bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương; du lịch cộng
đồng, du lịch sinh thái; du lịch thể thao và sự kiện; du lịch khám phá khoa học theo
định hướng của tỉnh, thành phố.
15

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

-

Về cơ sở hạ tầng: Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn thành phố trong
thời gian qua đã tạo không gian, điểm nhấn, trục cảnh quan đô thị, đã tạo một
diện mạo mới cho đô thị biển Quy Nhơn kết nối và rút ngắn thời gian di chuyển
giữa các khu, điểm tham quan, du lịch,... phục vụ cho phát triển kinh tế của địa
phương, đặt biệc là khai thác tối đa tiềm năng du lịch biển đảo Quy Nhơn.

-

Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Thành phố đã phát triển hệ thống cơ sở lưu
trú, ăn uống, mua sắm,… phục vụ du lịch, các dịch vụ lưu trú du lịch cộng đồng
gắn với sinh kế người dân, hệ thống các cơ sở ăn uống, mua sắm đạt chuẩn
phục vụ khách du lịch được đầu tư, đã từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách
về tham quan, nghỉ dưỡng, lưu trú, mua sắm và du lịch biển, đảo.

-

Về cơ sở lưu trú du lịch: Số lượng cơ sở lưu trú, gồm: 288 khách sạn, 6.944
phòng và hơn 325 nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê như
homestay, hostel...

-

Về dịch vụ ăn uống, mua sắm: Thành phố có 02 khu ẩm thực; 07 nhà hàng ăn
uống được chứng nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; nhiều Nhà hàng đạt
chuẩn nằm trong khách sạn lớn từ 3-5 sao, các khu vui chơi, giải trí và hàng
trăm cơ sở ăn uống vừa và nhỏ phục vụ khách du lịch; có 03 Trung tâm thương

mại, 03 Siêu thị tổng hợp, 06 Siêu thị chuyên doanh và chuỗi siêu thị đa dụng
thuộc Tập đoàn Vingroup, nhiều khu thương mại, dịch vụ, cửa hàng tự chọn và
hàng ngàn các cơ sở buôn bán, bán lẻ; trong đó có 02 chợ truyền thống là chợ
mơ hình điểm trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; 31 máy bán hàng tự
động phục vụ 24/24 giờ. Các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm về đêm có
Phố Văn hóa - Nghệ thuật đường Lê Đức Thọ, Chợ đêm Quy Nhơn và hệ thống
quán bar, pub, club phát triển nhanh và đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch.

-

Về các dịch vụ, du lịch biển: Đã có các điểm vui chơi, giải trí, thể thao du lịch
trên biển ở xã Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải, phường Ghềnh Ráng, Hải Cảng
và xã đảo Nhơn Châu; trong đó 02 địa phương có du lịch biển phát triển mạnh
là xã Nhơn Hải và xã Nhơn Lý, hầu hết các loại hình dịch vụ du lịch biển của
thành phố đều tập trung ở đây, với các phương tiện ca nô, mô tô nước, xe điện
vận chuyển khách và tour du lịch trên biển. Ngồi ra, một số loại hình du lịch
biển khác cũng phát triển trong thời gian gần đây như: Du khách lặng ngắm san
16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

hô, trải nghiệm câu mực đêm, trượt cát, du lịch trải nghiệm đời sống ngư dân
làng chài,...
Mục tiêu đến năm năm 2025, thành phố Quy Nhơn đẩy mạnh phát triển bền vững
về kinh tế biển; Phát triển dịch vụ, du lịch biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
thành phố. Chỉ tiêu cụ thể là đón trên 6,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 0,9 triệu

lượt khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng khách bình quân đạt 6,3%; Về doanh thu du
lịch: đạt 13.500 tỷ đồng, tăng bình quân 13,6%/năm.
2.5.2. Giải pháp
-

Tập trung đầu tư các ngành du lịch và dịch vụ biển; phát triển hạ tầng du lịch,
tập trung các khu nghỉ dưỡng ven biển dọc tuyến Quy Nhơn - Nhơn Hội - Cát
Tiến thuộc bán đảo Phương Mai- Núi Bà trên địa bàn thành phố, Quy Nhơn Sông Cầu; đầu tư các khu du lịch cao cấp tại núi Vũng Chua.

-

Hoàn thiện các khu du lịch ven biển, điểm dịch vụ, du lịch sinh thái ven đầm
Thị Nại và vịnh Mai Hương; phát triển các sản phẩm du lịch theo đặc trưng của
từng địa điểm tại Eo Gió, Kỳ Co, Phương Mai, Nhơn Hải, Hịn Khơ, Hải Minh.

-

Cần có hạ tầng đạt u cầu để được cấp phép hoạt động. Cần xây dựng quy chế
hoạt động, cộng đồng thống nhất và cam kết thực hiện về mơi trường sinh thái,
mơi trường kinh doanh... Chính quyền địa phương cũng cần tuyên truyền cho
người dân có nhận thức đúng về DLCĐ, vận động người dân tham gia hoạt
động DLCĐ, để phát triển kinh tế.

-

Đầu tư hạ tầng giao thông đối nội, đối ngoại, giao thông đường thủy, cơng trình
đầu mối giao thơng, giao thơng cơng cộng; các cơng trình hạ tầng kỹ thuật khác
như: điện, cấp, thốt nước và xử lý nước thải, cầu tàu du lịch kết hợp dân sinh.

-


Thực hiện tốt phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại và đô thị ven biển theo
quy hoạch của tỉnh trên địa bàn thành phố như: Khu đô thị hai bên bờ đầm Thị
Nại, khu đô thị Nhơn Hội, Nhơn Lý,…theo hướng hiện đại gắn với phát triển
du lịch và dịch vụ biển. Phát triển mạng lưới trung tâm thương mại gắn với
mạng lưới giao thông công cộng. Tập trung phát triển các khu trung tâm hỗn
hợp trong các khu đô thị mới, đặc biệt là ở khu đô thị Mai Hương.

-

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, đẩy mạnh phát triển du lịch văn
hóa, lịch sử trên địa bàn thành phố. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
17

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

truyền thống biển, đảo. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng biển chất lượng cao, vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm, thể thao trên
biển, mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ có tiềm năng và sản phẩm
du lịch mới như du lịch cộng đồng, du lịch khoa học, du lịch mạo hiểm, du lịch
khám phá,…
-

Phát triển các sản phẩm dịch vụ, du lịch biển mới; hình thành từ 01- 02 điểm du
lịch cộng đồng tại các làng chài ở phường, xã tuyến biển có điều kiện thực
hiện như Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu.


-

Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thành phố Quy Nhơn, xác định
phát triển thương hiệu du lịch Quy Nhơn là điểm nhấn trong phát triển thương
hiệu du lịch chung của tỉnh Bình Định; phát triển ứng dụng du lịch thông minh
trong hoạt động du lịch và hỗ trợ quảng bá phát triển du lịch.

-

Tranh thủ trong hợp tác với các đơn vị, địa phương kết nghĩa với thành phố
Quy Nhơn về xúc tiến liên kết, hợp tác phát triển du lịch.

-

Tiếp tục thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch ban hành trên địa bàn thành phố, phong trào“Mỗi người dân
Bình Định là một Đại sứ du lịch”.

Làm tốt các giải pháp cụ thể đã nêu ra, những năm tới thành phố Quy Nhơn chắc
chắn sẽ có nhiều thay đổi lớn, thực hiện được mục tiêu xây dựng thành phố Quy Nhơn
trở thành đô thị văn minh, hiện đại.
3. Kết luận
Khi mà nền kinh tế, đời sống của con người ngày càng phát triển, kéo theo những
nhu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống thì ngành du lịch được coi là một lĩnh vực
mũi nhọn, chiếm một tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước trong
tương lai gần. Tận dụng tối đa những điểm mạnh như: Khí hậu ơn hịa, nhiều danh lam
thắng cảnh, khám phá thiên nhiên, nét văn hóa truyền thống đặc sắc, bãi biển xanh
đẹp,.. Thành phố Quy Nhơn đã và đang ngày càng phát triển, trở thành một trong
những điểm đến không thể bỏ lỡ được đối với du khách nước ngoài khi đến Việt Nam
và là niềm tự hào của chính con người Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố đó mới

chỉ là điều kiện cần để phát triển du lịch tại đây, muốn nơi đây phát triển vượt bậc theo
đúng kỳ vọng về nguồn lực sẵn có như hiện nay và để có sức thu hút, hấp dẫn lâu dài,
18

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

cạnh tranh với các vùng khác thì Quy Nhơn cần phải tích cực hơn nữa trong việc nâng
cao chất lượng du lịch. Từ cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông đến tăng hiệu quả quảng
bá nhằm giúp cho du lịch tỉnh mình. Tất cả những điều này sẽ giúp Quy Nhơn đến gần
hơn với bạn bè trong nước và quốc tế và phục vụ các hoạt động du lịch tại các điểm
đến. Đặc biệt là đối với khách nước ngoài. Bên cạnh việc khai thác du lịch, chung ta
cũng cần chú trọng đến khái niệm phát triển du lịch bền vững. Ngồi ra, để hình ảnh
du lịch của các vùng này ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn trong mắt bạn bè gần xa
thì các yếu tố về con người là không thể bỏ qua. Chúng ta cần xây dựng hình ảnh con
người thân thiện, cởi mở và văn minh. Tăng cường vốn ngoại ngữ, kỹ năng mềm, tính
chuyên nghiệp hay năng lực quản lý trong các chương trình đào tạo để tiếp cận với bạn
bè quốc tế, trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút các du khách tới không chỉ một lần. Em
cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Trọng Lễ vì thầy đã truyền đạt cho
em rất nhiều kiến thức bổ ích với tất cả sự nhiệt huyết và trách nhiệm trong suốt q
trình học mơn học quản trị điểm đến, nhờ thầy luôn đồng hành và hướng dẫn em trong
những buổi học vừa qua cùng những kiến thức bổ ích đó sẽ là hành trang ln theo em
cho hết đoạn đường sau này trong cả công việc và cuộc sống của em. Cuối cùng em rất
mong nhận được sự góp ý của Thầy (cô) để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.

19

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Phụ lục:
TP

Thành phố

DL

Du lịch

UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới

FLC

Công ty CP Đầu tư và khống sản FLC Stone (AMD)
cùng Cơng ty CP Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản
FLC (GAB)

ĐVT

Đơn vị tính GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn (viết tắt

NSNN

Ngân sách nhà nước DLCĐ: Du Lịch Cộng Đồng


của Gross Regional Domestic Product)

Nguồn:
1. (Phịng Văn hóa và Thơng tin thành phố Quy Nhơn)
2. (Anh, Giáo trình Văn hóa Chăm, nxb Đại học Quốc gia, 2019)
3. (Quang, 2019) Giáo trình Văn hóa Chăm, Nxb Đại học Quốc gia.
4. (Thanh, 2017) Giáo trình Địa lí du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Báo dân chí 18/1/2022: />6.Cục thống kê Bình Định
29/1/2021: />
20

Downloaded by tran quang ()



×