Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Môn cơ sở dữ liệu địa chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TRẮC ĐỊA, BẢN ĐỒ VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

Lớp : 07_LTTC-ĐHV_TĐ.TN
SVTH: Nhóm 6
GVHD: Th.S Trần Văn Huân

TP. HCM, tháng 11 năm 2023

MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đồ án........................................................................................................3
2. Mục đích của đồ án............................................................................................................... 3
3. Phạm vi thực hiện.................................................................................................................4
4. Phương pháp thực hiện........................................................................................................4
5. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................... 4
PHẦN 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HSĐC......................5
I. Cơ sở lý luận.......................................................................................................................... 5

1. Các khái niệm chung..........................................................................................................5
2. Các lý thuyết về xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính....................................................5
3. Mơ hình cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính................................................................................7

3.1. Nội dung, cấu trúc CSDLHSĐC Phường IV, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.....7
3.2. Các mức thiết kế CSDLHSĐC của phường IV...........................................................9
4. Các tiêu chuẩn xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính......................................................9
II. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................................9


III. Cơ sở pháp lý...................................................................................................................... 9
PHẦN 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỒ ÁN CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA
CHÍNH.................................................................................................................................... 10
I. Thực trạng xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính....................................................................10
1. Khái quát điều kiện tự nhiên Phường IV..........................................................................10
2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................................11
II. Sử dụng phần mềm GIS trong xây dựng CSDLHSĐC...................................................11
1. Giới thiệu phần mềm của ArcGIS....................................................................................11
2. Lựa chọn phần mềm GIS..................................................................................................12
III. Nội dung thực hiện đồ án CSDLHSĐC.......................................................................13
IV. Phương pháp thực hiện đồ án CSDLHSĐC...............................................................13
PHẦN 3: KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI PHƯỜNG
IV, THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH..............................................................15
I. Thu thập, phân loại và đánh giá tài liệu, dữ liệu thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu
HSĐC....................................................................................................................................... 15
1. Số lượng, chất lượng tài liệu đã thu thập được.................................................................15
2. Kết quả phân loại tài liệu..................................................................................................15
3. Đánh giá tài liệu, dữ liệu thu thập.....................................................................................15
II. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính...........................................................................15
1. Quy trình chuyển đổi dữ liệu............................................................................................15
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính...........................................................................16
PHẦN 4: KẾT LUẬN.............................................................................................................36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................36

2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đồ án
Đất đai là nguồn tài nguyên rất quan trọng và vô cùng quý giá. Việc quản lý, sử dụng hợp

lý vốn tài nguyên đất là biện pháp hữu hiệu đem lại lợi ích kinh tế cao trong lĩnh vực sản xuất
và lợi ích xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng
tăng, trong khi diện tích đất đai lại hạn hẹp. Để góp phần thực hiện q trình cơng nghiệp hố
hiện đại hố đất nước, đồng thời thực hiện được cơng tác xố đói giảm nghèo thì việc xác định
nhu cầu đất đai cho các ngành là hết sức cần thiết. Vì vậy việc lập cơ sở dữ liệu địa chính dựa
trên dữ liệu bản đồ địa chính nhằm mục đích tra cứu thơng tin là rất cần thiết.
Hệ thống hồ sơ địa chính có một vai trị hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai và là cơ sở pháp lý cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thông tin vật lý,
pháp luật, kinh tế và môi trường nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động: đăng ký cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất chi tiết,…
Thực trạng hiện nay hệ thống hồ sơ địa chính từ Trung ương đến địa phương vẫn cịn
nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế và cần phải giải quyết. Điển hình là ở
Phường IV, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có những biến động trong quá trình sử dụng
đất diễn ra rất nhanh và phức tạp. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho công tác theo dõi quản
lý đất đai của cơ quan Nhà nước và xử lý một số lượng lớn công việc trong quản lý đất đai tại
địa phương dẫn đến mất rất nhiều chi phí và nguồn nhân lực nếu vẫn sử dụng các phương pháp
truyền thống, thủ công.
Đồng thời, ứng dụng GIS trong công tác quản lý đất đai là một giải pháp hết sức hữu
hiệu. Điều này khơng nằm ngồi Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Nhóm 6 gồm 5 thành viên:
1. Hồ Ngọc Nhuận (Trưởng nhóm)
2. Đặng Hồng Phúc
3. Lê Minh Nhựt
4. Trần Tuấn Hải
5. Phạm Thị Yến Thi
Nhằm đáp ứng những vấn đề nói trên, dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Văn Huân,
Nhóm 6 sẽ tiến hành làm đề tài "Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính Phường IV, thành
phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh."

2. Mục đích của đồ án
Giúp sinh viên vận dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sử dụng đất: phần mềm
ArcGIS, Microstation, famis,…
Xây dựng một cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính (CSDLHSĐC) chuẩn.
Xử lý các thông tin khơng gian, thuộc tính thửa đất, nhằm quản lý quyền sử dụng đất,
quản lý thơng tin địa chínhhỗ trợ việc ra các quyết định cho việc quy hoạch và quản lý sử dụng
đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông.
Cung cấp các chức năng cơ bản thu thập quản lý, lưu trư, bảo quản và phân phối hiệu quả
nguồn nội dung, thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai.

3

Phản ánh đúng hiện trạng đất đai, những biến đổi đất đai được cập nhật chỉnh lý mới
thường xuyên, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác giúp cho việc tra cứu thông
tin dễ dàng.

Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính một cách thành thạo, chuyên nghiệp
phục vụ công tác quản lý dất đai tại địa phương.

Nắm vững các bước phân tích và thiết kế một CSDLHSĐC. Hiểu các tiêu chuẩn ngành
về cơ sở dữ liệu địa chính.

Hiểu biết các phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu.
3. Phạm vi thực hiện
Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính trên địa bàn Phường IV, thành phố Tây
Ninh, tỉnh Tây Ninh nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, phục vụ tốt hơn cho
việc quản lý, tra cứu, cập nhật thông tin về đất đai tại vùng nghiên cứu.
4. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện nội dung nghiên cứu đề tài, các phương pháp sau đây được tiến hành:
+ Phương pháp bản đồ: Ứng dụng phương pháp bản đồ trong việc xây dựng, truy xuất dữ

liệu, chỉnh lý biến động,...
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu đã có của địa phương như: bản đồ
địa chính, hồ sơ scan... sử dụng tài liệu đó vào đề tài.
+ Phương pháp thống kê: Nhằm thống kê các số liệu về chủ sử dụng đất, mục đích sử
dụng, diện tích đất đai.
+ Phương pháp GIS: Ứng dụng phần mềm thuộc GIS (Microstation, Famis, Acrgis) xây
dựng dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính địa chính.
+ Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp này áp dụng để thu thập số liệu có liên
quan về quản lý đất đai làm dữ liệu thông tin của thửa đất, bao gồm bản đồ địa chính, GCN, hồ
sơ cấp giấy, các giấy tờ khác có liên quan.
5. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp địa phương có khả năng tra cứu thơng tin một cách nhanh chóng thuận tiện khi cần
thiết nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thực hiện. Đồng thời giúp tìm hiểu những mặt
hạn chế cũng như những ưu điểm của các phần mềm ứng dụng.
Việc thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính hồn chỉnh trên địa bàn Phường IV nói riêng
và trên phạm vi cả nước chung, làm cơ sở nắm chắc, quản lý chặt quỹ đất, phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa
Nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý
và có hiệu quả.
Khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Thực hiện dự án của tỉnh xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.

4

PHẦN 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HSĐC
I. Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm chung
Cơ sở dữ liệu đất đai là thành phần cơ bản của dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và
định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác như: Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng

đất; Cơ sở dữ liệu giá đất; Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai. Có thể nói cơ sở dữ liệu địa
chính là nền tảng dữ liệu quan trọng trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác
quản lý và sử dụng đất đai và là tài liệu nền tảng ban đầu cho việc thực hiện các bài tốn khác
có liên quan trong ngành quản lý đất đai.
Cơ sở dữ liệu địa chính: gồm dữ liệu khơng gian địa chính và dữ liệu thuộc tính địa
chính.
+ Dữ liệu khơng gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đường giao
thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú
khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy
hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an tồn bảo vệ cơng trình.
+ Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch
về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Biến động đất đai: là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thay đổi hình thể, kích
thước, diện tích, mục đích sử dụng đất so với hiện trạng ban đầu.
2. Các lý thuyết về xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
a. Lý thuyết về hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng
pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu
quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các cá nhân tổ chức liên quan.
Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Việc lập, cập
nhật, chỉnh lý HSĐC phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật
đất đai. Nội dung thông tin trong HSĐC phải bảo đảm thống nhất với giấy chứng nhận được
cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất (Điều 5 Thông tư số 24/2014/TT-
BTNMT).
b. Lý thuyết về cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính

Cơ sở dữ liệu là một hệ thống các thơng tin có cấu trúc được lưu trữ trên các thiết bị lưu
trữ nhằm thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người hay nhiều chương
trình ứng dụng với những mục đích khác nhau.
Cơ sở dữ liệu địa chính: Là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính; được sắp
xếp, tổ chức để quản lý, truy cập, khai thác và cập nhật thường xuyên khi thực hiện thủ tục
đăng ký biến động bằng phương tiện điện tử.
Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến các tỉnh,

5

thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và các huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện).

Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ bản để
thành lập cơ sở dữ liệu đất đai. Cơ sở dữ liệu đất đai của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất đai
của các xã thuộc huyện; đối với các huyện khơng có đơn vị hành chính xã trực thuộc thì cấp
huyện là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai. Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được
tập hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của tất cả các huyện thuộc tỉnh. Cơ sở dữ liệu đất đai cấp
Trung ương được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của tất cả các tỉnh trên phạm vi cả nước.

Nội dung, cấu trúc của dữ liệu đất đai
1. Mơ hình cơ sở dữ liệu đất đai

2. Mơ hình dữ liệu không gian đất đai

6

3. Mơ hình dữ liệu thuộc tính đất đai

Sơ đồ 1. 1 : Cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu đất đai

c. Lý thuyết về GIS
GIS là một kỹ thuật quản lý thơng tin dựa vào máy tính được sử dụng bởi con người vào
mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số liệu thuộc về địa lý hoặc khơng gian nhằm phục vụ
vào các mục đích khác. GIS gồm các bộ phận:
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: gồm phần cứng, thiết bị ngoại vi, phần mềm.
+ Nguồn nhân lực: con người.
+ Dữ liệu: gồm dữ liệu không gian thể hiện hình dạng, vị trí địa lý trên bề mặt trái đất và
dữ liệu thuộc tính dùng để mơ tả đặc điểm tính chất của đối tượng địa lý.
+ Tồ chức: là những tổ chức bảo quản dữ liệu.
GIS có các chức năng như nhập dữ liệu, lưu trữ, phân tích, hiển thị dữ liệu.
3. Mơ hình cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
3.1. Nội dung, cấu trúc CSDLHSĐC Phường IV, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

7

Sơ đồ 1.2: Nội dung cấu trúc CSDLHSĐC trên địa bàn Phường IV, thành phố Tây Ninh,
tỉnh Tây Ninh

Bảng 1.1: Mô tả nội dung và cấu trúc CSDLHSĐC

STT Nhóm dữ liệu Ký hiệu nhóm đối tượng Mơ tả

Nhóm dữ liệu về Bao gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính
DC_thuaDat thửa đất của Phường IV, thành phố Tây Ninh, tỉnh
1 thửa đất
Tây Ninh

Các tuyến đường đường quốc lộ, đường tỉnh,

2 Nhóm dữ liệu về giao thơng DC_giaoThong đường huyện, đường trong khu dân cư (đường làng, ngõ, phố), đường giao thông nội đồng,...của Phường


IV, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

3 Nhóm dữ liệu về Dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và DC_thuyHe đường địa giới hành chính của Phường IV, thành phố
thủy hệ
Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

4 Nhóm dữ liệu về tài sản DC_taiSan Thơng tin về nhà, căn hộ, cơng trình xây dựng,
rừng sản xuất là rừng trồng, vườn cây lâu năm của
Phường IV, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Có quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với

5 Nhóm dữ liệu về người DC_nguoi đất hoặc có liên quan đến các giao dịch đăng ký đất
đai của Phường IV, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây

Ninh

Nhóm dữ liệu về DC_quyen Tình trạng pháp lý sử dụng thửa đất của Phường
IV, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
6 quyền

8

3.2. Các mức thiết kế CSDLHSĐC của phường IV
Thiết kế CSDLHSĐC mức ý niệm (Xem phụ lục I)
Thiết kế CSDLHSĐC mức logic (Xem phụ lục II)
Thiết kế CSDLHSĐC mức vật lý (Xem phụ lục III)
4. Các tiêu chuẩn xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
Phải tuân thủ các yêu cầu về mơ hình cấu trúc và nội dung thơng tin về từng thửa đất,

theo đúng qui định tại thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015.
Nội dung thông tin trong cơ sở dữ liệu phải đồng nhất với số liệu đo đạc, kết quả đăng
ký, cấp giấy chứng nhận và hiện trạng sử dụng đất.
Đảm bảo thu thập dầy đủ thông tin lịch sử (đối với các truờng hợp sau khi cấp giấy chứng
nhận lần đầu đã có biến động) và liên kết dữ liệu hiện có của các xã, phuờng, thị trấn để đáp
ứng yêu cầu khai thác sử dụng và cập nhật biến động ở các cấp.
Bảo đảm có thể tiếp tục thực hiện việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính thơng qua việc
đăng ký cấp mới cấp đổi Giấy chứng nhận.
Cho phép triển khai các công việc cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu địa chính.
II. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ những nhu cầu của đời sống thực tế: Quá trình vận động phát triển của đời
sống kinh tế, xã hội tất yếu dẫn đến những biến động đất đai ngày càng lớn dưới nhiều hình
thức. Vì vậy, cơ quan quản lý đất đai phải ln theo dõi và nắm bắt kịp thời, nhanh chóng,
chính xác để chỉnh lý hồ sơ địa chính trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo phù hợp với hiện
trạng sử dụng đất. Đặc biệt, Phường IV là phường có nhịp độ phát triển rất nhanh, biến động
về đất đai ngày càng nhiều, công tác quản lý đất đai trở nên khó khăn hơn với hồ sơ giấy. Do
đó, cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính của phường cho đồng nhất để tạo thuận lợi
cho việc tìm kiếm nhanh hơn các thơng tin trong hồ sơ địa chính của người sử dụng đất; thuận
tiện trong quá trình quản lý, lưu trữ; cập nhật nhanh chóng khi có chỉnh lý biến động; phục vụ
cho cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Phần mềm Microstation đã được ứng dụng phổ biến trong việc xây dựng bản đồ địa chính.
Việc quản lý đất đai bằng Arcgis góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
Thực hiện theo chủ trương của nhà nước sẽ hồn thành cơng tác xây dựng hệ thống hồ sơ
địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai. Giúp việc tra cứu, tìm kiếm, cung cấp thơng tin thửa
đất, người sử dụng đất phục vụ công tác cấp giấy, cập nhật, chinh lý biến động,…
III. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Đất đai năm 2013.
- Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013 quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai. Điều 4 quy định nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Điều 5 quy định nội dung,
cấu trúc cơ sở dữ liệu đất đai.

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 05/07/2014 về HSĐC dựa trên quy định về trình
thự thủ tục việc lập HSĐC. Tại Điều 4 quy định thành phần hồ sơ địa chính và Điều 5 nguyên
tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư 75/2015/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa
chính. Tại Điều 4 quy định nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu địa chính.

9

PHẦN 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỒ ÁN CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA
CHÍNH

I. Thực trạng xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
1. Khái quát điều kiện tự nhiên Phường IV
a. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hình 2. 1: Sơ đồ vị trí địa lý Phường IV
Phường IV nằm ở phía Nam thành phố Tây Ninh, có vị trí địa lý
Phía Đơng và phía Nam giáp thị xã Hịa Thành.
Phía Tây giáp phường 3.
Phía Bắc giáp phường Hiệp Ninh.
Phường IV được chia thành 6 khu phố: Khu phố 1, Khu phố 2, Khu phố 3, Khu phố 4,
Khu phố 5, Khu phố 6.
Phường IV là một phường thuộc thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam
b. Diện tích, dân số
Ngày 29/12/2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 135/NQ-CP, chuyển thị xã Tây
Ninh thành thành phố Tây Ninh thuộc tỉnh Tây Ninh. Theo đó, phường IV trực thuộc thành
phố Tây Ninh được thành lập năm 2001.
Phường IV có diện tích 2,20 km², có 3311 hộ với dân số 11.309 người, mật độ dân số đạt
5.141 người/km². Tồn phường có 6 khu phố với 73 tổ dân cư tự quản, gồm: Khu phố 1, Khu

phố 2, Khu phố 3, Khu phố 4, Khu phố 5, Khu phố 6.

10

c. Khí hậu
Phường IV có khí hậu đặc trưng vùng Đông Nam bộ, thời tiết tương đối ôn hồ, mang
tính chất nhiệt đới gió mùa, có lượng bức xạ cao và được phân bố đồng đều trong năm. Thời
tiết được chia làm 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
d. Giao thông
Phường IV có hệ thống giao thơng rất hồn chỉnh với các trục đường chính: đường
CMT8, đường Lạc Long Quân, đường Võ Thị Sáu, đường Nguyễn Văn Rốp, đường 30/4. Các
tuyến hẻm trong khu dân cư được bê tông hóa hoặc thảm nhựa.
e. Du lịch.
Phường IV có vị trí tiếp giáp Tịa Thánh Tây Ninh, trung tâm Tơn giáo Đạo Cao đài, nơi
đây có nhiều lễ hội diễn ra trong năm, tập trung người dân trong và ngoài tỉnh về đây hành
hương, tham quan hàng năm. Phường IV có lợi thế phát triển mạnh mẽ về dịch vụ lưu trú, nghĩ
dưỡng, khu vui chơi, giải trí, ẩm thực, ....
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Đánh giá chung về kinh tế - xã hội
Có nhiều điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế – xã hội và lưu thơng hàng hóa, tạo
tiền đề cho việc phát triển đô thị, mở rộng trung tâm Thành phố trong tương lai
b. Thực trạng về quá trình quản lý, sử dụng, chỉnh lý hồ sơ địa chính
Hàng tháng, trên địa bàn Phường IV đều có hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng, chuyển
quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức thuộc nhiều dạng: Nhà nước giao quyền sử dụng
đất có thu tiền (hoặc khơng thu tiền), chuyển mục đích, tách thửa, gộp thửa,...số lượng tăng
đáng kể so với năm trước đó.
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng
quy định pháp luật. Thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tập trung giải quyết hồ sơ
cấp giấy chứng nhận nhà ở và đất ở, chỉnh sửa và cấp mới cho nhân dân.

Tình hình quản lý quỹ đất đai chặt chẽ, ổn định phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Địa phương luôn cập nhật hồ sơ
địa chính đầy đủ kịp thời, nhanh chóng bên cạnh đó việc lưu trữ hồ sơ theo địa bàn và theo
từng năm.
Nhìn chung quá trình quản lý, sử dụng, chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện đầy đủ. Thơng
tin về người sử dụng đất, thông tin thửa đất thay đổi được cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên
công tác thực hiện này chưa thật sự hiệu quả, tốn nhiều thời gian, sản phẩm lưu trữ nhiều, khó
quản lý chặt chẽ.
Công việc chủ yếu được thực hiện bằng thủ cơng chưa có hệ thống quản lý, sử dụng đất
đai tại địa phương. Việc sắp xếp quản lý hồ sơ, sử dụng hồ sơ chưa khoa học do chưa có kho
lưu trữ tại địa phương dễ gây ra tình trạng thất lạc hồ sơ.
II. Sử dụng phần mềm GIS trong xây dựng CSDLHSĐC
1. Giới thiệu phần mềm của ArcGIS
- Hiện nay có rất nhiều phần mềm được sử dụng trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
ở Việt Nam có cả phần mềm trong nước cũng như nước ngồi. Có thể kể tên một số phần
mềm như: ArcGIS, MapInfo, ArcView…

11

+ Phần mềm ArcGIS hay còn gọi là ArcGIS Desktop là hệ thống GIS hàng đầu hiện
nay, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập, nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân
phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay
CSDL của các doanh nghiệp. Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công
nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hồn chỉnh, có khả năng khai
thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop (ArcGIS
Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online)…

Phần mềm ArcGIS
- Ưu điểm: bao gồm những công cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân tích thông tin
và xuất bản tạo nên một hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh, cho phép: Tạo và chỉnh

sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu khơng gian tích hợp với dữ liệu thuộc tính) - cho phép sử dụng
nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ liệu lấy từ Internet. Truy vấn
dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau.
Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu khơng gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính. Thành lập
bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chun nghiệp.
- Nhược điểm: Các ứng dụng GIS đòi hỏi rất cao về việc xây dựng dữ liệu ban đầu,
cơng việc này địi hỏi nhiều kiến thức về kỹ thuật máy tính và yêu cầu lớn về nguồn tài
chính ban đầu. Đồ họa trong các ứng dụng GIS khá cao nên các ứng dụng GIS đòi hỏi các
cấu hình máy tính khá mạnh dẫn đến chi phí cho việc trang bị, lắp đặt các thiết bị và phần
mềm về GIS rất cao. Bản quyền phần mềm và chi phí vận hành rất cao.
Kết luận: ArcGIS có nhiều điểm nổi bật trong xây dựng CSDLĐC như:
- Cho phép tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu khơng gian tích hợp với dữ liệu
thuộc tính).
- Cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ liệu lấy
từ Internet.
- Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách
khác nhau;
- Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu khơng gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính.
2. Lựa chọn phần mềm GIS
- ArcGIS:
+ Là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ModelBuilder,
ArcScene và ArcGlobe. Trong đó có 3 phần mềm thơng dụng là: ArcMap, ArcCatalog,
ArcToolbox.
- ArcMap có chức năng:
+ Xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ.
+ Tạo các bản đồ từ các rất nhiều các loại dữ liệu khác nhau.
+ Truy vấn dữ liệu khơng gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ giữa các đối tượng không gian.
+ Tạo các biểu đồ.
+ Hiển thị trang in ấn.
- ArcCatolog:

+ Dùng để lưu trữ, quản lý hoặc tạo mới các dữ liệu địa lý.
+ Tạo mới một cơ sở dữ liệu.

12

+ Tìm kiếm dữ liệu.
+ Xác định hệ thống toạ độ cho cơ sở dữ liệu.
- ArcToolbox:
+ Cung cấp các công cụ để quản lý, phân tích và chuyển đổi dữ liệu từ các định dạng khác

như MapInfo, MicroStation, AutoCad…

- Khả năng đáp ứng phần mềm ArcGIS trong việc xây cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính:
+ Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ArcGIS, là phần mềm
chuyên dùng nên độ chính xác cao. Các đối tượng được phân ra và xếp các lớp cũng như
nhóm lớp rất rõ ràng.
+ ArcGIS đảm bảo cho việc tra cứu thơng tin dễ dàng, chính xác giúp giảm thời gian
tra cứu thông tin so với thời gian khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin (việc lưu trữ dữ
liệu bằng văn bản, vừa tốn diện tích, vừa mất thời gian khi ta muốn truy xuất lại một
vấn đề nào đó dễ thất lạc).
+ Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển việc sử dụng GIS trong quản lý đất
đai là một giải pháp tổng thể mang đến hiệu quả thiết thực trong tương lai. Và cũng ra
điểm khởi đầu cho sự liên kết giữa ngành với nhau giúp nhà nước quản lý tốt hơn tránh
tình trạng quản lý chồng chéo. Đó là một trong những giải pháp phát triển bền vững trong
tương lai.
+ Khả năng ứng dụng cơ sở dữ liệu địa chính vào cơng tác quản lí đất đai hiện nay
mang tính chất thiết thực và kịp thời với các ứng dụng tiêu biểu như:
- Quản lý, lưu trữ và cập nhật, chỉnh lý biến động.
- Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, giao đất cho thuê đất, đăng ký biến động đất đai.
- Phục vụ công tác thống kê, kiểm kê đất đai và đánh giá đất đai.

- Hỗ trợ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất.
III. Nội dung thực hiện đồ án CSDLHSĐC
- Chuẩn bị tài liệu, dữ liệu (phần mềm, bản đồ, thông tin về người và quyền…).
- Thiết kế mơ hình CSDLHSĐC ở mức ý niệm, logic và vật lý.
- Tiến hành tách lớp trên bản đồ Microstation.
- Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính, sau đó tiến
hành liên kết các dữ liệu.
- Biên tập, hoàn thiện CSDLHSĐC.
- Viết báo cáo.
IV. Phương pháp thực hiện đồ án CSDLHSĐC
Phương pháp điều tra thu thập thơng tin: Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động
đất đai, bản scan hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính dạng số và các tài liệu khác có liên quan.
Phương pháp xử lý số liệu: Từ những số liệu thu thập được tiến hành chuẩn hóa theo
quy định chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường;Đưa các số liệu thu thập được vào quản
lý bằng phần mềm ArcGis.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được nghiên cứu
tổng hợp lại các tài liệu, hồ sơ cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng thực hiện đồ án.
Phương pháp GIS: Phương pháp GIS cho ta chuyển dữ liệu bản đồ địa chính vào
phần mềm ArcGis, tách số liệu, xây dựng dữ liệu thuộc tính theo yêu cầu phục vụ quản lý

13

về quản lý thông tin thửa đất và chủ sử dụng trên phần mềm.
Phương pháp so sánh: Từ các phần mềm của GIS, so sánh để lựa chọn ra phần mềm

để thực hiện xây dựng đồ án.
Phương pháp hệ thống: Là phương pháp dùng để tập hợp các nguồn dữ liệu đầu vào,

liên kết và xây dựng mối giữa các dữ liệu đó trong CSDL địa chính.


14

PHẦN 3: KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI
PHƯỜNG IV, THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH

I. Thu thập, phân loại và đánh giá tài liệu, dữ liệu thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu
HSĐC

1. Số lượng, chất lượng tài liệu đã thu thập được
a. Số lượng
Bản đồ địa chính: Kết quả thu thập được tờ bản đồ số tỷ lệ 1:1000 theo dạng số định dạng
(*.dgn) đạt tiêu chuẩn đề ra.
Bản đồ hành chính Phường IV, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
b. Chất lượng
Nhìn chung dữ liệu khơng gian là bản đồ địa chính ở dạng số có định dạng (*.dgn) thành
lập theo hệ tọa độ và độ cao Nhà nước (VN-2000) phù hợp với cấu trúc của cơ sở dữ liệu phù
hợp với phần mền Arcgis.
Bảng thuộc tính chưa cập nhật đầy đủ thơng tin về người sử dụng đất, thông tin thửa đất.
Bản đồ hành chính thể hiện đúng vị trí nghiên cứu.
2. Kết quả phân loại tài liệu
- Dữ liệu khơng gian: Bản đồ địa chính dạng số (tuân theo các quy định, quy phạm hiện
hành). Đối với dữ liệu khơng gian thì chuẩn hóa các lớp đối tượng có trên bản đồ số đã thu
thập được như:
+ Chuẩn hóa các lớp đối tượng thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với thửa đất trên
mỗi tờ bản đồ địa chính đưa vào CSDLHSĐC.
+ Chuẩn hóa các lớp đối tượng thuộc nhóm dữ liệu: địa giới, giao thông ,thủy hệ, quy
hoạch, địa danh có thể đưa vào CSDLHSĐC.
- Dữ liệu thuộc tính thửa đất dạng số có cấu trúc (dữ liệu dạng excel theo mẫu,*.txt,
*.pdf) bao gồm sổ địa chính, sổ mục kê, hồ sơ lưu, số liệu thống kê.
3. Đánh giá tài liệu, dữ liệu thu thập

Nguồn tài liệu thu thập được chỉnh lý và cập nhật tương đối đầy đủ, đảm bảo tính tin cậy.
Tuy nhiên,trong q trình chỉnh lý các đối tượng được thể hiện chưa theo đúng các lớp level.
Bản đồ hành chính nơi nghiên cứu là nguồn tài liệu thu thập trên mạng internet nên độ
phân giải thấp.
Các dữ liệu về người và quyền khơng có, đây là hạn chế lớn nhất.
II. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
1. Quy trình chuyển đổi dữ liệu
Đối với dữ liệu không gian đã thu thập được đã chuẩn hoá các lớp theo quy phạm được thành
lập dưới các định dạng microstation (dgn) có thể chuyển vào cơ sở dữ liệu khơng gian theo quy
trình chuyển đổi sau:

Sơ đồ 1: Mơ hình chuyển đổi dữ liệu
không gian dạng microstation

15

Xây dựng CSDL không gian địa chính từ các số liệu đầu vào là bản đồ số. CSDL không
gian sẽ lưu lại dưới dạng một Personal GeoDatabase bao gồm các Feature Data Set và Feature
Class.

Sơ đồ 2: Personal GeoDatabase
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
* Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
Bước 1: Chuẩn bị bản đồ địa chính (dữ liệu khơng gian) bằng định dạng microstation (dgn).

Hình 1. Bản đồ địa chính dạng dgn

16

* Chuyển dữ liệu địa chính sang VILIS (Shapefile).


Hình 2: Thao tác xuất dữ liệu qua cổng famis
Nhấn vào nút chuyển đổi để xuất dữ liệu sang Shapefile. Chọn Thửa (polygon) để xuất
thửa đất, Nhà (line, point) để xuất lớp dữ liệu tài sản. Mỗi lần chỉ chọn được 1 chức năng. Lớp
dữ liệu thửa đất xuất sang có dạng TD_Mã đơn vị hành chính.

Hình 3: Thao tác xuất dữ liệu Thửa đất

17

Bước 2: Tạo một CSDL trống bằng ArcMap
- Khởi động ArcMap: Start > ArcMap 10.8 > nhấp đúp vào ArcMap 10.8

Hình 4: Khởi động ArcMap
Nhóm 6 sẽ sử dụng phần mềm ArcCatalog và ArcMap thực hiện chuyển từ bản đồ có sẵn
có định dạng .*dgn đang được sử dụng tại Phường IV qua ArcCatalog, cụ thể như sau:

18

Bước 3: Tạo cơ sở dữ liệu
Trong ArcCatalog, kích chọn nút (Connect To Folder ), chúng ta kết nối thư mục để lưu
trữ dữ liệu.

Hình 3.7: Tạo File Geodatabase
Lưu trữ tại ổ đĩa D:\MON HOC CAC HOC KY\HOC KY 5\2. thay huan\P4\nhom6
Bước 4: Khởi tạo Geodatabase
Tại thư mục làm việc, kích phải chuột và chọn New => File Geodatabase
Bước 5: Đặt tên Geodatabase, CSDL_P4.gdp

Hình 3.8: Tạo Feature Dataset


19

Bước 6: Tại nhom6.gdp kích chuột chọn New => Feature Dataset, để tạo Dataset đặt tên
là BienGioiDiaGioi chọn kinh tuyến trục tại Tây Ninh hệ quy chiếu VN2000, múi 30

Hình 3.9: Thiết lập hệ quy chiếu dạng 3 độ
+ Thiết lập hệ độ cao:
Chọn Vertical Coordinate Systems > Asia >Hon Dau 1992 > Next > Finish.

Hình 4.0: Thiết lập hệ độ cao

20


×