Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TỈNH THANH HOÁ - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.39 KB, 10 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0088
Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4A, pp. 12-21
This paper is available online at

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI
THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG STEAM
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TỈNH THANH HOÁ

Hồ Sỹ Hùng
Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức

Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát thực trạng phát triển tính sáng tạo của
trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động STEAM ở trường mầm non. Sử dụng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó trọng tâm là sử dụng phiếu khảo sát kết hợp
quan sát các hoạt động giáo viên tổ chức. Kết quả khảo sát 75 GVMN, CBQL (N=75) và
khảo sát biểu hiện tính sáng tạo của 25 trẻ 5-6 tuổi (N=25) đã cho thấy giáo viên còn một số
hạn chế trong tổ chức các hoạt động STEAM nhằm kích thích sự sáng tạo của trẻ, đồng thời
nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn đối với các trường mầm non tỉnh Thanh Hoá trong
việc tổ chức các hoạt động STEAM nhằm phát triển tính sáng tạo của trẻ. Kết quả nghiên
cứu này là cơ sở cho các nhà giáo dục đề xuất các biện pháp nhằm phát triển tính sáng tạo
của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động STEAM ở trường mầm non.
Từ khố: tính sáng tạo, các hoạt động STEAM, trẻ 5-6 tuổi.

1. Mở đầu

Sáng tạo là khả năng riêng của mỗi người, giúp cho mỗi cá nhân thể hiện được ý tưởng
riêng, sự độc đáo đối với các sản phẩm vật chất hay tinh thần do cá nhân tạo ra [1]. Các nhà
nghiên cứu tiết lộ rằng giai đoạn vàng để phát triển tính sáng tạo là giai đoạn lứa tuổi mẫu giáo
[2]. Do đó, để phát triển kĩ năng sáng tạo người lớn cần hỗ trợ các em biết cách tạo ra những giá
trị riêng, những sản phẩm độc đáo theo cách thể hiện riêng của mỗi trẻ [3], [4]. Mơi trường giáo
dục có thể giúp trẻ bộc lộ được kĩ năng sáng tạo khi chúng được thiết kế phù hợp với nhu cầu,


sở thích, niềm đam mê của mỗi trẻ, khi đó trẻ có thể tự do hoạt động với các vật liệu khác nhau
để nảy sinh ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo [5]. Makhmalbaf và Yi-Luen (2007) cho rằng ảnh
hưởng của môi trường vật chất tác động mạnh mẽ đến khả năng sáng tạo của trẻ, khơi dậy
những ý tưởng mới mẻ ở trẻ [6]. Chính vì vậy, phát triển kĩ năng sáng tạo được xem là một
trong những nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay.

Để hình thành và rèn luyện phẩm chất nhân cách, những kĩ năng sống nền tảng ở trẻ, các
nghiên cứu đã tập trung tìm kiếm các phương pháp tác động để trẻ bộc lộ những năng lực này,
trong đó, kĩ năng sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề được đề cập tới nhiều trong các nghiên
cứu về giáo dục STEAM [7], [8]. Siti Wahyuningsih khẳng định STEAM có vai trị rất lớn đối
với việc hình thành những khái niệm của sự vật, hiện tượng về thế giới xung quanh [9]. Ngồi
ra, giáo dục STEAM cịn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tính sáng tạo của trẻ mầm non,
minh chứng này được nêu rõ trong các nghiên cứu tại Hy Lạp [10]. Aytül Üret & Remziye
Ceylan (2021) đã chỉ ra hiệu quả của giáo dục Stem đối với sự phát triển tính sáng tạo của trẻ

Ngày nhận bài: 2/8/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022.
Tác giả liên hệ: Hồ Sỹ Hùng. Địa chỉ e-mail:

12

Thực trạng phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động…

mẫu giáo 5 tuổi với nghiên cứu Exploring the effectiveness of STEM education on the creativity
of 5-year-old kindergarten children (Khám phá hiệu quả của giáo dục STEM đối với sự sáng
tạo của trẻ mẫu giáo 5 tuổi) [11]. Sự khéo léo và khả năng sáng tạo của trẻ được STEAM khơi
dậy, giúp các em tạo ra những ý tưởng và dự án mang tính độc đáo [12-14]. Năng lực nghề
nghiệp của giáo viên mầm non cũng được phát triển khi giáo viên xây dựng các kế hoạch hoạt
động STEAM cho trẻ, đồng thời kích thích năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo và làm việc
nhóm của trẻ mẫu giáo [15], giáo dục STEAM được khuyến khích phát triển ở các trường mầm
non hiện nay [16], [17].


Ở Việt Nam, trong những năm gần đây giáo dục STEAM đã bắt đầu xuất hiện nhiều tại các
cơ sở giáo dục tư thục, các trường mầm non quốc tế. Mặc dù, giáo dục STEAM đã tạo cơ hội
lớn để trẻ phát triển các kĩ năng nền tảng, khơi dậy những năng lực sáng tạo ở mỗi trẻ. Tuy
nhiên, nó vẫn chưa được triển khai trên rộng rãi, đồng bộ tại các cơ sở giáo dục mầm non, vì
một số lí do như: cơ sở vật chất, điều kiện thực tế ở mỗi khu vực, cơ hội tiếp cận mô hình giáo
dục STEAM của giáo viên mầm non (GVMN). Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra nhiều
lợi ích của giáo dục STEAM đối với sự phát triển tính sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu
về phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua tổ chức các hoạt động STEAM ở trường
mầm non vẫn cịn chưa nhiều. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ làm rõ thực trạng phát triển tính sáng
tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động STEAM ở một số trường mầm non tỉnh
Thanh Hoá, và tập trung làm rõ một số câu hỏi nghiên cứu sau:

1) Các biện pháp phát triển tính sáng tạo của trẻ thơng qua tổ chức các hoạt động STEAM?
2) Những khó khăn trong q trình phát triển tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ
chức các hoạt động STEAM?
3) Những biểu hiện về tính sáng tạo của trẻ thơng qua các hoat động STEAM?

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Giáo dục STEAM và vai trị của nó đối với sự phát triển tính sáng tạo của trẻ
5-6 tuổi

STEAM là sự kết hợp giữa nghệ thuật với các môn học STEM truyền thống là: Khoa học,
Công nghệ, Kĩ thuật và Tốn học [16]. Nó nhấn mạnh việc học tập dựa trên thực hành/trải
nghiệm thay vì theo cách giáo dục truyền thống là truyển thụ lí thuyết. Việc cho trẻ tiếp xúc với
giáo dục STEAM trong những năm đầu đời sẽ khơi dậy sự tị mị, hứng thú và ni dưỡng sự
sáng tạo của trẻ. Tham gia vào các hoạt động giáo dục STEAM, trẻ thể hiện được nhu cầu khám
phá, đặt ra mục tiêu và tìm cách giải quyết vấn đề thông qua các thử ngiệm đơn giản [18, 19].
Đồng thời khi trẻ tham gia cùng nhau sẽ phối hợp và chia sẻ ý tưởng để hoàn thành sản phẩm

của cá nhân và sản phẩm của nhóm [20]. Do vậy, để kích thích tính sáng tạo của trẻ, người lớn
cần tạo cơ hội, môi trường hoạt động để giúp các em bộc lộ được năng lực sáng tạo [2].

STEAM khơi dậy sự tìm tịi, sáng tạo và phát triển tư duy qua những chủ đề khác nhau. Sự
sáng tạo của trẻ có thể được thể hiện ở nhiều khía cạnh như khám phá sự vật hiện tượng, lắp ráp
vật thể, đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời,… Mặc dù những sản phầm có thể rất đơn giản nhưng
nó lại đóng vai trị rất lớn trong việc kích thích phát triển tư duy. Sau mỗi hoạt động khám phá,
trẻ sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức mới, đồng thời có thể có nhiều ý tưởng và có điều kiện thực
hành để kiểm chứng.

Chương trình GDMN ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT - BGDĐT ngày 25 tháng 07
năm 2009 và sửa đổi theo thông tư 01/2021/VBHN - BGDĐT ngày 13 tháng 04 năm 2021 được
biên soạn dựa trên quan điểm hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, tạo điều kiện cho mọi
trẻ được phát triển liên tục và đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của vùng miền và các đối tượng trẻ
[21]. Mục tiêu của giáo dục mầm non hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực, tính tự lập, sáng

13

Hồ Sỹ Hùng

tạo, hòa nhập, chia sẻ, hợp tác,… Ở mỗi độ tuổi những yêu cầu và kết quả mong đợi sẽ được thể
hiện khác nhau, từng lĩnh vực phát triển ở độ tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi tính sáng tạo
được ngày càng nâng cao để chuẩn bị cho trẻ bước vào học tập ở trường phổ thông. Một số biểu
hiện của tính sáng tạo ở trẻ được nêu lên trong chương rình giáo dục mầm non như: Đặt tên mới
cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát; Thực hiện một số công việc theo cách riêng của
mình; Thể hiện ý tưởng của bản thân thơng qua các hoạt động khác nhau; Kể lại câu chuyện
quen thuộc theo cách khác. Những nội dung này sẽ được lồng ghép trong các hoạt động giáo
dục STEAM ở trường mầm non để trẻ thoả mãn nhu cầu tìm tịi và khám phá.

2.2. Phương pháp nghiên cứu


- Địa bàn nghiên cứu: Lựa chọn tỉnh Thanh Hoá làm địa bàn nghiên cứu, đây là một trong
những địa phương có diện tích và số lượng trẻ em ở độ tuổi mầm non cao nhất cả nước. Có
nhiều dân tộc sinh sống và đa dạng về điều kiện phát triển nó tác động đến chất lượng chăm sóc
và giáo dục trẻ mầm non.

- Đối tượng khảo sát: Để khảo sát thực trạng phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông
qua tổ chức các hoạt động STEAM ở trường mầm non, nghiên cứu khảo sát 25 trẻ 5-6 tuổi, 60
GVMN, 15 cán bộ quản lí ở 05 trường mầm non, trong đó 03 trường MN ở Thành phố Thanh
Hố (Trường MN Vinschool, Sakura, Trường MN Hoa Mai) và 2 trường ở thị xã Nghi Sơn
(Trường MN Thị Trấn và trường MN Bình Minh).

- Nội dung khảo sát: Sử dụng phiếu điều tra 60 GVMN và 15 CBQL về thực trạng phát
triển tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động STEAM ở trường mầm non,
bao gồm: Ý nghĩa của tổ chức các hoạt động STEAM đối với sự phát triển của trẻ; Các biện
pháp phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động STEAM; những
khó khăn ảnh hưởng tới việc phát triển tính sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi thơng qua tổ chức các hoạt
động STEAM ở trường mầm non hiện nay.

- Phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để điều tra khảo sát. Phương
pháp sử dụng chính là điều tra bằng phiếu hỏi với hệ thống các câu hỏi đã được thiết kế giành
cho GVMN và các nhà quản lí trường mầm non. Bên cạnh đó, quan sát trực tiếp, quay Video về
cách thức giáo viên tổ chức hoạt động cho trẻ nhằm hỗ trợ kĩ năng sáng tạo và kết hợp phỏng
vấn sâu một số giáo viên để hiểu rõ hơn về việc phát triển tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông
qua tổ chức các hoạt động STEAM.

Các nội dung khảo sát được đánh giá ở 5 mức độ, điểm tương ứng cho từng mức độ từ 1
đến 5 điểm. Tuỳ mỗi nội dung khảo sát có cách đánh giá khác nhau.

Ở nội dung khảo sát về ý nghĩa tổ chức các hoạt động STEAM đối với sự phát triển của trẻ,

và các biện pháp phát triển tính sáng tạo của trẻ được đánh giá ở 5 mức độ “Rất đồng ý”, “Đồng
ý”, “Phân vân”, “Không đồng ý”, “Rất không đồng ý”. Điểm tương ứng từ 5 đến 1 điểm.

Sử dụng 4 bài tập ở 3 chủ đề khác nhau để đánh giá biểu hiện tính sáng tạo của trẻ. Khảo
sát tính sáng tạo của trẻ dựa vào 4 tiêu chí bao gồm: tính nhanh nhạy, tính chi tiết, tính độc đáo
và tính linh hoạt. Mỗi tiêu chí đánh giá ở 4 mức độ “Tốt tương ứng với 4 điểm”, “Khá tương
ứng với 3 điểm”, “Trung bình tương ứng với 2 điểm” và “yếu tương ứng với 1 điểm”

Dữ liệu kết quả khảo sát được xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0.

Đạo đức nghiên cứu: Để có kết quả nghiên cứu phản ánh về thực trạng phát triển tính sáng
tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua giáo dục STEAM. Các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được
thơng báo về mục đích, nội dung cách thức tổ chức khảo sát và chỉ được thực hiện khi có sự
đồng ý của các đối tượng điều tra. Việc trả lời các câu hỏi do sự đồng ý, tự nguyện của các đối
tượng tham gia. Khi có yêu cầu rút lại câu trả lời hoặc từ chối câu trời nhóm nghiên cứu sẽ thực
hiện theo yêu của đối tượng khảo sát. Tất cả các thông tin về câu trả lời được bảo mật cẩn thận
và khơng tiết lộ với bất kì ai.

14

Thực trạng phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động…

2.3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
2.3.1. Thực trạng phát triển tính sáng tạo của của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt
động STEAM ở trường mầm non
2.3.1.1. Nhận thức của GVMN về ý nghĩa của giáo dục STEAM đối với sự phát triển của trẻ
5- 6 tuổi

Bảng 1. Ý nghĩa của giáo dục STEAM đối với sự phát triển của trẻ 5- 6 tuổi


Stt Mức độ (N = 60) Mean
Ý nghĩa 1 234 5 (SD, range)

1 Phát triển kĩ năng giao tiếp xã hội 0 0 0 18 42 4.70 (.462, 4-5)

2 Hình thành các khái niệm 0 0 0 20 40 4.67 (.475, 4-5)

3 Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề 0 0 0 13 47 4.78 (.415, 4-5)

4 Phát triển tính sáng tạo 0 0 0 12 48 4.80 (.403, 4-5)

5 Phát triển kĩ năng hợp tác và làm 0 0 0 14 46 4.77 (.427, 4-5)
việc nhóm

Kết quả nghiên cứu từ bảng khảo sát trên cho thấy hầu hết GVMN đều nhận thức được ý
nghĩa của giáo dục STEAM đối với sự phát triển của trẻ 5 -6 tuổi. Nghiên cứu sử dụng thang đo
đánh giá 5 mức độ với điểm số từ 1 đến 5 điểm. Trong đó, phần lớn số ý kiến của giáo viên đều
cho rằng, giáo dục STEAM sẽ phát triển năng lực sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi, điểm trung bình
đánh giá 4.80/5 điểm (48 giáo viên trả lời rất đồng ý và 12 giáo viên phản hồi là đồng ý). Bên
cạnh đó, đa phần các ý kiến cũng đánh giá cao ý nghĩa của Seam đến phát triển kĩ năng hợp tác,
làm việc nhóm và kĩ năng giải quyết vấn đề (điểm đánh giá lần 4.78/5 và 4.77/5, số lượng giáo
viên hoàn toàn đồng ý chiếm khá cao 47/60 và 46/60). Trong số 60 ý kiến của giáo viên khơng
có ý kiến nào đánh giá ở mức độ “phân vân”, “không đồng ý”. Điều này cho thấy, mặc dù
GVMN tham gia khảo sát có điều kiện làm việc ở các trường mầm non khác nhau, điều kiện
tiếp cận với các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ cũng khác nhau nhưng tất cả họ đều nhận
thức được vai trò của giáo dục STEAM đối với sự phát triển của trẻ, và đặc biệt là hỗ trợ các kĩ
năng quan trọng làm nền tảng để trẻ tham gia vào các cấp học tiếp theo.

Phỏng vấn một số GVMN về việc tiếp cận phương pháp giáo dục STEAM trong quá trình
tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, hầu hết họ cho rằng các hoạt động STEAM có nhiều thuận

lợi để giúp trẻ phát triển các kĩ năng, trong đó các hoạt động này cũng hướng tới phát triển nhận
thức (hình thành các khái niệm), phát triển giao tiếp xã hội, phát triển ngơn ngữ. Kết quả nghiên
cứu này có một số nét tương đồng với nghiên cứu của nhóm tác Lường Thị Định (2020) khi
nghiên cứu về những khó khăn thực hiện mơ hình giáo dục STEAM ở các trường mầm non
vùng miền núi phía bắc [17]. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này cũng có một chút khác biệt
với nghiên cứu của nhóm tác giả Aytül Üret & Remziye Ceylan (2021). Nghiên cứu nhấn mạnh
tới việc phát triển kĩ năng vận động và kĩ năng tự chăm sóc bản thân khi trẻ tham gia vào các
hoạt động STEAM [11]. Quan sát giáo viên tổ chức các hoạt động STEAM chúng tôi nhận thấy,
phần lớn trẻ khá say sưa với hoạt động giáo viên tổ chức, nhiều sản phẩm đã được hoàn thành
và được trưng bày trong các khu vực chơi của lớp, đó là những sản phẩm thể hiện sự sáng tạo
tuyệt vời của trẻ. Đồng thời giáo viên cũng đánh giá rất cao tính kỷ luật và làm việc nhóm của
trẻ khi tham gia vào các hoạt động STEAM. Kết quả đánh giá này sẽ là cơ sở để đề xuất
những biện pháp giúp trẻ phát triển tính sáng tạo thơng qua mơ hình giáo dục STEAM một
cách tốt nhất. Kết quả khảo sát trên có thể khẳng định, giáo dục STEAM có ý nghĩa rất lớn
đến sự phát triển của trẻ, nó tác động đến nhiều năng lực nền tảng làm tiền đề cho sự phát
triển các giai đoạn tiếp theo.

15

Hồ Sỹ Hùng

2.3.1.2. Nhận thức GVMN về các biện pháp phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông
qua tổ chức các hoạt động STEAM

Bảng 2. Nhận thức GVMN về các biện pháp phát triển tính sáng tạo
của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động STEAM

Stt Mức độ (N = 60) Mean
Biện pháp 12 345 (SD, range)


1 Sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu thiên 0 22 9 12 17 3.40, (1.251, 2-5)
nhiên nhằm kích thích tính sáng tạo của trẻ.

2 Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động
STEAM hướng tới phát triển tính sáng tạo 0 20 15 8 17 3.37, (1.221, 2-5)
của trẻ.

3 Tích hợp nhiều hoạt động nghệ thuật (thơ,
hát, hoạ) khi tổ chức các hoạt động 0 17 21 10 12 3.28, (1.091, 2-5)
STEAM

4 Tổ chức các trò chơi nhằm phát triển tính sáng 0 18 20 11 11 3.25, (1.083, 2-5)
tạo của trẻ và năng lực giải quyết vấn đề.

5 Tạo các tình huống để trẻ giải quyết và 0 19 7 27 7 3.37, (1.05, 2-5)
bộc lộ tính sáng tạo.

6 Luân phiên các nhóm STEAM theo ý 0 19 25 8 8 3.08, (.996, 2-5)
thích của trẻ

7 Tạo mơi trường giáo dục STEAM trong 0 18 18 14 10 3.27, (1.071, 2-5)
khu vực chơi ở lớp học.

8 Đánh giá sản phẩm STEAM theo quan 3.25. (0.95, 1-6)
điểm lấy trẻ làm trung tâm khuyến khích ý 0 16 20 17 7
tưởng mới mẻ của trẻ

Kết quả khảo sát cho thấy GVMN đều có những nhận định về vai trị của từng biện pháp
trong việc phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động STEAM ở
trường mầm non. Nhìn vào kết quả Bảng 2 có thể thấy, trong số 8 biện pháp được khảo sát, biện

pháp được đánh giá cao nhất là “Sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm kích
thích tính sáng tạo của trẻ.” đạt 3.40/5 điểm, tiếp đến là biện pháp “Xây dựng kế hoạch tổ chức
các hoạt động STEAM hướng tới phát triển tính sáng tạo của trẻ” và biện pháp “Tạo các tình
huống để trẻ giải quyết và bộc lộ tính sáng tạo” đạt 3.37/5 điểm. Có mức đánh giá thấp hơn so
với các biện pháp khác là “Luân phiên các nhóm STEAM theo ý thích của trẻ”, khơng có ý kiến
nào cho rằng những biện pháp này khơng phát huy được tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non.

Đối với các biện pháp như: “Lập kế hoạch giáo dục STEAM cho trẻ nhằm kích thích tính
sáng tạo” và biện pháp “sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên” đều có số lượng giáo viên trả
lời ở mức độ cao nhất (Luôn luôn) 17/60 giáo viên, tuy nhiên mức độ thường xuyên sử dụng các
biện pháp này có sự khác nhau 12/60 (thường xuyên sử dụng) đối với biện pháp lập kế hoạch
giáo dục STEAM và 8/60 đối với biện pháp sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên. Để rõ hơn về
mức độ đánh giá này, chúng tơi có phỏng vấn, trao đổi với một số giáo viên đang trực tiếp tổ
chức hoạt động STEAM cho trẻ, họ cho rằng “Điểm khác biệt giữa việc tổ chức các hoạt động
STEAM và các phương pháp giáo dục truyền thống là tích hợp các lĩnh vực khoa học, cơng
nghệ, kĩ thuật, tốn và nghệ thuật để tạo mơi trường giáo dục tích cực cho trẻ thể hiện tính sáng
tạo. Chính vì vậy, để tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ điều đầu tiên là phải lập kế

16

Thực trạng phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động…

hoạch cụ thể, trong kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu của hoạt động giáo dục STEAM là gì,
đồng thời kế hoạch phát triển tính sáng tạo trong hoạt động đó được thể hiện như thế nào?”.
Một số giáo viên khác lại minh chứng những hình ảnh của các góc hoạt động STEAM về việc
sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu nhằm tạo hứng thú, kích thích tính sáng tạo của trẻ.

Trong số các biện pháp khảo sát, biện pháp có số lượng đánh giá thấp hơn là “Tạo mơi
trường đa dạng trong góc hoạt động STEAM” có 8/60 số ý kiến ln ln sử dụng, có 25/60 số

ý kiến đánh giá thỉnh thoảng áp dụng biện pháp này. Để hiểu rõ hơn về sự đánh giá này, nghiên
cứu có trao đổi thêm với một số giáo viên họ cho rằng mặc dù nhận thức được vai trị quan
trọng của mơi trường giáo dục đối với phát triển tính sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên, nhiều trường,
lớp vẫn chưa điều kiện để thiết kế góc STEAM đa dạng các nội dung và nguyên vật liệu, do vậy
chỉ có một số giáo viên tự bỏ tiền ra mua hoặc kêu gọi sự hỗ trợ thêm của các bậc phụ huynh
nhằm cùng nhau tạo góc STEAM cho trẻ hoạt động.

Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Aytül Üret & Remziye Ceylan (2021) cũng đề cập tới
biện pháp sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để kích thích tính sáng tạo của trẻ, nhóm tác
giả này đã có sự so sánh trong khi tiến hành thực nghiệm giữa 2 nhóm đối chứng. Kết quả cho
thấy rằng, với những khu vực được bổ sung đa dạng các nguyên vật liệu thiên nhiên thì sẽ khơi
dậy ở trẻ nhiều ý tưởng sáng tạo [11]. Đồng thời nghiên cứu của nhóm tác giả Siti
Wahyuningsih cũng đánh giá cao nhóm biện pháp “Tích hợp nhiều hoạt động nghệ thuật (thơ,
hát, hoạ) khi tổ chức các hoạt động STEAM” [9]. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu của
một số nhóm tác giả khác về tính sáng tạo trong khi tổ chức các hoạt động STEAM cũng có một
số nét tương đồng với kết quả nghiên cứu này. Tuy nhiên, kết quả khảo sát trong nghiên cứu này
được tiến hành trên số lượng giáo viên đa dạng vùng miền và điều kiện về chăm sóc, giáo dục
trẻ có sự khác biệt so với nghiên cứu trước đây.

Nghiên cứu về thực trạng các biện pháp phát triển tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua
tổ chức các hoạt động STEAM cũng đã phần nào chỉ ra được thực tiễn phát triển tính sáng tạo
của trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua tổ chức các hoạt động STEAM ở trường mầm non. Kết quả khảo sát
này là cơ sở để các nhà giáo dục tiếp tục nghiên cứu xây dựng các biện pháp nhằm phát triển
năng lực sáng tạo của trẻ ở trường mầm non hiện nay.

2.3.1.4. Những khó khăn trong quá trình phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua
tổ chức các hoạt động STEAM ở trường mầm non

Bảng 3. Những khó khăn trong q trình phát triển tính sáng tạo


của trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động STEAM

Stt Mức độ (n = Mean
Khó khăn 75) (SD, range)

12 3

1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong lớp học 26 39 10 1.79 (.664, 1-3)

2 Năng lực tổ chức hoạt động STEAM của giáo 13 17 45 2.43 (.774, 1-3)
viên MN

3 Tiếp cận với giáo dục STEAM của giáo viên MN 17 19 42 2.37 (.785, 1-3)

4 Khả năng chú ý của trẻ trong lớp học 28 35 12 1.79 (.703, 1-3)

5 Số lượng trẻ trong lớp học đông 16 16 43 2.36 (.816, 1-3)

6 Phối hợp với phụ huynh 17 24 34 2.23 (.798, 1-3)

Kết quả Bảng 3 khảo sát về những khó khăn khi tổ chức các hoạt động STEAM nhằm phát
triển tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi cho thấy, yếu tố “năng lực tổ chức hoạt động STEAM của

17

Hồ Sỹ Hùng

giáo viên mầm non” được xem là hạn chế lớn nhất trong số các yếu tố được khảo sát (điểm
đánh giá 2.43/3 điểm), 45 GVMN và cán bộ quản lí cho rằng rất khó khăn, tiếp đến là yếu tố
khác như “Tiếp cận với phương pháp giáo dục STEAM của giáo viên mầm non” và “số lượng

trẻ trong lớp quá đông” cũng được nhận xét là khó khăn khiến cho việc thực hiện các mục tiêu
phát triển tính sáng tạo của trẻ chưa đạt được kết quả như mong muốn. Một số giáo viên cho
rằng, cơ sở vật chất có vai trị rất quan trọng đối với việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển
tính sáng tạo cho trẻ. Tuy nhiên, yếu tố này không phải là quyết định, bởi lẽ, giáo viên có thể
lựa chọn các nguyên vật liệu khác nhau vẫn có thể tạo nên sức hấp dẫn của hoạt động đối với
trẻ. Chẳng hạn như ở các trường mầm non khu vực miền núi, nơng thơn…họ có thể tận dụng
các ngun vật liệu tái chế hoặc các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có xung quanh để làm đồ
dùng, đồ chơi, trang trí các góc theo chủ đề hoặc để trẻ tự nghĩ ra cách chơi với các ngun vật
liệu đó. Chính vì vậy, năng lực tổ chức hoạt động STEAM của giáo viên mầm non được xem là
ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. Bên
cạnh đó, số lượng trẻ trong lớp đông cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức các
hoạt động nhằm phát triển tính sáng tạo của trẻ. Sĩ số của lớp có thời điểm lên tới 45-50 rất khó
để tạo các góc STEAM và khó sắp xếp thời gian để quan tâm, hỗ trợ từng trẻ khi các em thực
hiện các hoạt động. Trong nghiên cứu của tác giả Lường Thị Định cũng đề cập tới một số khó
khăn trong việc thực hiện giáo dục STEAM ở các trường mầm non khu vực miền núi phía bắc.
Trong nghiên cứu này tác giả cũng chỉ ra những khó khăn liên quan đến “Tiếp cận giáo dục
STEAM của giáo viên mầm non” và năng lực tổ chức của giáo viên mầm non [17]. Nhóm tác
giả Nguyễn Thị Út Sáu cũng có những kết quả nghiên cứu về khó khăn khi tổ chức hoạt động
STEAM ở trường mầm non, tác giả cho rằng khó khăn lớn nhất là khung chương trình giáo dục
của từng khối lớp [22]. Điểm khác biệt giữa nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đây đã
thực hiện đó là, nghiên cứu này khảo sát ý kiến của giáo viên mầm non về những rào cản trong
việc phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua tổ chức các hoạt động STEAM ở
trường mầm non.

3.00

2.50 2.43 2.37 2.36
2.23

2.00 1.79 1.79


1.50

1.00

0.50

0.00

Cơ sở vật chất, Kĩ năng tổ chức Tiếp cận với giáo Khả năng chú ý Số lượng trẻ Phối hợp với phụ

trang thiết bị hoạt động của dục STEAM của của trẻ trong lớp trong lớp học huynh

trong lớp học giáo viên giáo viên MN học đơng

Biểu đồ 1. Khó khăn trong việc phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức
các hoạt động STEAM ở trường mầm non

Biểu đồ 1 cho thấy những khó khăn trong việc phát triển tính tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
thơng qua tổ chức STEAM ở trường mầm non, những yếu tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sự phát triển tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi, nhà giáo dục cần nhận thức rõ
những yếu tố này trong quá trình tổ chức các hoạt động STEAM ở trường mầm non hiện nay.
18

Thực trạng phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động…

2.3.2. Thực trạng tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động STEAM
Bảng 4. Tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động STEAM

Stt Mức độ (n = 25) Mean

Các tiêu chí (SD, range)
1 2 3 4

1 Tính nhanh nhạy 1 6 13 5 2.88, (.781, 1-4)

2 Tính linh hoạt 1 8 13 3 2.72, (.737, 1-4)

3 Tính độc đáo 1 9 12 3 2.68, (.748, 1-4)

4 Tính chi tiết 4 11 7 3 2.36, (.907, 1-4)

Kết quả khảo sát cho thấy, điểm đạt được của các tiêu chí đánh giá ở mức độ trung bình, có
2 tiêu chí về tính nhanh nhạy và tính linh hoạt đạt tới mức độ khá. Trong 4 tiêu chí đánh giá tính
sáng tạo, tất cả các tiêu chí đều có trẻ ở mức độ yếu, tiêu chí về tính nhanh nhạy, tính linh hoạt,
tính độc đáo có 1 trẻ đạt mức độ yếu, riêng tiêu chí về tính chi tiết có 4 trẻ đạt mức độ yếu. Số
lượng trẻ đạt điểm khá ở 3 tiêu chí đầu chiếm tỉ lệ cao nhất, dao động từ 48% đến 52%, ở tiêu
chí về tính chi tiết mức độ khá là 7 (chiếm 28%), mức độ trung bình 11/25 trẻ (chiếm 44%), tiêu
chí về tính nhanh nhạy có nhiều trẻ đạt điểm đánh giá đạt mức độ tốt nhất, có 5/25 trẻ (chiếm
20%), các tiêu chí cịn lại đều có 3/25 trẻ (chiếm 12%). Quan sát giáo viên tổ chức các hoạt
động cho trẻ chơi, kết hợp phỏng vấn sâu giáo viên, họ cho rằng khi tổ chức các hoạt động
STEAM, hầu hết trẻ đều rất hứng thú với hoạt động này nên việc tích cực thực hiện nhiệm vụ và
cùng nhau hoàn thành các sản phẩm theo yêu cầu của cô. Tuy nhiên, các sản phẩm của trẻ thực
hiện cũng cịn nhiều chi tiết chưa thực sự hồn hảo, một số trẻ cịn thực hiện chưa hồn chỉnh
theo u cầu của cô. Như vậy, về cơ bản nhiều trẻ vẫn chưa thể hiện hết khả năng sáng tạo của
cá nhân, trẻ có nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo tuy nhiên chưa bộc lộ hết thông qua hoạt động
trên lớp. Mặc dù các em rất say sưa và thể hiện sự hứng thú trong hoạt động nhưng vẫn còn
nhiều khó khăn khi triển khai các ý tưởng hoặc các chi tiết thể hiện sự độc đáo vẫn chưa hoàn
thành. Một vài em cũng những biểu hiện xao lãng, chưa chủ động thực hiện theo ý tưởng của
mình, cuốn vào các ý tưởng của các thành viên khác trong nhóm chơi. Với kết quả khảo sát này
sẽ là cơ sở để đề xuất các biện pháp hỗ trợ, kích thích sự sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt

động STEAM ở trường mầm non.

3. Kết luận

Tính sáng tạo là năng lực riêng của mỗi cá nhân, có vai trị quan trọng đối với sự phát triển
sau này của đứa trẻ. Tổ chức các hoạt động STEAM ở trường mầm non là một trong những xu
thế mới trong việc phát triển các năng lực riêng biệt ở trẻ dựa trên quan điểm “Tôn trọng sự
khác biệt” và “Trẻ là trung tâm của hoạt động”. Do vậy, các nhà giáo dục có vai trị quan trọng
trong việc định hướng thúc đầy năng lực này ở mỗi trẻ nhằm giúp các chuẩn bị tâm thế tốt nhất
trước khi bước vào học tập ở trường tiểu học. Kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển tính
sáng tạo của trẻ, những khó khăn trong q trình phát triển tính sáng tạo và thực trạng biểu hiện
tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi đã phản ánh phần nào việc phát triển tính sáng tạo của trẻ 5-6
tuổi thơng qua các hoạt động STEAM ở trường MN tỉnh Thanh Hoá. Từ kết quả nghiên cứu này
cho thấy, phát triển tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi đã đạt một số kết quả, song vẫn bộc lộ nhiều
khó khăn, hạn chế như năng lực tổ chức của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, sự tiếp cận đúng
về STEAM ở trường mầm non, đặc biệt là những trường mầm non ở các khu vực nông thôn,
miền núi. Nhiều nguyên vật liệu có thể được sử dụng trong các dự án STEAM để khơi dậy khả
năng sáng tạo của trẻ chưa được khai thác, giáo viên vẫn chưa thực sự sáng tạo khi tổ chức để
kích thích sự sáng tạo của trẻ. Kết quả này là một trong những cơ sở quan trọng để các nghiên

19

Hồ Sỹ Hùng

cứu tiếp tục xây dựng các biện pháp phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức
các hoạt động STEAM ở trường mầm non.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Fox, J.E., and R. Schirrmacher. 2014. Translated by N. Aral and G. Duman. Ankara: Nobel

Press., Art & Creative Development for Young Children. (Turkish Edition: Sanatve
yaratıcılığın gelişimi).

[2] Alfonso-Benlliure, V., C. J. Meléndez, and M. García-Ballesteros., 2013. “Evaluation of a
Creativity Intervention Program for Preschoolers. ” Thinking Skills and Creativity". 10: p.
112-120.

[3] Boden, M.A., 2004. The Creative Mind Myths and Mechanisms. New York: Routledge,:
Taylor & Francis.

[4] Gönen, M., S. Uzmen, N. Akỗin, and N. Ozdemir., 1993. Anaokuluna giden 5-6 ya
ỗocuklarnda yaratc dỹỹncenin incelenmesi. (Exploring of Creative Thinking Skills of
Kindergarten Children, Education and Science Journal). 17(89): p. 64-71.

[5] Aslan, A.E., 2001. Torrance Test of Creative Thinking Tỹrkỗe Versiyonu. M.ĩ. Atatürk
Eğitim Fakültesi Eğitim Bilimleri Dergisi.The Turkish Version of Torrance Test of
Creativity.”. Atatürk Faculty of Education Journal. 14: p. 19-40.

[6] Alfuhaigi, S., 2015. “School Environment and Creativity Development: A Review of
Literature. In Society for Information.”, in Technology & Teacher Education International
Conference 1. p. 1832– 1837.

[7] Maria Montessori, J. McV. Hunt, and J. Valsiner, 2017. The Montessori Method. New
York: Taylor & Francis Onlin.

[8] Helen, S.H.E., R., Amy, E., Ruthe, F, Greret, J Gina, J., Joanna, K., Katie, K&Lisa, R,
2018. The Roots of STEM Success: Changing Early Learning Experiences to Build
Lifelong Thinking Skills.

[9] Siti Wahyuningsih, et al., 2020. STEAM Learning in Early Childhood Education: A

Literature Review. International Journal of Pedagogy and Teacher Education. 4(1).

[10] Constantina Spyropoulou, Manolis Wallace, and C. Vassilakis., 2020. Examining the use
of STEAM Education in Preschool Education. European Journal of Engineering and
Technology Research.

[11] Ceylan, A.Ü.R., 2021. Exploring the effectiveness of STEM education on the creativity of
5-year-old kindergarten children. European Early Childhood Education Research Journal.

[12] AA Akturk, H. Demircan, and A. Evran, 2017. A review of studies on STEM and STEAM
education in early childhood. STEAM Education Research.

[13] Hồ Sỹ Hùng, 2019. Suggestions for Teaching STEAM in Early Childhood Education. Hội
thảo Khoa học Quốc tế "I am Stem". Đại học Sư phạm Huế. Nxb Đại học Sư phạm Huế.

[14] Hunter-Doniger and Tracey, 2021. Early Childhood STEAM Education: The Joy of
Creativity, Autonomy, and Play. Art Education, 74(4).

[15] Birute Autukeviciene, Lina Kaminskiene, and J. Monkevicius, 2020. Impact of innovative
STEAM education practices on teacher professional development and 3-6 year old
children’s competence development. Journal of Social Studies Education Research, 11.

[16] Trần Viết Nhi, Nguyễn Tuấn Vĩnh, and Nguyễn Thị Bích Thảo, 2020. Bồi dưỡng năng lực
giáo dục STEAM cho Giáo viên mầm non. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, 65(11A): p. 117-124.

20

Thực trạng phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động…


[17] Luong Thi Dinh, 2021. Difficulties in implementing STEAM education model at the
Northern mountainous preschool in Vietnam. Journal of Physics, Published under licence
by IOP Publishing Ltd.

[18] Đặng Út Phượng, Hoàng Quý Tỉnh, 2020. Năng lực nhận biết về Giáo dục STEAM của
giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tạp chí khoa học Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, 65(11A): p. 125-135.

[19] Hoàng Thị Phương, 2020. Đặc trưng của giáo dục STEAM cho trẻ mầm non - khả năng
tích hợp vào chương trình giáo dục mầm non. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, 65(11A, 2020): p. 108-116.

[20] Bagiati, A., and D. Evangelou, 2016. “Practicing Engineering While Building with Blocks:
Identifying Engineering Thinking”. European Early Childhood Education Research
Journal, 24(1): p. 67-85.

[21] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục.
[22] Đặng Thị Út Sáu, 2021. Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo định hướng giáo dục STEAM.

Turkish Journal of Computer and Mathematics Education (TURCOMAT), 12(4).

ABSTRACT
The status of developing creativity of children 5 to 6 years old
through steam activities in some kindergartens of Thanh Hoa province

Ho Sy Hung
The Faculty of Early Childhood Education, Hong Duc University
This study aims to survey the reality of creative development of 5 to 6 year old children
through the organization of STEAM activities in preschool. Using a mixed research method, in
which the focus is on the use of questionnaires combined with observation of activities

organized by teachers. The survey results of 75 preschool teachers and administrators (N=75)
and the survey on the creative expression of 25 children (5 to 6 year olds) showed that teachers
have some limitations in the organization of STEAM activities to stimulate children's creativity,
and at the same time, the study also points out the difficulties for Thanh Hoa preschools in
organizing STEAM activities to promote children's creative development. This research result is
a necessary foundation for educators to propose solutions to develop the creativity of 5 to 6-
year-old children through organizing STEAM activities in preschool.
Keywords: creativity, STEAM activities, 5 to 6 years old children.
.

21


×