Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài tập cá nhân môn công pháp quốc tế đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.25 KB, 5 trang )

ĐỀ KIỂM TRA BÀI CÁ NHÂN
MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
Dành cho các lớp K44 Ngành Luật học

ĐỀ SỐ 05 (N05.TL1)
Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Các chủ thể của ḷt q́c tế có quyền năng như nhau khi tham gia vào quan
hệ do luật quốc tế điều chỉnh.

Khẳng định: sai
Giải thích:

Các chủ thể của luật quốc tế khơng có quyền năng như nhau khi tham gia vào
quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh. Như chủ thể là q́c gia sẽ có quyền năng
không giống với chủ thể là các tổ chức liên chính phủ, chủ thể là các dân tộc
đang đấu tranh giành quyền tự quyết.

Chủ thể là quốc gia sẽ có quyền năng được thể hiện qua 2 khía cạnh: quyền
tối cao trong phạm vi lãnh thổ: q́c gia có tồn quyền thiết lập thể chế chính
trị, chế độ xã hội, có tồn quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi
lãnh thổ của mình mà khơng bị các q́c gia khác tác động. Quyền độc lập
trong quan hệ q́c tế: có tồn quyền trong việc qút định sẽ quan hệ với ai, ký
kết các điều ước quốc tế nào, ở lĩnh vực nào, mức độ đến đâu, … hoàn toàn chỉ
phụ thuộc vào ý chí của q́c gia đó mà khơng bị tác động của bên ngồi

Tổ chức q́c tế liên chính phủ khơng có quyền năng như q́c gia, mà quyền
năng chủ thể của tổ chức liên chính phủ do các quốc gia thành viên tự hạn chế
một phần quyền năng chủ thể của mình để trao cho tổ chức q́c tế liên chính
phủ để đại diện cho các quốc gia thành viên để tham gia các quan hệ pháp luật


quốc tế. Do đó quyền năng của tổ chức q́c tế khơng phải do tự thân mà có.

Khác với q́c gia có thể tham gia bất kỳ quan hệ quốc tế trên bất kỳ lĩnh vực
nào (chính trị, qn sự, kinh tế, tơn giáo, văn hóa, …), thì 1 tổ chức q́c tế chỉ
tham gia vào 1 hoặc 1 sớ lĩnh vực nhất định, ví dụ WTO chỉ tham gia trên lĩnh
vực thương mại, NATO chỉ hoạt động trên lĩnh vực quân sự, Liên hợp q́c chỉ
hoạt động trên lĩnh vực duy trì hịa bình và an ninh trên thế giới, ASEAN chỉ
hoạt động trên lĩnh vực kinh tế và chính trị. Quyền năng của tổ chức quốc tế khi
tham gia quan hệ quốc tế hồn tồn phụ thuộc vào các q́c gia thành viên. Đây
là quyền năng hạn chế của chủ thể là các tổ chức liên chính phủ.

các tổ chức q́c tế (liên chính phủ) chỉ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ
được ghi nhận trong hiến chương, điều lệ thành lập nên nó mà thơi, trong khí đó
các q́c gia lại có đầy đủ tất cả các quyền năng của một chủ thể.

Như vậy như đã giải thích ở trên Các chủ thể của ḷt q́c tế khơng có quyền
năng như nhau khi tham gia vào quan hệ do ḷt q́c tế điều chỉnh, vì vậy
khẳng định (1) là khẳng định sai.
2. Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là nguồn của luật quốc tế
Khẳng định: sai
Giải thích:

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được xem là hạt nhân của luật quốc tế.
Tất cả các quy phạm pháp lý quốc tế và các tập quán quốc tế muốn trở thành
nguồn của luật q́c tế hiện đại thì phải phù hợp và khơng được trái với các
nguyên tắc cơ bản này. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được coi là
thước đo giá trị hợp pháp của tất cả các quy phạm pháp lý quốc tế khác. Mọi
điều ước quốc tế và tập quán quốc tế để trở thành nguồn của pháp ḷt q́c tế
và có giá trị ràng buộc các bên phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc
cơ bản này.


Như vậy nó khơng phải là nguồn của ḷt q́c tế mà nó là cái khung để xác
định một điều ước hay tập quán có phải là nguồn của ḷt q́c tế hay khơng. Vì
vậy khẳng định (2) là một khẳng định sai.
3. Công nhận quốc gia luôn dẫn đến việc thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện

giữa quốc gia công nhận và quốc gia được cơng nhận
Khẳng định: sai
Giải thích:

Cơng nhận quốc gia là hành vi pháp lý đơn phương và là quyền bên cơng
nhận. trong khi đó, việc thiết lập quan hệ hợp tác được tiến hành trên cơ sở thỏa
thuận giữa các quốc gia. Hơn nữa, việc công nhận một chủ thể mới của luật
quốc tế được thể hiện qua nhiều hình thức và phương thức khác nhau. Việc thiết
lập quan hệ hợp tác giữa các bên hữu quan phụ thuộc hồn tồn vào hình thức
cơng nhận. do đó, không phải mọi hành vi công nhận đều dẫn đến việc thiết lập
quan hệ hợp tác toàn diện giữa các quốc gia công nhận và quốc gia được công
nhận.

Như Cơng nhận de-facto: là hình thức cơng nhận chính thức nhưng chưa đầy
đủ, thể hiện thái độ thận trọng của quốc gia công nhận đối với các diễn biến tiếp
theo của chủ thể mới (tức là công nhận từng phần, có thể dẫn tới cơng nhận de-
jure hoặc khơng công nhận nữa).

Công nhận ad-hoc: tức là công nhận theo vụ việc. Chưa công nhận nhưng
trong từng vụ việc cụ thể thì sẽ cơng nhận. VD chỉ cơng nhận là quốc gia trong
hợp tác thương mại

Như vậy Công nhận quốc gia không phải lúc nào cũng dẫn đến việc thiết
lập quan hệ hợp tác tồn diện giữa q́c gia cơng nhận và q́c gia được

cơng nhận, vì vậy khẳng định (3) là khẳng định sai.
4. Điều ước quốc tế là nguồn duy nhất có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các
chủ thể của luật quốc tế

Khẳng định: sai
Giải thích:

Điều ước q́c tế khơng phải là nguồn duy nhất có giá trị pháp lý ràng buộc
đối với các chủ thể của luật quốc tế mà bên cạnh Điều ước q́c tế cịn có
những nguồn khác cũng có giá trị pháp lý ràng buộc đới với các chủ thể của luật
quốc tế như: tập quán q́c tế.

Tập qn q́c tế đóng vai trị quan trọng trong q trình hình thành Ḷt
q́c tế. So với điều ước quốc tế, tập quán quốc tế ra đời sớm hơn. Đó là những
quy tắc xử sự chung ban đầu do một hay một số quốc gia đưa ra và áp dụng
trong quan hệ với nhau. Sau một quá trình áp dụng lâu dài, rộng rãi và được
nhiều quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp lý nên những quy tắc xử
sự đó đã trở thành tập qn q́c tế. Từ đây có thể thấy, tập qn q́c tế là
những quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được
các chủ thể của Luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là những quy tắc có tính chất
pháp lý bắt buộc.

Một số tập quán quốc tế được áp dụng điển hình như : Tập quán được “quyền
chọn luật” cho phép các đương sự được quyền chọn luật nước ngoài để điều
chỉnh cho hợp đồng mà mình ký; tập quán “luật quốc tịch” quy định pháp nhân
mang quốc tịch nước nào thì địa vị pháp lý của nó do ḷt nước đó quy định; tập
qn “ tịa án hoặc trọng tài nước nào khi giải quyết tranh chấp có quyền áp
dụng các quy tắc tớ tụng của nước đó”...

Như vậy Điều ước quốc tế không phải là nguồn duy nhất có giá trị pháp lý

ràng buộc đới với các chủ thể của luật quốc tế, khẳng định (4) là một khẳng
định sai.
5. Căn cứ xác lập quốc tịch của cá nhân do luật quốc tế quy định.
Khẳng định: sai
Giải thích:

Căn cứ xác lập quốc tịch của cá nhân không phải do luật quốc tế quy định mà là
do luật q́c gia quy định vì
Ḷt q́c tế ghi nhận những quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người mà luật
quốc gia phải tuân theo, luật quốc tế cố gắng hạn chế người không quốc tịch
hoặc nhiều quốc tịch
Luật quốc tế khơng can thiệp nhiều – hay nói cách khác, khơng có nhiều quy
định điều chỉnh vấn đề q́c tịch – vấn đề này thuộc về chủ quyền quốc gia.
Mỗi q́c gia có quyền tự qút định việc ai là cơng dân của mình và dựa trên
căn cứ nào để trao q́c tịch. Theo tịa ICJ giả thích lý do mà vấn đề quốc tịch
thuộc thẩm quyền nội bộ quốc gia là vì các q́c gia có điều kiện nhân khẩu học
(demographic conditions) khác nhau đến mức “không thể đạt được bất kỳ thỏa
thuận chung nào về các quy định liên quan đến q́c tịch.”. Do đó, cách tớt nhất
là để vấn đề này cho từng q́c gia qút định.
Ví dụ: trong điều 14 luật quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung 2014 về
Căn cứ xác định người có q́c tịch Việt Nam quy định:
Người được xác định có q́c tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ
sau đây:

1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;
2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;
3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.


Như vậy, Căn cứ xác lập quốc tịch của cá nhân không phải do luật quốc tế
quy định mà do luật q́c gia quy đinh vì vậy khẳng định (5) là khẳng định
sai.


×