Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu và triển khai giải pháp hỗ trợ kiểm duyệt các chương trình phát sóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 97 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn
của TS. Nguyễn Hồng Quang – Bộ môn Kỹ thuật Máy tính – Viện Công nghệ
Thông tin và Truyền thông – Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Các kết quả, số liệu trong luận văn đƣợc điều tra, khảo sát một cách trung thực,
chính xác, tuân thủ mọi quy định của đơn vị đƣợc khảo sát.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả
Trần Mạnh Hùng

1


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo, TS. Nguyễn Hồng Quang –
Bộ môn Kỹ thuật máy tính – Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có những giai đoạn không đƣợc thuận lợi,
nhƣng nhờ sự khuyến khích, quan tâm chỉ bảo và những ý kiến đóng góp quý báu
của Thầy, tôi mới có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo đang công tác và
giảng dạy tại Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông – trƣờng Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt những năm học vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh, chị, em và các bạn đồng nghiệp
đang công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tập
trung nghiên cứu, khảo sát và thực hiện đề tài luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ tôi
trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thực hiện luận văn.


Hà Nội, tháng 04 năm 2015
Học Viên Thực Hiện
Trần Mạnh Hùng

2


LỜI MỞ ĐẦU
Đài Truyền hình Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi công nghệ sản
xuất chƣơng trình từ công nghệ tƣơng tự sang công nghệ số. Bởi vậy, quy trình
duyệt chƣơng trình của các đơn vị sản xuất nội dung và Ban Thƣ ký biên tập vẫn tồn
tại đồng thời cả công nghệ là công nghệ tƣơng tự (dựa trên băng Betacam) và công
nghệ số (dựa trên file). Hiện nay, quy trình duyệt chƣơng trình của Đài Truyền hình
Việt Nam nói chung và Ban Thanh thiếu niên - VTV6 nói riêng chủ yếu vẫn dựa
trên băng Betacam, hoàn toàn thủ công. Việc chuyển đổi qua lại giữa số và tƣơng tự
làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của chƣơng trình, tốn nhiều thời gian và tăng chi phí
sản xuất chƣơng trình.
Từ thực trạng trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu và triển khai giải pháp
hỗ trợ kiểm duyệt các chƣơng trình phát sóng của kênh VTV6, Đài Truyền hình
Việt Nam”. Đề tài gồm các nội dung chính sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc thiết kế phần mềm
2. Khảo sát, tìm hiểu thực trạng quy trình duyệt chƣơng trình của các Ban
biên tập – Đài THVN ở Hà Nội cũng nhƣ các Trung tâm khu vực.
3. Phân tích thiết kế hệ thống dựa trên kết quả khảo sát quy trình duyệt của
các đơn vị.
4. Giới thiệu cơ bản cách thiết kế phần mềm trên nền web để thực hiện quy
trình duyệt chƣơng trình.
Đề tài sau khi hoàn thành dự kiến sẽ đƣợc xem xét và thử nghiệm ứng dụng
cho Ban Thanh thiếu niên – VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam. Vì vậy, tôi rất mong
nhận đƣợc sự góp ý và chia sẻ kinh nghiệm quý báu của quý thầy cô và bạn đọc để

có thể phát triển, hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Ngƣời Thực Hiện
Trần Mạnh Hùng

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 4
THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT ........................................................................................ 7
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ 11
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................. 13
1.1. Nội dung đề tài ....................................................................................................... 13
1.2. Phạm vi và đối tƣợng áp dụng ............................................................................... 13
1.3. Lý do lựa chọn và mục tiêu của đề tài ................................................................... 14
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÔNG NGHỆ .............................................. 16
2.1. Công nghệ Video Streaming .................................................................................. 16
2.1.1. Khái niệm chung .............................................................................................. 16
2.1.2. Windows Media Services ................................................................................ 17
2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008 ........................................................... 18
2.3. Công cụ phân tích và thiết kế hệ thống .................................................................. 20
2.3.1. Giới thiệu POWER DESIGNER ..................................................................... 20
2.3.2. Kết nối với một cơ sở dữ liệu .......................................................................... 22
2.4. Ngôn ngữ lập trình ................................................................................................. 23
2.4.1. ASP.NET ......................................................................................................... 23
2.4.2. Ngôn ngữ lập trình C# ..................................................................................... 28

2.5. Sơ đồ luồng dữ liệu ................................................................................................ 31
2.5.1. Khái niệm sơ đồ luồng dữ liệu (DFD - Data Flow Diagram) .......................... 31
2.5.2. Xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu.......................................................................... 33
CHƢƠNG 3. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ................................................................... 35
3.1. Quy trình kiểm duyệt các chƣơng trình phát sóng kênh VTV6 ............................. 36
3.2. Quy trình kiểm duyệt các chƣơng trình phát sóng kênh VTV4 ............................. 37

4


3.3. Quy trình kiểm duyệt chƣơng trình phát sóng kênh VTV2 ................................... 38
3.4. Quy trình kiểm duyệt chƣơng trình phát sóng TT THVN tại Phú Yên ................. 39
3.5. Quy trình kiểm duyệt chƣơng trình phát sóng tại TT THVN tại TP HCM ........... 39
3.6. Quy trình kiểm duyệt chƣơng trình phát sóng TT THVN TP Huế ........................ 39
3.7. Quy trình tổ chức sản xuất và chuyển chƣơng trình lên TKC phát sóng của Ban
TKBT (áp dụng cho một kênh) ..................................................................................... 42
3.7.1. Xây dựng khung chƣơng trình phát sóng ........................................................ 42
3.7.2. Xây dựng, lập kế hoạch sản xuất chƣơng trình ............................................... 42
3.7.3. Tổ chức sản xuất .............................................................................................. 43
3.7.4. Nghiệm thu chƣơng trình ................................................................................. 44
3.8. Khảo sát hệ thống SAN (Storage Area Network) của Trung tâm Kỹ thuật ........... 46
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ................................................... 49
4.1. Mô hình chức năng hệ thống .................................................................................. 49
4.2. Sơ đồ kiến trúc hệ thống ........................................................................................ 52
4.3. Biểu đồ ngữ cảnh.................................................................................................... 54
4.4. Phân tích chức năng ............................................................................................... 56
4.4.1. Biểu đồ phân rã chức năng .............................................................................. 56
4.4.2. Mô tả chi tiết các chức năng lá ........................................................................ 58
4.4.3. Các hồ sơ dữ liệu ............................................................................................. 61
4.5. Phân tích dữ liệu ..................................................................................................... 62

4.5.1. Biều đồ luồng dữ liệu mức 0 ........................................................................... 62
4.5.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 ........................................................................... 63
4.6. Thiết kế dữ liệu (mô hình E-R) .............................................................................. 68
4.6.1. Liệt kê, chính xác, chọn lọc thông tin .............................................................. 68
4.6.2. Xác định thực thể và thuộc tính ....................................................................... 68
4.6.3. Xác định mối quan hệ và thuộc tính ................................................................ 69
4.6.4. Vẽ biểu đồ và rút gọn....................................................................................... 71
4.7. Thiết kế - Mô hình Lôgic ....................................................................................... 72
4.8. Thiết kế - Mô hình Vật Lý ..................................................................................... 72

5


CHƢƠNG 5. THIẾT KẾ PHẦN MỀM ........................................................................ 77
5.1. Thiết kế quy trình login theo các user phân cấp .................................................... 78
5.2. Streaming Video..................................................................................................... 84
5.3. Thiết kế theo quy trình duyệt chƣơng trình ........................................................... 88
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 97

6


THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT

Viết Tắt

Viết Đầy Đủ

ASF


Active Streaming Format

AJAX

Asynchronous JavaScript and XML

ASP

Advanced Simple Profile

ANSI

American National Standards Institute

ADO

ActiveX Data Objects

API

Application Programming Interface

ASC

ActionScript Compiler

ASP.NET

Active Server Pages .NET


BPMN

Business Process Model and Notation

BPM

Business Process Model

BPEL

Business Process Execution Language

CLR

Common Language Runtime

CDM

Conceptual Data Model

CDN

Content Delivery Network

DVD

Digital Video Disc

DV


Digital Video

DMS

Database Management System

DTS

Data Transformatuion Servise

DFD

Data Flow Diagram

ebXML

Electronic Business using eXtensible Markup Language

7


ERD

Entity Relationship Diagram

EAM

Enterprise Architecture Model


ECMA

European Computer Manufacturers Association

FTP

File Transfer Protocol

FEM

Free Model

GUI

Graphical User Interface

HDD

Hard Disk Drive

HTTP

HyperText Transfer Protocol

HTML

HyperText Makeup Language

HDTV


High-definition television

IPTV

Internet Protocol Television

ID

Identification

ISO

International Organization for Standardization

ILM

Information Liquidity Model

ITU

International Telecommunication Union

LDM

Logical Data Model

LINQ

Language Integrated Query


MAM

Media Asset Management

MIDI

Musical Instrument Digital Interface

MXF

Material Exchange Format

MPEG

The Moving Picture Experts Group

MMS

Microsoft Media Server protocol

8


MVC

Model View Control

MSIL

Microsoft Intermediate Language


NAS

Network Attached Storage

NAT

Network Address Translation

NTSC

National Television System Committee

ODBC

Open Database Connectivity

OLE DB

Object Linking and Embedding Database

OLTP

Large-scale online Transactional Processing

OLAP

Online Analysis Processing

OTT


Over The Top Content

OOM

Object Oriented Model

PAL

Phase Alternative Line

QTVR

QuickTime Virtual Reality

RM

Real Media

RTP

Real-time Transport Protocol

RTSP

Real Time Streaming Protocol

RDBMS

Relational Database Management System


RQM

Requirements Model

RTF

Report Editor

SAN

Storage Area Network

SECAM

Sequentiel Couleur avec Mémoire (sequential color with memory)

SDTV

Standard Definition Television

9


SOAP

Simple Object Access Protocol

SDK


Software Development Kit

SQL

Structured Query Language

SDI

Serial Digital Interface

SMP

Symmetric Multiprocessing

SWF

ShockWave Flash

SVT

Scalable Video Technology

TV

Television

TTKT

Trung Tâm Kỹ Thuật


TKBT

Thƣ Ký Biên Tập

TKC

Tổng Khống Chế

VOD

Video On Demand

VoIP

Voice over Internet Protocol

VTV

Vietnam Television - Đài Truyền Hình Việt Nam

WMV

Windows Media Video

XML

eXtensible Markup Language

10



Danh Mục Hình Vẽ
Hình 2.1. Mô hình phát triển ứng dụng 3 lớp ........................................................... 25
Hình 2.2. Mô hình hoạt động lớp Presentation Layer .............................................. 26
Hình 2.3. Mô hình hoạt động lớp Business Layer..................................................... 27
Hình 2.4. Mô hình hoạt động lớp Data Access Layer ............................................... 28
Hình 2.5. Hình vẽ và ký hiệu quy ước của sơ đồ DFD ............................................. 31
Hình 2.6. Sơ đồ nhiều mức của DFD ........................................................................ 33
Hình 2.7. Quy tắc vẽ DFD (cột bên phải là vẽ đúng) ............................................... 34
Hình 3.1. Sơ đồ Quy trình sản xuất, duyệt chương trình phát sóng……………….36
Hình 3.2. Lịch phát sóng 1 tuần trong tháng ............................................................ 43
Hình 3.3. Phiếu nghiệm thu chương trình................................................................. 45
Hình 3.4. Mô hình hệ thống SAN của Trung tâm Kỹ thuật ....................................... 47
Hình 4.1. Sơ đồ tổng thể chức năng hệ thống và các modules có liên quan………50
Hình 4.2. Sơ đồ kiến trúc của hệ thống ..................................................................... 53
Hình 4.3. Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống ........................................................................... 54
Hình 4.4. Biểu đồ phân rã chức năng ....................................................................... 57
Hình 4.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 ..................................................................... 62
Hình 4.6. DFD mức 1: “Tác vụ biên tập viên” ........................................................ 63
Hình 4.7. DFD mức 1: “Tác vụ lãnh đạo Phòng” ................................................... 64
Hình 4.8. DFD mức 1: “Tác vụ lãnh đạo Ban” ....................................................... 65
Hình 4.9. DFD mức 1: “Tác vụ Phòng nội dung TKBT” ......................................... 66
Hình 4.10. DFD mức 1: “Tác vụ Thành viên Hội đồng duyệt” ............................... 67
Hình 4.11. Mô hình thực thể liên kết Entity - Relationship ...................................... 71
Hình 5.1. Mô hình UseCase của hệ thống …………………………………………78
Hình 5.2. Thiết kế quy trình đăng nhập .................................................................... 79
Hình 5.3. Mô hình hiển thị giao diện người dùng ..................................................... 82
Hình 5.4. Giao diện quản trị AdminUnit .................................................................. 83
Hình 5.5. Giao diện quản trị hệ thống AdminSystem................................................ 83
Hình 5.6. Giao diện người dùng ............................................................................... 83


11


Hình 5.7. Giao diện đăng nhập thất bại ................................................................... 84
Hình 5.8. Kết quả hiển thị Streaming Video ............................................................. 85
Hình 5.9. Cấu hình Windows Media Services kết nối tới server lưu trữ .................. 86
Hình 5.10. Cấu hình MMS đến server lưu trữ để streaming media .......................... 87
Hình 5.11. Tiến trình streaming media ..................................................................... 87
Hình 5.12. Mô hình thiết kế quy trình duyệt chương trình ....................................... 88

12


CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Nội dung đề tài
Nội dung đề tài thực hiện là xây dựng ra quy trình và công cụ phần mềm ứng
dụng tác nghiệp trong môi trƣờng Web, thực hiện việc duyệt chƣơng trình phát sóng
từ khâu hậu kỳ sản xuất chƣơng trình tại Trung tâm kỹ thuật sản xuất chƣơng trình
qua các khâu kiểm duyệt ở cấp Phòng, cấp Ban, hội đồng duyệt của Đài Truyền
hình Việt Nam (VTV) trên cơ sở kết nối mạng giữa hệ thống dựng hậu kỳ của Trung
tâm Kỹ thuật Sản xuất chƣơng trình, mạng nội bộ của ban VTV6 và mạng core của
VTV tại 43 Nguyễn Chí Thanh.
Chƣơng trình sau khi hoàn tất việc dựng hậu kỳ sẽ đƣợc chuyển đổi sang
định dạng phân giải thấp, tệp phân giải thấp sẽ tự động đƣợc đẩy lên máy chủ cài
ứng dụng duyệt trên môi trƣờng Web.
Các tệp có định dạng phân giải thấp đƣợc khai báo và lƣu trữ tập trung trên
máy chủ, tên tệp của mỗi chƣơng trình từ khi dựng đến khi phát sóng là duy nhất,
chƣơng trình sẽ đƣợc duyệt đến cấp Ban hoặc cấp Thƣ ký biên tập thông qua mạng.
Mỗi ngƣời dùng có một mật khẩu để truy cập, phạm vi truy cập phụ thuộc vào

quyền của mỗi ngƣời dùng.
1.2. Phạm vi và đối tƣợng áp dụng
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho Ban Thanh thiếu niên - VTV6 thông qua
mạng nội bộ của Đài. Hệ thống phần mềm cũng đƣợc thiết kế mở để có thể dễ dàng
nhân rộng việc ứng dụng cho các đơn vị khác trong Đài.
Đối tƣợng áp dụng:
-

Kỹ thuật viên dựng

-

Khối biên tập: Gồm có biên tập viên, phụ trách phòng, phụ trách ban.

-

Hội đồng duyệt: Hội đồng duyệt chƣơng trình, phòng nội dung – TKBT.

-

Phòng Tổng khống chế

13


1.3. Lý do lựa chọn và mục tiêu của đề tài
Trƣớc đây, trƣớc khi máy quay phim điện tử (camcorder) ra đời, việc ghi hình
di động cần đến hai dụng cụ: một máy quay phim điện tử và một máy ghi băng hình.
Hai thiết bị này sau nhiều phiên bản đƣợc thiết kế bởi các hãng khác nhau đã trở nên
nhỏ gọn hơn, dễ mang đi hơn, nhƣng khi ghi hình vẫn cần đến 2 ngƣời thực hiện.

Năm 1982, hãng Sony giới thiệu máy quay phim kết hợp cao cấp gọi là Betacam.
Qua thời gian, tại một số quốc gia (trong đó có Việt Nam) việc sử dụng băng từ
Betacam để ghi và lƣu trữ chƣơng trình dần trở nên phổ biến và trở thành phƣơng
thức lƣu trữ chính trong suốt một thời gian dài. Xét trên khía cạnh kiểm duyệt nội
dung chƣơng trình, tại thời điểm hiện tại, khi mà công nghệ lƣu trữ và truyền nhận
dữ liệu qua mạng đã có những bƣớc tiến lớn, việc sử dụng băng Betacam đơn lẻ
càng bộc lộ rõ nhiều nhƣợc điểm nhƣ:
 Chất lƣợng hình ảnh giảm do băng đã đƣợc sử dụng nhiều lần trong thời
gian dài.
 Biên tập viên phải cầm băng đi từ nơi này qua nơi khác để đăng ký duyệt
chƣơng trình.
 Số lƣợng chƣơng trình rất lớn, kéo theo số lƣợng băng cũng rất lớn, gây
khó khăn cho việc quản lý và bảo quản thiết bị, nhất là ở những vùng có
khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhƣ miền bắc Việt Nam.
 Để có thể ghi dữ liệu vào băng và kiểm duyệt nội dung dữ liệu trên băng
cần có các thiết bị chuyên dụng, những thiết bị này thƣờng đƣợc bán với
giá rất cao, khiến cho chi phí sản xuất các chƣơng trình truyền hình bị tăng
lên.
Xét thấy những bất cập của việc sử dụng băng betacam cho việc kiểm duyệt nội
dung chƣơng trình, tôi đã nghiên cứu và triển khai giải pháp hỗ trợ kiểm duyệt các
chƣơng trình phát sóng của kênh VTV6, dựa trên nền tảng thiết bị là hệ thống máy
chủ và hạ tầng mạng sẵn có của Đài Truyền hình Việt Nam. Giải pháp này khi đƣợc
triển khai sẽ giúp ích rất lớn cho việc sản xuất các chƣơng trình truyền hình, nâng

14


cao chất lƣợng hình ảnh, giảm thời gian kiểm duyệt nội dung, thuận tiện cho ngƣời
sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất các chƣơng trình truyền hình.
Xây dựng hệ thống duyệt chƣơng trình qua mạng cho ban biên tập nội dung kênh

VTV6 để giải quyết những bất cập còn tồn tại của phƣơng pháp kiểm duyệt cũ và
đáp ứng yêu cầu cấp bách về việc kiểm duyệt các chƣơng trình phát sóng dƣới dạng
file, loại bỏ dần băng từ Betacam ra khỏi quy trình sản xuất, tiến tới mô hình sản
xuất chƣơng trình hoàn toàn dựa trên file. Việc xây dựng hệ thống hỗ trợ duyệt
chƣơng trình qua mạng nhằm thay đổi dần dần phƣơng thức kiểm duyệt cũ, thực
hiện hiện đại hóa quy trình sản xuất, góp phần đẩy mạnh sử dụng công nghệ kỹ
thuật số trong công đoạn sản xuất chƣơng trình.

15


CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÔNG NGHỆ
2.1. Công nghệ Video Streaming
2.1.1. Khái niệm chung
Công nghệ streaming cho phép các multimedia server truyền đi qua mạng
Internet các dòng dữ liệu liên tiếp có thể giải nén và hiển thị ngay lập tức khi tới
phía ngƣời dùng. Để download về một đoạn phim ngắn cũng có thể mất tới vài phút
trong khi các dữ liệu video sử dụng công nghệ streaming chỉ mất vài giây để có thể
hiển thị. Streaming video tiết kiệm thời gian cho ngƣời dùng bằng cách sử dụng các
công nghệ giải nén kết hợp với player hiển thị dữ liệu đồng thời trong lúc vẫn tiếp
tục download.
Quá trình này đƣợc gọi là buffering và có thể đƣợc diễn giải nhƣ sau : thay vì
đƣợc gửi một lần duy nhất, dữ liệu streaming video sẽ đƣợc truyền đi thành các gói
nhỏ, ban đầu player sẽ lấy về một phần chia nhỏ đó của dữ liệu video trƣớc khi hiển
thị, đồng thời trong lúc hiển thị các gói dữ liệu còn lại sẽ lần lƣợt đƣợc lấy về để kịp
cho việc hiển thị tiếp theo.
Với công nghệ streaming, các nhà cung cấp dịch vụ có thể tạo, phân phối và
hiển thị các streaming video dƣới các định dạng của công nghệ streaming (nhƣ RM,
MOV và ASF). Streaming Video thƣờng đƣợc sử dụng trong lĩnh vực giải trí hoặc
dạy học, dùng để lƣu trữ các tuyển tập các file video hoặc các bài học, cung cấp cho

ngƣời dùng các tiện ích nhƣ tìm kiếm, liệt kê, và khả năng hiển thị hoặc hiển thị lại
các dữ liệu video theo yêu cầu.
Streaming Video đƣợc thể hiện dƣới hai dạng : Video theo yêu cầu (on
demand) và Video thời gian thực (live event).
Video theo yêu cầu là các dữ liệu video đƣợc lƣu trữ trên multimedia server và
đƣợc truyền đến ngƣời dùng khi có yêu cầu, ngƣời dùng có toàn quyền để hiển thị
cũng nhƣ thực hiện các thao tác (tua, dừng, nhẩy qua ..) với các đoạn dữ liệu này.
Video thời gian thực là các dữ liệu video đƣợc convert trực tiếp từ các nguồn
cung cấp dữ liệu theo thời gian thực (máy camera, microphone, các thiết bị phát dữ

16


liệu video ...). Các dữ liệu này sẽ đƣợc multimedia phát quảng bá thành các kênh
ngƣời dùng sẽ chỉ có quyền truy nhập bất kỳ kênh ƣa thích nào để hiển thị dữ liệu
mà không đƣợc thực hiện các thao tác tua, dừng vv.. trên các dữ liệu đó (giống nhƣ
TV truyền thống).
Video Stream sử dụng các giao thức RTSP, MMS hay HTTP vv.. để truyền dữ
liệu theo dạng streaming qua mạng Internet, đồng thời sử dụng các chuẩn nén để
giảm dung lƣợng dữ liệu, cung cấp khả năng nén dữ liệu tại nhiều mức nén, nhiều
kích thƣớc hiển thị để có thể phù hợp với độ rộng băng thông của nhiều mạng
truyền dẫn để tối ƣu hoá việc truyền dữ liệu qua mạng. Cũng chính vì vậy việc
truyền các Streaming Video qua mạng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm
phần mềm Video Streaming Server [1].
Một vấn đề lớn đƣợc đặt ra cùng với sự phát triển của các công nghệ video
streaming là sự gia tăng của các định dạng dữ liệu riêng và sự không tƣơng thích
của chúng. Hơn 8 ứng dụng khác nhau và các plugin của chúng sẽ phải load về máy
ngƣời dùng để có thể hiển thị đƣợc tất cả các khuôn dạng của video qua Internet.
Bởi vậy các định dạng video streaming chỉ giới hạn bởi ba công ty đƣợc coi là
dẫn đầu trong công nghệ streaming với các sản phẩm: Apple với QuickTime,

RealNetworks với RealMedia, và Microsoft với Windows Media.
Các hãng này đều cung cấp các bộ công cụ trọn gói gồm Video Streaming
Server (lƣu trữ, truyền phát dữ liệu theo các giao thức hỗ trợ ... ), Video Player (hiển
thị dữ liệu tại phía ngƣời dùng) và công cụ kiến tạo dữ liệu với các chuẩn nén.
2.1.2. Windows Media Services
Windows Media là sản phẩm của Microsoft nhằm phục vụ việc truyền
streaming media trên mạng Internet. Windows Media đƣợc phổ biến khá rộng rãi
với nhiều phiên bản nâng cấp khác nhau. Mặc dùng Windows Media Streaming
Server sử dụng giao thức riêng của nó là MMS (Microsoft Media Server Protocol)
thay vì sử dụng giao thức chuẩn RTSP xong nó hoàn toàn miễn phí và chạy đƣợc
trên rất nhiều các ứng dụng nền tảng Server của Windows.

17


Tƣơng tự nhƣ Real, Windows Media tập trung vào việc truyền phát
audio/video qua mạng Internet, hỗ trợ hai giao thức serverbase (MMS) và serverless
(HTTP) với định dạng tiêu chuẩn là ASF (Active Streaming Format).
Windows Media cung cấp một bộ công cụ đƣợc đóng gói hoàn chỉnh có tên là
Windows Media Techonologies. Windows Media Technologies gồm Windows
Media Tool dùng để kiến tạo các dữ liệu streaming, Windows Media Services đóng
vai trò Video Streaming Server cung cấp dữ liệu, Windows Media Player là công cụ
hiển thị dữ liệu và ngoài ra còn có Windows Media Right Manager đƣợc sử dụng để
bảo vệ chống sao chép dữ liệu.
Windows Media Server hỗ trợ công nghệ “intelligent streaming": cho phép
truyền phát dữ liệu dựa trên độ rộng băng thông Internet giữa ngƣời dùng và Server.
Mặt khác công nghệ này có khả năng cung cấp việc truyền phát các luồng dữ liệu
một cách liên tục kể cả khi băng thông của mạng bị suy giảm, khi đó Server sẽ giảm
việc truyền phát dữ liệu cho phù hợp, nếu băng thông bị giảm quá nhiều server sẽ tự
động giảm chất lƣợng của dữ liệu video cho đến khi chỉ còn dữ liệu audio đƣợc

truyền qua mạng.
2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008
Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống các chƣơng trình hỗ trợ các tác
vụ quản lý, khai thác dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.
Cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu mà dữ liệu bên trong nó đƣợc tổ chức
thành các bảng. Các bảng đƣợc tổ chức bằng cách nhóm dữ liệu theo cùng chủ đề và
có chứa các cột và các hàng thông tin. Sau đó các bảng này lại liên hệ với nhau bởi
bộ Database Engine khi có yêu cầu. RDBMS là một trong những mô hình cơ sở dữ
liệu thông dụng nhất hiện nay [5].
SQL server là một hệ thống quản lí cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hay còn
đƣợc gọi là Relational Database Management System do Microsoft phát triển.
Ngôn ngữ truy vấn quan trọng của Microsoft SQL server là Transact-SQL.
Transact-SQL là ngôn ngữ SQL mở rộng dựa trên SQL chuẩn của ISO

18


(International Organization for Standardization) và ANSI (American National
Standards Institute) đƣợc sử dụng trong SQL Server [6].
Những thành phần chính trong SQL Server bao gồm:
Hệ thống
SQL Server

Diễn giải
Đây là phần chính của hệ thống, là trung tâm điều hành
những phần thực thi khác. Với Desktop Engine bạn sẽ tìm
thấy các dich vụ trong hệ thống nhƣ SQL Server Agent
(Schedule), SQL Server Profiler ,…

Full - Text Search


Đây là phần cung cấp chức năng tìm kiếm rất mạnh,
nếu sử dụng Internet để tìm kiếm thì đây là giải pháp tuyệt
vời. Nếu bạn muốn tìm kiếm một chuỗi con trong một
đoạn văn bản lớn thì đây là công cụ thích hợp cho công
việc đó.

English Query

Phần này cho phép ngƣời sử dụng không có kỹ thuật
về SQL cũng có thể sử dụng SQL Server, bằng cách đặt
câu hỏi bằng chuỗi English sau đó đƣợc dịch ra Query mà
có thể thực thi trên SQL server

Analusis Services

Phần này không bao gồm mặc định trong phần cài
đặt, chúng là dạng sản phẩm tự chọn, là công cụ phân tích
OLAP (Online Analysis Processing), sử dụng cho cơ sở
dữ liệu lớn. Những phiên bản có OLAP đầy đủ chức năng
là Enterprise và Developer, nhƣng trong ấn bản Standard
và Personal cũng có một chức năng chính của OLAP

Replication

Chức năng này cho phép tái tạo một bản sao đến SQL
Server khác, thông thƣờng dùng chức năng này cho các hệ
thống Server từ xa hay trong network, nhằm để làm giảm
trao đổi dữ liệu giữa các SQL Server với nhau.


Data

Data Transformation Servise (DTS) đƣợc mở rộng trong

Transformatuion

phiên bản SQL Server, bao gồm những chức năng trao đổi
19


dữ liệu giứa các cơ sở dữ liệu, và giao tiếp dữ liệu giữa

Servise

các cơ sở dữ liệu khác nhau, đây là những giải pháp lập
trình trên Visual Basic
Symmetric Multiprocessing (SMP): Dịch vụ này đƣợc hỗ trợ trong SQL
Server 2000, dịch vụ này phân phối công việc xử lý trên hệ thống có nhiều bộ vi xử
lý để làm cân bằng tiến trình trên các CPU.
Clustering Support: Chỉ có trong ấn bản Enterprise và Developer, Clustering
cho phép hệ thống cân bằng khi có một Server bị ngừng thì những hệ thống khác
tiếp nhận và xử lý [6].
2.3. Công cụ phân tích và thiết kế hệ thống
2.3.1. Giới thiệu POWER DESIGNER
PowerDesigner là môi trƣờng thiết kế mô hình hóa tổng thể hệ thống dƣới
dạng đồ họa và dễ dàng sử dụng. Công cụ này cung cấp:
-

Việc mô hình hóa đƣợc tích hợp thông qua các phƣơng pháp và các ký hiệu


chuẩn.
 Dữ liệu (Data: E/R, Merise)
 Giao dịch (Business: BPMN, BPEL, ebXML)
 Ứng dụng Application (UML)
-

Phát sinh code tự động thông qua các template có thể tùy chỉnh đƣợc.
 SQL
 Java
 .NET

-

Khả năng đối chiếu mạnh mẽ để làm tài liệu và cập nhật các hệ thống hiện

-

Khả năng tạo báo cáo tự động, có thể tùy chỉnh đƣợc.

-

Một môi trƣờng có thể mở rộng, cho phép ta thêm các luật, câu lệnh, khái

có.

niệm, thuộc tính mới cho các phƣơng pháp mã hóa và mô hình hóa.
20


Hỗ trợ của PowerDesigner đối với đội phát triển dự án

Một đội phát triển bao gồm: chuyên viên phân tích nghiệp vụ, phân tích và
thiết kế, quản trị dữ liệu, lập trình viên, tester. Mỗi ngƣời sẽ sử dụng một số tính
năng khác nhau của PowerDesigner.
Business Analysts (chuyên viên phân tích nghiệp vụ):
Xác định kiến trúc của tổ chức, các yêu cầu nghiệp vụ, và các dòng chảy
nghiệp vụ ở cấp cao. Họ có thể sử dụng các component sau:
 Enterprise Architecture Model (EAM)
 Requirements Model (RQM)
 Business Process Model (BPM)
Data Analysts and Designers (Chuyên viên phân tích và thiết kế):
Sẽ gắn kết các yêu cầu kỹ thuật với các yêu cầu nghiệp vụ. Đi sâu hơn vào
việc phân tích, ta có thể định nghĩa Use Cases và kết hợp chúng với các yêu cầu. Ta
có thể mô tả các đặc điểm kỹ thuật thuộc về chức năng và định nghĩa chính xác hơn
bản chất và chi tiết của từng tiến trình, ứng dụng và cấu trúc dữ liệu của ứng dụng.
Ta có thể sử dụng mô hình tiến trình nghiệp vụ (Business Process Model – BPM) và
một mô hình dữ liệu quan niệm Conceptual Data Model (CDM) [3].
Database Administrators (Quản trị cơ sở dữ liệu):
Sử dụng cấu trúc dữ liệu đã đƣợc định nghĩa tốt để tối đa hóa, và tạo cơ sở dữ liệu,
gồm có:
 Physical Data Model (PDM):
 Logical Data Model (LDM):
 Information Liquidity Model (ILM):
Developers (Lập trình viên):
Sẽ viết các chi tiết kỹ thuật trong một Requirements Model (RQM), và sẽ xây
dựng ứng dụng, định nghĩa các hành vi và cấu trúc đối tƣợng và các sơ đồ đối
tƣợng/quan hệ.
 Object-Oriented Model (OOM)
 XML Model (XSM)
21



Team Leaders (Trƣởng nhóm):
Sẽ quan tâm tới tất cả các mô hình và sẽ đảm bảo tất cả các yêu cầu, các đối
tƣợng thiết kế và các tài liệu đƣợc liên kết với nhau thông qua các liên kết lƣu vết
tính đến tác động phân tích và thay đổi sự quản lý.
 PowerDesigner Enterprise Repository: là khu vực trung tâm của sự lƣu trữ.
Kho hỗ trợ chia sẽ dữ liệu lớn, phiên bản và báo cáo cho các mô hình và các tài liệu
hệ thống khác; có một hệ thống bảo mật mạnh và hỗ trợ khả năng mở rộng doanh
nghiệp thực sự từ một trƣờng hợp kho đơn.
 Report Editor: ta có thể đảm bảo rằng các tài liệu luôn đƣợc cập nhật và
chính xác. Report Editor cho phép ta tự động hóa việc tạo ra các báo cáo chi tiết
(theo format RTF và HTML) trên bất cứ hoặc tất cả các thành phần của hệ thống để
chia sẻ thông tin thiết kế trong đội dự án và trong toàn công ty.
 Free Model (FEM): đƣợc sử dụng để tạo ra các sơ đồ để giải thích kiến trúc
hệ thống và các ứng dụng, kịch bản use-case của các ứng dụng, các sơ đồ dòng chảy
và các hình vẽ khác.
Tester: sẽ sử dụng Requirements Model (RQM), Conceptual Data Model (CDM) và
các mô hình khác cùng với các tài liệu thiết kế để hiểu đƣợc ứng dụng nên làm việc
thế nào và nó đƣợc phát triển nhƣ thế nào.
2.3.2. Kết nối với một cơ sở dữ liệu
PowerDesigner cho phép ta định nghĩa data connections để truy cập thông tin
trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau (DBMS) sử dụng SQL.
Một data connection thực hiện lời gọi hàm và các yêu cầu SQL từ
PowerDesigner và gửi chúng tới 1 data source và trả lại kết quả cho PowerDesigner.
PowerDesigner physical data model (PDM) và Information Liquidity Model
(ILM) cho phép ta định nghĩa các data connection cho các CSDL đích để tạo ra các
mô hình và đối chiếu các nguồn dữ liệu [3]. The PowerDesigner repository đòi hỏi
một CSDL để lƣu trữ các mô hình và các tài liệu thiết kế khác.

22



PowerDesigner hỗ trợ các loại connection khác nhau, và sự lựa chọn của ngƣời
dùng phụ thuộc vào giao diện mà ta đã cài đặt cấu hình ODBC Machine (Open
Database Connectivity) và File Data Sources.
2.4. Ngôn ngữ lập trình
2.4.1. ASP.NET
2.4.1.1. ASP.NET là gì?
ASP.NET là viết tắt của Active Server Pages .NET – Công nghệ phát triển ứng
dụng Web đƣợc phát triển bởi Micrsoft. Nhiều ngƣời nhầm tƣởng đây là bản nâng
cấp hay có thể là thế hệ tiếp theo của ASP. Điều này không chính xác vì ASP.NET
là một công nghệ đƣợc phát triển từ đầu, còn ASP chỉ đơn thuần là ngôn ngữ kịch
bản đƣợc nhúng trong HTML với chức năng truy xuất Database đƣa lên trang web
[2]. ASP.NET là công nghệ lập trình hỗ trợ gần 20 ngôn ngữ lập trình khác nhau
dựa trên nền tảng .NET Framework. Khi biên dịch các ngôn ngữ sẽ đƣợc biên dịch
sang mã IL, đây chính là ngôn ngữ của .NET và bắt buộc phải dịch ra IL vì đây là
ngôn ngữ để CLR(Common Language Runtime) có thể hiểu đƣợc.
2.4.1.2. ASP.NET là công nghệ hướng đối tượng
Trong ASP.NET mọi thứ đều là đối tƣợng, tất cả đều đƣợc lƣu trữ dƣới dạng
class. Mọi biến, thuộc tính, phƣơng thức đều là thành phần của các đối tƣợng.
Không có khái niệm biến tự do. Cũng nhờ vào tính hƣớng đối tƣợng nên ứng dụng
ASP.NET có tính đóng gói, chặt chẽ cao, các đối tƣợng làm việc độc lập, dễ dàng
trong việc kiểm soát ngoại lệ [2].
2.4.1.3. ASP.NET AJAX
Từ phiên bản ASP.NET 3.5, AJAX đƣợc thêm vào nhƣ một thành phần bên
trong ASP.NET AJAX Control Extenders đƣợc tích hợp vào ToolBox của Visual
2008 trở về sau, giúp cho việc xây dựng control đƣợc dễ dàng và nhanh chóng hơn
[2]. Các control cũng đƣợc tích hợp một số tính năng hỗ trợ cho việc xử lý linh hoạt
hơn.
23



2.4.1.4. Mô hình phát triển ứng dụng MVC
Đây là mô hình lập trình web, trong đó ứng dụng đƣợc chia thành 3 phần
riêng biệt có quan hệ độc lập, tƣơng tác chặt chẽ với nhau. Với MVC (Model –
View - Control) ứng dụng sẽ đƣợc chuyên hóa thành 3 mảng chuyên biệt, đẩy mạnh
tính chuyên môn của mỗi phần:


Model: Bộ phận thực thi các tác vụ Logic, xử lý mọi hoạt động bên trong từ
yêu cầu nhận của máy khách. Đảm nhiệm việc truy xuất, xử lý và lƣu trữ dữ
liệu.



View: Là những gì ngƣời dùng thấy trên trình duyệt… View chuyên bên
mảng thiết kế giao diện ngƣời dùng.



Control: Là bộ phận trung gian giữa Model và View, Control đóng vai trò
cầu nối. truyền tải dữ liệu, trả về kết quả cho ngƣời dùng, hay nói cách khác
là vẽ lên giao diện của trang web ở trên Clent.
Với mô hình MVC đã tách biệt hoàn toàn vai trò của ngƣời thiết kế (design) và

ngƣời lập trình (coding). Sau khi design ra giao diện trang web, sẽ bàn giao cho bộ
phận coding… Công việc đẩy mạnh tính chuyên môn, nhƣ vậy mỗi bên chỉ thực
hiện công việc của mình, không phải hiểu sâu về các mảng việc cùng lúc.
2.4.1.5. Mô hình phát triển ứng dụng 3 lớp (3 layers / 3-tiers)
Trong phát triển ứng dụng, để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng

nhƣ không bị ảnh hƣởng bởi các thay đổi, ngƣời ta hay nhóm các thành phần có
cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc
không bị chồng chéo và ảnh hƣởng lẫn nhau. Ví dụ trong một công ty có từng phòng
ban, mỗi phòng ban sẽ chịu trách nhiệm một công việc cụ thể nào đó. Trong phát
triển phần mềm, ngƣời ta cũng áp dụng cách phân chia chức năng này. Sử dụng kiến
trúc đa tầng/nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng nào đó, trong đó mô
hình 3 lớp là phổ biến nhất [7]. Ba lớp đó là Presentation, Business Logic và Data
Access. Các lớp này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ (services) mà mỗi
lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này không cần biết bên trong lớp kia làm gì
mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó.
24


Mô hình 3 lớp mà Microsoft đề nghị dùng cho các hệ thống phát triển trên nền .NET
nhƣ sau:

Hình 2.1. Mô hình phát triển ứng dụng 3 lớp
 Presentation Layer
Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với ngƣời dùng cuối để thu thập dữ liệu và
hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện ngƣời sử dụng.
Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp. Trong .NET thì ta
có thể dùng Windows Forms, ASP.NET hay Mobile Forms để hiện thực lớp này.
Trong lớp này có 2 thành phần chính là User Interface Components và User
Interface Process Components.
UI Components là những phần tử chịu trách nhiệm thu thập và hiển thị thông
tin cho ngƣời dùng cuối. Trong ASP.NET thì những thành phần này có thể là các
TextBox, các Button, DataGrid…
UI Process Components: là thành phần chịu trách nhiệm quản lý các qui trình
chuyển đổi giữa các UI Components. Ví dụ chịu trách nhiệm quản lý các
25



×