BÀI TẬP CHƯƠNG 1
CÂU 1: Trình bày sự ra đời của kế tốn
Rất nhiều bằng chứng khảo cổ chỉ ra rằng Thời kỳ sơ khai đầu tiên của kế toán bắt nguồn từ nền văn
minh Lưỡng Hà cách đây khoảng 7.000 năm, ở nền văn minh cổ đại này xuất hiện các bộ tộc tiên tiến
đầu tiên trên thế giới. Các hình thức kế toán sơ khai đầu tiên được biết tới là các ký tự ghi trên vách đá
hoặc các nút thắt trên những sợi dây, chúng được tìm thấy ở Mesopotamia (Iraq ngày nay). Tuy nhiên
mãi tới thời kỳ Hy Lạp Cổ Đại khi mà bảng chữ cái đầu tiên được đưa vào sử dụng (họ đã biến các ký
tự thành chữ viết và lưu lại trên thân cây, da thú, vải…) thì xã hội phát triển lên một thời kỳ rực rỡ.
Những nhà khoa học xuất hiện làm nền tảng cho khoa học hiện đại, sách bắt đầu được viết trên da thú
và được vua chúa hay những gia đình giàu có sử dụng để học hỏi và lan truyền. Những người đầu tiên
sử dụng chữ viết để ghi chép nhanh chóng trở thành tầng lớp giàu có, họ tính tốn số lượng của cải
được trừ ra hay ghi thêm vào, đây chính là nền móng đầu tiên của số học.
Sau thời kỳ phát triển vàng son và rực rỡ của Hy Lạp cổ đại thì bắt đầu chuyển dần sang thời kỳ La
Mã cổ đại. Ở thời kỳ này các vị hồng đế La Mã đưa ra những chính sách phổ cập chữ viết. Vì thế chữ
viết được dạy và lan truyền một cách rộng rãi ra hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội, sách cũng được viết
và đưa vào giảng dạy nhiều hơn, mọi tầng lớp người ở La Mã đều được học chữ và đọc sách trừ những
người ở tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội như nô lệ. Của cải được tạo ra vô số, các ghi chép tính
tốn từ đó cũng được sử dụng rộng rãi hơn bởi các thương gia. Ở thời này những người bình thường
cũng thể ghi chép và tính tốn được. Có thể nói đây là chính thời kỳ phơi thai đầu tiên của kế toán ngày
nay.
Thời kỳ Trung cổ và Phục Hưng – Phát minh ra sổ kế toán kép
Vào thời kỳ cuối của đế quốc La Mã cho tới năm 476 khi Đế Chế La Mã sụp đổ hoàn toàn, Châu Âu
bước bước vào một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử, thời trung cổ kéo dài 1000 năm. Mãi cho tới thế
kỷ thứ 15, khi diễn ra thời kỳ Phục Hưng ở Ý, thì sự phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh trước kia mới
dần được khơi phục. Lúc này, kế tốn cũng du nhập vào Châu Âu vào khoảng gần cuối cuộc Thập tự
chinh (từ năm 1095 - 1291), kéo theo đó là sự phát triển thương mại giữa Châu Âu và Trung Đông. Sự
phát triển này dẫn đến công việc kinh doanh cần được vận hành bởi nhiều người và dĩ nhiên nó địi hỏi
một hệ thống ghi nhận giao dịch để theo dõi tiền bạc.
Vào cuối thế kỷ 15, khi phong trào Phục Hưng phát triển ngày càng mạnh mẽ, thì năm 1494 một nhà
toán học người Ý đã cho ra đời cuốn sách tên là “Summa de arithmetica, geometria. Proportioni et
proportionalita” (tạm dịch sang tiếng anh là Everything about Arithmetic, Geometry and Proportion).
Trong cuốn sách này ông nêu ra hệ thống nền tảng cho kế toán ngày nay bao gồm sổ cái, sổ chi tiết,
ghi nợ, ghi có, tín dụng,… với mục đích theo dõi các khoản nợ của khách hàng, của chủ nợ, đồng thời
ghi chép lại các vụ mua bán và các hoạt động kinh doanh. Kể từ khi đó Luca Pacioli trở thành cha đẻ
và là người đặt nền tảng cho ngành kế toán hiện đại, các nguyên tắc và ghi chép của ông được giữ
nguyên và phát triển cho tới ngày nay.
CÂU 2: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kế toán quốc tế tác động như
thế nào tới chế độ kế toán Việt Nam?
Một là, nhân tố kinh tế
Nhóm này bao gồm nhân tố liên quan đến nền kinh tế nói chung và đặc điểm của doanh nghiệp trong
nền kinh tế quốc gia. Một nền kinh tế phát triển địi hỏi cơng cụ kế toán hữu hiệu nhằm tạo niềm tin
cho giao dịch cũng như sử dụng vốn hiệu quả. Hệ thống kế toán phát triển theo định hướng phù hợp
với xu thế phát triển của nền kinh tế quốc gia. Nguồn cung cấp tài chính tác động đến cách thức và
mức độ cung cấp thơng tin kế tốn. Tại một số các quốc gia mà nguồn tài chính cho doanh nghiệp chủ
yếu từ thị trường vốn, hệ thống kế toán hướng đến việc cơng bố thơng tin nhiều hơn, kiểm tốn và trình
bày hợp lý (Nobes & Parker, 1995). Cấu trúc doanh nghiệp cũng được xem là một nhân tố có ảnh
hưởng đến kế tốn. Khi quy mơ kinh doanh và mức độ phức tạp của hoạt động doanh nghiệp tăng lên,
hệ thống kế tốn địi hỏi phát triển những cơng cụ tương ứng
=>Như vậy có thể thấy yếu tố kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế quốc gia và
điều này ảnh hưởng đến chiến lược áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán. Một nền kinh tế phát triển
với thị trường vốn phát triển, cấu trúc doanh nghiệp đa dạng sẽ dễ dàng áp dụng chuẩn mực quốc tế về
kế toán. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy đối với một số quốc gia đang phát triển sẽ khó khăn hơn bởi
các điều kiện để thỏa mãn áp dụng của thị trường tài chính chưa phát triển, các giai dịch cịn hạn chế.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù Nhà nước chủ trương đa dạng hóa các thành
phần kinh tế nhưng kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Ngoài ra, hầu hết
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong những năm gần đấy, nền
kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu thay đổi tích cực với thị trường tài chính được lành mạnh cũng
như thị trường chứng khốn ổn định thì ngày càng nhiều nhà đầu tư cả trong và ngồi nước do đó địi
hỏi chất lượng thông tin phải hợp lý để đáp ứng nhu cầu ra quyết định kinh doanh. Điều này cũng
đồng nghĩa các nguyên tắc, phương pháp kế toán cần phải được chuẩn hóa theo hệ thống CMKT(
chuẩn mực kế tốn).
Hai là, nhân tố pháp lý
Pháp lý cũng là những nhân tố được ghi nhận sớm về ảnh hưởng đến hệ thống kế toán quốc gia. Hệ
thống pháp luật được xem là một yếu tố tác động lớn đến hệ thống kế tốn. Các quốc gia thuộc nhóm
thơng luật thường ít ban hành những quy định chi tiết về kế toán hơn các quốc gia thuộc hệ thống điển
luật. Hệ thống thuế cũng như quan hệ giữa thuế và kế toán là một nhân tố tác động đáng kể đến hệ
thống kế tốn. Robert et al (2008) chia thành ba nhóm quốc gia là nhóm có hệ thống kế tốn và hệ
thống thuế hồn tồn độc lập; nhóm có hệ thống kế toán và hệ thống thuế chung một hệ thống, trong
đó hệ thống thuế quy định chi tiết và kế toán phải theo các quy định của thuế
Yếu tố pháp lý đã ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán bởi các chuẩn mực này
mang tính xét đốn nhiều hơn, được xem xét trên cơ sở nguyên tắc (principles) hơn là các qui định
(rules). Do đó các quốc gia thơng luật có xu hướng áp dụng dễ dàng hơn bởi tính linh hoạt, trong khi
các quốc gia điển luật thì việc vận dụng sẽ gặp những khó khăn nhất định bởi hệ thống luật ràng buộc.
Nhìn chung các hoạt động kinh tế được điều hành bởi các Luật và các qui định pháp lý. Luật Kế toán
(2015) quy định khá chi tiết về kế toán so với các quốc gia theo thông luật. Hệ thống CMKT do Bộ
Tài chính là một cơ quan Nhà nước ban hành. Các qui định trong Luật Kế toán đã ảnh hưởng và chi
phối đến các nguyên tắc và phương pháp của CMKT. Trong môi trường pháp lý như trên, các tổ chức
nghề nghiệp khơng có chức năng lập quy. Năm 2005, theo Quyết định 47/2005/QĐ-BTC, Bộ Tài
chính đã giao bổ sung những quyền hạn cho Hội Kế toán và Kiểm tốn Việt Nam trong đó chỉ dừng
lại ở việc Hội cử cán bộ chuyên môn tham gia Hội đồng Kế toán quốc gia, các ban soạn thảo CMKT,
chuẩn mực kiểm toán hoặc soạn thảo Chế độ kế toán.
Ba là, nhân tố chính trị
Nhân tố chính trị liên quan đến vai trò của Nhà nước. Trong những năm gần đây, nhân tố chính trị
được nhắc tới dưới dạng các chính sách của quốc gia trong tiến trình hội tụ quốc tế nhằm bảo đảm lợi
ích quốc gia. Yếu tố chính trị được xem là đã tác động mạnh trong việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về
kế toán. Những quốc gia chủ động, tích cực hội nhập tồn cầu có xu hướng áp dụng một cách nhanh
chóng hơn, trong khi một số quốc gia thận trọng trong đường hướng nên việc áp dụng còn hạn chế.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những quốc gia với tiềm lực vốn lớn sẽ có sức ảnh hưởng và chi phối
nhiều hơn trong việc áp dụng.
Nhóm nhân tố chính trị có tác động mạnh mẽ đến q trình hội tụ kế tốn quốc tế và điều này khá đúng
với Việt Nam. Quá trình hình thành các CMKT Việt Nam phản ảnh ý chí của Nhà nước Việt Nam
trong q trình hội nhập kinh tế toàn cầu để đạt được các mục tiêu chính trị và kinh tế. Khi chuẩn bị
gia nhập WTO và thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã dứt khoát và
mạnh mẽ thực hiện quá trình hình thành CMKT với xuất phát điểm hầu như bằng không. Một lần nữa,
khi Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)
cũng như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các CMKT Việt Nam được khởi động bằng việc ban
hành 8 dự thảo CMKT và các chuẩn mực này tương tự như chuẩn mực quốc tế về kế tốn (IAS/IFRS).
Bốn là, Nhân tố văn hóa
Các nhà kinh tế đã xác định có bốn khuynh hướng văn hóa của các quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh, đó là: chủ nghĩa cá nhân/tập thể, khoảng cách quyền lực, né tránh/không né tránh những
vấn đề chưa chắc chắn. Yếu tố văn hóa đã ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực quốc tế của các
quốc gia. Do đó những quốc gia có khuynh hướng thận trọng, né tránh những điều chưa chắc chắn,
kiểm soát theo luật định, tính thận trọng sẽ ít chấp nhận áp dụng ngay đối với chuẩn mực quốc tế về
kế toán mà sẽ thực hiện theo lộ trình. Tuy nhiên, những quốc gia mà tính linh hoạt, có sự phát triển của
nghề nghiệp kế tốn, đảm bảo tính cơng khai… sẽ có xu hướng thích nghi nhanh và dễ dàng áp dụng
hơn.
Sự tác động của văn hóa đến hệ thống kế tốn Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu
chính thống. Trong hệ thống đo lường các khuynh hướng văn hóa của Hofstede, Việt Nam được đánh
giá với mức điểm tương ứng: chủ nghĩa cá nhân (70), khoảng cách quyền lực (20), né tránh những
vấn đề chưa chắc chắn (40), định hướng dài hạn (30) và nam tính (80) (Hofstede, 2016). Với các
thông số trên, áp dụng lý thuyết của Gray (1988), trong hệ thống kế tốn Việt Nam tính chất thận
trọng được đề cao, nhấn mạnh đến sự tuân thủ các qui định, hạn chế những vấn đề mang tính xét
đoán. Điều này tỏ ra mâu thuẫn với thực tế Việt Nam nhanh chóng ban hành các CMKT dựa trên
chuẩn mực quốc tế.