Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận hết học phần môn pháp luật đại cương chủ đề quyền tự do kinh doanh trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.03 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|9242611

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

----***----

TIỂU LUẬN

Hết học phần môn Pháp luật đại cương
Chủ đề: Quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam

Họ và tên: Trần Anh Thư
Lớp: KTQT48C1
Mã sinh viên: KTQT48C1-0322
Giảng viên hướng dẫn: Cô Hà Thị Út
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2022

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH ...................1

1. Kinh doanh là gì?...............................................................................................1
2. Đầu tư là gì?.......................................................................................................1
3. Quyền tự do kinh doanh ...................................................................................1
4. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh.......................................................................1


CHƯƠNG 2: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM...............................................................................................................2
1. Nội dung của quyền tự do kinh doanh ..............................................................2

1.1. Quyền tự do Thành Lập Doanh Nghiệp
.....................................................................................................................................

1.2. Quyền tự do hợp đồng
.....................................................................................................................................

1.3. Quyền tự do cạnh tranh và Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách
thức giải quyết tranh chấp
...................................................................................................................
2. Đặc điểm của quyền tự do kinh doanh...............................................................5
3. Một số vụ việc cụ thể liên quan đến quyền tự do kinh doanh...........................4
1.1. Vụ việc 1: Bản án 11/2019/HS-ST
1.2. Vụ việc 1: Bản án 11/2019/HS-ST
CHƯƠNG 3: BÌNH LUẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN
TỰ DO KINH DOANH...........................................................................................3
1. Một số biện pháp đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong bối cảnh đại dịch
Covid ở Việt Nam......................................................................................................5

1.1. Bối cảnh ..................................................................................................
1.2. Các biện pháp đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong đại dịch
.....................................................................................................................................

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


2. Bình luận............................................................................................................6
LỜI KẾT................................................................................................................16
THAM KHẢO.......................................................................................................17

LỜI MỞ ĐẦU

Pháp luật đóng vai trị rất quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của
mỗi công dân, cũng như giúp nhà nước quản lý xã hội một cách hiệu quả
nhất. Trong đó, quyền cơng dân được hiểu là khả năng tự do lựa chọn hành vi
của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu; được quy
định trong Hiến pháp. Quyền công dân điều chỉnh những quan hệ đặc biệt
quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt
động bình thường của xã hội. Song, khi xã hội ngày càng phát triển với sự
xuất hiện những nền kinh tế nhiều thành phần và phức tạp thì việc bảo đảm sự
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế là một trong những điều kiện quan
trọng nhất để xây dựng một đất nước giàu có. Chính vì thế, quyền tự do kinh
doanh ra đời và được sửa đổi bổ sung qua các bản Hiến pháp của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.

Những vấn đề trong kinh doanh, kinh tế đặc biệt trong việc đảm bảo
cơng dân có những hiểu biết về quyền và sự bảo đảm quyền tự do kinh doanh
luôn là một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt khi đại dịch Covid bùng phát, vấn đề
này càng được quan tâm và đề cao hơn nữa. Chính phủ Việt Nam đã có những
biện pháp để đảm bảo quyền tự do kinh doanh.

Bài tiểu luận nhằm phân tích quyền tự do kinh doanh trong pháp luật
Việt Nam cùng với đó đưa ra các vụ việc dựa theo quyền trên và cuối cùng là
bình luận về các biện pháp đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong bối cảnh
đại dịch Covid 19 ở Việt Nam.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TỰ DO KINH
DOANH

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

1. Kinh doanh là gì?
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các

công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”1

Hoạt động kinh doanh được nhận biết qua một số dấu hiệu sau:2
1. Hoạt động phải mang tính nghề nghiệp, nghĩa là chúng được tiến hành

một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục và hoạt động này
mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng;
2. Hoạt động phải được thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân
danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Họ tự quyết định mọi
vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình;
3. Hoạt động được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường
xuyên.
2. Đầu tư là gì?
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách
thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận
hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.
“ Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt
động kinh doanh.”3
3. Quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh là quyền của cơng dân được lựa chọn hình
thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và quy mô kinh doanh. Tuy nhiên,
người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà
nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi
trong giấy phép, không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm.

1 Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014
2 Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990
3 Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Điều 33 Hiến pháp năm 2013 đã công nhận quyền tự do kinh doanh
như sau: “ Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà
pháp luật không cấm.”

Một số ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh:4
1. Kinh doanh các chất ma túy;
2. Kinh doanh các loại hóa chất, khống vật;
3. Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã;
4. Kinh doanh mại dâm;
5. Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
6. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vơ tính trên người;
7. Kinh doanh pháo nổ;
8. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
4. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh

Đảm bảo quyền tự do kinh doanh là việc tạo hành lang pháp lý nhằm

mục đích ghi nhận quyền tự do kinh doanh của người dân, giúp cho doanh
nghiệp có thể chủ động trong việc thực hiện những ngành, nghề mà pháp luật
không cấm.

CHƯƠNG 2: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM

1. Nội dung của quyền tự do kinh doanh
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền tự do kinh

doanh được cụ thể qua 5 nội dung cơ bản.
1.1. Quyền tự do Thành Lập Doanh Nghiệp
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của

quyền tự do kinh doanh, theo đó các nhà đầu tư có khả năng quyết định lựa
chọn mơ hình kinh doanh và lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thích hợp để
tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

4 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Theo khoản 1, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: “Tổ chức, cá nhân
có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của
Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

Quyền tự do thành lập doanh nghiệp bao gồm một số nội dung về:
- Quyền được chọn loại hình doanh nghiệp: cá nhân có quyền lựa chọn


loại hình doanh nghiệp cụ thể theo quy định của pháp luật như: công ti
TNHH, CTCP,…
- Quyền tự do được lựa chọn mơ hình và quy mơ kinh doanh: trừ một số
ngành nghề cần đáp ứng mức vốn tối thiểu, nhà đầu tư hoàn toàn chủ
động quyết định mức vốn đầu tư lớn hay nhỏ, sử dụng lao động nhiều
hay ít.
- Quyền tư do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh bất
kì ngành nghề mà pháp luật khơng cấm và đối với ngành có điều kiện
thì phải đảm bảo đáp ứng đủ những điều kiện nhất định trong suốt quá
trình thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Quyền lựa chọn tên doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh: doanh nghiệp
lập sau không được phép trùng tên hay sử dụng tên gây nhầm lẫn với
doanh nghiệp hợp pháp trước đó và nhà đầu tư có thể chọn địa điểm
phù hợp với lĩnh vực kinh doanh ngoại trừ một số địa bàn bị cấm hoạt
động kinh doanh.
Như thế, quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp đã tạo cơ sở
pháp lý cần thiết cho những đối tượng thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp
nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh với
nhiều ngành nghề kinh doanh, nhiều mơ hình tổ chức kinh doanh để các nhà
đầu tư lựa chọn.
1.2. Quyền tự do hợp đồng
Quyền tự do hợp đồng là quyền của các chủ thể kinh doanh, có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách chủ
động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh:

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


a) Quyền tự do bình đẳng, tự nguyện giao kết hợp đồng (GKHĐ)
b) Quyền được tự do lựa chọn đối tác GKHĐ:
c) Quyền được tự do thỏa thuận nội dung GKHĐ
d) Quyền được tự do thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng trong quá

trình thực hiện
e) Quyền được tự do thỏa thuận các điều kiện đảm bảo để thực hiện hợp

đồng
f) Quyền được tự do thỏa thuận cơ quan tài phán và luật giải quyết tranh

chấp hợp đồng.
1.3.Quyền tự do cạnh tranh và Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách

thức giải quyết tranh chấp
Về quyền tự do cạnh tranh, "Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh
theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp
trong kinh doanh"5
Theo đó, Luật cạnh tranh năm 2018 quy định 7 nhóm hành vi cạnh
tranh khơng lành mạnh:
(i) Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh;
(ii) Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác
bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng
giao dịch với doanh nghiệp đó;
(iii) Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng
cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp
gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp đó;
(iv) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách
trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp

của doanh nghiệp đó;

5 Điều 5 Luật Cạnh tranh năm 2018

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

(v) Lơi kéo khách hàng bất chính dưới các hình thức như đưa thơng tin
gian dối đến khách hàng về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
hoặc so sánh hàng hóa của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác;

(vi) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành tồn bộ dẫn đến
hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại
hàng hóa, dịch vụ đó;

(vii) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy
định của pháp luật.

Như thế, ngồi những mục trên thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất
kì hành vi cạnh tranh nào và Nhà nước phải tơn trọng và bảo vệ. Từ đó, doanh
nghiệp lựa chọn các hình thức cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp miễn phù hợp
với pháp luật và không vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh.

Về quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp,
doanh nghiệp có thể tự do quyết định cách thức giải quyết tranh chấp thương
mại dựa theo một số phương pháp pháp luật hiện hành quy định bằng thương
lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài.
2. Đặc điểm của quyền tự do kinh doanh


Quyền tự do kinh doanh có những đặc điểm sau đây dựa trên cơ sở của
Hiến Pháp năm 2013 và Luật doanh nghiệp năm 2014:

Thứ nhất, việc tự do kinh doanh chỉ được thực hiện trong khuôn khổ
những ngành nghề lĩnh vực mà pháp luật không cấm đã được nêu trong phần
1 của bài tiểu luận này.

Thứ hai, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện6, các cá nhân ,
chức được tham gia đầu tư kinh doanh khi đạt đủ những điều kiện mà Nhà
nước yêu cầu nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, sức
khỏa và đạo đức.

6 Phụ lục 4, Luật Đầu tư, năm 2014

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

3. Một số vụ việc cụ thể liên quan đến quyền tự do kinh doanh
3.1. Vụ việc 1: Bản án 11/2019/HS-ST
Tóm tắt vụ việc: Ngày 04/12/2018, tổ công tác Công an phường Ngọc
Lâm phối hợp với Đội cảnh sát hình sự Công an quận Long Biên, thành
phố Hà Nội đã phát hiện đối tượng Nguyễn Đức T liên quan đến việc mua
bán thận. Qua mạng xã hội T biết được một số người bệnh có nhu cầu mua
thận và một số người khó khăn về kinh tế có nhu cầu bán thận. T đã đứng
ra mua bán để được hưởng tiền chênh lệch từ giá mua bán. Từ tháng 5 đến
tháng 6 năm 2018, T đã trực tiếp mua bán thận thành công cho chị Lý Thị
Kim C và Nguyễn Văn H.
Theo quyền tự do kinh doanh thì anh T kinh doanh những ngành nghề
mà pháp luật không cấm. Trong sự việc trên anh T kinh doanh mua, bán

thận - bộ phận cơ thể người. Điều này đã vi phạm vào quy định của pháp
luật được ghi trong điều 6, Luật ầu Tư, năm 2020 về những ngành nghề
mà pháp luật cấm đầu tư, kinh doanh.
3.2. Vụ việc 2: Bản án 28/2019/KDTM-ST
Tóm tắt sự việc: OSR thuộc tập đồn O Light Group, được thành lập
ngày 1/1/1919 tại Đức, theo đó, nhãn hiệu OSR đã sử dụng ngay từ ngày
đầu thành lập và hiện tại đang được bảo hộ ở hơn 150 quốc gia bao gồm
Việt Nam. Trong khi đó, ơng Nguyễn Đức T đã đăng kí và đồng thời sử
dụng tên miền như: osr…com.vn hay osr….vn; những tên miền tương tự
với nhãn hiệu OSR và sử dụng các tên miền ấy để xây dựng các trang
Website, qua đó thực hiện việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ tương tự
sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu OSR bảo hộ.
Trong nội dung của quyền tự do kinh doanh thì các doanh nghiệp có
quyền tự do cạnh tranh một cách lành mạnh theo quy định của pháp luật
theo luật Cạnh tranh năm 2018. Ở vụ việc trên, ông T đã sử dụng tên miền
đã được đăng kí và bảo hộ, thậm chí sử dụng chúng để kinh doanh. Đây

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định theo khoản 1
Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ.
Tiểu kết: Quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của cơng dân, qua đó cơng
dân có quyền kinh doanh hàng hóa mà pháp luật khơng cấm. Quyền tự do
kinh doanh có vai trị quan trọng nhằm đảm bảo nền kinh tế diễn ra một cách
chủ động, năng động mà vẫn phù hợp với những quy định pháp luật, cũng
như đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an tồn xã hội nhất là trong kinh
doanh.


CHƯƠNG 3: BÌNH LUẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO
QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

1. Một số biện pháp đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong bối cảnh đại
dịch Covid ở Việt Nam

1.1. Bối cảnh
Đại dịch Covid bùng phát, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống

xã hội và việc kinh doanh cũng không ngoại trừ.
Các đợt bùng phát dịch kéo dài do các biến chủng mới của Covid-19

cùng với việc thực hiện giãn cách xã hội đã gây sức ép không nhỏ tới hoạt
động buôn bán khắp các khu vực trên cả nước. Hầu hêt các doanh nghiệp gặp
khó khăn về quyền tự do kinh doanh, quyền tự do được lưu thông hàng hố,
quyền tự do trong hoạt động thương mại, ví dụ như kinh doanh dịch vụ ăn
uống, giải khát chỉ được bán mang về, đóng cửa trước 21 giờ; tạm dừng hoạt
động với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thiết yếu, có nguy cơ lây nhiễm cao7;
tạm thời khơng cho lưu thông giữa các địa phương8,… .

Hoạt động của doanh nghiệp gặp vơ vàn các khó khăn khi vừa phải
đảm bảo an toàn dịch bệnh cho người lao động vừa phải duy trì sản xuất
trong khi nguồn lực bị cạn kiệt cả về nhân lực và nguyên liệu sản xuất. Số

7 Theo chỉ thị 15 của Thủ tướng chính phủ được ban hành ngày 27 tháng 3 năm 2020
8 Theo chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ được ban hành ngày 31 tháng 3 năm 2020

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


lượng các doanh nghiệp ngừng sản xuất ngừng hoạt động kinh doanh, phá
sản vẫn chưa hề ngừng lại. Chẳng hạn như tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đã
ghi nhận con số 7941 doanh nghiệp đã tạm dừng kinh doanh, giải thể9.

1.2. Các biện pháp đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong đại dịch
Trước tình hình trên, chính phủ đã thực hiện một số biện pháp nhằm

đảm bảo quyền tự do kinh doanh thúc đẩy nền kinh tế phục hồi:
Thứ nhất, hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dịng

tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:10 giãn, giảm thuế, phí, lệ
phí và tiền th đất sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành; triển khai
chính sách thuế ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu; giảm thuế trước bạ với ô
tô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm lãi suất cho vay, … .

Thứ hai, tạo điều kiện thuận với về lao động và chuyên gia:10 Trong
tháng 9 2021 nới lỏng một số quy định, điều kiện về việc cấp, gia hạn, xác
nhận giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam; cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thỏa thuận với người lao động điều
chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng phù hợp với diễn biến dịch COVID-
19 với điều kiện đảm bảo tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.

Thứ ba, phân loại các vùng dịch và thực hiện kinh doanh theo từng
vùng. Theo đó, các quận, huyện tỉnh được chia thành 4 cấp màu khác nhau
đánh giá tình hình dịch bệnh: đỏ-nguy cơ rất cao, cam-nguy cơ cao, vàng-
nguy cơ trung bình, xanh- nguy cơ thấp theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Trong khi hoạt động ở của người dân vùng xanh diễn ra bình thường, thì các
ngành khác tùy thuốc vào các nhóm ngành sẽ có những hạn chế, điều kiện
riêng, thậm chí ở vùng đỏ là hồn tồn bị cấm. Ví dụ như vũ trường, karaoke,

bar, massage cắt tóc,…; ở vùng xanh được hoạt động, ở vùng vàng, cam hoạt
động có điều kiện hoặc hạn chế và hoàn toàn bị cấm ở vùng đỏ. Quyết định về
các ngành nghề được kinh doanh sẽ có những điều chỉnh nhất định tùy vào
địa phương nhưng vẫn đảm bảo quy tắc phòng chống dịch, quy tắc 5K.

9 Theo Phịng Thương Mại và Cơng Nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
10 Nghị quyết số 105/NQ-CP

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Thứ tư, đẩy mạnh, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh
doanh chuyển đổi số: xây dựng các công cụ, nền tảng số, cơ sở dữ liệu; cung
cấp kiến thức, tin tức về chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Đồng thời, xây
dựng Sổ tay chuyển đổi số cho doanh nghiệp và hình thành, tổ chức điều phối
mạng lưới chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số cho doanh nghiệp.11
2. Bình luận

Các biện pháp của chính phủ trong việc đảm bảo quyền tự do kinh
doanh đều diễn ra phù hợp với bối cảnh của đại dịch Covid và đảm bảo
nguyên tắc “cân bằng hợp lí”

Về chính sách hỗ trợ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho lao
động, vấn về chi phí sản xuất, thuế và thiếu người lao động trong thời điểm
dịch bệnh luôn là nỗi lo rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của các chủ thể
kinh doanh. Cho nên việc ban hành chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp trong việc hồi phục sau dịch, đặc biệt là với những doanh
nghiệp vừa và nhỏ .Tuy nhiên các gói chính sách vẫn cịn triển khai chậm,
chưa kịp thời đến tay doanh nghiệp, người lao động và chưa có độ phủ tới các

đối tượng khó khăn; “việc triển khai các gói tài khóa và an sinh xã hội còn
chậm, mới đạt khoảng 46% và 63% gói an sinh xã hội”12

Về phân loại các vùng, chính sách này thể hiện sự linh hoạt và kịp thời
của chính phủ để có thể phục hồi nền kinh tế một cách sớm nhất. Trước đây,
chính phủ thực hiện cách li tồn xã hội nhằm mục đích “Zero Covid” nhưng
theo thời gian, sự bùng phát dịch bệnh là khơng thể kiểm sốt được nên đã
chuyển sang thích ứng và kiểm sốt hiệu quả dịch bệnh hay “sống chung với
dịch bệnh”. Việc chia thành các vùng như vậy, vừa đảm bảo hoạt động kinh
doanh ở từng vùng màu, vừa đảm bảo an toàn cho người dân. Song, nó cũng
cịn một số hạn chế nhỏ cho những doanh nghiệp, hộ gia đình hoạt động kinh
doanh ở vùng đỏ.

11 Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025
12 Theo TS. Cấn Văn Lực

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Về việc hỗ trợ chuyển đổi số, trong đại dịch, một số hoạt động kinh
doanh bị hạn chế như việc không được phục vụ tại chỗ, không là các mặt
hàng thiết yếu,… , việc thực hiễn những chính sách hỗ trợ chuyển đổi số giúp
cho các doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh thông qua các nền tảng trực
tuyến và đồng thời giúp họ trong việc quản lí các lực lượng sản xuất một cách
có hiệu quả, rõ ràng. Mặc dù đang được triển khai mạnh mẽ nhưng sự tiếp xúc
của các chủ thể kinh doanh vẫn còn chưa nhiều và sự chuyển đổi số này
không phù hợp với nhu cầu của một số doanh nghiệp về quy mơ hay ngành
nghề kinh doanh.
Tiểu kết: Như thế, chính phủ đã đề ra những biện pháp đảm bảo quyền tự do

kinh doanh nhanh chóng, hợp lí, rõ ràng giúp đỡ các chủ thể kinh doanh trong
việc buôn bán, trao đổi trong thời kì dịch bệnh. Mặc dù, một số biện pháp
thực hiện còn chậm và còn những hạn chế nhỏ nhưng nhìn chung, các biện
pháp đã có những tác động tích cực đến hoạt động kinh doang nói riêng và sự
phục hồi của nền kinh tế nói chung.

LỜI KẾT

Trên đây là phần trình bày về chủ đề “Quyền tự do kinh doanh trong
pháp luật Việt Nam”. Bài tiểu luận được chia làm ba chương: chương I là tổng
quan về quyền tự do kinh doanh, chương II là quyền tự do kinh doanh trong
pháp luật Việt Nam và chương III là bình luận một số biện pháp đảm bảo
quyền tự do kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid 19 ở Việt Nam. Qua đó
làm rõ một số vấn đề sau:

Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản và quan
trọng đối với tất cả mọi người. Biết được quyền tự do kinh doanh sẽ tạo ra lối
kinh doanh tích cực, chủ động, cạnh tranh lành mạnh, tránh những hiểu lầm
khơng đáng có và đảm bảo tn thủ theo đúng những gì pháp luật đề ra tạo ra
một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Dịch bệnh Covid quả thật đã ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống xã
hội, đặc biệt là nền kinh tế và tự do kinh doanh ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi
sự phản ứng nhay nhạy cùng những quyết định đúng đắn của chính phủ phù
vừa phù hợp với tình hình dịch bệnh khó dự đốn, vừa đảm bảo tự do kinh
doanh với các chủ thể kinh doanh. Các biện pháp của chính phủ là hợp lí đảm

bảo ngun tắc “cân bằng hợp lí”, mặc dù cịn một vài hạn chế nhỏ trong quá
trình triển khai và thực hiện.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THAM KHẢO

Downloaded by tran quang ()


×