Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đánh giá hiệu quả vấn đề tham vấn về giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng tại xã hương hồ năm 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.79 KB, 48 trang )

1


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CĐ – ĐH : Cao đẳng - Đại học
HFA : Height For Age ( Chiều cao theo tuổi)
NCHS : National Center for Health Statistic
Trung Tâm Thống kê sức khỏe quốc gia
(Quần thể tham chiếu)
QTTK : Quần thể tham khảo
SD : Độ lệch chuẩn
SDD : Suy dinh dưỡng
TB : Trung bình
TĐHV : Trình độ học vấn
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TTDD : Tình trạng dinh dưỡng
UNICEF : United Nations Children's Fund
Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
WFA : Weight For Age (Cân nặng theo tuổi)
WFH : Weight For Height ( Cân nặng theo chiều cao)
WHO : World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới





2


ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổ chức Y tế thế giới công bố có 178 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng (SDD) thể thấp còi, chủ yếu ở vùng cận sa mạc Sahara châu Phi và
Trung Nam Á [36]. Trong số này có 160 triệu (90%) đang sinh sống tại 36
nước (trong đó có Việt Nam), chiếm khoảng gần một nửa (46%) tổng số trẻ em
ở các quốc gia này. Trong khi tỷ lệ SDD gầy còm và tỷ lệ mắc mới SDD gầy
còm cấp tính đang hạ thấp đáng kể ở Việt Nam thì tỷ lệ SDD thấp còi vẫn còn
rất cao là một thách thức về dinh dưỡng đối với Việt Nam khi đất nước đang
dần dần trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình [31],[33]
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong cải thiện sức
khoẻ nhân dân đặc biệt là về tình trạng dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
việc phải làm trong việc giải quyết vấn đề thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em.
Với phương châm “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, trẻ em là đối
tượng chính của suy dinh dưỡng, nếu không can thiệp kịp thời quãng thời gian
phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất sẽ trôi qua và các hậu quả của suy
dinh dưỡng khó có cơ hội phục hồi. Vì vậy, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em đã lấy phương châm dự phòng là chính, nghĩa là đảm bảo trẻ em sinh ra
khỏe mạnh, được chăm sóc để trẻ không bị suy dưỡng. Để làm được điều đó thì
công tác vận động, truyền thông giáo dục đến từng hộ gia đình ở tuyến cơ sở để
thực hiện đạt các nội dung phòng chống và phục hồi suy dinh dưỡng trẻ em là
rất cần thiết.
Tổ chức Y tế thế giới và UNICEF đã đưa ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới 15% vào năm 2015 [34], [35].
Việc giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng phổ biến tại các nước đang phát
triển đòi hỏi cần xác định tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố nguy cơ của suy
dinh dưỡng hiện tại của cộng đồng.
3

Phấn đấu để hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là một việc làm cần thiết

và cấp bách vì con người là động lực của sự phát triển, trẻ em là tài sản quý giá
nhất của tương lai. Chính vì vậy nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề này
bằng các chương trình dinh dưỡng quốc gia [29]. Qua nhiều năm triển khai
thực hiện, nước ta đã giảm được số trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống từ
36,7% (năm 1999) còn 19,6% (năm 2008), trung bình mỗi năm giảm 2%, vượt
mức đề ra là giảm 1,5% năm [18], [19],[31],. Ban chỉ đạo chương trình Quốc
gia phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em của tỉnh Thừa Thien Huế xác định
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đến năm 2010 xuống còn 20% là một trong
những nhiệm vụ chiến lược của Tỉnh.
Từ 1966 đến nay, Bộ môn Nhi đã can thiệp phục hồi dinh dưỡng cho các
trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở xã Hương Hồ, phần nào mang lại hiệu quả
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Hương Hồ nói riêng và tỷ lệ suy dinh dưỡng trong
tỉnh nhà nói chung.
Trong khuôn khổ chương trình phục hồi dinh dưỡng của Bộ môn Nhi
chúng tôi nghiên cứu đánh giá cụ thể hiệu quả của vấn đề tham vấn, chúng tôi
tiến hành đề tài: "Đánh giá hiệu quả vấn đề tham vấn về giáo dục dinh dưỡng
cho các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ năm 2009-2010".
Với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá về sự hiểu biết của các bà mẹ trước và sau khi tham vấn
giáo dục dinh dưỡng-suy dinh dưỡng cho các bà mẹ có con bị suy
dinh dưỡng.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp của vấn đề tham vấn dinh dưỡng tại xã
Hương Hồ năm 2009-2010.




4



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ SUY DINH DƢỠNG
Từ khi loài người xuất hiện thì vấn đề dinh dưỡng cũng được đặt ra. Lúc
đầu chỉ nhằm giải quyết chống lại cảm giác đói và sau đó người ta thấy ngoài
việc thoả mãn nhu cầu, bữa ăn còn đem lại cho người ta niềm thích thú. Ăn là
một yếu tố của sự phát triển. Tuy nhiên những người thầy thuốc qua quan sát
người bệnh đã sớm thấy rõ được mối liên quan giữa chế độ ăn và sức khoẻ.
Tình trạng đói ăn hoặc cung cấp thức ăn không đầy đủ các chất dẫn đến giảm
cân, gầy còm, hậu quả trẻ chậm phát triển đã được biết hàng thế kỷ nay. Hầu
hết các thầy thuốc đầu thế kỷ 20 đã công nhận rằng thiếu ăn gây ra sự chậm
phát triển ở trẻ em, song ở dạng này của SDD thường không được mô tả như
một hội chứng bệnh, trừ khi nó dẫn đến gầy còm trầm trọng [5],[9],30] .
Năm 1908, Cotrea đã gọi suy dinh dưỡng là bệnh “rắn nhỏ” vì trẻ em
mắc bệnh có thể nhỏ bé, da có lằn màu sẫm lẫn màu nhạt như da rắn [3],[7].
Đầu những năm 30, Cicely William đang làm việc tại Ganna đã dùng
thuật ngữ “Kwashiorkor” sử dụng từ địa phương mà có nghĩa là “bệnh của
những đứa trẻ bị bỏ rơi” [7 ], để mô tả một hội chứng mà trước đó thường lầm
tưởng với bệnh “Pellagra”.
Tổ chức y tế thế giới đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát ở Châu Phi và bệnh
suy dinh dưỡng protein năng lượng đã nhanh chóng được coi là bệnh dinh
dưỡng quan trọng nhất trên thế giới [36 ].
Vào năm 1959, thuật ngữ “SDD protein - calo” được sử dụng để chỉ những
dạng thiếu protein, thiếu năng lượng và dạng trung gian của hai dạng trên [12].
5

Năm 1966, Jellife đã đề nghị tên gọi “SDD protein - năng lượng” vì mối
liên quan giữa thể phù và thể đét. Từ đó thuật ngữ Suy dinh dưỡng Protein -
năng lượng (Protein - Energy - Malnutrition) thay thế các thuật ngữ trước.

Năm 1978, Tuyên ngôn Alma Ata của tổ chức y tế thế giới đã coi dinh
dưỡng hợp lý và tạo thêm nguồn thực phẩm là một trong các hoạt động then
chốt để đạt được mục tiêu sức khoẻ cho mọi người ở năm 2000.
Năm 1992, Hội nghị cấp cao về dinh dưỡng toàn thế giới họp tại Roma
đã kêu gọi các quốc gia có kế hoạch hành động cụ thể nhằm xoá nạn đói và
nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng [4], [7], [9], [26].
1.2. TÌNH HÌNH SUY DINH DƢỠNG Ở MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU
VỰC VÀ TRONG NƢỚC
1.2.1. Tình hình suy dinh dƣỡng trên thế giới
Các hình thái lâm sàng của suy dinh dưỡng thay đổi theo vùng. Ở Châu
Á và Nam Mỹ hay gặp thể gầy đét hơn thể phù còn ở Châu Phi, phía nam sa
mặc Xahara thì lại hay gặp thể phù hơn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) về tình trạng SDD ở trẻ dưới 5
tuổi giai đoạn 1980-1992 cho thấy có hơn 1/3 trẻ em trên thế giới bị SDD.
Trong đó có 80% trẻ bị SDD sống ở Châu Á, 15% ở Châu Phi và 5% ở Châu
Mỹ la Tinh.
Các dữ liệu của TCYTTG năm 2000 cho thấy SDD thể còi cọc ở các
nước đang phát triển đã giảm từ 47% năm 1980 xuống còn 33% và xu hướng sẽ
tiếp tục giảm xuống còn khoảng 29% vào năm 2005. Điều này có nghĩa rằng
vào năm 2000 có khoảng 182 triệu trẻ em bị SDD thể còi cọc ở các nước đang
phát triển, ít hơn so với 20 năm trước 40 triệu trẻ. Trong số 182 trẻ SDD thể còi
cọ có 70% sống ở Châu Á, 26% ở Châu Phi và 4% và Châu Mỹ La Tinh và
vùng Caribê [30 ], [33], [36].

6

1.2.2. Tình hình suy dinh dƣỡng ở Việt Nam
Trước khi có chương trình Quốc Gia về Dinh dưỡng, tỷ lệ SDD ở trẻ
dưới 5 tuổi rất cao (>50%). Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề SDDPNL,
với những tác hại và hậu quả quá nặng nề do SDD gây ra, Đảng, Nhà nước và

Chính phủ đã có những chiến lược về dinh dưỡng Quốc gia:
Tháng 6/1980 Thủ Tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập viện
Dinh Dưỡng Quốc Gia và năm 1983 chương trình phòng chống suy dinh dưỡng
được áp dụng tại Việt Nam [18].
Ngày 16/09/1995 Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động
về dinh dưỡng 1995 - 2000. Đây là văn kiện đầu tiên của nước ta về đường lối
dinh dưỡng [19], [20].
Nhờ thực hiện tốt các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tỷ lệ
SDD đã giảm nhiều, nếu tính từ giai đoạn 1985 đến 1995 tỷ lệ SDD đã giảm từ
51,5% xuống còn 44,9%: mỗi năm giảm trung bình 0,66%. Chỉ sau 4 năm, từ
năm 1995 bắt đầu kế hoạch Quốc gia về dinh dưỡng, đến năm 1999 tỷ lệ SDD
đã giảm xuống còn 36,4%; trung bình mỗi năm giảm xuống trên 2%, là tốc độ
được Quốc tế công nhận là giảm mạnh. Như vậy, mỗi năm đã đưa khoảng 200
ngàn trẻ dưới 5 tuổi thoát khỏi SDD [18].
Có sự khác biệt về phân bố tỷ lệ SDD giữa các vùng sinh thái: Tỷ lệ
SDD thể nhẹ cân ở Thành phố Hồ Chí Minh: 18,1%, Hà Nội 21%, vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long: 32,3%; Vùng Đồng bằng Sông Hồng: 33,8%; vùng
Duyên Hải Nam Trung bộ và vùng Bắc Trung bộ: 39,2%; vùng Đông bắc:
40,9%; vùng Tây vắc: 41,6%; cao nhất là vùng Tây nguyên: 49,1% [29], [31].
Nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là 6-24 tháng. Đây là nhóm tuổi bắt đầu
chuyển từ chế độ bú sữa mẹ hoàn toàn sang chế độ ăn dặm; nếu chế độ ăn dặm
không đúng cách sẽ tác động rất lớn đến TTDD ở nhóm tuổi này. Theo số liệu
công bố của viện dinh dưỡng năm 2002 thì SDD cân nặng theo tuổi của cả nước là
30,1%; trong đó tỷ lệ SDD độ I là 25,3%, độ II là 4,5% và độ III là 0,3%.[31]
7

SDD cân nặng theo tuổi: 25,2%
SDD chiều cao theo tuổi: 29,6%
SDD cân nặng theo chiều cao: 7,5%
Như vậy, SDD tồn tại ở nước ta hiện nay chủ yếu ở thể nhẹ và vừa, SDD

nặng còn ở mức thấp [29],[31]
1.2.3. Các nghiên cứu trong nƣớc về tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ dƣới 5 tuổi ở
Việt Nam
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện Việt nam đã đạt
được những thành tựu to lớn. Đồng thời các hoạt động chăm sóc sức khỏe và
phòng chống SDD đã và đang được đẩy mạnh, những cải thiện toàn diện đó
cũng có tác động mạnh mẽ đến tiến triển của SDD trẻ em.
TCYTTG nhận định Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ SDD trẻ
em đang giảm nhanh nhưng do điểm xuất phát của chúng ta thấp nên hiện nay
tỷ lệ SDD TE vẫn còn cao.
Bảng 1.1. Tỷ lệ SDD qua 5 cuộc điều tra (2006-2009) (Nguồn: Prevelence
of undernutriton by severity) [ 33]
Thể SDD
2006
2007
2008
2009
SDD cân nặng/tuổi (nhẹ cân)
23,4
21,2
19,9
18,9
SDD chiều cao/tuổi (còi cọc)
31,9
33,9
32,6
31,9
SDD cân nặng/chiều cao(gầy còm)
7,2
7,1

7,0
6,9
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân hiện giảm từ 23,4% 18,9%, SDD thấp còi mức
cao (31,9%) và SDD gầy còm mức trung bình (7,2 - 6,99%)
1.2.4. Tình hình suy dinh dƣỡng ở Thừa Thiên Huế
Cùng với xu thể phát triển chung của đất nước, do sự cải thiện về kinh tế,
xã hội cũng như dưới sự tác động của Chiến lược Quốc Gia phòng chống SDD,
tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi ở Thừa Thiên Huế giảm đáng kể.

8

Bảng 1.3. Tình hình suy dinh dưỡng chung qua các năm của tỉnh Thừa
Thiên Huế (Nguồn: Prevelence of undernutriton by severity) [33]
SDD trẻ dƣới 5 tuổi
Tỷ lệ trẻ mắc (%)
2006
2007
2008
2009
SDD cân nặng/tuổi (nhẹ cân)
21,2
19,8
18,6
17,5
SDD chiều cao/tuổi (còi cọc)
28,8
30,1
29,6
28,2
SDD cân nặng/chiều cao(gầy còm)

8,8
8,0
7,6
7,3

Năm 1994, dự án “Phát triển cộng đồng” là chương trình hợp tác giữa
chính quyền Emilia Anomangna, Ý và chính quyền 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế điều tra trên 16 xã ở Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy tỷ
lệ SDD chung là 20,38% và SDD nặng là 10,14%. [31]
1.2.5. Tình hình suy dinh dƣỡng ở xã Hƣơng Hồ trong 5 năm gần đây[2], [23]
 Năm 2004, tỷ lệ SDD 26,4%
 Năm 2005, tỷ lệ SDD 22,3%
 Năm 2006 tỷ lệ này là 20,4%
 Năm 2007 tỷ lệ này là 17,0%
 Năm 2008 tỷ lệ này là 15,17%
1.3. NGUYÊN NHÂN SUY DINH DƢỠNG Ở TRẺ EM
1.3.1. Nguyên nhân trực tiếp
Khẩu phần thiếu hụt và bệnh tật là những nguyên nhân trực tiếp nỗi trội
nhất gây SDD [9].
Tình trạng bệnh lý như nhiễm khuẩn hô hấp cấp, ỉa chảy… gây kém ăn,
tăng nhu cầu và giảm khả năng hấp thu. Chức năng miễn dịch của trẻ em chưa
được đầy đủ nên các thiếu sót về vệ sinh trong thời kỳ ăn sam, cai sữa đều có
thể dẫn đến ỉa chảy. Trong hầu hết các trường hợp, SDD là hậu quả của tác
động kết hợp giữa thiếu ăn và nhiễm khuẩn [5], [9], [30].
9





















Sơ đồ 1.1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng của UNICEF (2009) [34 ]

1.3.2. Nguyên nhân tiềm tàng
Sự thiếu hụt khẩu phần có thể xảy ra do thiếu thực phẩm hoặc người mẹ
có ít thời gian dành cho chế biến thức ăn hoặc cho trẻ ăn.
Nhiễm khuẩn là hậu quả của dịch vụ y tế kém, thiếu nước sạch, vệ sinh
kém, trẻ không được chăm sóc đầy đủ, được xếp 3 nhóm:
- Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình
- Chăm sóc bà mẹ trẻ em chưa tốt.
- Thiếu dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường kém [ 9].

Nguyên
nhân trực
tiếp
Bệnh

Tật

Thiếu
ăn


Biểu
hiện

Suy dinh dƣỡng
+ tử vong

Nguyên
nhân
cơ bản

Các tổ chức
nhà nƣớc
và đoàn thể

Cấu trúc
chính trị
kinh tế - xã hội

Nguồn
tiềm năng

An toàn thực
phẩm hộ gia
đình không

đảm bảo

Dịch vụ y tế
chƣa đầy đủ,
vệ sinh môi
trƣờng kém

Chăm sóc bà
mẹ và trẻ em
chƣa đƣợc
quan tâm

Nguyên nhân
tiềm tàng

10

1.3.3. Nguyên nhân cơ bản
Nguyên nhân cơ bản gồm những vấn đề liên quan đến cơ cấu kinh tế,
chính trị - xã hội, văn hóa. Đó là sự phân phối không công bằng các nguồn lực,
thiếu những chính sách xã hội phù hợp, tập quán ăn uống sai lầm.[24].
1.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG Ở TRẺ EM
Có 3 loại chỉ số nói lên tình trạng dinh dưỡng (TTDD): Các dấu hiệu lâm
sàng, các xét nghiệm hóa sinh, và các chỉ số nhân trắc.
1.4.1. Biểu hiện lâm sàng
SDD là một quá trình, từ khi đứa trẻ bắt đầu chậm lớn cho đến khi có
triệu chứng lâm sàng rõ rệt là SDD thể gầy đét hay thể phù.
Ở các thể nhẹ, biểu hiện lâm sàng thường nghèo nàn, chẩn đoán chủ yếu
dựa theo các chỉ số nhân trắc.
SDD nặng thể gầy đét (marasmus): Do chế độ ăn thiếu cả năng lượng và

protein, cai sữa quá sớm, thức ăn bổ sung không hợp lý.
SDD thể phù (kwashiorkor) ít gặp hơn thể teo đét, thường là do chế độ
ăn quá nghèo protein mà lượng glucid tạm đủ.
Ngoài ra còn có thể phối hợp marasmus - kwashiorkor khi trẻ có biểu
hiện gầy đét nhưng có phù.
 Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng
- Không lên cân hoặc giảm cân
- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhão, mất hết lớp mỡ dưới da bụng
- Da xanh, tóc thưa, rụng, dễ gãy, đổi màu
- Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa, ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp
- Thể nặng có phù hoặc teo đét, hiện nay rất hiếm gặp [5], [9], [27]
1.4.2. Các chỉ số nhân trắc
Việt nam hiện nay, để đánh giá TTDD trẻ em dưới 5 tuổi, các tác giả sử
dụng quần thể tham khảo NCHS (National Center for Health Statistics). Quần
thể NCHS được chọn bởi vì nó đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn đề nghị của hội
khoa học dinh dưỡng quốc tế [ 13], [16].

11

Một số khái niệm.
 Bách phân vị (percentile)
Một bách phân vị tương ứng với vị trí của một giá trị kích thước đo được
trong mối tương quan với tất cả các giá trị đo được (100%) của QTTK được
phân ranh giới theo thứ tự và độ lớn.
 Độ lệch chuẩn (Standard Deviation - SD)
Đây là cách tính toán dựa theo luật phân phối chuẩn
 Z-score
Việc sử dụng Z-score được khuyến cáo bởi Waterlow và cộng sự từ năm
1977. Đây là phương pháp tính điểm độ lệch của các kích thước nhân trắc đo
được so với trung vị của QTTK [13].

1.4.3. Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng bằng các chỉ số nhân trắc

Cân nặng theo tuổi (WFA= Weight For Age)
Là chỉ số cho phép xếp lớp SDD, xác định tỷ lệ hiện mắc SDD trong
quần thể. Trọng lượng là hình ảnh về TTDD đứa trẻ tại thời điểm cân, trẻ thiếu
cân là bị SDD, nhưng không phân biệt được SDD cấp hay mãn, nó bị thay đổi
khi bị tiêu chảy hoặc phù.

Chiều cao theo tuổi (HFA= Hight For Age)
Chiều cao là thước đo rất trung thành sự phát triển của trẻ. Khi thiếu ăn,
nhất là thiếu năng lượng, và nếu như sự thiếu đó là thường xuyên thì tình trạng
chậm phát triển chiều cao là rất rõ rệt. Chiều cao theo tuổi là một chỉ số rất
quan trọng trong việc đánh giá sự chậm phát triển (còi).

Cân nặng theo chiều cao (WFH= Weight For Height)
Đây là chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá TTDD cấp tính, do đó nên sử
dụng trong các đánh giá nhanh sau thiên tai, sau các can thiệp ngắn hạn.
Ba chỉ số nêu trên có các giá trị khác nhau trong việc đánh giá TTDD
của trẻ, muốn đánh giá đầy đủ phải phối hợp các chỉ số nêu trên [18].
12

1.4.4. Cách phân loại dựa vào độ lệch chuẩn (hoặc Z score)
Hiện nay, TCYTTG đề nghị lấy điểm ngưỡng dưới -2SD so với quần thể
tham khảo NCHS để coi là SDD. Dưới- 3SD và dưới -4SD được coi là SDD nặng
và rất nặng.
Nếu dựa vào Z-score, điểm ngưỡng được chọn cũng là -2SD. Những đứa
trẻ có Z score dưới-2SD sẽ được coi là bị SDD [13 ]
1.5. PHỤC HỒI SUY DINH DƢỠNG Ở TRẺ EM DUY DINH DƢỠNG
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức
khỏe con người. Đối với lữa tuổi trẻ em dinh dưỡng lại đặc biệt quan trọng bởi

vì nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ không những cần cho nhu cầu hoạt động bình
thường mà con giúp trẻ lớn lên và phát triển [16]
Điều trị các tình trạng cấp: Mất nước hay phù toàn thân, rối loạn điện
giải, suy tim cấp, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng
Bổ sung các dưỡng chất quan trọng với liều điều trị : vitamin A, sắt, axit
folic, đa sinh tố
Dinh dưỡng điều trị tích cực: cho ăn càng sớm càng tốt và nhanh chóng
nâng khẩu phần dinh dưỡng lên mức tối đa phù hợp với khả năng tiêu hoá hấp
thu của trẻ, sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, các chế phẩm dinh dưỡng
đặc biệt, nếu cần phải sử dụng thêm các loại men hỗ trợ tiêu hoá. Trong trường
hợp rất nặng cần đặt vấn đề nuôi ăn bằng các phương tiện hỗ trợ như nuôi ăn
qua sonde dạ dày, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch một phần…[10], [16],[17]
1.5.1. Phục hồi suy dinh dƣỡng tại gia đình
Hướng dẫn bà mẹ cách lựa chọn thực phẩm, số lượng thực phẩm cần
thiết cho trẻ trong ngày, cách nấu thức ăn cho trẻ và khuyến khích trẻ ăn đủ cho
nhu cầu phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể.
Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu trẻ không thể ăn
đủ theo nhu cầu bằng cách:
- Cho ăn nhiều món trong cùng một bữa để trẻ ăn đến no căng dạ dày
- Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một lần.
13

- Cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột mộng để làm lỏng thức
ăn đặc nhưng vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn
- Tăng thức ăn giàu năng lượng : thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ, dùng
các loại thực phẩm cao năng lượng
- Cho ăn tăng cường sau bệnh : Tăng bữa, tăng thức ăn, cho trẻ ăn bất cứ
thứ gì trẻ lựa chọn
- Cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng
- Tái khám thường xuyên để theo dõi sức khoẻ và mức độ phục hồi dinh

dưỡng của trẻ
Giáo dục cho các bà mẹ cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng với các
loại thực phẩm sẳn có ở địa phương theo ô vuông thức ăn sau[10], [12], [14],
[25].













Hình 1.2. Biểu đồ ô vuông [5]

1.5.2. Phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em tại cộng đồng
Cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ cho trẻ : Vấn đề này không được
đặt lên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay ở các thành phố lớn. Tuy nhiên tại
14

các vùng ngọai thành, vùng ven và nông thôn đây vẫn còn là vấn đề nghiêm
trọng đe dọa đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.
- Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng : Sữa mẹ luôn là
thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, đựoc trẻ chấp
nhận trong giai đọan sau. Sữa mẹ, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung
cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.

- Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý : Tập cho trẻ ăn dặm
khi bắt đầu 4-6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột
đường, đạm, béo), không kiêng khem, và duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2
tuổi. Nếu không có sữa mẹ đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm : Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc
bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán Chọn lựa thực
phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng
quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nấu
nướng thức ăn chín kỹ.
- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng : Nhằm phát hiện sớm
tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.
- Ngừa và trị bệnh : Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu
chảy không cần lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng KS đủ liều, đủ thời gian,
chăm sóc dinh duỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau
thời gian bệnh.
- Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi [9], [10]





15

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng
Đối tượng được phỏng vấn là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng đang sinh sống tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên

Huế.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Xã Hƣơng Hồ:
Hương Hồ là một xã nằm ở phía nam huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế, có địa bàn đa dạng, mang nét đặc trưng của vùng bán sơn địa, nằm cách
thành phố Huế 15 km về phía Tây Bắc, với chiều dài 7 km chạy dọc Sông
Hương. Diện tích tự nhiên 33,75 Ha.
+ Tổng số hộ là 1878, số nhân khẩu là 9185.
+ Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi năm 2009 là 763 trẻ. Số trẻ suy dinh dưỡng
là 106 chiếm tỷ lệ 13,89%.
+ Tình hình kinh tế: Nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề nông
nghiệp chiếm khoảng 80%; khoảng 15% làm nghề bánh tráng, 20% nghề thợ
mộc và thợ nề, >3% làm nghề chài lưới, số còn lại là buôn bán nhỏ, công nhân
và cán bộ. Xã có 2 chợ chỉ họp vào buổi sáng.
+ Tình hình y tế: Mạng lưới y tế hoạt động khá tốt, biên chế Trạm có 7
người: 1 bác sỹ trưởng trạm, 3 y sỹ đa khoa, 1 y sỹ đông y và 1 nữ hộ sinh và 1
cộng tác viên dân số. Phần lớn các chương trình y tế được triển khai hoạt động,
trạm còn có 9 cộng tác viên làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn vệ sinh
phòng bệnh và phối hợp hoạt động với các chương trình của Bộ môn Nhi-
Trường Đại học Y dược Huế.
16

Trước đây toàn xã được Bộ môn Nhi phối hợp hoạt động với Trạm Y tế
xã tổ chức 12 điểm phục hồi dinh dưỡng. Từ năm 2007 chỉ còn 6 điểm phục hồi
dinh dưỡng, hầu hết các bà mẹ có con < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Hiện nay
2010 chỉ còn 4 điểm.
+ Nguồn nước sinh hoạt: nước máy, nước giếng khoan và giếng đào.
+ Tình hình văn hoá xã hội: Hiện tại ngành giáo dục của xã đã phổ cập
xong tiểu học, tiến hành phổ cập THCS.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng
2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
- Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xã Hương Hồ, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Các bà mẹ đồng ý trả lời phỏng vấn
2.2.3. Cỡ mẫu
Chọn mẫu theo công thức:

2
α/2
2
d
p)p(1
ZN



Trong đó:
 : Là mốc có ý nghĩa thống kê
 = 0,05 thì mốc có ý nghĩa tin cậy là 95% lúc đó Z /2 =1,96
Chọn  = 0,05 Z /2 =1,96 (độ tin cậy 95%)
d là sai số chuẩn mẫu (5%) = 0,05
Tỷ lệ nghiên cứu 0,75%

Ta có mẫu như sau
N = 1,96
2

x 0,075 x(1- 0,075) /0,05
2
= 106
17

Chúng tôi tiến hành tham vấn cho 106 bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng.( danh sách do trạm y tế xã cung cấp )
Dùng phiếu điều tra (phỏng vấn) để thu thấp thông tin các biến số. (xem
phụ lục)
2.2.4. Phƣơng pháp tiến hành
- Phiếu phỏng vấn được soạn sẵn đảm bảo nguyên tắc.
- Bộ câu hỏi thiết kế theo mẫu chung cho các đối tượng.
- Câu hỏi đơn giản, cụ thể, dễ sử dụng
- Câu hỏi được bố trí hợp lý, thu nhập số liệu nhanh và tổng hợp số liệu
dễ dàng.
2.3. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
+ Gặp, phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng i tại hộ gia đình của xã dựa vào bộ câu hỏi in sẵn.
2.3.2. Xử lý thông tin
-Thông tin về mẹ có con dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng tại xã Hƣơng
Hồ
+ Tuổi của bà mẹ: Phân thành 3 nhóm: 20-30; 31-40, >40
+ Trình độ văn hoá (phân thành 4 cấp)
Tiểu học; Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng-Đại học
+ Kinh tế gia đình: Đủ ăn, thiếu ăn
+ Số con trong gia đình: 1-2 con; 3 con; >3 con
- Thông tin về con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ
+ Tuổi của trẻ (tháng): ≤ 24 tháng, 25-26 tháng, 37-48 tháng và
>48 tháng

+ Trọng lượng của trẻ lúc sinh: < 2500 gr; ≥ 2500 gr.

18

- Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại
xã Hương Hồ
+ Trẻ có bú sữa mẹ: Có, không
+ Thời gian cho trẻ bú sữa mẹ: 30‟ đầu sinh; sau 30-2 giờ; > 2 giờ.
+ Cách thức cho trẻ bú: Thời gian nhất định, theo nhu cầu.
+ Thời gian trẻ ăn bổ sung : < 4 tháng; 4-6 tháng;> 6 tháng
+ Thời gian cai sữa cho trẻ
- < 12 tháng; > 12-18 tháng; > 18 tháng
- Kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Hương Hồ
+ Chế độ ăn của bà mẹ trong thời gian cho con bú:
Ăn kiêng; ăn như bình thường; tăng các chất bổ dưỡng
+ Chế độ lao động của bà mẹ trong thời gian cho con bú:
Lao động nặng; làm việc như bình thường; nghỉ ngơi; khác
+ Truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ: Có; không
+ Nguồn thông tin: Tivi; sách báo; nhân viên y tế, khác
+ Hình thức tuyên truyền: Cuộc họp; nói chuyện; trao đổi tại nhà;
tư vấn tại trạm; qua hệ thống truyền thanh công cộng.
+ Nguồn thông tin cho bà mẹ gặp bất thường khi cho con bú: Từ
những người có kinh nghiệm nuôi con; nhân viên y tế; phương tiện
truyền thông công cộng.
+ Thời gian trẻ ăn bổ sung: < 4 tháng; 4-6 tháng; > 6 tháng
+ Xử trí khi trẻ bị ốm: cho trẻ ăn ít lại; cho trẻ ăn nhiều hơn; cho
trẻ ăn như bình thường.
+ Nơi khám khi trẻ bị ốm: đến Trạm y tế; đến BS tư; tự điều trị
+ Theo dõi tiêm chủng: Có; không.
- Hiểu biết về thực hành dinh của các bà mẹ co con dưới 5 tuổi tại xã

Hương Hồ
+ Các bà mẹ được hướng dẫn thực hành dinh dưỡng: có; không.
19

+ Người hướng dẫn thực hành: Cộng tác viên y tế; cán bộ y tế.
+ Cách chế biến thức ăn: Băm nhỏ nghiền nát; thay đổi các nhóm
thực phẩm hằng ngày; thêm dầu mỡ vào thức ăn; có phối hợp các nhóm thực phẩm.
+ Cách cho trẻ ăn bổ sung: Rửa tay trước khi cho trẻ ăn; rửa sạch
các dụng cụ chế biến và đựng thức ăn; chế biến xong cho trẻ ăn liền.
+ Hiểu biết về nhóm thức ăn đủ: Bột; thịt+ cá; rau; dầu; cả 4 nhóm trên.
+ Số bữa ăn, chính phụ trong ngày: 2 bữa, 3 bữa, > 3 bữa.
+ Hiểu biết về tô màu bát bột: Biết; không biết
* Mối liên quan giữa đặc điểm chung và sự hiểu biết thực hành dinh
dưỡng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Hương Hồ
2.3.3. Các bƣớc tiến hành
Áp dụng phương pháp can thiệp tại cộng đồng. Mỗi tuần vào chiều thứ
sáu chúng tôi tiến hành tham vấn giáo dục dinh dưỡng cho những bà mẹ có con
dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ, Hương Trà với sự phối hợp
giữa Bộ môn Nhi -Trạm Y tế, y tế thôn và cộng tác viên dinh dưỡng.
Bước 1. Tiến hành tham vấn cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng với nội dung:
- Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng
- Kiến thức về dinh dưỡng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng
- Thực hành về dinh dưỡng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng
Bước 2. Đánh giá hiệu quả trước và sau khi tham vấn cho các bà mẹ có
con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
2.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XỬ LÝ SỐ LIỆU [10]

- Xử lý số liệu với phương pháp thống kê y học thông thường. Sử dụng
phần mềm SPSS 15.0 và Epi-Info 6.04
20

- Kết quả các biến số được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
- Dùng text 2 để điểm định mối liên quan giữa 2 biến số.
Các công thức toán thống kê được sử dụng:
- Giá trị trung bình của tuổi được tính

X
=
n
XnXX 21 
=
n
Xi



- Cách tính độ lệch chuẩn SD






n
i
XXi
n

SD
1
2
)(
1
1

Công thức tính Z, p

nynx
YX
Z
y
x
2
2






- Tiêu chuẩn đánh giá:
 Nếu Z > 2,58 thì p < 0,01
 Nếu Z trong khoảng 1,96 ≤ Z ≤ 2,58 thì p < 0,05
 Nếu Z < 1,96 thì p > 0,05
 Khi p < 0,05 thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
 Khi p > 0,05 thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
21


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị SDD tại xã Hƣơng Hồ
Bảng 3.1. Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị SDD tại xã Hương Hồ
Tình trạng SDD
Số trẻ
Tỷ lệ
p
Suy dinh dưỡng
106
13,89

2
= 795,81
p < 0,01
Không SDD
657
86,11
Tổng
763
100,00


Nhận xét: Trong 763 trẻ < 5 tuổi tại xã Hương Hồ, có 13,89% trẻ bị suy
dinh dưỡng.
3.1.2. Đối tƣợng mẹ có con dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng tại xã Hƣơng Hồ
3.1.2.1. Phân bố theo tuổi mẹ có con < 5 tuổi bị SDD tại Hương Hồ
54,7(n=58))

33,0
(n=35)
12,3(n=13))
0
10
20
30
40
50
60
Tỷ lệ %
20-30 31-40 >40
Nhóm tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi mẹ
Nhận xét:
Trong 106 bà mẹ được phỏng vấn có 58 bà mẹ ở nhóm 20-30 tuổi chiếm
tỷ lệ cao nhất (54,7 %). Bà mẹ có độ tuổi > 40 chiếm 12,3%. Tuổi trung bình
31,16 ± 5,72.
22

3.1.2.2. Trình độ học vấn của bà mẹ có con < 5 tuổi bị SDD tại Hương Hồ
51,9
37,7
3,8
6,6
0
10
20
30

40
50
60
Tỷ lệ %
Tiểu học THCS THPT >THPT
TĐHV

Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn
Nhận xét: Có 51,9% bà mẹ có trình độ văn hóa là tiểu học. Có 10,4% bà
mẹ có trình độ vă hóa từ cấp 3 trở lên.
3.1.2.3. Hoàn cảnh kinh tế gia đình của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi bị suy
dinh dƣỡng tại xã Hƣơng Hồ
Bảng 3.2. Hoàn cảnh kinh tế gia đình của bà mẹ có con < 5 tuổi bị SDD
tại Hương Hồ
Hoàn cảnh kinh tế gia đình
Số bà mẹ
%
Đủ ăn
91
85,8
Thiếu ăn
15
14,2
Tổng
106
100.0
Nhận xét:
Đa số gia đình ( 85,5%) đủ ăn; chỉ có 14,2% thuộc diện thiếu ăn
3.1.3. Đối tƣợng con dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng tại xã Hƣơng Hồ
3.1.3.1. Đặc điểm dịch tễ của trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ

Bảng 3.3. Phân bố theo giới tính trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
Giới tính
Số trẻ SDD
%
p
Nam
62
58,5

2
=6,11
p < 0,05
Nữ
44
41,5
Tổng
106
100


Nhận xét: Có 62 trẻ nam suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 58,5%, nữ chiếm
41,5%.
23

Bảng 3.4. Nhóm tuổi của con 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ
Nhóm tuổi
Số trẻ SDD
%
≤ 24 tháng
23

21,7
25-36 tháng
42
39,6
37-48 tháng
13
12,3
> 48 tháng- ≤60 tháng
28
26,4
Tổng
106
100.0
Nhận xét:
Trẻ ≤ 24 tháng chiếm 21,7%; trẻ 25-36 tháng chiếm 39,6%; trẻ từ 37-48
tháng chiếm 12,3% và trẻ > 48 tháng chiếm 26,4%.
3.1.3.2. Mức độ suy dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi bị SDD tại Hương Hồ trước
khi tham vấn theo NCHS
Bảng 3.5. Mức độ suy dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi bị SDD tại trước khi
tham vấn
SDD
Cân nặng
/chiều cao
Cân nặng
/tuổi
Chiều cao
/tuổi
Số
Tỉ lệ
Số

Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Nhẹ
21
80,8
80
75,5
90
89,9
Vừa
5
19,2
24
22,6
16
15,1
Nặng
0
0,0
2
1,9
0
0,0
Tổng
26
100,0
106
100,0
106

100,0

Nhận xét:
Tỉ lệ SDD cả 3 chỉ số nhân trắc chủ yếu là SDD nhẹ, SDD vừa và nặng
thấp. Trong đó tỷ lệ SDD cân nặng/chiều cao là 80,8%, SDD cân nặng/tuổi
chiếm 75,5% và SDD chiều cao/tuổi chiếm 80,9%.

24

3.2 ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƢỚI 5
TUỔI BỊ SUY DINH DƢỠNG TRƢỚC VÀ SAU THAM THAM VẤN
3.2.1 Kiến thức chăm sóc bà mẹ lúc mang thai trƣớc và sau tham vấn:
Bảng 3.6. Kiến thức chăm sóc bà mẹ lúc mang thai trước và sau tham vấn
Lần khảo sát
Chăm sóc
bà mẹ mang thai
Trƣớc tham vấn
Sau tham vấn
n
Tỉ lệ
n
Tỉ lệ
Chế độ ăn
Kiêng
3
2,8


Bình thường
66

62,3
12
11,3
Tăng dinh dưỡng
37
34,9
94
88,7
Lao động
Nặng
5
4,7


Binh thường
75
70,8
80
75,47
Hạn chế
26
24,5
20
18,87
Tổng
106
100,0
106
100
Nhận xét:

Trong thời gian mang thai mẹ ăn bình thường chiếm tỉ lệ 62,3% trước tham
vấn và 11,3% sau tham vấn. Tăng dinh dưỡng chiếm tỉ lệ 34,9% trước tham
vấn và 88,7% sau tham vấn. Lao động bình thường chiếm chiếm tỉ lệ 70,8%
trước tham vấn và 75,47% sau tham vấn.
3.2. 2 Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
3.2.2.1. Hiếu biết về sữa mẹ của các bà mẹ có con dưói 5 tuổi bị SDD
Bảng 3.7. Sự hiếu biết về sữa mẹ trước và sau khi tham vấn
Lần khảo sát

Thực hành bú mẹ
Trƣớc tham vấn
Sau tham vấn
n
Tỉ lệ
n
Tỉ lệ
Bú mẹ

106
100
106
100
Thời gian
bú mẹ sau
sinh
30‟ đầu
66
62,3
75
70,8

30‟-2 giờ
36
34,0
28
26,4
> 2giờ
4
3,8
3
2,8
Cách bú
Theo giờ
11
10,4


Theo nhu cầu
95
89,6
106
100
Nhận xét:
Tất cả trẻ đều được bú mẹ. Bú trong vòng 30 phút đầu sau sinh chiếm tỉ lệ
62,3% trước tham vấn và 70,8% sau tham vấn. Bú theo nhu cầu chiếm tỉ lệ
89,6% trước tham vấn và 100% sau tham vấn.
25

3.2.2.2. Hiếu biết về thời gian ăn dặm và cai sữa của các bà mẹ có con dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng
Bảng 3.8. Sự hiểu biết về ăn dặm và cai sữa trước và sau khi tham vấn


Tuổi
Trƣớc tham vấn
Sau tham vấn
n
Tỉ lệ
n
Tỉ lệ
Bắt đầu
ăn dặm
< 4 tháng
50
47,2
16
15,1
4-6 tháng
29
27,4
55
51,9
> 6 tháng
27
25,5
35
33,0
Thời điểm
cai sữa
< 12 tháng
1
0,9



12- 18 tháng
81
76,4
46
43,4
> 18 tháng
24
22,6
60
56,6
Nhận xét:
Các bà mẹ hiểu biết đúng về ăn dặm 6 tháng (25,5%) trước tham vấn và
tăng 33,0% sau tham vấn.
Các bà mẹ hiểu đúng về thời điểm cai sữa sau 18 tháng (22,6%) trước
tham vấn và tăng 56,6% sau tham vấn.
3.2.3. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ ốm
Bảng 3.9. Hiểu biết về chăm sóc khi trẻ ốm của bà mẹ có con dưói 5 tuổi bi suy
dinh dương trước và sau tham vấn
Lần khảo sát
Chăm sóc khi trẻ ốm
Trƣớc tham vấn
Sau tham vấn
n
Tỉ lệ
n
Tỉ lệ
Ăn khi
trẻ ốm

Ít hơn
14
13,2
2
1,9
Nhiều hơn
62
58,5
100
94,3
Bình thường
30
28,3
4
3,8
Khám khi
trẻ ốm
Trạm y tế
104
98,1
106
100,0
Bác sĩ tư
69
65,1
105
99,1
Tự điều trị
1
0,9

0
0
Tổng
106
100,0
106
100
Nhận xét:
Tỷ lệ các bà mẹ hiểu biếu khi trẻ ăn nhiều hơn sau tham vấn tăng 94,3 %
Sau tham vấn các bà mẹ cho rằng cần đưa đến trạm Y tế (100%)

×