Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài tập ngân hàng thương mại 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.59 KB, 8 trang )

BÀI TẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

Bài 10:

Ngày 15/12/201X Công ty CP A gửi chi nhánh NHTM B hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn

với mức đề nghị hạn mức tín dụng năm 201X+1 là 3.000 tr đồng để phục vụ kế hoạch sản

xuất trong quý.

Sau khi thẩm định cán bộ tín dụng đã thống nhất với cơng ty các số liệu sau đây:

Nội dung Số tiền (triệu đồng)
Giá trị vật tư hàng hóa cần mua vào năm 201X +1 12.910
Giá trị sản xuất khác phát sinh trong năm 201X +1 9.875
TS ngắn hạn bình quân năm 201X 6.150
Doanh thu thuần năm 201X 21.525
Vốn lưu động tự có và huy động khác của công ty 3.660
Tổng giá trị TS thế chấp của công ty 4.150

Với dữ liệu trên, cán bộ tín dụng đề nghị xác định HMTD năm 201X +1 cho công ty là

2.905 triệu đồng.

Trong 10 ngày đầu tháng 01/201X +1, công ty đã phát sinh 1 số nghiệp vụ và cán bộ tín

dụng đã đề nghị giải quyết cho vay ngắn hạn những khoản sau đây với công ty:

- Ngày 2/01: cho vay để trả lãi NH: 21 triệu

- Ngày 3/01: cho vay để mua NVL: 386 tr



- Ngày 8/01: cho vay để mua ô tô tải: 464 tr

- Ngày 9/01: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 tr

- Ngày 10/01: cho vay để trả lương công nhân: 228 tr

Yêu cầu:

- Nhận xét về HMTD mà cán bộ tín dụng đề nghị.

- Xem xét và đề nghị hướng giải quyết cho những nhu cầu vay của DN.

Biết rằng

- Nguồn vốn của NH đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công ty

- Công ty sản xuất kinh doanh có lãi và là KH truyền thống của NH.

- Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị TS thế chấp.

- Dư nợ vốn lưu động đầu quý 1/201X +1 của công ty là 700 tr đồng

1

Bài 11:
Trước 5/201X Công ty cao su Đồng Nai gửi đến NH hồ sơ vay vốn cố định để thực hiện
dự án mở rộng sản xuất (cơng trình tự làm). Sau khi xem xét và thẩm định dự án đầu tư
NH đã thống nhất với công ty về các số liệu sau:


- Chi phí xây lắp: 2.500 triệu.
- Chi phí XDCB khác: 800 triệu
- Chi phí mua thiết bị và vận chuyển lắp đặt thiết bị: 3.210 triệu
- VCSH của công ty tham gia thực hiện dự án bằng 30% tổng giá trị DA
- Các nguồn khác tham gia dự án: 280 triệu
- Lợi nhuận công ty thu được hàng năm sau khi đầu tư là 2.250 triệu (tăng 25%

so với trước khi đầu tư)
- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ hàng năm: 20%
- Giá trị tài sản thế chấp: 6.170 triệu, NH cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản

thế chấp
- Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án đều được dùng trả nợ NH
- Nguồn vốn khác dùng để trả nợ NH là: 80,5 triệu/năm
- Khả năng nguồn vốn của NH đáp ứng đủ nhu cầu vay của công ty
- Dư nợ tài khoản cho vay vốn cố định của công ty cuối ngày 4/6/201X là 850

triệu
- Dự án khởi công 1/5/201X và dự định hoàn thành đưa vào sử dụng 1/11/201X.

Trong 6/201X cơng ty có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:
Ngày 5/6: Vay thanh toán tiền mua xi măng, cát sỏi: 195 triệu

Vay cho CBCNV đi nghỉ mát: 50 triệu
Ngày 8/6: Vay thanh tốn tiền mua máy móc thiết bị 600 triệu

Vay mua mủ cao su: 200 triệu
Ngày 10/6: Vay để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: 200 triệu

Vay trả tiền vận chuyển máy móc thiết bị: 10 triệu

Yêu cầu: a. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay đối với dự án.

b. Giải quyết các nghiệp vụ phát sinh và giải thích các trường hợp cần thiết

2

Bài 12: Trong tháng 09/201X, Cơng ty nước khống Cát Bà gửi kế hoạch vay mua TSCĐ
mới đến Ngân hàng A để thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Sau khi xem xét dự án
đầu tư của Công ty, Ngân hàng và Công ty thống nhất một số số liệu như sau:

 Giá trị TSCĐ được mua là 4.200 trđ, khấu hao đều trong 5 năm.
 Vốn chủ sở hữu của Công ty dùng để mua tài sản bằng 25% giá trị TSCĐ
 Vay dài hạn của cán bộ công nhân viên là 250 trđ
 Lợi nhuận sau thuế hàng năm từ dự án là 750 trđ. Doanh nghiệp cam kết

dành 70% lợi nhuận sau thuế và toàn bộ khấu hao để trả nợ
 Ngân hàng đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của Công ty.
 Các nguồn khác của doanh nghiệp dùng để trả nợ là 55 trđ/năm.
 Dự án được thực hiện từ 15/09/201X đến 15/03/201X+1.
 Trong 1/201X+1 cơng ty có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:

Ngày 4/1: Vay tạm ứng tiền mua TSCĐ: 600 triệu

Ngày 15/1: Vay để thực hiện chiến dịch marketing thường niên: 470 triệu

Ngày 28/1: Vay tạm ứng cho nhà thầu xây dựng nhà xưởng: 520 triệu

Vay nộp tiền bảo hiểm xã hội: 250 triệu

Vay trả lãi tiền vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng B: 170 triệu


Vay trả tiền thuế nhập khẩu máy móc thiết bị: 210 triệu

Yêu cầu: a. Tính Tổng nguồn trả nợ vay và thời gian cho vay đối với dự án.
b. Giải quyết các nghiệp vụ phát sinh và giải thích các trường hợp cần thiết

Bài 13:

Ngân hàng X có tổng dư nợ là 10.000 tỷ đồng và các thơng tin sau:

Nhóm nợ Tỷ lệ Giá trị TSĐB (tỷ đồng)
1 74,5% 6.725
2 13,0% 800
3 5,0% 450
4 4,5% 200
5 3,0% 100

3

Hãy tính dự phịng phải trích trong kỳ biết số dư dự phòng kỳ trước là 325 tỷ đồng.

Bài 14:
Ngân hàng B có 2.000 tỷ tài sản có hệ số rủi ro bằng 0%; 4.000 tỷ tài sản có hệ số rủi ro
20%; 10.000 tỷ tài sản có hệ số rủi ro bằng 50% và 10.000 tỷ tài sản có hệ số rủi ro bằng
1000%. Biết Vốn cấp 1 là 960 tỷ, Vốn cấp 2 là 480 tỷ. Tính Tỷ lệ an toàn vốn (CAR).

Bài 15: Ngày 31/12/201X, Ngân hàng A có thơng tin như sau (Đơn vị: tỷ đồng)

Khoản mục Số tiền Khoản mục Số tiền
Tiền mặt 5.500 Dự phòng chung -550


Tiền gửi tại NHNN 2.100 Tài sản khác 2.600
Tiền gửi tại TCTD khác 1.200 Góp vốn của cổ phần của TCTD khác 1.570

Trái phiếu Chính phủ 5.000 Vốn điều lệ 4,200
Cho vay tín chấp 3,310 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 250

Cho vay đảm bảo bằng BĐS 37.200 Thặng dư vốn cổ phần 1.051
Cho vay kinh doanh chứng 1.750 Vay dài hạn (tính vào Vốn cấp 2) 3.200
khoán
25.100
Cho vay khác

Yêu cầu: Tính CAR theo quy định hiện hành, biết rằng Ngân hàng cịn có bảo lãnh thanh
tốn và bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp với giá trị 15.000 tỷ đồng.

Bài 16: Ngân hàng X có thơng tin như sau (Đơn vị: tỷ đồng)

Khoản mục Số tiền Khoản mục Số tiền
Thu từ lãi 1.875 Tổng nợ 15.400
Chi trả lãi 1.210 Thuế 16
Tổng tài sản 15.765 Thu nhập ngoài lãi 501
Lãi (lỗ) từ kinh doanh 21 Chi phí phi lãi 685

chứng khoán

Tổng tài sản sinh lời 12.612 Dự phòng RRTD phải trích trong kỳ 381

Biết: Số lượng cổ phiếu thường hiện hành = 145.000


Yêu cầu:

1. Tính ROA, ROE, Chênh lệch lãi suất cơ bản, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

4

2. Giả sử thu từ lãi, chi trả lãi, thu ngồi lãi, chi phí phi lãi tăng 5%; các khoản mục
cịn lại khơng thay đổi. Tính lại ROA và ROE.

Bài 17: Ngân hàng B có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản bình quân là 9%. Ngược lại,

báo cáo của NH C cho biết tỷ lệ này là 7%.

a. Hãy tính tỷ lệ địn bẩy tài chính (TS/VCSH) của từng NH.

b. Giả định rằng cả hai ngân hàng đều có ROA là 0,85%. Hãy tính ROE của mỗi ngân

hàng.

c. Việc tính tốn các chỉ số giúp anh/chị đánh giá thế nào về việc sử dụng địn bẩy tài

chính của từng ngân hàng.

Bài 18: Ngân hàng A có các số liệu sau (số dư bình qn năm, lãi suất bình quân năm,

đơn vị tỷ đồng)

Hệ số RR

Tài sản Số tiền LS (%) (%) Nguồn vốn Số tiền LS (%)

Tiền mặt 1.550 11.540 2
Tiền gửi tại NHNN 2.500 1 0 Tiền gửi thanh toán 15.790 7,5
Tiền gửi TCTD khác 1.800 1,5 9.460 9,5
Chứng khoán KB ngắn 0 Tiết kiệm ngắn hạn
hạn
Cho vay ngắn hạn 20 TK trung-dài hạn
Cho vay trung hạn
Cho vay dài hạn 3.400 4,5 0 Vay ngắn hạn 4.250 13
Tài sản khác 15.850 10,5 50 Vay trung-dài hạn 4.170 16,1
10.460 15,2 50 Vốn chủ sở hữu 650
9.750 17,5 100
100
550

Yêu cầu:
a. Tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR). Biết Vốn cấp 1 = 80% Vốn chủ sở hữu,

Vốn cấp 2 = 20% Vay trung-dài hạn. Nhận xét về tỷ lệ này và thực hiện điều chỉnh cơ
cấu tài sản cần thiết để tỷ lệ này đạt mức 8%. Tính thay đổi về thu lãi khi ngân hàng thực
hiện điều chỉnh.

b. Biết thu khác = 550, chi khác = 1.750, thuế suất thuế TNDN 22%. Tỷ lệ nợ quá
hạn với các khoản cho vay ngắn hạn là 5%, với các khoản cho vay trung và dài hạn là
3%. Biết rằng toàn bộ các khoản nợ quá hạn thuộc Nhóm 4, các khoản cho vay cịn lại
thuộc Nhóm 1. Các khoản cho vay ngắn hạn khơng có tài sản bảo đảm, các khoản cho
vay trung dài hạn có giá trị tài sản bảo đảm bằng trái phiếu do doanh nghiệp B hiện đang
niêm yết trên HNX phát hành, tính lại theo giá thị trường bằng 130% giá trị khoản vay, số

5


dư dự phịng kỳ trước là 480. Tính chi phí dự phòng RRTD, Chênh lệch lãi suất cơ bản,
và ROE.

c. Để ROE = 22%, lãi suất cho vay trung bình phải là bao nhiêu?

Bài 19:
Ngân hàng X có số liệu về 5 năm hoạt động vừa qua như sau (triệu VND)

Năm Thu nhập ròng Tổng thu từ hoạt động Tổng tài sản Tổng nợ bình
bình quân quân
1 2.7 26.5 273
2 3.5 30.1 300 288
3 4.1 39.8 315 301
4 4.8 47.5 331 314
5 5.7 55.9 347 329
365

a. Tính tốn các chỉ số tài chính của ngân hàng: ROE, tỷ lệ thu nhập biên (= thu nhập ròng/tổng
thu từ hoạt động), mức độ sử dụng tối ưu tài sản (= tổng thu từ hoạt động/tổng tài sản bình qn),
hệ số địn bẩy tài chính (tổng tài sản/vốn chủ sở hữu).

b. Có chỉ số nào có xu hướng ngược so với các chỉ số khác không? Anh/chị khuyến nghị nhà
quản lý xem xét tập trung vào (các) vấn đề nào?

Bài 19: (10)
Đây là phương thức cho vay theo hạn mức, nên hồ sơ vay vốn của công ty là hợp lý.
Mức vốn cho vay tối đa = 70% x 4.150 = 2.905
Chi phí sản xuất hàng quý = 12.910 + 9.875 = 22.785
Số vòng quay vốn lưu động trong quý = 21.525 / 6150 = 3, 5 vòng
Vậy nhu cầu vốn lưu động trong quý = 22.785 / 3,5 = 6510

Vốn LD tự có và nguồn huy động khác = 3.660
=> Mức vốn cho vay = 6.510 - 3.660 = 2.850 <2.905
Do đó nếu NH cấp hạn mức tín dụng thì sẽ chỉ cấp với mức 2850 tỷ
Cán bộ tín dụng đã xác định hạn mức tín dụng = mức cho vay tối đa. Mà nhu cầu vay vốn

tối đa của DN thấp hơn mức cho vay tối đa. Ngồi mức cho vay tối đa, cán bộ tín dụng cần xét
đến cả nhu cầu vay vốn tối đa của DN khi xét hạn mức TD, nên đề nghị của cán bộ tín dụng về
hạn mức tín dụng cho công ty là sai.

6

Ngày 2/10: cho vay để trả lãi NH: 21 triệu => Đề nghị này là sai vì việc cấp hạn mức tín

dụng cho DN nhằm bổ sung nguồn vốn đầu tư vào tài sản lưu động.

Ngày 8/10: cho vay để mua ơtơ tải: 464 triệu => Sai vì đây là việc tài trợ cho TSCĐ có

thời hạn trên 1 năm, không phải là cho vay ngắn hạn.

Ngày 9/10: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 tr → NH không tài trợ tiền để DN nộp

thuế TN vì Thuế TN là kết quả của hoạt động kinh doanh, phải được tài trợ bằng tiền thu

được từ HĐKD, không phải là từ vốn vay NH.

NH chỉ giải quyết những nhu cầu vốn hợp lý sau:

- Ngày 3/10: cho vay để mua NVL: 386 tr

- Ngày 10/10: cho vay để trả lương công nhân: 228 tr


Chú ý: Dư nợ VLĐ đầu kỳ ảnh hưởng đến số tiền có thể vay thêm trong kỳ.

Bài 20 (11):

Tổng vốn đầu tư vào dự án = Chi phí xây lắp + Chi phí XDCB khác + Chi phí mua thiết bị và

vận chuyển lắp đặt thiết bị

= 2.500 + 800 + 3.210 = 6.510

Vốn tự có của cơng ty = 6.510 x 30% = 1.953

Nguồn vốn khác tham gia dự án = 280

Lợi nhuận trước khi có dự án = 2.250 / (1 + 25%) = 1.800

Lợi nhuận của dự án = 2.250 – 1.800 = 450

Khấu hao hàng năm = 6.510 x 20% = 1.302

Mức cho vay tối đa = 70% Giá trị tài sản thế chấp = 6.170 x 70% = 4.379

Nhu cầu vay vốn NH = 6.510 – (1.953 + 280) = 4.277

Nhu cầu vay vốn NH của DN < Mức cho vay tối đa của NH → NH duyệt cho vay 4.277

Nguồn trả nợ NH hàng năm = Khấu hao hàng năm + LN + Nguồn vốn khác

= 1.302 + 450 + 80,5 = 1.832,5


Thời gian cho vay = Thời gian xây dựng + Thời gian trả nợ

= 6 tháng + (4.277 / 1.832,5) = 2,834 năm hay 2 năm 10 tháng

Cuối ngày 4/6, số tiền có thể vay thêm = 4.277 – 850 = 3.427

Ngày 8/6: NH duyệt cho vay thanh toán tiền mua máy móc thiết bị 600 triệu

→ số tiền có thể vay thêm = 3.427 – 600 = 2.832

Ngày 10/6: NH duyệt cho vay trả tiền vận chuyển máy móc thiết bị: 10 triệu

→ số tiền có thể vay thêm = 2.832 - 10 = 2.822

NH không giải quyết các nhu cầu vay

7

1. thanh tốn tiền mua xi măng, cát sỏi vì đây là nhu cầu về vốn lưu động (vốn ngắn
hạn), không thuộc đối tượng tài trợ của dự án được duyệt

2. cho CBCNV đi nghỉ mát vì tiền để trang trải nhu cầu này phải lấy từ Quỹ phúc lợi
của công ty

3. mua mủ cao su vì đây là nhu cầu về vốn lưu động (vốn ngắn hạn), không thuộc đối
tượng tài trợ của dự án được duyệt

4. nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vì thuế TNDN tính trên LN của doanh nghiệp, mà
NH chỉ cho vay để DN có nguồn thanh tốn các chi phí đầu vào cho hoạt động kinh

doanh

Điều 6. Sử dụng vốn, tài sản - Số: 57/2012/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH Về chế độ tài chính đối với tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi được sử dụng vốn hoạt động để kinh doanh theo
quy định của Luật các tổ chức tín dụng, đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ
cho việc phát triển hoạt động kinh doanh.
3. Tổ chức tín dụng được sử dụng không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đầu
tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động và phải chấp hành đầy đủ các quy
định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
Việc điều động vốn, tài sản giữa các chi nhánh hoặc giữa các công ty thành viên độc lập của tổ chức tín
dụng được thực hiện theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngồi được sử dụng khơng quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung
vốn được cấp để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động và phải
chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý đầu tư và xây dựng.

8


×