Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG E-LEARNING VÀO DẠY HỌC PHẦN CƠ HỌC VẬT LÝ 10 THPT - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA LÝ – HÓA - SINH
----------

NGUYỄN TRÀ GIANG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG E-LEARNING VÀO DẠY HỌC
PHẦN CƠ HỌC VẬT LÝ 10 THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA LÝ - HÓA - SINH
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG E-LEARNING VÀO DẠY HỌC PHẦN CƠ
HỌC VẬT LÝ 10 THPT

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN TRÀ GIANG
MSSV: 2114010208
CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM VẬT LÝ

KHÓA 2014 – 2018


Cán bộ hƣớng dẫn
PGS. TS. HUỲNH TRỌNG DƢƠNG
MSCB:

Quảng Nam, tháng 5 năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Quảng Nam, tháng 05 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Trà Giang


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo
TS. Huỳnh Trọng Dƣơng – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện và hồn chỉnh bài khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý thầy cô giáo tổ Vật lý –
Khoa Lý – Hóa – Sinh Trƣờng Đại học Quảng Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi hồn thành tốt bài khóa luận này cũng nhƣ đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu và tập thể quý thầy cơ giáo trƣờng
THPT Sào Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình nghiên cứu và thực hiện này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tơi
trong q trình học tập và thực hiện đề tài này.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Nam, tháng 05 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Trà Giang


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

ĐH

Đại học

2

GV

Giáo viên

3

HS


Học sinh

4

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

5

ĐC

Đối chứng

6

TN

Thực nghiệm

7

THPT

Trung học phổ thông

8

KH-KT


Khoa học - Kỹ thuật

9

GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo

10

GD

Giáo dục

11

CNTT

Công nghệ thông tin

12

ĐHQG

Đại học quốc gia

13

PTDH


Phƣơng tiện dạy học


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Mơ hình hệ thống E-Learning

7

1.2

Quy trình xây dựng hệ thống E-learning

9

2.1

Cấu trúc chƣơng “Động học chất điểm”

27

2.2


Sơ đồ tiến trình dạy học bài

32

“Chuyển động thẳng biến đổi đều”


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Bảng phân bố HS đƣợc chọn làm mẫu TN

47

3.2

Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra

49

3.3

Bảng phân phối tần suất


50

3.4

Bảng phân bố tần số tích lũy

51

3.5

Bảng phân loại theo học lực của HS

52

3.6

Bảng tổng hợp các tham số đặc trƣng

53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.2


Phân bố điểm hai nhóm TN và ĐC

49

3.3

Đồ thị phân bố tần suất

50

3.4

Đồ thị phân bố tần số tích lũy

51

3.5

Biểu đồ phân loại HS theo học lực

52


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 2
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................. 2

4.2. Phƣơng pháp chuyên gia ................................................................................. 2
4.3. Phƣơng pháp thống kê toán học ...................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2
6. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 3
7. Cấu trúc đề tài .................................................................................................... 3
NỘI DUNG ............................................................................................................ 4
Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ
SỬ DỤNG HỆ THỐNG E-LEARNING VÀO DẠY HỌC VẬT LÝ THPT ........ 4
1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng hệ thống E-Learning vào dạy
học Vật lý ở THPT ................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về E-Learning ............................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm GD của hệ thống E-Learning ....................................................... 5
1.1.3. Mơ hình hệ thống E-Learning ...................................................................... 6
1.1.4. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống E-Learning ............................. 7
1.1.4.1. Nguyên tắc ................................................................................................ 7
1.1.4.2. Quy trình xây dựng hệ thống E-Learning ................................................. 8
1.1.5. Xây dựng bài giảng trong E-learning ......................................................... 11
1.1.5.1. Các bƣớc thiết kế, xây dựng bài trong E-learning .................................. 11
1.1.5.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài giảng E-Learning ......................... 12
1.1.5.3. Hƣớng dẫn đóng gói bài giảng E-learning đúng chuẩn SCORM ........... 13
1.1.6. So sánh giữa các PPDH truyền thống và E-Learning ................................ 16
1.1.6.1. Các phƣơng pháp học tập truyền thống .................................................. 16
1.1.6.2. Phƣơng pháp E-Learning ........................................................................ 17


1.1.7. Các hình thức học tập với E-Learning ....................................................... 17
1.1.7.1. Học tập trực tuyến (Online learning) ...................................................... 18
1.1.7.2. Học tập hỗn hợp (Blended learning) ....................................................... 18
1.1.8. Vai trò của GV và HS trong hệ thống E-Learning ..................................... 18
1.1.8.1. Đối với GV .............................................................................................. 18

1.1.8.2. Đối với HS .............................................................................................. 19
1.2. Thực trạng ứng dụng hệ thống E-Learning trong dạy học hiện nay ở trƣờng
THPT .................................................................................................................... 20
1.2.1. Thực trạng E-Learning tại Việt Nam ......................................................... 20
1.2.2. Thuận lợi .................................................................................................... 21
1.2.3. Khó khăn .................................................................................................... 21
1.2.4. Nguyên nhân .............................................................................................. 22
1.2.5. Giải pháp .................................................................................................... 22
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................ 23
Chƣơng II: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG E-LEARNING VÀO
DẠY HỌC CHƢƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 10 THPT ......... 25
2.1. Đặc điểm chƣơng “Động học chất điểm” Vật lý 10 THPT .......................... 25
2.1.1. Nội dung kiến thức chƣơng “Động học chất điểm” Vật lý 10 THPT ........ 25
2.1.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 25
2.1.1.2. Các đại lƣợng .......................................................................................... 25
2.1.1.3. Các dạng chuyển động đơn giản ............................................................. 26
2.1.2. Cấu trúc chƣơng “Động học chất điểm” Vật lý 10 THPT ......................... 27
2.1.3. Chuẩn kiến thức chƣơng “Động học chất điểm” Vật lý 10 THPT ............ 27
2.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử .............................................................. 29
2.2.1. Định hƣớng xây dựng bài giảng E-Learning đối với phần “Động học chất
điểm” .................................................................................................................... 29
2.2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi của bài “Chuyển động thẳng biến đổi đều” ... 29
2.2.3. Xây dựng bài giảng E-Learning trong bài “Chuyển động thẳng biến đổi
đều” ...................................................................................................................... 30
2.2.4. Kiểm tra, đánh giá khả năng nắm vững kiến thức mới của HS ................. 45


Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................ 45
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 47
3.1. Mục đích TN ................................................................................................. 47

3.2. Đối tƣợng TN ................................................................................................ 47
3.3. Nội dung TN ................................................................................................. 47
3.4. Phƣơng pháp TN ........................................................................................... 47
3.4.1. Chọn mẫu TN ............................................................................................. 47
3.4.2. Tiến hành TN sƣ phạm ............................................................................... 48
3.4.2.1. Quan sát giờ học ...................................................................................... 48
3.4.2.2. Điều tra thăm dò ...................................................................................... 48
3.5. Kết quả TN .................................................................................................... 48
3.5.1. Kết quả điều tra thăm dò ............................................................................ 48
3.5.2. Đánh giá kết quả TN .................................................................................. 49
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................ 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 55
1. Kết luận ............................................................................................................ 55
2. Những đóng góp của đề tài .............................................................................. 55
3. Kiến nghị .......................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại mà cuộc các mạng KH-KT và công
nghệ diễn ra hết sức mạnh mẽ, nó tạo ra cơ sở cho sự phát triển của xã hội, nâng
cao đời sống của con ngƣời. Để theo kịp đƣợc sự phát triển của khoa học và cơng
nghệ, hịa nhập vào nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI thì việc xác định đổi
mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và phát triển nguồn nhân lực đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc ta ƣu tiên hàng đầu. Trong đó, phải kể đến đổi mới PPDH, đây là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của cải cách GD nói chung và cũng nhƣ cải cách cấp
THPT nói riêng [13]. Trong q trình đổi mới PPDH thì PTDH đóng vai trị rất
quan trọng. Các PTDH có ứng dụng CNTT ngày càng phổ biến rộng rãi với ƣu
thế vƣợt trội đã tạo ra hiệu quả tích cực cho q trình dạy học. Trên cơ sở đó,

Quyết định số 698/QĐ-TTg, chỉ rõ: "Áp dụng công nghệ GD, dạy và học điện tử
E-Learning. Xây dựng nội dung, chương trình, bài giảng và tổ chức triển khai
các khóa học theo mơ hình E-Learning". Đây là phƣơng thức học tập có sử dụng
kết nối mạng, lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa ngƣời học với nhau và với
GV [8]. Ƣu điểm lớn nhất mà hệ thống E-Learning mang lại là HS có thể học tập
mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian học so với kiểu dạy học
truyền thống, linh hoạt đăng ký khóa học, có thể điều chỉnh thời gian, tốc độ học
theo khả năng của mình.
Đối với mơn Vật lý, nhờ sự hỗ trợ của bài giảng điện tử, những định luật,
thí nghiệm và hình ảnh phức tạp đƣợc truyền tải dễ dàng giúp HS có thể dễ hình
dung và hiểu bài nhanh hơn. Đặc biệt trong chƣơng "Động học chất điểm" phần
Cơ học Vật lý 10 THPT, có những mơ phỏng mà ta khó có thể thực hiện đƣợc
bằng TN, một số nội dung kiến thức HS khó tiếp thu hết trên lớp nhƣ: Chuyển
động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do, tính tƣơng đối của chuyển động. Nhƣng
khi dạy học theo hệ thống E-Learning thì những khó khăn trên sẽ đƣợc giải quyết
dễ dàng, ta có thể kết hợp các phần mềm, video, các thí nghiệm mơ phỏng gây
thêm phần sinh động và hứng thú cho ngƣời học.

1


Hiện nay, hình thức học tập qua E-Learning đã đƣợc HS sử dụng trong
hoạt động học tập nói chung và trong học tập mơn Vật lý nói riêng nhƣng vẫn
chƣa phổ biến ở nƣớc ta vì một số tính năng đặc thù của nó. Hình thức học tập
này phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ và rất có triển vọng ở Châu Âu,
trong khi đó Châu Á là khu vực ứng dụng cơng nghệ này ít hơn [6]. Hình thức
học tập qua E-Learning là cần thiết, mang nhiều ƣu điểm nên cần đƣợc áp dụng
rộng rãi ở nƣớc ta. Đối với bộ mơn Vật lý nói chung và trong phần "Cơ học" Vật
lý 10 nói riêng, việc ứng dụng hình thức học tập thơng qua hệ thống E-Learning
sẽ giúp giải quyết những khó khăn trong q trình dạy học một cách dễ dàng. Vì

vậy, để tìm hiểu rõ về hệ thống E-Learning và cách học tập trên E-Learning hiệu
quả, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống ELearning vào dạy học phần Cơ học Vật lý 10 THPT” trong bài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
- Tổng quan cở sở lý thuyết về hệ thống E-Learning.
- Phân tích chƣơng trình chƣơng "Động học chất điểm" Vật lý 10 THPT.
- Xây dựng và sử dụng hệ thống E-Learning vào dạy chƣơng "Động học
chất điểm" Vật lý 10 THPT.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy và học có sử dụng hệ thống E-Learning vào dạy học
chƣơng "Động học chất điểm" phần Cơ học Vật lý 10 THPT.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu.
4.2. Phƣơng pháp chuyên gia
- Trao đổi, tiếp thu, tham khảo ý kiến của GV hƣớng dẫn về lĩnh vực mình
nghiên cứu để giúp việc triển khai đề tài có thêm cơ sở vững chắc.
4.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
- Thống kê, xử lý số liệu kết quả điều tra.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

2


- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hệ
thống E-Learning vào dạy học Vật lý.
- Xây dựng hệ thống E-Learning chƣơng "Động học chất điểm" phần Cơ
học Vật lý 10 THPT.
- Thiết kế tiến trình dạy học sử dụng hệ thống E-Learning trong bài
“Chuyển động thẳng biến đổi đều” trong chƣơng "Động học chất điểm" Vật lý 10

THPT.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng hệ thống E-Learning trong dạy học một cách
hợp lý thì sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt cho hoạt động dạy của GV và tích cực hóa
hoạt động học của HS, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần nội dung gồm có 3 chƣơng:
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hệ thống ELearning vào dạy học Vật lý THPT.
- Chƣơng 2. Xây dựng và sử dụng hệ thống E-Learning trong dạy học chƣơng
"Động học chất điểm" phần Cơ học Vật lý 10 THPT.
- Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.

3


NỘI DUNG
Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ
SỬ DỤNG HỆ THỐNG E-LEARNING VÀO DẠY HỌC VẬT LÝ THPT
1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng hệ thống E-Learning vào
dạy học Vật lý ở THPT
1.1.1. Khái niệm về E-Learning
Có rất nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau về E-Learning, mỗi khái
niệm đƣợc nêu ra với những góc nhìn khác nhau. Nhìn chung, E-Learning bao
gồm tất cả các dạng điện tử (forms of electronics) hỗ trợ việc dạy và việc học.
Các hệ thống thơng tin và truyền thơng có hoặc không kết nối mạng đƣợc dùng
nhƣ một phƣơng tiện để thực hiện q trình học tập. Theo đó, các dạng có yếu tố
điện tử đƣợc sử dụng để hỗ trợ dạy học đều đƣợc coi là E-Learning.
Rõ ràng, với những quan niệm khác nhau về E-Learning, chúng sẽ có
những đặc điểm khác nhau; cách thức dạy học cũng diễn ra khác nhau; hạ tầng

công nghệ, cách thức triển khai, ƣu điểm, hạn chế của E-Learning cũng khác
nhau. Sẽ khơng có tài liệu nào đề cập đƣợc đầy đủ về E-Learning theo tất cả
những quan niệm trên. Và do vậy, trong tài liệu này cũng cần phải thống nhất
một khái niệm để khoanh vùng E-Learning.
Trên cơ sở tham khảo nhiều định nghĩa, xem xét bản chất trong từng
trƣờng hợp, có thể hiểu, E-Learning là một hình thức học tập thơng qua mạng
Internet dƣới dạng các khóa học và đƣợc quản lý bởi các hệ thống quản lý học
tập đảm bảo sự tƣơng tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của
ngƣời học. Theo cách hiểu đó thì một hệ thống E-Learning phải đƣợc sử dụng
mạng Internet, tồn tại dƣới dạng các khóa học, sử dụng các hệ thống quản lý học
tập, đảm bảo sự tƣơng tác, hợp tác trong học tập [15].
E-Learning là một thuật ngữ thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý của rất
nhiều ngƣời hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuật
ngữ này. Ở đây chúng tôi sử dụng định nghĩa: “E-learning là một loại hình đào
tạo chính qui hay khơng chính qui hƣớng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong

4


đó có sự tƣơng tác trực tiếp giữa ngƣời dạy với ngƣời học cũng nhƣ giữa cộng
đồng học tập một cách thuận lợi thông qua CNTT và truyền thông” [12].
1.1.2. Đặc điểm GD của hệ thống E-Learning
E-Learning đang phát triển mạnh mẽ và đƣợc coi là phƣơng thức đào tạo
cho tƣơng lai. E-Learning đƣợc coi trọng nhƣ vậy vì đây là hình thức dạy và học
dựa trên CNTT và truyền thông, cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa,
kĩ thuật mơ phỏng, cơng nghệ tính tốn… Ngƣời học có thể học mọi lúc mọi nơi,
học liệu hấp dẫn. Hiệu quả của dạy học thông qua hệ thống E-Learning cao hơn
so với PPDH truyền thống do E-Learning có tính tƣơng tác cao dựa trên đa
phƣơng tiện (multimedia), tạo điều kiện cho ngƣời học trao đổi thông tin dễ dàng
hơn, cũng nhƣ đƣa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của

từng ngƣời. E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức.
Hiện nay, E-Learning đang thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nƣớc trên
thế giới. Rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning đã ra
đời.
E-Learning có những đặc điểm nổi bật hơn hẳn so với phƣơng thức đào
tạo truyền thống ở chỗ:
- Ngƣời học có thể học mọi lúc mọi nơi, vì có sự phổ cập rộng rãi của
Internet đã dần xố đi khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning.
Một khoá học E-Learning đƣợc chuyển tải qua mạng tới máy tính, điều này cho
phép chúng ta có thể học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
- Với nhiều học liệu hấp dẫn thông qua sự hỗ trợ của cơng nghệ
Multimedia, những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh hoạ, âm thanh tăng
thêm tính hấp dẫn của bài học. Việc học giờ đây không chỉ đơn thuần là nghe
giảng mà cịn đƣợc xem những ví dụ minh hoạ trực quan, thậm chí cịn có thể
tiến hành tƣơng tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên.
- Ngƣời học có thể linh hoạt về khối lƣợng kiến thức cần tiếp thu. Bởi vì,
trong một khoá học E-Learning đƣợc phục vụ theo nhu cầu ngƣời học, chứ
không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế ngƣời học có
thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh.

5


- Nội dung dạy và học thay đổi phù hợp cho từng cá nhân. Trong đó, danh
mục bài giảng đa dạng sẽ cho phép chúng ta lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một
cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình. Ngƣời
học tự tìm ra các kĩ năng học với sự giúp đỡ của những tài liệu tự học đƣợc phát
và tài liệu trực tuyến.
- Có nhiều cập nhật mới nhanh vì nội dung khố học thƣờng xun đƣợc
cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng và phù hợp tốt nhất cho ngƣời học.

- Ngƣời học có sự hợp tác, phối hợp, có thể dễ dàng trao đổi với nhau qua
mạng trong quá trình học, trao đổi giữa các ngƣời học và với giảng viên.
- Tiến trình học đƣợc theo dõi chặt chẽ và cung cấp công cụ tự đánh giá.
Các lớp học E-Learning cung cấp cho ngƣời học kế hoạch học tập chi tiết đến
từng tuần. Cung cấp các công cụ điện tử để tự đánh giá (Ví dụ: Trắc nghiệm trực
tuyến, bài tập trực tuyến). Cho phép lƣu vết các hoạt động của ngƣời học.
- Các dịch vụ đào tạo đƣợc triển khai đồng bộ dựa trên nền tảng của hệ
thống E-Learning, nhƣ giải đáp trực tuyến, tƣ vấn học tập, hƣớng nghiệp, ...
1.1.3. Mơ hình hệ thống E-Learning
Trung tâm của hệ thống E-Learning là hệ thống quản lý học tập LMS
(Learning Management System). Theo đó, ngƣời dạy, ngƣời học và ngƣời quản
trị hệ thống đều truy cập vào hệ thống này với những mục tiêu khác nhau đảm
bảo hệ thống hoạt động ổn định và việc dạy học diễn ra hiệu quả.
Một cách tổng thể, một hệ thống E-Learning bao gồm 3 phần chính:
- Hạ tầng truyền thơng và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối ngƣời
dùng (học viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông.
- Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS (hệ thống quản lý học tập trực
tuyến), LCMS (hệ thống quản lý nội dung học tập), Authoring Tools
(Aurthorware, Toolbook).
- Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-Learning là
nội dung các khóa học, các chƣơng trình đào tạo, các courseware.

6


Người quản trị hệ thống

Người học

Người học

Hệ thống
Quản lý học tập LMS
(Learning
Management System)

Người dạy

Công cụ
Xây dựng nội dung
học tập
(Authoring tool)

Người học

Người học

Hình 1.1: Mơ hình hệ thống E-Learning
Để tạo và quản lý một khóa học, ngƣời dạy ngồi việc làm việc trực tiếp
trên hệ thống quản lý học tập, còn cần sử dụng các công cụ xây dựng nội dung
học tập để thiết kế, xây dựng nội dung khóa học và đƣợc đóng gói theo chuẩn gửi
tới hệ thống quản lý học tập.
GV sẽ xây dựng các bài giảng một cách chi tiết sao cho bài giảng có thể
thay thế đƣợc GV để tƣơng tác với ngƣời học thông qua mạng Internet và màn
hình máy tính. Các gói học liệu có chứa các kịch bản tƣơng tác đủ tốt để có thể
thay thế hồn tồn GV trên hệ thống LMS. Tuy nhiên, hiếm có trƣờng hợp ngƣời
GV phán đốn đƣợc đầy đủ những yêu cầu cũng nhƣ trình độ, kinh nghiệm,
hƣớng tiếp cận của ngƣời học. GV vẫn phải xuất hiện trên LMS để hỗ trợ ngƣời
học trong quá trình học tập, hỗ trợ ngƣời học học tập qua một số hình thức nhƣ
Chat, trao đổi trên diễn đàn, thiết kế các bài tập, … nhằm tăng cƣờng khả năng
tiếp thu, lĩnh hội của ngƣời học.

1.1.4. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống E-Learning
1.1.4.1. Nguyên tắc
Sử dụng hệ thống E-Learning trong đổi mới PPDH, hỗ trợ quá trình giảng
dạy của GV và quá trình học tập của HS, là công cụ quản lý hoạt động dạy và

7


học, phổ biến kiến thức cho mọi ngƣời. Hệ thống E-Learning trong Vật lý xây
dựng trên nguyên tắc phong phú, tổ chức, hiệu quả, phân chia nội dung (module),
dễ truy cập và linh hoạt, cá nhân hóa, tƣơng thích chuẩn, tiện ích, dễ thích nghi.
Với hình thức học tập qua hệ thống E-Learning, học viên có thể linh hoạt
đăng ký bao nhiêu khóa học mà việc học cần, có thể tự điều chỉnh thời gian, tốc
độ học theo khả năng và có thể tự tham khảo, nghiên cứu thêm thơng tin qua các
nguồn tài liệu đƣợc hƣớng dẫn. Việc trao đổi thông tin, truyền đạt kiến thức theo
yêu cầu, học viên có thể truy cập các khóa học bất kỳ nơi đâu.
Khi học tập thơng qua E-Learning, ngƣời học có thể tiết kiệm chi phí đi
lại, tiết kiệm thời gian so với phƣơng thức giảng dạy truyền thống do rút giảm sự
phân tán và thời gian đi lại.
1.1.4.2. Quy trình xây dựng hệ thống E-Learning
Dựa vào cấu trúc tổng thể của hệ thống E-learning và căn cứ vào các giai
đoạn của quá trình dạy học, đối tƣợng sử dụng… Hệ thống E-learning hỗ trợ dạy
học đƣợc xây dựng theo quy trình sau [10]:

8


GIÁO VIÊN

ĐỐI

TƢỢNG
SỬ DỤNG

MỤC
TIÊU DẠY
HỌC

HỖ TRỢ NỘI
DUNG
HỆ THỐNG QUẢN
LÝ NỘI DUNG
LCMS

NỘI
DUNG
MÔN HỌC

LỰA
CHỌN CÁC
PHẦN
MỀM

CẤU TRÚC
TỔNG THỂ VÀ
CHỨC NĂNG

THIẾT KẾ CẤU TRÚC HỆ
THỐNG E-LEARNING
PHÙ HỢP


HỖ TRỢ BẢO TRÌ
HỆ THỐNG
HỆ THỐNG
PHẦN CỨNG

XÂY DỰNG NỘI DUNG
CỦA HỆ THỐNG ELEARNING

HỆ THỐNG
QUẢN LÝ QUÁ
TRÌNH HỌC
LMS

XÂY DỰNG HỆ THỐNG

E-LEARNING ĐÃ THIẾT
KẾ
KIỂM TRA VÀ CHẠY THỬ
HỆ THỐNG E-LEARNING
ĐÃ THIẾT KẾ

HỆ THỐNG HOẠT
ĐỘNG CHƢA TỐT

HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG TỐT

ĐƢA HỆ THỐNG E-LEARNING
VÀO SỬ DỤNG

Hình 1.2: Quy trình xây dựng hệ thống E-learning

- GV thiết kế cấu trúc của hệ thống E-Learning phù hợp với mục tiêu dạy
học, đối tƣợng sử dụng, nội dung môn học, cấu trúc tổng thể của hệ thống và các
phần mềm hỗ trợ xây dựng hệ thống để thiết kế hệ thống. Hệ thống E-Learning
thiết kế phải khoa học, đầy đủ các chức năng để đảm bảo đáp ứng đƣợc mục tiêu
dạy học đề ra và phù hợp với đối tƣợng sử dụng, phù hợp với các giai đoạn của
tiến trình dạy học. Trong phần cấu trúc của hệ thống thì GV cần xác định rõ cần

9



×