Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
------------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP CƠ SỞ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NĂM 2020

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thế Tình

Thừa Thiên Huế, tháng 7/2021



ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
------------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP CƠ SỞ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NĂM 2020

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ

Mã số:



Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thế Tình

Thừa Thiên Huế, tháng 7/2021



DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
VÀ DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

TT

Đơn vị cơng tác

Họ và tên

và lĩnh vực chun mơn
1

TS. Nguyễn Thế Tình

Khoa GDTC - ĐH Huế
GDTC và HLTT

2


TS. Nguyễn Gắng

Khoa GDTC - ĐH Huế
Khoa học Giáo dục

3

ThS. Nguyễn Văn Tuấn

Khoa GDTC - ĐH Huế
Giáo dục học (GDTC)

4

ThS. Nguyễn Đình Duy Nghĩa

Khoa GDTC - ĐH Huế
Giáo dục học (GDTC)

5

ThS. Nguyễn Viết Minh

Khoa GDTC - ĐH Huế
Lịch sử

6

TS. Lê Cát Nguyên


Khoa GDTC - ĐH Huế
GDTC và HLTT

i

Nội dung
nghiên cứu cụ
thể được giao
Chủ nhiệm đề tài

Cộng sự đề tài

Cộng sự đề tài

Thư ký đề tài

Cộng sự đề tài

Cộng sự đề tài


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài trong và ngoài nước .............. 1
a. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở nước ngồi................................................ 1
b. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở trong nước ................................................ 3
c. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................................................. 4

2. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 11

3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 12
a. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 12
b. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 12
a. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 12
b. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 12
5. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 13

6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 14
a. Cách tiếp cận ........................................................................................................... 14
b. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 14

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............................................... 24
CHƯƠNG 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN
HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ ..................... 24
1.1. Đánh giá về chương trình mơn học GDTC cho SV ĐH Huế........................... 24
1.2. Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế
.................................................................................................................................. 25
1.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn học GDTC cho
SV ĐH Huế............................................................................................................... 25
1.4. Thực trạng về kết quả học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế ................... 27
1.5. Thực trạng về nhận thức của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại
ĐH Huế..................................................................................................................... 28
1.5.1. Động cơ học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế ......................................... 28
1.5.2. Thái độ học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế .......................................... 28
1.5.3. Biểu hiện về mặt hành vi học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế .............. 29
1.5.4. Mức độ hứng thú của SV trong quá trình học tập môn học GDTC tại ĐH Huế
.................................................................................................................................. 30
1.5.5. Những nguyên nhân ảnh hưởng mức độ hứng thú của SV trong q trình

học tập mơn học GDTC tại ĐH Huế ........................................................................ 30
ii


CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG
TRÌNH MƠN HỌC GDTC DÀNH CHO SV ĐH HUẾ ......................................... 32
2.1. Cơ sở lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình mơn học GDTC
dành cho SV ĐH Huế............................................................................................... 32
2.2. Kết quả lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình mơn học GDTC
dành cho SV ĐH Huế............................................................................................... 34
2.2.1. Tổng hợp các trò chơi dân gian thường dùng trong dạy học và hoạt động .... 34
2.2.2. Kết quả lựa chọn các trị chơi dân gian trong chương trình môn học GDTC
dành cho SV ĐH Huế ............................................................................................... 37
2.2.3. Nội dung, cách thức thực hiện các trò chơi dân gian trong chương trình mơn
học GDTC dành cho SV ĐH Huế ............................................................................. 40
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG
TRÌNH MƠN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT DÀNH CHO SV ĐH HUẾ ........... 48
3.1. Tổ chức ứng dụng các trị chơi dân gian trong chương trình mơn học GDTC
dành cho SV ĐH Huế............................................................................................... 48
3.2. Kết quả ứng dụng các trị chơi dân gian trong chương trình mơn học GDTC
dành cho SV ĐH Huế............................................................................................... 50
3.2.1. So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý của SV
ĐH Huế trước thực nghiệm ...................................................................................... 50
3.2.2. So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý của SV
ĐH Huế sau thực nghiệm ......................................................................................... 53
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 58
1. Kết luận ................................................................................................................ 58
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 60
PHỤ LỤC 1. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC GDTC THEO HỌC CHẾ

NIÊN CHẾ
PHỤ LỤC 2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC GDTC CƠ BẢN THEO HỌC
CHẾ TÍN CHỈ
PHỤ LỤC 3. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC GDTC THEO MƠ HÌNH
CLBPHỤ LỤC 4. PHIẾU PHỎNG VẤN SINH VIÊN
PHỤ LỤC 5. PHIẾU PHỎNG VẤN GIẢNG VIÊN, CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 6. BẢNG KẾT QUẢ HỌC TẬP NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ NHÓM
ĐỐI CHỨNG
PHỤ LỤC 7. THUYẾT MINH ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
PHỤ LỤC 8. BÀI BÁO KHOA HỌC

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1. Số SV tham gia thực nghiệm sư phạm ...................................................... 13
Bảng 2. Phân loại huyết áp ...................................................................................... 23
Bảng 1.1. Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH
Huế ........................................................................................................................... 25
Bảng 1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn học
GDTC cho SV ĐH Huế ............................................................................................ 26
Bảng 1.3. Kết quả học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế,khóa tuyển sinh năm
2017 (n=9272) ........................................................................................................... 27
Bảng 1.4. Kết quả phỏng vấn về động cơ học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế
(n=215) ..................................................................................................................... 28
Bảng 1.5. Kết quả phỏng vấn về thái độ học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế
(n=215) ..................................................................................................................... 29
Bảng 1.6. Kết quả phỏng vấn biểu hiện về mặt hành vi học tập môn học GDTC
của SV ĐH Huế (n=215) .......................................................................................... 29
Bảng 1.7. Kết quả phỏng vấn về mức độ hứng thú của SV trong q trình học tập

mơn học GDTC tại ĐH Huế (n=215) ...................................................................... 30
Bảng 1.8. Những nguyên nhân ảnh hưởng mức độ hứng thú của SV trong q
trình học tập mơn học GDTC tại ĐH Huế (n=215) ................................................ 31
Bảng 2.1. Tổng hợp ý kiến của giảng viên, chuyên gia GDTC xác định các nguyên
tắc cơ bản đối với việc lựa chọn các trò chơi dân gian trong giờ chính khóa cho
SV ĐH Huế (n=32) ................................................................................................... 34
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các trò chơi dân gian để phỏng vấn lựa chọn để áp dụng
trong giờ học GDTC cho SV ĐH Huế ..................................................................... 36
Bảng 2.3. Kết quả 2 lần phỏng vấn lựa chọn các trò chơi dân gian....................... 38
trong chương trình mơn học GDTC dành cho SV ĐH Huế (n=45) ....................... 38
Bảng 2.4. Giá trị chỉ số Wilcoson qua 2 lần phỏng vấn lựa chọn các trò chơi dân
gian trong chương trình mơn học GDTC dành cho SV ĐH Huế........................... 39
Bảng 3.1. Số lượng sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ................... 48
Bảng 3.2a. Xác định thời lương, số lượng và thời điểm tổ chức các trò chơi ....... 49
Bảng 3.2b. Tiến trình thực hiện đối với nhóm thực nghiệm .................................. 50
Bảng 3.3. So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý
của nữ SV ĐH Huế trước thực nghiệm................................................................... 51
Bảng 3.4. So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý
của nam SV ĐH Huế trước thực nghiệm ................................................................ 52
Bảng 3.5. So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý
của nữ SV ĐH Huế sau thực nghiệm ...................................................................... 53
iv


Bảng 3.6. So sánh kết quả kiểm tra đánh giá các chỉ số thể lực, tâm lý và sinh lý
của nam SV ĐH Huế sau thực nghiệm ................................................................... 54
Bảng 3.7. Sự tăng trưởng thể chất và cải thiện tâm sinh lý của Nữ SV ................ 55
Đại học Huế sau thực nghiệm.................................................................................. 55
Bảng 3.8. Sự tăng trường thể chất và cải thiện tâm sinh lý của Nam SV Đại học
Huế sau thực nghiệm ............................................................................................... 56

Biểu đồ 3.1. Sự tăng trường thể chất và cải thiện tâm sinh lý của Nữ SV Đại học
Huế sau thực nghiệm ............................................................................................... 56
Biểu đồ 3.2. Sự tăng trường thể chất và cải thiện tâm sinh lý của Nam SV .......... 57
Đại học Huế sau thực nghiệm.................................................................................. 57

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐH
ĐVHT
ĐVTC
GDTC
GV
HLTT
Nxb
SV
TDTT
ThS
TS
TTTH
ml
cm

ĐH
Đơn vị học trình
Đơn vị tín chỉ
GDTC
Giảng viên

Huấn luyện thể thao
Nhà xuất bản
SV
Thể dục thể thao
Thạc sĩ
Tiến sĩ
Thể thao trường học
Mili lít
Cen-ti-mét

vi


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ KHOA GDTC

1. Thơng tin chung
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình
mơn học GDTC cho SV ĐH Huế
1.2. Mã số: GDTC/2020-05
1.3.Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thế Tình
1.4. Cơ quan chủ trì: Khoa GDTC - ĐH Huế
1.5.Thời gian thực hiện: 12 tháng
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng thể
Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng được các trị chơi dân gian vào q trình
giảng dạy mơn học GDTC nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao kỹ năng vận động, giáo
dục tinh thần đoàn kết, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người học và góp phần
nâng cao chất lượng môn học GDTC cho SV ĐH Huế.
2.2. Các mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn học GDTC cho sinh
viên Đại học Huế
Mục tiêu 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình mơn học GDTC
dành cho SV ĐH Huế
Mục tiêu 3: Ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình mơn học
GDTC dành cho SV ĐH Huế
3. Tính mới và sáng tạo
Q trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
thường quy để lựa chọn được các trò chơi dân gian để áp dụng vào q trình giảng dạy
mơn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Huế nhằm đánh giá được sự phát
triển thể chất, biến đổi về mặt tâm lý, sinh lý của sinh viên Đại học Huế.
4. Các kết quả nghiên cứu thu được (nêu vắn tắt các kết quả chính ứng với
các nội dung nghiên cứu, gồm thông tin, số liệu và đánh giá)
Chương 1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế
1.1. Đánh giá về chương trình mơn học GDTC cho SV ĐH Huế

vii


Nhìn chung, chương trình mơn học GDTC của ĐH Huế hiện nay là đáp ứng
được yêu cầu và mục tiêu đào tạo, tuy nhiên các nội dung dạy học còn nặng về mặt kĩ chiến thuật mà chưa có nhiều hoạt động mang tính rèn luyện thể chất kết hợp với vui
chơi, giải trí tạo nhiều hứng thú cho người học.
1.2. Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho SV ĐH Huế
Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy môn học GDTC có số
lượng tương đối đơng, tuy nhiên xét về trình độ vẫn chưa đảm bảo để đáp ứng yêu cầu
trong cơng tác giảng dạy, bởi lẽ vẫn cịn 10% giảng viên có trình độ cử nhân.
1.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn học GDTC
cho SV ĐH Huế
Do SV của tất cả các trường, khoa đều tập trung học tập môn học GDTC tại
Khoa GDTC- ĐH Huế nên vẫn đang thiếu về số lượng, theo ước tính chỉ đáp ứng

được 50-60% nhu cầu của SV trong toàn ĐH Huế. Các sân bãi dụng cụ như: đường
chạy tiêu chuẩn, sân sân điền kinh, sân đá cầu, sân quần vợt, bể bơi hiện vẫn chưa
có. Sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ hiện nay đã xuống cấp, chưa đạt tiêu chuẩn
thi đấu, số lượng còn hạn chế, đặc biệt là các sân tập trong nhà để phù hợp với thời
tiết mưa nhiều tại Thừa Thiên Huế.
1.4. Thực trạng về kết quả học tập môn học GDTC của SV ĐH Huế
Tỉ lệ SV chưa đạt yêu cầu môn học GDTC khá cao, đặc biệt SV một số trường
như: trường ĐH Sư phạm có 18, 93% SV khơng đạt u cầu; trường ĐH kinh tế có 20,
49% SV không đạt yêu cầu; trường ĐH Nông Lâm có 25, 51% SV khơng đạt u cầu;
trường ĐH Khoa học có 28, 62% SV khơng đạt u cầu. Chỉ SV trường ĐH Y Dược và
trường ĐH Nghệ thuật có tỉ lệ đạt yêu cầu môn học cao, tương ứng với tỉ lệ 4, 56% và 8,
33%. Điều này thấy rằng, tỉ lệ SV đạt yêu cầu môn học vẫn cịn thấp. Do vậy, trong q
trình giảng dạy cần điều chỉnh về mặt nội dung, phương pháp, cách thức đánh giá nhằm
tăng cường sự hứng thú cho người học, nâng cao tính giải trí trong q trình học tập và
tạo cho SV thói quen tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên.
1.5. Thực trạng về nhận thức của SV trong q trình học tập mơn học GDTC tại
Đại học Huế
Mức độ hứng thú của môn học là một trong những vấn đề cần cải thiện nhằm
xây dựng lòng đam mê cho SV tham gia học tập và rèn luyện thể dục thể thao thường
xuyên để tăng cường sức khỏe thể chất, cải thiện hình thể, giúp nâng cao sức khỏe tinh
thần cho SV ĐH Huế một cách bền vững.
Thái độ học tập môn GDTC của SV ĐH Huế hầu hết là tốt, có đến 203 SV
(chiếm 94, 42%) có mặt đầy đủ, đúng giờ trong các giờ học GDTC và 172 SV (chiếm
80%) SV cho rằng buồn khi bị điểm kém ở các bài kiểm tra/thi; Có 162 SV (chiếm 75,
35%) tập trung chú ý nghe giảng và tích cực tập luyện theo sự chỉ dẫn của giảng viên.
viii


SV ĐH Huế chủ yếu đi học đúng buổi quy định, nhưng không tập luyện thêm
(chiếm 60%), nghĩa là SV chỉ tham gia môn học GDTC theo kế hoạch bắt buộc trong

chương trình, cho có nhiều SV tham gia hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa, số đó
chiếm tỉ lệ rất nhỏ với 7, 91% SV cho rằng học chuyên cần, tích cực và thường xuyên
tập luyện thêm và 10, 70% SV đã đi học đúng buổi quy định, thỉnh thoảng có tập luyện
thêm. Điều này phù hợp với động cơ học tập của các em SV và đây là vấn đề đặt ra
cho các nhà GDTC cần điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm
tra đánh giá môn học GDTC trong thời gian tới.
Phần lớn SV chưa hứng thú với môn học GDTC với 145 SV (chiếm 67, 44%)
và không hứng thú học môn học GDTC với 27 SV (chiếm 12, 56%) ý kiến trả lời đồng
ý; số lượng hứng thú và rất hứng thú với mơn học GDTC chỉ có 43 SV (chiếm 20%).
Như vậy, trong các giờ học GDTC cần điều chỉnh phương pháp dạy học, nội dung lên
lớp nhằm tạo hứng thú cho SV học tập tích cực hơn.
Có nhiều ngun nhân gây ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của SV trong q
trình học tập mơn học GDTC tại ĐH Huế trong đó ngun nhân là giảng viên ít tổ
chức các hoạt động vui chơi trong giờ học là một trong những nguyên nhân có số
lượng SV đồng thuận nhất với 205 ý kiến (chiếm đến 95, 35%). Tiếp đến là do nội
dung môn học thiếu hấp dẫn với 172 ý kiến của SV (chiếm 80%) và do học các môn
khác nhiều khơng có thời gian cũng là một ngun nhân có 184 ý kiến (chiếm 85,
58%) đồng ý. Dựa trên kết quả nghiên cứu này đặt ra vấn đề là cần khắc phục các
nguyên nhân về nội dung, hình thức tổ chức dạy học và cải thiện kế hoạch học tập để
SV có nhiều thời gian hoạt động vận động nhằm tăng cường sức khỏe.
Chương 2. Lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình mơn học GDTC
dành cho SV ĐH Huế
2.1. Cơ sở lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình mơn học GDTC
dành cho SV ĐH Huế
Từ kết quả phân tích, tổng hợp các tài liệu về quản lý TDTT trường học, các
giáo trình, sách giáo khoa về trò chơi dân gian và tham khảo các kết quả nghiên cứu
của các tác giả đi trước đề tài rút ra nhận định rằng: để lựa chọn được các trò chơi dân
gian phù hợp với SV ĐH Huế nhất thiết phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản đó là:
Đảm bảo tính thực tiễn, Đảm bảo tính khả thi, Đảm bảo sự phát triển, Đảm bảo sự phù
hợp đối tượng giáo dục.

2.2. Kết quả lựa chọn các trị chơi dân gian trong chương trình mơn học GDTC
dành cho SV ĐH Huế
Đề tài đã xác định được 12 trị chơi dân gian ứng dụng trong chương trình mơn
học GDTC danh cho SV ĐH Huế, bao gồm: Ơ ăn quan; Mèo đuổi chuột; Rồng rắn lên
mây; Kéo co; Cá sấu lên bờ; Một hai ba; Nhảy dây; Cướp cờ; Nhảy lò cò; Lùa vịt;
Chơi u; Đua thuyền.
ix


Chương 3. Ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình mơn học GDTC
dành cho SV ĐH Huế
3.1. Tổ chức ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình mơn học
GDTC dành cho SV ĐH Huế
Đề tài đã tiến hành thực nghiệm 15 tuần từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020,
mỗi tuần tổ chức 1-3 trò chơi (chiếm 15-30 phút/giáo án), mỗi trò chơi được tổ chức 23 lần.
3.2. Kết quả ứng dụng các trò chơi dân gian trong chương trình mơn học GDTC
dành cho SV ĐH Huế.
Sau 05 tháng thực nghiệm, tình trạng thể chất, tâm sinh lý của sinh viên nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm trên cả đối tượng nam và nữ đều thu được kết quả
ttính> tbảng =1.960 ở ngưỡng P < 0.05, có nghĩa là tình trạng thể chất, tâm sinh lý của
sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đã có sự khác biệt và đều có nhịp
tăng trưởng, tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng đáng kể hơn ở đa số các
chỉ tiêu kiểm tra và tăng cao hơn hẳn nhóm đối chứng, chứng tỏ các trị chơi dân gian
đã được lựa chọn và ứng dụng của đề tài đã có hiệu quả cao trong việc phát triển thể
chất, cải thiện đặc điểm tâm lý, sinh lý cho sinh viên nhóm thực nghiệm và điều này
cũng khẳng định các trị chơi dân gian đã lựa chọn có hiệu quả trong quá trình giảng
dạy GDTC cho sinh viên Đại học Huế.
5. Các sản phẩm của đề tài (số lượng, tên gọi, thơng tin vắn tắt của mỗi loại
sản phẩm; xóa đi mục nào khơng có thơng tin)
5.1. Sản phẩm khoa học: Đề tài đã có 02 bài báo khoa học cụ thể như sau:

- Tên bài báo: Nghiên cứu lựa chọn các trị chơi dân gian trong chương trình
mơn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Huế đăng tại Hội thảo khoa học toàn
quốc năm 2021 của trường Đại học Cần Thơ (Xem phụ lục 8).
Thông tin vắn tắt bài báo: Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu,
phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp toán học thống kê đề
tài đã tiến hành đánh giá được thực trạng về chương trình môn học Giáo dục thể chất
(GDTC); về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC; về cơ sở vật chất phục vụ
giảng dạy và học tập; về kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế;
về động cơ học tập, mức độ hứng thú, biểu hiện hành vi của sinh viên và về các
nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hứng thú tham gia học tập môn học GDTC của
sinh viên Đại học Huế.
- Tên bài báo: Đánh giá thực trạng công tác dạy học nội khóa và nhận thức của
sinh viên Đại học Huế về môn học giáo dục thể chất đăng tại Hội thảo khoa học toàn
quốc năm 2021 của trường Đại học Cần Thơ (Xem phụ lục 8).

x


Thông tin vắn tắt bài báo: Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu,
phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp toán học thống kê đề
tài đã phân tích và lựa chọn được 12 trị chơi dân gian để áp dụng trong môn học Giáo
dục thể chất (GDTC) nhằm nâng cao thể lực và tăng cường sự hứng thú trong q trình
học tập mơn GDTC của sinh viên Đại học Huế.
5.2. Sản phẩm đào tạo: Không
5.3. Sản phẩm ứng dụng: Không
5.4. Sản phẩm khác: Không
6. Các đóng góp, khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả
nghiên cứu
Đề tài đã lựa chọn được 12 trò chơi dân gian phù hợp với điều kiện thực tiễn tại
Khoa GDTC và có khả năng ứng dụng vào q trình giảng dạy mơn học GDTC cho

sinh viên Đại học Huế nhằm phát triển thể chất, cải thiện các đặc điểm tâm lý, sinh lý
của SV góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Đại học Huế.
Các kết quả nghiên cứu sẽ chuyển giao trực tiếp cho Khoa GDTC thông qua Tổ
Đào tạo – KHCN, Khoa GDTC – Đại học Huế để đưa vào ứng dụng trong q trình
giảng dạy mơn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế.

Ngày
Khoa trưởng Khoa GDTC

tháng 7 năm 2021
Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Thế Tình

xi


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài trong và ngồi nước
a. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở nước ngoài
Vấn đề nghiên cứu các trò chơi dân gian Việt Nam và hoạt động giảng dạy môn
học GDTC ở trên thế giới chưa được thực hiện. Tuy nhiên, dưới góc độ tìm hiểu, phân
tích các nghiên cứu trước đây, đề tài nhận thấy một số cơng trình liên quan đến trị
chơi, hoạt động chơi của học sinh. Cụ thể:
- Nghiên cứu về bản chất của hoạt động chơi.1
Xác định bản chất hoạt động chơi là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về
mặt phương pháp luận trong nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò

chơi con trẻ. Những năm 30 của thế kỉ XX các nhà tâm lí học, giáo dục học Xơ Viết
đã đưa ra một cái nhìn mới về bản chất tâm lí người nói chung và hoạt động chơi nói
riêng. Bằng những lập luận khoa học, họ đã chứng minh sự xuất hiện của trị chơi như
hình thức cụ thể của hoạt động chơi, gắn liền với lao động ở giai đoạn phát triển nhất
định của xã hội lồi người. Cịn K.Gross đã dựa trên sự quan sát hành vi chơi của con
người và hành vi chơi của con vật đã đi đến nhận định: Hành động chơi của con người
và con vật là giống nhau, đều thể hiện ở dạng luyện tập trước để thích ứng trong đời
sống cá thể, ơng kết luận “chơi thực chất là luyện tập”. Những người theo quan điểm
sinh vật hóa trị chơi như G.Spencer, K.Gross, S.Koll, J.Feud… cho rằng trị chơi
mang tính bản năng nhằm giải tỏa những năng lượng dư thừa trong cơ thể giống như
những con vật cịn non. Ơng cho rằng, trong trị chơi những bản năng nghịch ngợm,
phá phách của trẻ được đáp ứng. Học thuyết “dư thừa” của Spencer có những khía
cạnh mâu thuẫn với thực tiễn. Bởi vì tham gia vào trị chơi khơng chỉ có những cháu
khỏe mạnh mà có những cháu sức khỏe yếu. Hơn thế nữa, chơi khơng chỉ có tiêu hao
sức lực (dư thừ mà cịn có tác dụng khơi phục sức khỏe. Chẳng thế mà nhiều bệnh viện
nhi đồng trên thế giới, trong các phòng điều trị, người ta bố trí đồ chơi, chỗ chơi cho
trẻ em. Thực ra, sự dư thừa năng lượng trong cơ thể trẻ đang phát triển chỉ tạo điều
kiện thuận lợi để trẻ thực hiện trị chơi mà thơi, chứ khơng phải ngun nhân tạo ra trị
chơi. Vào những năm 40, các cộng sự và học trị của L.X.Vưgơtxki, Đ.B.Elcơnhin,
A.V. Zaparogiet, A.N.Leonchiep,... đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu về hoạt động
chơi của học sinh nhỏ. điển hình là những cơng trình nghiên cứu của L.X.Xlavina;
L.A.Gersezon;.... tiến hành dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, bắt đầu từ những
hoạt động có thực của trẻ để từ đó hiểu những biến đổi tương ứng trong ý thức của trẻ
và sau đó tìm hiểu những ảnh hưởng trở lại của sự thay đổi ý thức đối với sự phát triển
tiếp theo của hoạt động. Từ đó các nhà khoa học đi đến kết luận: hoạt động chơi không
nảy sinh một cách tự phát mà do những ảnh hưởng có ý thức hoặc không ý thức từ

1

J. Piaget.(1945). Laformation du symbole chez I' fant, Neuchatel. Paris: Delachaux et Neistel



2

phía người lớn, bạn bè xung quanh trong đó giao tiếp xã hội đóng một vai trị đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển hoạt động chơi của trẻ.
- Nghiên cứu về chức năng giáo dục của trò chơi:
Đối với trẻ nhỏ thì trị chơi là phương tiện và đồng thời cũng là con đường để
đứa trẻ lĩnh hội tri thức và khám phá thế giới xung quanh nó, những luận điểm này mãi
cho đến những năm 30 của thế kỉ XX mới được các nhà khoa học làm sáng tỏ. Trong
những cơng trình nghiên cứu của mình, L.X Vưgơtxki đã lí giải và phân tích vai trị
của hoạt động chơi nhất là dưới dạng các trị chơi mơ phỏng, trên cơ sở những kết quả
nghiên cứu của mình ơng đã chỉ ra: chính những trị chơi mơ phỏng tạo ra vùng "cận
phát triển", là điều kiện đầu tiên thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển nhân
cách, "hồn cảnh chơi" mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá;
việc thực hiện các qui tắc chơi là trường học rèn luyện các phẩm chất ý chí, phẩm chất
đạo đức. Từ những luận điểm trên đây tiếp tục cho những hướng nghiên cứu mới đặc
biệt là nghiên cứu sử dụng trị chơi nhằm mục đích giáo dục trẻ về nhiều mặt. Nhiều
cơng trình nghiên cứu theo hướng nghiên cứu này được ra đời như "Giáo dục trẻ trong
trò chơi" của Đ.B Menđgieritxkaia,...2
- Về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển.3
Nghiên cứu về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ có
A.X.Macarenco, L.X vưgơtxki đã nghiên cứu trị chơi theo hướng tập trung lí giải,
phântích vai trị của hoạt động chơi (nhất là trị chơi mơ phỏng) khi quan niệm rằng:
chính hoạt động vui chơi là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân
cách, trong trị chơi lần đầu tiên trí tưởng tượng xuất hiện, hồn cảnh chơi mang tính
tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá, việc thực hiện các qui tắc trong trị
chơi là trường học góp phần rèn luyện những phẩm chất ý chí ở trẻ, trị chơi là phương
tiện xã hội hóa trẻ em tích cực nhất.
- Về vấn đề phân loại trò chơi:4

J.Piaget bắt đầu học thuyết phát triển trí tuệ dựa trên những hình mẫu về trị
chơi mà ông quan sát được ở 3 đứa con của mình trong cuốn “Play, Dreams and
Imitation in childhood” (1945). Theo J. Piagie các trò chơi lần luợt xuất hiện trong
đời sống cá thể trò chơi - hành động chức năng; trò chơi tượng trưng; trò chơi với
các qui luật. Sự phát triển của trò chơi theo cách mà J. Piagie chỉ ra được xem là
cách phân loại phổ biến trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ. Các giai đoạn phát triển trò
chơi của trẻ nhỏ được S.Smilanski bổ sung và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh
vực nghiên cứu cũng như trong thực tiễn công tác giáo dục trẻ nhỏ ở nhiều nước
trên thế giới trong đó có Việt Nam.5
2

Nguyễn Thị Vân Hương .(2005). "Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học",
Tạp chí giáo dục, số 108.
3
Phạm Vĩnh Thơng, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Hồng Dương. (2002). Trị chơi dân gian của trẻ em Việt Nam.
Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc.
4
Phạm Vĩnh Thơng, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Hồng Dương. (2002). Trị chơi dân gian của trẻ em Việt Nam.
Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc.
5
J. Piaget, (1945), Laformation du symbole chez I' fant, Neuchatel, Paris, Delachaux et Neistel.


3

b. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở trong nước
Nghiên cứu về trò chơi và vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của học sinh,
sinh viên được một số nhà khoa học trong nước đề cập đến dưới góc độ nghiên cứu
tâm lí học và giáo dục học: PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm “Trò chơi của
trẻ em” đã giới thiệu về khái niệm chơi, đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân loại

các trò chơi và tác dụng giáo dục của trị chơi đối với sự phát triển tồn diện của trẻ
lứa tuổi mẫu giáo; tập trung nghiên cứu khai thác trò chơi với tư cách là một phương
pháp, phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo có các tác giả: Nguyễn
Thị Hồ; Nguyễn Thị Thu Hiền; Vũ Thị Ngân. Nghiên cứu vận dụng trò chơi vào công
tác giáo dục học sinh trong nhà trường được các nhà khoa học trong nước tập trung
nghiên cứu với tư cách là phương pháp và hình thức dạy học có tác giả Lưu Thu Thuỷ
và Nguyễn Hữu Hợp đề cập đến trò chơi với tư cách là một trong các phương pháp
dạy học môn đạo đức trong nhà trường tiểu học được thể hiện trong cuốn "đạo đức và
phương pháp giáo dục đạo đức" .
- Nghiên cứu trò chơi dân gian trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên.
Nằm trong hệ thống phân loại của trị chơi có trị chơi dân gian, thực tế trò chơi
dân gianồn tại với nhiều tên gọi khác nhau nhưng trong hệ thống phân loại thì mỗi loại
trị chơi được phân biệt bởi những dấu hiệu đặc trưng riêng, dựa trên cách tiếp cận
khác nhau về phân loại trò chơi.
Trò chơi dân gian và tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian có một ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người. trị
chơi dân gian trước hết thể hiện nét văn hố dân tộc, phản ánh đời sống sinh hoạt của
một cộng đồng người trong lịch sử phát triển, hơn nữa nó mang ý nghĩa giáo dục sâu
sắc. Từ trước đến nay việc nghiên cứu về trò chơi dân gian, sử dụng trò chơi dân gian
đã thu hút các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tuy nhiên chủ yếu chỉ giới hạn trong
lĩnh vực sưu tầm và giới thiệu. Tác giả Lê Anh Thơ trong cơng trình nghiên cứu khoa
học "Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong GDTC cho trẻ mẫu
giáo 3 - 5 tuổi" đã đề cập đến vấn đề sử dụng trò chơi dân gian như là phương tiện
phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trên cơ sở nghiên cứu, triển khai thực nghiệm
một số TCDG vận động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo giai đoạn 3 - 5 tuổi; Tác
giả Lê Thị Ninh với cơng trình "Thử cải tiến một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu
giáo" theo hướng nghiên cứu cải tiến cách thức tác động trong sử dụng một số TCDG
đối với trẻ nhỏ kích thích hứng thú hoạt động ở trẻ. Tác giả Nguyễn Thị Vân Hương
với bài viết "Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh tiểu
học" đã đề cập tới công tác giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua tổ

chức, sử dụng các trị chơi dân gian; ở khía cạnh tiếp cận văn hố dân gian tác giả Đỗ
Thị Hồ đã mạnh dạn đưa ra một cách nhìn về vai trị của trị chơi dân gian và việc bảo
tồn loại hình trị chơi này trong giai đoạn hiện nay "Một vài kiến nghị về việc bảo tồn
các trò chơi dân gian trẻ em trong nhà trường hiện nay", Tạp chí văn hố dân gian, số


4

6, năm 2004). Cùng với xu thế phát triển của kinh tế xã hội, văn hoá và đặc biệt là sự
tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trẻ nhỏ ngày nay còn được tiếp cận với những trò chơi
điện tử hiện đại. Ở những khu vực kinh tế phát triển, khu đơ thị, thành phố các trị chơi
dân gian đang mất dần vị thế bởi sự thế chỗ của các trị chơi điện tử. Một số các em
học sinh có thể ngồi bên máy vi tính hàng giờ đồng hồ, thậm chí nhiều giờ đồng hồ
liền để chơi các trị chơi điện tử hiện đại. trò chơi dân gian đang dần mất đi vai trò và
vị thế trong xã hội hiện đại, biểu hiện rõ nét nhất của vấn đề này là sự hiện diện của số
đông học sinh tại các quán net ngoài cổng trường ngoài giờ học, thậm chí một số
khơng ít các em trốn học để có thời gian chơi game.
Ngoài ra, ở nước ta, trong lĩnh vực GDTC và tổ chức hoạt động trò chơi cho
trẻ đã có nghiên cứu về trị chơi vận động đặc biệt là các trò chơi vận động dân gian
đã thu hút nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu TCVĐ trong cơng tác giáo
dục trẻ mẫu giáo có các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Anh Thơ, Trần Thị Tú, Hà
Thị Kim Linh…Tác giả Lê Anh Thơ xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết cho sử dụng
TCVĐ nhằm mục đích phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo. Tác giả Hà Thị Kim
Linh đã xây dựng hình thức và phương pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo
dục đạo đức cho học sinh tiểu học vùng Đông Bắc...Những nghiên cứu trên đã hệ
thống hóa được cơ sở lí luận về TCVĐ, xây dựng quy trình sử dụng TCVĐ nhằm
mục đích GDTC cho trẻ mẫu giáo, xây dựng biện pháp trong phát triển vận động cho
trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học. Tuy vậy, những cơng trình nghiên cứu các trò chơi
dân gian phù hợp với lứa tuổi SV là hết sức hạn chế. Do đó, đây là một vấn đề cần
đưa ra nghiên cứu một cách bài bản, xây dựng nội dung phù hợp với công tác GDTC

tại ĐH Huế trong thời gian tới.6
c. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Giáo dục thể chất
+ Khái niệm
GDTC là một loại hình giáo dục nên nó là một q trình giáo dục có tổ chức, có
mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức kỹ năng, kỹ xảo vận động từ thế hệ
này sang thế hệ khác, điều này có nghĩa là GDTC cũng như các loại hình giáo dục
khác, nó là một quá trình Sư phạm với đầy đủ các đặc điểm của nó (có vai trị chủ đạo
của nhà Sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà Sư phạm phù hợp với học sinh và đúng
nguyên tắc GDTC nhằm phát huy vai trị chủ động, tự giác tích cực của người học).7
Do đó, GDTC là một hình thức giáo dục nhằm trang bị những kỹ năng, kỹ xảo
và những tri thức chuyên môn (giáo dưỡng) phát triển các tố chất thể lực và tăng
cường sức khỏe.
6
7

Nguyễn Toán, Lê Anh Thơ. (1999). 136 trò chơi vận động dân gian Việt Nam và Châu Á. Hà Nội: Nxb trẻ.
Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự. (2000). Lý luận và phương pháp thể dục thể thao. Hà Nội: Nxb TDTT


5

Như vậy GDTC có thể chia thành 2 mặt tương đối độc lập là dạy học động tác
(giáo dưỡng thể chất) và giáo dục các tố chất thể lực:
Dạy học động tác: Là nội dung cơ bản của giáo dưỡng thể chất đó là q trình
truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của
con người qua đó hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết trong
cuộc sống và những hiểu biết có liên quan (tri thức chuyên môn, luật, phương pháp,
phương tiện của GDTC). Kỹ thuật các môn thể thao, các hoạt động sống cơ bản: đi,
chạy, nhảy, leo, trèo... Kỹ năng, kỹ xảo ngành nghề du lịch, giải trí...

Giáo dục các tố chất thể lực: Đó là tác động hợp lý tới sự phát triển các tố chất
thể lực đảm bảo phát triển các năng lực vận động như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền,
mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động.
Việc dạy học động tác và giáo dục các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ làm
tiền đề cho nhau thậm chí có thể “chuyển” lẫn nhau nhưng chúng khơng bao giờ đồng
nhất và quan hệ có khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và GDTC khác nhau.
Như vậy GDTC là một hình thức giáo dục mà ở đó nội dung chuyên biệt là dạy
học động tác và giáo dục có chủ định các tố chất vận động của con người. Trong hệ
thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với trí dục, đức dục, mỹ
dục và giáo dục lao động.
- Phát triển thể chất
Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn
định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di
truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện).8
Thể chất bao gồm thể hình, năng lực thể chất và năng lực thích ứng:
Thể hình liên quan đến hình thái, cấu trúc của thân thể, bao gồm trình độ phát
triển của cơ thể, những chỉ số tuyệt đối và tương đối của toàn thân hoặc từng bộ phận
và tư thế thân thể.
Năng lực thể chất thể hiện khả năng chức năng của các hệ thống, cơ quan trong
cơ thể qua hoạt động cơ bắp là chính. Nó bao gồm các tố chất vận động (sức nhanh,
sức mạnh, độ dẻo và khả năng phối hợp vận động...).
Năng lực thích ứng thể hiện khả năng thích ứng của cơ thể với hồn cảnh bên
ngồi. Khơng chỉ là sự thích ứng đơn giản mà cịn là đề kháng với bệnh tật.
Phát triển thể chất là quá trình biến đổi hình thái và chức năng cơ thể con người
diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân.

8

Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự. (2000). Lý luận và phương pháp thể dục thể thao. Hà Nội: Nxb TDTT




×