UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: NGỮ VĂN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
----------
PHAN THỊ NGỌC HIỀN
TÊN ĐỀ TÀI: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN THÀNH PHỐ
ĐI VẮNG CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA NGỮ VĂN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
THÀNH PHỐ ĐI VẮNG CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Ngọc Hiền
MSSV: 2114013008
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC
Khóa 2014 – 2018
Cán bộ hướng dẫn
Th.s Huỳnh Thị Ánh Hồng
Quảng Nam, tháng 04 năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến Cô giáo - Th.S
Huỳnh Thị Ánh Hồng, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá
trình nghiên cứu tác phẩm, cũng như trong quá trình viết bài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn và
CTXH đã tận tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập tại trường Đại
học Quảng Nam. Với vốn kiến thức quý báu được tiếp thu trên giảng đường cùng
tình cảm các thầy cơ đã dành cho tôi trong suốt bốn năm học sẽ là hành trang để tôi
vững bước trong tương lai.
Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn nên khóa luận chắc chắn khơng
tránh khỏi những thiếu xót, mong rằng sẽ nhận được sự chỉ bảo và góp ý chân thành
của các thầy, cơ trong khoa.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Nam, tháng 04 năm 2018
Phan Thị Ngọc Hiền
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì viết trong khóa luận này là cơng trình nghiên cứu
của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo - Th.S Huỳnh Thị Ánh Hồng và sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn & CTXH.
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.5. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.5.1. Tình hình nghiên cứu chung về tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ và tác phẩm..... 3
1.5.2. Tình hình nghiên cứu về tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị
Thu Huệ. ..................................................................................................................... 6
1.6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 7
1.7. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................... 7
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................... 7
CHƯƠNG 1. NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THU HUỆ VÀ QUAN NIỆM NGHỆ
THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN THÀNH PHỐ ĐI
VẮNG .......................................................................................................................... 8
1.1. Nguyễn Thị Thu Huệ và các chặng đường sáng tác............................................ 8
1.2. Sự thay đổi phong cách trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng................... 11
1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ trong
tập truyện ngắn Thành phố đi vắng .......................................................................... 14
1.3.1. Con người vô cảm .......................................................................................... 15
1.3.2. Con người bất hạnh ........................................................................................ 18
1.3.3. Con người trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc ............................................. 20
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN
NGẮN THÀNH PHỐ ĐI VẮNG CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ ......................... 23
2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................................ 23
2.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật................................................................. 25
2.3. Nghệ thuật xây dựng ngơn ngữ ......................................................................... 28
CHƯƠNG 3. KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN THÀNH PHỐ ĐI VẮNG ............................................................. 32
CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ.............................................................................. 32
3.1. Không gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng .................... 32
3.1.1. Không gian hiện thực đời sống....................................................................... 33
3.1.2. Khơng gian ốc đảo.......................................................................................... 36
3.1.3. Khơng gian gia đình ....................................................................................... 39
3.2. Thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng ....................... 40
3.2.1. Thời gian hiện tại............................................................................................ 41
3.2.2. Thời gian quá khứ........................................................................................... 43
3.2.3. Thời gian đồng hiện........................................................................................ 45
PHẦN 3. PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................. 50
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 52
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thế hệ các nhà văn sau năm 1975 với các tác giả viết về văn xuôi như:
Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban, Bảo Ninh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái...; Ở
thơ có thể kể đến: Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang
Thiều, Trần Quang Qúy...; Về dịch thuật có Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang
Thiều, Nguyễn Đình Thành... Có thể thấy rằng, đây là thế hệ các nhà văn với
đội ngũ đông đảo và hùng hậu, đã làm nên các tác phẩm mang phong cách riêng
của thời đại, góp phần vào sự thành cơng của nền văn học nước nhà. Từ văn học
thời chiến sang văn học thời bình, các tác phẩm ca ngợi kháng chiến, theo
khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa, sang các tác phẩm viết về số phận
con người, mang hơi thở hiện thực cuộc sống. Sự thay đổi lối viết và nội dung
đã làm nên sự khác biệt của nền văn học sau năm 1975 so với văn học trước đó.
Có thể nói, thế hệ các nhà văn sinh ra và lớn lên trong thời chiến nhưng họ
cầm bút và trưởng thành trong thời bình, khi đất nước đã thống nhất. Đã tiếp nối
xứng đáng lớp thế hệ cầm bút trưởng thành trong những năm tháng kháng chiến
chống Mỹ. Dù chưa thể nhận dạng đầy đủ văn học thời kỳ đổi mới, nhưng có
một điều chúng ta có thể khẳng định, thế hệ nhà văn xuất hiện trên văn đàn sau
năm 1975 là lớp nghệ sĩ có đóng góp hết sức to lớn cho sự nghiệp đổi mới của
văn học nước nhà. Họ xuất hiện để làm mới văn học, đưa văn học sang giai
đoạn mới. Họ xuất hiện để giã từ những điều đã lỗi thời và tìm tịi những
ngun tắc nghệ thuật hiện đại, đi tìm những giá trị mĩ học mới và khác, làm
phong phú cho văn học dân tộc. Trong số đó, các nhà văn nữ đã góp phần
khơng nhỏ cho văn học Việt Nam ở mảng văn xuôi mà thể loại truyện ngắn
được thể hiện nhiều nhất.
Trong dịng chảy văn học đương đại Việt Nam, có khơng ít các nhà văn nữ
đạt được những thành cơng trong các tác phẩm truyện ngắn, từ đó khẳng định
được chỗ đứng của mình trong lịng bạn đọc và giới chun mơn. Có rất nhiều
cái tên được nhắc đến như : Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Lý Lan,
Lê Minh Khuê, Võ Thị Xuân Hà… Trong đó, Nguyễn Thị Thu Huệ là cây bút
1
nữ đáng chú ý, đạt được nhiều giải thưởng ngay cả khi mới bước vào nghề và
khi đã có tên tuổi trên văn đàn văn chương. Các tập truyện ngắn: Hậu thiên
đường (truyện ngắn 1994); Phù thuỷ (truyện ngắn 1995); Tân cảng (truyện
1997); 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2001); Nào, ta cùng lãng quên
(2003); 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010), trên từng trang viết nhà
văn đã cùng nhân vật ráo riết đi tìm hạnh phúc mà hạnh phúc thì bao giờ cũng
mong manh, dễ vỡ. Nhưng đến với tập truyện Thành phố đi vắng (tập truyện
ngắn năm 2012), Nguyễn Thị Thu Huệ đã rẽ sang một hướng mới trong chủ đề
và nội dung mà chị muốn hướng đến đó là lối sống thờ ơ, vơ cảm của những
con người trong xã hội hiện đại. Nhịp sống đô thị như một guồng máy công
nghiệp hoạt động liên tục. Ở đó, thay vì tìm kiếm tình u, con người tìm lấy
cho mình những giá trị vật chất. Tình người dần biến mất, thay vào đó là những
ánh mắt dửng dưng, vơ cảm “Khơng cịn sự lộn xộn của đời sống thị dân bao
đời vẫn thế. Phố vốn dài, giờ thêm lạnh… Ngày cuối tuần, thành phố như người
đông máu, vô cảm, dửng dưng. Thật lạ khi phát hiện ra đời sống của một nơi
chốn lại có thể tác động tới cảm xúc của mình đến thế” [7; 269-270]. Trong
môi trường sống ấy, con người dường như chỉ biết sống cho bản thân mình và
bàng quan với tất cả mọi thứ xung quanh. Điều đó dẫn đến sự thiếu vắng tình
người, thiếu sự cảm thơng, chia sẻ giữa con người với nhau trong cuộc sống.
Tình người trở nên băng giá, sự cô độc, bất an len lõi, xâm chiếm và cái chết trở
nên thường nhật trong cuộc sống của đô thị hiện đại.
Với mong muốn tìm thấy những nét độc đáo về nghệ thuật trong tập
truyện Thành phố đi vắng - tập truyện được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam
năm 2012, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc đến gần hơn với nhà văn Nguyễn Thị
Thu Huệ cũng như tập truyện ngắn Thành phố đi vắng. Vì thế, chúng tơi đã
chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của
Nguyễn Thị Thu Huệ” để nghiên cứu trong khóa luận này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu đề tài này, khóa luận sẽ góp phần nói lên tiếng lịng
của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ về một xã hội vơ cảm, thiếu tình người không
2
chỉ trong tập truyện mà còn xảy ra trong hiện thực cuộc sống. Khóa luận chỉ ra
những đặc điểm về “Thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn Thành phố đi
vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ”. Nội dung mà chúng tơi hướng đến là cảm nhận
những niềm phấn khích, những niềm vui và những giá trị sống mà tác phẩm
đem lại. Đi sâu vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong cách thể hiện nhân vật,
quan niệm nghệ thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuật, từ đó,
giúp người đọc hiểu và cảm nhận sâu sắc về giá trị của một tác phẩm văn học,
góp phần làm thay đổi một xã hội vô cảm mà những giá trị truyền thống dần
dần biến mất.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là “Thế giới nghệ thuật trong tập
truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ”.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ
thuật thể hiện nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật trong tập truyện
ngắn Thành phố đi vắng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp lịch sử
1.5. Lịch sử nghiên cứu
Để có thể góp phần vào việc thực hiện đề tài một cách vững chắc, chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu xoay quanh các đề tài đề cập đến tập truyện ngắn
Thành phố đi vắng của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ nói riêng và về các truyện
ngắn của chị nói chung.
1.5.1. Tình hình nghiên cứu chung về tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ và
tác phẩm
Hiền Lương trên báo Văn Nghệ (2018), đã có những nhận định về giọng
điệu trong các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ: Văn chương là
sự chân thành. “Người ta đọc Nguyễn Thị Thu Huệ không như một tác giả của
3
những truyện cụ thể mà đọc một giọng văn đặc biệt với cá tính khó trộn lẫn. Dù
viết những cảnh huống nghịch lý của đời sống hay những khao khát kiếm tìm
cái gọi là hạnh phúc ở đời, các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đảm bảo
một giọng sắc cạnh nhưng cũng rất trễ nải đàn bà” [12]. Người đọc gặp lại sự
biến đổi của xã hội Việt Nam suốt hai thập niên qua những truyện ngắn đặc sắc
trong tập sách này, và cũng ghi nhận một phong cách Nguyễn Thị Thu Huệ
trong văn đàn văn chương.
Phan Thị Thanh Nhàn (Báo Tiền phong - 2015) chú ý đến sự trưởng thành
của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ qua các truyện ngắn của chị. Thu Huệ từng
tuyên bố, đối với chị văn chương và tình yêu đều là niềm đam mê thiêng liêng.
Nhưng gần đây nhất chị đã tuyên bố như một người thật sự từng trải và điềm
tĩnh “Văn chương là người tình tri kỷ của tôi” [14].
Nhận xét trên báo Tin tức, Dương Thị Thùy Chi, 2013, cho rằng Nguyễn
Thị Thu Huệ là một trong số ít nữ nhà văn “tài - sắc vẹn toàn” [2] của văn học
Việt Nam đương đại. Chị khám phá cuộc sống hàng ngày bằng văn chương và
đang rất hạnh phúc vì được sống trong niềm đam mê ấy.
Cơng trình nghiên cứu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của một số nhà văn
nữ đương đại Việt Nam (qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Nguyễn Ngọc Tư) của Bùi Thị Duyên, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2014 đã dành một chương để nghiên cứu
hình tượng người phụ nữ hiện đại trong nền văn học đương đại, với thời hội
nhập và phát triển. Bên cạnh những thuận lợi thì người phụ nữ vẫn gặp những
khó khăn và bất trắc.
Luận văn thạc sĩ “Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Thị
Thu Huệ” của Phạm Thị Vân, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2015, khảo
sát và tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong truyện
ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ.
Luận văn “Biện pháp tách câu trong truyện ngắn Nguyễn Thi Thu Huệ”
của Phạm Thị Lượng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2015, tập trung miêu
4
tả phân loại và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tách câu. Góp thêm
tiếng nói khẳng định những đóng góp về mặt nghệ thuật của nhà văn Nguyễn
Thị Thu Huệ.
Luận văn thạc sĩ “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” của Triệu
Thị Hiệp, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2014, khảo sát trong phạm vi
các tập truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Thị Thu Huệ. Nghiên cứu và tìm hiểu
cách nhìn cuộc sống và con người trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Tìm
hiểu nghệ thuật biểu hiện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.
Luận văn thạc sĩ “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ
đương đại: Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư” của Nguyễn
Thị Nhuận, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2012, làm rõ đặc điểm của nhân
vật nữ trong truyện ngắn của ba nhà văn nữ. Đồng thời giúp người đọc có cái
nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về kiểu nhân vật nữ nói riêng và nhân vật nữ
trong văn xi đương đại nói chung.
Luận văn thạc sĩ “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài
tình u của Phạm Thị Hồi, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh” của
Ngô Thị Kim Nguyên, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2012,
tập trung khảo sát trong phạm vi mảng truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của
ba nhà văn nữ. Tình yêu của con người là một điều thiêng liêng, rất cần được sự
cảm thức đầy tinh tế. Trong truyện, nhiều màn kịch tình u hiện ra như chính
màn kịch cuộc đời, tạo tâm thế cho con người đón nhận và chấp nhận tình u
trong mọi hồn cảnh, tình huống. Qua đó, chúng ta thấy được ba nhà văn nữ đã
góp phần tạo nên và hịa nhập vào xu hướng chung của văn học thời đại.
Luận văn “Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn
Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu” của Lê Thị Tuyết, trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn Hà Nội, 2010, nghiên cứu truyện ngắn và màu sắc nữ quyền
trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hồng Diệu.
Tìm hiểu về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của ba tác giả.
Luận văn thạc sĩ “Truyện ngắn của vài cây bút nữ thời kỳ đổi mới (qua
sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan)” của Lê
5
Thị Hương Thủy, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2004,
luận văn nghiên cứu truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì đổi mới, khảo
sát tình hình nghiên cứu truyện ngắn sau 1975, đặc biệt là từ thời kì đổi mới, khi
đời sống văn học có những chuyển động sâu sắc.
Khóa luận tốt nghiệp “Thân phận của người phụ nữ trong truyện ngắn
của Nguyễn Thị Thu Huệ” của Huỳnh Thị Diễm, trường Đại học Quảng Nam,
2016, tập trung nghiên cứu về đời sống của những người phụ nữ trong truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Người phụ nữ trong mối quan hệ xã hội cũng
như trong đời sống gia đình, qua đó cho người đọc thấy được những ấm ức,
những ước mơ của người phụ nữ khi họ khơng thể làm chủ được cuộc sống của
mình.
Qua tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy Nguyễn Thị Thu Huệ và tác phẩm của
chị đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu và dư luận.
Những nghiên cứu đó, giúp chúng ta thấy được nét độc đáo trong phong cách
nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu về tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của
Nguyễn Thị Thu Huệ.
Luận văn “Nhân vật trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn
Thị Thu Huệ của Nguyễn Thị Mơ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2014, tập
trung nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật, diễn biến tâm lý và ngôn ngữ
nghệ thuật của tập truyện ngắn Thành phố đi vắng.
Luận văn “Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của
Nguyễn Thị Thu Huệ” của Lã Thị Hương, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
2015, tập trung nghiên cứu khảo sát và tìm hiểu cách nhìn cuộc sống và con
người trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng. Đồng thời khẳng định vị trí của
Nguyễn Thị Thu Huệ trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
Luận văn “Con người và hiện thực đời sống trong tập truyện Thành phố đi
vắng - Nguyễn Thị Thu Thu Huệ” của Nguyễn Thị Yến, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, 2015, tập trung nghiên cứu con người và hiện thực đời sống
trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng. Ưu thế của truyện ngắn trong đời
sống văn xuôi đương đại.
6
Việt Hoài trên báo Tuổi trẻ online, 2012, “Thành phố cịn đây, nhưng tình
người đi vắng” viết về sự trở lại của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ với tập truyện
ngắn Thành phố đi vắng. Duyên kể chuyện ngày càng đằm, giờ đây các truyện
ngắn của chị khơng chỉ hướng đến tình u mà cịn phản ảnh đời sống qua lăng
kính hiện thực bằng cây bút đầy sức lực, ngôn từ như chuyển động trên từng
trang sách.“Bên cạnh đó Thành phố đi vắng có thêm sự hấp dẫn rùng rợn trong
bút pháp và nỗi buồn da diết của một thiếu phụ đi qua nhiều biến cố cuộc đời”
[4].
Đã có nhiều cơng trình đề cập đến các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn
Thị Thu Huệ, ở khía cạnh hình ảnh của một đô thị hiện đại và đời sống con
người. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu về thế giới nghệ thuật
trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa của
những người đi trước chúng tôi triển khai đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tập
truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ”.
1.6. Đóng góp của đề tài
Với đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tập truyện Thành phố đi vắng của
Nguyễn Thị Thu Huệ”, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thơng điệp tình người mà
nhà văn muốn nhắn nhủ qua tác phẩm. Đó chính là lối sống vơ cảm và dửng
dưng của cuộc sống hiện đại, từ đó rút ra bài học về lẽ sống cho mỗi người
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
1.7. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận của chúng
tôi được chia thành 3 chương:
Chương 1. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ và quan niệm nghệ thuật về con
người trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng.
Chương 2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tập truyện ngắn Thành phố
đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Chương 3. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn
Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ.
7
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THU HUỆ VÀ QUAN NIỆM
NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
THÀNH PHỐ ĐI VẮNG
1.1. Nguyễn Thị Thu Huệ và các chặng đường sáng tác
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ sinh ngày 12 tháng 8 năm 1966 tại thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; quê ở Thạnh Phú, Bến Tre. Chị được sinh ra
trong một gia đình có truyền thống văn chương. Cả bố và mẹ của nhà văn đều
công tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Mẹ là nhà báo, nhà văn Nguyễn Thị
Ngọc Tú, bố là nhà báo Nguyễn Ngọc Chánh, cả hai cùng là phóng viên Báo
Vùng Mỏ. Chị viết văn từ nhỏ, 1-2 trang rồi vứt đi. Mười sáu tuổi đã có truyện
in trên báo Người Hà Nội. Nhưng nỗi đau đớn đổ ập xuống gia đình chị khi
nghe tin bố mất. Rồi chị nộp đơn thi hai trường Đại học Mỹ thuật và Tổng hợp
Hà Nội. Từ bỏ ước mơ trở thành họa sĩ của mình để hồn thành tâm nguyện của
mẹ, Nguyễn Thị Thu Huệ đã theo học và tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội. Trong thời gian theo học tại trường, Nguyễn Thị Thu
Huệ đã sáng tác hai truyện ngắn Mưa trái mùa và Mùa hoa sấu rụng trên báo
Văn nghệ, làm xôn xao một thời. Nhưng, một bất ngờ xảy đến với Nguyễn Thị
Thu Huệ khi lấy chồng ở tuổi 20. Chồng chị mất sớm, chị một mình loay hoay
vừa làm việc hết mình để ni con, chăm mẹ, lại vừa say mê sáng tác. Chị lao
vào sáng tác với niềm hăng say lao động, lúc bùng lên viết là năm 1994 -1995,
khi cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội được tổ chức thế là ra đời
Hậu thiên đường, Minu xinh đẹp… Sau những ngày tháng miệt mài viết, chị
đem các truyện ngắn Hậu thiên đường, Cõi mê, Phù thủy, Cát đợi đi dự thi tạp
chí Văn nghệ khiến ban giám khảo không biết chọn truyện nào để trao giải nhất.
Bây giờ, chị đã có tất cả mọi thứ, vật chất q đầy đủ nhưng sự mất mát
người thân thì khơng bao giờ lấy lại được. Và, đối với một đứa con gái, vắng
tình cảm của bố ngay ở những thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời quả là
điều đáng sợ. Chồng mất khi chị còn quá trẻ, ở cái tuổi thanh xuân của cuộc
đời, người phụ nữ vẫn luôn ao ước có được một bờ vai vững chắc để nương tựa
8
những lúc cô đơn. Nguyễn Thị Thu Huệ cũng như bao người phụ nữ khác, trong
chị vẫn luôn muốn lấp đầy sự lạnh lẽo, trống vắng, cần một vòng tay ấm sau
những muộn phiền của đời thường. Với Nguyễn Thị Thu Huệ, sức mạnh để chị
vượt qua những chông gai của cuộc sống luôn đến từ người mẹ, người đàn bà
ni con một mình năm 43 tuổi, làm việc nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn. Cuộc
sống vốn dĩ là một sự sắp đặt, con người khi sinh ra đâu có ai được quyền lựa
chọn, nên với chị cuộc sống bây giờ là một bình an.
Với tinh thần tiến thủ cao, Nguyễn Thị Thu Huệ đã có những thành cơng
nhất định trong lĩnh vực văn chương. Chị chuyển sang làm hãng phim Truyền
hình Việt Nam, các truyện ngắn Cát đợi, Hậu thiên đường, Phù thủy, Của để
dành của Nguyễn Thị Thu Huệ đã được chuyển thể thành phim. Nổi bật nhất là
sự chuyển thể thành công của truyện ngắn Nước mắt đàn ông đạt được giải huy
chương vàng của Hội điện ảnh. Với sự cống hiến khơng ngừng, chị đã có được
thành cơng trong sự nghiệp, hiện nay chị đang giữ những vị trí quan trọng: Chủ
tịch Hội Nhà văn Hà Nội; Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhà văn
Việt Nam khóa VIII; Giám đốc Trung tâm Bản quyền văn học Việt Nam. Đó là
thành quả ngọt ngào của sự lao động miệt mài, hăng say, sự nổ lực không
ngừng khi phải trải qua những thăng trầm, cay đắng của cuộc đời để tự khẳng
định vai trị và vị trí của người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong cuộc sống ngày
nay.
Văn chương đã trở thành sự nghiệp cả đời của Nguyễn Thị Thu Huệ, dù
đây không phải là niềm đam mê lớn nhất của chị. Từ những năm 1990, Nguyễn
Thị Thu Huệ được độc giả nhớ đến với những câu chuyện viết về cuộc sống
hiện đại mn hình vạn trạng lấy hình tượng người phụ nữ làm tâm điểm (Hậu
thiên đường; Biển ấm; Cõi mê; Nào, ta cùng lãng quên..). Nỗi ám ảnh phái yếu
trong chị không phải là tiền, tài, danh, vọng không phải là bổn phận và trách
nhiệm, càng không phải những giá trị đạo đức mà xã hội mặc nhiên khoác lên
vai họ mà chính là tình u. Trong hai mươi năm cầm bút, số lượng truyện ngắn
của Nguyễn Thị Thu Huệ không nhiều, nhưng chứa đựng thông điệp của trái
tim để truyền tải đến với bạn đọc, đồng thời khẳng định được tài năng thật sự
9
của chị. Các tác phẩm của chị gồm có: Cát đợi (truyện ngắn 1993), Hậu thiên
đường (truyện ngắn 1994), Phù thủy (truyện ngắn 1995), Tân cảng (truyện
1997), 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2001), Nào ta cùng lãng quên
(2003), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010), Thành phố đi vắng (tập
truyện ngắn 2012). Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật, Nguyễn Thị Thu
Huệ đã giành được nhiều giải thưởng cao quý để vinh danh cho sự nỗ lực không
ngừng của chị: Giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội cho
truyện ngắn “Hậu thiên đường”; Giải A cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn Hà
Nội; Giải B giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Hà Nội với truyện “Một khoảng
chờ đợi”, năm 1986; Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập truyện
ngắn “Hậu thiên đường” năm 1994; Giải thưởng Tác phẩm Tuổi xanh của báo
Tiền Phong; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập truyện ngắn “Thành
phố đi vắng”, năm 2012.
Sau khoảng thời gian mất tích sáu năm, chị quay lại với văn chương bằng
một dung mạo truyện ngắn khác, lý tính và lạnh lùng hơn. Ở Thành phố đi
vắng, sử dụng lối viết khách quan, trung tính, tiết chế cảm xúc tối đa, mỗi
truyện ngắn như một bản tường thuật hiện thực đời sống. Ở đấy, thay vì kiếm
tìm tình yêu, tập truyện hướng đến những ưu tư về tình người ngày một cạn
kiệt, thậm chí sẽ có lúc biến mất trong đơ thành hiện đại. Tình người băng giá,
sự vơ cảm, nỗi bất an và cái chết trở thành những ám ảnh trong đời sống con
người. Tập truyện Thành phố đi vắng (gồm 16 truyện ngắn), được Nguyễn Thị
Thu Huệ xây dựng với lối viết có phần ma mị, chân thực, cái chết xảy đến bất
ngờ, những chi tiết sống động lôi cuốn người đọc vào một vịng xốy khơng cịn
là tình yêu, tiền, tài, danh, vọng mà hơn hết đó là tình người đang dần mất đi,
đâu đó chỉ cịn là sự vơ cảm đến xót xa. Có lần, chị chia sẻ: “Ngày trước,
những câu chuyện của đời sống đến với tơi, và tơi kể lại chúng theo cách nhìn
của một người trẻ, trong một xã hội ít bất an, đâu đó cịn nhiều góc bình n.
Bây giờ, đời sống của đám đông, của những thân phận bị trồi lên trụt xuống
quẫy đạp nhằm tồn tại trong những cơn sóng táp thẳng, khiến tôi chao đảo,
buồn bã và đau đớn. Và tơi đã kể những chuyện qua lăng kính của tơi, những
10
ngày tháng này” [2]. Tuy vậy, Nguyễn Thị Thu Huệ chưa bao giờ mất niềm tin
vào con người. Rải rác, ở đâu đó, vẫn cịn những người đau đáu làm điều tốt,
làm ra những thứ có ích cho cộng đồng.
Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn đang hăng say cống hiến cho nền văn học nước
nhà. Với chị “Văn chương là người tình tri kỷ”, được viết nên những tác phẩm
mà mình ấp ủ là niềm khao khát của chị và thật hạnh phúc hơn nữa khi những
đứa con tinh thần được bạn đọc hưởng ứng nhiệt tình. Trong các sáng tác của
chị, Nguyễn Thị Thu Huệ khơng tự thần thánh mình dù đã gặt hái được bao
nhiêu thành công đi chăng nữa. Những cảm xúc cứ đến bất chợt không hẹn
trước, không cố ép bản thân phải viết mà cảm hứng tới đâu thì viết tới đó. Văn
chương, chưa bao giờ là những điều thần bí, chỉ đơn giản đó là một phần của
cuộc sống mà những ai đã trót mang nặng kiếp người đều lấy đó để cất bớt đi
gánh nặng đa mang. Nguyễn Thị Thu Huệ đã và đang khẳng định vị trí của
mình trong lịng mọi người. Dù giữ vai trị nào đi nữa, chị mãi là người phụ nữ
kiên cường, một người mẹ dịu dàng, người con hiếu thảo. Những chuyến đi xa,
để chị tìm cho nhân vật của mình một tính cách chỉ có được trong văn chương.
Bởi, với bao chức phận đời thường đang níu giữ, phải kiên cường đến đâu
người ta mới dám lên đường.
1.2. Sự thay đổi phong cách trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng
Nguyễn Thị Thu Huệ vốn mang trong mình trái tim nhạy cảm, trải qua
nhiều biến cố cuộc đời chợt nhận ra rằng trong những buồn đau và khổ lụy chỉ
có tình u là điều cứu rỗi được linh hồn con người. Sau sáu năm đi vắng,
Nguyễn Thị Thu Huệ quay trở lại với văn chương, với một phong cách viết
mới, khơng cịn là những câu chuyện lấy nhân vật chính là người phụ nữ hy
sinh cho tình u đến cùng kiệt, và cũng không phải là những con người mang
trái tim đa sầu đa cảm nữa. Lần này, chị quay trở lại với một truyện ngắn mang
hơi hướng lạnh lùng và đầy thực dụng, trái ngược hẳn với cái khao khát, chiếm
lĩnh của những năm trước. Người phụ nữ đã đi qua bao thăng trầm của cuộc
đời, bỗng một ngày nào đó quay lại giật mình, thấy mọi thứ đã đổi thay. Phải
chăng, sự thay đổi của xã hội đầy bế tắc đã tạo nên cái chết của các nhân vật
11
trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng. Hay, đây là sự phản kháng tới cùng
của nữ nhà văn trước những đổi thay tiêu cực trong xã hội. Có lần chị giải thích
cốt truyện dữ dội: “Tơi nghiệm ra rằng thế hệ mới ra đời rất giỏi, nhiều người
tài. Các bạn trẻ nạp cho mình kiến thức chun mơn rất tốt, bằng cấp cao,
thông minh, nhanh nhẹn, nhưng các bạn lại lạnh lùng, thực dụng. Trong công
việc rất cần những nguời như thế, nhưng về mặt xã hội, đấy lại là những người
lạnh lùng. Đó là những điều tơi nói trong Thành phố đi vắng. Sẽ đến như thế,
đến một đời sống vô cảm. Người ta đầy đủ sung sướng nhưng sẽ vơ cảm hơn”.
Những tiên đốn về sự đổi thay buồn bã, bế tắc trong đời sống xã hội luôn đầy
ắp trong những truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Không phải viết về chiến
tranh mà là giai đoạn khốc liệt để viết về đời sống, một đời sống làm con người
ta hoàn toàn cảm thấy bất lực.
Truyện ngắn Thành phố đi vắng, được lấy làm tên chung cho cả tập truyện
(gồm 16 truyện ngắn), chính nhan đề của tập truyện đã đặt ra một câu hỏi: Ai đi
vắng? Có phải là thành phố đang đi vắng hay chính tình người đang biến mất
dần? Thành phố ấy, không hề dịch chuyển, chưa hề rời khỏi vị trí ban đầu mà
chỉ có tình người đang đổi thay, những ánh mắt trong sáng, ngây dại đổi chỗ
cho sự thù hằn, bực tức. Thành phố đi vắng, kể về đô thị Việt Nam hiện đại,
dưới sự cảm nhận đầy tinh tế của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Trở về thành
phố quen thuộc, sau ba năm ra nước ngồi, cơ gái hiển nhiên là một người đi
vắng nay bỗng ngỡ ngàng nhận ra tất cả đã đổi thay. Thông qua việc tái dựng
không gian đô thị hiện đại, dưới góc quan sát tỉ mỉ của nhà văn, không gian
ngày càng mở rộng từ hiện tại trở về quá khứ rồi hướng đến tương lai. Tất cả,
vẹn nguyên những kỉ niệm còn hằng lên vẻ tươi mới như chỉ hơm qua. Cơ gái
cuống cuồng đi tìm những kỉ niệm, dấu tích của thành phố từng là minh chứng
cho tình u sâu sắc, nơi cơ từng sống, từng yêu trong sức lực căng tràn của tuổi
trẻ nhưng đến cuối cùng thành phố của cơ khơng cịn nữa. Khơng có gì thay đổi
cả, vẫn là những nhà hàng, khách sạn, con đường, hàng cây, phố phường, những
chuyến xe bus dài nối đuôi nhau trên từng tuyến đường… Nhưng, con người
trong thành phố đã trở thành những công cụ máy móc của một thời đại cơng
12
nghệ tối tân. Họ như được lập trình sẵn, chỉ để nói những điều vơ hồn “Bác tài
nào cũng như người máy, thành thạo vài động tác đơn giản, chính xác, lịch sự”
[7; 266]. Hay, khi cô hỏi người quản lý khách sạn về những thay đổi của thành
phố, đáp lại chỉ là những tiếng dạ đầy lạnh lùng, chỉ để tránh bị gọi là người bất
lịch sự. Cô gái rơi vào nỗi hoang mang cực độ, trong một không gian thân thuộc
chỉ toàn người xa lạ. Phải chăng, đây là sự biến mất của linh hồn thành phố. Sức
sống tràn trề, sự náo nhiệt, hỗn tạp hịa quyện níu người với hương vị quen
thuộc mà cô từng yêu say đắm giờ đây thành nơi hoang lạnh, vô hồn. Xe vẫn cứ
miên miết trơi. Người thì miên miết đi như dưới cõi âm. Mọi âm thanh cuộc
sống như biến mất. Tiếng người nói lào xào hay những cuộc trị chuyện bất
chấp thời gian trở thành nỗi khao khát nhức buốc“Phố vốn dài, giờ thêm lạnh.
Người vẫn đông, nhưng hết âm thanh, như những diễn viên kịch câm” [7; 269].
Càng tìm kiếm tình người, cơ càng trở nên vơ vọng. Cịn gì đau đớn hơn khi lạc
lõng, bơ vơ trên chính thành phố mà mình đã từng gắn bó máu thịt.
Có thể nói, đơ thị và văn hóa đơ thị là một chủ đề rất đáng kể trong tập
truyện ngắn. Với, giọng điệu vô âm sắc, tiết chế tối đa cảm xúc, mỗi truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ như một bản tường thuật về đời sống. Nhà văn
đã hướng góc nhìn của mình vào những mảng đời sống khác nhau cặm cụi, tỉ mỉ
ghi chép. Khơng tham dự, khơng phán xét, khơng dự đốn, mỗi truyện đưa độc
giả tiếp cận gần nhất với đời sống đơ thị đương đại cùng những lí lẽ của nó.
Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng “Thủ pháp ngoa khá nhuần nhuyễn để
tạo nên những yếu tố kinh dị hợp lý. Những chi tiết theo kiểu Hitchcock nhan
nhản, nhưng khơng thể nói truyện của chị thuộc thể loại kinh dị” [21]. “Những
cái chết do nhảy cầu tự vẫn. Chết do đổ xăng vào người rồi đốt lên. Chọc nhau
một câu trong quán nhậu là vớ dao đâm chết người. Chết do lật xe, cả một đống
người không dao động, vẫn nằm ở ngưỡng cao hay đang mùa hoa tuylip tím
ngập tràn Hà Lan… Tại sao mọi người nói về chuyện cướp, giết tỉnh bơ như
vậy?” [7; 278]. Câu hỏi của nhân vật nữ, cũng chính là điều mà Nguyễn Thị
Thu Huệ đặt ra cho chính mình để đi tìm lời giải đáp. Các sự kiện đều nhuốm
màu tai ương và chết chóc, dù ở quá khứ hay hiện tại đều xảy ra không theo một
13
trật tự nào, mà hiện ra một cách đột ngột và đứt đoạn, cùng một thời điểm cứ
như thời gian đã đóng băng, đã ngưng đọng. Từ thực chuyển sang ảo, từ người
chuyển sang ma chỉ một mối nối rất khéo, không lộ ra vết hàn. Truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ đầy ắp chi tiết thực, ảo, người, ma,... gây liên tưởng tới
cách viết của Allan Edgar Poe, nhà văn Hoa Kỳ nổi tiếng với truyện bí ẩn và
rùng rợn, cha đẻ của thể loại tiểu thuyết trinh thám. Đọc Thành phố đi vắng,
người ta cảm thấy hiệu lực mạnh mẽ của ngôn từ chuyển vận rất nhanh những
chi tiết, những sự kiện bị nén lại. “Một thứ không gian mê cung rối rắm và
phức hợp, một cảm xúc vô tình, trơ lì, phập phồng bất an như Camus, như
Kafka” [21].
Trong nền văn chương trầm lặng hiện nay. Có rất nhiều tác phẩm chỉ kể
về mặt nổi của đời sống xã hội mà hiếm khi khai thác những khía cạnh chìm ẩn
bên trong. Thành phố đi vắng là một tác phẩm rất đáng được ghi nhận, một
thành tựu mới trong nền văn xuôi nước nhà.
1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Thị Thu
Huệ trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng
Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Con người
chính là đối tượng chủ yếu của văn học. Thực tế cho thấy, khơng có một tác giả
nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà không liên quan đến con người. Dù
miêu tả các thế lực thánh thiện hay độc ác, các sự vật hay hiện tượng hoặc đơn
giản là miêu tả về các nhân vật, văn học đều nhằm mục đích miêu tả và thể hiện
con người. Quan niệm nghệ thuật về con người, chính là cách để thể hiện khả
năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà
văn. Đó là chiếc chìa khóa giúp mở ra tồn bộ những bí ẩn trong sáng tác của
người nghệ sĩ. Nói cách khác, mục đích miêu tả của nhà văn là nhằm hướng đến
thể hiện con người. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng : “Quan niệm nghệ thuật về
con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân
thành các phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá
trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [19; 41]. Tóm
14