Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

MỐI QUAN HỆ GẮN BÓ VỚI BẠN ĐỒNG LỨA VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở HỌC SINH - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.21 KB, 10 trang )

MỐI QUAN HỆ GẮN BÓ VỚI BẠN ĐỒNG LỨA VÀ SỨC KHỎE TÂM
THẦN Ở HỌC SINH
Phạm Tiến Sỹ
Khoa Xã hội học và Công tác xã hội,
Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế
Tóm tắt
Lý thuyết gắn bó và các nghiên cứu gần đây cho thấy, gắn bó bạn bè đồng
lứa có mối liên quan đến các khía cạnh cảm xúc, hành vi và sự an lạc ở trẻ
vị thành niên, nhất là trong mơi trường học đường. Bài viết này trình bày
kết quả nghiên cứu về gắn bó đồng lứa và mối quan hệ của gắn bó đồng lứa
với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh từ 12-18 tuổi. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, sự gắn bó tích cực, an toàn (bao gồm sự tin tưởng - Peer Trust
và mối quan hê giao tiếp - Peer Communication) với bạn đồng lứa có mối
tương quan nghịch với các triệu chứng trầm cảm và các vấn đề giấc ngủ.
Ngược lại, sự xa lánh của bạn bè (Peer Alienation) có mối tương quan thuận
và chặt chẽ với các biểu hiện trầm cảm, lo âu và vấn đề giấc ngủ. Trên cơ
sở kết quả nghiên cứu hiện tại và các nghiên cứu có liên quan khác, chúng
tôi đề xuất rằng, cần xây dựng mối quan hệ gắn bó tích cực, an tồn với bạn
đồng lứa, cũng như hạn chế sự xa lánh trong nhóm bạn, hướng đến đồng
kiến tạo mơi trường giáo dục hạnh phúc cho học sinh.


PEER ATTACHMENT AND MENTAL HEALTH AMONG STUDENTS
Pham Tien Sy
Faculty of Sociology and Social Work
Hue University of Sciences, Hue University
Abstract
According to attachment theory and previous research, peer attachment is
associated with emotional, behavioral, and well-being among adolescents,
particularly in the school setting. This report presents the results of current
research on the correlation between peer attachment and mental health


problems among secondary school and high school students (aged 12-18
years). Results show that secure attachment (including Peer Trust and Peer
Communication) is negatively correlated with depressive symptoms and
sleep problems. In contrast, Peer Alienation was positively and strongly
correlated with depressive symptoms, anxiety symptoms and sleep
problems. Based on the current results as well as other studies, we suggest
that need to strengthen positive and secure peer attachment relationships, as
well as reduce peer alienation, towards co-creative a happy educational
environment for students.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuyết gắn bó (attachment theory) do nhà tâm lý học người Anh John Bowlby
khởi xướng từ những năm 1950 (Bowlby, 1951) và trở thành một trong những lý thuyết
trọng tâm trong việc lý giải các mối quan hệ của cá nhân và ảnh hưởng của nó đến sự
an lạc (Well-Being) nói riêng và sức khỏe tâm thần nói chung. Sự gắn bó được định
nghĩa là sự kết nối tâm lý lâu dài giữa con người với nhau (Bowlby, 1969, dẫn theo
McLeod, 2017). Theo lý thuyết này, để một đứa trẻ phát triển cảm xúc ổn định và bình
thường, đứa trẻ cần có mối quan hệ gắn bó an toàn về mặt cảm xúc với người mẹ hoặc
người chăm sóc thay thế. Trên cơ sở lý thuyết của Bowlby, Mary Ainsworth đã dựa trên
những nghiên cứu thực nghiệm của mình và đề xuất ra 4 kiểu gắn bó đặc trưng là kiểu
gắn bó an tồn (secure attachment), gắn bó né tránh (avoidant attachment), gắn bó lo
lắng (anxious attachment) và gắn bó vơ tổ chức (disorganized attachment) (D.S.
Ainsworth, C. Blehar, & Waters, 1979). Các kiểu gắn bó khơng chỉ ảnh hưởng đến các
mối quan hệ của con người mà còn ảnh hưởng đến cảm giác an lạc, tâm trạng tích cực,
sức sống, sự hài lòng với cuộc sống… của họ (Armsden & Greenberg, 1987; Karreman
& Vingerhoets, 2012). Mối quan hệ gắn bó cịn có mối quan hệ với các vấn đề cảm xúc
và hành vi (Armsden & Greenberg, 1987; Katsurada, Tanimukai, & Akazawa, 2017;
Okello, Nakimuli-Mpungu, Musisi, Broekaert, & Derluyn, 2014).
Cùng với sự trưởng thành và mở rộng các mối quan hệ của con người, mối quan
hệ gắn bó chuyển dần từ gắn bó mẹ-con sang các mối quan hệ gắn bó khác, trong đó có

gắn bó bạn bè đồng lứa. Trẻ vị thành niên có xu hướng tìm đến bạn bè để được hỗ trợ


về cảm xúc nhiều hơn so với lứa tuổi trước đó, nhất là trong bối cảnh những xung đột
với bố mẹ xuất hiện nhiều hơn (Nickerson & Nagle, 2005).
Nghiên cứu về mơ hình gắn bó ở trẻ vị thành niên đã cho thấy mối quan hệ giữa
mơ hình gắn bó với cách ứng xử trong quan hệ bạn bè cùng lứa ở lứa tuổi này. Nghiên
cứu của Dykas, Ziv, and Cassidy (2008) đã cho thấy, so với những trẻ vị thành niên có
kiểu gắn bó khơng an tồn/bỏ rơi (insecure/dismissing) thì những trẻ có kiểu gắn bó an
tồn/tự chủ (secure/autonomous) cư xử đúng mực hơn, ít hung hăng, nhút nhát hơn và
giảm nguy cơ trở thành nạn nhân của bạn bè đồng lứa. Ngược lại, những trẻ vị thành
niên có kiểu gắn bó khơng an tồn/bỏ rơi dường như ít được bạn bè đồng lứa dung nạp
hơn. Phân tích tổng hợp của Gorrese (2016) cũng đã cho thấy mối tương quan giữa gắn
bó đồng lứa với lo âu, trầm cảm và các vấn đề nội tâm (internalizing problems) khác.
Trong đó, sự xa lánh và sự tin tưởng của bạn đồng lứa có mối tương quan với trầm cảm
mạnh hơn là mối quan hệ giao tiếp đồng lứa.
Ở Việt Nam cũng đó có một số nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ bạn bè ở
học sinh lứa tuổi trung học cơ sở (THCS), và trung học phổ thông (THPT) (Trần Văn
Cơng, Nguyễn Thị Hồi Phương, 2018; Trần Văn Cơng, 2017; Hồng Thế Hải và cs,
2020; Đậu Nguyễn Thanh Bình và cs, 2022). Mặc dù có một số nghiên cứu tập trung
vào chất lượng tình bạn (Trần Văn Cơng, Nguyễn Thị Hồi Phương, 2018), tuy nhiên,
nhìn chung các nghiên cứu có khuynh hướng thiên về các xung đột, bạo lực, bắt nạt mà
ít quan tâm hơn đến các khía cạnh tích cực của tình bạn như sự tin tưởng, mức độ giao
tiếp. Trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi đánh giá mối quan hệ gắn bó bạn bè đồng lứa
trên 3 khía cạnh: sự tin tưởng, giao tiếp và xa lánh; đồng thời, phân tích mối quan hệ
giữa gắn bó bạn bè đồng lứa và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh THCS và
THPT. Dựa trên những bằng chứng từ nghiên cứu, bài viết đưa ra kiến nghị nhằm xây
dựng mối quan hệ gắn bó tích cực, góp phần đồng kiến tạo mơi trường học đường tích
cực vì hạnh phúc và an lạc cho người học.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling).
Khách thể nghiên cứu là 463 học sinh (58.5% là nữ giới) từ các trường THCS và THPT
ở Thành phố Hồ Chí Minh (248 học sinh, chiếm 53.6%) và các trường THCS và THPT
ở vùng nơng thơn tỉnh Quảng Bình (215 học sinh, chiếm 46.4%). Khách thể trong độ
tuổi từ 12-18 với độ tuổi trung bình là 15.48 tuổi. Trong số 463 học sinh, có 192 học
sinh THCS (chiếm 41.5%) và 271 học sinh THPT (chiếm 58.5%). Đặc trưng nhân khẩu
của khách thể nghiên cứu thể hiện trong bảng 1.


Bảng 1. Đặc trưng nhân khẩu của khách thể nghiên cứu
Biến nhân khẩu (n=463)
Giới tính
Nam
Nữ
Cấp học
THCS
THPT
Địa bàn cư trú
Quảng Bình (nơng thơn)
Tp Hồ Chí Minh (Thành thị)
Độ tuổi (12-18)
Trung bình (ĐLC)

Số lượng
Tỉ lệ (%)
192
41.5
271
58.5

192
41.5
271
58.5
215
46.4
248
53.6
15.48 (1.93)

2.2. Thang đo
Phương pháp nghiên cứu chính là điều tra bằng bảng hỏi và trắc nghiệm khách
quan. Nghiên cứu đã sử dụng các thang đo sau:
2.2.1. Thang đo gắn bó bạn bè đồng lứa
Thang đo gắn bó bạn bè đồng lứa được trích dịch từ Bảng kiểm gắn bó bố mẹ và
bạn bè đồng lứa (Inventory of Parent and Peer Attachment - IPPA) do Armsden và
Greenberg xây dựng (Armsden & Greenberg, 1987). Phiên bản tiếng Anh gồm 25 tiểu
mục được phân chia thành các tiểu thang đo gồm (1) mối quan hệ giao tiếp đồng lứa
(gồm 8 tiểu mục); (2) sự tin tưởng từ bạn đồng lứa (gồm 10 tiểu mục) và (3) sự xa lánh
từ bạn bè đồng lứa (gồm 7 tiểu mục). Mỗi tiểu mục đề sử dụng thang đo Likert 5 bậc
(từ “không đúng” đến “luôn luôn đúng”) tương ứng với mức điểm từ 1 đến 5. Sau khi
mã hóa ngược một số tiểu mục, điểm tổng thang đo và các tiểu thang đo được tính tốn
bằng cách tính tổng các tiểu mục thành phần. Điểm càng cao cho thấy sự gắn bó càng
cao. Phần mềm thông kê Mplus 7.0 đã được sử dụng để phân tích nhân tố khẳng định
CFA và chỉ giữa lại những tiểu mục có hệ số tải >0.5. Theo đó, một bản rút gọn được
xây dựng bao gồm 3 tiểu thang đo gồm (1) mối quan hệ giao tiếp đồng lứa (gồm 5 tiểu
mục); (2) sự tin tưởng từ bạn đồng lứa (gồm 7 tiểu mục) và (3) sự xa lánh từ bạn bè
đồng lứa (gồm 3 tiểu mục). Hệ số Cronbach' Alpha của 3 tiểu thang đo này lần lượt là
0.788; 0.772 và 0.614. Hệ số Cronbach' Alpha chung của thang đo là 0.783.
2.2.2. Thang đo trầm cảm

Nghiên cứu sử dụng phiên bản tiếng Việt của thang đo thang đo trầm cảm của
Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học Mỹ (CES-D) do Radloff xây dựng (Radloff, 1977).
CES-D là công cụ phổ biến được sử dụng để đánh giá trầm cảm của học sinh tuổi vị
thành niên trong 1 tuần trước thời điểm tiến hành đánh giá. Thang đo gồm 20 tiểu mục,
mỗi tiểu mục tương ứng có 4 lựa chọn trả lời gồm “không hoặc hầu như không ngày
nào”, “thỉnh thoảng”, “thường xuyên” và “hầu hết cả tuần” với mức điểm tương ứng
từ 0 đến 3 điểm. Tổng điểm thang đo từ 0 đến 60 điểm; điểm càng cao cho thấy các
triệu chứng trầm cảm càng nghiêm trọng. Thang đo đã được Nguyen, Le, & Dunne Việt
hóa và kiểm nghiệm giá trị và độ tin cậy trên nhóm học sinh THCS và THPT ở Việt
Nam (T. H. Nguyen, Le, & Dunne, 2007). Trong nghiên cứu hiện tại, hệ số Cronbach'


Alpha của thang đo là 0.890. Mức điểm ≥21được xem xét là có xuất hiện trầm cảm (T.
H. Nguyen et al., 2007).
2.2.3. Thang đo lo âu
Thang đo lo âu được sử dụng trong nghiên cứu này là bộ câu hỏi gồm 13 câu do
Nguyen, Le, & Dunne xây dựng và kiểm nghiệm giá trị và độ tin cậy trên nhóm học
sinh THCS và THPT (Nguyen, Le, & Dunne, 2007). Mỗi câu hỏi gồm có 3 mức độ lựa
chọn gồm: “khơng bao giờ” (1 điểm), “thỉnh thoảng” (2 điểm) và “thường xuyên” (3
điểm). Tổng điểm thang đo từ 13 đến 39 điểm. Điểm càng cao cho thấy dấu hiệu lo âu
càng nghiêm trọng. Trong nghiên cứu hiện tại, hệ số Cronbach' Alpha của thang đo là
0.782. Mức điểm ≥26 được xem xét là có xuất hiện lo âu (D. T. Nguyen, Dedding, Pham,
Wright, & Bunders, 2013; T. H. Nguyen et al., 2007; Thai, 2010).
2.2.4. Thang đo chất lượng giấc ngủ
Nghiên cứu dựa vào chỉ số chất lượng giấc ngủ của Pittsburgh (PSQI) và các tiêu
chuẩn chẩn đoán vấn đề mất ngủ (Insomnia) của Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối
loạn Tâm thần (DSM-5) để xây dựng 5 tiểu mục liên quan đến chất lượng giấc ngủ bao
gồm: Bạn có bị khó ngủ khơng (nằm 30 phút trở lên mà khơng ngủ được)?; Giữa đêm
bạn có hay bị tỉnh giấc và sau đó khó ngủ lại khơng?; Bạn bị thức dậy sớm và khó đi
ngủ tiếp khơng? Bạn có hay gặp ác mộng vào ban đêm không?. Các câu trả lời tương

ứng là: không; dưới 1 lần 1 tuần; 1-2 lần 1 tuần; 3-5 lần 1 tuần; và gần như mỗi ngày.
Ngồi ra cịn có một câu hỏi tự đánh giá về chất lượng giấc ngủ của mình (với 5 mức
từ rất tốt đến rất kém). Hệ số Cronbach' Alpha của thang đo là 0.714. Học sinh được
xem là có vấn đề về giấc ngủ nếu trả lời một trong các câu hỏi trên (ngoại trừ câu về tự
đánh giá chất lượng giấc ngủ) ở mức 3-5 lần 1 tuần trở lên.
2.3. Phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để tính tốn các đại lượng thống kê mơ
tả như điểm trung bình (mean), độ lệch chuẩn (std) và phân tích tương quan Pearson.
Ngồi ra, phần mềm Mplus 7.0 được sử dụng để hỗ trợ phân tích CFA đối với thang đo
gắn bó bạn bè đồng lứa.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh
Bảng 2. Tỉ lệ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học

Trầm cảm
Lo âu
Vấn đề giấc ngủ

Số lượng
119
96
79

Tỉ lệ
25.7
20.7
15.3


Bảng 2 cho thấy tỉ lệ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần ở nhóm học sinh tương đối

cao. Tỉ lệ trầm cảm, lo âu và gặp các vấn đề giấc ngủ lần lượt là 25.7%; 20.7% và 15.3%.
3.2. Mối tương quan giữa mối quan hệ gắn bó bạn bè đồng lứa với các vấn đề SKTT
của học sinh


Bảng 3. Tương quan Pearson (r) giữa gắn bó bạn bè đồng lứa với các vấn đề
sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học
1
1. Sự tin tưởng

2

3

4

5

8

1

2. Giao tiếp đồng lứa

.773***

3. Sự xa lánh

-.352*** . -.251***


4. Trầm cảm

-.152**

-.156**

5. Lo âu

-.074

-.060

.322*** .610***

6. Vấn đề giấc ngủ

-.097*

-.091*

.201** .487*** .489***

Điểm trung bình

25.29

16.92

5.71


16.09

21.99

4.74

Độ lệch chuẩn

5.43

4.90

2.48

9.51

4.47

3.29

Giá trị tối thiểu (Min)

7

5

3

0


13

0

Giá trị tối đa (Max)

35

25

15

60

39

16

1
1
.410***

1
1
1

Ghi chú: *p<.05, **p<.01, ***p<.001,.
Kết quả bảng 3 cho thấy, sự tin tưởng từ bạn bè và giao tiếp đồng lứa có mối tương
quan ngịch với trầm cảm (r lần lượt là -0.152 và -0.156, p<0.01) và các vấn đề giấc ngủ
(r lần lượt là -0.097 và -0.091, p<0.05). Trong khi đó, sự xa lánh của bạn bè có mối

tương quan thuận và chặt chẽ với trầm cảm (r=0.410, p<0.001); lo âu (r=0.322, p<0.001)
và giấc ngủ (r=0.201, p<0.01).
4. Thảo luận
Có nhiều nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành
niên ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một trong số ít những nghiên cứu quan tâm đến mối
tương quan giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và mối quan hệ gắn bó bạn bè đồng lứa.
Nghiên cứu cho thấy có một tỉ lệ tương đối cao gặp phải các vấn đề về sức khỏe
tâm thần, trong đó nổi bật là các triệu chứng trầm cảm, lo âu và các vấn đề giấc ngủ.
Khoảng 25% học sinh trung học có các triệu chứng trầm cảm; khoảng 20% có các triệu
chứng lo âu và hơn 15% các em gặp các vấn đề về giấc ngủ. Tỉ lệ này khá đồng nhất
với các nghiên cứu trước đó sử dụng cùng thang đo (C. T. T. Nguyen, Yang, Lee,
Nguyen, & Kuo, 2022; D. T. Nguyen et al., 2013; Pham, Qi, Chen, Chen, & Fan, 2021).
Kết quả đáng lưu ý của nghiên cứu này là mối quan hệ giữa gắn bó bạn bè đồng
lứa với các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Theo đó, mối quan hệ gắn bó an tồn và tích
cực với bạn bè đồng lứa (sự giao tiếp và sự tin tưởng) có xu hướng làm giảm các vấn
đề SKTT của học sinh, ngược lại, mối quan hệ gắn bó đồng lứa thiếu an toàn và tiêu


cực với bạn đồng lứa (sự xa lánh) có mối tương quan thuận chặt chẽ với các vấn đề sức
khỏe tâm thần. Kết quả này đồng nhất với các kết quả khác trên thế giới (Gorrese, 2016;
Nickerson & Nagle, 2005), trong đó nghiên cứu về thanh thiếu niên người Mỹ gốc Việt
(Han & Lee, 2011). Điều này có thể liên quan đến mối quan hệ gắn bó mẹ con ở tuổi vị
thành niên và lịng tự tơn. Phân tích tổng hợp của Gorrese và Ruggieri cho thấy, gắn bó
an tồn ở tuổi vị thành niên (bao gồm cả gắn bó với bố mẹ và gắn bó bạn bè đồng lứa)
có liên quan đến mức độ cao hơn của lòng tự tơn (Gorrese & Ruggieri, 2013). Hơn nữa,
sự gắn bó an tồn và tích cực có xu hướng đại diện cho mối quan hệ xã hội tích cực và
lành mạnh, góp phần làm gia tăng cảm giác an lạc và là yếu tố bảo vệ góp phần giảm
thiểu các vấn đề SKTT. Ngược lại, sự gắn bó thiếu an tồn ở tuổi vị thành niên (tuổi
học sinh phổ thơng) có xu hướng đại diện cho những khó khăn trong các mối quan hệ
bạn bè ở lứa tuổi này. Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy, các mối quan hệ bạn

bè kém tích cực như bắt nạt trong mối quan hệ bạn bè cũng có mối quan hệ thuận và
chặt chẽ với các vấn đề SKTT hoặc chất lượng mối quan hệ bạn bè (Công, T. V. &
Phương, N. T. H., 2018; Hải, H.T.,& cs, 2020).
Mặc dù nghiên cứu trên đây không phải là nghiên cứu trường diễn để đánh giá
mối quan hệ nhân quả giữa mối quan hệ gắn bó bạn bè và các khía cạnh của SKTT. Tuy
nhiên, từ kết quả nghiên cứu hiện tại và những nghiên cứu trước đó về mối quan hệ này,
chúng tơi cho rằng, có thể dự phịng và can thiệp các vấn đề SKTT trên cơ sở xây dựng
mối quan hệ gắn bó bạn bè đồng lứa theo hướng tích cực và an tồn trong mơi trường
học đường. Nghiên cứu của Balluerka và cs trên nhóm trẻ vị thành niên (12-18 tuổi)
cho thấy sự gia tăng mức độ an lạc/hạnh phúc (Well-being) có quan đến mức độ cao
hơn của gắn bó bạn bè đồng lứa (Balluerka, Gorostiaga, Alonso-Arbiol, & Aritzeta,
2016). Nghiên cứu của Gallego và các cs cũng cho thấy sự hài lịng với cuộc sống ở trẻ
vị thành niên có mối tương quan nghịch giữa sự xa lánh của bạn bè đồng lứa, ngược lại
có mối tương quan thuận với sự tin tưởng giữa bạn bè (Gallego., 2021). Những kết quả
trên góp phần khẳng định có thể gia tăng cảm giác hạnh phúc, an lạc và sự hài lòng với
cuộc sống nói riêng và tổng thể sức khỏe tâm thần nói riêng bằng việc thúc đẩy mối
quan hệ gắn kết, tin tưởng và hạn chế sự xa lánh, khoảng cách trong nhóm bạn ở mơi
trường học đường.
5. Kết luận
Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa gắn bó bạn bè đồng lứa và các vấn đề sức
khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên (học sinh THCS và THPT). Cụ thể, vấn đề trầm cảm,
lo âu và vấn đề giấc ngủ có xu hướng giảm dần cùng với sự tăng lên của mối quan hệ
gắn bó bạn bè tích cực, an toàn (sự tin tưởng và mối quan hệ giao tiếp); ngược lại, sự
xa lánh của bạn bè có mối tương quan thuận và chặt chẽ với các vấn đề sức khỏe tâm
thần nêu trên. Kết quả nghiên cứu hiện tại và các nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa
gắn bó bạn bè và sự an lạc/hành phúc (well-being), cũng như sự hài lòng với cuộc sống
(life satisfaction) gợi ý rằng, có thể tham gia đồng kiến tạo mơi trường giáo dục hạnh
phúc cho học sinh thông qua việc thúc đẩy mối quan hệ gắn bó bạn bè an tồn, tăng



cường sự tin tưởng và mối quan hệ giao tiếp tích cực, giảm thiểu sự xa lánh, khoảng
cách, kỳ thì, phân biệt trong trường học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Armsden, G. C., & Greenberg, M. T. (1987). The inventory of parent and peer attachment:
Individual differences and their relationship to psychological well-being in
adolescence. J Youth Adolesc, 16(5), 427-454. doi:10.1007/BF02202939
Balluerka, N., Gorostiaga, A., Alonso-Arbiol, I., & Aritzeta, A. (2016). Peer attachment and
class emotional intelligence as predictors of adolescents' psychological well-being: A
multilevel approach. Journal of Adolescence, 53, 1-9.
doi: />Bowlby, J. (1951). Maternal care and mental health. Bull World Health Organ, 3(3), 355-533.
Bowlby J. (1969). Attachment. Attachment and loss: Vol. 1. Loss. New York: Basic Books.
Đậu Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Duy Thùy Linh, Trương Văn Tiễn, Trần ThịTú Anh
(2022). Thực trạng hành vi bạo lực ngôn ngữ của học sinh trung học trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Số
2(62)/2022: tr.150-162.
Trần Văn Cơng, Nguyễn Thị Hồi Phương (2018). Mối quan hệ giữa chất lượng tình bạn và
bắt nạt trực tuyến ở học sinh trung học phổ thơng trên địa bàn Hà Nội. Bản B của Tạp
Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 60(4). Truy vấn từ
/>Trần Văn Công (2017). Thực trạng bắt nạt ở học sinh Việt Nam. Tạp chí khoa học xã hội và
nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội.
DOI: />D.S. Ainsworth, M., C. Blehar, M., & Waters, E. (1979). Patterns of attachment: A
Psychological Study Of The Strange Situation (Vol. 23).
Dykas, M. J., Ziv, Y., & Cassidy, J. (2008). Attachment and peer relations in adolescence.
Attachment & Human Development, 10(2), 123-141.
doi:10.1080/14616730802113679
Gallego., A. G. (2021). Life satisfaction in adolescents: relationship with parental style, peer
attachment and emotional intelligence. Electronic Journal of Research in Educational
Phychology, 9(13).
Gorrese, A. (2016). Peer Attachment and Youth Internalizing Problems: A Meta-Analysis.

Child & Youth Care Forum, 45(2), 177-204. doi:10.1007/s10566-015-9333-y
Gorrese, A., & Ruggieri, R. (2013). Peer attachment and self-esteem: A meta-analytic review.
Personality and Individual Differences, 55(5), 559-568.
doi: />Han, M., & Lee, M. (2011). Risk and Protective Factors Contributing to Depressive
Symptoms in Vietnamese American College Students. Journal of College Student
Development, 52(2), 154-166. doi:10.1353/csd.2011.0032.
Hoàng Thế Hải, Lê Văn Hiền, Lê Thị Hiền (2020). Mối quan hệ giữa bị bắt nạt học đường
với mức độ stress tâm lý của học sinh trung học cơ sở ở thành phố Đà Nẵng. Tạp chí
Khoa học và Cơng nghệ - Đại học Đà Nẵng, 18 (10).
Karreman, A., & Vingerhoets, A. J. J. M. (2012). Attachment and well-being: The mediating
role of emotion regulation and resilience. Pers Individ Dif, 53(7), 821-826.
doi: />

Katsurada, E., Tanimukai, M., & Akazawa, J. (2017). A study of associations among
attachment patterns, maltreatment, and behavior problem in institutionalized children
in Japan. Child Abuse & Neglect, 70, 274-282. doi:10.1016/j.chiabu.2017.06.018
Nguyen, C. T. T., Yang, H. J., Lee, G. T., Nguyen, L. T. K., & Kuo, S. Y. (2022).
Relationships of excessive internet use with depression, anxiety, and sleep quality
among high school students in northern Vietnam. J Pediatr Nurs, 62, e91-e97.
doi:10.1016/j.pedn.2021.07.019
McLeod, S. A. (2017, Febuary 05). Attachment theory. Simply Psychology.
www.simplypsychology.org/attachment.html
Nguyen, D. T., Dedding, C., Pham, T. T., Wright, P., & Bunders, J. (2013). Depression,
anxiety, and suicidal ideation among Vietnamese secondary school students and
proposed solutions: a cross-sectional study. BMC Public Health, 13, 1195.
doi:10.1186/1471-2458-13-1195
Nguyen, T. H., Le, V. A., & Dunne, M. (2007). Validity and reliability of depression and
anxiety scales using in community-based adolescent research. Viet J Public Health,
7(7), 25-31.
Nickerson, A. B., & Nagle, R. J. (2005). Parent and Peer Attachment in Late Childhood and

Early Adolescence. The Journal of Early Adolescence, 25, 223-249.
doi:10.1177/0272431604274174
Okello, J., Nakimuli-Mpungu, E., Musisi, S., Broekaert, E., & Derluyn, I. (2014). The
association between attachment and mental health symptoms among school-going
adolescents in northern Uganda: the moderating role of war-related trauma. Plos One,
9(3), e88494. doi:10.1371/journal.pone.0088494
Pham, T. S., Qi, H., Chen, D., Chen, H., & Fan, F. (2021). Prevalences of and correlations
between childhood trauma and depressive symptoms, anxiety symptoms, and suicidal
behavior among institutionalized adolescents in Vietnam. Child Abuse & Neglect,
115, 105022. doi: />Radloff, L. S. (1977). The CES-D Scale: A Self-Report Depression Scale for Research in the
General Population. Applied Psychological Measurement, 1(3), 385-401.
doi:10.1177/014662167700100306
Thai, T. T. (2010). Educational stress and mental health among secondary and high school
students in Ho Chi Minh City, Vietnam. (Master ), Thesis for Master of Public Health.
Brisbane: Queensland University of Technology

.



×