Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Tiểu luận xã hội học truyền thông đại chúng thông điệp giãn cách xã hội và thực trạng tiếp nhận thông tin của thanh niên trên mạng xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.25 KB, 46 trang )

TIỂU LUẬN

XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

THÔNG ĐIỆP GIÃN CÁCH XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN THÔNG
TIN CỦA THANH NIÊN TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY

MỤC LỤC

PHẦN A: ĐỀ CƯƠNG CHUNG CỦA NHÓM 1

Nhóm sinh viên 1

1. Lý do lựa chọn đề tài 1

2. Tổng quan nghiên cứu 2

3. Mục đích nghiên cứu 7

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 7

5. Khung lý thuyết 8

6. Phương pháp nghiên cứu 8

7. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 9

8. Bảng hỏi 13

PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO CÁ NHÂN 18


MỞ ĐẦU 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG

TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA THANH NIÊN TRÊN MẠNG XÃ HỘI 23

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 26

2.1. Một số khái niệm - công cụ tiếp cận nghiên cứu của đề tài 26

2.2. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu luận án 27

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN 31

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 31

3.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh niên 32

3.3. Mục đích sử dụng mạng xã hội 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 38

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN VỀ COVID-19 TRÊN

MXH CỦA THANH NIÊN 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nghiên cứu này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hệ thống thư viện
hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận tiện cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Đặc biệt em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - PGS.
Ths Hương Trà đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng vào
nghiên cứu này. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như còn hạn chế về kiến
thức, trong nghiên cứu chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cơ để nghiên cứu được hồn thiện và
chỉn chu hơn.
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân. Các số liệu
nghiên cứu được thu nhập khách quan, toàn bộ kết quả nghiên cứu trong luận án là trung
thực, qua nghiên cứu khảo sát tại địa phương chọn mẫu nghiên cứu, có nguồn gốc rõ ràng
và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Lời cuối cùng, em một lần nữa xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và Cô ths….

Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Thu

PHẦN A: ĐỀ CƯƠNG CHUNG CỦA NHÓM

Thực trạng tiếp nhận thông tin về COVID-19 trên mạng xã hội của thanh niên hiện
nay

Nhóm sinh viên 5. Vũ Đức Huy
6. Trần Thu Hằng
1. Đặng Vân Trang 7. Trần Khánh Huyền
2. Đào Thị Diệu Linh 8. Nguyễn Ngọc Thu
3. Dương Thị Trà Giang

4. Phạm Minh Khoa

1. Lý do lựa chọn đề tài

Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến những thiệt hại vô cùng lớn đối với cuộc sống của
con người trên thế giới, tạo ra một thách thức chưa từng có tiền lệ đối với hệ thống y tế
công cộng, lương thực và việc làm trên toàn thế giới. COVID-19 đang làm tổn hại đến nền
kinh tế và xã hội trên quy mô tồn cầu: mười triệu người đang có nguy cơ rơi vào tình
trạng nghèo đói cực độ; cùng với đó, số người thiếu lương thực ước tính tháng 10/2020 vào
khoảng 690 triệu người và có thể lên đến 132 triệu người vào cuối năm.

Trong bối cảnh của dịch COVID-19 với sự quá tải của hệ thống y tế công cộng, các
lệnh giãn cách kéo dài, các quy định hạn chế đi lại được ban hành; vậy nên công chúng cần
tiếp cận liên tục và chính xác về các thơng tin liên quan đến dịch bệnh. Do đó, mạng xã hội
(MXH) được xem như một nền tảng nhanh chóng và hiệu quả trong việc tìm kiếm, chia sẻ
thơng tin về sức khoẻ đến với công chúng. MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp
tin tức, cho phép người dùng kết nối và truyền tải một dung lượng thông tin khổng lồ, vô
hạn định và với tốc độ siêu nhanh. Nó có vai trò quan trọng và chi phối mạnh mẽ đến đời
sống con người, tác động đến nhiều tầng lớp trong xã hội. Với diễn biến phức tạp của dịch
COVID-19, MXH cung cấp kiến thức về tất cả các khía cạnh của đại dịch cho con người.
Chỉ với một vài thao tác đơn giản, người dùng sẽ luôn chủ động cập nhật những thông tin
kịp thời về dịch bệnh, vấn đề mà mình quan tâm qua đa kênh với đa dạng các phương tiện
truyền thơng; đồng thời, họ cũng có khả năng tương tác tạo dư luận xã hội và có quyền đưa
ra ý kiến để đánh giá thơng tin. Qua đó giúp họ có thể nắm bắt được các tình hình biến

1

động của xã hội nhằm phục vụ và ứng phó trước những nguy cơ mà dịch bệnh gây ra cho
cuộc sống con người.


Tuy nhiên, chính vì sự phát triển mở, đa chiều của MXH mà có rất nhiều thơng tin
về sức khỏe, bệnh tật mang tính trái chiều, thậm chí là tiêu cực và sai lệch gây hoang mang
cho công chúng. Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh phức tạp như hiện nay, thanh niên có thể
dễ dàng bị dẫn dắt bởi các nguồn thông tin sai sự thật về đường lối chống dịch của Đảng và
Nhà nước, các thông tin phản khoa học về COVID-19,... Do đó, việc tiếp cận và giải mã
đúng các thông tin về COVID-19 của thanh niên là một vấn đề cần quan tâm.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề
tài nghiên cứu “Thực trạng tiếp nhận thông tin về COVID-19 trên mạng xã hội của
thanh niên hiện nay” nhằm tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn của thanh niên về
nguồn thơng tin COVID-19 trên MXH; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất
lượng thông tin về COVID-19 trên khơng gian mạng nói chung và các trang MXH nói
riêng trong thời gian tới.

2. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Những nghiên cứu về tiếp cận phương tiện truyền thông mới
Thế kỷ XX ghi nhận sự thay đổi nhanh chóng và tồn diện của các phương tiện

truyền thơng (PTTT), song hành với PTTT truyền thống cịn có sự xuất hiện của PTTT
mới. Nó “phá bỏ” những rào cản mà phương tiện truyền thống không thể đem đến cho
công chúng, cũng như kéo theo hàng loạt sự đổi thay trên mọi lĩnh vực đời sống, điềm đầu
tiên nhắc đến là sự tiếp nhận của cơng chúng đối với một hình thức mới mẻ.

Được công bố trên Thông tin Khoa học xã hội năm 2008, tác giả Bùi Hồi Sơn có
riêng một bài viết về loại hình trên - “Phương tiện truyền thơng mới và những thay đổi văn
hố - xã hội ở Việt Nam”. Ông cho biết PTTT mới tiêu biểu là điện thoại di động và
internet đã nhanh chóng trở nên phổ biến và ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống xã hội Việt
Nam từ những năm cuối thế kỷ 20. Tác giả nhận định, thị trường thông tin di động ở Việt
Nam sẽ tiếp tục bùng nổ và đạt khoảng 40% dân số sử dụng dịch vụ vào năm 2020 trong

bối cảnh cạnh tranh quyết liệt của rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
Thông qua một vài quan điểm lý thuyết, tác giả nêu lên những ảnh hưởng của PTTT mới:
(1) với quá trình cá nhân hố, đề cao cá nhân hơn duy trì trật tự tập thể, “là thời đại của các
cá nhân”; (2) giúp loại bỏ đa số “vịng xốy của sự im lặng” tồn tại khi con người trước kia
luôn giữ im lặng vì cảm thấy quan điểm của mình là thiểu số ; (3) sự ra đời của một không

2

gian và thế giới số và ảo - yếu tố ảnh hưởng tích cực/ tiêu cực quan trọng nhất đến người
sử dụng PTTT mới; (4) làm cho thế giới trở thành “khơng biên giới”. Ngồi ra, bài viết
phân tích 12 sự thay đổi cơ bản về văn hoá - xã hội ở Việt Nam dưới tác động của các
PTTT mới như thay đổi trong giao tiếp cá nhân và xã hội; “cái tôi” gia tăng; thay đổi
không gian xã hội và cá nhân; thay đổi của giải trí; dân chủ hóa đời sống xã hội; hỗn loạn
thơng tin, hình thành tiêu văn hóa;... Với những dự báo cụ thể trên, bài viết đã trình bày
một “bức tranh” tổng quát về những đặc trưng của PTTT mới, nhóm nghiên cứu cần quan
tâm nhiều đến những sự thay đổi xã hội dưới ảnh hưởng của PTTT mới, hay cụ thể là
MXH.

Báo cáo “Sự tiếp cận phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng Việt
Nam” của Tiến sĩ Lưu Hồng Minh năm 2009 nghiên cứu tại 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Đồng
Tháp có chỉ ra việc sử dụng truyền thơng mới – Internet tại 3 tỉnh thành này cịn có nhiều
hạn chế. Nghiên cứu tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái cho thấy người dân ở khu vực đơ thị có
tỷ lệ biết đến Internet cao hơn hẳn so với vùng nông thôn với tỷ lệ tương ứng ở 2 khu vực
81% và 37%. Hay ở Đồng Tháp cũng chỉ ra rằng việc tiếp cận với những phương tiện hiện
đại ở người dân đô thị cao hơn so với người dân nơng thơn. Trình độ học vấn của người
dân tại n Bái và Lào Cai có tác động tới việc biết đến Internet: những người chưa bao
giờ đi học có tỷ lệ biết về Internet ít nhất cịn những người có trình độ cao đẳng, đại học trở
lên thì tỷ lệ này cao nhất với 90.4%, những người có trình độ học vấn cao có xu hướng biết
về sự có mặt của loại hình dịch vụ này tại địa phương nhiều hơn. Nhóm thanh niên trẻ ở 2
tỉnh thành này là nhóm tuổi có mức độ nghe nói về Internet nhiều nhất và nhóm học

sinh/sinh viên có tỷ lệ sử dụng Internet cao hơn cả so với các nhóm nghề khác. Internet cịn
khá xa lạ đối với người dân nơng thơn vùng Yên Bái, Lào Cai bất chấp mọi sự cố gắng của
Đảng và Nhà nước là đưa dịch vụ Internet về từng xã của cả nước. Đây là một nghiên cứu
có tính đại diện cơng chúng Việt Nam mơ tả PTTT mới còn hạn chế như thế nào trong
những năm đầu của thế kỷ XXI, đặc biệt cần lưu ý tới những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến
sự tiếp cận thông tin của công chúng.

Bên cạnh Internet, điện thoại di động cũng là 1 loại hình của PTTT mới và trong
nghiên cứu “Hành vi tiếp nhận thơng tin báo chí trên điện thoại di động của công chúng
thanh niên đô thị thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước hiện nay” năm 2013, tác giả
Hoàng Thị Thu Hằng đã thực nghiệm ban đầu về hành vi tiếp nhận thông tin báo chí trên
điện thoại di động ở cấp độ địa phương. Phân tích những số liệu thu được, tác giả đã rút ra
những kết luận: (1) tiếp nhận thông tin báo chí trên điện thoại di động là hành vi xã hội
mang tính định hướng thích nghi với văn hóa thị giác của thời đại cơng nghệ truyền thơng

3

số; (2) tính năng đa phương tiện, cá nhân hóa và di động là 3 yếu tố thúc đẩy công chúng
quan tâm, gắn bó với hình thức tiếp nhận thơng tin mới này; (3) điện thoại di động là một
phương tiện tiếp nhận bổ sung và thích hợp với một số nhóm cơng chúng nhất định. Điện
thoại di động khơng phải là hình thức tiếp nhận thơng tin phù hợp và đáp ứng được nhu
cầu của mọi đối tượng công chúng nhưng nó phổ biến hơn ở nhóm cơng chúng trẻ, có trình
độ học vấn và ln ln kết nối mạng internet, có sở thích tiếp nhận thơng tin báo chí một
cách độc lập, có khả năng tiếp nhận thơng tin rất nhanh so với các nhóm cơng chúng khác.
Những kết quả thu được góp phần đo lường mức độ, phạm vi ảnh hưởng của truyền thông
kỹ thuật số ngày càng gia tăng, nổi bật ở giới trẻ - nâng cao tính cấp thiết khi lựa chọn đề
tài nghiên cứu nhóm thanh thiếu niên.

Cụ thể nhóm thanh niên, có luận văn “Hành vi đọc báo mạng điện tử trên điện thoại
di động của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay của Nguyễn

Thị Ngọc Huế năm 2017 đã nghiên cứu sinh viên sử dụng điện thoại di động như thế nào
trong việc đọc báo mạng điện tử, các yếu tố tác động và nhu cầu của sinh viên đối với vấn
đề đó hiện nay ra sao. ½ số sinh viên được khảo sát rất thường xuyên sử dụng điện thoại để
truy cập Internet (trên 8 lần/tuần) và khoảng 40% sinh viên thường xuyên sử dụng điện
thoại để truy cập Internet (3-7 lần/tuần). Về mục đích và phương thức sử dụng điện thoại
để truy cập Internet của sinh viên, chủ yếu sử dụng điện thoại nhằm giải trí hoặc tham gia
mạng xã hội, hoặc liên lạc với tỷ lệ trên 50%. Ngồi ra, sinh viên có xu hướng thích đọc
báo mạng điện tử 49.1% hơn là đọc báo in phiên bản di động 16.4%. Có khoảng 69.8%
sinh viên đọc báo qua các đường link liên kết trên các mạng xã hội. Đây là cách thức cho
phép cơng chúng có thể cập nhật tin tức nhanh, có thể cá nhân hóa và trao đổi thơng tin.

2.2. Những nghiên cứu về sự tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội
Những nghiên cứu về sự tiếp nhận PTTT mới đã phần nào chỉ ra sự phát triển và

gắn bó nhất định của công chúng với cách truyền thông này, cụ thể ở nhóm thanh niên,
giới trẻ được nhận định là nhóm cơng chúng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các PTTT mới.
Trong số đó, MXH đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ có internet, điện thoại di động,...
để kết nối và là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài liên quan đến tiếp nhận thông tin.

Nghiên cứu “Thực trạng sử dụng mạng xã hội trực tuyến và một số gợi ý về chính
sách” của nhóm tác giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố năm 2015
đã tiến hành khảo sát 500 thanh niên độ tuổi từ 16 đến 35 có sử dụng MXH tại thành phố
Hà Nội và tỉnh Nam Định chỉ ra thực trạng sử dụng MXH. Theo đó, Facebook là MXH
được sử dụng nhiều nhất với 98,2% người dùng, 23,1% người khảo sát sử dụng ít nhất 2

4

MXH, cùng với đó nơi sử dụng MXH thường xuyên nhất là ở nhà và 76,4% người được
hỏi truy cập MXH hàng ngày. Mục đích của việc truy cập các trang MXH rất đa dạng, đa
chiều, từ việc vào MXH để gặp gỡ trao đổi thông tin với bạn bè đến chia sẻ thơng tin với

người thân, bình luận các vấn đề xã hội, thậm chí là để quản lý theo dõi thành viên trong
mạng lưới. Người ta vào MXH với những mục đích khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là cập
nhật thông tin về đời sống của bạn bè (70,6%) và chia sẻ thông tin của bản thân với mọi
người (36,2%). Từ đó nhóm tác giả cũng phân tích và rút ra được những tác động của
MXH đến đời sống giới trẻ: thúc đẩy các hoạt động kinh tế diễn ra linh hoạt và năng động
hơn, thiết lập các mạng lưới xã hội, tương tác với bạn bè, người thân, tiếp nhận khối lượng
thông tin khổng lồ một cách nhanh chóng.

“Mạng xã hội trực tuyến của giới trẻ đô thị hiện nay” của tác giả Trịnh Hịa Bình và
Lê Thế Lĩnh trên tạp chí Xã hội học năm 2015 đã làm rõ thực trạng mạng lưới quan hệ xã
hội trên MXH, sự tương tác và những biến đổi trong liên kết xã hội dưới tác động của
MXH. Kết quả cho thấy cơ cấu các nhóm/hội mà giới trẻ tham gia: tham gia nhiều nhất là
nhóm bạn bè cùng lớp/cùng trường (88,3%); tiếp đến là các nhóm bạn bè cùng sở thích du
lịch, giải trí (57,7%)...; đáng chú ý là với việc khơng hạn chế số lượng nhóm/hội, giới trẻ
đã xây dựng thêm những nhóm nhỏ, nhóm phụ để thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích của
mình. Khơng dừng lại ở các giao tiếp tương tác trên MXH, các thành viêm của nhóm/hội
cịn có sự tương tác, gặp gỡ nhau ngoài đời. Từ những liên kết trên MXH đã xuất hiện
ngày càng nhiều những tương tác ngoài đời sống thực. Điều này cho thấy MXH là một loại
“cầu nối” cho những kiểu liên kết và tương tác thực, đa dạng trong giới trẻ. MXH đã giúp
giới trẻ hình thành một mạng lưới quan hệ xã hội để tương tác, trao đổi. Tuy nhiên, sự tin
tưởng trên MXH vẫn chủ yếu tập trung ở những quan hệ bắt đầu từ việc đã quen biết hoặc
đã gặp gỡ nhau ở ngoài đời sống thực, giới trẻ chưa đặt nhiều niềm tin vào bạn bè mới
quen biết trên mạng.

Theo nghiên cứu “Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc khai thác và sử dụng
thông tin trên mạng xã hội của sinh viên Hà Nội hiện nay” năm 2017, kết quả có 100%
sinh viên sử dụng MXH. Đặc biệt, ngày càng có nhiều người sử dụng nhiều trang MXH
hơn là chỉ dùng một trang. Một số chủ đề chính mà sinh viên quan tâm trên MXH: giải trí
là chủ đề thu hút được sự quan tâm nhiều nhất, còn các chủ đề về khoa học, đời sống,
thông tin thời sự và thời trang mỹ phẩm chiếm tỷ lệ ít hơn. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát

cũng cho thấy sinh viên sử dụng MXH với nhiều mục đích khác nhau, các mục đích này
được xếp từ cao đến thấp, giải trí đứng thứ nhất chiếm 75.6%, tiếp đến là các mục đích như
kết nối bạn bè, học tập, tìm kiếm thơng tin, bn bán kinh doanh. Điều đáng nói ở đây, tỷ

5

lệ sinh viên sử dụng MXH để tiếp cận thông tin thay vì sử dụng các phương tiện truyền
thơng đại chúng khá lớn. Đối với các thông tin về văn hóa, thể thao, xã hội, tỷ lệ tiếp cận
bằng MXH xấp xỉ so với các phương tiện truyền thông đại chúng (48% sử dụng MXH và
khoảng 52% sử dụng phương tiện TTĐC).

Hay một đề tài “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh
viên Học viện Báo chí và Tun ” của Vũ Thu Quỳnh, 2019 có kết quả tương đồng về mức
độ sử dụng MXH và tiếp nhận thông tin thời sự, xã hội. 100% sinh viên HVBCTT đang sử
dụng MXH Facebook và được sinh viên sử dụng nhiều nhất. Mục đích chính khi sử dụng
MXH của sinh viên ngồi mục đích giao lưu bạn bè, phục vụ học tập, giải trí, chia sẻ thơng
tin cá nhân, mua hàng online,… thì có đến 49% sinh viên sử dụng để cập nhật thông tin
thời sự xã hội.

Liên quan đến thông tin về dịch bệnh COVID-19, mới đây nhất bài viết “Văn minh
đơ thị Việt Nam nhìn từ thái độ, hành vi ứng xử của người sử dụng mạng xã hội trước
những thông tin liên quan đến Covid-19” năm 2020 của nhóm tác giả Lê Hồng Việt Lâm
và Nguyễn Phước Thạnh đã có tìm hiểu thái độ, hành vi ứng xử của người sử dụng mạng
xã hội Việt Nam trước các thông tin liên quan dịch COVID-19. Cụ thể, 94,8% những
người sử dụng MXH đều quan tâm đến thông tin liên đến dịch COVID-19 và đa số cho
rằng Facebook là MXH cung cấp những thơng tin khơng chính xác nhất liên quan đến
COVID-19 (64%) còn Zalo cung cấp những thơng tin chính xác về vấn đề này (48,1%).
Bên cạnh đó, có đến 24,2% và 42,2% người dùng thường xuyên và thỉnh thoảng nhận được
các thơng tin khơng chính xác liên quan. Người sử dụng MXH cho rằng các hành vi đăng
tải trên MXH như cung cấp thông tin không chính xác liên quan đến COVID-19 của các cơ

quan báo chí khơng có uy tín gây ảnh hưởng tiêu cực, gây tâm lý hoang mang lo lắng cho
người sử dụng MXH. Kết quả của đề tài chỉ ra, dù có thái độ khơng đồng tình (67%) đối
với những thơng tin khơng chính xác liên quan đến COVID-19 trên MXH nhưng họ lại thờ
ơ với vấn đề này khi có rất ít người hoặc không bao giờ chia sẻ về trang cá nhân kèm thơng
tin đính chính hay khơng lên tiếng với cơ quan chức năng để xử lý các trường hợp vi
phạm. Thậm chí về việc trao đổi các thơng tin chính xác liên quan đến COVID-19, chỉ có
khoảng ⅓ thỉnh thoảng và thường xuyên trao đổi với bạn bè và có đến trên 22% khơng bao
giờ chia sẻ với bạn. Lý do chính người sử dụng MXH đưa ra là sợ bị ném đá, bị trả thù,
ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc nên hành vi của họ mang hướng tiêu cực đối với
vấn đề này.

Phải khẳng định, MXH đã đem đến không gian cho công chúng tiếp nhận thơng tin
nhanh chóng, di động và vơ cùng tiện lợi. Nhóm cơng chúng được thường xun nghiên

6

cứu trong lĩnh vực PTTT mới thường là thanh thiếu niên, sinh viên có cơ hội được tiếp xúc
sớm, sử dụng linh hoạt với nhiều mục đích khác nhau, từ giải trí cho đến theo dõi thơng tin
đời sống, đặc biệt các nghiên cứu đã phần nào chỉ ra nền tảng MXH đang dần xâm chiếm
thị phần của PTTT truyền thống khi có số lượng người sử dụng để cập nhật thông tin thời
sự không chênh lệch quá lớn, đặc biệt là giới trẻ - một thế hệ di động cả về thời gian và
không gian. Cùng với thực trạng dịch bệnh gia tăng nguy hiểm, việc tiếp nhận thông tin
liên quan là vấn đề thường trực ở mọi lứa tuổi, vì vậy nhóm tác giả cần gắn liền thực trạng
sử dụng MXH để phân tích thanh niên hiện nay trên không gian mạng, đọc xem nghe hay
trao đổi, chia sẻ thơng tin về COVID-19 như thế nào, từ đó đánh giá về chất lượng thông
tin cần thiết. Nghiên cứu “Thực trạng tiếp nhận thông tin về COVID-19 trên mạng xã hội
của thanh niên hiện nay” tiếp tục đóng góp minh chứng vào lĩnh vực nghiên cứu về truyền
thông đại chúng, về cơng chúng trong q trình tiếp nhận thơng tin có liên quan tới vấn đề
cấp thiết hiện nay.


3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng tiếp nhận thơng tin về COVID-19 trên mạng xã hội của thanh

niên hiện nay, phân tích các yếu tố xã hội của thanh niên ảnh hưởng đến sự tiếp nhận trên,
từ đó đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các thông tin về COVID-19 tới
thanh niên và góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách/ cơ quan truyền thơng quan
tâm đến vấn đề truyền thơng về COVID-19 tích cực, hiệu quả trên không gian mạng hiện
nay.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tiếp nhận thông tin về COVID-19 trên mạng xã hội của thanh niên
4.2. Khách thể nghiên cứu
Thanh niên Việt Nam trong độ tuổi từ 16 - 30 tuổi
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: 5 trang mạng xã hội gồm Facebook, Instagram, Youtube, Zalo,
Tiktok
Phạm vi thời gian: Tháng 9/2021 - 12/2021

7

5. Khung lý thuyết

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Thu thập và tổng quan các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học của tập thể
và cá nhân, các tài liệu, báo cáo về nhu cầu tìm kiếm thơng tin trên các trang mạng xã hội;
các yếu tố tác động đến nhu cầu tìm kiếm thơng tin để làm cơ sở bổ sung cho đề tài.
6.2. Phương pháp Anket


8

Đây là phương pháp cơ bản thu thập thông tin bằng cách sử dụng bảng hỏi, tiến
hành trưng cầu ý kiến rộng rãi của thanh niên về vấn đề nghiên cứu.

Bảng hỏi được tiến hành khảo sát online qua các trang mạng xã hội và sử dụng
công cụ hỗ trợ là Google Forms với tổng mẫu điều tra là 244 mẫu.

Các thông tin thu thập được từ khách thể sẽ giúp nhóm rút ra được thực trạng và
nhu cầu tìm kiếm thơng tin về COVID-19 trên mạng xã hội hiện nay.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu nhằm giải thích, bổ sung và khẳng định một số
thơng tin có chiều sâu về đánh giá cũng như hành vi tiếp nhận của thanh niên đối với các
thông tin về COVID-19 trên các trang mạng xã hội. Tổng số mẫu phỏng vấn sâu là 12 mẫu.
6.4. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu định lượng SPSS
20. Thơng tin định tính được xử lý thủ cơng vì số lượng mẫu ít.
6.5. Q trình thu thập thơng tin

Với dữ liệu định lượng: các thành viên tự tìm kiếm kênh thơng tin có khách thể phù
hợp. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên việc tiếp cận mẫu nghiên
cứu gặp khó khăn nên đã chuyển sang hình thức gửi bảng hỏi bằng Google Forms. Cá nhân
gửi link bảng hỏi qua các nền tảng MXH khác nhau và tin nhắn trực tiếp nhưng khơng phải
ai cũng nhiệt tình trả lời.

Với dữ liệu định tính: Trong q trình thu thập thơng tin định lượng, mỗi thành
viên sẽ lựa chọn 1-2 người phù hợp để tiến hành phỏng vấn sâu và đáp ứng yêu cầu là ghi

âm lại phỏng vấn với sự chấp thuận của NTL, đảm bảo yếu tố khuyết danh, tập trung vào
các yếu tố được nêu trên, người phỏng vấn nắm rõ bảng hướng dẫn, khai thác cả thông tin
mà bảng hỏi chưa đề cập.
Phỏng vấn sâu nhóm khơng thể thực hiện phỏng vấn trực tiếp mà đã chuyển qua hình thức
phỏng vấn online qua các ứng dụng có thể video call và chỉ có thể vận dụng các mối quan
hệ phù hợp với khách thể nghiên cứu để tiến hành phỏng vấn sâu, bởi q trình thu thập
thơng tin định lượng cũng đã gặp sự từ chối của nhiều thanh niên.

7. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1. Những khái niệm liên quan
7.1.1. Thông tin, tiếp nhận thông tin

9

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu, khái niệm, định nghĩa bàn về “thông tin” tuy
nhiên hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất nào được cơng nhận. Ngun nhân của
sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do thơng tin khơng hữu hình,
người ta chỉ bắt gặp thơng tin chỉ trong q trình hoạt động, thơng qua tác động trừu tượng
của nó.

Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán
đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thơng tin hình thành trong q trình giao
tiếp: một nguời có thể nhận thơng tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiên
thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được
trong môi trường xung quanh.

Theo Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 ban hành ngày 06/04/2016, tại
Chương 1, Điều 2 quy định “Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ,
tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa,

bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.”

Từ đó, có thể hiểu thơng tin về COVID-19 là tất cả tin, dữ liệu tồn tại dưới dạng
bản viết, in, điện tử, tranh ảnh, bản vẽ, ghi hình, ghi âm… làm tăng thêm sự hiểu biết của
con người, đặc biệt thông qua mạng xã hội về dịch bệnh COVID-19.

Luật Tiếp cận thông tin cũng quy định “Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe,
ghi chép, sao chép, chụp thông tin.” Tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản
của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, một quyền nền tảng và quan trọng để
bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác của cơng dân. Cụ thể hóa quy định của Hiến
pháp, Luật tiếp cận thông tin quy định nguyên tắc mọi cơng dân bình đẳng, khơng bị phân
biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Thừa kế khái niệm trên nhằm vận dụng trong đề tài, tiếp nhận thông tin được hiểu
là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, chụp thơng tin. Ngồi ra, sự tiếp nhận cịn thể hiện qua
tần suất xem các thông tin, thời điểm và thời lượng xem thông tin, mức độ tập trung khi
theo dõi thông tin, nội dung thông tin tiếp cận và sự tương tác trong q trình tiếp cận
thơng tin COVID-19.

7.1.2. Mạng xã hội
Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều
dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu. Mạng xã
hội cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng cá nhân, đăng ảnh, video,
đồng thời thông báo về hoạt động, sự kiện trên mạng hoặc trong thế giới thực.
7.1.3. Thanh niên

10

Liên hợp quốc xác định thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 – 24. Các
quốc gia, các tổ chức có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên. Tùy thuộc vào

điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia và mục đích khi xác định khái niệm thanh niên
mà quy định độ tuổi thanh niên cũng khác nhau. Tại Việt Nam, theo Điều 1 Luật Thanh
niên 2005 quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”và đây
cũng là quy chuẩn mà nhóm nghiên cứu xác định khách thể của mình.

Hiện nay thế hệ trẻ đất nước ta được tiếp cận với mạng internet từ rất sớm, trong đó
mạng xã hội là nền tảng rất được ưa chuộng, đặc biệt đối với nhóm thanh niên.

7.1.4. Những chủ đề liên quan đến COVID-19
● Tiêm chủng vắc-xin COVID-19
● Các triệu chứng nhiễm COVID-19
● Các thơng báo về tình hình COVID-19 (số ca nhiễm, khỏi bệnh, tử vong)
● Các quy định giãn cách xã hội (chỉ thị 15, 16, 19)
● Hình thức, mức xử phạt vi phạm quy định phòng, chống dịch (về các loại giấy phép

đi đường, hoạt động kinh doanh, …)
● Các hoạt động hỗ trợ, thiện nguyện
● Các câu chuyện, hình ảnh ngồi lề
7.2. Cơ sở lý thuyết áp dụng

7.2.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý (Rational choice
Theory) là lý thuyết xã hội học bắt nguồn từ kinh tế học cổ điển. Lý thuyết sự lựa chọn hợp
lý này đã được James S. Coleman phát triển lên thành một lý thuyết xã hội học. Theo
Coleman, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý có khả năng tạo ra một mơ hình hịa hợp mà khơng
thiên lệch về một thái cực nào đó giống các lý thuyết vĩ mơ (thuyết xung đột, thuyết chức
năng). Cũng theo đó, Friedman và Hechter đã dựa trên khung của lý thuyết sự lựa chọn
hợp lý để lý giải động cơ của mỗi chủ thể khi quyết định “lựa chọn” hành động. Lý thuyết
sự lựa chọn hợp lý đã khẳng định được điểm mạnh riêng của mình khi mà các lý thuyết vĩ
mơ bất đồng với nhau và thể hiện nhiều điềm hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề vĩ

mô của xã hội.
Theo như thuyết sự lựa chọn hợp lý cho rằng các chủ thể (agent hay actor) chính là
tiêu điểm, các chủ thể được xem có có có mục đích về hành động mà họ hướng tới. Thuật
ngữ “lựa chọn” được sử dụng để nhấn mạnh việc các chủ thể khi lựa chọn hành động ln
tìm cách để tối đa hóa lợi ích của mình bao gồm lợi ích xã hội, kinh tế và tinh thần. Cụ thể,

11

con người ln hành động 1 cách có chủ đích để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực 1 cách
duy lý để đạt được mục đích tối đa với chi phí tối thiểu.

Thuyết sự lựa chọn hợp lý không chỉ lý giải hành động cá nhân mà còn được phát
triển để xem xét các hoạt động chức năng của các hệ thống xã hội, thiết chế xã hội. Không
giống như lý thuyết hành động xã hội của Max Weber, điểm khác biệt của thuyết lựa chọn
hợp lý là trong quá trình hành động của các chủ thể ln đạt tính “tối đa” hay “tối ưu”
trong mục đích, các chủ thể phải sử dụng đến các tiềm năng khác nhau và chịu sự tác động
của ngoại cảnh. Điều này chi phối tới kết quả hành động của mỗi cá nhân.

Áp dụng lý thuyết vào trong đề tài “Thực trạng tiếp nhận thông tin COVID-19 của
thanh niên trên mạng xã hội hiện nay” nhằm lý giải, nghiên cứu động cơ, mục đích của
nhóm thanh niên trong việc tiếp nhận các thông tin về COVID-19 trên mạng xã hội. Việc
lựa chọn và có nhu cầu tiếp cận các thông tin COVID-19 hay không sẽ được họ cân nhắc,
tính tốn đến quyền lợi, hướng đến các mục tiêu vì lợi ích của mình dựa trên sự tác động
của ngoại cảnh (hiện nay tình trạng dịch bệnh đang diễn ra rất căng thẳng). Qua đó, tìm
hiểu mỗi người khi lựa chọn tiếp nhận các thông tin phụ thuộc vào những động cơ cụ thể
nào, lợi ích mà họ nhận lại được là gì. Họ chọn MXH, lựa chọn thơng tin nào trên MXH là
hợp lý, có thể đáp ứng, thỏa mãn thông tin COVID-19, là nguồn đảm bảo họ nhận được lợi
ích gì sau khi tiếp nhận.

7.2.2. Thuyết truyền thông hai chiều

Truyền thơng là một q trình – gửi – nhận thơng tin mang tính liên tục, vì nó
khơng thể kết thúc ngay sau khi ta truyền tải nội dung mà cịn tiếp diễn, q trình trao đổi
hoặc chia sẻ ít nhất giữa hai thực thể và cả hai bên đồng thời thực hiện cho và nhận. Đó
cũng là q trình thơng tin hai chiều và có chủ đích, qua đó chúng ta hiểu được người khác
và làm cho người khác hiểu được chúng ta.
Nếu như mơ hình truyền thơng một chiều mang tính áp đặt, khơng có sự phản hồi
từ phía cơng chúng mà chỉ đơn thuần là q trình truyền tải thơng điệp từ nhà truyền thơng
đến cơng chúng tiếp nhận. Trong khi đó mơ hình truyền thơng hai chiều mang tính mềm
dẻo hơn khi có sự tương tác, phản hồi của công chúng sau khi tiếp nhận thông tin từ nhà
truyền thông.
C.Shannon đã đưa ra mơ hình truyền thơng hai chiều mang tính mềm dẻo, linh hoạt
hơn để khắc phục được những hạn chế từ mơ hình truyền thông một chiều do H.Lasswell
đưa ra vào năm 1948. Thông tin được truyền đi từ nguồn phát (S) qua các kênh thông tin
đến với người nhận (R) qua quá trình xử lý sẽ thu được hiệu quả truyền thơng (E), hiệu quả
truyền thông sẽ định hướng suy nghĩ và hành động của cơng chúng, từ đó tạo ra phản ứng

12

của công chúng ngược lại với nguồn phát (F). Nhờ có thơng tin phản hồi mà các nhà cung
cấp thơng tin nắm được hiệu quả thông tin đạt được ở mức độ nào, những thơng tin cung
cấp đó có phù hợp với nhu cầu của công chúng hay không, trên cơ sở đó để điều chỉnh nội
dung cũng như hình thức thông tin cho phù hợp với từng loại đối tượng tiếp nhận. Trong
q trình truyền thơng, các thơng điệp đến với người tiếp nhận thường không đầy đủ, hoặc
không tạo ra hiệu quả thơng tin chính xác, đó là sự phản ánh của hiện tượng nhiễu. Hiện
tượng nhiễu tạo ra những sai sót trong q trình truyền tải và tiếp nhận thông tin.

Nếu xét về mặt bản chất thì mơ hình truyền thơng hai chiều của C.Shannon là sự
phát triển logic từ mơ hình truyền thơng của H.Lasswell. Trong điều kiện xã hội phát triển,
được sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhiều phương tiện truyền thông đại
chúng hiện đại ra đời cho phép thiết lập mối quan hệ hai chiều giữa nguồn phát và người

tiếp nhận thơng tin. Trong mơ hình truyền thơng hai chiều, vai trị của cơng chúng tiếp
nhận được xem là một trong những yếu tố quyết định q trình truyền thơng. Tính tích cực
của cơng chúng với tư cách là đối tượng tiếp nhận thông tin không chỉ thể hiện ở việc lựa
chọn những thơng điệp tiếp nhận mà cịn là sự tham gia trực tiếp, trở thành một yếu tố
quyết định trong q trình thực hiện truyền thơng đại chúng.

Về cơ bản q trình truyền thơng trên truyền hình hiện nay tn thủ theo mơ hình
truyền thơng hai chiều. Các chương trình được phát sóng trên truyền hình ngày càng nhận
được nhiều sự phản hồi của công chúng thông qua nhiều hình thức khác nhau như những lá
thư hay những ý kiến trực tiếp của khán giả xem truyền hình về cách thức đưa thông tin,
nội dung thông tin được truyền tải. Nhóm nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận theo mơ hình
truyền thơng hai chiều để đi sâu tìm hiểu thực trạng công chúng đang tiếp nhận thông tin
về COVID-19 từ trên MXH với những cách thức, mức độ như thế nào? Họ có những đánh
giá ra sao về những nội dung thông tin cũng như cách thức đưa tin trên MXH? Từ đó làm
căn cứ để đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các thông tin về COVID-19 tới
thanh niên và góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách/cơ quan truyền thơng quan tâm
đến vấn đề truyền thơng về COVID-19 tích cực, hiệu quả trên MXH hiện nay.

13

8. Bảng hỏi

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN VỀ COVID-19
TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY

(Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Tiktok)
Chào anh/chị,
Chúng tơi là nhóm sinh viên lớp Xã hội học K38 thuộc khoa Xã hội học và Phát triển, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Hiện nay chúng tôi đang tham gia nghiên cứu và tìm hiểu về

“Thực trạng tiếp nhận thơng tin về COVID-19 trên mạng xã hội của thanh niên hiện nay”.
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu, chúng tôi rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của các bạn.
Hãy lựa chọn những phương án trả lời mà anh/chị cho là phù hợp nhất bằng cách khoanh
tròn vào những đáp án tương ứng.
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin bạn cung cấp chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu
của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thơng tin từ anh/chị!

A. THƠNG TIN CHUNG

A1. Giới tính

1. Nam 2. Nữ

A2. Năm nay bạn bao tuổi? (Tính theo lịch dương) …

A3. Trình độ học vấn?

1. Không đi học/Tiểu học 2. THCS

3. THPT 4. Trung cấp/Cao đẳng

5. Đại học 6. Trên Đại học

A4. Nghề nghiệp chính hiện nay

1. Học sinh

2. Sinh viên


3. Cán bộ/cơng chức, viên chức

4. Nhân viên văn phịng

5. Cơng nhân

6. Khác ghi rõ

A5. Trong 3 tháng gần đây, ở nơi bạn sinh sống có những trường hợp nào dưới đây

xảy ra? (chọn 2)

14

1. Xuất hiện các ca mắc/ nghi mắc
2. Đối tượng liên quan đến F0
3. Thuộc khu vực cách ly/phong tỏa
4. Tổ chức tiêm vắc-xin
5. Thực hiện giãn cách xã hội
6. Khơng bao gồm các trường hợp trên
A6. Trong vịng 3 tháng qua, gia đình/bạn bè của bạn có liên quan đến những đặc
điểm nào dưới đây? (Chọn tối đa 3 phương án)
1. Có bệnh nền, mãn tính/dị ứng
2. Có người cao tuổi
3. Trẻ em, phụ nữ có thai
4. Có người tham gia cơng tác phịng, chống dịch bệnh
5. Có triệu chứng nhiễm COVID-19 (sốt, ho, mệt mỏi, mất vị giác…)
6. Khác (ghi rõ)
7. Khơng có các trường hợp trên
A7. Trong vịng 3 tháng qua, bạn có đi làm khơng?

0. Khơng có/Trì hỗn việc làm
1. Làm việc ở nhà
2. Thỉnh thoảng (1 đến 3 ngày/tuần)
3. Thường xuyên (5 đến 7 ngày/tuần)

B. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

B1. Bạn sử dụng nhiều nhất MXH nào dưới đây? (Chọn 1 phương án)

1. Facebook 2. Zalo

3. Instagram 4. Youtube 5. Tiktok

B2. Thời gian bạn sử dụng MXH đó trung bình mỗi ngày là bao nhiêu?

1. Dưới 1 giờ 2. Từ 1 đến dưới 3 giờ

3. Từ 3 đến dưới 5 giờ 4. Từ 5 đến dưới 7 giờ

5. Từ 7 giờ trở lên

B3. Mục đích chính sử dụng MXH trên của bạn? (Chọn 1 đáp án)

1. Học tập, làm việc

2. Giải trí, giải tỏa căng thẳng

3. Duy trì/mở rộng các mối quan hệ

4. Nắm bắt xu hướng, cập nhật thông tin


15

5. Bày tỏ cảm xúc, ý kiến
6. Trao đổi, chia sẻ thông tin
7. Khác (ghi rõ)
B4. Bạn thường tiếp nhận loại thông tin nào khi sử dụng MXH trên? (Chọn tối đa 2
đáp án)
1. Chính trị, thời sự
2. Đời sống, xã hội
5. Giải trí, văn hóa
6. Y tế, sức khỏe
7. Giáo dục
9. Khác (ghi rõ)....

C. THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN VỀ COVID-19 TRÊN MXH

C1. Bạn tiếp cận thông tin về COVID-19 trên MXH nào nhiều nhất?

0. Không theo dõi (kết thúc) 1. Facebook 2. Zalo

3. Instagram 4. Youtube 5. Tiktok

C2. Bạn theo dõi chủ đề nào liên quan đến COVID-19 trên MXH đã chọn? (Chọn tối

đa 3 đáp án)

1. Tiêm chủng vắc-xin COVID-19

2. Các triệu chứng nhiễm COVID-19


3. Các thơng báo về tình hình COVID-19 (số ca nhiễm, khỏi bệnh, tử vong)

4. Các quy định giãn cách xã hội (chỉ thị 15, 16, 19)

5. Hình thức, mức xử phạt vi phạm quy định phòng, chống dịch (về các loại giấy phép đi

đường, hoạt động kinh doanh, …)

6. Các hoạt động hỗ trợ, thiện nguyện

7. Các câu chuyện, hình ảnh ngồi lề

C3. Thời điểm nào trong ngày bạn theo dõi thông tin về COVID-19 trên MXH nhiều

nhất?

1. Sáng khi tỉnh dậy 2. Trong quá trình học tập/làm việc

3. Trong lúc ăn trưa/tối 4. Trước khi đi ngủ

5. Khác

C4. Nếu một ngày sử dụng MXH = 10 phần thì thời lượng bạn tiếp nhận thơng tin

COVID-19 chiếm bao nhiêu phần?

16

C5. Cách thức bạn theo dõi thông tin về COVID-19 trên MXH như thế nào (thường


xảy ra nhiều nhất khi theo dõi thông tin về…)?

1. Lướt qua nhiều bài khác nhau

2. Chỉ đọc/xem/nghe tiêu đề

3. Đọc/xem/nghe hết nội dung của một bài

C6. Mục đích tiếp cận thơng tin về COVID-19 trên MXH?

1. Cập nhật thông tin liên quan dịch bệnh

2. Để phòng bệnh, nâng cao hiểu biết

3. Phục vụ mục đích học tập/làm việc

4. Khác (ghi rõ)

C7. Bạn có trao đổi, chia sẻ thông tin về COVID-19 trên MXH không?

0. Không (chuyển sang C10) 1. Có

C8. Bạn trao đổi, chia sẻ nội dung nào dưới đây? (Chọn tối đa 3 đáp án)

1. Tiêm chủng vắc-xin COVID-19

2. Các triệu chứng nhiễm COVID-19

3. Các thơng báo về tình hình COVID-19 (số ca nhiễm, khỏi bệnh, tử vong)


4. Các quy định giãn cách xã hội (chỉ thị 15, 16, 19)

5. Hình thức, mức xử phạt vi phạm quy định phòng, chống dịch (về các loại giấy phép đi

đường, hoạt động kinh doanh, …)

6. Các hoạt động hỗ trợ, thiện nguyện

7. Các câu chuyện, hình ảnh ngồi lề

C9. Bạn thường thực hiện điều nào dưới đây trên MXH liên quan đến các thông tin

COVID-19? (Chọn tối đa 2 đáp án)

1. Tương tác (like, thả tim, comment…) về các bài viết liên quan COVID-19

2. Chia sẻ lại thông tin lên trang cá nhân

3. Chia sẻ với người thân, gia đình

4. Trao đổi cùng bạn bè/đồng nghiệp

5. Không thực hiện các điều trên

C10. Đánh giá của bạn về nội dung của các thông tin về COVID-19 trên MXH? (chọn

theo thang điểm từ 1 đến 5: càng cao càng tốt)

Tiêu chí 12345


Nhanh chóng, kịp thời 12345

Chính xác, tin cậy 12345

17


×