Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

XÂY D Ự NG H Ệ TH Ố NG BÀI T Ậ P TÍCH C Ự C HÓA V Ố N T Ừ THEO CH Ủ ĐI Ể M TRONG PHÂN MÔN LUY Ệ N T Ừ VÀ CÂU L Ớ P 4 - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 164 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON & NGHỆ THUẬT

----------

NGÔ THỊ LỢI

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
TÍCH CỰC HĨA VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 6 năm 2020

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON & NGHỆ THUẬT

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
TÍCH CỰC HĨA VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4

Sinh viên thực hiện:
NGÔ THỊ LỢI


MSSV: 2116050139
Chuyên ngành: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHÓA: 2016– 2020
Cán bộ hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP

MSCB: 1237

Quảng Nam, tháng 6 năm 2020

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khóa luận, tơi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô giáo ở trường Đại học Quảng
Nam cũng như tại trường tiểu học và bạn bè cùng khóa.
Lời đầu tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn của mình tới Ban Giám hiệu,
Phịng Đào tạo và Khoa Tiểu học – Mầm non & Nghệ thuật trường Đại học Quảng
Nam cùng tồn thể các thầy cơ giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Ngọc
Diệp – người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của các
Thầy, Cô giáo trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam. Trong suốt thời gian thực nghiệm tại trường, các thầy cô và các em học sinh
đã nhiệt tình hợp tác, hỗ trợ tơi trong q trình thu thập tài liệu phục vụ cho nghiên
cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc đến ba mẹ và những người thân trong
gia đình đã ln quan tâm, yêu thương và tạo mọi điều kiện cho tơi học tập. Cảm ơn
những người bạn đã góp ý, trao đổi và động viên tơi trong q trình nghiên cứu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu thực hiện đề tài, song
những thiếu sót trong khóa luận là khơng thể tránh khỏi, kính mong sự đóng góp ý
kiến và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô giáo để khóa luận được hồn thiện hơn.

Quảng Nam, tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Lợi

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn của
giảng viên - Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp. Kết quả được trình bày trong khóa luận
là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khác.

Quảng Nam, tháng 6 năm 2020
Tác giả khóa luận

Ngô Thị Lợi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ
1 ĐC Đối chứng
2 GV Giáo viên
3 HS Học sinh
4 LTVC Luyện từ và câu
5 SL Số lượng
6 STN Sau thực nghiệm
7 SGK Sách giáo khoa
8 TL Tỉ lệ

9 TN Thực nghiệm
10 TT Thứ tự
11 TTN Trước thực nghiệm

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT TÊN NỘI DUNG TRANG
1 Bảng 1.1
2 Bảng 1.2 Đánh giá nhận thức của giáo viên về mục tiêu của 18
3 Bảng 1.3
việc dạy học phân môn Luyện từ và câu.
4 Bảng 1.4
Đánh giá tần suất cho học sinh luyện tập các bài 19
5 Bảng 1.5
6 Bảng 1.6 tập Luyện từ và câu.
7 Bảng 1.7
Đánh giá độ khó của những bài tập liên quan đến 20
8 Bảng 1.8
mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong chương trình
9 Bảng 1.9
10 Bảng 1.10 Luyện từ và câu lớp 4.
11 Bảng 1.11
Đánh giá mức độ phù hợp về dung lượng của 21

những bài tập liên quan đến mở rộng vốn từ theo

chủ điểm trong chương trình Luyện từ và câu lớp

4 ở một tiết học


Thống kê thời gian học sinh luyện tập các bài tập 22

Luyện từ và câu

Thống kê về nguồn bài tập Luyện từ và câu giáo 22

viên sử dụng trong quá trình dạy học

Thống kê những dạng bài tập gây khó khăn cho 23

học sinh trong phần mở rộng vốn từ theo chủ

điểm

Bảng thống kê mức độ cần thiết phải xây dựng hệ 23

thống bài tập tích cực hóa vốn từ theo chủ điểm

trong dạy học Luyện từ và câu lớp 4

Bảng thống kê mức độ hiểu biết của học sinh sau 24

mỗi tiết học Luyện từ và câu

Các hoạt động chủ yếu của học sinh trong giờ 25

học Luyện từ và câu lớp 4.

Thông kê mức độ sử dụng bài tập ngoài SGK của 25


giáo viên trong phân môn Luyện từ và câu

12 Bảng 1.12 Đánh giá về hiệu quả sau giờ học Mở rộng vốn từ 26
theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu
lớp 4

13 Bảng 1.13 Đánh giá thời lượng thực hành luyện tập sau giờ 27
học Luyện từ và câu của học sinh

14 Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra chất lượng đầu vào (đánh giá 82
theo thông tư

15 Bảng 3.2 Kết quả hoàn thành nội dung kiểm tra chất lượng 83
đầu vào

16 Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra chất lượng đầu ra (đánh giá theo 84
thơng tư

17 Bảng 3.4 Kết quả hồn thành nội dung kiểm tra chất lượng 85
đầu ra

18 Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của 86
lớp đối chứng

19 Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm của 87
lớp thực nghiệm

20 Bảng 3.7 Bảng thống kê mức độ hứng thú của học sinh 88
trong giờ học.


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

STT TÊN NỘI DUNG TRANG

1 Biểu đồ 1.1 Đánh giá mức độ phù hợp về dung lượng của 19

những bài tập liên quan đến mở rộng vốn từ theo

chủ điểm trong chương trình Luyện từ và câu lớp

4 ở một tiết học

2 Biểu đồ 1.2 Đánh giá độ khó của những bài tập liên quan đến 20

mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong chương

trình Luyện từ và câu lớp 4

3 Biểu đồ 1.3 Đánh giá mức độ phù hợp về dung lượng của 21

những bài tập liên quan đến mở rộng vốn từ theo

chủ điểm trong chương trình Luyện từ và câu lớp

4 ở một tiết học

4 Biểu đồ 1.4 Thống kê mức độ hiểu biết của học sinh sau mỗi 24
tiết học Luyện

5 Biểu đồ 1.5 Thông kê mức độ sử dụng bài tập ngoài chương 26


trình trong SGK

6 Biểu đồ 16 Đánh giá về hiệu quả sau giờ học Mở rộng vốn 28

từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và

câu lớp 4

7 Biểu đồ 3.1 Kết quả kiểm tra chất lượng đầu vào 83

8 Biểu đồ 3.2 Kết quả kiểm tra chất lượng đầu ra 84

9 Biểu đồ 3.3 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của 86

lớp đối chứng

10 Biểu đồ 3.4 So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực 87

nghiệm của lớp thực nghiệm

11 Biểu đồ 3.5 So sánh mức độ hứng thú của học sinh trong giờ 88

học.

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 2

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................ 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 2
3.2 Khách thể nghiên cứu............................................................................................ 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3
7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 3
8. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 5
9. Cấu trúc của đề tài................................................................................................... 5
B. NỘI DUNG ............................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ
THỐNG BÀI TẬP TÍCH CỰC HĨA VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM TRONG
PHÂN MƠN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 ............................................................ 6
1.1. Một số khái niệm.................................................................................................. 6
1.2. Một số vấn đề về phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ............................................. 8
1.3. Nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu lớp 4........................................................ 11
1.4. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4 .................................................................... 14
1.5. Thực trạng của việc xây dựng hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ theo chủ
điểm trong phân mơn Luyện từ và câu lớp 4 ............................................................ 16
1.6. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 29
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TÍCH CỰC HĨA VỐN TỪ
THEO CHỦ ĐIỂM TRONG PHÂN MƠN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 ........ 30
2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ theo chủ điểm ....... 30
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp .................................................................. 30
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.................................................................. 30
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.................................................................. 30
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy được tính sáng tạo của học
sinh ............................................................................................................................ 31
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thú vị ...................................................................... 31
2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................................... 31

2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ theo chủ điểm .......... 32
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ theo chủ điểm.......................... 33

2.3.1. Bài tập theo chủ điểm nhân hậu – đoàn kết .................................................... 34
Sơ đồ khái quát hệ thống bài tập chủ điểm nhân hậu – đoàn kết. ............................. 34
2.3.2. Bài tập theo chủ điểm trung thực – tự trọng ................................................... 37
2.3.4. Bài tập theo chủ điểm ý chí – nghị lực............................................................ 43
2.3.5. Bài tập theo chủ điểm đồ chơi – trò chơi ........................................................ 47
2.3.6. Bài tập theo chủ điểm tài năng ........................................................................ 50
2.3.7. Bài tập theo chủ điểm sức khỏe ...................................................................... 53
2.3.8. Bài tập theo chủ điểm cái đẹp ......................................................................... 56
................................................................................................................................... 56
2.3.9. Bài tập theo chủ điểm dũng cảm ..................................................................... 59
2.3.10. Bài tập theo chủ điểm du lịch – thám hiểm................................................... 62
2.3.11. Bài tập theo chủ điểm lạc quan – yêu đời ..................................................... 66
2.4. Hướng dẫn sử dụng hệ thống bài tập ................................................................. 69
2.5. Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 78
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................................... 79
3.1. Mô tả thực nghiệm sư phạm............................................................................... 79
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 79
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm..................................................................... 79
3.1.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 79
3.1.4. Thời gian thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 80
3.1.5. Địa điểm nhà trường thực nghiệm .................................................................. 80
3.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................................................ 80
3.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 80
3.2.1. Kế hoạch thực nghiệm .................................................................................... 80
3.2.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm.................................................................. 81
3.2.3. Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ..................................... 81
3.2.4. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 82

3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình thực nghiệm ............................... 89
3.3.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 89
3.3.2. Khó khăn ......................................................................................................... 90
3.4. Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 90
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 91
1. Kết luận ................................................................................................................. 91
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 91
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 93
PHỤ LỤC ................................................................................................................ P1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ nói chung và
cơng tác dạy học nói riêng. Người đã dạy rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu,
muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Thật
vậy, nhận thức được tầm quan trọng đó Đảng ta đã rất chú trọng đến công tác giáo
dục mà gần đây nhất trong đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta đã đưa ra đường lối
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xác
định đây là một kế sách quốc dân hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển mang tính
chất đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỉ
XXI. Khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà: “Dạy người,
dạy chữ, dạy nghề”.

Chính vì vậy hơn bao giờ hết, ngành giáo dục tiếp tục khẳng định vai trò quan
trọng trong việc hình thành và phát triển của con người trong giai đoạn hiện nay. Ở
nước ta mỗi cấp học có vị trí khác nhau trong hệ thống giáo dục và đóng một vai trò
quyết định và nền tảng của mọi cấp học đó là giáo dục Tiểu học. Trong điều 29 của
Luật Giáo Dục đã nêu rõ mục tiêu của giáo dục Tiểu học là: “Giáo dục Tiểu học
nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm

mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho tinh thần tiếp tục học trung học cơ sở.”

Với chương trình Tiểu học, các mơn học đều có vai trò khác nhau giúp học
sinh phát triển một cách tồn diện nhất. Trong khi mơn tốn tạo nên tư duy logic
cho học sinh, thì mơn Tiếng Việt giúp các em phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông
qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm
xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm.

Cùng với các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, phân mơn Luyện từ và
câu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm phong phú vốn từ của học sinh, cung
cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng
dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình
đồng thời giúp cho học sinh hiểu các câu nói của người khác,… Qua mỗi tiết Luyện
từ và câu, các em được tích lũy thêm một lượng vốn từ mới, giúp cho vốn từ của

1

các em thêm phong phú và đa dạng. Nhưng điều quan trọng hơn là các em biết cách
dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài.

Ở trường Tiểu học hiện nay vẫn cịn nhiều học sinh học chưa tốt phân mơn
này. Để học sinh có thể nói được một câu hay, giàu cảm xúc là một việc khó. ởi
vậy, hiệu quả giờ dạy Luyện từ và câu còn hạn chế. Các em chưa hiểu được nghĩa
của từ, cấu tạo của từ, vốn từ ít, kỹ năng diễn đạt cịn chưa tốt. Do vậy, làm ảnh
hưởng đến khả năng đặt câu đúng, câu hay, diễn đạt bằng lời nói, lời kể của mình
qua từng đoạn văn, câu chuyện, các em cịn khó khăn khi sử dụng từ, vốn từ của các
em cịn ít, dùng từ sai, dùng từ một cách bừa bãi dẫn đến làm hỏng, làm sai ý câu
văn và không thể diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình. Vì vậy,
học sinh khơng thể khai thác và sử dụng từ ngữ một cách độc đáo và sáng tạo làm
cho các em thiếu mạnh dạn, tự tin trong học tập.


Để khắc phục tình trạng trên nhiệm vụ đặt ra là làm thế nào để học sinh có
thể làm giàu vốn từ ngữ của mình thêm phong phú và đa dạng? Để làm được điều
đó, giáo viên cần phải tích cực giúp học sinh làm giàu vốn từ của mình thơng qua
các bài tập. Cụ thể là các bài tập về mở rộng vốn từ theo chủ điểm. Trong chương
trình Luyện từ và câu lớp 4, sách giáo khoa đã đưa ra những nội dung rèn luyện về
từ thông qua các bài tập nhưng lượng bài tập cịn rất ít, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu
cầu dạy - học của giáo viên và học sinh. Do đó, chúng ta cần phải có một hệ thống
bài tập phong phú để đáp ứng được nhu cầu dạy và học là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ cho học sinh là một việc
rất cần thiết. Nên tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ
theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ theo chủ điểm trong phân
môn Luyện từ và câu lớp 4 nhằm làm giàu vốn từ cho học sinh.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ theo chủ điểm trong phân mơn Luyện từ
và câu lớp 4.

2

3.2 Khách thể nghiên cứu
- Các chủ điểm trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4
- Học sinh lớp 4
- Quá trình dạy học Luyện từ và câu lớp 4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập tích

cực vốn từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4
- Xây dựng quy trình và thiết kế hệ thống các bài tập tích cực hóa vốn từ theo

chủ điểm trong phân mơn Luyện từ và câu lớp 4
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm áp dụng các bài tập đã xây dựng vào việc

thiết kế giáo án, đưa bài tập vào tiết học cụ thể để khẳng định tính hiệu quả, khả thi
của đề tài từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị.
5. Phạm vi nghiên cứu

Hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ theo chủ điểm trong chương trình luyện
từ và câu cho học sinh lớp 4.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về giáo
dục, các tài liệu về tâm lý học và các tài liệu về vấn đề tổ chức các hình thức dạy
học. Việc nghiên cứu cơ sở lí luận này giúp tơi có căn cứ để xác định được các khả
năng, tiêu chí lựa chọn để xây dựng hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ theo chủ
điểm trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.

- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của giảng viên
hướng dẫn và của các giáo viên trường Tiểu học để có những định hướng đúng đắn
trong q trình nghiên cứu, góp phần hoàn thiện đề tài.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra
tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


Việc xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học
rất quan trọng, giúp cho học sinh tích cực hóa vốn từ ngữ, biết cách dùng từ và hiểu
nghĩa của từ, làm giàu vốn từ cho học sinh. Vì vậy, đã có khơng ít tác giả nghiên
cứu nội dung này, cụ thể như:

3

- Tác giả Cao Hịa Bình – Nguyễn Thanh Lâm (2013), Luyện từ và câu lớp 4,
trong cuốn sách này tác giả đã liệt kê những bài tập tiêu biểu theo các tuần có trong
Sách giáo khoa chương trình Luyện từ và câu lớp 4 và đưa ra một số bài tập tương
tự kèm theo hướng dẫn giải để học sinh rèn luyện.

- Tác giả Võ Thị Minh Trang (2015), Giúp em học giỏi Luyện từ và câu lớp
4. Ở cuốn sách này, tác giả đã liệt kê được tất cả các kiến thức cơ bản trong chương
trình Luyện từ và câu lớp 4 đồng thời tác giả cũng đưa ra một số bài tập theo tuần
và các đề kiểm tra giữa kì, cuối kì để học sinh luyện tập.

- Tác giả Phạm Văn Công (2016), 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Văn
– Tiếng Việt, trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra 10 chuyên đề để bồi dưỡng học
sinh như sau: cấu tạo của tiếng; từ đơn, từ ghép và từ láy; danh từ; động từ; tính từ;
dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép; câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu kể;
thành phần của câu; cảm thụ văn học. Trong 10 chuyên đề đó, tác giả đã tổng hợp
những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao với rất nhiều bài tập dạng điền từ sẽ giúp
học sinh đưa ra những câu trả lời chính xác nhất để hồn thành một đoạn văn hay
bài văn.

- Tác giả Trần Đức Niềm – Lê Thị Nguyên (2018), Câu hỏi và bài tập trắc
nghiệm Tiếng Việt 4 (tập 1, tập 2). Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra hệ thống bài
tập trắc nghiệm có hướng dẫn theo chương trình của sách giáo khoa lớp 4 (2 tập) giúp
học sinh củng cố kiến thức đã học và thành thạo trong việc sử dụng các bài tập về trắc

nghiệm.

Qua đó, tơi nhận thấy rằng việc xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn
Luyện từ và câu ở Tiểu học đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, mỗi tác giả có những
cách xây dựng hệ thống bài tập khác nhau. Tuy nhiên, những dạng bài tập ấy cịn
tương đối tổng hợp, chưa có sự phân hóa các bài tập theo hướng riêng. Các hệ thống
bài tập bổ trợ ở phần tích cực hóa vốn từ theo chủ điểm vẫn cịn hạn chế. Vì vậy,
dựa trên nền tảng của các cơng trình nghiên cứu tơi sẽ phát triển đề tài : “Xây dựng
hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ theo chủ điểm trong phân mơn Luyện từ và câu
lớp 4”

4

8. Đóng góp của đề tài
- Về lí luận: Khái quát một số vấn đề trong việc dạy học Tích cực hóa vốn từ

theo chủ điểm trong phân mơn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo

trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.
9. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập tích
cực hóa vốn từ theo chủ điểm trong phân mơn Luyện từ và câu lớp 4

Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ theo chủ điểm
trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4


Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5

B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG

HỆ THỐNG BÀI TẬP TÍCH CỰC HĨA VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Xây dựng

Xây dựng là một hoạt động trí tuệ, tư duy sáng tạo của người nghiên cứu,
trong đó các thao tác trí tuệ phân tích, tổng hợp, khái qt hóa,… được vận dụng
thường xun nhằm phân tích các thơng tin thu thập được, biên tập hoặc thiết kế tạo
ra cái có giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng theo một mục tiêu xác định. [19]

Ví dụ: xây dựng đề cương, xây dựng những ước mơ, xây dựng các bài tập,…
1.1.2. Hệ thống bài tập

Bài tập là các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho HS, việc thực hiện
các nhiệm vụ học tập cần tuân thủ đúng nội dung của bài học. [20] Việc hoàn thành
bài giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, rèn khả năng tư duy khi giải bài,
phát triển tính tự giác, kiên trì của học sinh. Như vậy, hệ thống bài tập là tập hợp
các bài tập theo một trật tự nhất định, trong đó giữa các bài tập có mối liên hệ với
nhau nhằm thực hiện mục tiêu của bài học, giờ học và môn học.
1.1.3. Xây dựng hệ thống bài tập


Từ hai khái niệm xây dựng và hệ thống bài tập, khái niệm xây dựng hệ
thống bài tập được hiểu như sau: Xây dựng hệ thống bài tập là q trình nghiên
cứu thu nhập thơng tin, biên tập và thiết kế các bài tập đảm bảo theo một quy trình
chặt chẽ, phù hợp với logic của nội dung môn học, bài học nhằm thực hiện các
nhiệm vụ dạy học. Thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập, chúng ta sẽ có được
một lượng bài tập phong phú và đa dạng đáp ứng được nhu cầu dạy và học của
giáo viên và học sinh.
1.1.4. Mở rộng vốn từ

Vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hồn chỉnh (có đủ hình thức âm, chữ và nội
dung ngữ pháp) mà mỗi cá nhân tích lũy được trong ký ức của mình. Vốn từ của
học sinh là toàn bộ các từ ngữ cố định (thành ngữ, tục ngữ,…) mà học sinh có được

6

trong q trình học tập, giao tiếp trong và ngồi nhà trường. Vốn từ từng người cụ
thể không ai giống ai. Vốn từ nhiều hay ít, đơn giản hay đa dạng tùy thuộc ở mỗi cá
nhân học sinh. Mỗi một ngữ pháp phát triển có số lượng từ vựng hết sức lớn và
phong phú, có thể lớn hơn hàng vạn từ. [16, tr.52]

Như vậy, mở rộng vốn từ tức là làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh thông qua
việc truyền thụ, bồi dưỡng một số lượng đáng kể các từ ngữ. Việc mở rộng vốn từ
cần được tiến hành cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm giúp các em trang bị cho
bản thân một vốn từ nhất định để có thể tự tin trong giao tiếp, khi phát biểu về một
vấn đề, một sự vật, hiện tượng nào đó. Mở rộng vốn từ cịn giúp giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt, củng cố và bảo vệ truyền thống văn hóa của dân tộc.
1.1.5. Chủ điểm

Chủ điểm là nội dung chính hoặc mục tiêu chính của từng phần trong
chương trình mơn học Tiếng Việt ở Tiểu học. [18]

1.1.6. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm

Từ hai khái niệm mở rộng vốn từ và chủ điểm tơi đã nên ở trên thì khái niệm
mở rộng vốn từ theo chủ điểm được hiểu như sau: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm là
làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các chủ điểm cụ thể trong chương trình sách
giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học.
1.1.7. Phân môn Luyện từ và câu

Theo cuốn Giáo dục học, dự án phát triển giáo viên Tiểu học của NXB giáo
dục Luyện từ và câu là phân mơn thuộc chương trình mơn Tiếng Việt được Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định. Đây là phân môn chú trọng kĩ năng thực hành, luyện tập
hơn là lí luận. Luyện từ và câu là phân mơn có vị trí quan trọng trong việc xây dựng
hoàn thiện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học, hướng tới phát triển
ngơn ngữ văn hóa và trí tuệ. Thơng qua việc dạy các dạng bài liên quan đến hệ
thống vốn từ, các kiểu câu, hệ thống ngữ pháp nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng
sử dụng vốn từ trong hoạt động nói, giao tiếp hằng ngày. [1, tr. 36]

Như vậy, phân môn Luyện từ và câu là mơn học có tầm quan trọng rất lớn,
nó giúp học sinh hiểu biết hơn về từ, câu và cách sử dụng các loại dấu câu trong khi
nói và viết.

7

1.2. Một số vấn đề về phân môn Luyện từ và câu lớp 4
1.2.1. Vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu lớp 4

Vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu lớp 4 được viết
dưới đây dựa trên cở sở tổng hợp từ cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng
Việt ở Tiểu học” (2007) của tác giả Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga.


* Vị trí
Luyện từ và câu lớp 4 chú trọng phát triển kỹ năng sử dụng từ và câu, phát
triển kỹ năng sử dụng từ ngữ trong giao tiếp hằng ngày thông qua hoạt động nói. Vì
thế, dạy học về từ và câu có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc rèn luyện tư
duy phát triển ngơn ngữ nói, tạo sự tự tin cho học sinh trong giao tiếp thường ngày.
Trong phân môn Luyện từ và câu, yêu cầu được đặt ra là làm sao giúp học
sinh phát triển vốn từ, rèn được các kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết, phát triển tư duy sử dụng từ cho phù hợp với hồn cảnh. Do đó, có thể thấy
việc dạy học phân mơn này địi hỏi người giáo viên phải miệt mài nghiên cứu.
* Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu là làm giàu vốn từ cho học sinh và
phát triển năng lực dùng từ, đặt câu của các em. Nhiệm vụ này bao gồm các công
việc sau:
Thứ nhất về dạy nghĩa từ là làm cho học sinh nắm được nghĩa của từ, tính
nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Hình thành những khả năng phát hiện ra
những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa
từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác
nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau.
Thứ hai là hệ thống hóa vốn từ giúp cho học sinh hình thành kĩ năng đối
chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng
chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo,… tức là kĩ năng
liên tưởng để huy động vốn từ.
Thứ ba về tích cực hóa vốn là dạy học sinh biết dùng từ ngữ trong hoạt động
nói năng của mình. Tức là dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng
từ trong lời nói và lời viết của học sinh, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được học
sinh dùng thường xuyên.

8

Thứ tư là chúng ta cần dạy cho học sinh biết cách đặt câu, cách sử dụng các

kiểu câu đúng mẫu, phù hợp với hồn cảnh, mục đích giao tiếp.

Ngoài ra, chúng ta cần cung cấp một số kiến thức về từ và câu trong Luyện
từ và câu, trang bị cho học sinh những kiến thức về cấu trúc của từ, câu, quy luật
hành chức của chúng. Cụ thể đó là các kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp
từ, từ loại; các kiến thức về câu như cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc
dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp. Luyện từ và câu cịn có
nhiệm vụ rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.

* Mục tiêu
Trong dạy học Luyện từ và câu, yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu là
rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, bồi dưỡng năng lực nói, phát triển ngơn ngữ,
vốn từ cho bản thân. Do đó, khi dạy học phân môn này, người giáo viên cần rèn
luyện, phát triển cho học sinh khả năng sử dụng từ và câu, bởi lẽ từ là đơn vị trung
tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp.
Việc rèn luyện, bồi dưỡng vốn từ, trau dồi khả năng sử dụng từ trong giao tiếp giúp
học sinh bày tỏ tình cảm, cảm xúc, tư tưởng của bản thân trước một sự vật, một hiện
tượng, có cái nhìn khách quan về thế giới quan. Cho nên, đây là ưu tiên quan trọng
khi dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học, nhất là khi chương trình mơn
này chú trọng rèn luyện bốn kỹ năng cho học sinh là nghe, nói, đọc, viết.
1.2.2. Nội dung chương trình Luyện từ và câu lớp 4
Nội dung chương trình Luyện từ và câu lớp 4 được viết dưới đây dựa trên cơ
sở tổng hợp từ cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”
(2007) của tác giả Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga.
* Nội dung chương trình
- Về vốn từ:
Học sinh học thêm khoảng 500 – 550 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ và
một số yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề được phân chia theo từng học kì
như sau:
+ Học kì I: Nhân hậu - Đồn kết, Trung thực - Tự trọng, Ước mơ, Ý chí -

nghị lực, Trị chơi - đồ chơi.

9

+ Học kì II: Tài năng, Sức khoẻ, Cái đẹp, Dũng cảm, Du lịch -Thám hiểm,

Lạc quan - yêu đời.

- Về các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu:

Cấu tạo từ - Từ đơn

- Từ phức

- Từ ghép

- Từ láy

Từ loại - Danh từ

- Danh từ chung

- Danh từ riêng

- Động từ

- Tính từ

Các kiểu câu - Câu hỏi và dấu chấm hỏi


- Dùng câu hỏi với mục đích khác

- Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

- Câu kể

- Câu kể “Ai làm gì?”

- Câu kể “Ai thế nào?”

- Câu kể “Ai là gì?”

- Luyện tập câu kể “Ai làm gì?”

- Câu khiến

- Cách đặt câu khiến

- Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị

- Câu cảm

Cấu tạo câu (thành phần - Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”

câu) - Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”

- Vị ngữ trong câu kể “Ai thế nào?”

- Chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào?”


- Vị ngữ trong câu kể “Ai là gì?

- Chủ ngữ trong câu kể “Ai là gì?”

- Thêm trạng ngữ cho câu

10


×