Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Giáo Dục Dinh Dưỡng Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi Thông Qua Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Ở Trường Mầm Non.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở
TRƯỜNG MẦM NON

Sinh viên

: Nguyễn Thị Kim Nhung

Chuyên ngành

: Giáo dục mầm non

Khóa học

: 2020 - 2024


Đăk Lắk, năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở
TRƯỜNG MẦM NON



Sinh viên

: Nguyễn Thị Kim Nhung

Chuyên ngành

: Giáo dục mầm non

Người hướng dẫn
ThS. Lê Thị Thu Sa


Đăk Lắk, năm 2024


LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, em đã
hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn đến các giảng viên
Bộ môn Giáo dục Mầm non, Khoa Sư phạm, cùng các giảng viên Trường Đại
học Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Thị Thu Sa đã tận tâm hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cơ đã có
những trao đổi và góp ý để em có thể hồn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý cô giáo trường
Mầm non Hoa Pơ Lang, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại Trường
và hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln động

viên khích lệ, giúp đỡ để em có thể hồn thành tốt đề tài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày

tháng

năm 2024

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Kim Nhung

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU


iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

v


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Dinh dưỡng đối với trẻ mầm non rất quan trọng, đây được xem là một
trong những yếu tố chính quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong
độ tuổi mầm non cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ngồi việc chăm sóc, dạy dỗ thì
dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu
tại các trường mầm non, bởi đây là nguồn dưỡng chất giúp trẻ phát triển một
cách khỏe mạnh và toàn diện. Một đứa trẻ có thể cao lớn, thơng minh hay
không một phần lớn là nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lí và chất lượng. Nếu thiếu
dinh dưỡng cơ thể trẻ sẽ chậm phát triển với các biểu hiện như: tụt cân, suy
dinh dưỡng, chậm chạp kém vận động,... Ngược lại khi trẻ thừa dinh dưỡng
thì nguy cơ mắc các bệnh như: tim mạch, béo phì,... là rất cao. Vì vậy việc
đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lí là vô cùng quan trọng đối với sức
khỏe của trẻ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mầm non.
Ở lứa tuổi này, trẻ nhận được sự chăm sóc chu đáo của bố mẹ, của cô
giáo từ bữa ăn đến giấc ngủ. Tuy nhiên song song với việc chăm sóc trẻ,
chúng ta cũng cần trang bị cho trẻ những kiến thức về dinh dưỡng một cách
sơ đẳng nhất để trẻ biết được nên ăn gì, được uống gì, những thứ đó chứa chất
gì, nó tốt hay khơng tốt, có đảm bảo vệ sinh hay khơng; khi trẻ bị mệt, bị ốm
thì cần bổ sung thức ăn, đồ uống gì,… Giáo dục dinh dưỡng giai đoạn mầm
non rất quan trọng bởi những kiến thức dinh dưỡng khi cịn nhỏ ảnh hưởng
đến thói quen dinh dưỡng lúc trưởng thành. Sức khỏe tốt là nền tảng cơ bản

của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực
hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình. Một con người khỏe
mạnh sẽ góp phần tạo nên một xã hội khỏe mạnh. Và dinh dưỡng là một trong
những thành tố quan trọng để con người có một cơ thể khỏe mạnh, hoạt bát.
Quá trình hình thành, củng cố và phát triển kiến thức về dinh dưỡng cho
trẻ mầm non được thiết kế dưới nhiều hoạt động, thực hiện bằng nhiều cách,
nhiều phương pháp, phương tiện khác nhau trong đó có hoạt động khám phá
khoa học. Hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động mà trẻ được tiếp
1


xúc, tìm tịi tích cực từ phía trẻ nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn
giấu bên trong các sự vật, hiện tượng. Các hoạt động da dạng, tích cực, nội
dung phong phú, giúp trẻ có những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng và hình
thành cho trẻ thái độ sống tích cực đối với mơi trường. Vì thế, hoạt động
khám phá khoa học rất thuận lợi cho việc đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng mang
tính phát triển nói chung và đối với giáo dục dinh dưỡng nói riêng.
Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục mầm non cho thấy, việc sử dụng hoạt động
khám phá khoa học ít được giáo viên quan tâm. Trong các hoạt động, giáo
viên chưa đề cập một cách cụ thể, chưa nghiên cứu và vận dụng một cách linh
hoạt trong quá trình giáo dục trẻ. Do đó, trẻ khó có thể khắc sâu, ghi nhớ
những kiến thức dinh dưỡng mà giáo viên muốn truyền đạt.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, em thực hiện khóa luận
tốt nghiệp “Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động
khám phá khoa học ở Trường Mầm non”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông
qua hoạt động khám phá khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ ở Trường Mầm non.


2


2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vai trò của dinh
dưỡng đối với sức khỏe con người. Khoa học đã chứng minh được tầm quan
trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe về thể chất, tinh thần của con người
cũng như mối quan hệ qua lại giữa dinh dưỡng và sức khỏe của con người.
Các nhà nghiên cứu đã cho chúng ta thấy vai trò to lớn của dinh dưỡng
cụ thể: Năm 460 - 377 TCN Hypocrat đã khẳng định vai trò của ăn uống trong
việc bảo vệ sức khỏe. Đối với người bệnh loại thực phẩm cịn là phương tiện
để điều trị bệnh. Ơng viết: “Thức ăn cho bệnh nhân phải là một phương tiện
điều trị và trong phương tiện điều trị của chúng ta phải có các chất dinh
dưỡng”, ơng cũng nhận xét: “Hạn chế và ăn thiếu chất bổ rất nguy hiểm đối
với người mắc bệnh mạn tính” [TS. Trần Văn Long, Ths. Lê Thế Trung
(2019), Giáo trình Dinh dưỡng – Tiết chế, NXB Trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định].
Nhà y học người Anh, Sidengai cho rằng khẩu phần ăn phù hợp và sống
một đời sống có tổ chức hợp lý sẽ giúp điều trị cũng như phịng bệnh. Ơng đã
vạch ra rằng: “Để nhằm mục đích điều trị cũng như phịng bệnh, trong nhiều
bệnh, chỉ cần cho ăn những chế độ thích hợp và sống một đời sống có tổ chức
hợp lý.” [Nguyễn Minh Thủy (2005), Giáo trình dinh dưỡng người, NXB Đại
học Cần Thơ].
Những nghiên cứu về vitamin mở đầu về bệnh hoại huyết của thủy thủ
mà Giem Cook đã khuyên cần uống nước chanh hoa quả (1728 - 1779)
[ TS. Nguyễn Ngọc Hiền (2011) , Giáo trình dinh dưỡng trẻ em, NXB Đại
học Vinh].
Năm 1783, Lavoisier (1743 - 1794) và những người kế tục đã chứng
minh trên thực nghiệm hô hấp là một dạng đốt cháy trong cơ thể. Sau đó ơng

đã đo lường được lượng oxy tiêu thụ và lượng CO 2 thải ra ở người khi nghỉ
ngơi, lao động và sau khi ăn. Phát minh đó đã mở đầu cho các nghiên cứu về
tiêu hao năng lượng, giá trị sinh năng lượng của thực phẩm và các nghiên cứu
3


chuyển hóa khác [ ].
Liebig (1803 - 1873) đã có những cơng trình nghiên cứu chứng minh
trong thức ăn có những chất sinh năng lượng là protein, lipt và gluxit [ https://
hiu.vn/y-te-suc-khoe/vai-tro-cua-cac-chat-dinh-duong-doi-voi-co-the/]
Lunin (1853 - 1937) nghiên cứu vai trò của hợp chất cần thiết cho sự sống
ngoài protein, gluxit, lipid, nước, muối khống cịn có một số hợp chất khác nữa,
tuy ít nhưng lại rất cần thiết cho sự sống của con người và đến tận hơn 30 năm
sau A. Funck mới phát hiện ra đó là các vitamin [Nguyễn Thị Thuận (2017),
Giáo dục dinh dưỡng nhằm dự phịng tình trạng còi của trẻ mầm non ở xã
Trung Giã, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. ].
Eikman (1858 - 1930) đã tìm ra nguyên nhân của bệnh Beriberi vào năm
1886 ở đảo Java Indonexia. Năm 1897, J.A.Funk đã tìm ra chất đó là vitamin
B1 [ ].
Từ cuối thế kỷ 19 đến nay, các cơng trình nghiên cứu về vitamin, axit
amin, các axit béo khơng no, … góp phần hình thành và phát triển ngành dinh
dưỡng. Cùng với những nghiên cứu của nhiều tác giả như Gomez 1956,
Jelliffe 1959, Waterlow 1973 đã giải thích mối nhân quả và các chương trình
can thiệp ở cộng đồng. Năm 1978 trong tun ngơn thế giới Alma - Ata về
chăm sóc sức khỏe đã quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng hợp lý và tăng nguồn
thực phẩm để cải thiện bữa ăn, đặc biệt từ hội nghị này đã đưa ra vấn đề về
GDDD cho mọi lứa tuổi, đồng thời giáo dục mọi người phải biết tự chăm lo
sức khỏe cho bản thân và các quốc gia phải chăm lo sức khỏe cho cộng đồng
[Lê Doãn Diên, Vũ Thị Thư, Dinh dưỡng người, NXB Giáo dục, 1996].
2.2. Ở Việt Nam

Từ xa xưa cha ông ta đã biết quý trọng thức ăn, nước uống đã biết dùng
thức ăn để duy trì cuộc sống và chữa bệnh. Các nghiên cứu về thức ăn dinh
dưỡng cũng được quan tâm từ rất lâu đời. Từ thời danh y Tuệ Tĩnh, Hải
Thượng Lãn Ông, Nguyễn Văn Mậu,...
Danh y được coi là nhà dinh dưỡng học đầu tiên của Việt Nam đó là
4


danh y Tuệ Tĩnh (1933), tại Hải Dương ngày nay. Trong bộ sách Nam Dược
Thần Diệu ông đã nghiên cứu tới 586 vị thuốc nam trong đó có 246 loại thức
ăn và 50 loại làm đồ uống. Ơng chính là người đầu tiên đặt nền móng cho
việc trị bệnh bằng ăn uống ở nước ta [Trần Mạnh Hùng, Trần Thị Ngọc
Trâm, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non 2009 - 2010,
NXB Giáo dục Việt Nam ].
Theo Hải Thương Lãn Ông - Lê Hữu Trác, có thuốc mà khơng có ăn cũng đi
đến chỗ chết. Đồng thời, xác định rõ tầm quan trọng của ăn so với thuốc (1720 1790) [ .
Lê Thị Mai Hoa và Lê Trọng Sơn (2007) cho rằng giáo dục dinh dưỡng
là một q trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lí trí của
con người nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác
chăm lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng [Tạp
chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 43-46 ] .
Trong nhiều năm qua có rất nhiều các hội nghị thượng đỉnh quan trọng
đã bàn về vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong các chiến lược nâng cao
sức khỏe đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện dinh dưỡng cộng đồng,
trong đó đã đề cập đến giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường và đặc biệt là ở
lứa tuổi mầm non. Các nhà dinh dưỡng dựa trên kết quả nghiên cứu đã đề ra
các nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, các tiêu chuẩn dinh dưỡng cho các ngành
nghề, lứa tuổi, y học cộng đồng và đã có một chương trình hành động về dinh
dưỡng.
Sự ra đời của Bộ mơn dinh dưỡng và an tồn thực phẩm của Đại học Y Hà

Nội (1990) và nhiều Trường Đại học khác, quyết định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo mở cao học về dinh dưỡng (1994)… là các mốc quan trọng trong sự phát triển
ngành dinh dưỡng ở nước ta.
Như vậy, vấn đề dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng đã trở thành trung
tâm của mọi kế hoạch và chiến lược phát triển ở từng quốc gia. Hiện nay đã
và đang được nhiều nhà giáo dục nói chung và các nhà nghiên cứu nói riêng
quan tâm đúng đắn.
5


Một số tác giả nghiên cứu về các biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
mầm non như: năm 2018 Phạm Thị Thu Thuỷ nghiên cứu “Một số biện pháp
giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mẫu giáo thơng qua trị chơi vận
động” [Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 133-137 ]. Nguyễn
Thị Tố Lan - 2021 trong “Tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung
quanh, nhằm giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số
trường mầm non, thành phố Thái Bình [Tạp chí dạy và học ngày nay số kì 13/2021 ]. Trần Thị Thu Hà (2007) nghiên cứu một số biện pháp giáo dục
dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo
chủ đề [Trần Thị Thu Hà (2007), Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề,
NXBĐHSPHN]. Ngơ Thị Phương Thảo (2009) nghiên cứu về một số biện
pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
[Ngơ Thị Phương Thảo (2009), Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho
trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua hoạt động tạo hình, ĐHSPHN].
Qua các hướng nghiên cứu, mỗi tác giả chọn hướng tiếp cận và đề xuất
các biện pháp khác nhau nhưng mục tiêu chung hướng đến là góp phần nâng
cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và
hiệu quả trong giáo dục cho trẻ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, trình độ dân trí ngày
càng được nâng cao thì việc chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ cũng được

các gia đình và xã hội quan tâm, đặc biệt là trong chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ mầm non. Thơng qua hoạt động khám phá khoa học là con đường
thích hợp trong việc dẫn dắt trẻ đến với nền văn hóa, cuộc sống con người nói
chung và vấn đề dinh dưỡng - sức khỏe nói riêng. Trên cơ sở đó, hình thành
cho trẻ năng lực, kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với vấn đề dinh dưỡng - sức
khỏe của chính bản thân mình.

6


3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông
qua hoạt động khám phá khoa học ở Trường Mầm non.
- Khách thể nghiên cứu
+ Trẻ 4 - 5 tuổi đang học tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang.
+ Giáo viên đang giảng dạy tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trường Mầm non Hoa Pơ Lang, thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian: Năm học 2023 - 2024.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận của đề tài.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông
qua hoạt động khám phá khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục ở Trường Mầm non.
- Thực nghiệm sư phạm để xác đinh tính khả thi của biện pháp.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành một số phương pháp sau:
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Mục đích: Tìm kiếm các tài liệu liên quan, cần thiết cho đề tài.
- Nội dung: Thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, khái
quát hóa các tài liệu về ngôn ngữ và ngôn ngữ của trẻ mầm non, các giáo
trình, tài liệu tham khảo và các tài liệu có liên quan, sách báo, tạp chí, tiểu
luận, luận văn, internet... làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu thực tiễn, rút
ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
- Cách tiến hành: Tìm kiếm trên các trang Web, tài liệu tham của thư viện,
các đề tài của khóa trước. Tìm kiếm và chọn lọc những thơng tin cần thiết cho
đề tài.
3.4.2. Phương pháp quan sát
7


- Mục đích:
+ Trực tiếp quan sát và ghi chép lại quá trình giáo viên mầm non tổ chức
hoạt động khám phá khoa học nhằm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 - 5 tuổi.
+ Quan sát biểu hiện, mức độ nhận thức, kỹ năng, thái độ về dinh dưỡng
của trẻ 4 - 5 tuổi. Từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho đề tài.
- Nội dung:
+ Quan sát cách giáo viên tổ chức giáo dục dinh dưỡng thông qua bài
dạy cho trẻ.
+ Quan sát cách trẻ tiếp thu và thực hiện về giáo dục dinh dưỡng.
+ Quan sát quá trình và mức độ ăn uống của trẻ.
- Cách tiến hành: Trực tiếp quan sát giáo viên thực hiện vai trị của mình
trong việc tổ chức giáo dục dinh dưỡng thông qua bài dạy cho trẻ và ghi chép
trong điều kiện tự nhiên của lớp học. Tiến hành quan sát các hoạt động
thường ngày của giáo viên trong việc giáo dục trẻ về dinh dưỡng thông qua
hoạt động khám phá khoa học.
3.4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Trao đổi với giáo viên và trẻ để làm rõ một số nội dung có liên quan đến

đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở đó nhận xét về mức độ kiến thức dinh dưỡng
của trẻ và giáo viên cũng như cách thức tổ chức các hoạt động khám phá khoa
học của giáo viên trong các hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non.
3.4.4. Phương pháp thống kê tốn học
- Mục đích: Sử dụng để phân tích, xử lí các dữ liệu thu thập được.
- Nội dung: Sử dụng phương pháp thống kê tốn học nhằm tính tốn
khách quan, chính xác, khoa học của thông tin từ các nguồn tài liệu thu thập
được để rút ra kết luận chính xác nhất cho đề tài nghiên cứu.
Công thức:
Số phần trăm: %= M . 100/n
Trong đó:
M: Tổng số lượng khách thể trả lời.
8


n: Số lượng khách thể nghiên cứu.
- Cách tiến hành: Nhập số liệu thu thập được vào excel để xử lí số liệu.
3.4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Mục đích: Kiểm tra chứng tính khả thi của biện pháp về sự thay đổi số
lượng và chất lượng trong nhận thức, hành vi đối tượng giáo dục và khoa học
tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và được kiểm tra.
- Nội dung: Tiến hành soạn một số giáo án thực nghiệm sư phạm nhằm
kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
- Cách tiến hành: Soạn và dạy 02 giáo án thực nghiệm ở lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

9



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tổng quan về dinh dưỡng
1.1.1.1. Khái niệm dinh dưỡng
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dinh dưỡng.
Dinh dưỡng là quá trình phức hợp bao gồm việc đưa vào cơ thể những thức
ăn cần thiết qua q trình tiêu hố và hấp thụ để bù đắp hao phí năng lượng
trong q trình sống của cơ thể, tạo ra sự đổi mới các tế bào và mô cũng như
điều tiết các chức năng sống khác của cơ thể [Vũ Phương Hà, "Tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Hướng Hoà
và Đakrong tỉnh Quảng Trị", Luận án thạc sỹ Y học Dự phòng - năm 2010].
Theo Lê Doãn Diên - Vũ Thị Thư [tr15, Dinh dưỡng người, NXB Giáo
dục, 1996] cho rằng: "Dinh dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức
ăn để duy trì sự sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng,
phát triển, vận động" [Lê Doãn Diên, Vũ Thị Thư (1996), Dinh dưỡng người,
NXB Giáo dục].
Giáo sư Tremolieres - chuyên viên dinh dưỡng người Pháp lại cho rằng:
“Dinh dưỡng là một khoa học nghiên cứu sự chuyển hoá của thực phẩm từ lúc
vào miệng, hấp thụ qua ruột vào máu và đến các bộ phận của cơ thể” [Nhiều
tác giả (2008), Dinh dưỡng cho trẻ Mầm non, NXB Lao động Xã hội].
Theo tác giả Nguyễn Kim Thanh, Dinh dưỡng học là một ngành khoa
học nghiên cứu ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người và
nhu cầu về chất dinh dưỡng nhằm giúp con người phát triển khoẻ mạnh, sinh
sản duy trì nịi giống [Nguyễn Kim Thanh (2009), Giáo trình dinh dưỡng trẻ
em, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội].
Theo từ điển Tiếng Việt, dinh dưỡng (động từ) là quá trình các tế bào, cơ
quan trong cơ thể hấp thu và sử dụng các chất cần thiết cho việc cấu tạo và
hoạt động của cơ thể; dinh dưỡng (tính từ) là những chất cần thiết cho việc

10


cấu tạo và hoạt động của cơ thể.
1.1.1.2. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non
Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn lên và trưởng thành. Khái niệm “lớn”
chỉ sự tăng về kích thước, thể chất và sự hoàn thiện về chức năng, bao gồm sự
phát triển về tâm thần, vận động. Về mặt sinh học, sự lớn và trưởng thành đòi
hỏi phải được cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng và chất xúc
tác để kiểm sốt sự biệt hóa, tăng kích thước số lượng tế bào
[ />Một đứa trẻ bình thường, được nuôi dưỡng đầy đủ và hợp lý sau 6 tháng
sẽ tăng gấp 2 lần, sau 1 năm sẽ tăng gấp 3 lần, sau 2 năm tăng gấp 4 lần so với
cân nặng lúc mới sinh ra. Sau đó mỗi năm tăng khoảng 2kg [Bộ Y tế, “Một số
yếu tố ảnh hưởng để tử vong ở trẻ em suy dinh dưỡng nặng”, NXB Y học Hà
Nội năm 1990].
Dinh dưỡng là nhu cầu không thể thiếu của con người, đặc biệt là trẻ em.
Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển đầy đủ về thể
chất và trí tuệ, có sức đề kháng cao với bệnh tật. Nếu thiếu dinh dưỡng, cơ thể
sẽ bị chậm lớn, chậm phát triển và dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng.
Ngược lại, nếu thừa dinh dưỡng (chủ yếu là thừa protein) sẽ ảnh hưởng không
tốt đến cấu trúc, chức phận của tế bào, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì,
tim mạch, huyết áp,… Do đó, dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc và giáo dục đầy đủ
vơ cùng quan trọng đối với sức khỏe trẻ em, tạo điều kiện tốt giúp trẻ phát
triển, khỏe mạnh toàn diện. Đồng thời, góp phần vào việc tạo ra một thế hệ
mầm non khỏe mạnh, thông minh, xây dựng đất nước trong tương lai
[ />1.1.2. Tổng quan về giáo dục dinh dưỡng
1.1.2.1. Khái niệm giáo dục dinh dưỡng
Dưới góc độ Y học, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Giáo dục dinh dưỡng
là quá trình truyền thơng tin nhằm phát triển và thúc đẩy thay đổi tập quán
11




×