Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐÀO THU HIỀN

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC

Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐÀO THU HIỀN

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC

Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

Ngành: Chính trị học


Chuyên ngành: Công tác tƣ tƣởng
Mã số: 9 31 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM HUY KỲ

HÀ NỘI – 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.

Tác giả luận án

Đào Thu Hiền

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án tiến sĩ:

Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hƣớng dẫn của
tôi là PGS,TS Phạm Huy Kỳ, ngƣời đã luôn tận tình giúp đỡ tơi hồn thành
luận án.

Thứ hai, tôi trân trọng cảm ơn các lãnh đạo của Đảng ủy Khối các

trƣờng đại học, cao đẳng Hà Nội; Thành Đoàn Hà Nội; Hội sinh viên Thành
phố Hà Nội; lãnh đạo Khoa, Phòng, Ban của các trƣờng: Đại học Thủy Lợi,
Học viện Quản lý giáo dục, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Tài
chính, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành điều tra khảo sát và thu thập
số liệu phục vụ nghiên cứu.

Thứ ba, tôi rất cảm ơn anh em, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên
và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập.

Cuối cùng, tôi xin dành những lời đặc biệt nhất tới những ngƣời thân
yêu trong gia đình đã ln là điểm tựa, là nguồn động lực mạnh mẽ để tơi cố
gắng hồn thành nhiệm vụ.

Tác giả luận án

Đào Thu Hiền

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1. 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................... 8
1.1. Những nghiên cứu về giáo dục tƣ tƣởng và giáo dục tƣ tƣởng cho thanh

niên, sinh viên............................................................................................. 8

1.2. Những nghiên cứu về môi trƣờng và ý thức bảo vệ môi trƣờng.................. 12


1.3. Những nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng và giáo dục ý
thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh viên......................................................... 22

1.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về
giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh viên......................................... 27

Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO
VỆ MÔI TRƢỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC............................. 31

2.1. Ý thức bảo vệ môi trƣờng và giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh
viên.................................................................................................................. 31

2.2. Cấu trúc hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh viên........ 54

2.3. Sự cần thiết của giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh viên đại học
hiện nay....................................................................................................... 63

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO SINH VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI................................................. 75

3.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh
viên các trƣờng đại học ở Hà Nội ................................................................. 75

3.2. Thực trạng và nguyên nhân của thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi
trƣờng cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội hiện nay.......................... 86

3.3. Một số vấn đề đặt ra về giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh viên
đại học ở Hà Nội hiện nay............................................................................... 122


Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC
Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO SINH VIÊN CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY..................................... 130

4.1. Các quan điểm định hƣớng cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi
trƣờng cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội........................................ 130

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng giáo dục ý thức bảo vệ môi
trƣờng cho sinh viên các trƣờng đại học trong giai đoạn hiện nay................. 137

KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu
GDYTBVMT : Giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng
MT : Môi trƣờng
PL : Phụ lục
YTBVMT : Ý thức bảo vệ môi trƣờng

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang
99
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của sinh viên các khóa về: lĩnh vực hoạt
động chủ yếu nhất gây nên ô nhiễm MT 105

Biểu đồ 2.2. Mức độ thực hiện các hành vi bảo vệ MT của sinh viên


Biểu đồ 2.3. Các đơn vị, tổ chức thu hút sinh viên tham gia hoạt
động bảo vệ MT 113

Biểu đồ 2.4. Nhận thức của sinh viên về lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất 117

bởi ô nhiễm MT, BĐKH

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục tƣ tƣởng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong công tác
tƣ tƣởng, nhằm đƣa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nƣớc thấm nhuần vào nhận thức nhân dân, khơi dậy và phát huy
tinh thần yêu nƣớc, ý chí tự lực, tự cƣờng, tính chủ động, sáng tạo của quần
chúng, tạo nên sự thống nhất, đồng thuận cao trong xã hội. Trong mỗi thời
kỳ lịch sử nhất định của dân tộc, thực tiễn đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ giáo
dục tƣ tƣởng có tính chất đặc thù, nội dung giáo dục có những biến đổi cho
phù hợp điều kiện phát triển của xã hội. Công cuộc đổi mới để phát triển đất
nƣớc hiện nay đòi hỏi nội dung giáo dục tƣ tƣởng rất phong phú, đa dạng,
trong đó có nội dung giáo dục về YTBVMT – một vấn đề vừa có tính thời
sự, vừa cấp bách khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn cả trên thế giới.
Hiện nay, ô nhiễm MT và BĐKH đang trở thành một thách thức lớn với
cả nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. BĐKH tác động nghiêm trọng
đến sản xuất, đời sống con ngƣời và MT trên phạm vi toàn thế giới; làm thay
đổi tồn diện, sâu sắc q trình phát triển và anh ninh toàn cầu nhƣ: an ninh
lƣơng thực, an ninh nguồn nƣớc, đất đai, an ninh năng lƣợng,...; ảnh hƣởng
đến các vấn đề an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thƣơng mại ở các quốc
gia. Việt Nam đƣợc IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy
ban liên chính phủ về BĐKH) xác định là một trong năm quốc gia đang và sẽ
chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Bức tranh ảm đạm về MT sinh thái
ở nƣớc ta cũng nhƣ trên thế giới gần đây đã phản ánh rõ nét sự thiếu ý thức

trách nhiệm của con ngƣời với tự nhiên. Thái độ cực đoan và hành vi phi
nhân tính của con ngƣời tàn phá MT, cho thấy YTBVMT của con ngƣời yếu
kém là căn nguyên sâu xa của mọi tình trạng khủng hoảng MT tồn cầu. Để
hình thành và phát triển YTBVMT, chúng ta cần phải không ngừng
GDYTBVMT. Đây đƣợc xem là nhiệm vụ chính trị quan trọng, lâu dài; cần
sự định hƣớng đúng đắn, thống nhất của Đảng và Nhà nƣớc, sự chung tay
của cả xã hội. Tuy nhiên, suốt thời gian dài vừa qua, việc tuyên truyền

GDYTBVMT để nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử của
con ngƣời trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

GDYTBVMT rất cần đƣợc xem là cái gốc cho mọi giải pháp, cần đi
trƣớc, đi cùng và theo sau mọi hoạt động bảo vệ MT. Vì thế, cơng tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục cho nhân dân về bảo vệ MT, ứng phó với BĐKH
phải ngày càng đƣợc quan tâm. Trong công tác tƣ tƣởng, nội dung
GDYTBVMT cũng là một nội dung quan trọng, góp phần tích cực vào quá
trình thực hiện sự lãnh đạo của Đảng ở lĩnh vực bảo vệ tài nguyên MT, chủ
động ứng phó với BĐKH. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng nêu rõ : “Bảo vệ MT là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, tồn xã hội và nghĩa vụ của mọi cơng dân”[35,78]. Trong chiến
lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng xác định: “Nâng cao
YTBVMT, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ MT với phát triển kinh tế xã hội”.

GDYTBVMT cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giáo dục cho thế
hệ trẻ về vấn đề này có ý nghĩa to lớn. Thế hệ trẻ, trong đó có thanh niên
sinh viên, là bộ phận xã hội luôn đƣợc Đảng ta quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng.
Họ sẽ trở thành lực lƣợng nòng cốt gánh vác trọng trách tƣơng lai của đất
nƣớc. Những năm qua, việc GDYTBVMT cho thanh niên sinh viên đã đƣợc
thực hiện, góp phần trang bị nền tảng nhận thức, cổ vũ tinh thần nhiệt tình

hăng hái của họ trong các hoạt động bảo vệ MT, vì sự phát triển bền vững,
nhằm phát huy vai trị xung kích của thanh niên trên mọi mặt trận trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. GDYTBVMT cho sinh viên ở các trƣờng
đại học có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ với mục tiêu giáo dục toàn diện con
ngƣời thế hệ mới, mà cịn có thể tạo sự lan tỏa ý nghĩa giáo dục cho cả xã
hội, góp phần thực hiện hiệu quả chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó
với BĐKH, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Hà Nội là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nƣớc, tập
trung số lƣợng lớn các trƣờng đại học và số lƣợng lớn nhất sinh viên tại đây.
Tuy nhiên, với tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng gắn liền với việc đẩy

mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội ngày nay phải đối mặt với
nhiều thách thức nghiêm trọng do ô nhiễm MT, ảnh hƣởng tới những mục
tiêu phát triển và đảm bảo chất lƣợng an sinh xã hội. Trƣớc yêu cầu bức thiết
của thực tiễn, công tác giáo dục và đào tạo của các nhà trƣờng nói chung và
các trƣờng đại học ở Hà Nội nói riêng cần phải có nhiều đổi mới hơn nữa,
chú trọng nội dung GDYTBVMT nhằm hình thành nên những thế hệ con
ngƣời tích cực, biết sống có trách nhiệm với MT và xứng đáng là lực lƣợng
nòng cốt của thế hệ thanh niên thời đại mới.

GDYTBVMT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội những năm
gần đây đã bƣớc đầu đƣợc quan tâm và đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên,
những biểu hiện hạn chế trong YTBVMT của sinh viên cũng phản ánh rõ nét
một thực tế rằng: việc giáo dục cho sinh viên đại học ở Hà Nội hiện nay về
nội dung này vẫn còn nhiều bất cập. Q trình giáo dục địi hỏi phải thƣờng
xuyên, liên tục và đƣợc đầu tƣ về mọi mặt, nhƣng GDYTBVMT cho sinh
viên thì gặp rất nhiều khó khăn nên hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao. Mặc dù vậy,
bất luận thế nào, việc GDYTBVMT cũng khơng thể bị trì hoãn trong bối
cảnh hiện nay. Nghiên cứu về GDYTBVMT cho sinh viên các trƣờng đại

học trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nƣớc nói chung có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc tìm ra giải pháp nhằm khắc phục mọi khó
khăn để nâng cao hiệu quả GDYTBVMT cho sinh viên nƣớc ta, góp phần
xây dựng một lực lƣợng xã hội tích cực trong lĩnh vực bảo vệ MT, chủ động
ứng phó với BĐKH. Hiện có rất ít cơng trình nghiên cứu sâu về hoạt động
GDYTBVMT cho sinh viên đại học. Đặc biệt lĩnh vực về GDYTBVMT cho
sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội theo góc độ tiếp cận của khoa học cơng
tác tƣ tƣởng thì cịn nhiều nội dung lớn phải đƣợc nghiên cứu một cách
nghiêm túc và toàn diện cả lý luận lẫn thực tiễn, nhằm làm rõ hơn nữa về vị
trí và vai trị của GDYTBVMT cho sinh viên trong cơng tác tƣ tƣởng hiện
nay. Do đó, tác giả chọn vấn đề “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của
luận án.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của GDYTBVMT cho sinh
viên đại học. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng YTBVMT và thực
trạng GDYTBVMT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội, luận án đề
xuất một số quan điểm định hƣớng và giải pháp nhằm tăng cƣờng
GDYTBVMT cho sinh viên hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nêu trên, tác giả luận án cần thực hiện nhiệm vụ:
+ Tổng quan các cơng trình khoa học đã cơng bố trong và ngồi nƣớc
có liên quan đến đề tài, để từ đó xác định hƣớng nghiên cứu của luận án.
+ Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận về GDYTBVMT
cho sinh viên đại học, tầm quan trọng của GDYTBVMT cho sinh viên trong
bối cảnh BĐKH trên thế giới và Việt Nam hiện nay

+ Khảo sát thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên và đánh giá thực
trạng YTBVMT của sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội hiện nay (qua
khảo sát 6 trƣờng đại học đại diện ở Hà Nội); từ đó khái quát những vấn đề
đặt ra đối với hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên.
+ Đề xuất một số quan điểm định hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cƣờng GDYTBVMT cho sinh viên đại học ở Hà Nội hiện nay
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề GDYTBVMT cho sinh viên các
trƣờng đại học ở Hà Nội hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án: GDYTBVMT cho sinh
viên các trƣờng đại học ở Hà Nội hiện nay.
+ Đối tƣợng và phạm vi khảo sát: cán bộ và sinh viên hệ chính quy 6
trƣờng đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (Đại học Thủy Lợi, Học viện
Quản lý giáo dục, Học viện Tài chính, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện
Báo chí và Tun truyền, Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội). Đây là
các trƣờng đại học đại diện cho nhiều khối ngành đào tạo (ngành kỹ thuật,
ngành kinh tế, ngành khoa học quản lý, khoa học xã hội nhân văn, quân sự);

đồng thời đại điện cho các khối trƣờng: công lập và ngồi cơng lập; khối dân
sự và lực lƣợng vũ trang.

+ Thời gian khảo sát: từ năm học 2013-2014 đến nay. Thời gian khảo
sát tính từ thời điểm luận án bắt đầu đƣợc thực hiện để có đƣợc số liệu cập
nhật. Ngồi ra, luận án còn sử dụng bổ sung tƣ liệu đƣợc thu thập trong 10
năm gần đây từ 2008 đến 2018 về các trƣờng đại học.


4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận án là các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên,
sinh viên.

Đồng thời, luận án cũng dựa trên các quan điểm của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nƣớc; một số kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa
học trong và ngồi nƣớc về vấn đề giáo dục và GDYTBVMT cho thanh
niên, sinh viên.

4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên
các trƣờng đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay thông qua những số liệu của
các trƣờng đại học, số liệu của Thành ủy Hà Nội, số liệu của Thành Đoàn Hà
Nội, Hội sinh viên Thành phố Hà Nội, số liệu điều tra xã hội học của tác giả;
các báo cáo tổng kết hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên ở các trƣờng đại
học trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

4.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận án dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cụ thể là vận dụng
các nguyên tắc, quan điểm cơ bản trong nghiên cứu nhƣ: nguyên tắc khách
quan, nguyên tắc đề cao tính năng động chủ quan của ý thức, quan điểm toàn
diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử - cụ thể; nguyên tắc lý luận gắn
bó chặt chẽ với thực tiễn.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng phƣơng pháp lịch sử
- lơgic, phân tích và tổng hợp, thống kê, nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp

điều tra xã hội học, phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia.

- Với phƣơng pháp lịch sử - lôgic, vấn đề nghiên cứu đƣợc đặt trong
bối cảnh nƣớc ta đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự suy thối
MT, BĐKH ngày càng trở nên nghiêm trọng, có nhiều biểu hiện phức tạp
nhƣng vẫn tuân theo quy luật khách quan tất yếu, địi hỏi q trình
GDYTBVMT phải bám sát những quy luật đó. Phƣơng pháp này cịn đƣợc
dùng để khái quát hóa những nghiên cứu ở trong nƣớc và nƣớc ngồi theo
lịch sử của từng nhóm vấn đề liên quan đến GDYTBVMT cho sinh viên, từ
đó rút ra một số nội dung cốt lõi làm nền tảng.

- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đƣợc sử dụng khi luận án làm rõ
từng yếu tố, cấu trúc, đặc điểm của hoạt động GDYTBVMT, đồng thời hệ
thống hóa và chỉ ra các mối liên hệ tất yếu khách quan, rút ra những kết luận
mang tính bản chất về GDYTBVMT cho sinh viên.

- Phƣơng pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng trong quá
trình thu thập, sắp xếp nguồn tài liệu, thống kê các số liệu liên quan đến hoạt
động GDYTBVMT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội để làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn mà đề tài đặt ra.

- Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc sử dụng trong quá trình khảo
sát và phân tích thực trạng YTBVMT của sinh viên hiện nay và thực trạng
GDYTBVMT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội: lập bảng hỏi, chọn
mẫu mang tính đại diện để điều tra đối tƣợng giáo dục; thu thập dữ liệu theo
mẫu và tiến hành phân tích, xử lý số liệu. Để số liệu phục vụ phân tích có sự
thuyết phục hơn, tác giả cịn dùng phƣơng pháp tổ chức thảo luận với các
nhóm sinh viên đại diện các khóa

- Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia đƣợc sử dụng khi trao đổi lấy ý

kiến của các cán bộ giáo dục (gồm cán bộ văn phịng đảng ủy, cán bộ phịng
cơng tác chính trị và quản lý sinh viên, cán bộ quản lý ký túc xá, cán bộ đoàn
- hội sinh viên, cán bộ giảng viên) để làm rõ hơn nội dung của luận án.

5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, khi phân tích những vấn đề lý luận của GDYTBVMT cho
sinh viên dƣới góc độ khoa học cơng tác tƣ tƣởng, luận án tập trung làm rõ
các khái niệm công cụ (YTBVMT, GDYTBVMT), cấu trúc YTBVMT, các
thành tố của hoạt động GDYTBVMT. Đồng thời, luận án chỉ ra sự cần thiết
của GDYTBVMT cho sinh viên trong bối cảnh BĐKH hiện nay.
Thứ hai, trên cơ sở khảo sát thực trạng GDYTBVMT cho sinh viên các
trƣờng đại học ở địa bàn Hà Nội, luận án đánh giá những thành tựu và hạn chế
của quá trình giáo dục, từ đó khái quát những vấn đề đặt ra với việc
GDYTBVMT cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, từ thực trạng và những vấn đề đặt ra với việc GDYTBVMT
cho sinh viên, luận án đề xuất bốn quan điểm định hƣớng hoạt động
GDYTBVMT cho sinh viên đại học và luận giải cơ sở khoa học của năm
nhóm giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả GDYTBVMT cho sinh
viên các trƣờng đại học ở Hà Nội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học, xây
dựng khung lý thuyết về cấu trúc GDYTBVMT cho sinh viên đại học, định
hƣớng quá trình giáo dục bảo vệ MT có tính liên tục nối tiếp từ bậc phổ
thơng đến đại học. Từ đó, luận án có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu,
giảng dạy ở các học viện, trƣờng đại học, cao đẳng trong cả nƣớc.
Ngoài ra, luận án có ý nghĩa đóng góp cho việc xây dựng định hƣớng,
chính sách, chƣơng trình giáo dục, tun truyền, xây dựng nội dung tập huấn
nhằm nâng cao nhận thức và hình thành tính tích cực trong hoạt động thực
tiễn của sinh viên với nhiệm vụ bảo vệ MT, chủ động ứng phó với BĐKH.


7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: 4 chƣơng (12 tiết), kết luận, danh mục các cơng trình
nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về giáo dục tƣ tƣởng và giáo dục tƣ tƣởng
cho thanh niên, sinh viên
1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục và giáo dục tư tưởng
- Những nghiên cứu về giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc biệt, có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển xã hội con ngƣời. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà tƣ
tƣởng lớn đồng thời cũng là nhà giáo dục mẫu mực, luôn quan tâm đến sự
nghiệp giáo dục - “trồng ngƣời”. Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục” do tác giả Đào Thanh Hải và Minh Tiến sƣu tầm, Nxb Lao động năm
2005, tập hợp tất cả các bài nói, bài viết, thƣ gửi của Ngƣời đến cán bộ giáo
dục, học sinh, sinh viên, thể hiện một tình cảm đặc biệt và tầm nhìn sáng
suốt của Ngƣời về công tác này.
Cuốn “Giáo dục học” của tác giả Phạm Viết Vƣợng [116] đã khái quát
những vấn đề chung của giáo dục và xem xét giáo dục học với tƣ cách là một
khoa học về quá trình giáo dục con ngƣời. Tác giả phân tích bản chất, mục
đích, nội dung, phƣơng pháp, hình thức, vai trò của giáo dục; phân biệt lý
luận dạy học và giáo dục học. Trong đó, tác giả khẳng định quá trình dạy học
trong nhà trƣờng là thành tố quan trọng của giáo dục.
Mục tiêu của giáo dục là hoàn thiện nhân cách con ngƣời với tổ hợp
những phẩm chất phù hợp các giá trị, chuẩn mực của xã hội, đƣợc xã hội
thừa nhận, đồng thời cũng đóng góp cho q trình phát triển xã hội. Do đó,
giáo dục rất đa dạng gồm: giáo dục ý thức – tƣ tƣởng, giáo dục văn hóa –
thẩm mỹ, giáo dục lao động – hƣớng nghiệp, giáo dục thể chất – quân
sự,...Bài viết “Giáo dục tư tưởng- đạo đức và giáo dục khoa học – công

nghệ” của tác giả Nguyễn Tƣờng Lân trên Tạp chí Dân tộc và Thời đại, số
64, 2004; Cuốn sách “Giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống văn
hóa cho thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” của tác giả
Lƣơng Thanh Tân, Nxb Chính trị quốc gia năm 2010 đã phản ánh điều đó.
Ngày nay, khi xã hội có nhiều biến đổi nhanh chóng cùng với sự xuất hiện

những vấn đề lớn về MT, an ninh, chất lƣợng cuộc sống thì giáo dục cần
đƣợc bổ sung những nội dung mới: giáo dục MT, giáo dục giới tính, giáo dục
kỹ năng, giáo dục pháp luật,...

- Những nghiên cứu về giáo dục tư tưởng
Công tác tƣ tƣởng có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của
Đảng, là bộ phận trọng yếu để bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, góp
phần to lớn trong xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện
Đảng ta, đã rất quan tâm đến cơng tác tƣ tƣởng. Những lời nói, bài viết của
Ngƣời, tập hợp trong cuốn “Về công tác tư tưởng” – Hồ Chí Minh, Nxb Sự
thật năm 1985, là mẫu mực về lý luận và phƣơng pháp công tác tƣ tƣởng
Mác – Lênin đƣợc vận dụng nhuần nhuyễn, phù hợp ở Việt Nam, đồng thời
là chỉ dẫn quý báu cho chúng ta nghiên cứu về công tác tƣ tƣởng nói chung
và giáo dục tƣ tƣởng nói riêng.
Giáo dục tƣ tƣởng là chức năng cơ bản của công tác tƣ tƣởng, nhằm
thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục hệ tƣ tƣởng, quan điểm, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, làm cho chúng trở thành nhân tố chi
phối đời sống tinh thần của xã hội, động viên tính tích cực trong hoạt động
thực tiễn của nhân dân. Giáo dục tƣ tƣởng có nhiều nội dung phong phú, đa
dạng.
Bàn về giáo dục tƣ tƣởng, mỗi khoa học có những góc độ tiếp cận khác
nhau. Trong khoa học công tác tƣ tƣởng, những vấn đề lý luận về giáo dục tƣ
tƣởng đƣợc phân tích khá sâu sắc. Tác giả Đào Duy Tùng là ngƣời có nhiều

đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, đồng
thời có nhiều nghiên cứu tiêu biểu ở lĩnh vực chính trị, tƣ tƣởng. Bộ “Tuyển
tập Đào Duy Tùng” gồm 3 tập, 2008, do Nxb Chính trị quốc gia sƣu tầm,
tuyển chọn những bài nói, bài viết tiêu biểu của đồng chí phân tích về vị trí,
vai trị, u cầu với cơng tác tƣ tƣởng, trong đó có giáo dục tƣ tƣởng. Tác giả
khẳng định những yêu cầu đổi mới nội dung, phƣơng thức, việc tổ chức và

hoạt động; đồng thời nêu lên một số quan điểm định hƣớng có giá trị nhằm
xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tƣ tƣởng trƣớc tình hình mới.

Cuốn “Phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh” của tác
giả Hồng Quốc Bảo, Nxb Lý luận chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm
2006, đã chỉ ra đặc trƣng cơ bản của phƣơng pháp tuyên truyền Hồ Chí
Minh: tính khoa học và tính cách mạng, tính đại chúng và tính nghệ thuật, sự
kết hợp giữa lời nói và hành động. Từ việc chắt lọc những giá trị về phƣơng
pháp tuyên truyền cách mạng của Hồ Chí Minh, tác giả khẳng định sự cần
thiết phải vận dụng để đổi mới phƣơng pháp tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng
của cán bộ tƣ tƣởng hiện nay.

Cuốn “Cơ sơ lý luận công tác tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam”
của tác giả Lƣơng Khắc Hiếu (2017) [53] và cuốn “Cơ sở lý luận công tác
tư tưởng” của tác giả Phạm Huy Kỳ [67] đã luận giải rất kỹ hệ thống khái
niệm cơ bản, các yếu tố cấu thành của hoạt động tƣ tƣởng, các hình thái của
cơng tác tƣ tƣởng, mối quan hệ giữa các quá trình tƣ tƣởng với hình thái
cơng tác tƣ tƣởng. Các tác giả nêu bật vị trí quan trọng, nội dung cơ bản, các
yếu tố quy định giáo dục tƣ tƣởng. Theo nghiên cứu, giáo dục tƣ tƣởng trong
công tác tƣ tƣởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là giáo dục tƣ tƣởng xã hội
chủ nghĩa, là hoạt động truyền bá, tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng sáng tạo hệ
tƣ tƣởng của giai cấp cơng nhân, làm cho nó thống trị trong đời sống tinh
thần xã hội, thúc đẩy tính tích cực chính trị - xã hội. “Đó là q trình lĩnh

hội và tiếp thu ý thức và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa biến chúng thành nhận
thức, niềm tin, giá trị, lý tưởng của đối tượng phấn đấu cho sự thắng lợi của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa” [53, 154]. Những
nội dung lý luận đƣợc phân tích là cơ sở vững chắc, chỉ dẫn quan trọng cho
nghiên cứu đề tài luận án.

1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục tư tưởng cho thanh niên, sinh
viên

Công tác thanh niên với nhiệm vụ “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một việc rất quan trọng”, có ý nghĩa lớn lao với sự nghiệp cách
mạng của Đảng và tồn dân tộc. Cơng tác thanh niên chủ yếu là giáo dục, bồi

dƣỡng và tổ chức hoạt động cho thanh niên về mọi mặt, đặc biệt nhấn mạnh
giáo dục lý tƣởng và đạo đức cách mạng. Trong cuốn “Kark Marx,
Friederich Engels, Vladimir Ilish Lenin bàn về giáo dục”, Nxb Giáo dục,
1984, do nhóm tác giả Hà thế Ngữ, Bùi Đức Thiệp sƣu tầm, đã tổng hợp
quan điểm của các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác về giáo dục và phát huy sức
mạnh của thanh niên, sinh viên.

Kế thừa tƣ tƣởng, tầm nhìn vĩ đại đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng để
lại cho chúng ta di sản tinh thần vô giá là hệ thống quan điểm nhận thức về
thanh niên trong suốt cuộc đời cống hiến cho cách mạng của Ngƣời. Cuốn
sách “Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên” của tác giả
Văn Tùng, Nxb Thanh niên năm 2000 là một cơng trình nghiên cứu cho thấy
rõ vị trí, vai trị của công tác thanh niên. Tác giả khẳng định: Tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về vận động thanh niên sẽ mãi là ngọn đuốc soi đƣờng cho công
tác thanh niên và phong trào thanh niên với những luận điểm khoa học, cách
mạng sâu sắc để có thể vận dụng qua các thời kỳ cách mạng khác nhau.


Hoạt động giáo dục tƣ tƣởng với nội dung, phƣơng thức và những đặc
trƣng nhất định do chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố đối
tƣợng giáo dục. Đối tƣợng giáo dục khác nhau thì nội dung, phƣơng thức
giáo dục khác nhau. V.I.Lênin đã từng căn dặn cán bộ tun giáo: “Khơng
thể nói về chế độ đó một cách giống nhau trong cuộc mít tinh ở nhà máy và
trong nơng thơn Cơdăc, trong buổi họp sinh viên và trong ngôi nhà của nông
dân, trên diễn đàn Đuma III và trên các báo chí nƣớc ngồi” [53,157]. Về
điều này, tác giả Hà Thị Bình Hịa trong cuốn “Giáo trình tâm lý học tun
truyền”, Nxb Chính trị - Hành chính (2012) có phân tích việc cần phải chú ý
đến đặc trƣng tâm lý các nhóm đối tƣợng tuyên truyền, trong đó có nhóm
thanh niên, sinh viên, để có tác động phù hợp.

Cuốn “Thanh niên – Lối sống” của tác giả Nguyễn Thị Oanh do Nxb
Trẻ năm 2001 phân tích đặc trƣng tâm lý và lối sống thanh niên hiện nay,
nhấn mạnh vai trị của Đồn thanh niên với việc giáo dục đạo đức, lối sống
cho sinh viên là hết sức quan trọng. Nghiên cứu khẳng định: để giải quyết

tận gốc những vấn đề tồn tại của lối sống thanh niên thì giáo dục cần xem
“cốt lõi là giá trị đạo đức”, “giáo dục là một hoạt động mang tính thiêng
liêng nên chỉ khi động cơ ban đầu là một hồi bão, nó mới đứng vững” [87,
114].

Tác giả Vũ Mão là ngƣời nghiên cứu nhiều về cơng tác thanh niên, đã
có nhiều cơng trình có giá trị định hƣớng cho hoạt động này nhƣ: “Về công
tác giáo dục thanh niên hiện nay”, Nxb Sự thật, 1984; “Nâng cao hiệu quả
công tác thanh niên”, Nxb Thanh niên, 1984. Ngoài ra, nghiên cứu về giáo
dục tƣ tƣởng thanh niên cịn có nhiều nghiên cứu khác nhƣ: Đảng ủy khối cơ
quan Trung ƣơng về công tác tƣ tƣởng (2005), Bồi dưỡng lý tưởng cách
mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay (Kỷ yếu hội thảo), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội; “Một vài hiện tượng tiêu cực trong thanh niên hiện nay

và công tác giáo dục, vận động thanh niên” của tác giả Lê Thị Ngọc Dung
và Hồ Bá Thâm, tạp chí Tâm lý học, năm 2004, số 8.

Nhƣ vậy, những nghiên cứu về công tác giáo dục tƣ tƣởng cho thanh
niên, sinh viên khá đa dạng, tạo cơ sở và gợi mở quan trọng cho nghiên cứu
luận án.

1.2. Những nghiên cứu về môi trƣờng và ý thức bảo vệ môi trƣờng
1.2.1. Những nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi trường
1.2.1.1. Một số nghiên cứu nước ngoài về môi trường và bảo vệ môi
trường
Nghiên cứu khoa học về MT, BĐKH trên thế giới đã cung cấp thông tin
chi tiết về thực trạng, nguyên nhân và những nguy cơ ảnh hƣởng của khủng
hoảng MT giai đoạn hậu cơng nghiệp. Điều đó thể hiện sự quan tâm không
nhỏ của giới khoa học và lãnh đạo nhà nƣớc ở các quốc gia.
Cuốn “Các công ước về bảo vệ MT (Việt –Anh)” (1995) [15, 8] phản
ánh nội dung các thỏa thuận quốc tế đạt đƣợc qua các hội nghị thƣợng đỉnh
của Liên hợp quốc về MT từ năm 1972 ở Stockholm (Thụy Điển) đến nay,
cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và MT sống, coi
việc bảo vệ MT là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của nhân loại (bên


×