Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐỌ TIN CẶY VA ĐỌ HIỆU LỰC CỦA THANG ĐO CHÁNH NIỆM THEO NĂM CHIỀU CẠNH (FIVE-FACET MINDFULNESS QUESTIONNAIRE) - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 13 trang )

ĐỌ TIN CẶY VA ĐỌ HIỆU Lực
CỦA THANG ĐO CHÁNH NIẸM

THEO NĂM CHIỀU CẠNH
(FIVE-FACET MINDFULNESS
QUESTIONNAIRE)

Phạm Minh Thu
Viện Tâm lý học.
Phạm Phương Thảo

TÓM TẤT

Bài viết này nhằm thích nghi thang đo lường Chánh niệm theo năm chiều cạnh
(FFMQ của Baer và cộng sự, 2008) trên khách thể là sinh viên Việt Nam. Nghiên cứu sử
dụng mẫu thuận tiện ớ 55 tỉnh/thành trên cá nước và thuộc 3 miền: miền Bắc, miền Trung
và miền Nam với 639 sinh viên của các trường đại học hoặc cao đẳng, trong đó nữ chiếm
đến 77%. Mau khách thế trong độ tuổi từ 18 - 28, với độ tuổi trung bình là 20 tuổi. Thang
đo được thích nghi gồm 15 mệnh đề với 5 khía cạnh khác nhau của Chánh niệm. Kết quả
cho thấy, thang đo thích nghi trên sinh viên Việt Nam cho 2 nhóm khía cạnh (Khơng phản
ứng, khơng phán xét với trải nghiệm thực tại và Hành động với ỷ thức) với độ tín cậy, độ
hiệu lực chấp nhận được. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu cũng như một sổ hạn chế đã
được bàn luận trong bài viết này.

Từ khóa: Chánh niệm theo năm chiều cạnh; Thích nghi thang đo; Thang đo Chánh niệm.

Ngày nhận bài: 22/8/2022; Ngày duyệt đăng bài: 25/8/2022.

1. Đặt vấn đề

Trong những thập kỷ gần đây, chánh niệm, hay tỉnh thức, là một trong những


chủ đề nóng nhất trong cả tâm lý học cơ bản và tâm lý học lâm sàng. Khái niệm
chánh niệm có nguồn gốc từ Phật giáo và một số truyền thống dân gian khác, nơi
mà sự chú ý và nhận thức có ý thức được tích cực trau dồi. Nó thường được định
nghĩa là trạng thái chú ý đến và nhận thức được những gì đang diễn ra trong hiện tại
với một thái độ cởi mở, không phán xét và chấp nhận. Ví dụ, Nyanaponika (1972,
dẫn theo Germer, 2004, tr. 26) gọi chánh niệm là “nhận thức rõ ràng và nhất tâm
về những gì thực sự xảy ra với chúng ta và trong chúng ta tại những khoảnh khắc
nhận thức liên tiếp”. Hanh (1976, dẫn theo Germer, 2004, tr. 26) cũng định nghĩa
tương tự chánh niệm là “giữ cho ý thức của một người sống động với thực tại hiện

TẠP CHÍ TÁM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022 85

tại”. Trong những năm qua, cấu trúc “chánh niệm” hay “tỉnh thức” thường được mô
tả như là sự nhận thức không đánh giá, tập trung vào hiện tại, là kết quả của một
sự chú ý tập trung và tái tập trung có chủ đích đến những cảm nhận và suy nghĩ
ngay khi chúng xuất hiện theo từng khoảnh khắc (Williams, Teasdale, Segal và
Kabat-Zinn, 2007).

Nghiên cứu về chánh niệm được khơi nguồn từ những hoạt động lâm sàng,
bởi nó được ghi nhận như một chiếc phao cứu sinh cho những ca trị liệu về lo âu,
trầm cảm, hay là với những tình huống thân chủ đang phải trải qua những nồi đau
nói chung. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc điểm này có mối liên hệ mật thiết
với khả năng giảm thiểu lo lắng và trầm cảm, đồng thời gia tăng hạnh phúc cá nhân
trên nhiều mẫu nghiên cứu (Baer, Smith, Hopkins, Krietemeyer và Toney, 2006;
Brown và Ryan, 2003). Thêm vào đó, nhiều liệu pháp tâm lý dựa trên cấu trúc chánh
niệm được đánh giá là có thề hồ trợ sức khỏe thể chất và tâm than (Bazzano và cộng
sự, 2015; Lunsky, Robinson, Reid và Palucka, 2015). Từ những ghi nhận về tính
hiệu quả trong phịng khám, càng ngày càng có nhiều phương pháp trị liệu được cho
là “dựa trên chánh niệm”. Tuy nhiên, trong phần lớn sự phát triển của lình vực này,
một số câu hỏi khoa học cơ bản về chánh niệm không, hay chưa được giải quyết:

Rốt cuộc, chánh niệm là gì; Liệu chánh niệm là một trạng thái hay một đặc điểm và
Làm thế nào chúng ta có thể đo lường nó?

Trước hết, nếu chánh niệm là một trạng thái, nghĩa là nói về một tư duy
hoặc hệ quy chiếu ngắn hạn và linh hoạt mà mồi cá nhân có thể bước vào hoặc đi
ra một cách nhanh chóng, mà đơi khi cần có sự hỗ trợ từ sức mạnh ý chí. Nó là
một tinh trạng linh hoạt có sức ảnh hưởng đến cách mà cá nhân đó nhận thức được
thế giới xung quanh ngay tại thời điểm đang nói tới. Đó là một điều kiện linh hoạt
ảnh hưởng đến cách mà chúng ta nhận thức thế giới xung quanh. Trong khi đó, nếu
chánh niệm là một đặc điểm, nghĩa là nói đến những khía cạnh cố định hơn về tính
cách, là những yếu tố khó và ít thay đồi hơn. Trong trường hợp chánh niệm coi là
trạng thái, chánh niệm cần được hiểu như một tình trạng tạm thời mà trong đó, một
cá nhân đang ý thức được những suy nghĩ và cảm nhận của họ và có thể tập trung
vào những yếu tố xuất hiện ngay tại thời điểm hiện tại. Còn khi được coi là một đặc
điềm, chánh niệm cần được hiểu là một năng lực mang tính cố định mà nhờ nó, cá
nhân có thể nhìn nhận thế giới xung quanh một cách tỉnh thức khi muốn và khi đó,
cá nhân ấy có thể nhận ra và gọi tên được những suy nghĩ và cảm nhận của mình,
chấp nhận chúng một cách khách quan, khơng phán xét và tiếp tục tập trung “sống”
trong giây phút thực tại.

Trong những năm gần đây, số lượng các nghiên cứu về chánh niệm ngày
càng nhiều ở tốc độ chóng mặt, nội dung và các kết quả nghiên cứu vẫn còn ở tình
trạng rời rạc, chưa mang tính hệ thống và khó có thể so sánh với nhau bởi nhiều lý
do, trong đó có lý do về việc thiếu kiến thức xuyên văn hóa. Tại Việt Nam, chánh
niệm hầu như được quan tâm dưới góc nhìn tơn giáo, mà chưa được nghiên cứu

86 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022

nhiều như một đối tượng nghiên cứu tâm lý học. Việc tìm hiểu và thích nghi dần
các cơng cụ thang đo đã được ghi nhận về độ tin cậy và độ hiệu lực trên thế giới, để

phục vụ nghiên cứu chánh niệm như một đặc điểm tính cách ở mẫu nghiên cứu Việt
Nam là một trong những bước đầu quan trọng, đặt nền móng cho mảng nghiên cứu
tâm lý này ở nước ta trong những năm tới đây.

Hiện tại, trên thế giới có một số thang đo về chánh niệm đã được sử dụng.
Ví như: Thang Nhận nhức - Chú ý tỉnh thức (Mindful Attention Awareness Scale
- MAAS, Brown và Ryan, 2003) là một thang đo 15 mệnh đề (item), tập trung đo
lường xu hướng chú ý và ý thức nói chung của cá nhân đến trải nghiệm ngay tại
khoảnh khắc hiện tại trong đời sống hằng ngày. Thang đo Chánh niệm Freiburg
(Freiburg Mindfulness Inventory - FMI, Buchheld, Grossman và Walach, 2001) là
một công cụ gồm 30 item đo lường mức độ quan sát theo từng khoảnh khắc một
cách không đánh giá và sự cởi mở với những trải nghiệm tiêu cực. Trắc nghiệm
Kentucky về các Kỹ năng Chánh niệm (Kentucky Inventory of Mindfulness Skills
- KIMS, Baer, Smith và Allen, 2004) là một thang đo 39 item được thiết kế để
đo bốn yếu tố của chánh niệm: quan sát, mô tả, hành động có ý thức và chấp
nhận khơng đánh giá. Thang đo Chánh niệm ý thức và cảm xúc (Cognitive and
Affective Mindfulness Scale - CAMS; Feldman, Westine, Edelman, Higg, Renna
và Greeson, 2022; Hayes và Feldman, 2004) là một trắc nghiệm 12 item, được
thiết kế để đo lường sự chú ý, ý thức, tập trung vào hiện tại và sự chấp nhận/không
phán xét đối với những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trong những trải nghiệm
hằng ngày nói chung.

Thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh (Five-Facet Mindfulness
Questionnaire - FFMQ) là một trong những cơng cụ được nhiều cơng trình sử dụng
nhất. Đây là một trắc nghiệm đo lường chánh niệm với vai trị là một đặc điểm
tính cách, được xây dựng với nhóm tác giả Baer, Smith, Hopkins, Krietemeyer và
Toney năm 2006, ban đầu với 39 mệnh đề (có thể gọi là FFMQ-39) cho 5 khía cạnh:
Quan sát, Mơ tả, Hành động với Ý thức, Không phán xét với trải nghiệm nội tại và
Không phản ứng với trải nghiệm nội tại. Sau 2 năm, thang đo này được rút gọn từ 39
mệnh đề thành 15 mệnh đề cũng với 5 khía cạnh bởi Baer, Smith, Lykins, Button,

Krietemeyer, Sauer, Walsh, Duggan và Williams (2008). Các mục được chọn từ
FFMQ-39 dựa trên tải trọng của chúng trên mồi khía cạnh và để duy trì chiều rộng
của nội dung cho mồi khía cạnh, cấu trúc nhân tố và tính chất đo lường tâm lý của
FFMQ-15 đã được thử nghiệm bởi Gu và cộng sự (2016). Họ phát hiện ra rằng cấu
trúc nhân tố của FFMQ-15 là phù hợp với FFMQ-39. Điều này cho thấy rằng cả
hai phiên bản của FFMQ đều đo lường các cấu trúc rất giống nhau. Họ cũng nhận
thấy rằng hai phiên bản FFMQ không khác nhau đáng kể về hiệu lực hội tụ. Ngồi
ra, tính nhất qn bên trong là phù hợp với FFMQ-15 và biện pháp được phát hiện
là nhạy cảm để thay đổi trong quá trình trị liệu nhận thức dựa trên chánh niệm. Ket
hợp với nhau, phát hiện của Gu và cộng sự (2016) ủng hộ việc sử dụng FFMQ-15
như một biện pháp thay thế trong nghiên cứu khi cần có các biểu mẫu ngắn gọn hơn.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 9 (282), 9 - 2022 87

Với sự phổ biến trong việc sử dụng thang đo Chánh niệm theo năm chiều
cạnh khi đo lường Chánh niệm, nghiên cứu này cho rằng, việc sử dụng phiên bản
ngắn gọn là khá phù hợp nhằm xác định một số đặc điềm tâm trắc của thang đo này
trong nỗ lực hình thành thang đo thích hợp với người Việt Nam.

2. Phưomg pháp nghiên cứu

2.1. Mẩu nghiên cứu

Mầu nghiên cứu gồm 639 sinh viên Việt Nam đang sinh sống và học tập tại
55 tỉnh/thành trên cả nước, trong đó, số lượng sinh viên ở các tỉnh miền Nam chiếm
ưu thế với 61,5% (miền Bắc: 21,9% và miền Trung: 16,6%); phần lớn là nữ (chiếm
77%). Sinh viên trong độ tuổi từ 18-28 tuổi (Mtuổi = 20 tuổi; SD = 1,6), tập trung
nhiều ở nhóm sinh viên năm thứ nhất với 48,8% và sinh viên năm thứ 2 với 25,4%.
Mầu nghiên cứu được lấy theo hình thức thuận tiện, nên số lượng khách thể theo các
nhóm dựa vào các tiêu chí khơng được phân bố tưomg đồng.


2.2. Công cụ nghiên cứu

Công cụ chính của nghiên cứu này là thang đo Chánh niệm theo năm chiều
cạnh (Baer, Smith, Lykins, Button, Krietemeyer, Sauer, Walsh, Duggan và Williams,
2008). Thang đo này bao gồm 15 mệnh đề (item), tập trung vào 5 chiều cạnh sau:

Quan sảt/đểỷ/chủý tới những cảm nhận/nhận thức/suy nghĩ/cảm xúc của bản
thân: Ý chỉ khía cạnh khám phá bản thân, bao gồm tất cả những xu hướng ý thức và
nhận diện suy nghĩ và cảm xúc của một cá nhân.

Mơ tả/gắn nhãn bằng lời nói: Khía cạnh thứ tư ý nói tới khả năng của một cá
nhân trong việc ghi nhận và gắn nhãn những suy nghĩ và cảm xúc mà họ trải nghiệm qua.

Hành động với ỷ thức/sự tập trung/sự không mất tập trung: Ỷ chỉ khía cạnh
liên quan tới khả năng sống trong hiện tại và ý thức, đồng thời bỏ qua hoặc tránh xa
những yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn.

Không phản ứng với trải nghiêm nội tại: Ý chỉ khả năng của mồi cá nhân
trong việc giữ được sự bình tĩnh và khách quan khi đối mặt với những suy nghĩ hoặc
cảm giác có thể kích thích các phản ứng cảm xúc.

Không phản xét với trải nghiêm nội tại: Khía cạnh cuối cùng liên quan tới xu
hướng cân nhắc và xem xét những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân một cách khách
quan và từ chối việc đánh giá hay gán giá trị cho những suy nghĩ và cảm xúc đó.

Người trả lời sẽ đánh giá sự đồng tình của mình với từng item, theo tính cách
hay xu hướng hằng ngày của họ, trên thang Likert 5 điếm (1 = Không bao giờ hoặc
rất hiếm khi đúng đến 5 = Rất thường xuyên hoặc luôn luôn đúng).


Bên cạnh đó, để kiểm tra độ hiệu lực dự báo của thang đo Chánh niệm theo

88 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022

năm chiều cạnh, nghiên cứu sử dụng thêm thang đo Hạnh phúc chủ quan (WH0-5).
Thang đo này gồm 5 item, đo lường cảm xúc tích cực của người trả lời trong vòng 2
tháng trước thời điểm được hỏi như cảm xúc vui vẻ, sảng khối, tích cực... Mồi item
gồm 6 phương án từ 0 - 5 điểm (0- Không bao giờ; 1- Đơi lúc; 2- ít hon một nửa thời
gian; 3- Hơn một nửa thời gian; 4- Hầu hết thời gian và 5- Tất cả thời gian). Độ tin
cậy của thang đo đã được kiểm tra với giá trị Alpha của Cronbach = 0,88; tương quan
của các mệnh đề với biến tổng dao động trong khoảng từ 0,69 - 0,79. Hệ số Alpha của
Cronbach nếu loại từng item cũng đều đảm bảo (< 0,88).

2.3. Phân tích

Độ tin cậy/độ nhất quán nội bộ của thang đo: được xác định thơng qua phân
tích độ tin cậy Alpha của Cronbach. Độ hiệu lực cấu trúc: được xác định thơng qua
phân tích nhân tố thang đo. Độ hiệu lực đồng quy (Concurrent Validity): được xác
định thông qua phân tích tương quan Pearson giữa tồn thang đo và các khía cạnh
của từng thang đo. Độ hiệu lực dự báo (Predictive Validity): được xác định thơng qua
phân tích hồi quy tuyến tính, trong đó xem xét khả năng dự báo của thang đo Chánh
niệm đối với Hạnh phúc chủ quan.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Kiếm tra ban đầu vể độ tin cậy và độ hiệu lực cấu trúc của thang đo
Chánh niệm theo năm chiều cạnh

3.1.1. Kiêm tra ban đầu về độ tin cậy của thang đo


Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), với giá trị độ tin cậy
Alpha của Cronbach đạt từ 0,6 trở lên thì thang đo lường đủ điều kiện. Kết quả kiểm
tra độ tin cậy của thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh với 15 item đã cho thấy,
mặc dù hệ số Alpha của Cronbach đảm bảo > 0,6; nhưng sau lần 1, do các item 1,
2, 6 và 12 của thang đo không đảm bảo tương quan với biến tổng (đều có giá trị <
0,3), nên những item này đã bị loại bỏ. Lúc này, thang đo chỉ còn 11 item và tiếp tục
được kiểm tra lần 2. Ket quả loại tiếp item 5 và 11 do không đảm bảo tương quan
với biến tổng (đều có giá trị < 0,3). Như vậy, sau 2 lần kiểm tra độ tin cậy, thang đo
chỉ còn 9 item.

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo lần 3 với 9 item cho kết quả của thang đo
như sau:

Bảng 1: Độ tin cậy của thang đo gồm 9 item (N = 639)

Các item Tương quan Hệ số Alpha của
item - tổng Cronach nếu loại item

3. Tôi không chú tâm đến những gì tơi đang làm vì tơi đang 0,48 0,77
mộng mơ, lo lắng hoặc bị mất tập trung

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022 89

4. Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tôi là khơng bình thường 0,51 0,77
hoặc tồi tệ và tơi khơng nên suy nghĩ theo hướng đó

7. Tơi gặp khó khàn khi tìm từ ngữ chính xác để diễn tả 0,42 0,78
những cảm nhận trước mọi vật

8. Tôi làm các cơng việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà 0,54 0,77

khơng nhận thức được tơi đang làm gì

9. Tơi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc khơng thích 0,55 0,77
hợp và tơi khơng nên cảm thấy như vậy

10. Khi tơi có một số suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tơi 0,47 0,78
có thể chỉ đơn giản chú ý đến chúng mà không phản ứng lại

13. Tôi hối hả làm mọi việc mà không thực sự chú ý đến chúng 0,54 0,77

14. Tơi nói với mình rằng, tơi khơng nên cảm nhận theo 0,47 0,78
cách mà tơi đang cảm thấy

15. Khi tơi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, 0,35 0,79
tơi chỉ nhận biết chúng và để cho chúng tự biến mất

Alpha của Cronbach (9 item) = 0,79

Độ tin cậy phản ánh sự ổn định bên trong của thang đo. ơ đây, hệ sô
Alpha của Cronbach của thang đo là 0,79 (> 0,7). Bên cạnh đó, kết quả cũng
cho thấy việc xóa bất kỳ item nào sẽ khiến độ tin cậy bị giảm đi. Dữ liệu
bảng 1 cũng cho thấy, hệ số tương quan biến - tổng của từng item đều lớn hơn
0,3 (dao động từ 0,35 đến 0,55). Như vậy, thang đo có độ ổn định bên trong
tốt, cả 9 item có tính nhất qn với nhau và đều có vai trị quan trọng trong
thang đo.

3.1.2. Kiểm tra ban đầu độ hiệu lực cấu trúc của thang đo

Theo Garson (2003), tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ
số KMO phải lớn hơn 0,5. Kết quả phân tích cho thấy, độ trích xuất vào nhân tố

của các item dao động từ 0,39 - 0,64 (> 0,3); KMO = 0,82; Kiểm định Bartlett:
p < 0,001; Tổng phương sai trích là 49,4.

Bảng 2: Hệ số tải nhân tổ của thang đo 9 item (N = 639)

Các item Hệ số tải nhân tố
Nhân tố 1 Nhân tố 2

15. Khi tơi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi chỉ nhận biết 0,75
chúng và để cho chúng tự biến mất

9. Tôi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc khơng thích hợp và tôi không 0,67
nên cảm thấy như vậy

90 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022

14. Tơi nói vói mình lằng, tơi khơng nên cảm nhận theo cách mà tôi đang cảm thấy 0,63

10. Khi tơi có một suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tơi có thể chỉ đơn giản
chú ý đến chúng mà không phản ứng lại 0,63

4. Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tơi là khơng bình thường hoặc tồi tệ và tơi
khơng nên suy nghĩ theo hướng đó 0,51

8. Tôi làm các công việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà khơng nhận thức -0,81
được tơi đang làm gì -0,77
-0,65
3. Tơi khơng chú tâm đến những gì tơi đang làm vì tơi đang mộng mơ, lo lắng -0,61
hoặc bị mất tập trung


13. Tôi hối hả làm mọi việc mà không thực sự chú ý đến chúng

7. Tơi gặp khó khăn khi tìm từ ngữ chính xác để diễn tả những cảm nhận trước
mọi vật

Hệ số tải nhân tố là giá trị biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan
sát với nhân tố. Hệ số tải càng cao nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với
nhân tố càng lớn và ngược lại. Biến quan sát đạt chất lượng tốt khi hệ số tải từ 0,5
trở lên, tối thiểu nên là 0,3 (Hair và cộng sự, 2010). Ket quả cho thấy, hệ số tải của
các item tập trung vào 2 nhóm (bảng 2).

Hệ số tải nhân tố được phân làm 2 nhóm, với Nhóm 1 gồm 5 item (item 4,
9, 10, 14 và 15), trong khi Nhóm 2 gồm 4 item (item 3, 7, 8 và 13). Mặc dù vậy,
khi xem xét về nghĩa của các item trong nhóm 2 (4 item) thì có item 7 có nội dung
không phù họp với nội dung của 3 item cịn lại. Chính vì thế, nghiên cứu quyết
định loại bỏ item 7 và phân tích lại nhân tố trên 8 item.

3.2. Kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo gồm 8 item

Độ tin cậy của thang đo: Sau khi kiểm tra độ tin cậy, giá trị Alpha của
Cronbach vẫn được đảm bảo = 0,78 (> 0,7); tương quan của các item với biến tổng
dao động trong khoảng 0,36 - 0,55; Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy việc xóa
bất kỳ item nào sẽ khiến độ tin cậy bị giảm đi.

Độ hiệu lực cấu trúc của thang đo: Tất cả các item đều có tỷ lệ trích xuất
trên 40% (dao động trong khoảng 0,45 - 0,64). Các biến số thích họp để phân tích
nhân tố với KMO = 0,81; Kiểm định Bartlett: p < 0,001; Tổng phương sai trích:
52,3. Như vậy, độ hiệu lực về cấu trúc đã được xác nhận. Độ triết xuất của các item
vào nhân tố > 0,4.


Độ hiệu lực hội tụ và phân biệt: Ket quả phân tích nhân tố trên thang cịn
8 item cho thấy, 2 nhóm được phân hóa rõ rệt. Nhóm 1 vẫn giữ nguyên về số
lượng item và thứ tự của item, bao gồm 5 item (item 4, 9, 10, 14 và 15), trong khi
Nhóm 2 gồm 3 item (item 3, 8 và 13).

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022 91

Bảng 3: Độ trích xuất của các item vào nhân tổ gồm 8 item (N = 639)

Các item Độ trích xuất
0,60
3. Tôi không chú tâm đến những gì tơi đang làm vì tơi đang mộng mơ, lo lắng hoặc 0,44
bị mất tập trung 0,64

4. Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tơi là khơng bình thường hoặc tồi tệ và tôi không 0,54
nên suy nghĩ theo hướng đó 0,44
0,58
8. Tôi làm các công việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà khơng nhận thức được 0,46
tơi đang làm gì 0,48

9. Tôi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc khơng thích hợp và tơi khơng nên
cảm thấy chúng

10. Khi tơi có một suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tơi có thể chỉ đơn giản chú
ý đến chúng mà không phản ứng lại

13. Tôi hối hả làm mọi việc mà không thực sự chú ý đến chúng

14. Tơi nói với mình rằng, tơi không nên cảm nhận theo cách mà tôi đang cảm thấy


15. Khi tơi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi chỉ nhận biết chúng
và để cho chúng tự biến mất

KMO = 0,81; Kiểm định artlett: p < 0,001;
Tổng phương sai trích: 52,3. Độ triết xuất của các item vào nhân tố > 0,4

Bảng 4: Hệ sổ tài nhân tổ của thang đo Chảnh niệm theo năm chiều cạnh gồm 8 item (N= 639)

Hệ số tải nhân tố

1 2

15. Khi tơi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tơi chỉ nhận biết chúng 0,76
và để cho chúng tự biến mất
0,66
9. Tơi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc khơng thích họp và tơi khơng 0,65
nên cảm thấy chúng 0,62

14. Tơi nói với mình rằng, tơi khơng nên cảm nhận theo cách mà tôi đang cảm thấy 0,49

10. Khi tơi có một suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tơi có thể chỉ đơn giản -0,80
chú ý đến chúng mà không phản ứng lại
-0,79
4. Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tôi là không bình thường hoặc tồi tệ và tơi -0,70
khơng nên suy nghĩ theo hướng đó

8. Tơi làm các cơng việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà khơng nhận thức
được tơi đang làm gì
3. Tơi khơng chú tâm đến những gì tơi đang làm vì tơi đang mộng mơ, lo lắng
hoặc bị mất tập trung


13. Tôi hối hả làm mọi việc mà không thực sự chú ý đến chúng

Độ tin cậy toàn thang đo = 0,78

Theo kết quả của phép xoay khơng vng góc, hệ số tương quan giữa hai
nhân tố này là r = 0,43 (< 0,7). Điều này cho thấy, 2 nhân tố này độc lập tương đối
với nhau. Độ hội tụ phân biệt được đảm bảo.

92 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022

Sau khi đã xác định rõ các item hướng về 2 nhóm nhân tố/2 khía cạnh của
thang đo, chúng tơi đã đặt tên cho hai nhân tố này dựa trên các khía cạnh của thang
đo gốc. Ket quả độ tin cậy của từng nhóm cũng được đảm bảo và đều có giá trị
Alpha của Cronbach > 0,7 (xem bảng 5).

Bảng 5: Độ tin cậy của các khỉa cạnh và toàn thang đo Chánh niệm
theo năm chiều cạnh gồm 8 item (N - 639)

Các item Tưong quan Hệ số Alpha của
item - tổng Cronach nếu loại item

Nhóm 1: Khơng phản ứng, khơng phán xét với trải nghiệm nội
tại: Giá trị Alpha của Cronbach (5 item) = 0,70

4. Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tơi là khơng bình thường 0,47 0,64

hoặc tồi tệ và tôi không nên suy nghĩ theo hướng đó

9. Tơi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc khơng thích 0,56 0,60

hợp và tơi khơng nên cảm thấy chúng

10. Khi tơi có một suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tơi có 0,45 0,65
thể chỉ đơn giản chú ý đến chúng mà không phản ứng lại

14. Tơi nói với minh ràng, tơi khơng nên cảm nhận theo cách 0,44 0,65

mà tôi đang cảm thấy

15. Khi tơi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi 0,36 0,69

chỉ nhận biết chúng và để cho chúng tự biến mất

Nhóm 2: Hành động với ý thức: Giá trị Alpha của Cronbach
(3 item) = 0,70

3. Tơi khơng chú tâm đến những gì tơi đang làm vì tơi đang 0,46 0,68

mộng mơ, lo lắng hoặc bị mất tập trung

8. Tôi làm các công việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà 0,56 0,55
khơng nhận thức được tơi đang làm gì

13. Tơi hối hả làm mọi việc mà khơng thực sự chú ý đến chúng 0,53 0,59

Toàn thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh: Giá trị Alpha của Cronbach (8 item) = 0,781; Hệ số
tương quan của các item với biển tổng dao động trong khoảng 0,36 - 0,55; Hệ số Alpha của Cronbach
nếu loại item của các item < 0,781.

- Độ hiệu lực dự bảo:


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Chánh niệm của cá nhân có mối liên hệ mật
thiết với khả năng giảm thiểu lo lắng và trầm cảm, đồng thời gia tăng hạnh phúc cá
nhân (Baer, Smith, Hopkins, Krietemeyer và Toney, 2006; Brown và Ryan, 2003).
Vì vậy, nghiên cứu này một lần nữa xem xét Chánh niệm được đo trên mẫu sinh
viên có khả năng dự báo mức độ Hạnh phúc như thế nào?

Sau khi kiếm tra mối tương quan giữa từng khía cạnh của thang đo và toàn
thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh với Hạnh phúc chủ quan. Kết quả cho
thấy: Hai thang đo này có mối tương quan thuận chiều với nhau (r = 0,15 với

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022 93

p = 0,000); Đồng thời 2 nhóm khía cạnh của thang đo Chánh niệm theo năm chiều
cạnh là Không phán xét, không phản ứng với trải nghiệm nội tại và Hành động với
ý thức đêu có mơi quan hệ thuận chiêu với Hạnh phúc chủ quan (hệ sô tưong quan
Pearson lần lượt là r = 0,12 và r = 0,26 với mức ý nghĩa p = 0,000). Mặc dù, thang
đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh có tương quan yếu với Hạnh phúc chủ quan,
nhưng đây là mối tương quan có ý nghĩa thống kê về mặt tốn học. Chính vì vậy,
dữ liệu đủ đảm bảo để tiếp tục xem xét mức độ dự báo trong môi quan hệ này.

Bảng 6: Độ hiệu lực dự bảo của thang đo Chảnh niệm theo năm chiều cạnh

Mơ hình Hạnh phúc chủ quan
Chánh niệm theo năm chiều cạnh
B R2

0,344*** 0,022

F = 14,09 với p < 0,001


Ghi chú: B là hệ số hồi quy khơng chuẩn hóa; ***.■ p < 0,001; **• p < 0,01.

Kết quả hồi quy đon tính cho thấy, Chánh niệm có khả năng dự báo sự thay đổi
của Hạnh phúc chủ quan (R2= 0,022; p < 0,001). Điều đó có nghĩa là Chánh niệm (được
đo bằng 8 item với 2 khía cạnh là Khơng phán xét, Khơng phản ứng với trải nghiệm nội
tại và Hành động với ý thức) có thể dự báo sự gia tăng hạnh phúc của cá nhân.

3.3. Các thông sổ thống kê mô tả của thang đo Chánh niệm theo năm
chiều cạnh gồm 8 item (N = 639)

Biểu đồ dưới đây thể hiện phân bố và các thông số thống kê của thang đo
Chánh niệm theo năm chiều cạnh. Cụ thê:

Điểm trung bình (M) 3,15

Độ lệch chuẩn (SD) 0,48

Độ nghiêng 0,08

Giá trị nhỏ nhất 1,63

Điểm trung vị (Mdn) 3,12

Hệ số biến thiên (CV) 0,15

Độ nhọn 0,13

Giá trị lớn nhất 4,50


Biểu đồ 1: Phân bố điểm và các thông số thống kê
của thang đo Chánh niệm theo năm chiêu cạnh (N = 639)

về phân bố điểm: Tần suất xuất hiện nổi bật xoay quanh khoảng điểm mức 3.
Phân bố điểm của thang đo ở dạng hình chng, với điểm trung bình và điểm trung
vị gần như khơng chênh lệch và chỉ số độ nghiêng (0,08) và độ nhọn (0,13) nằm
trong khoảng ± 1 cho thấy phân bổ tiệm cận phân bố chuẩn.

94 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022

về mức độ biến động của các quan sát: số liệu cho thấy hệ số biến thiên của
thang đo tương đối tốt (CV = 0,15), tức mức độ biến động của dừ liệu trong mẫu
nghiên cứu không quá lớn. Như vậy, thang đo có độ ổn định tương đối cao.

về sựphân hóa: Trên thang đo lường 5 bậc (từ 1 đến 5), các quan sát trên bộ
dữ liệu được phân hóa trải rộng từ mức 1 điểm đến 5 điểm (Giá trị nhỏ nhất = 1,63;
Giá trị lớn nhất = 4,50). Thang tập trung vào khoảng điểm giữa (nghiêng nhiều
ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên) cho thấy, khá nhiều sinh viên không trải
nghiệm được hết những cảm nhận, suy nghĩ hoặc hành động đối với những gì đang
diễn ra xung quanh. Dường như đế đạt được những cảm nhận đó ở mức thường
xuyên, sinh viên cần đạt được đến sự tập trung, chiều sâu của cảm nhận.

4. Bàn luận

Với mục đích thích nghi thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh trên
người Việt Nam, sau q trình thích nghi trên 639 sinh viên Việt Nam, thang đo
gốc gồm 15 item chỉ còn 8 item phù họp với độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo
đã được xác nhận. Một số bàn luận về khả năng đo lường như sau:

Thang đo được kiếm định về độ tin cậy và độ hiệu lực bao gồm độ hiệu lực

cấu trúc và độ hiệu lực hội tụ, độ hiệu lực phân biệt và độ hiệu lực dự báo của thang
đo và kết quả đã xác nhận được tính họp lệ trong đo lường của thang đo này. Dừ
liệu cũng cho thấy, dù từ 5 khía cạnh với 15 item của thang đo gốc chỉ còn 8 item
với 2 khía cạnh sau khi đã được thích nghi trên sinh viên Việt Nam thì năng lực của
thang đo Chánh niệm này vẫn dự báo được 2,2% sự gia tăng của Hạnh phúc chủ
quan. Mặc dù với tỷ lệ dự báo khá thấp, nhưng dự báo bước đầu cho kết quả có ý
nghĩa tích cực cho thấy chánh niệm là một trong những yếu tố có thể tác động làm
gia tăng cảm nhận hạnh phúc của cá nhân.

Phân bố và các tham số thống kê của thang đo Chánh niệm theo năm chiều
cạnh được xem xét. Nhìn chung, các đặc điểm đo lường đạt được các chỉ sổ tương
đối tốt. Độ nhọn và độ nghiêng đều nằm trong khoảng điểm ± 1 và ở mức rất thấp
đã cho thấy phân bố của thang đo đạt chuẩn. Chỉ số về độ ồn định của các quan sát
tốt với tỷ lệ biến thiên không lớn (15%).

Trên thang 5 bậc (1-5 điểm), sự phân hóa điểm số trên toàn thang đo
đã được trải rộng ở cả 5 bậc, nhưng tập trung nhiều vào bậc 3 và bậc 4. Điều này
cho thấy, sự tập trung vào cảm nhận, suy nghĩ và hành động của mẫu nghiên cứu
chỉ ở mức tương đối thường xuyên. Kết quả này cũng phù hợp với xu hướng điểm
tập trung của hầu hết một thang đo và đạt được phân bố chuấn.

Tại sao số lượng item và các khía cạnh trong thang đo gốc lại bị giảm khi
thích nghi thang đo trên người Việt Nam? Phải chăng, kết quả này có liên quan tới
đặc điểm của mẫu khách thể. Mầu khách thể trong nghiên cứu này là sinh viên, mang
những đặc trưng tâm lý của lứa tuổi như sơi nổi, ưa thích các hoạt động hướng ngoại,
mà ít thiên về những hoạt động mang tính chất tĩnh (trầm tư, sâu lắng). Có lẽ, vì vậy,

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022 95

mà những item của thang đo gốc về khía cạnh Mơ tả bằng lời nói và khía cạnh Quan

sát đều bị loại bỏ khi thích nghi trên mầu sinh viên. Những item này địi hỏi người
trả lời phải có tự trải nghiệm với tính chất chiều sâu về cảm nhận, suy nghĩ và hành
động trong trạng thái tĩnh tâm. Thêm nữa, mặc dù với số lượng mẫu tương đối lớn
(639 sinh viên), nhưng số lượng lại có sự phân hóa không đồng đều ở các vùng miền
(tập trung chủ yếu là sinh viên tại sống ở miền Nam chiếm tới 61,5% và chủ yếu là
sinh viên nữ với 77%. Sự khác biệt về kết quả thích nghi của nghiên cứu cũng có thê
do sự khác biệt mang tính đặc trưng giữa các vùng miền và đặc trưng về giới tính của
mẫu khách thể. Điều này cũng đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo: nên chọn mầu nghiên
cứu trong độ tuổi khác (với những đặc trưng tâm lý khác) và có sự tương đồng về
mầu chọn theo các tiêu chí về các đặc điểm nhân khẩu.

Một điểm hạn chế nữa của nghiên cứu này là nghiên cứu chưa kiểm định
được độ tin cậy tái kiềm tra (test-retest). Các nghiên cứu tiếp theo cần được tiến
hành để xem xét bổ sung các khía cạnh còn hạn chế của nghiên cứu này.

5. Ket luận

Từ kết quả nghiên cứu và bàn luận có thể đưa ra những nhận định sau:

Thang đo lường Chánh niệm theo năm chiều cạnh gồm 15 item đã được thích
nghi trên sinh viên Việt Nam cho kết quả chỉ cịn 8 item với 2 khía cạnh (Không phản
ứng, không phán xét với trải nghiệm thực tại và Hành động với ý thức). Nó phản ánh
chung về cách cá nhân nhìn nhận thế giới xung quanh (cá nhân có thế nhận ra và gọi
tên được những suy nghĩ, cảm nhận của mình, chấp nhận chúng một cách khách quan,
không phán xét và tiếp tục “song” frong giây phút thực tại). Thang đo được kiểm định
qua một số đặc điểm tâm frac với giá trị tốt: có độ tin cậy cao, đạt độ hiệu lực cấu trúc,
độ hiệu lực hội tụ, độ hiệu lực phân biệt và độ hiệu lực dự báo chấp nhận được.

Trong tương lai, nếu tiếp tục những nghiên cứu về Chánh niệm, các nghiên
cứu khác cần được tiến hành để khắc phục những điểm hạn chế, xác nhận tính họp

lệ của thang đo trên các mẫu khách thể đa dạng hon (với sự cân nhắc về các đặc
điểm nhân khẩu), bổ sung những thang đo khác để kiểm chứng độ hiệu lực của
thang đo ở các góc độ khác nhau.

Chú thích:

Bài viết là một phần nội dung của đề tài cấp Cơ sở năm 2022: Thích nghi thang
đo Chảnh niệm theo năm chiều cạnh (Five-facet Mindfulness Questionnaire)',
Viện Tâm lý học chù trì; ThS. Phạm Minh Thu làm chủ nhiệm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt

1. Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.
Tập 2. P. 24. NXB Hồng Đức.

96 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022

Tài liệu tiếng Anh

2. Baer R.A., Smith G.T. and Allen K.B. (2004). Assessment ofmindfulness by selfreport: The
Kentucky Inventory ofmindfulness skills. Assessment. Vol. 11 (3). p. 191 -206.

3. Baer R.A., Smith G.T., Hopkins J., Krietemeyer J. and Toney L. (2006). Using Self-Report
Assessment Methods to Explore Facets ofMindfulness. Assessment. Vol. 13 (1). p. 27 - 45.

4. Baer R.A., Smith G.T., Lykins E., Button D., Krietemeyer J., Sauer s.. Walsh E., Duggan D.
and Williams J.M.G. (2008). Construct validity ofthe Five Facet Mindfulness Questionnaire in
meditating and nonmeditating samples. Assessment. Vol. 15. p. 329 - 342.


5. Bazzano A., Wolfe c., Zylowska L., Wang s., Schuster E., Barrett c. and Lehrer D. (2015).
Mindfulness based Stress Reduction (MBSR) for parents and caregivers of individuals with
developmental disabilities: A community-based approach. Journal of Child and Family Studies.
Vol. 24. p. 298 - 308.

6. Brown K.w. and Ryan R.M. (2003). The benefits of being present: Mindfulness and
its role in psychological well-being. Journal of Personality and Social Psychology.
Vol. 84 (4). p. 822 - 848.

7. Buchheld N., Grossman p. and Walach H. (2001). Measuring mindfulness in insight meditation
(vipassana) and meditation-basedpsychotherapy: The development ofthe Freiburg Mindfulness
Inventory (FMT). Journal for Meditation and Meditation Research. Vol. 1. p. 11 - 34.

8. Feldman G., Westine M., Edelman A., Higgs M., Renna M. and Greeson J. (2022). Cognitive
and Affective Mindfulness Scale-Revised (CAMS-R). In: Medvedev O.N., Krăgeloh C.U.,
Siegert R.J., Singh N.N. (eds). Handbook of Assessment in Mindfulness Research. Springer,
Cham. DOI: 10.1007/978-3-030-77644-2 19-1.

9. Garson G.D. (2003). Factor analysis. Retrieved 9/1/04 from u.
edu/garson/pa765/factor.htm.

10. Germer c. (2004). What is Mindfulness?. Insight Jounal. Vol. 22 (3). p. 24 - 29. https://www.
drtheresalavoie.com/storage/app/media/insight-germermindfulness.pdf.

11. Gu J., Strauss c., Crane c., Bamhofer T, Karl A., Cavanagh K. and Kuyken w. (2016).
Examining thefactorstructure ofthe 39-item and 15-item versions ofthe Five-Facet Mindfulness
Questionnaire before and after Mindfulness-Based Cognitive Therapyforpeople with recurrent
depression. Psychological Assessment Vol. 28 (7). p. 791 - 802.


12. Hair J.F., Black w.c., Babin B.J. and Anderson R.E. (2010). Multivariate Data Analysis (7th
eds). Upper Saddle River. NJ [etc.]. Pearson Prentice Hall. New York. NY: Macmillan. 24. 899.

13. Hayes A.M. and Feldman G. (2004). Clarifying the construct ofmindfulness in the context
ofemotion regulation and the process ofchange in therapy. Clinical Psychology: Science and
Practice. Vol. 11. p. 255 - 262.

14. Lunsky Y, Robinson s., Reid M. and Palucka A. (2015). Development of a mindfulness-
based coping with stress group for parents of adolescents and adults with developmental
disabilities. Mindfulness. Vol. 6. p. 1.335 - 1.344.

15. Williams J.M.G., Teasdale J., Segal z. and Kabat-Zinn J. (2007). Mindfulness en bevrijding
van depressie. Oorspronkelijke titel: The Mindful Way Through Depression: Freeing Yourself
from Chronic Unhappiness. New York: The Guilford Press. 2007. />active/InkijkPDF/cb/9789057122491 .pdf.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 9 (282), 9 - 2022 97


×