Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đề cương ôn thi môn luật hình sự 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.48 KB, 23 trang )

Câu 60: Sự khác nhau cơ bản nhất của tội phạm với vi phạm pháp luật khác với hành vi trái
đạo đức.

Sự khác nhau cơ bản ở mức độ nguy hiểm cho xã hội. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm luôn cao hơn vi phạm pháp luật khác và vi phạm đạo đức: những hành vi tuy có dấu hiệu
của tội phạm nhưng có tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể thì khơng được coi là tội
phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Câu 61: Khái niệm phân loại tội phạm (PLTP).

Phân loại tội phạm trong LHS là chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị LHS cấm thành
từng loại nhất định theo những tiêu chí nhất định để làm tiền đề cơ bản cho việc thực hiện
chính xác các hoạt động tư pháp hình sự.

 Ý nghĩa:
- Áp dụng chính xác các biện pháp hoạt động TNHS
- Là căn cứ để phân hóa TNHS, căn cứ biện pháp tha miễn
- Góp phần tạo điều kiện để xây dựng chế tài ở phần riêng một cách khoa học và chính xác.
Câu 62: Các tiêu chí PLTP trong Phần chung luật hình sự.

 Tính chất nguy hiểm
- QHXH được LHS bảo vệ
- Lỗi
- Phương pháp phạm tội
- Thủ đoạn, cơng cụ, phương tiện, thời gian, hồn cảnh phạm tội
- Đặc điểm nhân thân

 Mức độ nguy hiểm
- Loại thiệt hại: chính trị, tinh thần, tài sản…
- Mức độ thiệt hại: tỉ lệ thương tật…
Câu 63: Các tiêu chí PLTP trong Phần riêng luật hình sự.



 Tính chất và tầm quan trọng của các khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự tương
ứng với các chương được nhà làm luật quy định trong phần riêng của BLHS

 Sự tái phạm vi phạm pháp luật hành chính hoặc mức độ gây nguy hại cho xã hội đã vượt
quá giới hạn tối đa bị xử phạt bằng chế tài hành chính đối với chính vi phạm ấy.

Câu 64: Các quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về phân loại tội
phạm.
Quy định tại điều 9: phân loại tội phạm

- Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm xã hội của hành vi

+ Tội phạm ít nghiêm trọng

+ Tội phạm nghiêm trọng

+ Tội phạm rất nghiêm trọng (từ trên 7 năm- dưới 15 năm)

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (từ trên 15 năm tù, trung thân, tử hình)

Câu 65: Khái niệm cấu thành tội phạm (CTTP) & khái niệm các yếu tố CTTP.

Khái niệm cấu thành tội phạm:

Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm
cụ thể được quy định trong luật hình sự.

Khái niệm các yếu tố cấu thành tội phạm: tội phạm là một thể thống nhất giữa yếu tố chủ
quan và khách quan nhưng về lí luận có thể chia thành các bộ phận cấu thành. Các bộ

phận cấu thành tội phạm được coi là các yếu tố cấu thành tội phạm.

- Khách thể của tội phạm
- Mặt khách quan của tội phạm
- Chủ thể của tội phạm
- Mặt chủ quan của tội phạm
Câu 66: Phân biệt dấu hiệu bắt buộc & dấu hiệu không bắt buộc của CTTP.

- Những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm:

+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội (thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm)

+ Dấu hiệu lỗi (thuộc yếu tố chủ quan của tội phạm)

+ Năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi (thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm)

- Những dấu hiệu không bắt buộc của cấu thành tội phạm

+ Những dấu hiệu này là bắt buộc đối với cấu thành tội phạm của loại tội này nhưng không bắt
buộc với cấu thành tội phạm của những loại tội khác.

+ Dấu hiệu: Trừ những dấu hiệu bắt buộc trên, những dấu hiệu khác của bốn yếu tố cấu thành
tội phạm đều là những dấu hiệu khơng bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm như: hậu
quả, mục đích phạm tội,...

Câu 67: Các căn cứ phân loại CTTP.

 Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
- Cấu thành tội phạm cơ bản
- Cấu thành tội phạm giảm nhẹ

- Cấu thành tội phạm tăng nặng
- Cấu thành tội phạm giản đơn

- Cấu thành tội phạm phức hợp
 Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm

- Cấu thành tội phạm hình thức
- Cấu thành tội phạm vật chất
 Căn cứ và cách thức xây dựng cấu thành tội phạm của nhà làm luật
- Cấu thành tội phạm hình thức
- Cấu thành tội phạm vật chất
Câu 68: Mối quan hệ của CTTP &trách nhiệm hình sự (TNHS).

- CTTP là cơ sở của TNHS
Đ2 BLHS 2015 quy định: “Chỉ người nào phạm 1 tội đã được BLHS quy định

mới phải chịu TNHS”. 1 hành vi bị coi là tội phạm khi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của 1
CTTP, CTTP là căn cứ để xác định tội phạm và truy cứu TNHS người thực hiện tội phạm.

- CTTP là căn cứ pháp lí để định tội
+ Định tội là xác định tội danh, xác định 1 hành vi cụ thể gây thiệt hại cho xh

CTTP nào trong số các tội phạm nêu ra trong BLHS
+ Truy cứu TNHS phải định được tội danh, trên cơ sở định tội mới xác định được

biện pháp trách nhiệm cụ thể mà ng` phạm tội phải gánh chịu.
+ Muốn định tội danh đúng phải nắm vững nội dung các CTTP quy đinh trong

BLHS.
Câu 69 : Khái niệm khách thể của tội phạm & sự phân loại nó.


a) Khái niệm: Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
bị tội phạm xâm hại.

b) Phân loại khách thể của tội phạm: gồm 3 loại:
- Khách thể chung:

+ Là tổng thể các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị các tội phạm xâm
hại. Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng xâm phạm đến khách thể chung của tội phạm.

+ Các khách thể chung: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh trật tự, an tồn xã hội, các quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, sở hữu, các quyền và
lợi ích hợp pháp khác của cơng dân và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.

- Khách thể loại:

+ Là nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất, liên hệ qua lại với nhau, được
một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm các tội phạm xâm hại.

+ Là cơ sở để phân loại các tội phạm trong phần các tội phạm của luật hình sự
thành các chương.

Ví dụ: Nhóm các tội xâm hại tính mạng, danh dự nhân phẩm của con người được
quy định trong chương 14 BLHS 2015.

- Khách thể trực tiếp:
+ Là quan hệ xã hội cụ thể được một quy phạm PLHS bảo vệ bị một loại tội phạm
trực tiếp xâm hại.
+ Là căn cứ quy định các lọai tội phạm vào các chương, mục nhất định của

BLHS.
Ví dụ: BLHS có tội danh “phá hủy các cơng trình, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia” đối với tội phạm xâm phạm các quan hệ xã hội về an ninh quốc gia
Câu 70: Khái niệm đối tượng tác động của tội phạm & sự phân loại nó.

 Khái niệm đối tượng tác động của tội phạm:

- Ý hiểu: cái mà hành vi phạm tội tác động vào.

- Định nghĩa: Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận khách thể của tội phạm mà
khi tác động đến bộ phận này người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.

 Phân loại:

- Con người: Làm biến đổi tình trạng bình thường của con người (con ngừơi ở đây được
nhìn nhận theo phương diện xã hội và tự nhiên).

VD: hành vi giết người

- Vật cụ thể: những vật cụ thể của thế giới bên ngoài, bị các hành vi phạm tội làm biến
dạng các trạng thái bình thường của con người.

VD: hành vi hủy hoại tài sản

- Hoạt động bình thường của con người: Làm biến dạng các xử sự của chủ thể so với
các chuẩn mực xã hội, các tiêu chuẩn pháp lý hoặc cản trở hoạt động bình thường của
chủ thể qua đó gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

VD: hành vi đưa hối lộ


Câu 71: Khái niệm khách thể của tội phạm & sự phân loại nó.( giống câu 69)
Câu 72: Khái niệm đối tượng tác động của tội phạm và sự phân loại nó.(giống câu 70)
Câu 73: Phân biệt khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội phạm.

TIÊU CHÍ KHÁCH THẾ CỦA ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI
TỘI PHẠM PHẠM

Định nghĩa Những mối quan hệ xã hội được luật Bộ phận khách thể của tội phạm mà khi tác
hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại động đến bộ phận này người phạm tội gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan
hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ

Phạm vi khách -Rộng. -Hẹp hơn.
thể xâm hại -Bao gồm tất cả các mối quan hệ xã -Đối tượng tác động là một bộ phận của
hội được Luật Hình sự bảo vệ bị tội khách thể.
phạm xâm hại.

Chủ thể Quan hệ xã hội Quan hệ xã hội

gồm 3 loại: khách thể chung, khách 3 loại: con người, vật cụ thể, hoạt động của

Phân loại thể loại và khách thể trực tiếp. con người.

Câu 74: Khái niệm mặt khách quan của tội phạm.

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội
phạm diễn ra trong thế giới khách quan.

- Những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm:

+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
+ Các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội và gắn liền với hành vi như: công
cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội…
Câu 75: Khái niệm hành vi nguy hiểm cho xã hội & các dạng của nó.

- Khái niệm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế
giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được
Luật hình sự bảo vệ.

- Với ý nghĩa là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, là biểu hiện thuộc mặt khách quan của tội
phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là hoạt động cụ thể được chủ thể nhận thức và điều
khiển, có nội dung trái với các yêu cầu và đòi hỏi của PLHS.

- Các dạng :

+ Hành động phạm tội: chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm, qua đó làm thay đổi trạng
thái bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

+ Không hành động phạm tội: chủ thể không làm hoặc làm không đầy đủ một việc mà pháp
luật quy định phải làm mặc dù có khả năng và điều kiện để thực hiện việc làm biến đổi trạng
thái bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

Vd: Khơng cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Câu 76: Khái niệm hậu quả nguy hiểm cho xã hội & các dạng của nó.

Khái niệm: Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những
quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.


- Các dạng hậu quả:

+ Thiệt hại về vật chất: hành vi phạm tội làm thay đổi tình trạng bình thường của đối tượng
tác động của tội phạm là những vật cụ thể, ví dụ: tài sản bị hủy hoại, hư hỏng hoặc mất đi.

+ Thiệt hại về thể chất: hành vi phạm tội gây ra sự thay đổi tình trạng về thể chất con người,
ví dụ: gây hậu quả chết người.

+ Thiệt hại về tinh thần: là những thiệt hại mà hành vi gây ra cho nhân phẩm, danh dự, tự do
con người; ví dụ tội làm nhục người khác.

+ Thiệt hại về chính trị: là hậu quả do những hành động phạm tội gây ra đối với sự tồn tại
vững mạnh của chế độ xã hội, của nhà nước và an ninh quốc gia, ví dụ: tội hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền.

- Là dấu hiệu bắt buộc trong những cấu thành tội phạm.
Câu 77: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi & hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

- Là mối quan hệ biện chứng giữa hành vi trái PLHS và hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà theo
đó
+ Nếu xét về mặt thời gian, hành vi đó phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
+ Hành vi đó phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội

- Là dấu hiệu bắt buộc trong những tội phạm vật chất
Câu 78: Những dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm.

Phương tiện phạm tội: là những vật, dụng cụ, được người phạm tội sử dụng để thực
hiện tội phạm.


Phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm: là cách thức để thực hiện hành vi phạm
tội.

Thời gian phạm tội: có thể là một thời điểm hoặc một khảng thời gian nhất định mà
hành vi phạm tội diễn ra.

Địa điểm phạm tội: là một giới hạn lãnh thổ nhất định mà trên đó tội phạm bắt đầu hoặc
kết thúc hay ở đó hậu quả của tội phạm xảy ra. Có thể là một địa điểm hoặc một vùng
lãnh thổ nhất định.

Hoàn cảnh phạm tội: là tổng hợp các tình tiết khách quan xung quanh việc thực hiện tội
phạm, có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là bối cảnh xã hội
khi hành vi phạm tội diễn ra.

Câu 79: Khái niệm chủ thể của tội phạm & những dấu hiệu chung của nó.

- Khái niệm chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến số tuổi luật định.

- Những dấu hiệu chung của tội phạm:

+ Đạt độ tuổi nhất định: chủ thể chỉ có thể nhận thức và điều khiển hành vi khi đủ độ tuổi nhất
định.

+ Có năng lực hành vi: là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và điều
khiển được hành vi đó

Câu 80: Khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm & những dấu hiệu đặc trưng riêng của chủ
thể đặc biệt.


- Khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm là những chủ thể của một số tội mà theo quy định
của BLHS phải có thêm những dấu hiệu đặc thù ngoài những dấu hiệu chung, phổ biến mà
chủ thể của bất kì tội nào cũng có. (xuất phát từ thực tế là chủ thể chỉ có thể thực hiện hành vi
khi có những đặc điểm riêng biệt)

Chủ thể thường + dấu hiệu đặc thù khác

- Những dấu hiệu riêng của chủ thể đặc biệt:

+ Những đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp của một người.Ví dụ: Tội vi phạm cho vay trong
hoạt động tổ chức tín dụng.

+ Những đặc điểm về chức vụ quyền hạn.Ví dụ: tội tham ơ

+ Những đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ mà nhà nước xác định với người nhất định.Ví dụ: tội
trốn đi nghĩa vụ quân sự

+ Những đặc điểm về tuổi, giới tính, quan hệ gia đình.Ví dụ: Tội hiếp dâm, tội phạm là nam
giới

Câu 81: Nhân thân người phạm tội.

1. Khái niệm:
Nhân thân người phạm tội là tổng hợp tất cả các khía cạnh xã hội đặc trưng của người

phạm tội tạo thành cá nhân.
- Những đặc điểm nổi bật về nhân thân người phạm tội gồm: Tiền án, tiền sự, tuổi, tính

chất nghề nghiệp, trình độ văn hóa, lối sống, quan hệ xã hội, hồn cảnh gia đình, tình trạng kinh

tế, tơi giáo, ý thức pháp luật…..

-Vai trò của nhân thân:
+ Một số đặc điểm nhân thân là dấu hiệu chủ thể của một số tội phạm. (VD: Đặc

điểm về giới tính là dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm (Đ.111
+ Nhân thân người phạm tội là căn cứ quyết định hình phạt
+ Nhiều đặc điểm nhân thân được quy định là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng.

TÌnh tiết giảm nhẹ: phạm tội lần đầu, người già, phạm tội do lạc hậu….; Tình tiết tăng nặng: Tái
phạm, tái phạm nguy hiểm….
2. Ý nghĩa của nhân thân:

Góp phần giải quyết đúng đắn TNHS, nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế
hình sự. Ngồi ra, nó cịn góp phần xác định dấu hiệu chủ quan khác của người phạm tội như lỗi,
động cơ, mục đính phạm tội.

Câu 82: Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm & các dấu hiệu của nó.

1. Khái niệm:
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người

phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và với hậu quả do hành vi đó gây ra.
2. Các dấu hiệu:

Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội.
- Lỗi: là thái độ tâm lý của tội phạm đối với hành vi phạm tội và hậu quả mà hành vi đó
gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Lỗi là dấu hiệu chủ quan bắt buộc của tất cả các CTTP.
- Động cơ phạm tội: là nhân tố bên trong, thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi tội
phạm. Cơ sở để hình thành động cơ phạm tội là các giá trị vật chất, tinh thần.

- Mục đích phạm tội là mơ hình được hình thành bên trong ý thức của người phạm tội và
người phạm tội mong muốn đatk được điều đó trên thực tế bằng cách thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 83: Khái niệm lỗi hình sự & các hình thức của nó.
1. Khái niệm:
Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả mà
hành vi đó gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vơ ý.
2.Các hình thức lỗi:
- Lỗi cố ý (Điều 9 BLHS):

+Cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm, thấy trước được hậu quả nguy hiểm
cho xã hội và mong muốn điều đó xảy ra.

+ Cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
nhận thức được hành vi có tính chất nguy hiểm và có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, tuy
khơng mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

- Lỗi vô ý:
+Vô ý do quá tự tin: là lỗi của một người tuy thấy trước được hành vi của mình có

thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó khơng xảy ra hoặc có thể
ngăn ngừa được.

+ Vô ý do cẩu thả là lỗi của một người không thấy trước được hành vi nguy hiểm
của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù có thể thấy trước hoặc buộc phải thấy
trước.
Câu 84: Khái niệm lỗi cố ý và các dạng lỗi cố ý.

- Khái niệm lỗi cố ý: là lỗi mà trong đó chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội và thực hiện hành
vi phạm tội đó.


- Được quy định tại điều 10

- Gồm 2 hình thức: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp

Cố ý trực tiếp:

+ Khoản 1, điều 10: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra”

+ Lí trí: Nhận thức được hành vi nguy hiểm, hậu quả nguy hiểm

+ Ý chí: Mong hậu quả xảy ra

Ví dụ: A và B có mâu thuẫn từ lâu, A dùng dao đâm nhiều nhát vào B với mong muốn giết
chết B để trả thù.

Cố ý gián tiếp:

+ Khoản 2, điều 10: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn để
mặc cho hậu quả xảy ra

+ Lí trí: Nhận thức được hành vi nguy hiểm, nhận thức được hậu quả có thể xảy ra.

+ Ý chí: Khơng mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

Ví dụ: A và B có mâu thuẫn từ lâu, A dùng dao đâm nhiều nhát vào B với mong muốn giết
chết B để trả thù.


Câu 85: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.

Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp

Lí trí - Nhận thức được hành vi nguy hiểm - Nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã

cho xã hội hội

Ý chí Mong muốn hậu quả xảy ra Khơng mong muốn, nhưng có ý để mặc hậu
quả xảy ra

Ví dụ A và B có mâu thuẫn từ lâu, A dùng A và B có mâu thuẫn từ lâu, A dùng dao đâm
dao đâm nhiều nhát vào B với mong nhiều nhát vào B với mong muốn giết chết B
muốn giết chết B để trả thù. để trả thù.

Câu 86: Khái niệm lỗi vô ý; các dạng lỗi vô ý.

- Khái niệm: là lỗi của một người trong đó chủ thể khơng lựa chọn hành vi phạm tội trên
thực tế đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

- Được quy định tại điều 11, BLHS 2015 sửa đổi

- Hai dạng: vơ ý vì q tự tin, vơ ý vì cẩu thả.

Vơ ý vì q tự tin:

+ Khoản 1, điều 11: “Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được”


+ Lí trí: thấy trước hành vi nguy hiểm cho xã họi, cho rằng hậu quả khơng xảy ra

+ Ý chí: khơng mong muốn hậu quả xảy ra. Người đó đã loại trừ khả năng xảy ra hậu quả
hoặc có thể ngăn ngừa được nó.

+ Ví dụ: A bơi giỏi, B khơng biết bơi, với mục đích trêu đùa, A cố tình đẩy B xuống nước
và nghĩ rằng mình có thể cứu B. Tuy nhiên, B bị chết đuối.

Vơ ý vì q cẩu thả

+ Khoản 2, điều 11: “Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu
quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”

+ Lí trí: Khơng thấy trước được hậu quả (có trách nhiệm phải thấy trước hậu quả hoặc có
thể thấy trước hậu quả) có thể ý thức hoặc khơng ý thức được sự nguy hiểm của hành vi.

+ Ý chí: Khơng mong muốn cho hậu quả xảy ra

Ví dụ:A là bảo vệ của công ti B. Do ngủ quên trong ca trực làm công ti B bị mất trộm tài
sản.

Câu 87: Phân biệt lỗi vơ ý vì q tự tin; lỗi vơ ý vì cẩu thả.

- Lỗi vỗ ý vì quá tự tin
+ Lý trí: Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho XH của hành vi của

mình nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra.
+ Ý chí: Người phạm tội khơng mong muốn hành vi của mình gây hậu quả nguy

hiểm cho XH gắn liền với việc người đó đã loại trừ khả năng xảy ra hậu quả hoặc có thể ngăn

ngừa được.

- Lỗi vơ ý vì câu thả
+ Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho

XH của hành vi (có thể nhận thức được hoặc khơng nhân thức được mặt thực tế của hành vi)
+ Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả,

họ có nghĩa vụ phải thấy và có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả nguy hiểm cho XH của hành
vi. Người phạm tội đã không thấy trước hậu quả là do họ cẩu thả, thiếu sự thận trọng cần thiết.

Câu 88: Vấn đề hỗn hợp lỗi.

- Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong CTTP có hai loại lỗi (cố ý và vô ý )
được quy định với những tình tiết khách quan khác nhau.

- Trường hợp này thường xảy ra ở CTTP tăng nặng của các tội phạm cố ý mà tình
tiết tăng nặng là những hậu quả nguy hiểm nhất định và lỗi đối với những hậu quả đó là
vô ý.
Ví dụ: CTTP cơ bản của tội hiếp dâm (điều 111 BLHS) có dấu hiệu cố ý, CTTP tăng nặng
có tình tiết tăng nặng là gây hậu quả chết người và lỗi đối với hậu quả pháp lý này là vô ý.

Câu 89: Sự kiện bất ngờ ; phân biệt nó với lỗi vơ ý vì cẩu thả.

- Sự kiện bất ngờ: điều 20, BLHS 2015 sửa đổi: “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy
hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc khơng buộc phải thấy trước hậu
quả của hành vi đó thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự”

Ví dụ: A là trẻ con, trong lúc chơi trốn tìm với các bạn đã chui và đống rơm trốn. Vì đang là
ngày mùa nên trên đường rất nhiều đống rơm. B lái xe đi trên đường, khơng may cán qua đống

rơm có A trốn trong đó làm A chết.

- Phân biệt:

Sự kiện bất ngờ Vơ ý vì q cẩu thả

- Không thấy trước hậu quả của hành vi - Không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
của mình

- Khơng thể biết trước - Có thể thấy trước hậu quả nếu khơng cẩu thả

- Luật không buộc phải biết - Luật buộc phải biết

Câu 90: Động cơ phạm tội.

- Là nhân tố tâm lý bên trong chủ thể thúc đẩy họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

- Động cơ là các nhân tố như: các lợi ích, các nhu cầu,...

Ví dụ: Do nợ nần, A đã trộm chiếc xe máy của B.

- Cơ sở tại thành động cơ: những nhu cầu về mặt vật chất, tinh thần, các lợi ích sai lệch của cá
nhân được chủ thể nhận thức hoặc những tư tưởng sai lệch của chủ thể, cũng có thể là nhu cầu
bình thường nhưng chủ thể đã lựa chọn cách trái với pháp luật.

- Động cơ phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội song khơng làm thay đổi tính
chất nguy hiểm cho xã hội. Động cơ có thể coi là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS.

Câu 91: Mục đích phạm tội.


- Khái niệm:

+ Mục đích phạm tội là mơ hình được hình thành trong ý thức người phạm tội và người phạm
tội mong muốn đạt được điều đó trên thực tế bằng cách thực hiện tội phạm.

+ Mục đích phạm tội là kết quả trong tương lai mà người phạm tội hình dung ra và mong muốn
đạt được bằng việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm

- Mục đích phạm tội chỉ có với những tội phạm được thực hiện do cố ý trực tiếp.

Người phạm tội trong trường hợp cố ý nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi mà họ thực hiện, thấy trước được hậu quả xảy ra, mong muốn thực hiện tội phạm để
xảy ra hậu quả đó.

- Luật hình sự Việt nam quy định mục đích phạm tội là dấu hiệu định tội của một số tội phạm
(các tội phạm về an ninh quốc gia, hoạt động lật đổ chính quyền) cịn phần lớn trong các CTTP
mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu của CTTP

Câu 92: Sai lầm về pháp lý.

- Khái niệm: Là sự hiểu lầm của một người đối với pháp luật hiện hành về tính trái pháp luật
của hành vi mà họ thực hiện. (nhận thức khơng đúng đắn về tính chất pháp lý của hành vi)

- Biểu hiện:

+ Người thực hiện hành vi lầm tưởng rằng hành vi mà họ thực hiện được luật hình sự quy định
là tội phạm nhưng thực tế luật không quy định là tội phạm (cho rằng hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội nhưng luật ko quy định là tội phạm) => Không phải chịu TNHS

+ Người thực hiện hành vi cho rằng hành vi của mình khơng phải là hành vi phạm tội nhưng

pháp luật hình sự quy định đó là hành vi phạm tội. => Phải chịu TNHS

Câu 93: Sai lầm về thực tế & các dạng của nó.

- Khái niệm: Sai lầm về thực thế (còn gọi là sai lầm về sự việc) là sự hiểu lầm của một người
về các tình tiết thực tế của hành vi mà họ thực hiện, khơng phải bất kì sự sai lầm thực tế nào
cũng ảnh hưởng tới TNHS, chỉ những sai lầm về yếu tố CTTP mới ảnh hưởng tới TNHS.

- Các dạng của nó:

+ Sai lầm về khách thể: là trường hợp người phạm tội hiểu không đúng về quan hệ xã hội mà
hành vi của họ xâm phạm tới

Người phạm tội khi thực hiện hành vi dự định xâm hại tới khách thể có tầm quan trọng
cao nhưng thực tế lại xâm hại tới khách thể ít quan trọng mà họ dự định xâm hại

Người phạm tội dự định xâm hại nhiều khách thể nhưng thực tế hành vi đó chỉ xâm phạm
tới 1 khách thể. Với tội phạm mà khách thể người phạm tội dự định xâm hại nhưng thực
tế chưa bị xâm hại thì TNHS được xác định ở mức độ phạm tội chưa đạt

Người thực hiện hành vi khơng có ý định xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo về nhưng thực tế đã xâm hại đến khách thể của tội phạm

+ Sai lầm về đối tượng: Là sự hiểu sai của một người về đối tượng tác động của tội phạm, sai
lầm về đối tượng không ảnh hưởng tới TNHS. Khi sai lầm về đối tượng tác động, người phạm
tội có sự sai lầm về khách thể, còn trong trường hợp sai lầm về khách thể người phạm tội có
thể sai lầm về đối tượng

+ Sai lầm về phương tiện: Thể hiện ở chỗ, người phạm tội dự định sử dụng phương tiện nào đó
để thực hiện tội phạm nhằm đạt được mục đích phạm tội, nhưng do nhầm nên đã sử dụng

phương tiện không thuộc dự định của họ.

+ Sai lầm về quan hệ nhân quả:Do sai lầm nên người phạm tội đã không đánh giá đúng hậu quả
phát sinh từ hành vi của mình.

Câu 94: Khái niệm các giai đoạn phạm tội.

- Khái niệm: Là các bước trong quá trình thực hiện phạm tội, phản ánh tính chất và mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở từng giai đoạn đó.
- Tại sao lại chia thành các giai đoạn phạm tội:

+ Phân chia để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đấu tranh phòng chống tội
phạm.

+ Đảm bảo ngun tắc phịng là chính, ngun tắc cơng bằng và nhân
đạo (hạn chế hậu quả bằng việc xử lý tội phạm ở các mức khác nhau)

+ Đó là sự can thiệp của nhà làm luật với sự diễn biến lien tục của hành
vi phạm tội, để phân hóa tránh nhiệm hình sự.

+ Phân hóa để bảo vệ các quan hệ xã hội.
- Các giai đoạn của tội phạm bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm

hoàn thành. Cơ sở của việc phân chia này dựa vào: dấu hiệu hành vi, dấu hiệu hậu quả và
tính chất khách thể của tội phạm.
Câu 95: Những đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội và TNHS đối với hành vi chuẩn bị
phạm tội.

- Khái niệm: Sửa soạn, tìm kiếm và tạo các tiền đề để thực hiện tội phạm


Thực tế thể hiện ở: thăm dò địa điểm phạm tội, lên kế hoạch phạm tội, thăm dò làm quen nạn
nhân, loại trừ những trở ngại khách quan,...

Ví dụ: A chọn một địa điểm vắng người qua lại để hẹn B ra đó và chuẩn bị sẵn con dao trong
người nhằm mục đích tước đoạt mạng sống của B

- Đặc điểm hành vị chuẩn bị phạm tội
+ Khách thể tội phạm: chưa bị xâm hại trực tiếp, đặt trong tình trạng bị đe dọa

+ Hành vi chuẩn bị phạm tội: Không phải hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm đó

+ Có thể phải chịu TNHS về tội định phạm

+ Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội thỏa mãn CTTP độc lập nào đó thì chủ thể phải chịu TNHS
về tội phạm độc lập nào đó.

 TNHS: cao nhất là 5 năm tù- phụ thuộc vào quy định của từng điều luật cụ thể.
Câu 96: Những đặc điểm của giai đoạn phạm tội chưa đạt, phân loại hành vi phạm tội chưa

đạt và và TNHS đối với hành vi phạm tội chưa đạt.

Khái niệm: Là TH chưa thực hiện tội phạm đến cùng thì những nguyên nhân khách quan ngoài
ý muốn xảy ra.

Đặc điểm:

+ Khách thể đang bị xâm hại một cách trực tiếp

+ Hành vi thuộc mặt khách quan


+ Chủ thể ln có TNHS

+ Hành vi chưa đáp ứng đầy đủ dấu hiệu mặt khách quan

Phân loại:

- Phạm tội chưa thành: chưa thực hiện hết hành vi mà mình thực hiện
+Hành vi dừng lại, hành vi không thực hiện đến cùng do khách quan

- Phạm tội đã thành: thực hiện hết hành vi dự định
+Hậu quả chưa xảy ra, xảy ra không đúng quy định của mặt khách qaun

TNHS:

- Nếu hình phạt cao nhất mà khung hình phạt là tử hình, tù trung thân thì phạm tội chưa đạt
sẽ không quá 20 năm

- Nếu hình phạt thực hiện hành vi phạm tội chưa đặt cao nhất là khung hình phạt có thời
hạn thì phạm tội chưa đạt sẽ là khơng q ¾

Câu 97: Khái niệm tội phạm hoàn thành, phân biệt tội phạm hoàn thành với tội phạm kết

thúc.

Khái niệm: Là khi thời điểm tội phạm thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu khách quan cấu thành tội
phạm Phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc:

+ Thời điểm hoàn thành của tội phạm là khái niệm pháp lý được quy định trong luật hình sự,
nhằm xác định tính chất nguy hiểm của các loại tội phạm xảy ra trên thực tế.
+ Tội phạm kết thúc không phải là một khái niệm khoa học pháp lý, chỉ tội phạm chấm dứt trên

thực tế, thời điểm kết thúc của tội phạm.

+ Thời điểm kết thúc của tội phạm có thể xảy ra trước, sau thời điểm hồn thành của tội phạm

Câu 98: Khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và những điều kiện của nó.

- Khái niệm: Là TH tự mình quyết tâm khơng thực hiện tội phạm đến cùng
- Điều kiện:

+Chưa thực hiện hết hành vi khách quan (ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội
chưa đạt chưa thành)
+ Lý do chưa thực hiện hết do bản thân chủ thể suy nghĩ quyết định ( nhận thức được
điều kiện khách quan vẫn có thể tiếp tục thực hiện tội phạm mà không bị ngăn cản)
Câu 99: Khái niệm đồng phạm và những dấu hiệu khách quan và chủ quan của đồng phạm.
1. Khái niệm:
- Khi những người phạm tội cùng chung hành động và cùng cố ý thực hiện 1 tội phạm cụ
thể thì sự kiện đó gọi là đồng phạm.
- Điều 17: Đồng phạm là TH có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện 1 tội phạm.
2. Những dấu hiệu của đồng phạm:
a) Khách quan:
- Có sự tham gia của 2 người trở lên vào việc thực hiện 1 tội phạm (đây là dấu hiệu bắt
buộc).
- Có sự cùng chung hành động (hay liên hiệp hành động) của những người tham gia vào
việc thực hiện 1 tội phạm.
b) Chủ quan:
- Có sự cùng cố ý của những người tham gia thực hiện tội phạm (đây là dấu hiệu bắt
buộc):

+ Về lý trí: Nhận thức được rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm
cho xã hội, nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó.


+ Về ý chí: Người đồng phạm vẫn thực hiện hành vi của mình vì mong
muốn có hoạt động phạm tội chung hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Mục đích trong đồng phạm: Đối với những tội phạm có mục đích phạm tội là dấu hiệu
bắt buộc, những người đồng phạm cũng phải có cùng mục đích phạm tội đó
Câu 100: Những loại người đồng phạm.
Dạng 1: Người thực hành gián tiếp: khơng tự mình trực tiếp thực hiện hành vi mà lợi dụng hoặc
sử dụng người khác để người này thực hiện hành vi.
- Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu , chỉ huy việc thực hiện tội phạm
- Người xúi giục: là người kích động, dụ đỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
+Tác động đến ý chí và tư tưởng của người khác gây ảnh hưởng mạnh mẽ về mặt tâm lí
+ Hành vi của người xúi với người bị xúi có mối quan hệ nhân quả
- Người giúp sức: Là người tạo điều kiện về mặt vật chất và tinh thân cho việc thực hiện tội
phạm
Dạng 2:Người thực hành trực tiếp tự mình thực hiện hành vi
Câu 101: Các hình thức đồng phạm
Căn cứ vào dấu hiệu khách quan:
- Đồng phạm giản đơn (những người tham gia đều có vai trị là người thực hành).
- Đồng phạm phức tạp (có sự phân cơng vai trị của những người tham gia).
Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan:
- Đồng phạm khơng có thơng mưu trước: khơng bàn bạc
- Đồng phạm có thơng mưu trước: có bàn bạc
Phạm tội có tổ chức, cấu kết, chặt chẽ, phân cơng, tính tốn, kỹ càng, chu đáo: là hình thức đặc
biệt 1 phương thức tổ chức quy mô chặt chẽ
Câu 102: Vấn đề TNHS trong đồng phạm
Các nguyên tắc xác định TNHS của những người đồng phạm:
- Nguyên tắc tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội
phạm đã thực hiện.
- Nguyên tắc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện
vụ đồng phạm.

- Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm.
Một số vấn đề lien quan đến TNHS của những người đồng phạm:

- Vấn đề chủ thể đặc biệt trong đồng phạm: Chỉ đòi hỏi ở người thực hành có những đặc
điểm đặc biệt đó.

- Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm:
+ Người thực hành thực hiện tôi phạm đến giai đoạn nào, những người

đồng phạm phải chịu TNHS đến giai đoạn đó.
+ Nếu người bị xúi giục không nghe theo lời người xúi giục thì chỉ riêng

người xúi giục chịu TNHS.
+ Nếu người giúp sức giúp người thực hành thực hiện tội phạm thì người

giúp sức phải chịu TNHS.
- Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm: Trong 1 vụ đồng phạm, khi
có sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của 1 hoặc 1 số người thì việc miễn TNHS chỉ đặt
ra đối với người đồng phạm có hành vi nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
* Ghi chú : Về hành vi thái quá của người thực hành, thì những người đồng phạm khơng phải
chịu TNHS về hành vi thái quá ( thái quá: chất và lượng)
Câu 103: Hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm.

- Hành vi che giấu tội phạm: điều 18, BLHS 2015:
” Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người
phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử
lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường
hợp mà Bộ luật này quy định.
Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của
người phạm tội khơng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ

trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy
định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Đặc điểm của tội này thể hiện ở:

+ Không hứa hẹn trước

+ Sau khi biết tội phạm (đã kết thúc) đã giúp sức che giấu người phạm tội, tang vật hoặc có
hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội

+ Hình thức phạm tội: hành động phạm tội

-Hành vi không tố giác tội phạm: điều 19, BLHS 2015

“Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện
mà khơng tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội khơng tố giác tội phạm trong những
trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người
phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không
tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều
389 của Bộ luật này.”
Đặc điểm thể hiện ở:

+ Biết tội phạm đang chuẩn bị, đang được thực hiện, đã thực hiện nhưng khơng tố giác

+ Hình thức: khơng hành động phạm tội

Câu 104: Khái niệm loại trừ TNHS.
- Loại trừ TNHS là trường hợp những hành vi gây thiệt hại khách quan về hình sự nhưng


khơng bị coi là tội phạm do khơng thỏa mãn yếu tố lỗi và được quy định trong LHS.
- Đặc điểm:
+ Hành vi gây ra hậu quả khách quan về hình sự.
+ Không thỏa mãn dấu hiệu lỗi.
+ Được quy định trong LHS.
+ Người thực hiện hành vi gây ra hậu quả khách quan về hình sự khơng
bị truy cứu TNHS bằng bản án của Tòa hoặc một biện pháp tác động có tính cưỡng chế
hình sự.

Câu 105: Khái niệm và các điều kiện của phòng vệ chính đáng với tư cách là mợt trong
những trường hợp loại trừ TNHS.

- Khái niệm: khoản 1, điều 22: “Phịng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền
hoặc lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ
chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”

- Điều kiện:

- Hành vi phịng vệ chống trả lại hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi phạm tội. Hành vi
tấn cơn xâm hại lợi ích hợp pháp làm cơ sở phát sinh quyền PVCĐ ( Phải có hành vi tấn cơng
thì mới được phịng vệ)

- Hành vi tấn công phải đang diễn ra trong thực tế, một cách thật sự (đang thực hiện hành vi
phạm tội)

- Hành vi phòng vệ phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi tấn cơng chứ khơng gây thiệt
hại cho người khác

- Giữa hành vi tấn công và phịng vệ phải có sự tương xứng: Để đánh giá sự tương xứng


+ tính chất khách thể bị xâm hại

+ tính chất hành vi tấn công

+ lực lượng tấn công

+ cường độ tấn cơng

+ thời gian, địa điểm, hồn cảnh xảy ra …

Câu 106: Khái niệm và các điều kiện của tình thế cấp thiết với tư cách là một trong những
trường hợp loại trừ TNHS.
- Khái niệm: điều 23, BLHS 2015 sửa đổi: “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn
tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà
nước, của cơ quan, tổ chức mà khơng cịn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt
hại cần ngăn ngừa”

- Điều kiện:

+ Sự nguy hiểm đang thực tế diễn ra, đe dọa lợi ích hợp pháp. Nguồn gây ra sự nguy hiểm đó
thuộc về tự nhiên, súc vật, hành động của con người.

+ Việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp này (lợi ích thứ 3) là cách duy nhất, tốt nhất để bảo
vệ lợi ích hợp pháp khác.

+ Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần khắc phục

Câu 107: Khái niệm và các điều kiện của gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội với
tư cách là một trong những trường hợp loại trừ TNHS.


- Khái niệm: điều 24, BLHS: Trong khi làm nhiệm vụ bắt giữ tội phạm, người bắt giư gây thiệt
hại cho một lợi ích hợp pháp

- Điều kiện:+ Hành vi của người bắt giữ người phạm tội là khơng cịn cách nào khác, buộc phải
sử dụng vũ lực

+ Gây thiệt hại do dùng vũ lực phải không vượt quá mức cần thiết

Câu 108: Khái niệm và các điều kiện của rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến
bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ với tư cách là một trong những trường hợp loại trừ
TNHS.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học dễ gây rủi ro

- Điều kiện:Việc nghiên cứu, thử nghiệm đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy
đủ các biện pháp phòng ngừa.


×