Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De Cuong Thuc Tap Chuyen Nganh Kinh Te....docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.58 KB, 5 trang )

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ MÔN KINH TẾ

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

-----------------------------------------------------------------MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
I. KIẾN THỨC NỘI DUNG THỰC TẬP
Sinh viên sẽ dựa vào điều kiện thực tập để thu thập thông tin, thiết kế nội dung có
liên quan tới hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Sinh viên có thể đề nghị với
cơ quan thực tập xin tham gia một hoạt động thực tế tại cơ quan thực tập để thực hiện nội
dung thực tập (Phải có dấu đỏ xác nhận của đơn vị thực tập đính kèm phía cuối của báo
cáo khi nộp)
Lưu ý- Nên lựa chọn đơn vị thực tập là nơi mình sẽ làm khóa luận thực tập là tốt
nhất, khi đó sẽ tận dụng các nội dung của báo cáo thực tập này cho khóa luận tốt nghiệp).
Nội dung thực tập cụ thể như sau:
- Tìm hiểu hoạt động một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo gồm:
+ Quá trình hình thành và phát triển.
+ Chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
+ Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Phân tích mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp; đánh giá những yếu tố môi trường
vĩ mô và môi trường ngành tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nơi sinh
viên thực tập.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; phương
hướng phát triển của công ty nơi sinh viên thực tập; những thuận lợi và khó khăn của
công ty trong thời gian tới.
+ Đề xuất một số giải pháp và bài học rút ra
III. NỘI DUNG YÊU CẦU CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH
3.1 Yêu cầu


Sau đợt thực tập sinh viên phải nộp 01 bản báo cáo thực tập ngành (BCTTCN) với


khối lượng khoảng 30 trang. Các nội dung và số lượng trang mô tả dưới đây yêu cầu
chung cho tất cả sinh viên.
1. Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Doanh nghiệp
2. Phần 2: Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nơi sinh viên
đã nghiên cứu thực tế.
3. Phần 3: Một số giải pháp kiến nghị và bài học rút ra của doanh nghiệp nơi sinh
viên thực tập.
3.2 Nội dung chi tiết
Dưới đây là quy định chi tiết về nội dung của BCTTN:
3.2.1 Lời mở đầu
1. Ý nghĩa của đợt thực tập ngành
2. Mục đích thực tập ngành
3. Đối tượng và phạm vi thực tập ngành
4. Phương pháp thực hiện
5. Kết cấu của báo cáo thực tập.
3.2.2 Các phần chính của BCTT chuyên ngành
Các phần chính của báo cáo thực tập chun ngành trong khn khổ chương trình
đào tạo Ngành Kinh tế đã được chuẩn hoá với các nội dung và thứ tự như ở dưới đây.
Sinh viên cần phải thực hiện thu thập dữ liệu và phân tích tất cả các nội dung này.
Báo cáo thực tập chuyên ngành Kinh tế …….
Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp X
1.1 Quá trình hình thành thành và phát triển của doanh nghiệp X
1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp X
Tên, địa chỉ và quy mô (vốn đăng ký kinh doanh, số người) hiện tại của doanh
nghiệp
1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển



1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1 Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Xác định lĩnh vực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ theo giấy phép
đăng ký kinh doanh
1.2.2 Các sản phẩm và dịch vụ hiện tại
Các nhóm hàng hố và dịch vụ chính mà doanh nghiệp đang kinh doanh
1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Theo loại hình nào, lý do chọn lựa và ưu nhược điểm của loại hình đó.
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp X
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp X
2.1.1. Các đặc điểm chủ yếu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp X
Đặc điểm về sản phẩm doanh nghiệp
Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh
Nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp
2.1.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tình hình sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp
Tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
……………..
+ Các chỉ số tài chính (ROA, ROE, ROS)
2.2. Phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp X
2.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động tới hoạt động của doanh nghiệp X
- Yếu tố kinh tế
Tăng trưởng GDP, lạm phát hoặc chỉ số CPI, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng…


- Yếu tố chính trị - pháp luật

Hiện nay ngành kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự quản lý của bộ ban ngành nào ?
Các chính sách, nghị định mới của chính phủ đối với lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp ? Định hướng phát triển của chính phủ đối với ngành
- Yếu tố khoa học công nghệ
Mặt bằng chung khoa học công nghệ trong ngành hiện nay như thế nào? Các quy định
của chính phủ và các bộ về hàm lượng công nghệ và chuyển giao công nghệ trong ngành
kinh doanh.
- Yếu tố văn hóa xã hội và nhân khẩu học
Bao gồm các yếu tố như các đặc điểm về dân số, cơ cấu dân số, tuổi thọ, tỷ lệ tăng dân
số, quy mơ, mức sống và trình độ giáo dục của dân cư… Các yếu tố văn hoá: tôn giáo,
phong tục tập quán, phong cách lối sống, đạo đức, niềm tin, hệ thống các giá trị…
Tất cả các yếu tố xã hội nói trên đều có ảnh hưởng tới việc hình thành nhu cầu, thói quen
mua sắm, cách thức mua bán… ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
(Sinh viên có thể bổ sung yếu tố tự nhiên nếu thấy cần thiết)
 LÀ CƠ SỞ ĐƯA RA CƠ HỘI THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP
2.2.2 Các yếu tố môi trường ngành tác động tới hoạt động của doanh nghiệp
- Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những công ty nào ? Yếu tố công nghệ và sản phẩm của đối
thủ như thế nào? Tiềm lực tài chính, thương hiệu của họ trên thị trường? Rào cản gia
nhâp ngành cao hay thấp? Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp…
- Người cung ứng
Hiện tại đầu vào doanh nghiệp đang được nhập từ nguồn nào ? Tập trung hay đa dạng?
Mối liên kết giữa doanh nghiệp và người cung ứng…
-. Khách hàng
Sản phẩm sản xuất ra được cung ứng cho doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân ? Phân


khúc khách hàng doanh nghiệp hướng tới? Khả năng gây sức ép từ phía nhóm khách
hàng…

- Sản phẩm thay thế
Có sản phẩm thay thế hay không? Khả năng gây áp lực của sản phẩm thay thế…
 LÀ CƠ SỞ ĐƯA RA CƠ HỘI THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP
2.3 Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp X
Điểm mạnh
Điểm yếu
Cơ hội
Thách thức
Phần 3: Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp X và bài học
rút ra
3.1 Phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới
3.2. Giải pháp và kiến nghị
3.3 Bài học rút ra
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo



×