Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

5.Tổng Quan Về Lào Cai.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.77 KB, 29 trang )

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LÀO CAI
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm ở phía tây bắc Việt Nam cách Hà
Nội khoảng 300km, giáp với các tỉnh Hà Giang, Lai Châu và Yên Bái; là trung
tâm của 6 tỉnh biên giới (bao gồm cả Điện Biên, Tuyên Quang), kết nối thành hệ
thống 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (cùng với Hịa Bình và Phú Thọ). Phía Bắc giáp
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với 182,086 km đường biên giới với tỉnh
Vân Nam (Trung Quốc); phía nam giáp với tỉnh n Bái, phía Đơng giáp với
tỉnh Hà Giang, phía tây giáp với tỉnh Lai Châu. Lào Cai có điểm cực bắc 22 051’
vĩ độ Bắc thuộc xã Pha Long, huyện Mường Khương; điểm cực đông 104 038’
kinh đông thuộc xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên.
Lào Cai là cầu nối giữa vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam với tỉnh Vân
Nam nói riêng và vùng Tây nam Trung Quốc, khối Asean nói chung. Đặc biệt vị
trí này càng được tăng cường khi Lào Cai trở thành tâm điểm của trục giao
thông đường xuyên Á từ Singapo đi Hà Nội - Lào Cai - Cơn Minh.
2. Địa hình
Lào Cai là tỉnh có dãy núi và đỉnh núi cao nhất nước ta. Điểm thấp nhất
của tỉnh thuộc thung lũng sông Hồng ở khu vực làng Thíp (Bảo Yên) khoảng 80
- 90m và cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng (Sapa) cao 3143m so với mực nước
biển. Tồn tỉnh địa hình phân thành 4 đai cao: thấp hơn 200m, từ 200 - 500m, từ
500 - 1000m, từ 1000 - 1500m. Bên cạnh sự phân hố đai cao, địa hình Lào Cai
cịn có tính phân bậc rõ ràng với 7 bậc. Hình thái địa hình có các đặc điểm cơ
bản: đặc điểm chia cắt sâu, đặc điểm chia cắt ngang, đặc điểm độ dốc của địa
hình, đặc điểm sơn văn.
1


Hình thái địa mạo Lào Cai gồm có 8 kiểu: từ Khối núi bóc mịn thạch học
cấu tạo bởi đá Mác ma xâm nhập bazơ và siêu bazơ; đến cấu trúc cấu tạo bởi đá


phun trào.
3. Khí hậu
Lào Cai là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam có khí hậu nhiệt đới
gió mùa, mùa đơng lạnh. Khí hậu Lào Cai ln được duy trì trên một nền nhiệt
tương đối cao, phân hố theo mùa gió và theo địa hình của vùng lãnh thổ.
Dãy Hồng Liên Sơn là khối núi đồ sộ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, có các đỉnh như Phan Si Păng (3143m) và Long Cung (2913m) trở thành
nơi phân chia ranh giới giữa hai luồng khí hậu Tây Bắc (phía tây dãy Hồng
Liên Sơn) và khí hậu Việt Bắc - Đơng Bắc (phía đơng dãy Hoàng Liên Sơn) với
hai mùa: mùa lạnh và mùa mưa.
Ngồi sự phân hố theo điều kiện địa hình, khí hậu Lào Cai cịn chịu sự
phân hố sâu sắc theo độ cao địa hình cũng như phụ thuộc vào những dạng địa
hình đặc biệt như: thung lũng sơng kín hoặc hở, lũng núi,...
4. Tài nguyên thiên nhiên
Về thổ nhưỡng, đất Lào Cai nằm trong hai lưu vực sông lớn là sơng Hồng
và sơng Chảy, được hình thành bởi các loại hình: bồi tích ở các thung lũng giữa
núi, trước núi, thung lũng sông với chiều dày 0,3 – 1m. Sườn tích do phong hóa
lớp mặt ở các sườn núi, với chiều dày thường 0,3 – 0,5m.Thành phần cơ lý của
đất phụ thuộc vào phong hóa đá gốc, có dạng đất cát, đất thịt, đất sét thuộc loại
nhẹ và trung bình. Đất được chia ra đất bằng, đất dốc ít, đất dốc.
Về tài nguyên rừng, Lào Cai có 278.907 ha rừng, chiếm 43,87% tổng diện
tích tự nhiên, trong đó có 229.296 ha rừng tự nhiên và 49.406 ha rừng trồng.
Rừng Lào Cai khơng chỉ có thảm thực vật rất phong phú mà cịn có tính điển
hình của thực vật. Theo thống kê, Lào Cai có 1.195 lồi thực vật, trong đó có 22
lồi thực vật đặc biệt q hiếm (chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm cả nước)
như: Bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tràng, pơmu, thảo
2


quả…. Ngồi ra, Lào Cai cịn có hàng trăm loại cây dược liệu, trong đó có nhiều

loại quý hiếm có giá trị như tam thất, đẳng sâm, đương quy, đỗ trọng, xuyên
khung, thục địa, hoàng liên, nấm Linh chi và các loại cây ăn quả có giá trị kinh
tế, như đào, lê, táo, mận... Về động vật rừng, Lào Cai có 442 lồi chim, thú, bị
sát, ếch nhái1. Sự đa dạng về địa hình và khí hậu đã tạo nên cho Lào Cai một
thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Phần lớn các nhà nghiên cứu sinh
vật học thường phân loại thảm thực vật Lào Cai theo đai cao. Theo đó, có 5 loại
thảm thực vật từ dưới 700m đến 3143m.
Các loài thực vật bậc cao ở Lào Cai cũng khá phong phú. Sự phong phú
về thảm thực vật cũng như các loài đã tạo nên sự đa dạng sinh học.
Trên nền một thảm thực vật phong phú và đa dạng, động vật Lào Cai cũng
đa dạng. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước về động vật
Lào Cai, ở Lào Cai có hệ động vật rừng bao gồm: động vật không xương sống,
động vật có xương sống và các động vật ni. Số lượng loài động vật ở Lào Cai
phong phú. Trong đó, chỉ có những lồi có ở Lào Cai như các loài động vật ở
Sapa.
Về tài nguyên nước, do địa hình phân cách nên Lào Cai có mạng lưới
sơng suối khá dày đặc, mật độ trung bình đạt 1km.1km2. Trữ lượng nước mặt 9,3
tỷ m3; trữ lượng nước ngầm 30 triệu m 3. Lào Cai có tổng số 107 sơng suối chạy
qua địa phận của tỉnh thuộc 2 hệ thống sơng chính: sơng Hồng và sơng Chảy.
Khống sản Lào Cai rất đa dạng và phong phú, phân bố hầu khắp trong tỉnh.
Đến nay đã phát hiện trên 150 mỏ,với 35 loại khống sản, trong đó có nhiều loại
khống sản có trữ lượng lớn và vừa, chất lượng cao như: mỏ Apatít trữ lượng
trên 2,5 tỉ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ
lượng 53 triệu tấn, mỏ graplít ở Nậm Thi trữ lượng 12,8 triệu tấn, mỏ Molipden
ở Ô Quý Hồ trữ lượng 15,4 ngàn tấn2. Ngồi những loại khống sản có trữ lượng
lớn, Lào Cai cịn có hàng chục loại khống sản quý hiếm như: Vàng, bạc, đá
quý, chì, thiếc, kẽm, mangan, crơm, các loại thuộc nhóm vật liệu xây dựng như:
. Nguyễn Đức Mười (chủ biên, 2005): Lào Cai vận hội mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.50.
. Lào Cai trên đường phát triển: Đặc san của báo Lào Cai, 2005, tr.17.


1
2

3


Đất sét, đá vôi và nguyên liệu gốm, sứ, thuỷ tinh.... Nguồn tài nguyên khoáng
sản phong phú kể trên là tiềm năng to lớn để Lào Cai phát triển các ngành cơng
nghiệp khai khống, cơng nghiệp chế biến thành ngành công nghiệp mũi nhọn
và phát triển ngành thủ công nghiệp truyền thống.
II. ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ HÀNH CHÍNH
Lào Cai bắt nguồn từ địa danh khu đô thị cổ “Lão Nhai” có nghĩa là “Phố
cổ”. Cách ngày nay hơn vạn năm, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai. Thời
Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15
bộ của Nhà nước Văn Lang - là một trung tâm kinh tế chính trị lớn ở thượng
nguồn sông Hồng. Đến đời Đinh, Lý, Trần, Lê có biết bao biến động về địa
danh... Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thuỷ
Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu
Lục Yên, phủ Quy Hoá. Tuy nhiên, đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa
được hình thành.
Vùng đất thị xã Lào Cai ngày nay xưa kia, có một khu chợ, dần dần người
ta mở mang thêm một phố chợ. Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa
phương được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố
chợ khác gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Theo cố giáo sư Đào Duy Anh,
từ Lão Nhai được biến âm thành Lao Cai và được gọi một thời gian khá dài. Khi
làm bản đồ, người Pháp viết Lao Cai thành Lào Kay. Danh từ Lào Kay đã dược
người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân
gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày tỉnh Lao Cai được giải phóng (111950), đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay.
Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3-1886) và khi hồn thành cơng cuộc bình
định qn sự, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày

7-l-1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và
Tiểu quân khu Lào Cai. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột, thực
dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12-71907, tồn quyền Đơng Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai,
4


chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai.
Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Trải qua
những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi.
Về địa danh hành chính, qua nhiều lần tách nhập:
- Thành lập tỉnh dân sự Lào Cai (12-7-1907), phần đất của châu Thuỷ Vỹ
bên hữu ngạn sông Hồng sát nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ.
Từ đó địa danh Chiêu Tấn khơng cịn. Phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn
sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Thời điểm này, tỉnh Lào Cai
gồm hai châu Thuỷ Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ,
Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai, trong đó có 855 làng bản, 6.812 hộ,
39.099 nhân khẩu, với 11 dân tộc chủ yếu: Hmơng, Dao, Tày, Giáy... trong đó
Người Hmơng chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%,
Nùng 7,33%, Thái 9,25%, U ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, cịn lại là các dân tộc
khác.
- Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ nhất, khỏi ách bọn Việt
Nam Quốc dân đảng (11-1946), chính quyền của ta chia Lào Cai thành tám
huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong
Thổ và thị xã Lào Cai.
- Ngày 7-5-1955, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ
của tỉnh Lào Cai chuyển sang khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu.
- Ngày 27-3-1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp
nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên
Sơn.
- Ngày 17-4-1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào

Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.
- Ngày 12-8-1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia
tỉnh Hồng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ngày 1-10-1991 tỉnh
Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba
5


huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ)
bao gồm 8 huyện, hai thị xã.
Khi tái lập, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 8.044 km 2, gồm 8 huyện
với 180 xã, phường, thị trấn, tỉnh lị là thị xã Lào Cai. Tháng 8 năm 2000, huyện
Bắc Hà được tách thành 2 huyện Bắc Hà và Simacai, đến tháng 1 năm 2002 thị
xã Lào Cai và thị xã Cam Đường sáp nhập thành thị xã Lào Cai. Tháng 1 năm
2004, huyện Than Uyên chuyển về tỉnh Lai Châu. Tháng 11 năm 2004, Chính
phủ ra nghị định cơng nhận thị xã Lào Cai là thành phố Lào Cai. Trải qua quá
trình sáp nhập, phân tách, tính đến tháng năm 2004, tỉnh Lào Cai có 8 huyện là
Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát,
Simacai và một thành phố là thành phố Lào Cai, gồm 164 xã, phường, thị trấn
với diện tích tự nhiên là 6357 km2.
Ngày 30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/
NĐ-CP về việc thành lập Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai. Sự ra đời của
thành phố Lào Cai đánh dấu bước phát triển vượt bậc về xây dựng cơ sở hạ tầng
Lào Cai, trong đó có giao thơng vận tải.
Hiện nay, tỉnh Lào Cai gồm thành phố Lào Cai và 8 huyện: Bảo Thắng,
Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn. Diện
tích tự nhiên 6.360,76 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích
lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).
Với vị trí địa lý trọng yếu, là cửa ngõ giao thông của Đông Nam Á với
vùng Tây Nam của Trung Quốc và điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú, từ xa
xưa Lào Cai đã là nơi hội tụ của nhiều dân tộc cùng sinh sống, nơi diễn ra các

hoạt động giao thương sầm uất. Những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội
trên là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tác động mạnh mẽ tới giao thông
vận tải Lào Cai

6


III. NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI LÀO CAI TỪ NĂM 2011
ĐẾN NĂM 2015
1. Tình hình nhiệm vụ mới
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI (2011) đã
đưa ra mục tiêu tổng quát cho giai đoạn 5 năm 2011 – 2015 là: tiếp tục nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi
mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã
hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu là: Ổn định kinh tế vĩ mơ, đổi mới mơ hình
tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền
vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết
cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã chỉ rõ phương hướng phát
triển lĩnh vực giao thông tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 như sau:
Đường bộ
- Hệ thống đường Quốc lộ: Phối hợp triển khai xây dựng đường cao tốc
Nội Bài – Lào Cai, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai (giai đoạn I). Đẩy nhanh tiến
độ xây dựng 19km đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đoạn từ điểm cuối giai

đoạn I (nút giao Bình Minh) đến cầu Kim Thành. Hoàn thành xây dựng Quốc lộ
4 nối Hà Giang – Lào Cai bao gồm các đoạn Mường Khương - Pha Long và
đoạn Lùng Phình – Si Ma Cai dài khoảng 30km; Quốc lộ 4E đoạn Bắc Ngầm –
Lào Cai (Km0 - Km36), Quốc lộ 279 đoạn Km36 – Km67 và nâng cấp mặt

7


đường đoạn Km67 – Km158; Quốc lộ 4D đoạn Bản Phiệt - Mường Khương
(Km150 – Km200); Quốc lộ 4D đoạn Sa Pa – Lào Cai (Km103 – Km137)…
- Hệ thống đường Tỉnh lộ: Hoàn thành xây dựng Tỉnh lộ 156 đoạn Ngòi
Phát – A Mú Sung và Tỉnh lộ 158 đoạn Ý Tý – A Mú Sung, Tỉnh lộ 153 đoạn
Bắc Hà – Lùng Phình dài 8,6km; nâng cấp tuyến tỉnh lộ: Bắc Cường - Tả Phời Hợp Thành, Mường Khương - Nậm Chảy, Võ Lao – Hoà Mạc, Tân An – Khe
Sang và cầu Phố Ràng với tổng chiều dài là 61km. Nâng cấp mặt đường các
tuyến Tỉnh lộ 152, Tỉnh lộ 159 và Tỉnh lộ 160 với tổng chiều dài là 128 km.
Nâng cấp mặt đường Tỉnh lộ 151 đoạn Xuân Giao - Tằng Long dài 10km, Tỉnh
lộ 157 dài 25 km. Triển khai xây dựng mới dự án xây dựng cầu Phố Lu, cầu
Giang Đông.
- Hệ thống đường giao thông nông thôn: Nâng cấp 300 km đường đến
trung tâm các xã, mở mới 200 km đường giao thông liên thôn, nâng cấp 250km
đường giao thông liên thôn.
- Hệ thống đường ra biên giới, đường tuần tra biên giới: Hoàn thành xây
dựng 3 tuyến đường ra biên giới và 6 tuyến đường tuần tra biên giới.
Đường sắt:
Phối hợp triển khai cơng tác giải phóng mặt bằng và hồn thành xây dựng
dự án cải tạo đường sắt Yên Viên - Lào Cai (đoạn qua địa phận Lào Cai) để
nâng cao năng lực vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng năm 2 triệu hành
khách và 7,5 triệu tấn hàng hoá. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung
ương chuẩn bị các điều kiện sau năm 2015 triển khai lập dự án đường sắt đôi Hà
Nội – Lào Cai, khổ ray rộng 1.435mm đạt tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng sau

năm 2020 để đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai.
Đường hàng không: Triển khai lập quy hoạch xây dựng sân bay Lào Cai
Đường thuỷ: Phối hợp với Bộ Giao thơng Vận tải trong q trình triển
khai lập dự án đầu tư nâng cấp chỉnh trị gềnh thác, xây dựng âu tầu để khai thác
vận tải bằng sà lan trên 100 tấn trên sông Hồng đoạn từ thành phố Lào Cai đến
8


giáp địa phận tỉnh Yên Bái. Triển khai xây dựng 01 cảng trên sông Hồng thuộc
địa phận thành phố Lào Cai để phục vụ khai thác vận tải nội địa và là nơi cho
các phương tiện thuỷ quá cảnh, làm thủ tục trước khi xuất khẩu hàng hoá sang
Trung Quốc.
Ngày 16/01/2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về xây dựng
hệ thống kế cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước cơng
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.Trong đó, về hạ tầng giao thông, bảo
đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông
cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao
thông được thông suốt, an toàn. Nghị quyết 13-NQ/TW tạo điều kiện cho Lào
Cai thu hút được nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông.
2. Xây dựng tổ chức bộ máy, nhân sự đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
mới
Trước những yêu cầu ngày càng cấp thiết của công tác xây dựng hạ tầng
giao thơng, nâng cao vai trị của giao thông vận tải trong việc phục vụ phát triển
kinh tế, xã hội của tỉnh, Sở Giao thông Vận tải Lào Cai đã nhanh chóng kiện
tồn lại tổ chức bộ máy của ngành.
* Ban Lãnh đạo gồm: ông Nguyễn Trọng Hài - Giám đốc; 03 Phó Giám
đốc: Ơng Đặng Văn Lương, ông Nguyễn Văn Thạo, ông Dương Văn Sơn.
* Các phòng chức năng tham mưu thuộc sở:
- Văn phòng Sở

- Phòng Kỹ thuật thẩm định và Quản lý đầu tư
- Phịng Quản lý hạ tầng giao thơng
- Phịng Giao thơng nơng thơn
- Phịng quản lý Vận tải - Phương tiện - Người lái
- Phịng Kế hoạch tài chính
9


- Thanh tra Sở
* Các đơn vị thuộc sở:
- Ban quản lý dự án các cơng trình giao thơng
- Trung tâm tư vấn quản lý và giám sát các dự án cơng trình giao thơng
- Ban quản lý dự án GPMB đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai.
- Ban QLDA xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đoạn km244 –
km262.
- Ban quản lý bến xe khách Lào Cai.
Trong giai đoạn này, ngành Giao thông Vận tải Lào Cai tiếp tục thực hiện
cổ phần hóa 02 đơn vị thuộc ngành. Cụ thể: Năm 2012 Trạm Đăng kiểm xe cơ
giới thành Công ty TNHHMTV Đăng kiểm xe cơ giới; Công ty quản lý và xây
dựng đường bộ Lào Cai thành Công ty TNHHMTV quản lý và xây dựng đường
bộ Lào Cai. Đến cuối năm 2015 hai đơn vị này được cổ phần hóa và đi vào hoạt
động từ đầu năm 2016.
Như vậy đến hết năm 2015 hầu hết các doanh nghiệp ngành GTVT Lào
Cai đã thực hiện cổ phần hóa, (còn lại Ban quản lý bến xe khách Lào Cai chưa
cổ phần hóa). Cuối năm 2015 Bến xe khách thực hiện việc di chuyển các tuyến
xe liên tỉnh về bến xe trung tâm tại phường Bình Minh. Theo báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động có hiệu
quả, riêng cơng ty cổ phần CTGT khơng có báo cáo nên chưa đánh giá được kết
quả hoạt động.
Bước vào giai đoạn mới với hành trang vững vàng của 20 năm tái lập

tỉnh, ngành Giao thông Vận tải Lào Cai tiếp tục đạt được những thành tựu mới,
ghi thêm vào cuốn sổ vàng của ngành.
3. Công tác xây dựng hạ tầng giao thông
Kết quả thực hiện: Tổng nguồn lực mà Tỉnh đã huy động được để đầu tư
phát triển hạ tầng giao thông đạt 10.622 tỷ đồng, tăng 321% so với giai đoạn
10


2006 - 2010 (tăng 3.304 tỷ đồng). Kết cấu hạ tầng giao thơng trên địa bàn đã có
những chuyển biến tích cực với 137 km quốc lộ và 299 km tỉnh lộ được cải tạo,
nâng cấp, cụ thể:
- Hoàn thành và đưa vào sử dụng các cơng trình cầu lớn: Cầu Cốc Lếu
(năm 2012), cầu Giang Đông (năm 2015), cầu Phố Lu (năm 2015)với quy mô 4
làn xe, nhịp cầu BTCT đúc hẫng.
- Hồn thành nâng cấp thảm bê tơng atphant quốc lộ 279 đoạn Nghĩa Đô –
Bảo Yên – Bảo Hà; Quốc lộ 4E, quốc lộ 4 nối Hà Giang – Lào Cai
- Hoàn thành và đưa vào sử dụng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
- Bàn giao và đưa vào sử dụng đường Bản Lầu - Lùng Vai - Nậm Chảy
giai đoạn 1; đường tỉnh lộ 151 Xuân Giao - Lằng Loỏng; Tỉnh lộ 158 đoạn Ý Tý
- A Mú Sung, đường Sa Pả - Hầu Thào.
- Nâng cấp tỉnh lộ 156 đoạn Ngòi Phát – A Mú Sung; Tả Củ Tỷ - Bản
Liền – Tân Tiến – Nghĩa Đô, Sơn Hà – Cam Cọn.
- Cải tạo, nâng cấp đường D2 đoạn từ cầu Kịm Tân – B2 và đoạn từ Ngã
ba Bến Đá đến Làng Nhớn; Tỉnh lộ 151 đoạn Tằng Loỏng – Khe Lếch, tỉnh lộ
156 đoạn Kim Tân – Bản Vược.
- Khởi công xây dựng đường Bản Dền, Thanh Phú đi Tả Thàng – Xuân
Giao – Quốc lộ 4E, Phú Nhuận đi Lào Cai; cầu Ngịi Đum nối đường Ngơ
Quyền nhánh 9 thành phố Lào Cai, đường Trần Hưng Đạo kéo dài.
- Hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 4 đoạn
từ Mường Khương đi Pha Long và đoạn từ thị trấn Si Ma Cai đi Lùng Phình.

Hệ thống đường đơ thị được nâng cấp, mở rộng tạo nên diện mạo đô thị
hiện đại của một thành phố cửa ngõ hành lang kinh tế Hải Phòng – Quảng Ninh
– Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh.
Ngày 21 tháng 9 năm 2014, tại Lào Cai, thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã
phát lệnh thông xe tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai giai đoạn 1, với chiều dài
11


245 km. Đây là tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam, đi qua 5 tỉnh, thành và
là hạt nhân của hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hải Phịng. Tuyến
đường có ý nghĩa quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phịng, xóa đói giảm nghèo, giảm tai nạn giao thơng của cả nước nói chung và
của khu vực Tây Bắc nói riêng. Đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh
tế đối ngoại của các nước ASEAN và Trung Quốc. Đối với tỉnh Lào Cai, tuyến
đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai ra đời giúp Lào Cai phát huy được tiềm năng
lợi thế, thu hút mạnh các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Cùng với công tác xây dựng hạ tầng giao thông, để bảo đảm giao thông
thông suốt, Sở đã chỉ đạo sát sao cơng tác phịng, chống, khắc phục bão lũ, đảm
bảo giao thông nhanh và xử lý thông xe kịp thời khi xảy ra ách tắc.
4. Giao thông nông thôn
Trong giai đoạn này, giao thông nông thôn được xác định là khâu đột phá
để thực hiện thành cơng chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn tỉnh.
Trong số 19 tiêu chí xây dựng nơng thôn mới, Ngành giao thông vận tải Lào Cai
được giao thực hiện tiêu chí số 2 “Xây dựng đường giao thông nông thôn”. Sở
đã chủ động trong việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch làm đường GTNT tại
các xã, phân kỳ cho phù hợp từng năm, hướng dẫn về kỹ thuật làm đường giao
thông nông thôn. Với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” việc xây
dựng đường GTNT triển khai rất đa dạng ở các thôn bản, cụ thể: Về công tác
GPMB vận động nhân dân hiến đất; huy động nhân công tại thôn bản tham gia

đào đắp nền đường và đổ bê tông xi măng; Nhà nước hỗ trợ tồn bộ xi măng; và
tiền nhân cơng theo vùng (vùng 1 là 10 triệu đông/1km; vùng 2 là 20 triệu đông/
1km; vùng 3 là 30 triệu đông/1km). Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các tổ
chức, cá nhân tham gia ủng hộ bằng nhiều hình thức như xe vận chuyển vật liệu,
máy trộn bê tơng xi măng...vì vậy đến năm 2015 tồn tỉnh đã có 35 xã đạt tiêu
chí số 2 về giao thơng trong xây dựng nông thôn mới.

12


Ngồi việc xây dựng GTNT theo tiêu chí nơng thơn mới, các tuyến đường
GTNT vẫn tiếp tục triển khai, đã hồn thành 1.113,4km, trong đó mở mới 508
km. Tính đến năm 2015, tồn tỉnh có 163/164 xã, đạt 99,5% số xã có đường đến
trung tâm xã được rải nhựa hoặc đổ bê tơng (cịn lại 1 xã Nậm Chày – huyện
Văn Bàn); 100% số thơn, bản có đường ơ tơ hoặc xe máy đến thôn bản
(2205/2205 thôn bản).
5. Công tác vận tải
Ngành tiếp tục thực hiện các quy định của nhà nước về hoạt động vận tải
trên địa bàn. Triển khai tốt kế hoạch vận tải hành khách và hàng hóa nhất là
trong những ngày lễ hội, kỳ thi tốt nghiệp,.. đảm bảo an toàn vận tải, đáp ứng
nhu cầu đi lại của nhân dân.
Thời gian này, trên địa bàn tỉnh, các tuyến xe buýt trong thành phố và
tuyến Lào Cai – Sa Pa hoạt động đều đặn, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Hệ thống xe Taxi ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng.
Đặc biệt, từ khi tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào hoạt động,
số lượng phương tiện vận tải đã gia tăng đột biến. Nhiều hãng vận tải lớn tham
gia đăng ký hoạt động vận tải tại Lào Cai. Hoạt động vận tải ở Lào Cai đã trở
nên sôi động, với sự tham gia của rất nhiều thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư
nhân. Chất lượng phục vụ vận tải được nâng cao, giá thành vận tải giảm. Điều
này đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào

Cai.
Năm 2015 hoàn thành việc chuyển các tuyến xe liên tỉnh từ Bến xe Phố
Mới về Bến xe Trung tâm tại phường Bình Minh. Đây là bên xe loại 1, có quy
mơ hiện đại, áp dụng cơng nghệ tiên tiến, tạo điều kiện cho việc chăm sóc và
phục vụ hành khách thuận tiện, văn minh. Ngoài ra toàn tỉnh có 10 bến xe khách
đặt tại trung tâm các huyện, Thành phố đạt tiêu chuẩn cấp 4 trở lên, phục vụ nhu
cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân.

13


Một số dự án khác: Đang trình Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch Cảng hàng
không tại khu vực xã Gia Phú; triển khai lập dự án xây dựng đường kết nối từ
đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến Sa Pa theo hình thức BOT.
*

*
*

* Như vậy, từ những ngày đầu tái lập tỉnh trong điều kiện cơ sở hạ tầng
cịn thấp kém, hệ thống giao thơng cịn nhiều bất cập. Sau 25 năm, tập thể ngành
Giao thông Vận tải Lào Cai đã không ngừng lao động sáng tạo, vượt qua khó
khăn để ghi tiếp vào bản hùng ca của Ngành những bài ca chiến thắng. Chiến
công của ngành trên mặt trận xây dựng, phát triển giao thông được ghi dấu đậm
nét, đó là:
- Xây dựng hồn chỉnh đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (đoạn 19km, từ
cuối giai đoạn I đến cầu Kim Thành) với quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn.
- Cải tạo, nâng cấp 322km Quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp II đến cấp V miền
núi. Trong đó có 160km được thảm bê tơng nhựa, cịn lại mặt đường láng nhựa;
tồn bộ các cầu qua suối được làm vĩnh cửu bằng bê tông và bê tông cốt thép.

- Xây dựng, Cải tạo, nâng cấp trên 700km đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp
IV đến cấp VI miền núi, trong đó có những tuyến kết nối rất quan trọng như:
Đường tỉnh 158 kết nối vành đai biên giới qua các xã của huyện Bát Xát: Dền
Sáng - Y Tý - Ngải Thầu - A Lù - A Mu Sung - Trịnh Tường; Đường tỉnh 157 từ
Phố Mới – Phong Hải tạo điều kiện mở rộng Thành phố về phía nam, có thể thay
thế Quốc lộ 70 (đoạn giáp biên giới) khi cần thiết về đảm bảo an tồn giao
thơng; Đường tỉnh 152 kết nối Sa Pa với Bảo Thắng: Sa Pa - Thanh Phú – Tả
Thàng – Xuân Giao tạo thuận lợi cho phát triển mở rộng đô thị của 2 huyện,
cùng với Quốc lộ 4D đáp ứng giao thông từ thành phố và các huyện đến khu du
lịch quốc gia Sa Pa; Đường tỉnh 159 kết nối huyện Bắc Hà với huyện Bảo Yên
qua các xã: Lùng Phình - Bản Già - Tả Củ Tỷ - Bản Liền - Tân Tiến - Nghĩa Đơ,
xóa bỏ thế cô lập của các xã Tả Củ Tỷ, Bản Liền, Tân Tiến; Đường tỉnh 160 kết
14


nối huyện Bắc hà với Bảo yên qua các xã Bảo Nhai – Cốc Lầu - Nậm Lúc – Bản
Cái – Tân Dương để phát triển sản xuất, khai thác thủy điện tiềm năng thủy điện
trên Sông Chảy.
- Xây dựng các cơng trình cầu quan trọng: 2 cầu biên giới sông Nậm Thi
với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; 6 cầu lớn qua sông hồng trên địa bàn tỉnh Kết
nối đơi bờ sơng Hồng góp phần mở rộng Thành phố và hợp tác quốc tế.
- Về giao thông nông thôn: 99,5% các tuyến đường đến trung tâm xã được
rải nhựa hoặc Bê tơng xi măng; 100% các thơn bản có đường cho ơ tơ xe máy
đến trung tâm, trong đó 80% mặt đường được rải cấp phối, rải nhựa.
- Đổi mới việc quản lý, bảo trì đường bộ, tranh thủ nguồn vốn bảo trì để
nâng cao chất lượng các tuyến đường, đảm bảo an tồn giao thơng trong mọi
tình huống.
- Về vận tải: quy hoạch mạng lưới bến xe từ trung tâm tỉnh đến các huyện,
các trung tâm cụm xã, bố trí các tuyến xe khách hợp lý đáp ứng đi lại thuận tiện
cho nhân dân, trong đó Bến xe trung tâm quy mô hiện đại hàng đầu của Việt

Nam; Xây dựng các tuyến xe buýt kết nối các trung tâm của Thành phố, các đầu
mối giao thông và các huyện giúp cho đi lại thuận tiện và phát triển du dịch;
từng bước thí điểm áp dụng xe điện thân thiện với mơi trường tại các khu vực có
tiềm năng du lịch. Nâng cao chất lượng và tạo nhiều thuận lợi trong việc quản lý
và cấp các thủ tục trong vận tải hàng hóa và hành khách; quản lý giám sát hành
trình, kết hợp xử lý xe chạy sai luồng tuyến, dừng đỗ khơng đúng quy định, tăng
cường kiểm sốt tải trọng, xử lý xe cơi nới, quá khổ quá tải.

15


CHƯƠNG VI
NHỮNG THÀNH TỰU KHOA HỌC KỸ THUẬT NGÀNH GTVT

1. Cầu treo Bảo Nhai: Năm 1972 cầu treo Bảo Nhai qua sông Chảy được
xây dựng với quy mô cầu dài hơn 200m, bề rộng 4m. Đây cũng là cây cầu đầu
tiên của Việt Nam sử dụng cáp cứng, mặt Bê tông cốt thép, do viện Khoa học
công nghệ GTVT thiết kế, việc thi công do Đội cầu ngành GTVT Lào Cai thi
cơng, trong điều kiện khó khăn rất nhiều về phương tiện vật tư thiết bị. Khác hẳn
với các cầu treo thông thường. Cầu vượt được khẩu độ lớn và cho xe tải trọng
lớn đi qua. Thời điểm đó cây cầu là biểu tượng của khoa học công nghệ chinh
phục sơng suối trên địa hình miền núi. Cơng trình này đã giúp cho vận tải trên
tuyến đường đến các huyện phía bắc của Lào Cai được thuận tiện, phát huy lợi
thế để phát triển. Sau gần 30 năm khai thác, do tốc độ phát triên của kinh tế, gia
tăng về số phương tiện và tải trọng, cùng với sự tiến bộ của công nghệ cầu
BTCT, đến năm 2001 sau khi cầu BTCT Bảo Nhai được xây dựng hoàn thành,
cầu treo này đã được tháo dỡ.
2. Cầu Vòm Quang Kim: Năm 1975 ngành GTVT Lào Cai xây dựng cầu
16



vòm Quang Kim, chiều dài nhịp 45m, bề rộng cầu 6m. Đây là cây cầu đầu tiên
tại Việt Nam thiết kế với kết cấu vịm 2 chiều, thi cơng lắp ghép. Cơng trình do
Viện KHCN bộ GTVT thiết kế, và Đội cầu Lào Cai thi cơng. Với ưu thế có khả
năng chịu lực nén cao, độ cứng lớn, duy tu bảo dưỡng ít, rất phù hợp với địa
hình sơng suối miền núi. Sau thành công cầu Quang Kim, nhiều cây cầu dạng
vịm này đã được thi cơng trên nhiều địa phương với nhiều khẩu độ khác nhau,
đặc biệt những cây cầu thép dạng vịm qua sơng lớn và tạo cảnh quan rất đẹp.
3. Chạy phà bằng hệ Pulicap: Vào những năm 90 về trước, do nguồn lực
còn hạn hẹp, hầu hết các vị trí vượt qua sơng suối lớn hầu như chưa làm được
cầu vĩnh cửu, chủ yếu sử dụng sức chống đẩy của người, phà tự hành, phà lai dắt
bằng ca nô để vượt sông. Năm 1990 ngành GTVT Hoàng Liên Sơn đã nghiên
cứu phương án Pulicap tại phà Bảo Hà thay thế cho sức người và sức máy, cụ
thể: Xây dựng hệ thống cáp vượt sông với khoảng cách 250m, chiều cao cột
cổng 15m. Trên phà thiết kế hệ thống kết nối từ phà vào hệ Pulicap nhằm tạo
cho phà có góc chéo 45 độ so với dịng chảy của sông. Với sức đẩy xuôi của
nước, sức kéo giữ của cáp tạo lực ngang đẩy phà tự di chuyển qua sông. Phương
án này tiết kiệm tối đa sức người, máy móc nhiên liệu trong việc vận chuyển
bằng phà qua sông. Do tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao địi hỏi có cơng
trình đáp ứng lưu lượng giao thông lớn, Bộ GTVT cho xây dựng cầu Bảo Hà
bằng Bê tông cốt thép. Đầu năm 2006 cầu BTCT Bảo Hà được hồn thành, thì
phà Pulicap được tháo dỡ làm vật tư dự phịng cho các cơng trình đảm bảo giao
thông.
4. Thảm bê tông nhựa (Asphalt):
Sau hơn 4 năm tái lập tỉnh Lào Cai, hệ thống đường giao thông nội thị đã
cơ bản hồn thành các tuyến đường chính theo quy hoạch ban đầu, xong chất
lượng mặt đường còn kém, bụi bẩn, đi lại không êm thuận, chủ yếu là mặt đá
cấp phối và láng nhựa. Năm 1995, Ngành GTVT Lào Cai đã nghiên cứu ứng
dụng công nghệ làm mặt đường Bê tơng nhựa. Việc ứng dụng thí điểm đầu tiên
được áp dụng tại đường Lê Quý Đôn (nhánh 5) nối từ đường Hoàng Liên đến

17


đường Nhạc Sơn. Khi đó Lào Cai chưa có trạm nghiền sàng đá như hiện nay nên
việc thiết kế và phối trộn tỷ lệ thành phần cấp phối đá dăm là rất khó, phải phối
trộn bằng máy xúc, nhân cơng và điều chỉnh nhiều lần. Với sự cố gắng và tìm
tịi, việc áp dụng thí điểm thành phần cấp phối đã thành cơng. Việc sản xuất bê
tơng nhựa nóng do hệ thống trạm trộn liên tục thực hiện. Sau kết quả thảm bê
tông nhựa của đường Lê Quý Đôn hệ thống đường phố Lào Cai, các tuyến
đường Quốc lộ, Đường tỉnh từng bước được thảm nhựa làm thay đổi diện mạo
của Thành phố và các tuyến trục chính kết nối giao thông đi các tỉnh lân cận và
các huyện của Thành phố.
5. Thảm mỏng Bê tông nhựa trên mặt đường các tuyến đường, đặc
biệt các tuyến đường đèo dốc lớn, địa chất khí hậu thủy văn phức tạp.
Nửa đầu những năm 90 trở về trước, mặt đường các tuyến đường địa
phương đa phần là cấp phối; một số tuyến được láng nhựa, chủ yếu là các tuyến
Quốc lộ. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố về kỹ thuật, về địa hình, địa chất và lượng
xe có tải trong lớn tham gia giao thông nên nhiều tuyến đường như QL4D đoạn
Lào Cai – Sa Pa – Trạm Tơn, đường có độ dốc lớn (từ cao độ 90m ở Lào Cai
đến gần 2000m ở Trạm Tôn) mặt đường láng nhựa 1 lớp nhiều đường cong bán
kính nhỏ nên mặc dù được đầu tư bảo dưỡng nhưng chỉ qua một mùa mưa là
mặt đường hư hỏng nặng. Việc láng nhựa lại mặt đường cũng chỉ được vài ba
tháng là mặt đường lại bong bật gây mất an tồn giao thơng. Năm 1995 Cục
đường bộ Việt Nam chủ trương thí điểm thảm mỏng (3cm) cho những mặt
đường như trên. Sở GTVT Lào Cai là đơn vị thí điểm làm đầu tiên. Các đơn vị
thi cơng bố trí một máy trộn Bê tơng nhựa cơng suất nhỏ (20 tấn/ngày) và thiết
bị đồng bộ có thể cơ động đến các tuyến đường. Sở đã chỉ đạo thảm mỏng hết
các tuyến đường đèo dốc trên địa bàn. Tuy vốn đầu tư ban đầu lớn hơn láng
nhựa một chút, nhưng do mặt đường kín nước mưa khơng thấm xuống nền
đường nên mặt đường êm thuận độ bền trên 3 năm, giảm nhiều công sức cho

bảo dưỡng mặt đường. Giải pháp này được Cục đường bộ việt Nam tổng kết,
đánh giá hiệu quả tốt và áp dụng đại trà cho nhiều địa phương.
18


6. Công nghệ xử lý sụt trượt:
6.1. Tại cua 3 tầng, km119 - Quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Sa Pa: Đây là khu
vực sụt trượt cổ, hàng năm đất từ trên núi cao sạt lở xuống, mùa mưa thường
gây ách tắc giao thông, đặc biệt năm 1999 xảy ra sụt trượt lớn làm chết người.
Năm 2000, sở GTVT Lào Cai đã phối hợp với Viện KHCN GTVT nghiên cứu
thiết, kế thi công kè chống sụt trượt tại đây bằng công nghệ Cọc khoan nhồi
BTCT. Đây là công nghệ đầu tiên được áp dụng tại Lào Cai, đường kính cọc
khoan nhồi 0,8m. Cơng trình hồn thành năm 2001. Cơng trình đảm bảo hiệu
quả giải quyết dứt điểm ách tắc giao thơng góp phần cho việc thơng thương từ
Lào Cai đi các tỉnh Tây bắc; tạo điều kiện xây dựng và phát triển du lịch Sa Pa.
6.2. Cơng trình xử lý sụt trượt tại km 194 Quốc lộ 70 (khu vực Bản Quẩn
– TP Lào Cai).
Năm 2004 trận mưa lớn đã làm đất đá sạt lở từ trên đồi cao khoảng 120m,
khối trượt lớn làm đứt đoạn đường QL70 tại km194, chiều dài hơn 100m, đẩy
trồi đáy sông Nậm Thi. Sở Giao thông vận tải Lào Cai đã phối hợp với huyện
Hà Khẩu cho phép đảm bảo giao thông bằng thuyền trên sông Nậm Thi để cho
người và xe máy, xe đạp đi qua; và sửa đường từ Bản Phiệt - Làng Chung đi về
Phố Mới cho ô tô từ Bảo Thắng – Mường Khương về TP Lào Cai. Được sự quan
tâm chỉ đạo của Bộ GTVT và UBND tỉnh Lào Cai, Sở GTVT Lào Cai phối hợp
với Viện KHCN GTVT đã nghiên cứu giải pháp xử lý:
7. Kè bảo vệ nền đường giáp sông Nậm Thi: Dùng Cọc khoan nhồi
BTCT, sau đó đổ bê tơng thân kè và gia cố mái ta luy âm. Mái ta luy dương
được gia cố bằng công nghệ neo OVM - đây là công nghệ mới, là một trong 2
cơng trình nghiên cứ áp dụng đầu tiên tại Việt Nam (cùng với xử lý sụt tại đèo
Đá Đẽo ở tỉnh Quảng Bình, trên đường Hồ Chí Minh). Nội dung giải pháp là

khoan tạo lỗ vào mái ta luy dương chiều sâu khoảng 30m, sau đó luồn cáp neo
vào trong đất và phun vữa BTXM bịt lỗ; đầu trong cáp tiếp giáp vào tầng đá,
đầu cáp ngoài neo vào tấm BTCT giữ cho mái tuy luy không bị sạt lở. Sau gần
20 năm khai thác đến nay cơng trình đảm bảo an tồn tuyệt đối, góp phần đảm
19


bảo giao thông, kết nối giao thông từ TP Lào Cai đi các huyện Bảo Thắng,
Mương Khương và mở rộng Thành phố Lào Cai trong tương lai.
8. Khảo sát thiết kế, thi công và đề xuất giải pháp về lồng ghép nguồn
vốn cho dự án có quy mơ lớn: (Đường Trần Hưng Đạo - TP Lào Cai).
Khi tái lập tỉnh, quy hoạch ban đầu cho Thị xã Lào Cai với khoảng 5 vạn
dân, trọng tâm là ở các phường Cốc Lếu, Kim Tân và Phố Mới. Tuy nhiên với
nhiều lợi thế và phát triển đúng hướng của Tỉnh, tốc độ phát triển về mọi mặt rất
nhanh, khu trung tâm hành chính cũ khơng đáp ứng được. Năm 1999, UBND
tỉnh đã chỉ đạo nghiên cứu phát triển mở rộng đô thị Lào Cai về phía Cam
Đường, dành phần đất thị xã Lào Cai cũ cho phát triển thương mại Việt – Trung,
đồng thời di chuyển Trung tâm hành chính mới của tỉnh về Đô thị mới Lào Cai –
Cam Đường. Việc đầu tiên là xây dựng tuyến trục chính với quy mô đường rộng
58m, gồm 4 làn xe cơ giới (rộng 16m), 2 làn đường gom (rộng 15m), vỉa hè
20m; dải phân làn xe 7m, chiều dài tuyến là 9km. Xây đường hệ thống thoát
nước, cây xanh chiếu sáng, hộp kỹ thuật tồn tuyến. Cơng việc khảo sát thiết kế
tuyến đường rất phức tạp do địa hình mới hồn tồn, qua nhiều đồi núi khe suối,
địa chất thủy văn phức tạp. Công ty tư vấn giao thông Lào Cai, phối hợp với
Công ty tư vấn giao thông 1 (Bộ GTVT) ứng dụng máy toàn đạc hiện đại (máy
đo ánh sáng) để đảm bảo độ chính xác, cùng với việc áp dụng các phần mềm
thiết kế tiên tiến lúc bấy giờ đã giúp cho việc khảo sát thiết kế cơng trình đảm
bảo chất lượng tốt.
Cơng việc giải phóng mặt bằng rất lớn ảnh hưởng đến nhiều hộ dân, cần
sắp xếp tái định cư và ổn định đời sống nhân dân. Mặt khác nguồn vốn vào thời

điểm đón để đầu tư rất lớn, trong khi nguồn lực của địa phương còn hạn hẹp.
Trước khó khan đó, sở đã tham mưu cho tỉnh đề nghị Bộ GTVT hỗ trợ kinh phí
làm phần móng, mặt đường; tỉnh Lào Cai đầu tư kinh phí đào đắp nền đường,
GPMB, tái định cư, xây dựng cầu cống vỉa hè cây xanh chiếu sáng… Giải pháp
trên đã được UBND tỉnh và Bộ GTVT phối hợp chỉ đạo và tuyến đường hồn
thành năm 2005. Đây là tuyến đường điển hình về áp dụng tổng thể các giải
20



×