Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

GIẢI PHÁP MARKETING MIX THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI KHÁCH SẠN ANANTARA HỘI AN RESORT SAU ĐẠI DỊCH COVID 19 - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 137 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong lời đầu tiên của báo cáo khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp marketing mix
thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Anantara Hội An Resort sau đại dịch covid
19” này, em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn chân thành nhất của mình đến tồn thể
Thầy, Cô giáo trường Đại học Quảng Nam, những người đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ và
hướng dẫn em trong suốt 4 năm học qua tại nhà trường.
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo Th.S Bùi Thị Tiến là giảng
viên đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện bài khóa
luận này. Cơ đã tận tình hướng dẫn và chỉ cho em từ lúc ban đầu đề tài, những kiến
thức nhỏ nhất. Cô đã nghiêm khắc dạy em những điều cần để hồn thiện tốt một bài
khóa luận hồn chỉnh. Cơ tỉ mỉ và kiên trì sửa những lỗi sai dù nhỏ hay nghiêm trọng
mà em mắc phải trong bài làm. Em chân thành cảm ơn Cô!
Và em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và anh chị nhân viên tại khách sạn
Anantara Hội An Resort đã tạo điều kiện để em thực tập, học hỏi và thu thập số liệu
cũng như thông tin để hồn thiện tốt bài khóa luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã động viên
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập và làm Khoá luận Tốt nghiệp. Do thời
gian thực hiện có hạn nên cùng kiến thức cịn chưa chun sâu nên chắc chắn bài khóa
luận sẽ cịn những thiếu sót nhất định.
Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Thầy, Cơ giáo để bài khóa luận được
hồn thiện hơn.

Tam Kỳ, ngày…. tháng…. năm…
Sinh viên thực hiện

Trần Anh Lan Quỳnh

Ký hiệu viết tắt DANH MỤC VIẾT TẮT
TO Tên đầy đủ
TA Travel Operator: Công ty lữ hành
FDI Travel Angent: Đại lý du lịch


Foreign Direct Investment: Tổ chức kinh
TNHH tế có vốn đầu tư nước ngồi
UBND Trách nhiệm hữu hạn
OTA Uỷ ban nhân dân
Online Travel Agent: Đại lý du lịch trực
FO tuyến
HK Front Office: Bộ phận lễ tân
IT House Keeping: Bộ phận buồng phòng
Information Technology: Công nghệ
F&B thông tin
QH Food and Beverage: Bộ phận nhà hàng
DNDL Quốc hội
USD Doanh nghiệp du lịch
NK United States Dollar: Đô la Mỹ
LK Ngày khách
ĐVT Lượt khách
SL Đơn vị tính
TT Số lượng
CL Tỷ trọng
TĐTT Chênh lệch
VNĐ Tốc độ tăng trưởng
Việt Nam đồng

DANH MỤC SƠ ĐỒ & BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các kênh phân phối của khách sạn ...................................................................... 27
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Anantaran Hội An Resort......................................... 36
Sơ đồ 1.3: Hệ thống sản phẩm dịch vụ cuả Anantara Hội An Resort..................................... 42
Biểu đồ 2.1. Kết quả kinh doanh của Anantara Hội An Resort giai đoạn năm 2020-2022 ........... 56
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu chi phí tại Anantara Hội An Resort giai đoạn năm 2020-2020.............. 57
Bảng 3.1. Tình hình thu hút khách du lịch đến Quảng Nam giai đoạn năm 2020 -2022 .... 96

Bảng 3.2. Tình hình thu hút khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn năm 2020-2022 ........ 97
Bảng 3.3. Các trang thiết bị tại Anantara Hội An Resort..................................................... 102

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Bảng giá phòng niêm yết cuả Anantara Hội An Resort (2022) ...................43
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực của Anantara Hội An Resort ................................. 51
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động Anantara Hội An Resort theo trình độ học vấn (2020- 2022) 52
Bảng 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Anantara Hội An Resort năm 2022 ........ 55
Bảng 2.5. Tình hình thu hút khách du lịch đến với khách sạn Anantara Hội An Resort
giai đoạn năm 2020-2022...........................................................................................61
Bảng 2.6. Cơ cấu khách du lịch nội địa của Anantara Hội An Resort theo vùng miền
giai đoạn năm 2020-2022..........................................................................................63
Bảng 2.7. Cơ cấu khách du lịch nội địa của Anantara Hội An Resort theo mục đích
chuyến đi giai đoạn năm 2020-2022 ..........................................................................64
Bảng 2.8. Cơ cấu khách du lịch nội địa của theo hình thức chuyến đi của Anantara
Hội An Resort giai đoạn năm 2020-2022 .................................................................. 65
Bảng 2.9. Bảng cấp hạng phòng tại Anantara Hội An Resort (2022) ..........................68
Bảng 2.10. Giá các món ăn của nhà hàng Riverside Hội An (Nhà hàng Việt).............76
Bảng 2.11. Giá các món ăn của nhà hàng ART Space (Nhà hàng Âu)........................77
Bảng 2.12. Giá các loại đồ uống của bar- nhà hàng....................................................77
Bảng 2.13. Giá dịch vụ spa tại Anantara Hội An Resort.............................................78
Bảng 3.1. Tình hình thu hút khách du lịch đến Quảng Nam giai đoạn năm 2020-
2022 ..........................................................................................................................96
Bảng 3.2. Tình hình thu hút khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn năm 2020-2022 ....... 97
Bảng 3.3. Các trang thiết bị tại Anantara Hội An Resort .......................................... 102

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sơ đồ mặt bằng tổng thể của Anantara Hội An Resort ................................35

Hình 1.2. Nhà hàng Lanterns tại Anantara Hội An Resort ..........................................45
Hình 1.3. Nhà hàng ART Space tại Anantara Hội An Resort .....................................46
Hình 1.4. Nhà hàng Riverside Hội An tại Anantara Hội An Resort ............................47
Hình 1.5. Reflection Pool Bar tại Anantara Hội An Resort.........................................47
Hình 2.1. Hình ảnh giao diện của website chính thức của Anantara Hội An Resort .... 84
Hình 2.2. Trang facebook của Anantara Hội An Resort .............................................85
Hình 2.3. Các loại tập gấp giới thiệu, tờ thông tin ở quầy lễ tân Anantara Hội An
Resort ........................................................................................................................ 86
Hình 2.4. Trang facebook của Anantara Hội An Resort dành cho các hoạt động xã hội.....89
Hình 2.5. Logo một số kênh truyền thơng chính.........................................................89

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2
3.Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2
4.Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
5.Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2
6.Bố cục khóa luận ......................................................................................................3
B. NỘI DUNG.............................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................4
1.1 Đại dịch COVID 19 và tác động của đại dịch đến ngành kinh doanh lưu trú ..........4
1.1.1.Vài nét về đại dịch COVID 19 ............................................................................4
1.1.2. Tác động của đại dịch đến ngành kinh doanh lưu trú ..........................................5
1.2. Khách sạn và kinh doanh khách sạn ......................................................................6
1.2.1. Khái niệm khách sạn và hoạt động kinh doanh khách sạn ..................................6
1.2.1.1. Khái niệm về khách sạn...................................................................................6
1.2.1.2. Khái niệm về kinh doanh khách sạn ................................................................7
1.2.2. Nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn ..................................................9
1.2.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn ..................................................9

1.2.4. Ý nghĩa kinh doanh khách sạn..........................................................................11
1.2.4.1. Ý nghĩa kinh tế..............................................................................................11
1.2.4.2. Ý nghĩa xã hội...............................................................................................12
1.3. Hệ thống dịch vụ trong khách sạn .......................................................................13
1.3.1. Hệ thống các dịch vụ chính trong khách sạn ....................................................13
1.3.2. Hệ thống các dịch vụ bổ sung trong khách sạn .................................................14
1.4. Nguồn khách và đặc điểm khách nội địa của khách sạn.......................................15
1.4.1. Khái niệm ........................................................................................................ 15
1.4.1.1. Nguồn khách du lịch ..................................................................................... 15
1.4.2. Đặc điểm khách nội địa của khách sạn ............................................................. 15
1.5. Marketing - mix trong khách sạn.........................................................................15
1.5.1. Khái niệm marketing – mix..............................................................................16
1.5.2. Xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường ........................................... 17
1.5.2.1. Phân đoạn thị trường ..................................................................................... 17
1.5.2.2. Xác định thị trường mục tiêu ......................................................................... 19
1.5.3. Các chính sách marketing - mix .......................................................................21

1.5.3.1. Chính sách về sản phẩm ................................................................................ 21
1.5.3.2. Chính sách về giá .......................................................................................... 22
1.5.3.3. Chính sách phân phối .................................................................................... 25
1.5.3.4. Chính sách khuếch trương cổ động................................................................28
1.6. Ý nghĩa của cơng tác thu hút khách đến khách sạn ..............................................31
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................31
B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 33
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH
SÁCH MARKETING MIX THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN KHÁCH SẠN
ANANTARA HỘI AN RESORT TRONG VÀ SAU ĐẠI DỊCH COVID 19.............33
2.1. Giới thiệu chung về khách sạn ANNATARA HỘI AN RESORT........................33
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn..................................................33
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 33

2.1.1.2. Các thông tin cụ thể...................................................................................... 33
2.1.2. Sơ đồ của khách sạn ......................................................................................... 35
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn...........................................................................35
2.1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận .....................................................37
2.1.4. Hệ thống dịch vụ của khách sạn ....................................................................... 42
2.1.5. Đội ngũ lao động..............................................................................................50
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn ANANTARA HỘI AN RESORT
trong 3 năm qua (2020-2022).....................................................................................55
2.3. Kết quả thu hút khách đến khách sạn trong thời gian qua. ................................... 61
2.4. Kết quả thu hút khách nội địa đến khách sạn trong thời gian qua ........................ 63
2.5.Thực trạng hoạt động marketing- mix thu hút khách nội địa đến khách sạn
ANANTARA HỘI AN RESORT trong và sau thời kỳ đại dịch vừa qua. ...................68
2.5.1. Chính sách về sản phẩm ................................................................................... 68
2.5.2. Chính sách về giá ............................................................................................. 74
2.5.3. Chính sách phân phối ....................................................................................... 80
2.5.4. Chính sách khuếch trương cổ động ..................................................................83
2.6. Đánh giá chung về chính sách marketing- mix thu hút khách đến khách sạn
ANANTARA HỘI AN RESORT trong thời gian đại dịch vừa qua ............................90
2.6.1. Ưu điểm ........................................................................................................... 90
2.6.2. Nhược điểm ..................................................................................................... 90
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................91

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN VỚI
KHÁCH SẠN ANNATARA HỘI AN RESORT SAU ĐẠI DỊCH COVID 19 ..........92
3.1.Tình hình dịch Covid 19 và sự phát triển thị trường du lịch hiện tại ..................... 92
3.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh của khách sạn trong thời gian đến ... 93
3.2.1. Mục tiêu ngắn hạn của khách sạn ..................................................................... 93
3.2.2. Mục tiêu dài hạn của khách sạn ........................................................................ 93
3.2.3. Phương hướng phát triển kinh doanh của khách sạn .........................................94
3.3. Phân tích cơ hội thị trường .................................................................................. 96

3.3.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách nội địa......................................................96
3.3.1.1. Tình hình thu hút khách du lịch đến tỉnh Quảng Nam và Việt Nam trong 3
năm vừa qua .............................................................................................................. 96
3.3.1.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách nội địa...................................................98
3.3.2. Khả năng, nguồn lực của doanh nghiệp .......................................................... 100
3.3.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 104
3.3.4. Xác định cơ hội thị trường ............................................................................. 109
3.4. Xác định thị trường mục tiêu............................................................................. 111
3.4.1. Nguyên nhân chọn thị trường mục tiêu là khách nội địa: ................................ 112
3.4.2. Phân đoạn thị trường: ..................................................................................... 113
3.5. Một số giải pháp marketing- mix nhằm thu hút khách nội địa đến với khách sạn
ANANTARA HỘI AN RESORT sau đại dịch COVID 19 ....................................... 113
3.5.1. Chính sách sản phẩm...................................................................................... 113
3.4.2. Chính sách giá................................................................................................ 119
3.4.3. Chính sách phân phối ..................................................................................... 120
3.4.3.1 Kênh trực tiếp .............................................................................................. 120
3.4.3.2. Kênh gián tiếp ............................................................................................. 122
3.4.4. Chính sách khuếch trương cổ động ................................................................ 122
3.4.4.1.Quảng cáo .................................................................................................... 123
3.4.4.2. Quan hệ công chúng.................................................................................... 125
3.4.4.3. Xúc tiến bán hàng (Sale promotion) ............................................................ 126
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 128

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một nước có nhiều điều kiện phát triển du lịch (điều kiện tự nhiên và
điều kiện nhân văn). Cùng với sự phát triển đó Du lịch Việt Nam đang hồ mình vào
Du lịch Thế giới bởi sự giúp đỡ về cơ sơ vật chất của nhiều Quốc gia có nền Du lịch

phát triển, bởi sự đầu tư đúng đắn của Nhà nước cũng như của nhiều Địa phương. Hơn
nữa ở nước ta tiềm năng Du lịch là rất lớn, vị trí địa lý thuận lợi cho việc đi lại nối kết
nước ta với các khu vực trên Thế giới, có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng đó
là hàng loạt các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Cố Đô Huế, Thánh
Địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha... Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử khác
nhau đã tạo cho Việt Nam những điểm khác biệt thu hút khách Du lịch mọi nơi trên
khắp Thế giới.

Thế nhưng đại dịch Covid-19 diễn ra năm 2019 đã tác động mạnh đến nền kinh tế
Việt Nam, trong đó, ngành Du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề. Các lệnh cấm bay, hạn chế
đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến nhiều
khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng khách, doanh thu
ngành du lịch sụt giảm mạnh. Theo các chuyên gia dự báo, năm 2023, du lịch Việt Nam
khơng đạt mục tiêu đón 110 triệu lượt khách quốc tế. Sự phục hồi của du lịch Việt Nam
sẽ phải phụ thuộc vào thời điểm dịch Covid-19 được kiểm soát trên thế giới.

Trong thời thế đại dịch Covid-19, nguồn khách du lịch nội địa sẽ là nguồn doanh
thu chính đối với ngành du lịch ở thành phố Hội An nói chung và với các khách sạn, khu
nghỉ dưỡng nói riêng. Lượng khách du lịch thời điểm này chưa được cao, song số lượng
khách sạn ở Hội An rất nhiều, tạo sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Để
tồn tại và phát triển đòi hỏi các nhà kinh doanh khách sạn cần tìm cho mình những
hướng đi mới, hiệu quả hơn, nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh trong thị trường. Với
những cơ hội và thách thức như vậy, trong những năm vừa qua khách sạn Anantara Hội
An Resort đã làm rất tốt trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh số của khách sạn
trong những năm trước không ngừng tăng. Tuy nhiên, lượng khách nội địa đến với
khách sạn vẫn chưa cao. Với tình thế hiện tại, khách sạn cần có những chính sách, biện
pháp để thu hút khách nội địa đến với khách sạn để tránh tình thế bị động do đại dịch
Covid-19 làm cho khách du lịch quốc tế không thể đến với du lịch Hội An.

1


Từ những lý do nêu trên mà trong thời gian thực tập tại khách sạn Anantara Hội
An Resort tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp marketing - mix thu hút khách du lịch nội
địa tại Anantara Hội An Resort sau đại dịch covid - 19” làm đề tài khố luận tốt
nghiệp của mình.
2.Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết liên quan đến kinh doanh khách sạn và các
giải pháp marketing- mix thu hút khách du lịch nội địa.

- Tìm hiểu về thực trạng hoạt động kinh doanh khách sạn và tình hình thu hút
khách du lịch nội địa tại khách sạn Anantara Hội An Resort sau đại dịch Covid 19.

- Đề xuất một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại
khách sạn Anantara Hội An Resort.
3.Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách hoạt động marketing liên quan đến
việc thu hút khách du lịch và thị trường khách du lịch nội địa của khách sạn Anantara
Hội An Resort.
4.Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Khách sạn Anantara Hội An Resort
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình kinh doanh khách sạn trong giai đoạn
3 năm gần nhất, từ năm 2020 đến năm 2022
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa: Thực tập tại bộ phận F&B khách sạn Anantara
Hội An Resort.
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống.
+ Tham khảo ý kiến từ các Trưởng bộ phận, các nhân viên của bộ phận F&B.

+ Phương pháp lý luận kết hợp quan sát thực tế trong quá trình thực tập tại
khách sạn.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập thơng tin từ bộ phận kế tốn
và bộ phận Sales & Marketing và các bộ phận khác của khách sạn Anantara Hội An
Resort.
+ Thu thập dữ liệu từ khách sạn, từ sách báo, Internet.
+ Thống kê số liệu.
+ Phân tích đánh giá tổng hợp thơng tin, ý kiến của nhân viên,…

2

=> Từ đó tổng hợp các nguồn tài liệu, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp.
6.Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, bài khóa luận gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng chính sách marketing

mix thu hút khách nội địa đến khách sạn Anantara Hội An Resort trong và sau đại dịch
covid 19.

- Chương 3: Một số giải pháp thu hút khách nội địa đến với khách sạn Annatara
Hội An Resort sau đại dịch covid 19.

3

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Đại dịch COVID 19 và tác động của đại dịch đến ngành kinh doanh lưu trú
1.1.1.Vài nét về đại dịch COVID 19
"Dịch Covid – 19 (hay còn gọi là dịch SARS – CoV- 2) đã diễn biến phức tạp

trên toàn cầu, số ca nhiễm và tỷ lệ tử vong không ngừng tăng lên. Cụ thể, theo thống
kê đến sáng ngày 11/5/2020, dịch Covid- 19 đã lan sang 212 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên toàn thế giới với hơn 4,17 triệu người nhiễm bệnh, trên 283 nghìn người tử vong
(Bộ Y tế, 2020). Trong đó, nước Mỹ và các nước châu Âu đang là những quốc gia có
tỷ lệ nhiễm và tử vong cao nhất thế giới. Tại Việt Nam, là một trong những quốc gia
có ca nhiễm Covid- 19 xuất hiện sớm từ tháng 01/2020 sau khi có bệnh nhân từ vùng
dịch Vũ Hán (Trung Quốc) về nước, trải qua nhiều đợt bùng phát vào tháng 3 và tháng
4/2020 đến nay, địch bệnh cơ bản đã được kiểm soát. Tính đến ngày 29/06/2022, Việt
Nam có 11.526.810 ca nhiễm Covid- 19 đã chữa khỏi 10.614.722 trường hợp, tử vong
43.186. Mặc dù, dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng những tổn thất về kinh tế- xã hội
do dịch Covid- 19 gây ra vẫn rất nặng nề. Đại dịch Covid- 19 đã và đang tác động trực
tiếp đến mọi lĩnh vực của đời sống, đặc biệt ảnh hưởng tới lĩnh vực kinh tế từ phạm vi
địa phương, quốc gia đến khu vực cho đến toàn cầu (Sansa, 2020 Ruiz Estrada,
Koutronas & Lee, 2020)” .[10]
“Tại Việt Nam, các kết quả nghiên cứu bước đầu cũng cho thấy, đại dịch Covid-
19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tồn bộ nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp là nhóm chịu
tác động mạnh nhất (Tran Tho Dat, 2020). Theo Cần Văn Lực (2020). có chín ngành
kinh tế chịu tác động mạnh với mức độ thiệt hại “lớn” trong đó có ngành du lịch do
lượng khách hàng sụt giảm nghiêm trọng Một số nguyên nhân chủ yếu do lệnh phong
tỏa của nhiều nước trên thế giới. lệnh giãn cách xã hội tại Việt Nam, tâm lý du khách
cảm thấy khơng an tồn để đi du lịch hay do dịch bệnh làm nguồn thu nhập sụt giảm và
công tác kiểm soát dịch trên thế giới chưa triệt để dẫn đến chính các DNDL, cũng “ thận
trọng khi nhận khách quốc tế (Phạm Trương Hoàng, 2020) Các nguyên nhân này sẽ gây
nên những ảnh hưởng nặng nề, dài lâu cho toàn ngành du lịch nói chung và DNDL Việt
Nam nói riêng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2020), do tác động của dịch Covid
- 19 chỉ tính riêng trong quý I/ 2020, lượng khách nội địa đã giảm gần 50% so với cùng
kỳ năm 2019, xuống còn khoảng 13 triệu lượt, với con số thiệt hại là khoảng 1,6 tỷ

4


USD; lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đại gần 3,687 triệu lượt, giảm 18,1 so với
cùng kỳ năm 2019 do các thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (đóng
góp tới 61,4% tổng lượng khách quốc tế vào Việt Nam) hiện đang bị phong tỏa và phải
gồng mình chống dịch Covid- 19 (Tổng cục Thống kê, 2020)” .[11]
1.1.2. Tác động của đại dịch đến ngành kinh doanh lưu trú

“Theo Tổng cục Thống kê, từ cuối tháng 3 năm 2020, Việt Nam dừng đón
khách quốc tế, nên lượng khách giảm 80% so với năm 2019, chỉ đạt 3,7 triệu lượt;
khách du lịch nội địa giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 56 triệu lượt; tổng thu
từ khách du lịch giảm 59% so với năm 2019, đạt 312.200 tỷ đồng. Năm 2021 là năm
thứ hai ngành Du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng thiệt hại, các chỉ tiêu phát triển du lịch
tiếp tục giảm mạnh. Ước tính cả năm 2021, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
chỉ đạt 14.900 lượt: lượng khách du lịch nội địa đạt 40 triệu lượt; tổng thu từ khách du
lịch đạt 180 nghìn tỷ đồng. Khoảng 90-95% số lượng doanh nghiệp du lịch phải dừng
hoạt động (trừ một số rất ít doanh nghiệp tổ chức tour nội tỉnh). Nhiều doanh nghiệp
buộc phải chuyển ngành nghề, đổi mơ hình kinh doanh hay cắt giảm phần lớn nhân sự.
Năm 2020, có 338/ 2.519 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép, 90%
doanh nghiệp đóng cửa. Sang năm 2021, lượng doanh nghiệp lữ hành xin hu hồi giấy
phép kinh doanh lữ hành chiếm trên 35% tổng số đã được cấp phép, phần còn lại
dừng- hoạt động. Các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch cũng dừng
hoạt động vì khơng có khách .

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 còn tác động đến các cơ sở lưu trú. Theo Tổng
cục Du lịch, công suất hoạt động các cơ sở lưu trú năm 2020 chỉ đạt 20%-30% so với
cùng kỳ năm ngoái. Nhiều khách sạn đã phải đóng cửa, cơng suất sử dụng phịng có
thời điểm chỉ đạt từ 10%-15% vì lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng
3,7 triệu lượt. Các doanh nghiệp lữ hành, kinh doanh trong ngành du lịch rơi vào tình
cảnh lao đao, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ cịn bộ khung vì dịch Covid-19. Do
diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động lớn đến các cơ sở lưu trú
của Việt Nam nên công suất hoạt động các cơ sở lưu trú năm 2021 chỉ đạt 20 - 30%.


Phó giáo sư Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị tại Khoa
Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT, nhận định rằng “hai năm qua là khoảng thời
gian đầy thách thức với ngành khách sạn và du lịch, dẫn đến giai đoạn thực sự khó
khăn cho các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở lưu trú du lịch”

5

Ở mảng lưu trú, năm 2020, cơng suất phịng trung bình cả nước giảm 70-80%
so với năm 2019. Năm 2021, các khách sạn hầu như khơng có khách trừ một số cơ sở
đón khách cách ly. Đến nay, tổng số cơ sở lưu trú du lịch trong tồn quốc là 38 nghìn
với 780 nghìn buồng, cơng suất phịng trung bình năm ước tính chỉ đạt 5%. Nhân lực
ngành Du lịch phần lớn bị mất việc làm, số ít cịn lại làm việc cầm chừng. Người lao
động phải chuyển đổi sang ngành nghề khác để kiếm sống. Năm 2020, các doanh
nghiệp lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70-80%. Sang năm 2021, số lượng lao động
làm đủ thời gian chỉ bằng 25% so với năm 2020, lao dạng nghỉ việc hoặc chấm dứt
hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35 %, lao động
làm việc cầm chừng chiếm 10%”.[8]
1.2. Khách sạn và kinh doanh khách sạn
1.2.1. Khái niệm khách sạn và hoạt động kinh doanh khách sạn
1.2.1.1. Khái niệm về khách sạn

“Khái niệm khách sạn được xuất hiện đầu tiên tại Pháp vào thế kỷ XVII, mãi đến
thế kỷ XIX mới được phổ biến ở các nước khác. Cơ sở để phân biệt khách sạn với nhà
trọ thời bấy giờ là sự hiện diện của các buồng ngủ riêng với đầy đủ tiện nghỉ bên trong.

Tại mỗi quốc gia, tùy thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh
khách sạn của đất nước mình thì có các khái niệm khác nhau về khách sạn như sau:

Theo nhà nghiên cứu về du lịch và khách sạn Morcel Gotie đã khái niệm nhục sau:

“Khách sạn là nơi lưu trú tạm thời của du khách. Cùng với các bng ngủ cịn
có các nhà hàng với các chủng loại khác nhau”.
Với khái niệm này, ơng nêu ra mục đích sử dụng của khách sạn và ngoài dịch
vụ lưu trú cịn có dịch vụ ăn uống, tuy nhiên với khái niệm này chỉ đúng trong giai
đoạn thế kỷ 17,18. Còn với nhu cầu ngày càng lớn của con người thì u cầu về khách
sạn cịn phải có những dịch vụ khác nữa”.[1]
Trong Luật du lịch 2017 số 09/2017/QH14 đã ghi rõ:
“Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10
buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần
thiết phục vụ khách du lịch”.[3]
“Đây là khái niệm đã nêu lên được một số yêu cầu về số lượng phòng ngủ và
trang thiết bị trong khách sạn, tuy nhiên khách sạn vẫn chưa nêu lên các dịch vụ khác
trong khách sạn ngoài dịch vụ buồng ngủ.

6

Khoa Du lịch trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, trong cuốn sách “Giải thích
thuật ngữ du lịch và khách sạn” đã bổ sung một khái niệm sau:

“Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghỉ), dịch vụ
ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại đêm
và thường được xây dựng tại các điểm du lịch” .

Cùng với sự phát triển kinh tế và đời sống con người được nâng cao thì hoạt
động du lịch và kinh doanh khách sạn cũng không ngừng phát triển. Các khái niệm
khách sạn cũng dần hoàn thiện, trong khái niệm trên, tác giả đã nêu được cả các dịch
vụ khác trong khách sạn và yêu cầu về chất lượng trang thiết bị trong khách sạn tuy
nhiên chỉ mới giới hạn về vị trí xây dựng khách sạn.

Theo tổng hợp từ nhiều tài liệu, chúng ta có thể khái niệm khách sạn như sau:

Khách sạn là cơ sở cung cấp dịch vụ buồng ngủ với đầy đủ các t trang thiết bi
tiện nghi, ngoài ra khách sạn còn cung cấp các dịch vụ khác: ăn uống, giải trí ... Khách
sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, điểm du lịch, khu
du lịch, trung tâm thành phố hoặc sân bay. Khách sạn phải bao gồm một số lượng
phòng nhất định theo yêu cầu của nhà nước mỗi quốc gia”.[1]
1.2.1.2. Khái niệm về kinh doanh khách sạn
“Muốn hiểu được nội dung của kinh doanh khách sạn cần phải bắt đầu từ quá
trình hình thành và phát triển của kinh doanh khách sạn.
Ban đầu, kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm bảo
đảm chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó, cùng với những địi hỏi thỏa mãn
nhiều nhu cầu hơn và ở mức cao hơn của khách du lịch và mong muốn của chủ khách
sạn nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách, dần dần khách sạn tổ chức thêm những
hoạt động kinh doanh ăn uống phục vụ nhu cầu của khách. Từ đó, các chuyên giatrong
lĩnh vực này thường sử dụng hai khái niệm: kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng và
theo nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp: kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo cho việc phục vụ nhu cầu
ngủ, nghỉ cho khách.
Theo nghĩa rộng: kinh doanh khách sạn xứ hoạt động cung cấp các dịch vụ
phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách. Nền kinh tế ngày càng phát triển,
đời sống vật chất ngày càng được cải thiện tốt hơn, người có điều kiện chăm lo đến đời
sống tinh thần hơn, số người đi du lịch ngày càng tăng nhanh. Cùng với sự phát triển

7

của hoạt động du lịch, sự cạnh tranh giữa các khách sạn nhằm thu hút ngày càng nhiều
khách và những khách có khả năng tài chính cao đã làm tăng tính đa dạng trong hoạt
động của ngành. Ngồi hai hoạt động chính nêu trên, điều kiện cho các hội họp, cho
các mối quan hệ, cho việc chữa bệnh, vui chơi giải trí ... cũng ngày càng tăng nhanh.
Các điều kiện ấy đã làm cho trong nội dung của khái niệm kinh doanh khách sạn có
thêm hoạt động tổ chức các dịch vụ bổ sung (dịch vụ giải trí, thể thao, y tế, dịch vụ

giặt là, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp v.v...)

Kinh doanh khách sạn cung cấp không chỉ các dịch vụ tự mình đảm nhiệm, mà
cịn bán cả các sản phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân
như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, dịch vụ ngân hàng, bi chính
viễn thơng. Tóm lại, hoạt động kinh doanh khách sạn cung cấp cho khách những dịch
vụ của mình và đồng thời cịn là trung gian thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của
các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.

Trong quá trình kinh doanh khách sạn, hai quá trình sản xuất và tiêu thụ địch vụ
thường đi liền nhau. Đa số các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn phải trả tiền trực
tiếp như dịch vụ buồng ngủ, dịch vụ điện thoại, ăn uống hay giặt là, nhưng một số dịch
vụ không phải trả tiền trực tiếp như dịch vụ giữ hành lý, dịch vụ cung cấp thơng tin,
dịch vụ chăm sóc khách hàng... nhằm tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng, làm
vui lịng họ và từ đó tăng khả năng thu hút khách và khả năng cạnh tranh của mình
trên thị trường.

Tóm lại, nội dung của kinh doanh khách sạn ngày càng được mở rộng và phong
phú, đa dạng về thể loại. Do sự phát triển ấy mà ngày nay người ta vẫn thừa nhận cả
nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm kinh doanh khách sạn”. Tuy nhiên ngày nay
khái niệm kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều có tính đến hoạt
động kinh doanh các dịch vụ bổ sung. Các dịch vụ bổ sung ngày càng nhiều về số
lượng, đa dạng về hình thức và thường phù hợp với vị trí, thứ hạng, loại kiểu, quy mơ
và thị trưởng khách hàng mục tiêu của từng cơ sở kinh doanh lưu trú.

Trên phương diện chung nhất, có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách
sạn như sau: “ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các
dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu
ăn, nghi và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.[1]


8

1.2.2. Nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn

“Nội dung chủ yếu của khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhưng khi ra
khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình ngồi nhu cầu về ở, người ta cịn có nhu cầu về
ăn cho nên trong kinh doanh khách sạn việc cung ứng về các dịch vụ ăn cũng là nội
dung rất quan trọng, nội dung chủ yếu của hoạt động kinh doanh khách sạn là dịch vụ
lưu trú và dịch vụ ăn uống, nhưng dịch vụ lưu trú là cơ bản nhất. Ngày nay trong quá
trình phát triển dịch vụ, do nhu cầu ngày một đa dạng, do nhu cầu mở rộng phạm vi
kinh doanh của mình, đồng thời do sự cạnh tranh nhằm thu hút khách nên các khách
sạn tiến hành mở rộng đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của minh như tổ chức các
hoạt động vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, biểu diễn các loại hình giải trí văn hố
và các món ăn địa phương. Ngồi ra khách sạn cịn kinh doanh một số dịch vụ là hàng
hoá do ngành khác sản xuất ra như dịch vụ điện thoại, cho thuê xe...” [5]
1.2.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn

“Ngành kinh doanh khách sạn có những đặc điểm cơ bản sau:
- Kinh doanh khách sạn phụ thuộc tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch:
Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch, kinh
doanh khách sạn chỉ có thể được tiến hành thành cơng ở những nơi có tài ngun du
lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định đến
quy mô của các khách sạn trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có
tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn. Một khách sạn có vị trí thuận lợi nằm ở
địa điểm có tài ngun du lịch nổi tiếng thì thuận lợi để phát triển kinh doanh hơn.
Chính vì vậy, khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn địi hỏi phải nghiên cứu kỹ các
thơng số của tài nguyên du lịch cũng như những nhóm khách hàng mục tiêu và khách
hàng tiềm năng bị hấp dẫn tới điểm du lịch, xác định các chỉ số kỹ thuật của một cơng
trình khách sạn khi đầu tư xây dựng và thiết kế.
Khi các điều kiện khách quan tác động tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên

du lịch thay đổi sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cho
phù hợp. Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất
kỹ thuật của các khách sạn tại các điểm du lịch cũng có ảnh hưởng tới việc làm tăng
hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú cũng như chi phí
cố định, duy tu, bảo dưỡng lớn:

9

Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân chính là chi phí ban đầu cho cơ sở hạ
tầng khách sạn cao, chi phí đất đai cho một cơng trình khách sạn rất lớn. Ngồi ra, do
u cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn đòi hỏi các thành phần của cơ
sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải có chất lượng cao. Sự đầu tư vốn cho cơ
sở vật chất kỹ thuật (về số lượng và chất lượng) sẽ quyết định cho sự tăng thứ hạng
của khách sạn, theo tiêu chuẩn của Tổng cục du lịch thì hạng sao sẽ tăng lên cùng với
sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật, tuy nhiên tính sang trọng của các trang thiết
bị được lắp đặt bên trong khách sạn chính là một nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban
đầu của cơng trình khách sạn lên cao.

Mặc dù đã đầu tư một số tiền lớn cho việc xây dựng khách sạn nhưng do chịu
tác động của tính chất thời vụ nên việc kinh doanh khách sạn có hiệu quả vài tháng,
khả năng thu hồi vốn chậm so với các ngành kinh doanh khác. Từ đó, phát sinh các
khoản chi phí như chi phí cho hoạt động bảo trì, bảo dưỡng khách sạn để bảo đảm hoạt
động kinh doanh lâu dài của khách sạn

- Lực lượng lao động trực tiếp làm trong khách sạn rất lớn, đa dạng về cơ cấu
ngành nghề, giới tính và tuổi tác: .

Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này khơng
thể cơ giới hoá được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách

sạn. Mặt khác, lao động trong khách sạn có tính chun mơn hố khá cao. Thời gian
lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài 24/24 giờ
mỗi ngày. Do vậy, muốn tiến hành hoạt động kinh doanh khách sạn cần phải sử dụng
một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp. Với đặc điểm này, các nhà quản lý khách
sạn ln phải đối mặt với những khó khăn về chi phí lao động tương đối cao và chi phí
này khó cắt giảm mà khơng làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng dịch vụ của khách sạn.
Trong các điều kiện kinh doanh theo mùa vụ, các nhà quản lý khách sạn thường coi
việc giảm thiểu chi phí lao động một cách hợp lý là một thách thức lớn đối với họ.

- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật:
Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số yếu tố mang tính quy luật
như: tính thời vụ, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý của con người v.v ...
Chẳng hạn sự phụ thuộc vào tính thời vụ với những biến động lặp đi lặp lại của
thời tiết, khí hậu trong năm, địa điểm địa hình vùng du lịch ln tạo ra những thay đổi
theo những quy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên đối với

10

khách du lịch, từ đó gây ra sự biến động theo mùa của lượng khách du lịch đến các
điểm du lịch, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch nghỉ biển hoặc
nghỉ núi .

Hoạt động kinh doanh khách sạn còn phụ thuộc vào thời gian nhàn rỗi của dòng
khách du lịch, một trong những điều kiện quan trọng để con người có thể đi du lịch.
Khách châu Âu có xu hướng đi du lịch sang các nước châu Á, khách châu Á đã châu
Âu, châu Mỹ. Do độ dài của từng đợt nghỉ, các lễ hội địa phương và quốc gia cũng là
thời gian cao điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn.

Dù chịu sự chi phối của quy luật nào đi nữa, điều đó cũng gây ra những tác
động tiêu cực và tích cực đối với kinh doanh khách sạn. Vấn đề đặt ra là phải nghiên

cứu kỹ các quỷ luật và sự tác động của chúng đến khách sạn để từ đó chủ động tìm
kiếm các biện pháp hữu hiệu để khắc phục những tác động bất lợi, tận dụng những tác
động có lợi nhằm phát triển hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Những yếu tố chi phối trên đã tạo nên tính quy luật trong hoạt động kinh doanh
khách sạn, biểu hiện rõ là chu kỳ kinh doanh trong năm, có mùa kinh doanh chính vụ,
mùa trước và mùa kinh doanh sau chính vụ, mùa kinh doanh trái vụ.
1.2.4. Ý nghĩa kinh doanh khách sạn
1.2.4.1. Ý nghĩa kinh tế

Kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và
thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của ngành. Mối liên hệ giữa kinh doanh khách
sạn và ngành du lịch của một quốc gia không phải là quan hệ 1 chiều mà ngược lại
kinh doanh khách sạn cũng tác động đến sự phát triển của ngành du lịch và đến đời
sống kinh tế - xã hội nói chung của một quốc gia.

Thông qua kinh doanh lưu trú, ăn uống của các khách sạn, một phần quỹ tiêu
dùng của người dân được sử dụng vào việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóa của các
doanh nghiệp khách sạn tại điểm du lịch. kết quả dẫn đến sự phân phối lại quỹ tiêu
dùng cá nhân giữa các vùng trong nước. Một phần trong quỹ tiêu dùng từ thu nhập của
người dân từ khắp các nơi (trong và ngoài nước) được đem đến tiêu dùng tại các trung
tâm du lịch. Như vậy có sự phân phối lại quỹ tiêu dùng từ vùng này sang vùng khác, từ
đất nước này sang đất nước khác. Theo cách này kinh doanh khách sạn góp phần làm
tăng GDP cho các vùng và các quốc gia.

11

Ngoài ra kịnh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường thu hút vốn đầu
tư trong và ngoài nước, huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Do đầu tư vào
kinh doanh khách sạn đem lại hiệu quả của đồng vốn đầu tư cao, nên từ khi có chính

sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đến nay đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư
của nước ngoài vào ngành này (chiếm khoảng gần 70% tổng số vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam) .

Các khách sạn là bạn hàng lớn của nhiều ngành khác trong nền kinh tế, vì hàng
ngày các khách sạn tiêu thụ một khối lượng lớn các sản phẩm của nhiều ngành như:
các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, ngành nông
nghiệp, ngành bưu chính viễn thơng, ngành ngân hàng và đặc biệt là ngành thủ cơng
mỹ nghệ... Vì vậy phát triển ngành kinh doanh khách sạn cũng đồng thờikhuyến khích
các ngành khác phát triển theo. Trong đó bao gồm khuyến khích phát triển cơ sở hạ
tầng cho các điểm du lịch.

Vì kinh doanh khách sạn ln địi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối
cao, cho nên phát triển kinh doanh khách sạn sẽ góp phần giải quyết một khối lượng
lớn cơng ăn, việc làm cho người lao động. Mặc khác do phản ứng dây chuyền về sự
phát triển giữa kinh doanh khách sạn và các ngành khác như nói ở trên mà kinh doanh
khách sạn phát triển còn tạo sự phát triển theo cấp số nhân về việc làm gián tiếp trong
các ngành có liên quan. Điều này càng làm cho ngành kinh doanh khách sạn có ý
nghĩa kinh tế to lớn hơn đối với Việt Nam long giai đoạn hiện nay”. [1]
1.2.4.2. Ý nghĩa xã hội

“Thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi tích cực trong thời gian đi du lịch
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên, kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ
và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của người lao động. Vai trò của kinh
doanh khách sạn trong sự nâng cao khả năng lao động cho con người càng được tăng
lên ở Việt Nam từ sau khi có chế độ làm việc 5 ngày trong tuần. Đồng thời việc thỏa
mãn nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần một cách tích cực cho số đơng người dân
góp phần nâng cao mức sống về chất và tinh thần cho nhân dân. Điều đó càng làm
tăng nhu cầu tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa của đất nước và các thành tựu của công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng ta, góp phần giáo dục lịng u nước và

lịng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

12


×