Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với giáo dục ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.52 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|11346942

1
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC
PHẦN

Học phần: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
VÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TỒN DIỆN ĐỂ PHÂN
TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID

-19 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Đào Thu Hương

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Việt Ánh

Lớp : K24NHC

Mã sinh viên : 24A4012701

Hà nội, ngày 6 tháng 1 năm 2022

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942


2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………3

2. Mục đích của đề tài …………………………………………………… 3

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài …………………………………4

NỘI DUNG

Phần 1: Quan điểm của phép biện chứng duy vật về nguyên lý của mối

liên hệ phổ biến

I. Phép biện chứng duy vật ………………………………………………4

II. Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến …………………………………...5

1. Khái niệm của mối liên hệ phổ biến ………………………………………5

2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến………………………………………..6

II.1. Tính khách quan …..……………………………………………….....6

II.2. Tính phổ biến


………………………………………………………....7

II.3. Tính phong phú và đa dạng …………………………………………..7

3. Ý nghĩa phương pháp luận ……………………………………………......8

3.1. Quan điểm toàn diện…………………………………………………...8

3.2. Quan điểm lịch sử - cụ thể ………………………………………….....9

Phần 2: Phân tích những ảnh hưởng của đại dịch covid – 19 đối với nền

giáo dục ở Việt Nam hiện nay

I. Những ảnh hưởng của Covid- 19 và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục

Việt Nam hiện nay………………………………………………………10

II. Liên hệ bản thân: Là sinh viên Học viện Ngân Hàng chúng ta cần có

những giải pháp gì để học tập tích cực trong đại dịch……………………12

KẾT LUẬN…………………………………………………………………13

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………...14

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942


3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong ba năm gần đây, cả thế giới đang lao đao về vơ cùng chỉ vì những con
vi rút bé xíu nhưng rất nguy hại: Corona. Số nạn nhân mất mạng vì Covid- 19
đang lũy tiến từng ngày từng giờ khiến chúng ta đều lo sợ và hoảng loạn.
Dịch bùng phát cũng là lúc vô số vấn dề đươc đặt ra, đại dịch đã làm đảo lộn
và tàn phá rất nhiều các lĩnh vực đời sống, trong đó giáo dục và đào tạo là lĩnh
vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình
và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ cịn phần cốt lõi
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các trường học phải chuyển sang dạy
học trực tuyến, học sinh không được đến trường, kế hoạch học tập bị đảo lộn
dẫn đến một vài điều đáng lo ngại như học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu
gây nên tình trạng hổng tình trạng hổng kiến thức. Chính vì vậy chúng ta cần
đặt ra một vài giải pháp để giải quyết tình trạng đáng lo ngại này
Phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất
của hoạt động thực tiễn và nhận thức. Chức năng này thể hiện ở chỗ con
người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù và các
quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật để đề ra các nguyên tắc tương
ứng, định hướng cho hoạt động lý luận và thực tiễn của mình. Dựa trên cơ sở
khái niệm này của phép biện chứng duy vật em đã chọn đề tài: “ Nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm tồn diện để phân tích
những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 đối với giáo dục của Việt Nam
hiện nay ” để phân tích lý luận cho đề tài của mình

2. Mục đích chọn đề tài


Qua việc nghiên cứu đề tài lý luận này, em muốn giúp cho mọi người hiểu những
khái niệm cơ bản của phép biện chứng duy vật, nắm bắt được rõ các nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến và cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện để từ đó thấy được

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

4
những ảnh hưởng của đại dịch Covid đối với nền giáo dục nước nhà và cùng nhau
tìm ra được giải pháp để tích cực học tập trong đại dịch

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Thông qua việc nắm bắt các khái niệm và kiến thức trọng tâm của phép biện
chứng cũng như là mối liên hệ phổ biến chúng ta có thể thấy được quan điểm
tồn diện địi hỏi phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ đến chỗ
khái quát để rút ra cái bản chất, cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng từ
đó tìm ra được khuynh hướng phát triển trong thực tiễn
Qua nghiên cứu đề tài cũng giúp thấy được tình hình đại dịch hiện nay không
chỉ là vấn đề của Bộ y tế mà còn là ảnh hưởng lớn đối với Bộ giáo dục: Gần
20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một khoảng thời gian
rất dài. Trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng đến
nguồn cung cấp nhân lực… Đề tài cũng góp phần tìm ra hướng giải quyết,
những chính sách phù hợp đối với những vấn đề nêu trên

NỘI DUNG

PHẦN 1: QUAN ĐIỂM CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT VỀ NGUYÊN LÝ CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

I.Phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật là “ linh hồn sống ” , là “ cái quyết định ” của chủ
nghĩa Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực
khách quan và của nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện
chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực
tiễn. Chức năng này thể hiện ở chỗ, con người dựa vào các nguyên lý, được
cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

5

vật để đề ra các nguyên tắc tương ứng, định hướng hoạt động lý luận và thực
tiễn của mình
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lenin là phép biện chứng được
xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Đây là sự khác biệt
tinh tế về trình độ phát triển so với các tư tửing biện chứng trong các thời kỳ
trước đây
Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac- Lenin có sự thống nhất
giữa nội dung thế giới quan ( duy vật biện chứng) và phương pháp luận ( biện
chứng duy vật). Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật khơng dừng lại ở sự
giải thích thế giới mà cịn là cơng cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới
Vai trò của phép biện chứng duy vật: Xuất pháp từ các ưu điểm tiến bộ của
mình, phép biện chứng duy vật trở thành một nội dung đặc biệt quan trọng
trong thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng
thời nó là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng
tạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Từ đặc trưng và vai trò nêu trên, ta thấy phép biện chứng duy vật tồn tại dựa
trên các nguyên lý cơ bản. Làm sáng tỏ và phong phú thêm những quy luật
thể hiện hai nguyên lý này chính là đối tượng của phép biện chứng duy vật

II.Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến

1.Khái niệm của mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác
động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt,
các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên
hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của
thế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn
tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của
phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất,

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

6

khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng…Như vậy, giữa các sự vật,
hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại
những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định, nhưng đồng thời
cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó, những mối liên hệ đặc
thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất
định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống
nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của
các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật hiện

tượng khách quan tồn tại trong mỗi liên hệ, rằng buộc lẫn nhau tác động, ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật,
của một hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 6 cặp
phạm trù cơ bản

2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
2.1. Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến

Trong thế giới vật chất, các sự vật, hiện tượng ln có mối liên hệ với nhau,
dù nhiều dù ít. Điều này là khách quan, khơng lệ thuộc vào việc con người có
nhận thức được các mối liên hệ hay khơng.
Sở dĩ mối liên hệ có tính khách quan là do thế giới vật chất có tính khách
quan. Các dạng vật chất (bao gồm sự vật, hiện tượng) dù có vơ vàn, vơ kể,
nhưng thống nhất với nhau ở tính vật chất. Có điểm chung ở tính vật chất tức
là chúng có mối liên hệ với nhau về mặt bản chất một cách khách quan. Có
những mối liên hệ rất gần gũi ta có thể nhận thấy ngay.
Ví dụ như mối liên hệ giữa con gà và quả trứng
Nhưng có những mối liên hệ phải suy đến cùng, qua rất nhiều
khâu trung gian, ta mới thấy được. Gần đây, chúng ta hay được nghe về lý
thuyết “hiệu ứng cánh bướm”. Lý thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng
những sự vật, hiện tượng ở rất xa nhau nhưng đều có liên quan đến nhau.

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

7

2.2. Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến
Các mối liên hệ tồn tại giữa tất cả các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội

và tư duy. Không có sự vật, hiện tượng bất kỳ nào mà khơng có sự liên hệ với
phần cịn lại của thế giới khách quan.
Lấy lĩnh vực tự nhiên để phân tích, ta có những mối liên hệ giữa các sự vật,
hiện tượng thuộc riêng lĩnh vực tự nhiên. Cũng có những mối liên hệ giữa các
sự vật, hiện tượng thuộc tự nhiên với các sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực xã
hội. Lại có những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên với các
hiện tượng thuộc lĩnh vực tư duy (hay tinh thần)
Khi lấy lĩnh vực xã hội hoặc tư duy để phân tích, ta cũng có những mối liên
hệ đa lĩnh vực như trên.

2.3. Tính phong phú, đa dạng của mối liên hệ phổ biến
Đó là sự mn hình, mn vẻ của những mối liên hệ. Tính đa dạng, nhiều loại
của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, vận động và phát triển của
chính các sự vật, hiện tượng quy định.
Các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát
triển của các sự vật, hiện tượng. Ta có thể nêu một số loại hình cơ bản sau:

Liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài:
Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa các yếu
tố, các bộ phận, các thuộc tính, các mặt khác nhau… trong cùng một sự vật.
Nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật.
Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau.
Nhìn chung, nó khơng có ý nghĩa quyết định. Mối quan hệ này thường phải
thông qua mối liên hệ bên trong để phát huy tác dụng.
Liên hệ bản chất và không bản chất, liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên: Cũng
có những tính chất, đặc điểm nêu trên. Ngồi ra, chúng cịn có tính đặc thù.

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942


8

Chẳng hạn, cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong mối quan hệ này, lại là tất
nhiên trong mối quan hệ khác.
Liên hệ chủ yếu và thứ yếu; liên hệ trực tiếp và gián tiếp: Cách phân loại
này nói đến vai trị quyết định đối với sự vận động, phát triển của sự vật.
Liên hệ bản chất và không bản chất; liên hệ cơ bản và không cơ bản: Cách
phân loại này nói lên thực chất của mối liên hệ là gì.
Liên hệ bao qt tồn bộ thế giới và liên hệ bao quát một số hoặc một lĩnh
vực: Cách phân loại này vạch ra quy mô của mối liên hệ
Sự phân chia từng loại cặp mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối, vì mỗi
loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên
hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau
tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát
triển của chính sự vật
Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối
nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, bởi mỗi loại mối liên hệ có vị trí và
vai trị xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Con người phải
nắm bắt đúng mối liên hệ để có cách tác động phù hợp nhằm đưa loại hiệu
quả cao nhất trong hoạt động của mình

3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có thể rút ra ý nghĩa về phương
pháp luận sau:

3.1. Quan điểm tồn diện
Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa
các sự vật hiện tượng và các mối liên hệ có tính khách quan, mang tính phổ
biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tơn

trọng quan điểm tồn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

9

Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật hiện tượng trong
mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính
sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực
tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng sự
vật
Đồng thời quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối
liên hệ phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối
liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên và lưu ý đến sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác
động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm tồn diện, khi tác động vào sự vật,
chúng ta khơng những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà cịn
phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với sự vật khác. Đồng thời,
chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp các phương tiện khác nhau
để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

3.2. Quan điểm lịch sử toàn diện - cụ thể
Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú. Sự vật hiện tượng khác nhau
không gian thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong
hoạt động nhận thứ và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan
điểm lịch sử - cụ thể
Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác

động vào sự vật phải chú ý điều kiện hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, mơi trường
cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Thực tế cho rằng, một luận
điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không là
luận điểm khoa học trong điều kiện khác

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

10

PHẦN 2: PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI
DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

HIỆN NAY
I. Những ảnh hưởng của covid- 19 và những vấn đề đặt ra đối với

nền
giáo dục Việt Nam hiện nay
Kể từ khi Covid- 19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, rồi lan rộng ra toàn
cầu, trở thành một cuộc khủng hoảng y tế: số ca nhiễm mới tăng lên mỗi ngày,
số ca tử vong vì đại dịch cũng khơng hề suy giảm. Bên cạnh đó Covid-19
cũng có những tác động mạnh lên chính trị, xã hội, nó khiến các hàng quán
phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế bấp bênh rơi vào trạng thái
bất ổn định và nghiêm trọng là đại dịch đã tạo ra sự gián đoạn hệ thống giáo
dục lớn nhất trong lịch sử. Toàn thế giới phải hứng chịu sự chênh lệch của nền
giáo dục trong đó có Việt Nam
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các trường hợp phải tạm thời
đóng cửa để bảo đảm giãn cách trong cơng tác phịng chống dịch. Nhiều học
sinh, sinh viên phải chuyển sang học trực tuyến việc này đã góp phần tang chi

tiêu gia đình lên rất nhiều bởi học sinh học trực tuyến cần có đủ thiết bị trực
tuyến như điện thoại, máy tính, tai nghe, loa, mic… Hay đối với gia đình nào
có hai con thì đối với các thiết bị như này cần hai bộ để như vậy nguyên chi
phí để đầu tư cho các con học của các bậc phụ huynh cũng mất ít nhất là 10
triệu đồng. Thậm chí có nhiều nhà ở vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế eo
hẹp không thể có khả năng chi trả cho khoản kinh phí này những bạn học sinh
của những gia đình đó thường xun phải đi mượn thiết bị học tập hoặc phải
mắc một túp lều nhỏ dưới chân núi để bắt sóng mạng để có thể học trực
tuyến. Nhiều trường hợp mạng bị nghẽn không thể nghe được lời cô giảng
dẫn đến thiếu hụt kiến thức và không hiểu bài.

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

11

Đối với sinh viên, sự xáo trộn do việc đóng cửa đột ngột các khu học xá và
chuyển đổi nhanh chóng sang giáo dục trực tuyến đã làm gián đoạn cuộc sống
của sinh viên. Việc phải ở nhà trong nhiều tháng khiến một vài sinh viên
không thể tiếp xúc được môi trường giảng dạy ở giảng đường, không thể gặp
được thầy cô, bạn bè dẫn đến mất đi tinh thần làm việc nhóm hay tinh thần
tham gia các hoạt động xã hội ngày càng trì trệ khiến tinh thần của các sinh
viên suy giảm nặng nề. Nhiều sinh viên năm nhất sau khi trải qua kì thi căng
thẳng đỗ được vào trường nhưng cũng không thể được xuống trường, được
gặp mặt thầy cô bạn bè gây nên sự thiếu thốn và khó khăn hơn đối với các anh
chị đi trước. Ngồi ra học trực tuyến sẽ có rất nhiều cám dỗ bên trong và bên
ngoài khiến các sinh viên không thể tập trung vào bài giảng dẫn đến tình trạng
học tập giảm sút, sinh viên nợ mơn và rớt môn ngày càng tăng cao
Dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tổ chức các kì thi và

kiểm tra thường xuyên. Điển hình trong kì thi Trung học phổ thông Quốc Gia
(2020 – 2021) vừa qua, nước ta đã phải tổ chức đến 2 đợt kì thi để vừa đảm
bảo chất lượng và công bằng của kì thi vừa phải đảm bảo an tồn phịng
chống cho các thi sinh. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã phải vật lộn với
những khó khăn thách thức về đánh giá thi cử trực tuyến khi nguy cơ gian lận
ngày càng gia tăng
Nhưng mặt khác, Covid-19 đã có những kích thích đổi mới trong ngành giáo
dục. Nhiều phương pháp tiếp cận sáng tạo được thúc đẩy trong quá trình
giảng dạy trực tuyến giúp khích lệ tinh thần học sinh. Cuộc khủng hoảng đã
thử thách kỹ năng lãnh đạo của các hiệu trưởng các trường đại học và cao
đẳng theo cách chưa từng có, buộc họ phải đưa ra những quyết định quan
trọng để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng học thuật và duy trì hoạt động liên
tục của tổ chức.
Khó khăn là tình hình chung của cả nước và mục tiêu quan trọng nhất lúc này
là phải chiến thắng dịch bệnh, chính vì vậy bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

12

hợp cùng nhiều Bộ ban, ngành khác cùng đưa ra nhiều phương án giải quyết
khó khăn này. Thủ tướng chính phủ đồng thời cũng yêu cầu miễn giảm các
loại phí và thuế đồng thời hỗ trợ phát sóng miễn phí các bài giảng đã được Bộ
GD&ĐT thẩm định trên truyền hình, hỗ trợ các thiết bị học tập trực tuyến cho
các gia đình có hồn cảnh khó khăn. Bộ giáo dục sẽ tiếp tục phối hợp, đồng
hành với các địa phương, cơ sở giáo dục rà sốt khó khăn vướng mắc, thiết
hại trong ngành Giáo dục để đề xuất những giải pháp căn cơ trong phạm vi có
thể khắc phục

Tuy nhiên khơng chỉ chính phủ mà ngay cả bản thân học sinh, sinh viên cũng
cần phải có ý thức tự học, đây là điều tất yếu phải làm trong tình hình đại dịch
căng thẳng. Hãy cứ coi như đây là thời cơ để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện
lại những kiến thức trong suốt quá trình học, hãy nhớ rằng chúng ta phải nghỉ
học vì dịch bệnh chính vì vậy đừng để dịch bệnh làm cản trở con đường học
vấn của chúng ta hãy cố gắng tìm tòi, học hỏi, trau dồi nhiều kiến thức đừng
nên lãng phí thời gian vào những cơng việc giải trí mà quên đi việc chúng ta
phải tự học. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để ta đẩy lùi dịch bệnh, hạn
chế nguy cơ lây lan của virut

II. Là sinh viên Học viện Ngân hàng chúng ta cần có những giải
pháp gì để học tập tích cực trong mùa dịch

Là một sinh viên năm nhất của Học viện Ngân hàng việc không thể đến
trường để được gặp thầy cô, bạn bè, không được ngồi trong giảng đường và
không thể trải nghiệm cảm giác xa nhà đối với em đó là một sự thiệt thịi, và
cũng là sự tiếc nuối. Tuy nhiên đó khơng phải là lý do để em cho phép bản
thân nhụt chí và mất đi cơ hội học tập. Chính vì vậy để có thể học tập tích cực
trong mùa dịch trước hết em cần có mục tiêu học tập rõ ràng. Trong giờ học
cần luôn phải mở cam và mở mic để tương tác với thầy cô mạnh dạn đặt câu
hỏi đối với những vấn đề mình cịn băn khoăn, tập trung chú ý lắng nghe thầy
cô giảng. Học cần phải đi đôi với hành là phải ln hồn thành hết các bài tập

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

13

thầy cô giao trên lớp, chuẩn bị bài trước khi vào giờ học. Tham khảo các tài

liệu và giáo trình, các đề thi của những năm trước để hiểu thêm về cấu trúc và
dạng bài học. Ngoài việc học ra các câu lạc bộ của Học viện Ngân hàng vẫn
hoạt động bình thường dưới hình thức trực tuyến giúp cho các tân sinh viên
như bọn em không cần phải đến trường nhưng vẫn có thể giao lưu kết bạn
được với nhiều anh chị khóa trước và học hỏi được thêm nhiều kiến thức bổ
ích

KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu và phân tích về khái niệm của phép biện chứng duy vật và mối
liên hệ phổ biến ta có thể thấy rằng sự vật hiện tượng ln có mối liên hệ mật
thiết với nhau chúng bổ trợ, tác động qua lại lẫn nhau, tất cả các sự vật, hiện
tượng tồn tại đều có mối liên hệ mật thiết với các sự vật hiện tượng khác chứ
không tách riêng, tồn tại độc lập
Bài tiểu luận thông qua nguyên lý của mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn
diện để cho ta thấy những ảnh hưởng mà đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng
đến nền Giáo dục tại nước ta hiện nay. Trong những ảnh hưởng đó đa phần
dịch bệnh đã gây nên khơng ít khó khăn cho nền giáo dục, tuy nhiên bên cạnh
đó cũng là những ảnh hưởng tích cực giúp cho nền Giáo dục cùng với các Bộ
ngành khác nhìn nhận lại được vẫn đề chung của nền giáo dục và đưa ra các
giải pháp để tháo gỡ khó khăn, tìm ra được những phương pháp giáo dục mới
phù hợp với hoàn cảnh
Ngồi ra bài tiểu luận cũng khuyến khích các bạn học sinh, sinh viên nâng
cao phương pháp tự học. “ Người lạc quan sẽ thấy được cơ hội trong thách
thức, thấy được thuận lợi ngay cả trong khó khăn” vì vậy hãy tranh thủ thời
gian để tự học tập và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942


14

Tài liệu tham khảo

Bộ giáo dục và đào tạo - “ Giáo trình triết học Mác – Lênin”
“ Tác động của Covid- 19 đến nền giáo dục đại học nhìn từ quan điểm cơng
bằng” – tạp chí giáo dục International higher education
“ Một năm Covid-19 khuynh đảo thế giới” - Bộ y tế- Ban biên tập trang
Thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng
Mỹ Anh ( 2021), “ Ảnh hưởng lâu dài của dịch bệnh đối với ngành Giáo dục
chưa đo đếm được”, Báo điện tử ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
/>lien-he-pho-bien-152333.html
/>
Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

15

Downloaded by Quang Tr?n ()


×