TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 18 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
20 ThS. Hồ Đắc Vinh Chế tạo và sử dụng bộ thí nghiệm 196
ThS. Thái Ngọc Ánh quan sát hiện tượng nhiễu xạ, giao
thoa ánh sáng nhằm phát triển năng
lực khoa học cho học sinh lớp 12 cơ
bản
21 Nguyễn Thị Mai Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề - 205
Ơrixtic trong dạy học Vật lí để bồi
dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh
22 ThS. Hà Thái Thủy Lê Tổ chức hoạt động thực hành thí 214
ThS. Nguyễn Thị Thanh Trúc nghiệm cho sinh viên Sư phạm Vật lí
theo hướng phát triển năng lực đáp
ứng chương trình giáo dục phổ thơng
mới
23 TS. Trần Thị Ngọc Ánh Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học 222
ThS. Nguyễn Mạnh Trường chương “Sóng ánh sáng” Vật lí 12
trung học phổ thông
24 TS. Nguyễn Hồng Anh Tổ chức dạy học bài “Sự nở vì nhiệt 231
ThS. Phạm Thiết Trường của vật rắn” theo hướng phát triển
ThS. Phan Thị Thùy Linh năng lực thực nghiệm cho học sinh
25 TS. Phan Gia Anh Vũ Thiết kế bài dạy phần Quang hình học 237
ThS. Nguyễn Văn Nghĩa Vật lí 11 theo hướng phát triển năng
ThS. Dương Đức Giáp lực thực hành cho học sinh
26 ThS. Lê Thanh Sơn Xây dựng biện pháp bồi dưỡng năng 245
lực giải quyết vấn đề cho học sinh
trong dạy học phần “Sóng ánh sáng”
Vật lí 12 trung học phổ thơng
z JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY z 7
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 18 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC
CHƯƠNG "SĨNG ÁNH SÁNG" VẬT LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TS. Trần Thị Ngọc Ánh*, ThS. Nguyễn Mạnh Trường**
TÓM TẮT
Tự học là một trong những năng lực chung cốt lõi cần hình thành và phát triển cho
người học được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Một trong những
công cụ hỗ trợ hiệu quả quá trình tự học của học sinh là website giáo dục. Bài báo tập
trung phân tích quy trình thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học, và quy trình hướng dẫn
học sinh khai thác, sử dụng website để tự học một số nội dung kiến thức chương "Sóng
ánh sáng" Vật lí 12 trung học phổ thơng. Các quy trình này được xây dựng dựa trên việc
phân tích vai trị của website, và các u cầu mà website cần đáp ứng đối với quá trình
tự học của học sinh.
Từ khoá: Website, tự học, thí nghiệm, bài tập
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, thế giới đang có những bước tiến nhảy vọt cả về khoa
học lẫn giáo dục. Do đó, rèn luyện cho học sinh (HS) khả năng tự học là điều hết sức
quan trọng, làm nền tảng cho HS trong quá trình học tập, trao dồi kiến thức, bắt kịp với
tri thức của nhân loại. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, tài liệu học tập ngày
càng phong phú và đa dạng, đặc biệt là từ nguồn internet. Nhưng cũng là khó khăn trong
việc chọn lựa nguồn thơng tin đáng tin cậy. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xây
dựng website nhằm hỗ trợ HS trong việc tự học.
Trong q trình đổi mới phương pháp, cơng nghệ thơng tin và internet, website
giáo dục đã và đang mang lại hiệu quả tích cực cho q trình dạy học [1], [2]. Đối với nội
dung về chương “Sóng ánh sáng” Vật lí 12 cơ bản, đã có một số website được xây dựng
nhưng kiến thức cịn trình bày sơ sài, chưa chú trọng đến việc hỗ trợ HS tự học. Hơn nữa,
qua điều tra thực tiễn cho thấy, trong và sau khi học xong chương “Sóng ánh sáng” HS
cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc ơn tập, củng cố kiến thức đã được học cũng
như ứng dụng, sử dụng các kiến thức đã được học trong phần này vào quá trình giải bài
tập, nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung khác có liên quan.
2. Vai trị và u cầu của website đối với quá trình tự học của học sinh
Website là một trong những dịch vụ trên internet. Tim Berners Lee được biết đến là
người sáng lập ra website trong thời kỳ ông là nhà vật lí ở viện nghiên cứu hạt nhân Châu
Âu (CERN) [3]. Sở dĩ website trở nên phổ biến vì nó cung cấp cho người sử dụng khả
năng truy cập dễ dàng, có thể khai thác các thơng tin trên internet dưới dạng văn bản,
hình ảnh thậm chí cả âm thanh và video. Vì thế, website đơi khi còn được gọi là đa
phương tiện của mạng internet.
222 z JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY z
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 18 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
2.1. Vai trị của website đối với q trình tự học của học sinh
Công nghệ thông tin là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong dạy học, nổi
bật nhất chính là máy vi tính và nguồn tài nguyên khổng lồ trên internet. Việc sử dụng
website khai thác những tư liệu dạy học từ internet khơng chỉ góp phần làm phong phú
thêm nội dung dạy học mà cịn có tác dụng tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực,
thúc đẩy quá trình tự học của HS [4], [5].
Thông qua các nội dung được trình bày trên website, các sơ đồ kiến thức, các bài
học, các câu hỏi, bài tập và các hình ảnh, thí nghiệm minh họa, thí nghiệm mơ phỏng, thí
nghiệm tương tác trên màn hình, HS có thể tự ơn tập kiến thức trong quá trình tự học ở
nhà. Ở đó, HS được trang bị kiến thức sâu sắc hơn giúp HS thấu hiểu được nhiều vấn đề
mà do một số lý do về mặt thời gian mà giáo viên chưa thể truyền đạt hết cho HS khi dạy
trên lớp.
Đặc biệt, hệ thống sơ đồ, các câu hỏi, bài tập trên các website rất đa dạng giúp HS
có thể củng cố kiến thức đã học và vận dụng kiến thức một cách thường xun. Thơng
qua các bài tập từ dễ đến khó, HS có thể rèn cho mình kỹ năng làm bài, phân tích bài
tốn và kỹ năng tư duy. Do điều kiện thời gian trên lớp khơng nhiều, HS có thể củng cố
kiến thức thông qua các website dạy học khi truy cập ở nhà, điều này vẫn đảm bảo giúp
HS hiểu bài và vận dụng kiến thức thường xuyên.
Khơng những thế, HS có thể kiểm tra trình độ của mình một cách thường xun
thơng qua các bài kiểm tra online có phản hồi, đánh giá và hướng dẫn, gợi ý để HS tự
làm tiếp đến kết quả cuối cùng (chứ không phải chỉ thông báo ngay đáp án) để nắm bắt
khả năng của mình tới đâu và từ đó có biện pháp điều chỉnh phương pháp học tập cho
phù hợp. HS có thể làm các bài kiểm tra vào bất cứ lúc nào tùy thuộc vào thời gian của
HS nên việc kiểm tra trở nên rất linh hoạt.
2.2. Các yêu cầu đối với website trong việc hỗ trợ học sinh tự học
Để hỗ trợ HS tự học, website cần phải đảm bảo các yêu cầu về dạy học và yêu cầu
về công nghệ thông tin. Cụ thể:
i Yêu cầu về dạy học
- Yêu cầu về mục đích của website: Website được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ
HS tự học. Điều đó có nghĩa là website không chỉ sử dụng để củng cố kiến thức cũ cho
HS hay ôn tập những kiến thức mà HS vừa mới học mà mở rộng hơn là có thể giúp HS
tiếp thu kiến thức mới một cách hiệu quả trong giai đoạn “nghiên cứu tài liệu mới”. Một
mục đích khác của website là vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập, các tình
huống cụ thể để giúp HS rèn luyện các kỹ năng bao gồm kỹ năng giải bài tập, kỹ năng tư
duy, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng vận dụng sáng tạo…
- Yêu cầu về nội dung của website: Nội dung của website phải xuất phát từ mục
đích của website là ơn tập kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới cho HS, kết hợp và
vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập và tình huống cụ thể, góp phần giúp HS
hình thành và phát triển các thao tác và kỹ năng tư duy. Như vậy nội dung của website
z JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY z 223
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 18 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
phải bám sát chương trình sách giáo khoa, bám sát nội dung kiến thức HS được học ở
chương trình phổ thơng và từ đó lồng ghép vào các thí nghiệm, các ví dụ, ứng dụng thực
tế của các kiến thức đã học để khiến cho nội dung của website thêm phần sinh động, thu
hút sự chú ý của HS và đồng thời giúp HS mở rộng kiến thức, củng cố niềm tin khoa học
và có hứng thú học tập hơn. Nội dung ôn tập được tổng kết dưới dạng các sơ đồ kết hợp
với các hình ảnh, đồ thị, bảng biểu… giúp thu hút sự chú ý và quan tâm của HS. Nội
dung của website phải được trình bày một cách logic, khoa học trong đó nêu bật lên được
mối liên quan giữa các phần kiến thức với nhau và sự vận dụng các kiến thức đó vào
trong thực tiễn.
- Yêu cầu về phương pháp: Website hỗ trợ HS tự học bằng nhiều phương pháp
khác nhau nhưng chủ yếu là tạo điều kiện cho HS tự lực ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh
giá. Thông qua các bài giảng, các nội dung kiến thức đã được lập trình sẵn, HS có thể tự
nghiên cứu thông tin, củng cố kiến thức và vận dụng kiến thức vào giải các bài tập đã
được xây dựng sẵn trên website. Với việc sử dụng hình thức trắc nghiệm có phản hồi và
hướng dẫn có thể phát hiện các sai lầm hay gặp của HS, đồng thời hướng dẫn HS nhận
biết và khắc phục các sai lầm. Qua đó, HS có thể tự lực để ơn tập, củng cố và kiểm tra
đánh giá kiến thức về một chương hay một phần thậm chí là một chương trình học nào
đó. Website cũng có thể giúp HS tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên theo chương
trình hóa. Tức là HS có thể học với giáo viên theo một lịch học đã được sắp xếp sẵn,
hoặc thông qua các forum để HS trao đổi, thảo luận với nhau và với giáo viên.
- Yêu cầu về hình thức: Website cần đa dạng nhiều hình thức giúp HS tự học.
Khơng chỉ thơng qua các sơ đồ mà có thể qua các thí nghiệm có tương tác. Hình thức của
website phải có tính thẩm mĩ, thu hút HS bởi những hình ảnh trực quan, các ứng dụng mà
HS quan tâm. Ngoài ra, website cần có các thí nghiệm minh họa, thí nghiệm mơ phỏng,
thí nghiệm tương tác trên màn hình, các ví dụ, ứng dụng cụ thể để HS tìm hiểu, kích
thích trí tị mò và thu hút sự học hỏi của HS.
i Yêu cầu về công nghệ thông tin
Thông tin trong website cần được trình bày một cách khoa học, dễ dàng truy cập,
tìm kiếm bài học, nội dung kiến thức và bài tập theo nhu cầu của người học. Các bài tập
được thiết kế có sự phản hồi và hướng dẫn giúp người học tự học một cách hiệu quả.
3. Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học chương "Sóng ánh sáng" Vật lí 12 trung
học phổ thông
Nội dung kiến thức chương “Sóng ánh sáng” Vật lí lớp 12 THPT có rất nhiều ứng
dụng trong khoa học cơng nghệ, trong y học và trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy website
hỗ trợ HS tự học cần góp phần rèn luyện khả năng phân tích, giải thích hiện tượng vật lí,
niềm say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc
sống.
224 z JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY z
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 18 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
3.1. Quy trình xây dựng website hỗ trợ học sinh tự học
Quy trình xây dựng website hỗ trợ HS tự học gồm 5 bước: Mua tên miền và
hosting; Lựa chọn công cụ xây dựng website; Thiết kế giao diện trang chủ; Xây dựng các
module chính; Chạy thử và kiểm tra. Các bước này được sơ đồ hóa trong hình dưới đây:
Hình 1. Quy trình xây dựng website hỗ trợ học sinh tự học
- Bước 1: Mua tên miền và hosting
Để xây dựng được website thì bắt buộc phải có tên miền, tên miền chính là địa chỉ
của website. Do đó, nên chọn tên miền dễ nhớ, phù hợp với nội dung của website đang
xây dựng. Ngoài ra, để website hoạt động được cần phải mua hosting có dung lượng phù
hợp để lưu trữ các dữ liệu khi đưa lên web. Nên chọn mua tên miền và hosting ở những
công ty chuyên về lập trình web có thương hiệu, uy tín để website chạy ổn định hơn và
khi có sự cố thì được hỗ trợ tốt hơn.
- Bước 2: Lựa chọn công cụ xây dựng website
Lựa chọn công cụ để xây dựng website là một công việc rất quan trọng, nó quyết
định rất lớn đến thành cơng của website. Hiện nay để xây dựng một website dạy học có
rất nhiều các phần mềm hỗ trợ, từ các phần mềm mã nguồn đóng (thương mại) đến các
phần mềm mã nguồn mở (miễn phí). Mỗi phần mềm đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy
nhiên, đối với GV không chuyên về tin học nên chọn các phần mềm mã nguồn mở như:
Moodle, Joomla, Wordpress,… để thiết kế website cho đơn giản vì khơng u cầu phải
biết về lập trình.
- Bước 3: Thiết kế giao diện trang chủ
Sau khi đã cài đặt được website trên hosting đã mua, công việc tiếp theo là thiết kế
giao diện trang chủ của website. Giao diện người dùng bao gồm những
cách thức tương tác, hình ảnh, biểu tượng để chuyển tải ý nghĩa các biểu
tượng trên máy tính. Giao diện được thiết kế sao cho người sử dụng dễ dàng tìm kiếm
thông tin, đáp ứng được nhu cầu học tập của người học và thể hiện rõ ý đồ sư phạm của
người thiết kế.
z JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY z 225
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 18 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
- Bước 4: Xây dựng các module chính
Website được xây dựng gồm các module để HS tự ôn tập, củng cố như: module
video bài giảng, module tóm tắt lý thuyết, module sơ đồ bài học,... và xây dựng hệ thống
các bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm, bài tập lý thuyết, bài tập kéo thả... Mỗi module
đều góp phần phát triển năng lực tự học cho HS.
- Bước 5: Chạy thử và kiểm tra
Sau khi đã xây dựng xong các module để hỗ trợ HS tự học, GV cần tiến hành chạy
thử và kiểm tra xem có đúng với yêu cầu thiết kế hay chưa, đồng thời kiểm tra nội dung
upload lên website có gì sai sót hay khơng để chỉnh sửa lại cho chính xác.
3.2. Quy trình hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng website để tự học
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS, quy trình hướng dẫn HS khai thác và sử
dụng website để tự học gồm các bước như sau:
- Bước 1: Đăng ký thành viên hoặc đăng nhập
Khi mới truy cập vào website, HS cần đăng ký thành viên để có thể đăng nhập vào
trang chủ của website để cập nhật các thông tin mới, download các tài liệu hoặc ôn tập,
củng cố và kiểm tra kiến thức vật lí qua từng bài học.
Sau khi đăng ký thành cơng một tài khoản, HS cần kích hoạt tài khoản khi nhận
được tin nhắn qua email. Để tham gia các khóa học, HS cần đăng nhập tài khoản. Khi
đăng nhập thành công trên website sẽ hiện ra các khóa học mà người học có thể tham gia.
Muốn tham gia vào khóa học nào, HS cần kích chuột vào khóa học đó để ghi danh tham
gia khóa học.
- Bước 2: Ôn tập thông qua video bài giảng
Nếu HS chưa nắm chắc bài giảng lý thuyết trên lớp, hoặc muốn tự học bài mới thì
HS có thể xem video bài giảng của những giáo viên dạy học Vật lí nổi tiếng trên cả nước
mà chúng tơi đã sưu tầm một cách chọn lọc để đưa vào trong website nhằm giúp HS tự
học.
- Bước 3: Ơn tập thơng qua các video mơ phỏng thí nghiệm
Hầu hết các kiến thức vật lí phổ thơng đều được xây dựng từ các thí nghiệm. Vì
vậy, những thí nghiệm mơ phỏng các hiện tượng vật lí liên quan đến nội dung bài học đã
được sưu tầm và đưa vào website để HS tự học, nhằm hiểu sâu hơn về bản chất vật lí của
nội dung đang nghiên cứu.
- Bước 4: Ơn tập thơng qua tóm tắt lý thuyết bài học
Để tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong việc ôn tập, củng cố nội dung bài học.
Trong website chúng tôi đã xây dựng site tóm tắt các kiến thức vật lí cơ bản của từng bài
rất logic, dễ nhớ, dễ hiểu.
226 z JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY z
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 18 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
Hình 2. Quy trình hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng website để tự học
Hình 3. Đăng kí thành viên
- Bước 5: Ơn tập thơng qua sơ đồ tư duy, làm các dạng bài tập, trả lời câu hỏi bài
học,...
Trong mỗi bài học, HS có thể lựa chọn hình thức ôn tập và kiểm tra kiến thức
thông qua ôn tập củng cố lý thuyết, thông qua sơ đồ bài học, thông qua trả lời câu hỏi bài
học, thông qua bài tập luyện tập và thông qua bài tập trắc nghiệm. HS click vào hình thức
z JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY z 227
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 18 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
ơn tập phù hợp và trong mỗi hình thức ơn tập đều có câu hỏi hoặc bài tập giúp HS ơn tập
kiến thức. Có nhiều hình thức ơn tập và kiểm tra cho HS lựa chọn, ứng với mỗi nội dung
ơn tập đều có hình thức kiểm tra phù hợp giúp HS củng cố kiến thức. HS có thể xem
hướng dẫn đính kèm với câu hỏi để suy nghĩ phương án trả lời và nộp bài về cho giáo
viên.
Hình 4. Các nội dung để học sinh tự ôn tập
Hình 5. Sơ đồ tư duy "Giao thoa ánh sáng"
- Bước 6: Làm bài kiểm tra online kết thúc bài học
Sau khi HS đã ôn tập, củng cố tất cả các nội dung của bài học thì bước cuối cùng là
HS sẽ làm một bài kiểm tra trắc nghiệm online để đánh giá xem nội dung kiến thức của
bài học HS đã nắm vững hay chưa, từ đó điều chỉnh việc học của bản thân cho phù hợp,
228 z JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY z
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 18 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
và giáo viên cũng dựa vào kết quả làm bài kiểm tra của HS để điều chỉnh việc dạy nhằm
giúp cho HS đạt được kết quả tốt hơn.
Hình 6. Các dạng bài tập trên website
Hình 7. Thống kê các thông số sau khi học sinh làm bài kiểm tra
Hình 8. Giao diện trang diễn đàn
Ngoài ra, website cịn là nơi HS có thể trao đổi kiến thức thơng qua mục “Diễn
đàn”, hoặc HS có thể tìm kiếm các thơng tin mới trong thanh “Tìm kiếm” và có thể
download tài liệu ở các mục trong website…
Để việc thảo luận của HS đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải đưa ra các chủ đề
vừa bổ ích, vừa thu hút được sự quan tâm của HS. Để khơng khí thảo luận trên diễn đàn
sôi nổi nhưng không căng thẳng, giáo viên cần thường xuyên xem xét các đề tài, ý kiến
z JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY z 229
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 18 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
mà HS thảo luận, nếu có ý kiến nào mang nội dung thiếu xây dựng, giáo viên cần phải có
sự nhắc nhở, thậm chí xóa bỏ ý kiến đó nếu thấy cần thiết. Giáo viên cũng phải là người
thường xuyên gửi ý kiến lên diễn đàn. Những ý kiến này của giáo viên sẽ vừa là gợi ý,
vừa là sự định hướng cho HS trong quá trình thảo luận.
4. Kết luận
Trên cơ sở lí luận dạy học hiện đại và ứng dụng cơng nghệ thông tin vào dạy học,
website thaytruong.vn được thiết kế hỗ trợ HS tự học chương “Sóng ánh sáng” Vật lí 12
THPT. Mặc dù website chỉ mới được xây dựng và đưa vào học tập từ đầu học kỳ 2 năm
học 2018-2019, nhưng đến nay đã có gần 800 thành viên trên cả nước đăng ký tài khoản
và tham gia các khố học. Các phân tích định lượng cũng cho thấy tính hiệu quả của việc
sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học của HS. Đây cũng là tác nhân thúc đẩy sự tích
cực, tự lực hoạt động trong học tập, tạo sự hứng thú, say mê cho HS, những kiến thức mà
HS thu được thông qua các hoạt động tự học sâu sắc và có tính bền vững cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdullahi, H. (2014), “The role of ICT in teaching science education in schools”,
International Letters of Social and Humanistic Sciences, (19), pp. 217-223.
2. Sarkar, S. (2012), “The role of information and communication technology (ICT)
in higher education for the 21st century”, Science, 1(1), pp. 30-41.
3. Berners-Lee, Tim, Mark Fischetti (1999), “Weaving the Web: The Original Design
and Ultimate Destiny of the World Wide Web by its inventor”, Britain: Orion
Business, ISBN 0-7528-2090-7.
4. Dong-xing, W. U. (2009), “Research on designing strategies of self-study
supported with agriculture and forestry Topic-based learning website
[J]”. Agriculture Network Information, 2.
5. Bell, D. S., Fonarow, G. C., Hays, R. D., Mangione, C. M. (2000), “Self-study
from web-based and printed guideline materials: a randomized, controlled trial
among resident physicians”, Annals of internal medicine, 132(12), pp. 938-946.
WX
*Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
**Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai
230 z JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY z