Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Xâm phạm quyền liên quan đối với chương trình phát sóng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.33 KB, 14 trang )

lOMoARcPSD|11346942

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LUẬT


Tên đề tài:

XÂM PHẠM QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT SĨNG TẠI VIỆT NAM

GVHD: TH.S Nguyễn Văn Phúc
Nhóm SVTH: NHĨM 4
Lớp: LAW 376-E

Đà Nẵng,Tháng 9/2021

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

STT Họ và tên MSSV Nội dung phụ trách Mức độ hoàn thành

1 Nguyễn Tấn Nam 2930 Lời mở đầu, 1.3 100%

2 Ngô Thị Thúy Nga 2957 1.1, 1.2 – Chương 1 100%

3 Ngô Cẩm Ngọc 7687 1.1, 1.2 – Chương 1 100%

4 Trần Thị Mỹ 3695 2.1 – Chương 2 100%


5 Phạm Hương Nhi 7001 2.1 – Chương 2 (TT) 100%

6 Nguyễn Đắc Khánh Nghi 9488 2.2 – Chương 2 100%

7 Lê Thị Huyền My 0259 2.2 – Chương 2 100%

8 Lương Thị Hồng Ngọc 9563 2.3 – Chương 2 100%

9 Nguyễn Thị Hồng Nguyên 9191 2.3 – Chương 2 100%

10 Nguyền Quyền My 3610 2.4 – Chương 2 100%

11 Hồ Nhật 3254 2.4 – Chương 2 100%

12 Phan Thanh Nhàn 0175 3.1 – Chương 2 100%
(Word + slide)

13 Đinh Thị Kim Ngân 5855 3.1 – Chương 2 100%

14 Phạm Lê Đình Nam 0072 Tổng kết (TT) 100%

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ

MỤC LỤC
Lời mở đầu...................................................................................................................2
Chương 1: Khái quát chung về quyền liên quan đối với chương trình phát sóng.
1.1. Khái niệm. ...........................................................................................................3
1.2. Tổ chức phát sóng.................................................................................................3
1.2.1. Khái niệm tổ chức phát sóng................................................................................3


Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

1.2.2. Quyền của tổ chức phát sóng...............................................................................3
1.2.3. Nghĩa vụ của tổ chức phát sóng...........................................................................3
1.2.4. Thời hạn bảo hộ...................................................................................................3
1.3. Chương trình phát sóng.......................................................................................4
1.3.1. Khái niệm chương trình phát sóng.......................................................................4
1.3.2. Chủ sở hữu chương trình phát sóng.....................................................................4
1.3.3. Bảo hộ quyền chương trình phát sóng..................................................................4
Chương 2:Thực trạng, nguyên nhân, hành vi và hậu quả về xâm phạm quyền
liên quan đối với chương trình phát sóng tại Việt Nam.
2.1. Thực trạng hiện nay..............................................................................................5
2.2. Hành vi xâm phạm................................................................................................6
2.2.1. Các hành vi cụ thể được xem là xâm phạm quyền liên quan................................6
2.3. Nguyên nhân dẫn đến xâm phạm về quyền liên quan đối với chương trình phát
sóng tại Việt Nam.........................................................................................................6
2.4. Hậu quả của việc xâm phạm quyền liên quan đối với chương trình phát sóng tại
Việt Nam.......................................................................................................................7
2.5 Cách xử lí vi phạm.................................................................................................9
Chương 3:Giải pháp
3.1. Giải pháp...............................................................................................................10
3.2. Kết luận.................................................................................................................10
Tài liệu tham khảo

LỜI MỞ ĐẦU
Chương trình phát sóng là một trong các đối tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền
liên quan đến quyền tác giả. Quyền liên quan đối với chương trình phát sóng hay gọi chung là
bản quyền phát sóng. Là quyền độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện phát

sóng, phân phối, sao chép, định hình và sao chép chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng internet
ở mức cao tại khu vực châu Á và trên thế giới. Theo trang wearesocial.com, đầu năm 2020, số

lOMoARcPSD|11346942

người sử dụng internet ở Việt Nam chiếm tới 70% dân số (68,17 triệu người/tổng dân số 96,9
triệu người) và có đến 145,8 triệu di động kết nối internet. Số người sử dụng mạng xã hội lên
đến 65 triệu người, nhiều nhất là Youtube và facebook. Từ khoá “Phim” đứng đầu trong top
các từ khố tìm kiếm trên Google năm 2019. Với môi trường truy cập internet ngày càng thuận
lợi như hiện nay và sự bùng nổ của mạng xã hội trở thành mảnh đất “béo bở” để các đơn vị, tổ
chức cá nhân khai thác một cách bất hợp pháp hoặc lách luật nhằm qua mặt chủ sở quyền và
các Cơ quan quản lý. Thay vì trả tiền để có thể thưởng thức các chương trình phát sóng chất
lượng có bản quyền phát sóng của các nhà đài hay qua các dịch vụ truyền hình trả tiền OTT,
người dùng internet Việt Nam lại lựa chọn cách “xem chùa, xem lậu”. Điều này vơ hình chung
đã tiếp tay cho việc truyền, phát lại trái phép, xâm phạm nghiêm trọng đến bản quyền phát sóng
trên nhiều nội dung như là các chương trình truyền hình, phim ảnh, nội dung video, ca nhạc,
thể thao... Báo Tuổi Trẻ online trong bài đăng Bi hài khi 85% chọn web phim lậu trong một
cuộc trưng cầu ý kiến ngày 23/04/2019 đã đưa ra một số liệu thống kê đáng để suy ngẫm tại hội
thảo chuyên đề về Bảo vệ tài sản sáng tạo do Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ, AnSinh Group và
IPCom Vietnam phối hợp tổ chức tại Hà Nội. Khi được phát phiếu thăm dò ý kiến "khi xem
phim trên mạng bạn chọn trang nào?” thì có đến 85% số người tham dự một hội thảo với chủ
đề bảo vệ Sở hữu trí tuệ (SHTT), quyền tác giả đã chọn các trang web phim lậu! Tình trạng vi
phạm bản quyền chương trình phát sóng ngày càng có chiều hướng gia tăng tại Việt Nam đến
mức báo động. Đối tượng vi phạm bao gồm cả các cá nhân lẫn doanh nghiệp. Mức độ vi phạm
bản quyền phát sóng diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp. Gây thất thu ngân sách nhà nước và
thiệt hại rất lớn đến chủ sở hữu bản quyền phát sóng. Vì vậy, việc nghiên cứu, xem xét các giải
pháp ngăn chặn, hạn chế vi phạm luôn là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết hiện nay. Là
một “cuộc chiến khơng có hồi kết” giữa chủ sở hữu bản quyền phát sóng hợp pháp và các tổ
chức, cá nhân vi phạm để trục lợi.


Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

Nhóm 4

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT SĨNG

1.1. Khái niệm.
Quyền liên quan đối với chương trình phát sóng là quyền của Tổ chức khởi xướng và thực
hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng) đối với chương trình phát sóng.
1.2. Tổ chức phát sóng.
1.2.1. Khái niệm tổ chức phát sóng:
Tổ chức phát sóng là tổ chức khởi sướng và thực hiện quyền phát sóng.
1.2.2. Quyền của tổ chức phát sóng:

Theo quy định tại Điều 31 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì chủ sở
hữu quyền liên quan hay tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác
thực hiện các quyền sau đây: Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình. Phân
phối đến cơng chúng chương trình phát sóng của mình. Định hình chương trình phát sóng của
mình. Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình. Tổ chức phát sóng được
hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân
phối đến cơng chúng. Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát
sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ
phương tiện kỹ thuật nào thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan. Việc
sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng
hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào
khác phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu chương trình phát sóng.

1.2.3. Nghĩa vụ của tổ chức phát sóng:
Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã cơng bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu
tiền dưới bất kỳ hình thức nào khơng phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao
cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất
khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì
thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã cơng bố để phát sóng khơng có tài trợ, quảng cáo
hoặc khơng thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào khơng phải xin phép, nhưng phải trả tiền
nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính
phủ.
1.2.4. Thời hạn bảo hộ:

5

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

Nhóm 4
Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm
chương trình phát sóng được thực hiện (căn cứ khoản 3, điều 34 luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa
đổi bổ sung 2009, 2019).
1.3. Chương trình phát sóng.
1.3.1. Khái niệm chương trình phát sóng:
Chương trình phát sóng là những âm thanh hình ảnh được sắp xếp theo một trình tự nhất
định và trong một thời gian nhất định được phổ biến một cách rộng rãi đến khán giả qua các
phương pháp điện tử, thường là bằng phổ điện từ như sóng vô tuyến để nhiều người tiếp
nhận.
1.3.2. Chủ sở hữu chương trình phát sóng:
Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp

có thoả thuận khác với bên liên quan. Chủ sở hữu chương trình phát sóng là tổ chức phát
sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để phát sóng, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
1.3.3. Bảo hộ quyền chương trình phát sóng:
Chương trình phát sóng được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam.
- Chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên. Chương trình phát sóng chỉ được bảo hộ theo quy định nêu trên với
điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.

6

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

Nhóm 4

Chương 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HÀNH VI VÀ HẬU QUẢ VỀ XÂM
PHẠM QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT SÓNGTẠI VIỆT

NAM
2.1. Thực trạng hiện nay.

Có thể nói rằng việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, nhất là khi
pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời, các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng giá trị
của chúng và có các biện pháp bảo vệ. Xu hướng xem các chương trình truyền hình trên
mạng xã hội ngày càng tăng, đặc biệt đối với các chương trình thể thao, giải trí, âm nhạc,
phim ảnh thu hút một lượng khán giả rất đông (như các giải đấu thể thao, những bộ phim

hot…) và đây cũng là những chương trình, những lĩnh vực bị ăn cắp bản quyền nhiều nhất.
Các hành vi xâm phạm quyền cũng rất đa dạng, từ xâm phạm quyền tài sản như quyền sao
chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác
phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm… “Số liệu thống kê hệ thống phát thanh,
truyền hình Việt Nam với 64 Đài Truyền hình và Đài PT-TH tỉnh thành; Đài VTC; các kênh
Truyền hình VOV, Truyền hình Thơng tấn, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình An ninh,
Truyền hình Quân đội… cùng nhiều chương trình truyền hình của các cơ quan báo chí, thơng
tấn cho thấy, hầu hết các kênh truyền hình đều thực hiện truyền sóng trên mạng Internet. Và
cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, bản quyền phát sóng trên Internet cũng bị
vi phạm trầm trọng.” (Trích dẫn-Cổng thơng tin điện tử Bộ văn hóa và du lịch).
Ví dụ 1: Dạo gần đây đang nổi trội vụ web phim lậu phimmoi.net rất phổ biển bởi khophim ở
đây rất đồ sộ, cập nhật phim mới cực kỳ nhanh. Điều đáng nói, để nhanh chóngvượt lên so
với các đối thủ, phimmoi.net còn ngangnhiên lấy các bản phụ đề phi thươngmại của các cá
nhân, các hội nhóm để đăng lên website mà khơng xin phép hay có đượcsự đồng ý của tác
giả, nhà sản xuất.Đáng chú ý, trước khi bị cơ quan chức năng điều tra,web phim lậu này liên
tục áp dụng chiêu trị,thốt xác, nhằm tái diễn đăng tải trái phépnhững bộ phim vi phạm bản
quyền. Cụ thể, sau nhiều lần,sập lên, sập xuống, quản trịcủa trang web phimmoi khơng chịu
khuất phục mà cịn lách luật bằng cách thay đổi hàngloạt tên miền khác hòng qua mặt các cơ
quan chức năng như: Phimmoiz.net, phimmoizz,phimmoizzz, zphimmoi...
Ví dụ 2: Hay ngay trong mùa Wold Cup 2018 vừa qua, ngày 18/6 VTV đã phải gửi công văn
“kêu cứu” Bộ Thông tin, Truyền thơng vì bị vi phạm bản quyền q nhiều, khi ngay trong 3
ngày đầu phát sóng (14-16/6) tình trạng vi phạm bản quyền được đánh giá là rất nghiêm
trọng, nhiều website, Facebook, Youtube… đã ngang nhiên livestream các trận đấu với hơn
700 trường hợp vi phạm.

7

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942


Nhóm 4

2.2. Hành vi xâm phạm.
2.2.1. Các hành vi cụ thể được xem là xâm phạm quyền liên quan:

Những hành vi xâm phạm quyền liên quan là những hành vi xâm phạm đến quyền nhân
thân và quyền tài sản của chủ thể quyền liên quan. Trong phạm vi bài nghiên cứu chúng ta sẽ
phân tích kĩ hơn về những hành vi như sau ( căn cứ theo điều 35 luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa
đổi bổ sung 2009, 2019) :

- Chiếm đoạt quyền của tổ chức phát sóng.
- Mạo danh tổ chức phát sóng.
- Cơng bố, sản xuất và phân phối chương trình phát sóng mà khơng được phép của
người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Sao chép, trích ghép đối với chương trình phát sóng mà khơng được phép của tổ chức
phát sóng.
- Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà khơng được
phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan
thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
- Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao
cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết
thơng tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không
được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
Ví dụ: Chương trình Giọng Hát Việt đang được phát sóng trên kênh VTV3, mà bạn An xem
rồi lấy điện thoại quay lại tồn bộ nội dung chương trình rồi đăng lên youtube. Vậy bạn An
đang xâm phạm quyền liên quan đối với chương trình phát sóng tại Việt Nam.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến xâm phạm về quyền liên quan đối với chương trình phát sóng
tại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã quan tâm hơn đến việc bảo hộ quyền tác giả và
các quyền liên quan nhằm bảo vệ thành quả lao động sáng tạo của các cá nhân và đơn vị. Tuy
nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau nên kết quả thực thi luật vẫn chưa được như mong muốn:
Thứ nhất, ngun nhân chính của tình trạng này bắt đầu từ sự vơ ý thức và lịng tham của
một số cá nhân, tập thể. Thêm vào đó là sự phát triển của các ứng dụng khoa học kỹ thuật,
đặc biệt là công nghệ thông tin được xem là tác nhân chính khiến cho nạn ăn cắp, xâm phạm
bản quyền, thương hiệu và sở hữu trí tuệ diễn ra tràn lan với tốc độ chóng mặt, nhất là ứng

8

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

Nhóm 4

dụng live streaming (truyền video trực tiếp) trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook,
Youtube.

Thứ hai, do chính đại bộ phận người dùng ở Việt Nam vẫn còn tâm lí sử dụng miễn phí
chứ khơng có thói quen phải trả tiền khi sử dụng thành quả lao động và sáng tạo của người
khác.

Thứ ba, Luật Sở hữu trí tuệ và Bộ luật Hình sự hiện nay vẫn còn "khá nhẹ tay" với các
hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... Các mức xử phạt vẫn còn tương đối thấp so với lợi
nhuận khổng lồ mà các cá nhân, tập thể có hành vi xâm phạm đến quyền liên quan đến
chương trình phát sóng thu được.

Thứ tư, pháp luật cũng chưa đủ chi tiết và rõ ràng. Các bộ, ngành liên quan vẫn chưa triển
khai các biện pháp kĩ thuật xử lí các hành vi xâm phạm một cách triệt để . Thông tư liên tịch

07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL xử lý các chủ thể trung gian là các đơn vị cung cấp dịch
vụ trên internet (ISP) cịn đang bị chính các ISP phản ứng vì khơng có quy định miễn trừ
trách nhiệm. Chưa kể, việc quy định này khá sơ sài dẫn đến ít khả thi. Thêm vào đó, các cơ
quan chức năng vẫn chưa có sự phối hợp hiệu quả trong cơng tác quản lí dẫn đến việc đùn
đẩy trách nhiệm qua lại mỗi khi có xảy ra xâm phạm.

Một ví dụ thực tế gần đây chính là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến
phức tạp, và các giải đấu bóng đá quy mô lớn như giải ngoại hạng Anh hoặc vòng loại FIFA
World Cup 2022 đã và đang diễn ra, số lượng khán giả truy cập vào các trang web với nhu
cầu theo dõi các trận bóng đá đỉnh cao lại tăng lên rõ rệt. Mặc dù vậy, những lượt xem từ các
trang web lậu, khơng chính thống đã khiến cho các đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng chính
thức chịu thiệt hại khơng chỉ về khía cạnh kinh tế, mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín
của họ. Giải bóng đá ngoại hạng Anh do K+ là đơn vị nắm giữ bản quyền phát sóng chính
thức tại Việt Nam và vòng loại FIFA World Cup 2022 do VTVgiữ bản quyền phát sóngđã
phải áp dụng nhiều giải pháp cơng nghệ để bảo vệ bản quyền phát sóng, vì chỉ trong vài ngày
phát sóng đã có đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn trường hợp vi phạm bản quyền phát sóng
các trận đấu trên các website và các nền tảng mạng xã hội.

2.4. Hậu quả của việc xâm phạm quyền liên quan đối với chương trình phát sóng tại
Việt Nam.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin và mạng Internet thì những tội
phạm việc xâm phạm quyền liên quan đối với chương trình phát sóng để lại hậu quả rất lớn,
cụ thể như:

* Thiệt hại vật chất:

Các tổn hại về tài sản.
9


Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

Nhóm 4

Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận:
- Làm giảm sút về thu nhập, lợi nhuận của người bị thiệt hại thì phải xác định được họ

có thu nhập, lợi nhuận trước khi xảy ra hành vi xâm phạm hay không.
- Thu nhập, lợi nhuận mà người bị thiệt hại thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp

quyền tác giả.
- Thu nhập, lợi nhuận mà người bị thiệt hại thu được do cho thuê bản quyền tác giả.
- Thu nhập, lợi nhuận mà người bị thiệt hại thu được do chuyển giao quyền sử dụng

quyền tác giả.
* Tổn thất về cơ hội kinh doanh.

Là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền khoản thu nhập mà người bị thiệt hại có thể có
được khi thực hiện các khả năng. theo (Khoản 1 Điều 19 văn bản hợp nhất 04/VBHN-
BKHCN 2019 Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ).

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại xâm phạm bản quyền tác giả: Là chi phí
mà chủ sở hữu phải bỏ ra để ngăn chặn khắc phục thiệt hại hành vi xâm phạm này gây ra.
* Thiệt hại về tinh thần:

Các thiệt hại về tinh thần chính là sự thiệt hại, tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh
tiếng, lịng tin vì bị hiểu nhầm và những tổn thất khác về mặt tinh thần gây ra cho chủ sở hữu.


Song song với các tổn thất, thiệt hại về tài sản, vật chất chính là các thiệt hại về tinh thần,
nó có thể còn nghiêm trọng hơn, tác động trực tiếp tới tinh thần của chủ sở hữu, tác giả.
* Những khó khăn khi xử lý:

Nếu có tổn thất về tài sản và người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường tổn thất đó thì người
bị thiệt hại phải nêu rõ giá trị tính được thành tiền của bản quyền tác giả tại thời điểm bị xâm
phạm và căn cứ xác định giá trị tính được thành tiền của quyền tác giả đó.

Khi xem xét yêu cầu bồi thường về tổn thất cơ hội kinh doanh, Toà án yêu cầu chủ sở hữu
quyền tác giả phải nêu rõ và chứng minh cơ hội kinh doanh bị mất là gì, thuộc trường hợp
nào nêu trên đây và giá trị tính được thành tiền đối với trường hợp đó để Tồ án xem xét
quyết định.

Các thiệt hại về tinh thần rất khó để có thể xác định và định giá được. Chính vì vậy, chủ sở
hữu cần phải được bảo vệ và được bồi thường khi xảy ra thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm
phạm bản quyền tác giả đã gây ra.
* Liên hệ thực tế:

10

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

Nhóm 4

Vi phạm bản quyền khiến việc đàm phán ngày càng khó khăn và đắt đỏ:
Bóng đá, phim ảnh là những lĩnh vực đang bị vi phạm nhiều nhất tại Việt Nam. Thậm chí,

với vịng bảng bóng đá nam ASIAD 2018, nhiều người nói đùa “cả nước cùng nhau xem

lậu”. Chưa có một án phạt nào được đưa ra, cho tới thời điểm này. Tuy nhiên, (luật sư Lê
Quang Vinh) - chuyên gia luật sở hữu trí tuệ cho rằng, điều này sẽ gây những hậu họa rất lớn
về sau.

Số đơng đã cùng nhau thưởng thức những trận bóng vòng bảng của ASIAD 2018, được
phát lậu trên địa chỉ xoilac.tv. Đó là những buổi tiếp sóng vi phạm luật bản quyền. Sau đó,
phim Diên hi cơng lược đã bị phát lậu trên nhiều trang phim và fanpage ở Việt Nam. Trước
đó, Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ MPA cũng từng cho biết, trang phim lậu lớn nhất cũng bắt
nguồn từ Việt Nam.
2.5. Cách xử lí vi phạm.

Căn cứ Nghị định 131/2013 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền liên
quan đối với chương trình phát sóng.

Hành vi xâm phạm quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng Phạt tiền từ
70.000.000 đồng - 100.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình
phát sóng mà khơng được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng. (mức phạt điển
hình cao nhất khi vi phạm).

Khi tổ chức, cá nhân có hành vi định hình chương trình phát sóng mà khơng được phép
của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng. Ngoài ra, cịn có khả năng bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc
dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử, trên mơi trường mạng và kỹ
thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quyền liên quan.

Tổ chức, cá nhân có hành vi sao chép bản định hình chương trình phát sóng mà khơng
được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng
đến 35.000.000 đồng. Và sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao
chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc
buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.


11

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

Nhóm 4

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
3.1. Giải pháp.

Chương trình phát sóng là đối tượng của quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của
pháp luật. Do vậy, pháp luật quy định mức xử phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền đối
với chương trình phát sóng tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về
quyền tác giả, quyền liên quan.

Tại Việt Nam, để bảo vệ bản quyền phát sóng gồm 4 bước:
- Áp dụng công nghệ ngăn chặn hoặc gửi thư cảnh báo.
- Áp dụng biện pháp hành chính. Các website trực tuyến và đầu thu phát kỹ thuật số

cung cấp nội dung nhưng chưa được sự cho phép của chủ sở hữu quyền, có thể áp dụng các
biên pháp hành chính quy định tại Điều 15, Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-
CP.

- Áp dụng biện pháp dân sự. Chủ thể có quyền khởi kiện để yêu cầu chấm dứt hành vi vi
phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, thực hiện nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại, tiêu hủy
tang vật.

- Áp dụng biện pháp hình sự theo Điều 225 Bộ Luật hình sự năm 2015.

Ví dụ: Một trang web chiếu bóng đá trực tiếp. Tránh trường hợp người ta copy link hoặc quay
màn hình để đăng qua trang khác thì trang web đó phải đăng kí bản quyền và muốn xem thì
phải đăng nhập hoặc đăng kí thơng tin để web đó nắm dữ liệu, nếu có bất kì hành vi vi phạm
nào liên quan đến quyền liên quan thì sẽ bị xử lí theo pháp luật.
Một vụ việc điển hình khác liên quan đến tác phẩm âm nhạc “Anh thì khơng”. Đây là một ca
khúc nhạc Pháp được nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng viết lời Việt và đã có sự xin phép. Tuy nhiên, ca
sỹ Mỹ Tâm đã thực hiện MV và đăng tải lên mạng xã hội Youtube mà không xin phép cả hai
tác giả. Do phản ánh, Mỹ Tâm phải gỡ MV “Anh thì không” trên tất cả các trang nghe nhạc
trực tuyến, đồng thời gửi lời xin lỗi khán giả.
3.2. Kết luận.

Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của luật sở hữu trí tuệ
nói chung và quyền liên quan đối với chương trình phát sóng nói riêng.Việc ngăn chặn là rất
khó để giải quyết, nhưng mặc khác sẽ phải có những biện pháp để nhằm hạn chế việc sao
chép, ghi âm , hoặc phát sóng những chương trình phát sóng ở Việt Nam.Thực tế rằng sự việc
này đều có 2 mặt,vềnăng lực chuyên môn và sự thiếu hụt về nhân lực, cơ sở vật chất và điều
kiện kỹ thuật trong các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những yếu tố

12

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

Nhóm 4
làm cho việc bảo hộ quyền liên quan đối với chương trình phát sóng nói riêng cịn khá yếu.
Hi vọng trong tương lai, chúng ta sẽ có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn việc xâm phạm
quyền liên quan của chương phát sóng tại Việt Nam.

13


Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

Nhóm 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
2. Bộ Luật hình sự năm 2015.
3. />4. Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009,2019.
5. />6. />cang-kho-khan-va-dat-do-336403/.

14

Downloaded by Quang Tr?n ()


×