Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI VẤN ĐỀ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: NGỮ VĂN & CTXH
----------
ĐẶNG THỊ BÍCH THẢO

HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI
VẤN ĐỀ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2016

LỜI CẢM ƠN

“Gieo hạt đắng nhưng tưới bằng mồ hơi nước mắt thì sẽ cho trái ngọt”
(L. Denix)

Để hồn thành khóa luận là cả một quá trình gieo cây và tưới nước. Là sự
cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, là sự tận tình giúp đỡ của giáo viên
hướng dẫn cùng những lời an ủi, động viên từ gia đình và bạn bè trong suốt quá
trình nghiên cứu.

Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Công tác xã
hội đã đóng góp ý kiến, chỉnh sửa đề cương chi tiết để tơi hồn thành khóa luận
như ngày hơm nay.

Cảm ơn những người bạn thân – những nguồn động viên tinh thần to lớn đã
giúp tôi đứng vững sau bao nhiêu vấp ngã, chông chênh từ lúc bắt đầu đến khi
hồn thành cơng trình nghiên cứu khoa học này.

Đặc biệt, học trò xin được gửi lời cảm ơn vô bờ bến đến thầy giáo Lê Ngọc


Bảy – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo học trị trong suốt q trình
làm khóa luận.

Một lần nữa xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất!
Xét về một khía cạnh nào đó thì bài khóa luận này chẳng là gì so với những
thành quả và đóng góp của người đi trước. Nhưng để có được nó người viết đã
phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt trong những đêm thức trắng, trăn trở
để nghiên cứu và suy nghĩ. Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã rất cố gắng để
hoàn thành nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp, chỉ
bảo của q thầy cơ để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Quảng Nam, tháng 05 năm 2016
Tác giả khóa luận

ĐẶNG THỊ BÍCH ĐÀO

BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1 THPT PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

2 PPDH GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
HOẠT ĐỘNG
3 GD-ĐT GIÁO VIÊN
HỌC SINH
4 HĐ VĂN BẢN

5 GV


6 HS

7 VB

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 2
4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:....................................................... 2
4.2. Phương pháp phân tích : ............................................................................... 2
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: ................................................................. 2
4.4. Phương pháp tổng hợp: ................................................................................. 2
4.5. Phương pháp thống kê, phân loại:................................................................ 3
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 3
PHẦN II. NỘI DUNG………………………………...........................................4

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC... 4
1.1. Quan niệm về đọc hiểu tác phẩm văn học ................................................... 4
1.2. Các bƣớc thực hiện việc đọc hiểu tác phẩm văn học ở trƣờng Trung học
phổ thông............................................................................................................... 5
1.2.1. Xác định thể loại và đặc trưng của thể loại .............................................. 5
1.2.2. Xác định bố cục .......................................................................................... 9
1.2.3. Định hướng trong việc phân tích tác phẩm văn học ................................ 9
1.3. Hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn học ở trƣờng Trung học phổ thông . 11
1.3.1. Hoạt động của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu ....... 11

1.3.1.1. Yêu cầu học sinh đọc đúng, chính xác ................................................. 11
1.3.1.2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu thấu đáo các từ ngữ, câu, các thông tin
quan trọng trong tác phẩm ................................................................................. 12
1.3.1.3. Hướng dẫn học sinh phân tích, khái quát ý nghĩa, đánh giá và nêu lên
giá trị tác phẩm.................................................................................................... 14

1.3.2. Hoạt động của học sinh trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn học.............. 16
1.3.2.1. Đọc – hiểu tiếp cận tác phẩm văn học .................................................. 16
1.3.2.2. Tái hiện lại hình tượng nhân vật .......................................................... 16
1.3.3.3. Phân tích, cắt nghĩa trong tác phẩm văn học ....................................... 17
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ ĐỌC
HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG...............................................................................................................19

2.1. Thực trạng ................................................................................................... 19
2.1.1. Thực trạng được phản ánh qua báo chí nói chung................................. 19
2.1.2. Thực trạng qua việc điều tra thực tế tại trường THPT Phan Bội Châu và
Trường THPT Trần Cao Vân – Tam Kỳ – Quảng Nam. .................................. 20
2.2. Nguyên nhân ................................................................................................ 30
2.2.1. Nguyên nhân từ phía giáo viên ................................................................ 30
2.2.2. Nguyên nhân từ phía học sinh ................................................................. 31
2.3. Giải pháp khắc phục ................................................................................... 32
2.3.1. Đối với học sinh......................................................................................... 32
2.3.1.1. Cần có thái độ nghiêm túc đối với mơn học Ngữ văn ......................... 32
2.3.1.2. Tích cực rèn luyện các kĩ năng đọc-hiểu tác phẩm văn học................ 33
2.3.1.3. Cần làm chủ hoạt động đọc, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

............................................................................................................................ 33
2.3.2. Đối với giáo viên........................................................................................ 34
2.3.2.1. Hướng dẫn cho học sinh nắm vững kiến thức về đọc và đọc hiểu tác

phẩm văn học ...................................................................................................... 34
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng đọc nhẩm, đọc nhanh, đọc
lướt, đọc chậm, đọc kĩ ......................................................................................... 35
2.3.2.3. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm ......................... 36
2.3.2.4. Áp dụng các hình thức đọc đầu giờ, đọc trong q trình phân tích tác
phẩm, đọc khi kết thúc bài giảng........................................................................ 38
2.3.2.5. Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm ở nhà ............................................. 39
2.3.3. Đối với gia đình và xã hội ......................................................................... 39
2.3.3.1. Đối với gia đình ...................................................................................... 39

2.3.3.2. Đối với xã hội ......................................................................................... 40
CHƢƠNG 3. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM TRONG VIỆC VẬN DỤNG VẤN
ĐỀ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở NHÀ TRƢỜNG VÀO MỘT SỐ
THỂ LOẠI CỤ THỂ. ......................................................................................... 42
3.1. Thiết kế giáo án thể nghiệm đối với tác phẩm trữ tình qua bài “ Nhàn”
của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ngữ văn 10, tập 1, chƣơng trình chuẩn) .............. 43
3.2. Thiết kế giáo án thể nghiệm đối với tác phẩm văn xuôi tự sự qua bài
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (Ngữ văn 11, tập 1, chƣơng trình chuẩn)...... 48
3.3. Thiết kế giáo án thể nghiệm đối với tác phẩm kí qua bài “ Ai đã đặt tên
cho dịng sơng” của Hồng Phủ Ngọc Tƣờng (Ngữ văn 12, tập 1 chƣơng
trình chuẩn) ........................................................................................................ 56
PHẦN III. KẾT LUẬN ...................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 66
PHỤ LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển, vì vậy vấn đề giáo dục trong
những năm gần đây đang từng ngày, từng giờ được chú trọng. Giáo dục được

xem như là một quốc sách hàng đầu, với yêu cầu của xã hội, với thời đại mới
được xuất phát từ mục tiêu đào tạo con người phát triển tồn diện, năng động,
sáng tạo và thích ứng với sự phát triển của xã hội nhất là trong q trình hội nhập
tồn cầu.

Hiện nay việc dạy học trong nhà trường phổ thông không chỉ là trang bị
kiến thức cho học sinh mà chủ yếu phải rèn luyện cho học sinh cách tự học, tự
nghiên cứu, tự phát hiện và giải quyết vấn đề một cách có logic thơng qua
phương pháp dạy học. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp nâng cao chất
lượng dạy học là vấn đề quan trọng và mang tính thời sự và cấp thiết. Khơng chỉ
chú trọng đến các môn tự nhiên mà những năm gần đây, các môn khoa học xã
hội đang được quan tâm sâu sắc mà nhất là môn Ngữ văn. Bởi, môn học này từ
trước đến nay được đánh giá là một mơn có vị trí hết sức quan trọng trong việc
thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo con người thời đại mới.

Dạy học theo hướng đổi mới là dạy học phải tích cực hóa các hoạt động
học tập của học sinh, nghĩa là phải tăng cường hoạt động học tập cho người học.
Tùy thuộc vào từng môn mà vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau. Một
trong những phương pháp dạy học phát huy được vai trò của học sinh trong giờ
học Ngữ văn là phương pháp dạy văn theo hướng đọc – hiểu tác phẩm văn học.
Để đạt hiểu quả cao trong phương pháp dạy học này thì hướng dẫn đọc - hiểu tác
phẩm văn học là một nhân tố vơ cùng quan trọng, đóng vai trị quyết định trong
chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.

Đọc hiểu tác phẩm văn học được xem là khâu đột phá trong việc tổ chức
dạy học văn. Thơng q đó có thể rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản trong
việc đọc một tác phẩm sau đó cảm nhận theo khả năng của bản thân qua định
hướng của giáo viên. Điều này sẽ giúp các em học sinh nâng cao được khả năng
tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học, khiến việc
học văn của các em trở thành một mơn học u thích muốn khám phá những điều

mới mẻ, thú vị từ cuộc sống. Bên cạnh đó sẽ giúp cho các em bồi dưỡng tâm hồn,
hoàn thiện nhân cách của bản thân theo chiều hướng tích cực.

1

Với ấn tượng sâu sắc và đồng thời là một giáo viên tương lai giảng dạy
môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi mạnh dạng đưa ra vấn đề học văn của học sinh
THPT, cụ thể là vấn đề đọc hiểu văn bản của học sinh THPT để nghiên cứu và
khai thác, nhằm phát huy được vai trị của mơn học đối với học sinh THPT.
Chính vì những lí dó đó tơi chọn đề tài “Học sinh Trung học phổ thông với vấn
đề đọc hiểu tác phẩm văn học” để làm bài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu đề tài “ học sinh THPT với vấn đề đọc hiểu tác phẩm
văn học” khóa luận một lần nữa khẳng định vị trí quan trọng của việc đọc hiểu
tác phẩm là một vấn đề thiết yếu trong việc dạy và học môn Ngữ văn của học
sinh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu khóa luận sẽ hỗ trợ vào công tác giảng dạy
sau này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh THPT với vấn đề đọc hiểu tác phẩm văn học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Giới hạn trong chương trình Ngữ văn THPT các khối lớp 10, 11, 12.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

Tiến hành phát phiếu khảo sát cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12 tại
trường THPT Phan Bội Châu và Trần Cao Vân - Tam Kỳ - Quảng Nam.

4.2. Phương pháp phân tích

Từ những vấn đề đưa ra tiến hành phân tích làm rõ các khái niệm, những
giải pháp và những vận dụng cụ thể liên quan đến đề tài.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu:

So sánh những quan điểm, nhận thức của các nhà nghiên cứu cùng các con
đường để tiếp cận một tác phẩm văn học. Đồng thời, đối với phần vận dụng sẽ
đưa ra một số giáo án thể nghiệm tương ứng với mỗi giáo án sẽ có phần đọc hiểu
khác nhau.
4.4. Phương pháp tổng hợp

Từ những vấn đề đặt ra, bản thân người nghiên cứu sẽ tiến hành tổng hợp
rút ra nhận xét và ứng dụng cụ thể đối với mỗi tác phẩm.

2

4.5. Phương pháp thống kê, phân loại
Căn cứ vào kết quả khảo sát thực nghiệm tiến hành xử lí số liệu và thống

kê, phân loại lại ở phần phụ lục.
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Những năm gần đây hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu và đổi mới phương
pháp dạy học môn Ngữ văn ngày một chiếm vị trí cao. Song, việc đổi mới
phương pháp trong giảng dạy cần phải có một khoảng thời gian nhất định để giáo
viên có thể tiếp cận và vận dụng trong quá trình giảng dạy được tốt hơn.

Ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này như
Trần Đình Sử là người có đóng góp tích cực, có nhiều bài viết liên quan đến vấn

đề đọc hiểu văn bản văn học trong cách tiếp cận mới được bổ sung năm 2013
đăng trên báo văn nghệ về vấn đề “đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn” và
bài nghiên cứu về “đọc hiểu văn bản – khâu đột phá trong dạy học Ngữ văn hiện
nay”. Bên cạnh đó, cịn có cuốn phương pháp dạy học văn của nhóm tác giả Phan
Trọng Luận (chủ biên), Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt năm
1999 và cơng trình nghiên cứu của Phan Trọng Luận cuốn đổi mới giờ học tác
phẩm văn chương ở trường Trung học phổ thông năm 1999 và cuốn văn học giáo
dục thế kỉ XXI năm 2002. Hay Nguyễn Thanh Hùng với cuốn “Phương pháp dạy
học Ngữ văn Trung học phổ thông những vấn đề cập nhật” đề cập đến những vấn
đề về việc đọc, hiểu và các phương pháp tiếp cận tác phẩm.
6. Đóng góp của đề tài

Góp phần khẳng định tầm quan trọng của phương pháp đọc hiểu tác phẩm
văn học. Đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp tích cực để nâng cao
chất lượng đọc hiểu tác phẩm cho học sinh ở trường THPT
7. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội
dung khóa luận được trình bày trong 3 chương:

Chương 1. Những vấn đề về đọc hiểu văn bản
Chương 2. Thực trạng và một số giải pháp về vấn đề đọc hiểu tác phẩm
văn học ở trường THPT
Chương 3. Giáo án thể nghiệm trong việc vận dụng vấn đề đọc hiểu tác
phẩm văn học vào một số thể loại cụ thể

3

PHẦNII. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC

1.1. Quan niệm về đọc hiểu tác phẩm văn học

Lâu nay, trong dạy học văn người ta thường dùng thuật ngữ là “giảng
văn”, “phân tích văn”…thì hiện nay sách giáo khoa đã cải cách và thay bằng
thuật ngữ “ Đọc - hiểu văn bản. Trước đây, chúng ta thường coi phân tích hay
giảng văn, bình luận là phương pháp đặc thù của dạy học văn theo hướng áp đặt,
một chiều. Nhưng hiện nay đã có sự thay đổi và cải cách khác nhau. Đây không
chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi về bản chất của môn văn
ở cả hoạt động tiếp nhận và phương pháp khi dạy học tác phẩm văn học trong
nhà trường cũng có những thay đổi. Hiện nay, có nhiều định hướng trong việc
đọc hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường với những quan niệm khác nhau
nhưng nhìn chung mỗi quan niệm đều có đóng góp tích cực vào việc đổi mới
phương pháp dạy học đọc – hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường.

Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng thì “ Đọc hiểu là hoạt động
truy tìm, giải mã ý nghĩa văn bản”. [6, 39]

Còn với Giáo sư Trần Đình Sửtrong bài viết đăng trên báo Văn nghệ “Con
đường đổi mới căn bản phương pháp dạy - học văn” ( Báo Văn nghệ số 10, 7-3-
2009). Mở đầu bài viết Giáo sư đã khẳng định rõ: “Khởi điểm của môn Ngữ Văn
là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh
không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi
yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của mơn văn đều chỉ là nói sng, khó với tới, đừng
nói gì tới tình u văn học”. Bên cạnh đó, Giáo sư muốn nhấn mạnh thêm “Đọc
hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ
văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước
tiến theo các nước tiên tiến”.( Báo Văn nghệnăm 2013).

Giáo sư Phan Trọng Luận cũng là một trong những nhà khoa học đi vào
nghiên cứu vấn đề đọc hiểu tác phẩm từ rất sớm. Giáo sư đã phân tích rõ tầm

quan trọng của việc đọc: “ Đọc văn là để tiếp nhận, lĩnh hội, đọc văn để hiểu và
cảm nhận văn có ấn tượng định hình biểu tượng về tác phẩm. Người đọc phải
làm sống lại hình tượng nghệ thuật từ văn bản tác phẩm, rồi chuyển hình tượng
đó vào trong đầu trở thành biểu tượng, ấn tượng của mình”.[17, 82].Q trình
đọc cũng chính là q trình thâm nhập, tiếp nhận tác phẩm và trong quá trình đọc

4

tác phẩm từng bước thâm nhập, những tín hiệu ngơn ngữ, những hình ảnh tuần tự
được hiện lên dần.

Năng lực đọc được thể hiện ở việc học sinh tự mình biết đọc, hiểu, nắm
bắt nội dung nghệ thuật của một tác phẩm. [7, 14]. Văn bản thông qua khả năng
tiếp nhận của học sinh nhằm giúp học sinh tiếp xúc trực tiếp với văn bản, hiểu
được ý nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm
để từ đó hiểu được thơng điệp về tư tưởng, tình cảm của người viết muốn nhắn
gửi đến người đọc. Đọc hiểu là vừa đọc vừa hiểu nội dung trong từng câu từng
đoạn có trong tác phẩm bởi học văn gắn liền với việc đọc văn.

Đọc không phải chỉ là tái tạo âm thanh từ chữ viết mà cịn là q trình
thức tỉnh cảm xúc, q trình tri giác và thuần thấm tín hiệu để giải mã ngôn
ngữđồng thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm cá nhân của người đọc
để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có của tác phẩm. Phải đọc
từng câu, từng chữ, từng đoạn để có thể tái tạo lại tác phẩm và phân tích, khái
quát những vấn đề liên quan trong tác phẩm.

Như vậy, để phát huy năng lực hiểu biết của học sinh thì cần phải đổi mới
phương pháp trong dạy học mà chủ yếu là “đổi mới từ cách dạy truyền thống
thiên về đọc chép sang cách dạy học đọc – hiểu. Trên đây là một số quan niệm về
phương pháp dạy đọc hiểu ở trường phổ thơng. Qua đósẽ giúp cho học sinh biết

cách đọc, cách tiếp nhận một tác phẩm văn học.
1.2. Các bƣớc thực hiện việc đọc hiểu tác phẩm văn học ở trƣờng Trung
học phổ thông
1.2.1. Xác định thể loại và đặc trưng của thể loại

Ở chương trình Trung học cơ sở học sinh đã làm quen với các thể loại văn
học, những kiến thức về mặt thể loại ở chương trình Trung học cơ sở sẽ làm nền
tảng cho những năm tiếp theo khi học sinh bước vào ngưỡng cửa THPT. Trong
chương trình THPT học sinh sẽ tiếp cận, phân tích ở những vấn đề mang tính đa
dạng hơn, sâu sắc hơn về mặt thể loại văn học và các đặc trưng riêng của nó.

Khi đọc một tác phẩm văn học, điều trước tiên học sinh cần phải xác định
thể loại cụ thể trong tác phẩm. Mỗi em cần có cách hiểu biết và định hướng
riêng, nhất là phải có kiến thức về mơn học để từ đó việc xác định thể loại trong
tác phẩm được chính xác và cụ thể hơn. Việc nắm được thể loại cụ thể trong mỗi
tác phẩm sẽ giúp các em dễ dàng phân tích, rèn luyện kĩ năng xác định thể loại

5

trong từng tác phẩm văn học cụ thể. Có nhiều định nghĩa thể loại, song mỗi định
nghĩa đều mang những vấn đề chung trong việc xác định thể loại văn học.

Theo như cuốn “thuật ngữ văn học” thì thể loại là “dạng thức tồn tại chỉnh
thể trong tác phẩm. Loại rộng hơn thể và thể nằm trong loại. Bất kì tác phẩm văn
họcnào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể
nào đó”.Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại gồm: tự sự, trữ tình và
kịch”.[18, 246]. Tuy nhiên cũng có cách chia bốn gồm tự sự, trữ tình, kịch, kí.

Mỗi loại bao gồm một số thể và đi vào mỗi thể loại thì sẽ có những đặc
trưng riêng. Nếu trong một tác phẩm các em không ý thức được sự khác biệt giữa

tự sự, trữ tình, kịch thì người đọc dể lạc hướng và việc lĩnh hội tác phẩm sẽ
khơng đạt như mong muốn vì sự nhầm lẫn thể loại.Cho nên, khi vào từng thể loại
cụ thể cần phải có những năng lực nhận diện thể loại và khả năng hiểu biết, phân
tích những mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Ở mỗi thể loại đều có những đặc trưng cơ bản khác nhau. Cụ thể:
Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về
nó thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong tồn bộ tính khách quan.Ðể có
cái nhìn khách quan, tác phẩm tự sự tập trung phản ánh đời sống qua các sự kiện.
Có thể là những biến cố, sự kiện bên trong bao gồm tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ...
nhưng biến cố, sự kiện này không được biểu hiện trực tiếp mà được xem như một
đối tượng để đem ra phân tích, nhận biết.Như vậy, tác phẩm tự sự tái hiện toàn
bộ thế giới bao gồm những sự kiện bên ngoài và bên trong của con người.
Đặc trưng tiếp theo của tác phẩm tự sự là có khả năng phản ánh hiện thực
một cách rộng lớn. Tác phẩm tự sự miêu tả cuộc sống qua các sự kiện, hệ thống
sự kiện là sản phẩm của mối quan hệ giữa con người với con người, con người và
môi trường xung quanh. Do đó, tác phẩm tự sự mở ra một phạm vi hết sức rộng
lớn trong việc miêu tả hiện thực khách quan, được thể hiện trong nhiều mối quan
hệ.Từ những đặc điểm trên, nhân vật tự sự cũng được khắc họa đầy đặn, nhiều
mặt nhất, có thể được triển khai sâu rộng trong nhiều mối quan hệ đa dạng và
phong phú. Nhân vật thường có số phận, con đường đi và quá trình phát triển qua
nhiều giai đoạn khác nhau. So với các loại nhân vật khác, nhân vật trong tác
phẩm tự sự được khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình đến nội tâm, cả quá khứ, hiện tại
và trong xu thế phát triển...Tóm lại, nhân vật tự sự được miêu tả nhiều mặt, toàn
diện và sinh động, nhiều màu sắc thẩm mĩ.

6

Ngoài ra, trong tác phẩm tự sự ln có người trần thuật. Người trần thuật
có thể là tác giả nhưng khơng nên đồng nhất người trần thuật với tác giả. Người

trần thuật có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức. Nhưng dưới hình thức nào,
người trần thuật cũng làm nhiệm vụ tường thuật, kể chuyện để phân tích, nghiên
cứu, khêu gợi, bình luận, cắt nghĩa những quan hệ phức tạp giữa nhân vật và
nhân vật, giữa nhân vật và hoàn cảnh...Trong tác phẩm tự sự, hình tượng người
trần thuật giữ một vai trị hết sức quan trọng và ln ln muốn hướng dẫn, gợi ý
cho người đọc nên hiểu nhân vật, hoàn cảnh…và lời văn trong tác phẩm tự sự
chủ yếu là lời văn kể chuyện, miêu tả. Nó có thể được viết bằng văn vần hoặc
văn xuôi.

Đối với tác phẩm trữ tình đặc trưng chủ yếu thể hiện bằng những tình cảm
mãnh liệt đã được ý thức, phản ánh cuộc sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức
của con người, con người cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc
chủ quan cuả mình đối với thế giới nhân sinh. Về mặt đặc trưng tính biểu tượng
mang ý nghĩa, hình ảnh có sự ngụ ý riêng như nhật, nguyệt, tùng, trúc, cúc,
mai…trong thơ cổ, có bờ ao, giếng nước, con đò…trong ca dao, cờ đỏ, bàn chân,
tay súng, tay cày…Nhưng nhìn chung mỗi nhà thơ đều có những biểu tượng
riêng và khơng lặp lại.Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tơi trữ
tình) là người trực tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự
kiện. Nhân vật trữ tình là cái tơi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư
tưởng, tình cảm của nhà thơ. Tuy vậy, khơng thể đồng nhất nhân vật trữ tình với
tác giả.

Trong tác phẩm trữ tình, ngôn từ được cấu tạo một cách khá đặc biệt.
Trước hết, đó là ngơn từ có nhịp điệu. Ở cuối mỗi dòng là chỗ ngừng, tùy theo số
chữ trong dòng thơ mà thơ có nhịp điệu khác nhau.

Đối với tác phẩm kịch đặc trưng nổi bật nhất của kịch chính là kịch tính,
khơng có xung đột, khơng có mâu thuẩn thì khơng có kịch tính. Như vậy, kịch
tính là trạng thái căng thẳng đặc biệt của mâu thuẩn, xung đột, được tạo ra bởi
những hành động thể hiện các khuynh hướng tính cách và ý chí tự do của con

người trong tác phẩm.

Nếu kịch tính là đặc trưng nổi bật của kịch thì sự tập trung cao độ của cốt
truyện là đặc điểm kết cấu của kịch bản văn học. Tính tập trung cao độ trước hết

7

biểu hiện ở các bộ phận cấu thành cốt truyện kịch, các hành động được triển khai
qua một hệ thống sự kiện diễn ra theo quy luật của thời gian.

Ngồi ra, tính chất xác định của tính cách là đặc điểm cơ bản của nhân vật
kịch. Bởi kịch là nghệ thuật thể hiện hình tượng con người một cách sống động
nhất. Cho nên, hình tượng con người trong kịch thuộc loại hình tượng mang tính
ước lệ nhất. Và tính chất xác định cao độ của tính cách cũng là đặc trưng quan
trọng nhất của nhân vật kịch.

Đặc trưng cuối cùng của tác phẩm kịch chính là lời thoại. Đây là hành
động và là phương tiện để biểu hiện tính cách của kịch. Lời của các nhân vật gọi
là thoại gồm có ba dạng: đối thoại, độc thoại và bàn thoại.

Kịch thể hiện đời sống ở thời hiện tại, như cái đang xảy ra, biến người
xem người đọc thành những người chứng kiến trực tiếp. Do đó, ngôn ngữ kịch
giống như ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính
khẩu ngữ. Các nhân vật kịch đối đáp với nhau một cách tự nhiên giản dị theo
cách nói năng giàu ẩn ý, giàu hình tượng và triết lí sâu xa…

Đối với kí “là một loại hình văn học khơng thuần nhất. Đó là lĩnh vực văn
học bao gồm nhiều thể loại, chủ yếu là văn xuôi ghi chép, miêu tả và biếu hiện
những sự việc, con người có thật trong cuộc sống”. [22, 241]. Đặc trưng cơ bản
của kí đó chính là tính xác thực, kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật

việc thật với những biến cố và vấn đề của cuộc sống. Bên cạnh đó hình tượng tác
giả trong thể loại kí cũng rất quan trọng, tác giả kí là người trực tiếp tiếp cận
nghiên cứu, phát hiện vấn đề và tìm tịi những vấn đề của cuộc sống được tác giả
ghi chép từng chi tiết và sự kiện để phản ánh trong tác phẩm. Trong mỗi tác
phẩm kí thì ngơn từ chủ yếu là ngơn ngữ của tác giả, đây là người trực tiếp chứng
kiến và tái hiện các hình tượng của đời sống.

Kí khơng chỉ phản ánh và lưu giữ những hiện tượng, cảm xúc vừa nổi bật
vừa có tính thời sự mà cịn mang những cảm hứng nghiên cứu điều đó thể hiện
được tính tống hợp về tài liệu của tác giả trong quá trình viết tác phẩm.

Tóm lại quá trình sáng tác văn học hết sức đa dạng và phong phú, vì thế
để nắm bắt các quy luật của văn học thì cần phải biết cách phân loại tác phẩm
văn học một cách cụ thể. Thể loại văn học có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Điều
đặc biệt là người đọc phải hiểu được cách phân loại cùng những đặc trưng cơ bản

8

của thể loại trong quá trình cảm thụ văn học để từ đó giúp cho q trình đọc hiểu,
thâm nhập một tác phẩm được rõ rang và dễ hiểu hơn.
1.2.2. Xác định bố cục

Việc xác định bố cục chỉ là tương đối, trên cơ sở xác định những mạch kể
chuyện, những cảm xúc của nhân vật trữ tình thì học sinh mới dễ dàng xác định
bố cục. Khi xác định bố cục sẽ là định hướng cho học sinh khám phá các giá trị
tác phẩm được mạch lạc.

Bố cục trong tác phẩm là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một
trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí. Một tác phẩm không thể được viết ra
một cách tùy tiện mà phải có một bố cục chặt chẽ, rõ ràng. Ðây chính là sự tổ

chức hình thức bên ngồi là kết cấu bề mặt của tác phẩm.

Như vậy, để tạo một tác phẩm thì phải có bố cục rành mạch và hợp lí, điều
đó phải chú ý đến các điều kiện như :

- Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với
nhau, đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.

- Trình bày, xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người
nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.

Trong một tác phẩm bao giờ cũng có ba phẩn : mở bài, thân bài và kết bài.
Phần mở bài : giới thiệu đối tượng được nói đến hoặc giới thiệu câu chuyện.
Phần thân bài : kể lại nội dung câu chuyện một cách cụ thể mà phần mở bài đã
giới thiệu.
Phần kết bài : tổng hợp, khái quát và nâng cao vấn đề đã được đề cập đến.

Với mỗi tác phẩm thì việc phân chia bố cục khác nhau, đòi hỏi người học
cần trang bị đủ kiến thức, đọc kĩ để hiểu được mạch kể chuyện trong tác phẩm để
phân chia một cách sao cho phù hợp, logic.
1.2.3. Định hướng trong việc phân tích tác phẩm văn học

Phân tích tác phẩm văn học là tìm hiểu, nhận xét, đánh giá tác phẩm ấy về
hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong mối quan hệ giữa tác giả với tác
phẩm và sự ra đời của nó. Và hoạt động phân tích này thuộc vào việc nhận thức,
nhưng khơng chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính mà ngay cả nhận thức lý tính.
Việc phân tích tác phẩm trong giờ dạy tác phẩm văn học là hoạt động có chủ
đích, từ chủ đích đó mà đưa ra những định hướng trong việc phân tích, mổ xẻ,

9


chia tách các ý lớn trong một tác phẩm thành các bộ phận nhỏ để mà xem xét, soi
sáng những nội dung và ý nghĩa của tác phẩm văn học.

Với mỗi tác phẩm thì đối tượng hướng đến phân tích sẽ khác nhau, tùy
theo mỗi tác phẩm mà học sinh đưa ra hướng phân tích và ở một trình tự nhất
định theo ba bước: khái quát, phân tích, tổng hợp. Cụ thể như sau:

-Đối với bước khái quát: cần nêu nhận xét chung trong tác phẩm. Cịn nếu
là tác phẩm trữ tình thì nêu ra đại ý của nó trước khi phân tích.

-Đối với bước phân tích: phải cụ thể từng phần, từng mặt, từng ý trong tác
phẩm về nội dung và nghệ thuật.

-Đối với bước tổng hợp: rút ra đánh giá chung trên cơ sở của việc phân tích.
Nhưng nếu là tác phẩm tự sự thì cần chú ý nhiều ở cốt truyện và nhân vật.
Nếu ở tác phẩm trữ tình thì chú ý đến từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu và biện pháp tu
từ trong tác phẩm.
Phải có cái nhìn đa diện để việc phân tích thêm phong phú, chính xác. Có
thể là phân tích văn bản, phân tích hình tượng, phân tích kết cấu về nội dung, cốt
truyện, giá trị nghệ thuật, nhân vật trong tác phẩm…với nhiều góc độ khác nhau,
việc phân tích tác phẩm yêu cầu học sinh cần phải đọc tác phẩm một cách kĩ
lưỡng để hiểu và đi vào phân tích sẽ đủ ý, sâu sắc và đảm bảo đúng ý nghĩa hơn.
Muốn cho bài phân tích của mình đạt hiệu quả cao thì người học cần tìm hiểu,
đọc tác phẩm một cách sâu sắc thơng qua q trình từ đọc thơng, đọc kĩ, đọc sáng
tạo sau đó đánh giá mức độ đọc – hiểu tác phẩm thế nào căn cứ vào việc phân
tích tác phẩm. Việc phân tích tác phẩm một cách cụ thể sẽ giúp cho học sinh nắm
bắt kiến thức, tạo vốn từ ngữ phong phú và rèn luyên tư duy, sáng tạo nâng cao
vốn hiểu biết của bản thân.
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thơng là một q trình

sáng tạo giữa giáo viên và học sinh. Đó là một cơng việc vừa có tính chất khoa
học, vừa có tính chất nghệ thuật. Vì vậy, yêu cầu giáo viên và học sinh phải là
người sáng tao, trang bị cho bản thân vốn kiến thức sâu, rộng để việc phân tích
đạt hiệu quả cao.

10

1.3. Hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn học ở trƣờng Trung học phổ thông
1.3.1. Hoạt động của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu
1.3.1.1. Yêu cầu học sinh đọc đúng, chính xác

Trong dạy và học văn, đọc là khâu quan trọng trong hoạt động tiếp nhận
tác phẩm văn học. Đọc bao gồm nhiều cách đọc khác nhau như đọc đúng, đọc
thầm, đọc thành tiếng, đọc diễn cảm. Điều đặc biệt trong tác phẩm, yêu cầu đầu
tiên đối với người dạy và người học là phải đọc tác phẩm sao cho đúng và chính
xác. Đó là yếu tố rất quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật. Để
diễn tả cho đúng và chính xác cái thần tác giả gửi gắm trong tác phẩm thì việc
đọc từng câu từng chữ cũng phải thật chính xác, chi tiết và cụ thể.

Trong một tác phẩm văn học tính chính xác đó thể hiện ở việc dùng các
ngôn từ giàu hàm ẩn để thơng qua tác phẩm người đọc hiểu chính xác nội dung
trong tác phẩm vì mục đích của việc đọc nhằm giúp học sinh khai thác những
điều mới mẻ, thú vị trong tác phẩm. Và muốn nắm bắt được nội dung của tác
phẩm văn học thì nhất thiết phải đọc. Đó là một hình thức đặc thù riêng trong
việc nhận thức tác phẩm văn học. Bên cạnh việc đọc to, rõ các từ, các đoạn các
câu thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh kỹ năng đọc đúng, chính xác ý
nghĩa giữa các từ, các câu, các đoạn trong một tác phẩm.

Đọc đúng, chính xác sẽ kích thích q trình tâm lí cảm thụ, tri giác tưởng
tượng, xúc cảm, đưa người đọc vào thế giới tác phẩm như vậy việc cảm nhận tác

phẩm sẽ được dể dàng và khắc sâu kiến thức hơn. Việc đọc tác phẩm văn học yêu
cầu giáo viên cần định hướng cho học sinh biết cách đọc, đọc như thế nào là đọc
đúng, chính xác và rõ ràng yêu cầu đọc trong một tác phẩm đặt ra.

Đọc đúng, chính xác tác phẩm văn học là đọc cho sáng rõ ý nghĩ, tình
cảm, thái độ của nhà văn bằng sức mạnh riêng của việc đọc diễn cảm, người giáo
viên dẫn dắt học sinh vào thế giới của tác phẩm văn học một cách dễ dàng, phù
hợp với quy luật cảm thụ văn học.

Như vậy, đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính
xác, khơng có lỗi. Đọc đúng là đọc khơng thừa, khơng sót từng âm, từng vần,
từng tiếng, thể hiện đúng ngữ âm, tức là phải đọc đúng chính âm một cách chính
xác, tránh phát âm theo tiếng địa phương. Đọc đúng, chính xác sẽ trả lại hoàn
toàn đúng nội dung trong tác phẩm. sẽ định hướng những kĩ năng, năng lực ngôn
ngữ cho học sinh.

11

Trong một tác phẩm bao gồm việc đọc các âm thanh (đúng các âm vị)
ngắt nghỉ phải đúng chỗ, đúng ngữ điệu, trọng âm, âm điệu, âm nhịp…cần phù
hợp trong một tác phẩm văn học.

Vì vậy, trong quá trình dạy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng
giọng điệu của tác phẩm có như vậy mới thể hiện được cung bậc cảm xúc của tác
giả. Giáo viên cần phải dựa vào ý nghĩa của tác phẩm, vào quan hệ ngữ pháp giữa
các tiếng với nhau để từ đó ngắt hơi cho đúng, chính xác và từ đó hướng dẫn cho
học sinh nắm được trọng tâm chủ yếu trong văn bản đó, cách đọc ngắt hơi như thế
nào, nhấn ra làm sao, chỗ nào nên đọc diễn cảm, nhẹ nhàng,thay đổi ngữ điệu theo
diễn biến trong tác phẩm. Đọc đúng, chính xác sẽ giúp cho học sinh sẽ cảm nhận
tốt, hiểu được các thông tin, hiển ngôn và hàm ngôn trong một tác phẩm.


Ngoài yêu cầu đọc đúng chữ, đọc rõ ràng, lưu lốt cịn phải đọc diễn cảm.
Tức là phải thể hiện được nội dung, sắc thái của bài tập đọc để thấy rõ cái hay,
cái đẹp của tác phẩm. Đọc tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu văn
bản, kích thích quá trình cảm thụ tác phẩm của học sinh. Ấn tượng đọc sẽ giúp
cho mạch cảm xúc dâng trào lên khi bắt đầu đọc và để lại nhiều dấu ấn đậm nét
trong bản thân mỗi người.

Đọc đúng còn bao gồm cả cách lên giọng, xuống giọng, ngắt hơi, nhấn
giọng, nhịp độ, cường độ sao cho phù hợp với nội dung trong một tác phẩm.
Thực tế học sinh tự mình khó làm được điều này mà giáo viên phải là người
hướng dẫn gợi ý và làm mẫu cho học sinh.

Thông qua mỗi tác phẩm giáo viên nên định hướng về cách đọc tác phẩm
cho học sinh, có thể là đọc mẫu. Việc đọc mẫu của giáo viên có chất lượng cao
thì có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích học sinh rèn luyện kỹ năng đọc.

Tóm lại, muốn học sinh đọc đúng, chính xác tác phẩm thì người giáo viên
cần rèn cho học sinh cách đọc, uốn nắn chữa những chỗ phát âm sai phải thật tỉ
mỉ, chi tiết. Đối với những tác phẩm có nhân vật, giáo viên cần hướng dẫn cho
học sinh cách nhập vai để đọc. Như vậy “đọc” vẫn là khâu quan trọng giúp học
sinh hiểu đúng, chính xác văn bản hơn.
1.3.1.2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu thấu đáo các từ ngữ, câu, các thông tin
quan trọng trong tác phẩm

Vốn từ ngữ trong văn học đa dạng, sinh động và vô cùng phức tạp với các
ý nghĩa hàm ẩn. Để khắc phục tình trạng đọc tác phẩm giữa các từ, các câu trong

12


đoạn cho chính xác thì Giáo sư Trần Đình Sử yêu cầu “Muốn hiểu tác phẩm
phẩm thì tối thiểu phải hiểu nghĩa của các từ, các câu, các đoạn và nghĩa của
tồn bài”. [7, 23]. Vì vậy địi hỏi người giáo viên phải là người hướng dẫn cho
học sinh cách nắm, hiểu ý nghĩa của các từ ngữ, các câu, các thông tin liên quan
trong một tác phẩm văn học. “Phân tích từ ngữ trong giảng văn thực chất là chỉ
ra cho học sinh thấy được nội dung mà người viết muốn truyền đạt qua từ ngữ
đó”. [7, 21]. Muốn cho học sinh của mình “hiểu tất cả mọi cách dùng từ” cũng
như “hiểu tất cả ý nghĩa của từ” thì giáo viên cần phải phân tích các mặt từ ngữ
trong tác phẩm một cách rõ ràng, giải thích thấu đáo các từ ngữ để học sinh nắm
bắt chính xác hơn.

Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được nghĩa từ khó trong phần
chú thích tác phẩm để từ đó giúp cho học sinh đạt được chuẩn mực khi sử dụng
từ, dùng từ cho chính xác. Mỗi câu trong tác phẩm văn học có những nét đặc thù
riêng, đó là sự biểu đạt tương đối trọn vẹn một ý, câu là sản phẩm của phát ngôn
như về nhân xưng, về điểm nhìn, giọng điệu và ngữ điệu trong một tác phẩm.
Việc hiểu nghĩa của từ, ý của các câu giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của tác
phẩm hay văn bản văn học, từ đó giúp học sinh hiểu nội dung trong văn bản một
cách sâu sắc hơn.

Việc khai thác các thông tin trong tác phẩm văn học là điều rất quan trọng,
giáo viên cần định hướng cho học sinh đọc hiểu những thông tin trong một tác
phẩm như những hiểu biết về tác giả với tiểu sử, quan niệm sáng tác và phong
cách nghệ thuật…là những thông tin vô cùng quan trọng hỗ trợ quá trình tiếp
nhận và khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Những thông tin về cuộc
đời tác giả như năm sinh, quê quán, gia đình, tư tưởng, những thăng trầm trong
cuộc đời, cùng với nét nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm là thông tin cần thiết
giúp học sinh nắm bắt để hiểu rõ hơn về con người và sự nghiệp sáng tác của nhà
văn cùng nhưng quan điểm nghệ thuật thể hiện trong mỗi tác phẩm.


Giáo viên cần định hướng để học sinh khai thác những thông tin khái quát
chung về tác phẩm. Trong phần giới thiệu về tác giả thì hồn cảnh sáng tác là nội
dung không thể bỏ qua trong hoạt động đọc hiểu văn bản. Hồn cảnh sáng tác
cho biết thêm về những thơng tin, những ảnh hưởng của thời đại, cuộc sống của
tác giả và hoàn cảnh sáng tác nên tác phẩm. Bởi thơng qua những yếu tố đó góp
phần chi phối tồn bộ tác phẩm văn học.

13

Như vậy, trong quá trình đọc tác phẩm học sinh cần phải đọc hiểu một
cách thấu đáo, hiểu được ý nghĩa của từng chữ, từng câu, những nội dung cần
chú ý và các thông tin chủ yếu nhằm giúp người học nắm được hệ thống trong
một tác phẩm để có thể hiểu và vận dụng vào phân tích đạt hiệu quả cao.
1.3.1.3. Hướng dẫn học sinh phân tích, khái quát ý nghĩa, đánh giá và nêu lên
giá trị tác phẩm

Saukhi đọc hiểu thấu đáo các từ ngữ, các câu, thông tin liên quan trong tác
phẩm, giáo viên định hướng cho học sinh trong việc phân tích, khái quát ý nghĩa,
đưa ra một đánh giá nhận xét chung về giá trị trong tác phẩm đó.

Đầu tiên, giáo viên cần định hướng cho học sinh trong việc phân tích tác
phẩm ở nhiều khía cạnh và đối tượng như phân tích hình tượng, phân tích nghệ
thuật, phân tích tâm trạng, tình huống truyện, phân tích nhân vật trong tác
phẩm…Việc phân tích nhằm để hiểu rõ hơn, đúng hơn nội dung trong tác phẩm.
Qua đó, thể hiện cách hiểu, tình cảm, cách đánh giá và nêu lên những ưu điểm,
hạn chế về nội dung và nghệ thuật, tìm hiểu những nguyên nhân, ý nghĩa tác
dụng của tác phẩm đó đối với con người, đối với xã hội.

Khi phân tích tác phẩm giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt tác
phẩm một cách tổng thể. Có thể tóm tắt theo kết cấu của cốt truyện, hoặc theo lời

kể. Cũng có thể tóm tắt tác phẩm theo tuyến nhân vật. Việc phân tích tác phẩm
văn học đi theo một trình tự từ đề tài đến chủ đề, kết cấu và tư tưởng. Ở phần
phân tích giá trị tác phẩm nên dành thời gian để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nội
dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

Định hướng phân tích ở những vấn đề cốt lõi trong tác phẩm, giáo viên
phải biết phát hiện những chi tiết, những yếu tố, sự kiện và những điểm sáng
thẩm mỹ nào lấp lánh nhất trong một tác phẩm văn học để rồi đi đến một khái
quát chung về mặt ý nghĩa trong tác phẩm. Nói đến ý nghĩa và giá trị của tác
phẩm văn học là nói đến sự đánh giá, thẩm định các phương diện thuộc về nội
dung tư tưởng tình cảm, nội dung nhận thức, nghệ thuật, sự chân thành của tình
cảm.... Ý nghĩa của tác phẩm văn học chính là cách lập luận chặt chẽ, khoa học
kết hợp nhuần nhuyễn với cảm xúc tinh tếđược thể hiện trong tác phẩm văn học.
Vì vậy sau khi phân tích tác phẩm giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nêu lên
ý nghĩa chung một cách khái quát.

14


×