Tải bản đầy đủ (.pptx) (44 trang)

Bai 6 viet bai van thuyet minh thuat lai mot su kien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.66 KB, 44 trang )

VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH
THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ BÀI VĂN THUYẾT MINH
THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN
1. Thuyết minh là gì ?
Thuyết minh là phương thức giới thiệu tri thức (kiến thức)
khách quan, xác thực, hữu ích về đặc điểm, tính chất,
nguyên nhân… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên,
xã hội.

2. Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện:
- Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện
và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp.
- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh
(không gian và thời gian).
- Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một
trình tự hợp lí.
- Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được
sự chú ý của người đọc.
- Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.

3. Phân tích bài viết tham khảo
Văn bản “Hội chợ xuân ở trường em”
-HS đọc bài văn.
? Bài viết thuật một sự kiện gì.
+ Thuật lại sự kiện: Hội chợ xuân ở trường.

Lập dàn ý:

Lập dàn ý



Ngôi tường thuật: Bối cảnh: không Tiến trình Nhận xét, cảm
thứ nhất gian, thời gian nghĩ về sự kiện
chợ xuân

Yêu cầu của bài thuyết minh:
-Vì sao em biết văn bản này được kể ở ngôi thứ nhất ?
+ Người thuyết minh xưng “tôi”: trường tôi, tôi được tham
gia, tôi được thấy lần đầu tiên…
- Phần mở bài của bài viết giới thiệu những gì ?
+Giới thiệu về sự kiện: không gian (trong sân trường),
thời gian (sắp đến Tết), mục đích tổ chức hội chợ xn
(chuẩn bị chào đón năm mới).

-Phần thân bài của bài viết trình bày những gì ?
+Diễn biến của sự kiện: tồn bộ q trình diễn ra hội chợ
xuân từ việc chuẩn bị đến ngày diễn ra hội chợ, các hoạt
động được tổ chức: khai mạc, hoạt động văn nghệ, mua
bán các mặt hàng, vui chơi…
-Bài viết tường thuật theo trình tự nào ?
+ Trình tự thời gian: 8 giờ sáng, sau, liền sau đó, 6 giờ
chiều.
+ Trình tự nguyên nhân – kết quả: Chuẩn bị -> khai mạc -
>diễn biến -> kết thúc.

- Phần kết bài của bài viết nêu lên điều gì ?
+Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.
- Từ ngữ nào thể hiện nhận xét đánh giá của người viết
trước sự kiện được tường thuật.
+ Từ ngữ thể hiện nhận xét đánh giá của người viết: ấn

tượng rất sâu sắc; nó cho tơi cảm nhận được sự đầm ấm,
yên vui; sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ.

II. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài (sự kiện):
-Sự kiện mà em được tham gia, chứng kiến hoặc tìm hiểu, quan
sát được qua các phương tiện thơng tin.
-Ví dụ:
+ Hội chợ sách.
+ Hội chợ hoa xuân ở thành phố, làng quê của em.
+ Lễ hội dân gian (hội Đền Hùng, hội Gióng, hội làng,...).
+ Hội khỏe Phù Đổng ở trường hoặc địa phương em.

+ Lễ khai giảng năm học mới.
+ Văn nghệ ủng hộ trẻ em khuyết tật.
+ Hội trại.
+Hội thi đố vui để học.
+Ngày hội Trung thu (ở xóm em, trường em…).
b.Tìm ý (SGK)

Sự kiện gì?

Mục đích của việc tổ chức sự kiện là
gì?
Sự kiện xảy ra khi nào? Ở đâu?

Những ai đã tham gia vào sự kiện? Họ
đã nói và làm gì?
Sự kiện diễn ra theo trình tự thế nào?


Ấn tượng, cảm nghĩ của em hoặc của
những người tham gia sự kiện là gì?

c.Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích
tổ chức sự kiện).
- Thân bài: Tóm tắt diễn biến sự kiện theo trình tự thời gian.
+ Nhân vật tham gia sự kiện.
+ Các hoạt động chính của sự kiện; đặc điểm, diễn biến của
từng hoạt động.
+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.

2. Viết bài (SGK)
3. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết (SGK)

VỀ NHÀ:
Viết một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện mà
em được tham gia, chứng kiến hoặc tìm hiểu, quan sát
được qua các phương tiện thông tin.
Lưu ý: Lập dàn ý trước khi viết.

Đề: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh
hoạt văn hóa): Một lễ hội dân gian.

DÀN Ý
I.MỞ BÀI
Giới thiệu về lễ hội:
- Đất nước ta là đất nước có nền văn hố lâu đời, nét đẹp văn hố đó được

thể hiện qua các lễ hội của dân tộc.
- Ở mỗi một vùng miền, một địa phương lại có những lễ hội khác nhau để
thể hiện những nét tín ngưỡng riêng.
- Một trong những lễ hội để lại trong em nhiều ấn tượng chính là lễ chọi
trâu ở Đồ Sơn- quê em. Theo em được biết thì lễ hội này được tổ chức để
cầu mong bình an, thịnh vượng và cuộc sống hạnh phúc cho người dân ở
địa phương.

II.THÂN BÀI
1.Giới thiệu thời gian tổ chức lễ hội:
- Lễ hội được tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Nó thu hút sự tham
gia của nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc và được xem là một trong
những hoạt động văn hoá đặc sắc của người dân nơi đây.
- Vào năm 2013, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã được xếp vào một trong những
Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

2.Nguồn gốc:
Theo truyền thuyết, vào thế kỉ XIX, có người dân đi qua đền thờ của
Tước Điểm Đại Vương thì đã được tận mắt chứng kiến cảnh hai chú trâu
đang húc nhau, tuy nhiên khi có một tiếng người thì chúng lại đi xuống
biển, người dân cho rằng hai con trâu này chính là con vật cưỡi của các vị
thần. Chính vì vậy, vào ngày 9.8 âm lịch hàng năm người dân ở đây đã tổ
chức lễ hội để tế thần.

3.Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
- Trâu được chọn để tham gia lễ hội được người dân chọn lựa từ một năm

trước.
- Chú trâu đạt tiêu chuẩn là những chú trâu đực khoẻ, ngực nở, lưng rộng,


sừng màu đen bóng,...
- Về trường dùng để thi đấu thì cần sử dụng một khu đất rộng rãi, xung

quanh là khán đài, chỗ ngồi để cho khán giả xem

4.Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian (thơng thường sẽ có hai
phần: phần lễ và phần hội)
- Phần lễ được tổ chức vào ngày mùng 1 đầu tháng.
- Vào ngày 9/8 âm lịch thì hội chọi trâu chính thức bắt đầu, các ông trâu được rước

bằng kiệu, cờ ngữ sắc, tiếng trống linh đình. Những người rước trâu ăn mặc lịch sự
- Khi trâu được đưa vào trong đấu trường thì chúng sẽ đứng đúng vị trí đã được sắp

xếp sẵn, tiếng loa, tiếng trống nổi lên để cổ vũ tinh thần chúng, đi kèm với đó là
nghi thức múa cờ do 24 thanh niên tiến hành
- Kết thúc múa cờ, các ông trâu được dẫn vào vị trí và cách nhau khoảng 20m,
những người chủ trâu sẽ rút những vật giữ trâu để trâu lao vào chiến đấu.
- Sau trận đấu, ông trâu nào giành chiến thắng sẽ được đưa về đình bằng nghi lễ rất
trang nghiêm.
- Đến ngày 10/ 8 tất cả số trâu sẽ đem ra giết thịt để tế thần và khao cả làng.
- Lễ hội kéo dài đến 16/ 8 thì kết thúc bởi lễ tống thần.

5.Ý nghĩa của lễ hội
- Lễ hội là cơ hội để người dân ghi nhớ công ơn của các vị thần.
- Đồng thời, lễ hội cũng thể hiện tình đồn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các

làng, các xã.
III.KẾT BÀI
Khẳng định lại ý nghĩa của lễ hội


- Chọi trâu là một trong những lễ hội đặc sắc, mang ý nghĩa văn hoá to lớn
- Thể hiện được nét đẹp trong phong tục của người dân miền biển trog lao

động và sản xuất.


×