Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh buôn hồ bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.35 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

-----*-----
HUỲNH CƠNG SỰ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH BUÔN HỒ BẮC ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ĐÀ NẴNG, 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

-----*-----

HUỲNH TCaNnG SỰ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH BUÔN HỒ BẮC ĐĂK LĂK

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phan Thanh Hải

ĐÀ NẴNG, 2022

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.
TS Phan Thanh Hải trong quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng tồn thể các thầy cơ giáo
trường Đại học Duy Tân đã tận tình dạy bảo truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm
trong suốt thời gian học tập tại trường và nhờ đó có được những kiến thức để thực
hiện luận văn.

Xin cảm ơn những đồng nghiệp, bạn bè tại Agribank chi nhánh Buôn Hồ, Bắc
Đăk Lăk đã hỗ trợ, cung cấp, chia sẻ thông tin, số liệu cho luận văn.

Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn
thiện luận văn nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự
đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn

Huỳnh Công Sự

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết

quả nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có
bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng về kết quả
luận văn của mình.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn

Huỳnh Công Sự

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
5. Bố cục luận văn.....................................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...............................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA.....7
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................................................................7
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI...........................................................................................7
1.1.1. Khái quát về rủi ro tín dụng.............................................................................7
1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại [7]..................................13
1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI [7]................................................................................................16
1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng------------------------------------------------------------17
1.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng-------------------------------------------------------------19
1.2.3. Kiểm sốt rủi ro tín dụng-------------------------------------------------------------25

1.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng-----------------------------------------------------------------29
1.3. KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........33
1.3.1. Khái niệm......................................................................................................33
1.3.2. Đặc điểm của khách hàng cá nhân.................................................................33
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI [2].............................................................36
1.4.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng...................................................................36
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng..................................................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................40

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BUÔN HỒ, BẮC ĐĂK LĂK..........41
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BUÔN HỒ, BẮC ĐĂK LĂK..........41
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................41
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Bn Hồ, Bắc Đắk Lắk..................................41
2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh Buôn Hô, Bắc Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020.........................43
2.1.4. Tình hình hoạt động của tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Buôn Hô, Bắc Đắk Lắk.........45
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH BUÔN HỒ, BẮC ĐĂK LĂK...................................53
2.2.1. Về nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân--------------------------------53
2.2.2. Về đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân---------------------------------60
2.2.3. Về kiểm sốt rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân--------------------------------64
2.2.4. Về tài trợ rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân-------------------------------------69
2.3. MỘT SỐ TỒN TẠi HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI, HẠN CHẾ QUẢN

TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BUÔN HỒ, BẮC
ĐĂK LĂK................................................................................................................ 76
2.3.1. Một số tồn tại, hạn chế...................................................................................76
2.3.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế.........................................................................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................81
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BUÔN HỒ, BẮC ĐĂK LĂK
................................................................................................................................. 82
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BUÔN HỒ, BẮC ĐĂK LĂK VỀ
CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
ĐẾN NĂM 2026.....................................................................................................82
3.1.1. Định hướng cụ thể.........................................................................................82
3.1.2. Mục tiêu.........................................................................................................84
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BUÔN HỒ, BẮC ĐĂK LĂK..........85
3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ..................................................85
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân.......................87
3.2.3. Hồn thiện các cơng cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm sốt rủi ro tín dụng khách
hàng cá nhân............................................................................................................90
3.2.4. Tích cực hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân gây ra.......98
3.2.5. Giải pháp hỗ trợ khác...................................................................................102
3.3. KIẾN NGHỊ..................................................................................................108
3.3.1. Với Agribank Hội Sở chính.........................................................................108
3.3.2. Với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đăk Lăk.....................................109
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................110

KẾT LUẬN..........................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên văn
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
AGRIBANK Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Agribank Chi nhánh Buôn Việt Nam - Chi nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk.
Hồ, Bắc Đăk Lăk Cán bộ tín dụng
CBTD Trung tâm thơng tin tín dụng NHNN
CIC Khách hàng cá nhân
KHCN Ngân hàng
NH Ngân hàng Nhà nước
NHNN Ngân hàng thương mại
NHTM Quản trị rủi ro
QTRR Rủi ro tín dụng
RRTD Tổ chức tín dụng
TCTD Tài sản đảm bảo
TSĐB Việt Nam Đồng
VND Sản phẩm dịch vụ
SPDV Xếp hạng tín dụng
XHTD Xếp hạng tín dụng nội bộ
XHTDNB Kế hoạch kinh doanh
KHKD

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu của Agribank chi nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk............44
Bảng 2.2. Số lượng khách hàng cá nhân các ngành kinh doanh..............................47
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu tín dụng theo đối tượng vay vốn.........................................48
Bảng 2.4. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn..................................................................49
Bảng 2.5. Cơ cấu tín dụng khách hàng cá nhân theo ngành kinh tế.........................50
Bảng 2.6. Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo......................................................52
Bảng 2.7. Thang xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân..............................61
Bảng 2.8. Bảng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ...................................................63
Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn khách hàng cá nhân..............................................70
Bảng 2.10. Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ..................................................................71
Bảng 2.11. Nguồn dự phịng rủi ro giai đoạn 2018 - 2020.......................................74
Bảng 2.12. Tỷ lệ xóa nợ rịng KHCN tại Agribank chi nhánh Bn Hồ giai đoạn
2018 -2020............................................................................................................... 75
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp dấu hiệu các khoản nợ vay có vấn đề............................104
Bảng 3.2. Bảng phân tích rủi ro ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng....105

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Agribank Chi nhánh Bn Hồ, Bắc Đăk Lăk..................42
Hình 2.2. Đồ thị về lượng khách hàng cá nhân của chi nhánh.................................47
Hình 2.3. Biểu diễn đồ thị khách hàng vay vốn.......................................................48
Hình 2.4. Biểu diễn đồ thị cơ cấu tín dụng theo thời hạn.........................................50
Hình 2.5. Biểu diễn đồ thị cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế................................51
Hình 2.6. Biểu diễn đồ thị cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo.............................52
Hình 2.7. Biểu diễn đồ thị biến động của nợ xấu.....................................................71
Hình 2.8. Biểu diễn đồ thị cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ...........................................72

1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước bối cảnh của đại dịch Covid 19, nền kinh tế tồn cầu nói chung cũng

như nền kinh tế của Việt Nam nói riêng đều chịu nhiều thiệt hại đến sinh mạng và
tài sản ảnh hưởng đến thu nhập người lao động, công ăn việc làm, mọi thứ đều đảo
lộn, lạm phát tăng…Đặc biệt, ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngân hàng: giao
dịch giảm, khơng cho vay, khách hàng ít gửi và thanh tốn giảm nhiều, nguy cơ khả
năng khó trả nợ ngày càng cao của khách hàng. Đặc biệt là khách hàng cá nhân
ngày càng đóng vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển của các NHTM. Các
sản phẩm dịch vụ Ngân hàng dành cho cá nhân là các sản phẩm tín dụng đang được
các Ngân hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú và trở thành công cụ cạnh tranh chủ
yếu. Chính vì vậy, các Ngân hàng đều ra sức giành giật khách hàng, điều này làm
cho mức độ cạnh tranh trong khu vực này hiện nay trở nên gay gắt và quyết liệt hơn
bao giờ hết.

Trong những năm qua, cơng tác QTRRTD tại Agribank Việt Nam nói chung
và tại Agribank chi nhánh Bn Hồ, Bắc Đăk Lăk nói riêng đang từng bước điều
chỉnh cơ cấu nợ, đầu tư cơng nghệ để quản lý rủi ro thay vì theo dõi thủ công như
trước đây, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên…đang dần dần được đổi mới
và hoàn thiện. Việc nhận diện, đo lường, đánh giá kiểm soát và tài trợ rủi ro tín
dụng là một trong những hoạt động mà lãnh đạo chi nhánh luôn luôn quan tâm và
đạt được kết quả nhất định, góp phần vào kết quả kinh doanh của đơn vị ngày càng
hoạt động hiệu quả. Tuy vậy, Agribank chi nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk vẫn cịn
gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực này, đặc biệt là việc xử lý nợ xấu, cụ thể năm
2018 tỷ lệ nợ xấu/TDN là 1,06%; năm 2019 là 0,8%; năm 2020 là 0,65%, nợ xấu
cao và tập trung phần lớn vào nhóm đối tượng KHCN nên ảnh hưởng lớn đến hoạt
động kinh doanh tại đơn vị, đặc biệt là khó khăn về tài chính, làm cơng tác
QTRRTD tại Agribank chi nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk vẫn còn những hạn chế từ
việc nhận diện còn sơ sài, thiếu cơ sở đến đo lường cảm tính rồi việc đánh giá kiểm

sốt qua loa, chiếu lệ và mang tính đối phó và cuối cùng tài trợ rủi ro khơng được

2

chuẩn mực, chính xác, bởi chưa khách quan trong cơng tác thẩm định KHCN, việc
kiểm soát trước trong và sau khi vay của khách hàng chưa được chặt chẽ… Đây là
vấn đề mà Agribank chi nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk hết sức quan tâm và tìm giải
pháp nhằm hồn thiện hơn công tác này.

Nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, tác
giả xin chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành TCNH.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:
+ Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng
và các vấn đề có liên quan đến rủi ro tín dụng của NHTM;
+ Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk, chỉ ra các mặt đã đạt được, các hạn chế và nguyên
nhân các hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng;
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam -
Chi nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào công tác quản trị rủi ro tín
dụng đối với khách hàng cá nhân.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

- Chi nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk.
+ Thời gian: Giai đoạn 2018 – 2020 và KHKD đến năm 2026.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, bao gồm các phương
pháp khác như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp
so sánh, để phân tích thực tế về thực trạng phát triển cho vay Khách hàng cá nhân

3

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam Chi nhánh Buôn Hồ,
Bắc Đăk Lăk nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp thống kê mô tả: là các phương pháp liên quan đến việc thu
thập số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung và kết quả cho vay
Khách hàng cá nhân nói riêng, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng
khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp nhằm mục tiêu làm
rõ những thiếu sót cũng như kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình thực
hiện cơng việc tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam Chi
nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk. Tổng hợp có sự chọn lọc, để tổng hợp chính xác và
từ đó đưa ra được các kết luận phù hợp nhất với nội dung đề tài nghiên cứu.

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu, mỗi
chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh, hiệu quả cho
vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
nam Chi nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk. So sánh các chỉ tiêu này qua các năm hay
giữa các Ngân hàng để thấy được sự tăng trưởng của các chỉ tiêu đánh giá.
5. Bố cục luận văn


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương
cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương
mại.

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam Chi nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk
Lăk.

Chương 3: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam Chi nhánh Buôn Hồ, Bắc Đăk
Lăk.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách
hàng cá nhân, tác giả tham khảo nhiều tài liệu nghiên cứu có liên quan như sau:

4

- Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sĩ Trường ĐH Kinh tế Quốc
dân, có nhận xét:

+ Luận giải và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro
nói chung cũng như vấn đề rủi ro tín dụng ngân hàng nói riêng.

+ Nghiên cứu các nội dung liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro tín dụng,
những kinh nghiệm của các nước phát triển, thông lệ quốc tế và khả năng bài học có
thể tham khảo, áp dụng đối với các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT

Việt Nam nói riêng.

+ Trên cơ sở lý luận thực tiễn kết hợp với phân tích thực trạng và đặc thù
hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam để xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro
tín dụng hiệu quả, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, góp phần vào q
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy nền kinh tế nước ta hội nhập và phát triển.

- Lê Khắc Thái (2014), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ Trường đại học
Công nghệ TP.HCM, có xác định:

+ Tìm hiểu và làm rõ được cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng cũng
như học tập các kinh nghiệm thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng của các nước trên thế
giới vào Việt Nam.

+ Nghiên cứu, phân tích tình hình hoat động cho vay, đánh giá thực trạng
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh
TP.HCM giai đoạn 2010-2012

+ Trên cơ sở phân tích, kết hợp với việc tìm hiểu các kinh nghiệm quản trị
rủi ro quốc tế, người viết đề xuất ra một số giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh TP.HCM.

5

- Nguyễn Minh Khoa (2015), Kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Trường

Đại học Đà Nẵng, có nhận định:

+ Hệ thống hoá lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ tại NHTM.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng của cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk để xác
định những tồn tại và nguyên nhân.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm sốt
nội bộ hoạt động tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk.
- Trần Anh Lâm (2017), Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Việt Á CN Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Trường ĐH Duy Tân, Đà
Nẵng, có nhận xét:
+ Hệ thống hoá lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
của các NHTM.
+ Định hình và hệ thống các dạng thức về thực trạng trong cơng tác quản
trị rủi ro tín dụng.
+ Đề xuất các giải pháp hồn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối
với Ngân hàng Việt Á CN Đà Nẵng nói riêng và đối với các NHTM nói chung.
- Trịnh Thị Huệ (2019), Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện EaH’leo Bắc
Đăk Lăk. Luận văn Thạc sĩ Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng, có nhận xét:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan về rủi ro tín dụng và quản
trị rủi ro tín dụng của NHTM.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng
cá nhân tại Agribank chi nhánh Huyện EaH’leo Bắc Đăk Lăk để xác định được
những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế nhằm tìm giải pháp khắc phục.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng
và hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Huyện
EaH’leo Bắc Đăk Lăk trong thời gian đến.


6

Các đề tài nêu trên, được tác giả vận dụng kết hợp luận văn tổng hợp và phân
tích các bài viết các báo cáo từ các tạp chí của Ngân hàng nhà nước, Tạp chí phát
triển kinh tế, các bài viết trên website của NHNN, Agribank, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch đầu tư ... về rủi ro trong hoạt động Ngân hàng, trong đó bao gồm các vấn đề
về quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, trong q trình nghiên cứu luận văn chưa thấy
các nội dung đã vận dụng đã thực hiện trên địa bàn Buôn Hồ, Bắc Đăk Lăk. Vì thế,
luận văn cho rằng đây là khoảng trống trong nghiên cứu, mà luận văn cần hướng
đến.

7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái quát về rủi ro tín dụng
1.1.1.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng
a. Khái niệm rủi ro [9]

Theo trường phái truyền thống:
+ Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến.
+ Rủi ro là sự không may (Giáo sư Nguyễn Lân).
+ “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại ..” (từ điển
Oxford).
+ Trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa: “rủi ro là sự tổn thất

về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”.
+ “Rủi ro là những bắt trắc ngồi ý muốn xảy ra trong q trình sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp”.
Như vậy rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên
quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn có thể xảy ra cho con
người.
Theo trường phái trung hòa một số tác giả khái niệm rủi ro như sau:
+ Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight).
+ Theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith: “ rủi ro là sự biến động tiềm
ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xảy ra hầu hết tất cả hoạt động của con người. khi
có rủi ro người ta khơng thể dự đốn được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi
ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn
đến khả năng được hoặc mất khơng thể đốn trước”.

8

Như vậy: “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính
tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát,
nguy hiểm… cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội”.
b. Khái niệm rủi ro tín dụng [2]

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, tín dụng là hoạt động chủ yếu của
Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại là hoạt động có nhiều rủi
ro và phức tạp nhất. NHTM ln đặt ra mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời tối
thiểu hóa rủi ro. Để đặt được mục tiêu đó địi hỏi NHTM phải có những giải pháp
thích hợp để quản lý và phịng ngừa rủi ro tín dụng.

Rủi ro lớn nhất trong hoạt động tín dụng là rủi ro tín dụng, là khả năng xảy ra
những tổn thất mà Ngân hàng phải gánh chịu khi người vay không trả nợ đúng hạn,
không trả hoặc trả không đầy đủ gốc và lãi. Đối với Ngân hàng, rủi ro tín dụng vừa

mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Sự khách quan trong rủi
ro tín dụng làm cho nó trở nên khơng thể loại trừ. Mặt khác, bởi lợi nhuận phần nào
cũng là một phần thưởng của rủi ro nên người ta chỉ tìm cách hạn chế rủi ro tới mức
có thể chấp nhận được mà thơi.

Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho
khách hàng. Bất kỳ một khoản tín dụng nào được cấp ra đều phải tuân thủ theo ba
nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc vay đúng mục đích: Sau khi được chấp thuận cho vay, người
được cho vay phải sử dụng vốn theo đúng với mục đích vay được thể hiện trong hồ
sơ vay vốn.

- Nguyên tắc trả nợ gốc và lãi tiền vay: Khi trả, người được cho vay sẽ phải
trả cả gốc lẫn lãi cho phía Ngân hàng. Tiền lãi có thể trả theo kỳ theo thỏa thuận
giữa hai bên trong hồ sơ vay vốn.

- Nguyên tắc trả đúng hạn: Người được cho vay phải có nghĩa vụ trả cả tiền
lãi lẫn tiền gốc đúng thời hạn đã thỏa thuận. Nếu vượt quá thời hạn mà người được
cho vay vẫn chưa trả thì phải bị phạt theo điều khoản đã ký từ trước.

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng như sau:

9

+ Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người vay
khơng thanh tóan được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ
trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu
trong họat động cho vay của ngân hàng.


+ Theo Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụng
được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay khơng thể chi trả tiền lãi, hoặc hịan trả
vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố
đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khỏan của
ngân hàng.

Theo khoản 1, điều 2 của quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04 tháng 6
năm 2014 của NHNN Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng, với khái niệm:” Rủi ro tín dụng trong hoat động ngân hàng của tổ chức tín
dụng là khả năng xãy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết”.
1.1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng [4]

Rủi ro tín dụng được chia thành hai loại:
Rủi ro giao dịch: Là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng. Rủi ro giao dịch
bao gồm:
+ Rủi ro xét duyệt: rủi ro liên quan đến q trình đánh giá và phân tích tín
dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng.
+ Rủi ro bảo đảm: liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay như các tiêu
chuẩn về bảo đảm mức tiền vay, loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm…
+ Rủi ro kiểm soát: liên quan đến việc theo dõi khoản cho vay.
Rủi ro danh mục: là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn
chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành 2 bộ phận:
+ Rủi ro cá biệt: liên quan đến từng loại cho vay.

10

+ Rủi ro tập trung cho vay: liên quan đến đến việc kém đa dạng hóa cho vay

như cho vay quá nhiều vào một số KH, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một
vùng địa lý nhất định hoặc có thể là cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.1.3. Ngun nhân rủi ro tín dụng [4]

Có 4 nguyên nhân cơ bản gây nên rủi ro tín dụng, đó là: ngun nhân do chính
ngân hàng, ngun nhân từ phía khách hàng, ngun nhân khách quan từ mơi
trường bên ngồi và ngun nhân từ các đảm bảo tín dụng tạo nên.
a. Những nguyên nhân từ phía ngân hàng

Những nguyên nhân từ phía ngân hàng, là do:
+ Chính sách tín dụng khơng hợp lý, q nhấn mạnh vào lợi nhuận ngân hàng
nên khi cho vay quá chú trọng về lợi tức.
+ Cán bộ tín dụng khơng tn thủ chính sách tín dụng, khơng chấp hành đúng
quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh.
+ Định giá tài sản không đảm bảo khơng chính xác hoặc khơng thực hiện đầy
đủ thủ tục pháp lý cần thiết.
+ Cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn
các ngân hàng khác.
b. Những nguyên nhân từ phía khách hàng
Những nguyên nhân từ phía khách hàng, là do:
+ Nguyên nhân từ phía người đi vay là một trong những nguyên nhân chính
gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Nhìn chung các nguyên nhân này ngân hàng
có thể xác định được thơng qua q trình tìm hiểu, nắm vững “tình hình sức khỏe
của khách hàng” cả trước, trong và sau khi cho vay, tìm hiểu mục đích sử dụng tiền
vay và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh.
+ Rủi ro trong kinh doanh của người đi vay: Chẳng hạn, rủi ro kinh doanh của
doanh nghiệp được thể hiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu
của kết quả kinh doanh. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu
việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp khơng khoa học, việc dự tốn chi phí và xác định mức sản lượng



×