MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề...............................................................................................................................2
2. Lý luận chung về đề tài nghiên cứu........................................................................................3
2.1. Một số vấn đề chung về trò chơi vận động..........................................................................3
2.1.1. Khái niệm..........................................................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm...........................................................................................................................4
2.1.3.Cấu trúc (Cách tổ chức).....................................................................................................4
2.2. Lý luận chung về kỹ năng vận động cho trẻ 5- 6 tuổi..........................................................5
2.2.1. Khái niệm..........................................................................................................................5
2.2.2. Cấu trúc của giờ hoạt động giờ học thể dục......................................................................6
2.3. Đặc điểm tâm sinh lý vận động của trẻ 5- 6 tuổi.................................................................6
3. Sử dụng các trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ 5- 6 tuổi thông
qua giờ học thể dục.....................................................................................................................7
3.1. Cơ sở để lựa chọn trò chơi vận động...................................................................................7
3.2. Các trò chơi vận động..........................................................................................................8
3.2.1. Trò chơi 1: “ Khéo léo”.....................................................................................................8
3.2.2. Trò chơi 2: “ Ném qua dây”..............................................................................................8
3.2.3. Trò chơi 3: “ Chọn quả”....................................................................................................9
3.2.5. Trò chơi “ Làm theo tín hiệu”.........................................................................................10
3.2.6. Trò chơi: “ Tung bóng”...................................................................................................11
3.2.7. Trò chơi: “Nhảy qua suối nhỏ”.......................................................................................11
3.2.8. Trò chơi: “ Bé làm thợ xây”............................................................................................11
3.2.9. Trò chơi: “ Thi hái dừa”..................................................................................................12
3.2.10. Trò chơi: “ cáo và thỏ”..................................................................................................12
4 . Kết luận................................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................15
PHỤ LỤC..................................................................................................................................16
1
1. Đặt vấn đề
Xu hướng giáo dục nói chung và giáo dục mầm non đang hướng tới là sử dụng
trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua phát triển
vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển vận động
là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ
năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo
điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng
thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ
năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì…Trong quá trình tham gia vào các trò chơi
vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ.
Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con
người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể
thao…
Phát triển thể chất cho trẻ thông qua các trò chơi vận động nhằm rèn luyện cơ thể
giúp củng cố và tăng cường sức khỏe, đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục
nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách trẻ.
Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục vào phát triển vận động là
rất quan trọng giúp cho thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhẹn hơn và có tác
dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ.
Vai trò của trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động đối với trẻ 5- 6
tuổi là:
Trò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Trò
chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiện để giáo dục
trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn
thiện kỹ năng vận động cho trẻ ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn
luyện tố chất và phát triển thể lực
Trò chơi vận động không chỉ thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ mà nó góp phần
nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan và tăng cường thể lực.
Thông qua vận động, giúp trẻ phát huy tính tích cực, tinh thần tập thể biết chia sẻ
với bạn bè, có lòng dũng cảm, tính kiên trì và kỷ luật tốt
Trò chơi vận động làm tăng quá trình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ
thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, tăng cường lực sống đem
lại sự vui vẻ, thoải mái cho trẻ.
Trò chơi vận động góp phần nâng cao nhận thức còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
và trí tưởng tượng. Nội dung của các trò chơi vận động phong phú và phản ánh những
2
hiện tượng đơn giản của cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hàng ngày rất gần gũi với
cuộc sống của trẻ. Tên trò chơi hấp dẫn, hành động thỏa mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ
của trẻ, luật chơi, cách chơi khá đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, đồ dùng đồ chơi kèm theo
cũng không đòi hỏi sự đầu tư kinh phí nhiều, có thể tận dụng đồ dùng vận dụng sẵn có
xung quanh ta.
Trò chơi vận động giúp nhận thức về tinh thần kỷ luật tập, tính trung thực trong
ganh đua, các mối tương quan ứng xử tốt đẹp trong xã hội, lòng yêu mến tôn trọng
thiên nhiên và của công, góp phần giáo dục tính cách dần hoàn thiện của trẻ.
Hoạt động phát triển thể chất đối với trẻ mầm non nhằm mục đích củng cố, tăng
cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể trẻ,
rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các kĩ năng vận động góp phần phát triển
toàn diện.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu ở trường mầm non hiện nay:
Qua thực tế quan sát tại trường Mầm non , tôi thấy việc tổ chức cho trẻ tập thể
dục buổi sáng được thể hiện một cách đảm bảo. Các tiết học thể dục, các trò chơi vận
động cũng được giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện khá đầy đủ. Các trò chơi vận động
được giáo viên lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi, khả năng của từng lớp cũng như địa
điểm điểm diễn ra trò chơi. Giáo viên chỉ mới hướng dẫn trẻ tập luyện được những
động tác , vận động cơ bản còn việc rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo vận động hầu như
chưa được chú ý đến. Chỉ có một số trẻ khá giỏi thì những kĩ năng, kĩ xảo vận động
mới được hình thành và củng cố.
Trong các trường Mầm non hiện nay, các giáo viên nhận thức như thế nào về trò
chơi vận động và việc sử dụng chúng? Họ lựa chọn, sắp xếp, sử dụng trò chơi vận
động trong giờ học thể dục cho trẻ ra sao? cách hướng dẫn trò chơi vận động như thế
nào? Làm thế nào để giáo viên rèn luyện kĩ năng vận động sử dụng các trò chơi vận
động trong giờ học thể dục cho trẻ 5- 6 tuổi,..... là một trong những vấn đề rất cấp
thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho tiểu luận của mình là: " Sử dụng các trò
chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ nhà trẻ 5- 6 tuổi thông
qua giờ học thể dục".
2. Lý luận chung về đề tài nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề chung về trò chơi vận động
2.1.1. Khái niệm
- Trò chơi vận động là những trò chơi nhằm củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận
động cơ bản của con người như đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang vác,…
- Trò chơi vận động là loại trò chơi có luật mà khi người chơi tham gia vào trò
chơi thực hiện các thao tác vận động để giải quyết các nhiệm vụ vận động được đặt ra
như là nhiệm vụ chơi.
3
2.1.2. Đặc điểm
- Trò chơi vận động thường do người lớn nghĩ ra và tổ chức cho trẻ chơi.
- Đa số các trò chơi vận động dành cho lứa tuổi mầm non là những trò chơi mang
tính chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tư duy tưởng tượng của trẻ.
- Khi tham gia trò chơi vận động, trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời giải
thích của cô (về nội dung chơi, luật chơi, cách chơi) để giải quyết các nhiệm vụ
chơi.Do đó đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là đồi hỏi phải có sự phối hợp giữa
quá trình nhận thức và vận động.Đặc điểm của trò chơi vận động đó là:
+ Nội dung chơi đó chính là nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện.
Ví dụ: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Trong trò chơi này trẻ thực hiện nhiệm vụ
vận động là chạy, và việc chạy này giúp rèn luyện sức khỏe cho trẻ.
+ Hành động chơi đó là những thao tác vận động mà trẻ thực hiên trong quá trình
chơi.
Ví dụ: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” trẻ thực hiện những thao tác vận động như:
đuổi, bắt, chui, luồn lách,…
+ Luật chơi là những quy ước, quy định mà trẻ phải thực hiện trong lúc chơi.
Ví dụ: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” luật chơi là: Mèo không được đón đầu chuột
để bắt, nếu mèo bắt được chuột thì chuột làm mèo, mèo không bắt được chuột thì làm
chuột.
- Trong trò chơi vận động mọi trẻ đều phải tham gia.
2.1.3.Cấu trúc (Cách tổ chức)
Hướng dẫn trò chơi vận động gồm có 3 bước:
Bước 1: Hướng dẫn trò chơi
- Trước khi cho trẻ chơi nên cho trẻ làm quen với đồ vật, đồ chơi sẽ sử dụng khi
chơi. Trẻ biết cách thao tác với đồ vật, đồ chơi này.
- Giới thiệu trò chơi, nội dung chơi, luật chơi. Cô có thể giới thiệu nội dung chơi,
luật chơi bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế, vào sự hiểu biết
của trẻ…Nếu là trò chơi mới, khi giới thiệu và giải thích trò chơi cô cần làm mẫu, lời
giải thích phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu kèm theo các thao tác, hành động phụ họa.
Đối với những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi, sau khi nêu lên trò chơi, cô chỉ cần giải
thích sơ lược, nhắc lại luật chơi, cách chơi và có thể đưa ra một số yêu cầu cao hơn,
đòi hỏi trẻ phải cố gắng mới hoàn thành được nhằm tránh sự nhàm chán, phát huy tính
tích cực, sáng tạo của trẻ.
- Sau khi giới thiệu nội dung chơi, luật chơi, cách chơi, cô tổ chức giao nhiệm vụ
cho trẻ (những trò chơi vận đọng theo chủ đềthì đây là việc phân vai). Trẻ nhỏ, cô trực
tiếp phân vai (và thường cô cùng chơi và đóng vai chính: cáo, quạ…). Đối với những
trẻ lớn, cô để trẻ tự thỏa thuận về vai. Những trò chơi mang tính thi đua, cô cần chọn
4
những trẻ tương đương về thể lực, về kỹ năng chơi, về số lượng trẻ trong các nhóm
chơi.
Bước 2: Điều khiển trò chơi
Khi tham gia vào trò chơi, cô cần lưu ý mấy điểm sau khi điều khiển trò chơi của trẻ:
- Cô cần chọn vị trí đứng sao cho tất cả trẻ đều nhìn rõ cô làm gì nói gì. Cô quan
sát được toàn bộ hoạt động chơi của trẻ. Vị trí đứng của cô không được gây cản trở
đến cuộc chơi của trẻ.
- Theo dõi xem trẻ thực hiện được nội dung chơi, hành động chơi không, có theo
đúng luật chơi không.
- Động viên khuyến khích trẻ tích cực vận động, giúp đỡ kịp thời những trẻ phạm
luật. Cô cần tạo ra không khí ganh đua giữa trẻ với trẻ, giữa nhóm này với nhóm khác
để trẻ tích cực vận động đạt được mục đích.
- Theo dõi mối quan hệ của trẻ trong khi chơi, giúp trẻ có tinh thần đoàn kết,
đồng đội trong khi chơi, không tranh dành, xô đẩy nhau trong khi chơi.
- Theo dõi lượng vận động và tình hình sức khỏe của trẻ để điều chỉnh vận động
kịp thời. Nếu trẻ vấn hào hứng tích cực(chưa có biểu hiện mệt mỏi) thì có thể kéo dài
thêm thời gian chơi, tăng nhịp độ của trò chơi. Nếu thấy trẻ biểu hiện mệt mỏi, không
hứng thú nữa thì có thể rút ngắn thời gian chơi, thay đổi phạm vi, mức độ hoạt động
hoặc cho nghỉ giải lao và dần dần chuyển trẻ sang hoạt động khác.
Bước 3: Kết thúc chơi
- Tổ chức cho trẻ những vận động nhẹ nhàng để giảm dần vận động và tim mạch
trở về mức độ bình thường.
- Nhận xét, đánh giá kết quả chơi của trẻ, khen ngợi những trẻ tích cực, động
viên những trẻ khác cố gắng hơn trong những lần chơi sau.
- Tổ chức cho trẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh mặt mũi tay chân, chỉnh lại
đầu tóc để chuyển sang hoạt động khác.
2.2. Lý luận chung về kỹ năng vận động cho trẻ 5- 6 tuổi
2.2.1. Khái niệm
- Kĩ năng đó không chỉ đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà cò là biểu
hiện của năng lực con người. Đó là sự thực hiên có kết quả một hành động nào đó trên
cơ sở vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động với điều kiện cho
phép.
- Kĩ năng vận động là mức độ thực hiện các động tác của bài tập, thể hiện ở sự
tập trung cao độ vào các thao tác của bài tập, được hình thành theo cơ chế phản xạ có
điều kiện.
5
2.2.2. Cấu trúc của giờ hoạt động giờ học thể dục
• Khởi động: Trẻ đi, chạy các kiểu theo hiệu lệnh
• Trọng động:
- Các động tác: Hô hấp: Làm động tác thổi nơ
Tay : Dang ngang gập khuỷu tay
Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục
Bụng: Quay người sang hai bên
Bật: Bật tiến về phía trước
- Trò chơi vận động
• Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa
2.3. Đặc điểm tâm sinh lý vận động của trẻ 5- 6 tuổi
Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, chưa hoàn thiện về cấu trúc và
chức năng còn rất non yếu. Đặc biệt thời kì 5- 6 tuổi là thời kì hoàn thiện các cơ quan
trong cơ thể.
Ở giai đoạn này tốc độ trưởng thành của trẻ tăng rất nhanh. Các vận động được
hình thành một cách nhanh chóng và dễ được cũng cố. Hệ thần kinh của trẻ phát triển
tốt, trẻ có khả năng tập trung chú ý cao trong quá trình học các vận động. Các động tác
cơ bản được thực hiện tương đối chính xác. Lực cơ bắp được tăng lên.
Vận động đi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và thân. Vận động chạy,
bò, ném của trẻ được hoàn thiện rõ rệt nhất. Khả năng ước lượng bằng mắt tăng, cảm
giác thăng bằng phát triển, có sự khéo léo và chính xác khi thực hiện động tác.
Trẻ có nhu cầu vận động rất cao, hiếu động hầu như không biết mệt mỏi, độ nhạy
cảm của các giác quan tinh nhanh hơn, trẻ có những vận động phức tạp, đa dạng không
những chạy, nhảy lò cò, bò, ném những động tác nhào lộn có sự phối hợp nhịp nhàng.
Trẻ luôn tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc, ham chơi hơn
ăn. Trẻ có những hoạt động giao tiếp, trẻ tham gia vào trò chơi tập thể, dần dần chia
tay tuổi thơ.
Đặc biệt, giai đoạn này trẻ bắt đầu cắp sách đến trường, khả năng tiếp thu kiến
thức mới thông qua việc phát triển ngôn ngữ và tư duy logic phát triển nhanh. Khi trẻ
đi học trẻ sẽ hoàn thiện ngôn ngữ, phát triển trí tuệ, đi học trẻ biết ý thức hoàn thành
nghĩa vụ, tạo được các quan hệ xã hội.
Cần bổ sung các thức ăn giàu axít béo thiết yếu giúp trẻ phát triển trí não. Chế độ
dinh dưỡng hợp lý và tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh và chơi đùa
vận động là phương thức tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ .
6
3. Sử dụng các trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ 5- 6
tuổi thông qua giờ học thể dục
3.1. Cơ sở để lựa chọn trò chơi vận động
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, phát triển thể lực thông
qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Phát triển vận động là
một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới đề trọng xung quanh, trẻ biết
nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung
quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ đó mà vốn kiến thức của trẻ được tăng
lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp rèn một số kỹ năng
nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì…Tham gia vào các trò chơi vận động trẻ tự điều
chỉnh được nhịp điệu, lượng vận động và loại trừ sự mệt mỏi. Đồng thời trò chơi vận
động tác động vào hệ thần kinh, các quá trình hưng phấn, ức chế được hoàn thiện và
cân bằng. Đây chính là điều kiện để hình thành các thói quen vận động cho trẻ. Trò
chơi vận động còn làm thỏa mãn cảm xúc đem lại sự vui sướng, tăng quá trình tuần
hoàn, hô hấp của cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động.
Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về
mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay
rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào
đó trong học tập, lao động, thể thao… Phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau:
Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự
sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua
quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ
đến nặng.
Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hết sức
quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một
cách nhịp nhàng.
Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả
năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người,
nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh
Theo Jean Piaget: Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của
mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội. Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp
tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong
môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô
và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong phát
triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách
7
Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển vận động phù hợp
và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Trò chơi
vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực,
ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử
dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp và tầm quan trọng của việc tổ
chức các trò chơi vận động cho trẻ nhằm phát triển thể lực cho trẻ và đáp ứng được
nhiệm vụ trọng tâm của năm học đã thôi thúc tôi đưa ra một số biện pháp tổ chức các
trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
3.2. Các trò chơi vận động
3.2.1. Trò chơi 1: “ Khéo léo”
Luật chơi:
Trẻ dùng tay bưng khay nước. Sau khi đi một đọan mà không làm đổ khay
nước coi như là thắng cuộc.
Cách chơi:
Trò chơi này giúp các em luyện tập tính khéo léo. Giáo viên hướng dẫn
chuẩn bị một khay, một ly nưốc gần đầy và 1 ly bỏng ngô (hay một đồ vật nhẹ). Cho
các em đứng theo hàng dọc. Từng em một sẽ bưng khay nước có ly và một đồ vật, đi
một đoạn khoảng 2m. Em nào không làm đổ nước hoặc vấp té là thắng cuộc.
Để trò chơi thêm hào hứng, giáo viên chia trẻ thành hai hoặc ba đội. Mỗi đội đứng
trước hàng vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát khoảng 2m, đạt 2 hoặc 3 cái ghế tương
ứng vói số đội. Các em trong đội lần lượt bưng khay có ly nước và một đồ vật đi vòng
qua cái ghế và đi về trao khay nước lại cho bạn tiếp tục.
Đội nào làm đổ nước hay vấp té thì phải quay lại vạch xuất phát. Thành viên
cuối cùng của đội nào bưng khay nước về đến vạch xuất phát trước thì đội đó thắng
cuộc.
3.2.2. Trò chơi 2: “ Ném qua dây”
Luật chơi:
Trẻ ném được bằng cả hai tay
Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị sợi dây thừng dài 2,5m, buộc dây vào chân
hai cái bàn hoặc 2 cái ghế cao 1m ở giữa lớp.Ở 2 bên sợi dây cách khoảng 0,5m, vẽ hai
vạch chuẩn.Vài túi cát để sẵn cho trẻ ném.
Giáo viên hướng dẫn cho trẻ đứng hoặc ngồi ở 2 bên để quan sát.
Mỗi lần cho 4 đến 5 trẻ đứng vào vạch chuẩn để ném.Ai ném được túi cát
qua dây và rơi sang vạch kẻ phía bên kia là người thắng cuộc.
8
Cho trẻ ném hai lần:một lần bằng tay trái, một lần bằng tay phải.
Nhóm này ném xong thì luân phiên đến nhóm khác.
Chú ý:
Khi trẻ chơi mất trật tự thì giáo viên phải luôn nhắc nhở.
Không để trẻ dùng túi cát ném nhau.
Có thể thay túi cát bằng vải vụn nén chặt để đủ nặng.
3.2.3. Trò chơi 3: “ Chọn quả”
Mục đích:
Giúp trẻ nhận biết các loại củ, quả thông thường, gần gũi có lợi cho sức khỏe.
Chuẩn bị:
- Hai rổ nhựa cho hai đội chơi.
- Một rổ nhựa lớn đựng các loại quả, củ (cam, chuối, đu đủ, na, bí đỏ, su su, mướp,
nhãn, xoài, cà chua, củ cà rốt, ...).
Luật chơi: Đội nào chọn đúng yêu cầu, chọn nhanh và nhiều hơn là đội thắng.
Cách chơi:
Cô chia các trẻ tham gia chơi thành 2 đội và xếp thành 2 hàng dọc. Hai đội chơi
thi đua chọn quả theo yêu cầu của cô rồi bỏ vào rổ của đội mình. Ví dụ:
Hãy chọn tất cả các loại quả có màu vàng và màu đỏ. Khi nghe hiệu lệnh, trẻ
chạy lên lấy quả màu vàng và màu đỏ bỏ vào rổ của đội mình. Hết thời gian, cô cho trẻ
đếm số quả của từng đội. Đội nào lấy đúng yêu cầu và có số lượng quả nhiều hơn, đội
đó thắng.
Cô có thể nâng cao yêu cầu như: cho trẻ vượt chướng ngại vật, chọn quả không
có hạt, một hạt hoặc quả có nhiều hạt.
3.2.4. Trò chơi: “ Trời tối, trời sáng”
Luật chơi :
”Trời tối”, “trời sáng” là câu lệnh của người hướng dẫn để trẻ làm động tác ngủ
hoặc thức dậy.
Tất cả nhắm mắt,ngồi xuống và ngả đầu sang 1 bên làm động tác ngủ.
Cách chơi:
Cho trẻ giả làm đàn gà con đi quanh sân chơi để kiếm mồi.Hai bàn tay trẻ giơ
sang ngang, làm động tác nghiêng bên này rồi ngả sang bên kia, vừa vẫy tay vừ kêu
“chip, chip”.
Khi nghe cô hướng dẫn ra lệnh “trời tối”’trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng
đầu áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để cho trẻ nhắm mắt trong khỏang 30
giây.Sau đó cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum 2 bàn tay đưa lên miệng và bắt chước
tiếng gà trống gáy : ‘Ò ó o o ….”
9
Trò chơi tiếp tục: Cho trẻ giả làm mèo con đi quanh sân chơi .2 tay trẻ chống
nạnh, chân nhún xuống, vừa đi vưa nghiêng đầu qua bên này rồi ngả dấu sang bên kia,
vừa đi vừa kêu “meo, meo”.
Khi nghe cô ra lệnh trời tối,trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu, áp 2 bàn
tay vào má và nhắm mắt ngủ .Để cho trẻ nhắm mắt trong khỏang 30 giây.Sau đó cô ra
lệnh “trời sáng”, trẻ khum hai bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng mèo con kêu:”
meo, meo,…meo…”
* Giáo viên hướng dẫn sáng tác thêm động tác của những con vật khác cho trẻ
bắt chước.Với những động tác vươn vai, giơ tay, đứng lên, ngồi xuống sẽ giúp trẻ vận
động tốt và cảm thấy vui khi bắt chước kiểu đi và tiếng kêu của những con vật quen
thuộc...
3.2.5. Trò chơi “ Làm theo tín hiệu”
Mục đích:
Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh theo tín hiệu, củng cố hiểu biết về phưong
tiện giao thông và luật an toàn giao thông.
Chuẩn bị:
- Ba thẻ tín hiệu đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng.
- Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng.
Luật chơi:
Trẻ phải mô phỏng đúng động tác của các phương tiện giao thông, chạy và dừng
lại theo đúng tín hiệu, ai sai phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
- Cô nói: "Ô tô xuất phát", trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu "Bim bim ..." và
chạy chậm. Cô giơ
tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.
- Cô nói tiếp: "Máy bay cất cánh", trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng ngừoi làm
máy bay bay, mỉệng kêu "Ù ù..." và chạy nhanh. Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay. Cô
chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ chậm lại. Cô nói "Máy bay hạ cánh", đồng thời đưa tín
hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại.
- Cô nói tiếp: "Thuyền ra khơi", trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo
thuyền. Cô nói "Thuyền về bến", đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại và đứng
dậy. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền.
- Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng.
Khi trẻ đã nắm đựoc cách chơi, cho trẻ tự điều khiển trò chơi.
10
3.2.6. Trò chơi: “ Tung bóng”
Mục đích:
Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo.
Luật chơi:
Ném, bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi hai lần phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
5-7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn.
Một trẻ cầm bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình.
Yêu cầu trẻ phải chú ý để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung
cho bạn đọc 1 câu:
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Em tung bạn đỡ
Tung cao cao nữa
Bạn bắt rất tài
Cô bảo cả hai
Chúng em đều giỏi.
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Bạn tung em đỡ
Tung cao cao nữa
Em bắt rất tài.
3.2.7. Trò chơi: “Nhảy qua suối nhỏ”
- Chuẩn bị:
+ Vẽ một con suối nhỏ có chiều rộng từ 30- 40cm
+ Một số bông hoa bằng nhựa
- Cách chơi:
Cô vẽ một con suối có chiều rộng từ 30- 40cm. Một bên suối có các bông hoa rai
rác, cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trong nhóm nhảy qua suối hái hoa trong rừng. Khi nghe
hiệu lệnh “ nước lũ tràn về” trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. Ai hái được nhiều
hoa sẽ là người thắng cuộc. Ai thua phải đọc thơ, hoặc phải làm theo yêu cầu của các
bạn trong nhóm.
3.2.8. Trò chơi: “ Bé làm thợ xây”
Chuẩn bị:
- Chướng ngại vật (các khối gỗ, nhựa hoặc con ki).
- Bao cát (hoặc các khối gỗ xây dựng).
- Phấn vẽ hoặc bảng ô đã được dán sẵn trên sàn nhà.
11
- Các khối gỗ xây dựng.
Cách chơi:
- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).
- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chạy
lượn vòng dích dắc qua các chướng ngại vật, chạy đến trước bảng ô kẻ sẵn bật tách,
khép chân. Sau đó chạy đến nơi để các khối gỗ xây dựng, cầm bất kì 1 khối gỗ chạy
đến khu vực xây dựng xếp thành mô hình trẻ thích (ngôi nhà, tàu hoả, ô tô, hình người
…), rồi chạy về xếp cuối hàng.
* Yêu cầu:
- Mỗi trẻ chỉ cầm 1 khối gỗ và xếp 1 chi tiết trong mô hình. Trẻ sau sẽ tiếp tục
xếp cho đến khi hoàn chỉnh mô hình.
- Trẻ trước chạy đến nơi có bảng kẻ ô sẵn thì trẻ sau bắt đầu xuất phát, không chờ
hiệu lệnh của cô.
3.2.9. Trò chơi: “ Thi hái dừa”
Chuẩn bị:
- Chướng ngại vật (khối gỗ, khối nhựa hoặc con ki, bao cát…)
- Hầm chui (hoặc ống chui).
- Cây dừa có nhiều quả (bằng đồ chơi).
- Sọt hoặc thùng đựng đồ chơi.
Cách chơi:
- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).
- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chạy
lên, bật qua hết các chướng ngại vật… Sau đó chạy, bò chui qua “hầm”, chạy đến cây
dừa, nhảy lên hái dừa chạy về bỏ vào sọt, về xếp cuối hàng.
*Yêu cầu:
- Trẻ phải nhảy bật qua các chướng ngại vật và nhảy lên để hái được những quả
dừa.
- Trẻ trước bật qua hết các chướng ngại vật thì trẻ sau sẽ xuất phát, không chờ
hiệu lệnh của cô.
- Trẻ chơi liên tục trong vòng 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
3.2.10. Trò chơi: “ cáo và thỏ”
Luật chơi:
Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình.Con thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt, và nếu
nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, số trẻ còn lại làm thỏ
và chuồng thỏ, cứ 1 trẻ làm thỏ thì 2 trẻ làm chuồng.Hai trẻ làm chuồng xếp thành
12
vòng tròn.Giáo viên hướng hướng dẫn yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của
mình.
Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ
và đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.
Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm..”đuổi bắt thỏ.Khi nghe
tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình.Những con thỏ bị váo bắt phải
ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.
13
4 . Kết luận
Như chúng ta đã biết trò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát
triển thể lực của trẻ. Trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là
phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ
tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ ngoài ra trò chơi vận động còn
tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực. Trò chơi vận động làm tăng quá
trình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở
về trạng thái cân bằng, tăng cường lực sống đem lại sự vui vẻ, thỏa mái cho trẻ. Trò
chơi vận động góp phần nâng cao nhận thức còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí
tưởng tượng. Nội dung của các trò chơi vận động phong phú và phản ánh những hiện
tượng đơn giản của cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hàng ngày rất gần gũi với cuộc
sống của trẻ.
Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng và cần
thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng thú khi tham gia
vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực. Mỗi
trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Chính vì vậy trước khi tổ chức cho
trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của
từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp.
Tên trò chơi hấp dẫn, hành động thỏa mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, luật
chơi, cách chơi khá đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, đồ dùng đồ chơi kèm theo cũng không
đòi hỏi sự đầu tư kinh phí nhiều, có thể tận dụng đồ dùng vận dụng sẵn có xung quanh
ta. Trò chơi vận động có thể tổ chức ở mọi nơi mọi lúc nó ít bị gò bó. Vai trò của giáo
viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ
chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết
hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn để giúp trẻ phát triển thể lực, trí thông
minh và phát triển nhân cách hoàn thiện hơn.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Thanh Âm (2002), Giáo dục học Mầm non, NXBGD.
[2]. Ngô Công Hoàn (2005), Tâm lí học trẻ em, NXB ĐHSP Hà Nội.
[3]. Đặng Thành Hưng (2007), Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, NXB
Hà Nội.
[4]. Đinh Văn Vang (2011), Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non,, NXB
Giáo dục Việt Nam.
[5]. 100 trò chơi vận động dành cho trẻ lứa tuổi mầm non
[6]. www.mamnon.com
[7]. Các sáng kiến kinh nghiệm về phát triển trò chơi vận động ở các trường mầm
non.
15
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: Bật liên tục qua 5 ô
TCVĐ: Tung bóng
Đối tượng: 5- 6 tuổi
Thời gian: 25- 30 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn: Nguyễn Thị Khánh Tuyền
I. Mục đích- yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết bật liên tục về phía trước, khi bật thực hiện đúng, không chạm vào các
vòng.
- Trẻ tập tốt bài tập phát triển chung.
2. Kỹ năng
- Trẻ phát triển cơ chân,tay và tố chất vận động khéo léo: nhanh, mạnh, khỏe.
- Trẻ biết dóng hàng nhanh nhẹn.
- Trẻ tập các động tác phát triển chung rõ ràng, dứt khoát.
- Rèn kỹ năng chơi đúng luật, đúng cách.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tập thể dục, tập tích cực, đoàn kết.
- Trẻ biết các nghề và kính trọng các nghề trong xã hội.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- 10 vòng tập đường kính 40cm, 1 quả bóng nhựa
2. Chuẩn bị của trẻ
- Quần áo gọn gàng
16
III. Cách tiến hành
1.
-
-
-
2.
Hoạt động của cô
Ổn định tổ chức, gây hứng thú
Cô cho cả lớp đọc bài thơ: “ Hạt gạo làng ta”
của Trần Đăng Khoa và trò chuyện với trẻ.
Các con vừa đọc bài thơ gì?
Bài thơ nói về ai?
Đúng rồi, những cô chú làm nông rất vất vả mới
làm ra hạt thóc , từ hạt thóc chúng ta xay thành
gạo đấy các con ạ!
Bạn nào có thể kể một số ngành nghề phổ biến
mà các con biết nào?
Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề
và nghề nào cũng có những công việc khác
nhau, nghề nào cũng có ích cho xã hội đấy các
con ạ!
Để làm việc được chúng mình phải có sức khỏe
thật tốt, hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình
cách bật liên tiếp qua các ô. Bài tập này giúp đôi
chân của chúng mình dẻo dai, khỏe mạnh hơn
đấy. Chúng mình có muốn học cùng cô không
nào!
Nội dung
Hoạt động của trẻ
-
Trẻ đọc bài thơ
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ lắng nghe
-
giáo viên, công
an, bác sĩ, ….
Trẻ lắng nghe
-
Dạ. Có ạ!
-
Nghề nghiệp
-
Dạ. Có ạ.
-
Dạ
-
Trẻ đi thành vòng
tròn
-
Trẻ làm theo hiệu
lệnh
• Hoạt động 1: Khởi động
-
-
Hôm nay lớp chúng mình học về chủ đề gì nhỉ?
Vậy chúng mình có muốn đi thăm quan công
việc của các bác nông dân không?
Chúng mình sẽ làm thành đoàn tàu để đi thăm
các bác nông dân nhé!
Cho trẻ đi thành vòng tròn và hát bài hát: “ một
đoàn tàu”. Kết hợp đi thường, đi kiễng gót, đi
bằng gót chân, đi nhanh, đi chậm,...
Kết thúc cô cho tàu về ga xếp thành 2 hàng như
cũ. Dóng hàng:”nghiêm, đằng trước thẳng, điểm
số,bạn số 1 đứng nguyên, bạn số 2 bước sang
trái 1 bước,bước” nghiêm, bên phải quay”
• Hoạt động 2: Trọng động
17
* Bài tập phát triển chung:
- Cô và các con cùng tập bài tập phát triển chung nhé!
- Động tác cơ tay: đưa tay ra phía trước, sau ( tập 2 lần
8 nhịp)
+ TTCB: đứng nghiêm
+ Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang 2 tay giơ cao
lên đầu
+ Nhịp 2: Đưa thẳng 2 tay ra phía trước cao ngang
vai
+ Nhịp 3: Đưa 2 tay ra phía sau
+ Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị
- Động tác cơ lưng, bụng: cúi người về trước ( tập
2 lần 8 nhịp)
+ TTCB: đứng nghiêm
+ Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang 2 tay giơ cao
lên đầu
+ Nhịp 2: Cúi xuống, 2 chân thẳng, tay chạm đất
+ Nhịp 3: Đứng lên, 2 tay giơ cao
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
- Động tác cơ chân: khuỵu gối ( tập 1 lần 8 nhịp)
+ TTCB: Đứng thẳng, 2 gót chân chụm vào nhau, 2
tay chóng hông
+ Nhịp 1: nhún xuống đầugối hơi khuỵu
+ Nhịp 2: đứng thẳng lên, bật nhảy (1 lần 8 nhịp)
+ TTCB: đứng nghiêm
+ Nhịp 1: bật lên, đưa 2 chân kết hợp đưa 2 tay sang
ngang
+ Nhịp 2: Bật lên, thu 2 chân về 2 tay xuôi theo
người.
-
Trẻ tập BTPTC
-
Dạ
• Vận động cơ bản:
Để làm việc được giống các bác nông dân không
những phải thật khéo léo và đăc biệt phải luôn tập
luyện đôi chân nhanh nhẹn. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn
các con bài tập bật liên tục qua 5 ô. Bây giờ các con
cùng chú ý cô thực hiện nhé!
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: Vừa làm mẫu vừa giải thích
18
-
-
-
Các con đã quan sát rõ chưa. Bây giờ cô sẽ làm
lại lần nữa để cho các con quan sát nhé!
TTCB: 2 tay chống hông, đầu gối hơi khuỵu,
đứng trước vòng đầu tiên.
Khi có hiệu lệnh “ bật” thì bật chụm 2 chân liên
tục vào các vòng. Cô bật chạm đất nhẹ nhàng
bằng nửa bàn chân trước sau đó bằng cả bàn
chân. Các con nhớ không được chạm vào vòng.
Chúng mình rõ chưa. Cô mời 2 bạn lên thực hiện
thử. ( cô nhận xét, sửa sai nếu có, và thực hiện
lại nếu trẻ không thực hiện được)
Cô cho cả lớp thực hiện
Cô bao quát và sửa sai cho trẻ
-
Trẻ chú ý quan
sát cô làm mẫu
-
Dạ
-
Trẻ lên thực hiện
-
dạ, có ạ!
-
Trẻ lắng nghe cô
phổ biến luật chơi
• Trò chơi vận động:
-
Lớp mình vừa được học cách bật liên tiếp qua 5
ô. Bây giờ cả lớp muốn chơi trò chơi cùng cô
không?
- Trò chơi mang tên: “ Tung bóng”
Luật chơi: Ném, bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi hai lần
phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
5-7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi
nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung
cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện
mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý để bóng không bị rơi, vừa
tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn đọc 1 câu:
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Em tung bạn đỡ
Tung cao cao nữa
Bạn bắt rất tài
Cô bảo cả hai
Chúng em đều giỏi.
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Bạn tung em đỡ
Tung cao cao nữa
19
Em bắt rất tài.
Cứ như vậy cho đến hết bài. Bạn nào còn ở trong vòng
thì sẽ là người thắng cuộc. Các con rõ chưa?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét kết quả
3. Kết thúc
- Cô nhận xét buổi học
- Tuyên dương trẻ thực hiện nhanh, động viên, khuyến
khích trẻ yếu.
- Cho trẻ thả lỏng, đi lại nhẹ nhàng quanh lớp
-
Trẻ chơi
20
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chủ đề: Phương tiện giao thông
Đề tài: Chạy nâng cao đùi
TCVĐ: Chuyền bóng
Đối tượng: 5- 6 tuổi
Thời gian: 25- 30 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn: Nguyễn Thị Khánh Tuyền
I. Mục đích- yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên vận động, trẻ biết cách chạy nâng cao đùi.
- Trẻ biết tập bài tập phát triển chung,biết cách chơi trò chơi vận động.
2.Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát cô tập mẫu.
- Trẻ chạy nâng cao đùi đúng kĩ thuật, chạy nhẹ nhàng.
- Rèn luyện kĩ năng chuyền bóng qua đầu.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm trong khi vận động và chơi trò chơi.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ có tinh thần đoàn kết, kỉ luật, mạnh dạn trong khi tập.
- Trẻ hứng thú trong các hoạt động và trò chơi.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
Nhạc bài hát : Em đi qua ngã tư đường phố, quả bóng
10 quả bóng nhựa, 2 rổ nhựa, hoa nhựa
2. Đồ dùng của trẻ
- Phấn trắng
III. Cách tiến hành
21
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Khởi động
- Các con ơi, lại đây với cô nào! Bây giờ chúng
mình cùng hát vang bài : “ Em đi qua ngã tư
đường phố” để chào đón một ngày mới nhé!
- Chúng mình vừa hát xong bài gì?
- Hôm nay ai đưa các con đến trường?
- Các con đến trường bằng phương tiện gì?
- Khi đi trên đường chúng mình không được chạy
nhảy nô đùa rất nguy hiểm, các con nhớ chưa?
- Hôm nay đài truyền hình Quảng Bình tổ chức
cuộc thi “ Bé khỏe, bé đẹp” chúng mình có muốn
tham gia cuộc thi cùng với cô không?
Vậy chúng mình cùng nối đuôi nhau thành một đoàn tầu
để đi đến trường quay nhé! ( Cho trẻ đi kết hợp các kiểu
chân)
Hoạt động 2: Trọng động
Đã đến trường quay rồi xinh mời đoàn tàu dừng lại
Nhiệt liệt hoan nghênh các bé của lớp Lớn A tham dự
cuộc thi “ Bé khỏe, bé đẹp” do đài truyền hình Quảng
Bình tổ chức.
Đến với cuộc thi hôm nay với sự góp mặt của 2 đội
chơi: ô tô và xe máy
a. Bài tập phát triển chung
Mở đầu cuộc thi là màn đồng diễn thể dục của 2 đội ( cô
cho trẻ xếp hàng tập thể dục)
1. Động tác hô hấp
- CB: Tư thế đứng tự nhiên, hai chân đứng rộng
bằng vai, 2 tay thả xuôi, đầu không cúi.
- Nhịp 1: 2 tay dang ngang ra phía trước, giơ lên
cao hít vào thật sâu.
- Nhịp 2: 2 tay thả xuôi, đưa ra phía trước, bắt chéo
trước ngực thở ra từ từ.
- Nhịp 3: giống nhịp 1
- Nhịp 4: trở về tư thế ban đầu
2. Động tác phát triển cơ tay, cơ bả vai
3. Động tác phát triển cơ lưng, bụng
Hoạt động của trẻ
- Trẻ hát cùng cô
- Em đi qua ngã tư
đường phố
- Trẻ trả lời
- Dạ có ạ
- Trẻ đi kết hợp các
kiểu chân
- Đoàn tàu khởi
hành
- 2 đội ra mắt
- Trẻ chú ý
22
4. Động tác phát triển cơ chân
( Trẻ tập thực hiện 4 lần 8 nhịp)
Vừa rồi là phần phần thi thứ nhất, cả 2 đội đều tập rất
đẹp, cô khen cả 2 đội nào!
b. Bài tập vận động cơ bản : “ Chạy nâng cao đùi”
Sau đây là phần thi thứ 2 mang tên “ hái hoa”
Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng hướng vào cô. Để thực hiện
phần thi này các con chú ý quan sát cô làm mẫu trước
nhé!
- Lần 1: Cô thực hiện không giải thích
- Lần 2: Cô thực hiện và giải thích
+ Cô bước từ hàng ra trước vạch xuất phát
+ Hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng, lưng thẳng
+ Khi có hiệu lệnh chạy thì:
Nhịp 1: Cô nâng chân phải( trái) song song với
mặt đất, bắp chân để duỗi tự nhiên sau đó tiếp đất
bằng mũi chân đến cả bàn chân.
Nhịp 2: Giống nhịp 1 nhưng đổi chân
- Hai chân đổi nhau liên tục
- Khi chạy người giữ thăng bằng
- Cô chạy nâng cao đùi tại chỗ và chạy về đích
- Bây giờ bạn nào giỏi có thể lên thực hiện cho cô
và cả lớp xem nào?( cô sửa sai cho trẻ)
- Cô mời đội xe máy và ô tô lên thực hiện
- 2 đội đã sẵn sàng tham gia phần thi thứ 2 chưa?
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cô tiến hành cho trẻ chơi
- Kết thúc cả lớp cùng kiểm tra kết quả
- Cô khen cả 2 đội
c. Trò chơi vận động
Qua 2 phần thi cô thấy 2 đội ngang tài ngang sức, đội
nào cũng giỏi. Sau đây là phần thi cuối cùng sẽ quyết
định xem đội nào là đội thắng cuộc. Phần thi mang
tên: Chuyền bóng
Cách chơi như sau:
Mỗi đội sẽ xếp thành một hàng khi có hiệu lệnh
chuyền bóng: bạn số 1 sẽ cầm bóng bằng 2 tay người
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ chú ý cô làm
mẫu
- Trẻ lên thực hiện
- Sẵn sàng ạ
- Trẻ lắng nghe
23
hơi ngả về sau chuyền cho bạn số 2 tiếp tục cho đến
hết, bạn cuối cùng khi nhận được bóng cho bóng vào
rổ và hô hết, bạn số 1 tiếp tục
Luật chơi: Trong thời gian hết một bản nhạc đội nào
hết bóng trước sẽ là đội chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng về lớp
- Trẻ chú ý lắng
nghe
24
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chủ đề: Bé tìm hiểu PTGT
Đề tài: Bò dích dắc qua 7 điểm
TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ
Đối tượng: 5- 6 tuổi
Thời gian: 25- 30 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn: Nguyễn Thị Khánh Tuyền
I. Mục đích- yêu cầu
1. Kiến thức
- Dạy trẻ biết phối hợp tay,chân nhịp nhàng, mắt để thực hiện các vận động bò
dích dắc vòng qua 7 điểm. Biết tập các động tác của BTPTC
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng phối hợp tay chân nhịp nhàng khi bò dích dắc bằng bàn tay cẳng
chân qua 7 điểm.
3.Thái độ
- Trẻ tập trung chú ý, có tinh thần đoàn kết, kỉ luật trong luyện tập và phối hợp
tốt với các bạn trong khi hoạt động.
II. Chuẩn bị
- 14 mô hình bằng hộp quà.
- Phòng tập sạch sẽ, thoáng mát, bằng phẳng
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
• Ổn định tổ chức:
Hoạt động của trẻ
Trò chuyện về các PTGT : Hằng ngày các - Xe máy, ô tô,..
con đến trường bằng phương tiện gì?
- Trong các loại phương tiện thì tàu hỏa là loại
phương tiện an toàn nhất, hôm nay lớp mình
cùng lên tàu hỏa đi chơi nhé!
Hoạt động 1: Khởi động
- Trẻ đi vòng tròn các kiểu đi khác nhau kết - Trẻ đi vòng tròn
hợp nhạc đệm bài hát “ đoàn tàu nhỏ xíu”
-
25