BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN
NGHÀNH TIẾNG ANH
Đề tài:
EVALUATING THE RELIABLITY AND VALIDITY OF THE FIRST
TERM ENGLISH TESTS FOR THE TENTH FORM STUDENTS AT
TING GIA 2 UPPER-SECONDARY SCHOOL.
I.TỔNG QUAN CHUNG.
1. Cấu trúc chung của đề tài:
Tên đề tài: Đánh giá về độ tin cậy và tính hiệu quả của đề thi học kì 1
môn Tiếng Anh ở học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 2.
- Tên đề tài
- Lời cảm ơn
- Bản tóm tắt đề tài
- Liệt kê các chữ viết tắt
- Liệt kê các bảng biểu và biểu đồ
- Mục lục
* Phần giới thiệu.
+ Lý do chọn đề tài
+ Phạm vi nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu
+ Câu hỏi nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Dàn ý của nghiên cứu
1
* Phần phát triển đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Đối tượng nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp luận và kết quả nghiên cứu
* Phần kết luận.
+ Bàn luận, thảo luận vấn đề
+ Đề nghị, gợi ý
+ Chỉ đạo định hướng tương lai
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Nhận xét:
Nhìn chung, cấu trúc của đề tài đã đảm bảo các thành phần trong
cấu trúc chung của một bài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong bài
nghiên cứu này tác giả đã đưa một số mục trong cấu trúc chung của bài
nghiên cứu như: cho lời cảm ơn lên trước bản tóm tắt của đề tài, phần
mục lục đưa lên trước các bảng liệt kê chữ viết tắt, các bảng biểu, biểu
đồ, phần tài liệu tham khảo đưa lên trước phần mục lục
Việc sắp xếp thứ tự các mục không làm ảnh hưởng đến nội dung
của bài nghiên cứu nhưng xét trong cấu trúc chung thì đó chưa đúng trình
tự của một bài nghiên cứu.
II. Nội Dung.
Phần A: Lời giới thiệu
Phần này được tác giả viết ngắn gọn, đầy đủ các nội dung cần đạt được.
Cụ thể:
2
1. Lý do chọn đề tài
- Tác giả nêu lên tầm quan trọng của Tiếng Anh ngày nay
- Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong nhà trường phổ thông hiện
nay
- Dạy và học Tiếng Anh đóng một vai trò vô cùng quan trọng
- Hiện nay, có nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng học
sinh, tuy nhiên chưa đánh giá đúng thực chất khả năng của từng
học sinh
- Cần thiết phải cải thiện tính hiệu quả, độ tin cậy của việc kiểm tra
và dạy học.
2. Phạm vi nghiên cứu
Là đánh giá độ tin cậy và tính hiệu quả của đề thi học kì 1 môn Tiếng
Anh ở học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 2.
3. Mục đích nghiên cứu
Là điều tra phạm vi cho bài kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Anh ở học
sinh lớp 10 là có tính pháp lý và độ tin cậy.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh có tính hiệu quả không?
- Phạm vi cho đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh có độ tin cậy là gì?
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng cả hai phương pháp định lượng và định tính
- Sử dụng câu hỏi khảo sát, phân tích lựa chọn tài liệu, lựa chọn 10
bài viết ngẫu nhiên để phân tích kết quả
6. Dàn ý của bài nghiên cứu
Đủ 3 phần:
3
Phần A: Giới thiệu
Phần B: Phát triển đề tài
Chương 1:
Tác giả cung cấp phần lý thuyết của bài kiểm tra ngôn ngữ. Thảo
luận được các loại hình kiểm tra và tiêu chuẩn chỉnh của một bài kiểm
tra tôt. Đồng thời nêu ra các nguyên tắc thiết kế một bài kiểm tra.
Chương 2:
Tác giả trình bày thông tin về nội dung bài nghiên cứu như một vài
đặc điểm về trường THPT Tĩnh Gia 2 và miêu tả sách giáo khoa Tiếng
Anh đang được sử dụng.
Chương 3:
Trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh có tính hiệu quả không?
- Phạm vi cho đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh có độ tin cậy là gì?
Phần C: Kết luận
Tác giả trình bày theo dạng của một bài thảo luận, lời đề nghị và sự
chỉ dẫn cho bài nghiên cứu trong tương lai.
Phần B: Phát triển đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận
Trong chương này, tác giả đã thử thành lập lý thuyết xung quanh
bài nghiên cứu. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả phải tiến hành điều
tra nghiên cứu trước hết về lý thuyết của bài kiểm tra ngôn ngữ bao
gồm đầy đủ các nội dung gồm:
1.1 Kết quả về bài kiểm tra ngôn ngữ
1.1.1 Tác giả đưa ra định nghĩa và 9 mục đích cho bài kiểm tra ngôn
ngữ.
4
Những mục đích này rất hợp lý và xác thực để đưa vào bài nghiên cứu
này.
1.1.2. Cách tiếp cận bài nghiên cứu
Tác giả viết dựa theo quan điểm của Stevenson (1883), Heaton
(1988), Canale (1988) rồi đưa ra 4 cách tiếp cận chính cho bài kiểm
tra là:
Cách tiếp cận về nói – dịch, về cấu trúc, về giao tiếp và giải thích
từng phần.
1.1.3. Mối quan hệ giữa bài kiểm tra với cách dạy và học.
Tác giả dựa vào quan điểm của Hughes (1989) nêu được đầy đủ
mối quan hệ chặt chẽ giữa bài kiểm tra làm thuyết phục người đọc về
sự cần thiết của bài kiểm tra. Từ đó đã khuyên đượ giáo viên cần trau
dồi cả bài kiểm tra với các phương pháp dạy để đạt hiệu quả hơn.
1.1.4. Các kỹ năng kiểm tra ngôn ngữ và phạm vi ngôn ngữ.
Trong phần này, tác giả đã trình bày rõ ràng 4 kỹ năng cho một bài
kiểm tra ngôn ngữ như: nghe, nói, đọc ,viết. Mỗi kỹ năng là một
nhiệm vụ riêng cần đạt được.
Sau đó, tác giả chỉ ra phạm vi kiểm tra ở 3 phần chính đó là:
- Ngữ pháp và cách dùng
- Từ vựng
- Ngữ âm học
Mỗi phần người viết lấy ví dụ để làm sáng tỏ cụ thể.
1.2 Các loại hình kiểm tra ngôn ngữ.
Phần này, người viết thành lập bảng chỉ ra các loại hình kiểm tra
ngôn ngữ của Henning (1987), bảng này cụ thể, rõ ràng cho từn loại.
5
Tiếp đó, la sơ đồ cac loại kiểm tra dựa vào nguồn Hughes (1990)
Và sự phân loại các bài kiểm tra theo Mc. Namara (2000)
Tác giả kết luận, cách phân loại theo Mc. Namara là áp dụng cho học
sinh khối 10 trường THPT Tĩnh Gia 2.
1.3. Tiêu chuẩn đánh giá cho một bài kiểm tra ngôn ngữ tốt.
Tác giả nhấn mạnh được 3 tiêu chuẩn cần đạt đó là: tính thực hành,
tính hiệu lực và tính tin cậy.
Mỗi phần tác giả nêu ra định nghĩa, đặc điểm và lấy ví dụ cụ thể.
1.4. Nguyên tắc thiết kế một bài kiểm tra.
Nguyên tắc thiết kế một bài kiểm tra tuân theo 6 nguyên tắc:
- Trả lời đủ câu hỏi kiểm tra một cách chính xác
- Viết sự chỉ dẫn rõ ràng, mục đích đặc biệt cho bài và sử dụng ví dụ
- Khi viết câu hỏi phức tạp – nhiều lựa chọn thì sử dụng sự giải trí
một cách thực tế
- Điểm bài kiểm tra phải thích hợp với bài làm
Tác giả trình bày 6 nguyên tắc này rất cụ thể, rõ ràng, mạch lạc ở từng
nguyên tắc, tác giả lấy ví dụ minh họa cụ thể để tang dần độ tin cậy.
1.5. Tóm tắt
Sau khi đưa ra các phần trên tác giả đã tóm lại 4 vấn đề chính quan
trọng trong chương này, thứu tự các bước thực hiện rồi kết luận lại
rằng: để đạt được kết quả tốt người giáo viên phải tuân theo các
nguyên tắc này.
Cả chương này tác giả đã trình bày đầy đủ các yêu cầu cho một bài
nguyên cứu, rõ ràng, mạch lạc, logic. Các ví dụ bằng bảng, bằng trắc
nghiệm để chứng minh cụ thể hơn. Điều này tăng tính thuyết phục và
độ tin cậy cho người đọc.
6
Tuy nhiên trong chương này tác giả còn mắc phải một số lỗi chính
tả.
Chương 2: Ngữ cảnh của đề tài
2.1. Giới thiệu
Trong chương này tác giả chỉ ra những thông tin chung về ngữ
cảnh của đề tài gồm: đối tượng nghien cứu, phương tiện dạy học và đề
cương bài giảng.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Tác giả chọn học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 2 làm đối
tượng nghiên cứu của đề tài này.
Trong phần này tác giả đã giới thiệu sơ lược về đối tượng nghiên cứu
Như: tình hình của trường, số lượng học sinh, chất lượng, đội ngũ giáo
viên, học sinh…
2.3. Phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học gồm: sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10, tác
giả đã giới thiệu tổng quan về bài học trong chương trình Tiếng Anh
lớp 10 được biểu hiện cụ thể, rõ ràng từng phần, từng nội dung, từng
bài.
2.4. Đề cương bài giảng.
Tác giả đã hệ thống rất chi tiết từng tiết học bao gồm các phần cụ
thể trong sách giáo khoa theo đúng phân phối chương trình Tiếng Anh
lớp 10.
* Ưu điểm
Tác giả đã nêu rõ ràng, cụ thể từng nội dung, chi tiết nội dung của
từng phần trong chương.
7
Tác giả đã sử dụng bảng biểu, biểu đồ để thể hiện số liệu, nội dung
rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu.
* Nhược điểm
Tác giả nên đưa tên các bảng biểu lên trên đầu mục để người đọc
dễ chú ý, dễ thấy hơn.
Chương 3: Phương pháp luận và kết quả của đề tài
3.1. Phương pháp luận
Tác giả đã sử dụng cả 2 phương pháp: định tính và định lượng.
Sử dụng câu hỏi khảo sát, phân tích lựa chọn dữ liệu, lựa chọn 10 bài
viết ngẫu nhiên để phân tích kết quả bài kiểm tra.
3.2. Phương thức tiến hành
3.2.1. Tập hợp dữ liệu
Tác giả đã tiến hành kiểm tra với 2 đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh
áp dụng với học sinh lớp 10 để lấy số liệu phân tích cụ thể
Sử dụng câu hỏi khảo sát với 615 học sinh đồng thời cũng tiến
hành phát phiếu điều tra bằng hệ thống các câu hỏi
Các đề thi học kì, câu hỏi khảo sát trong phiếu điều tra, 10 bài viết
minh họa được đính kèm ở phần phụ lục.
3.2.2. Phân tích dữ liệu và kết quả
a, Phân tích đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10
Sử dụng bảng biểu để tóm tắt sơ lược những yêu cầu cần thiết của
một đề bài kiểm tra học kì 1 gồm các phần như: phát âm, từ vựng, cấu
trúc ngữ pháp, đọc, viết.
Đề kiểm tra đã đáp ứng đủ nội dung kiến thức, đủ thời gian để làm
bài phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, đảm bảo đánh giá
đúng khả năng của học sinh.
8
Tác giả đã sử dụng thì quá khứ đơn để tổng kết phân tích kết quả
nghiên cứu.
b, Phân tích kết quả điểm bài kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10
Đánh giá điểm bài kiểm tra thông qua các bảng biểu và biểu đồ
một cách rõ ràng, chi tiết, cụ thể.
Sử dụng bảng biểu, biểu đồ hình cột để minh họa cho nội dung
trình bày, thông qua biểu đồ người đọc có thể nhìn tổng quan về kết quả
điểm của bài thi rất dễ dàng, cụ thể các số liệu ở cả 2 bài kiểm tra.
Sử dụng phương pháp định tính và định lượng để tính toán, tổng
hợp các dữ liệu cho kết quả bài kiểm tra.
Chú ý đến việc sắp xếp các bảng biểu theo hệ thống trình tự cần
trình bày, các bảng biểu, biểu đồ phù hợp tương ứng với nội dung từng
phần, ở mỗi bảng, biểu đồ đều được tác giả phân tích nhận xét rõ ràng,
chi tiết, cụ thể.
Sử dụng một số từ viết tắt trong bài nghiên cứu đã được chú ý
trong phần liệt kê các từ viết tắt, phần đề thi và đáp án bài thi được đính
kèm ở phần phụ lục.
Đưa ra các công thức tính toán điểm thi rất cụ thể, rõ ràng, logic
c, Phân tích một số ví dụ minh họa
Tác giả đã lựa chọn ngẫu nhiên 10 bài trong bài kiểm tra viết của
học sinh ở 2 đề thi. Với kết quả này, độ tin cậy và tính hiệu quả sẽ cao
hơn.
Phân tích kết quả của từng học sinh thông qua bảng biểu một cách
cụ thể, rõ ràng.
9
Sau khi phân tích tỉ lệ kết quả kiểm tra, tác giả nhận xét độ tin cậy
của bài kiểm tra, đánh giá đúng khả năng của học sinh, đề thi đảm bảo
tính khách quan, có tính hiệu quả cao.
d, Phân tích câu hỏi khảo sát cho học sinh lớp 10
Sử dụng câu hỏi khảo sát gồm 8 câu hỏi về thời gian làm bài, nội
dung kiến thức, độ dễ khó của bài kiểm tra…
Phân tích độ tin cậy, tính hiệu quả của từng câu hỏi khảo sát, ở mỗi
câu hỏi khảo sát tác giả sử dụng 1 biểu đồ thể hiện kết quả câu hỏi khảo
sát một cách cụ thể, rõ ràng.
Thông qua việc sử dụng đa dạng các biểu đồ nhu: biểu đồ hình
trong, biểu đồ hình cột…phù hợp với từng nội dung giúp cho người đọc
dễ nhìn, dễ nắm bắt được nội dung.
3.3 Kết quả
Bằng việc sử dụng phối hợp các phương pháp luận, tác gải đã phân
tích các số liệu, dữ liệu rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng giúp người đọc dễ hiểu,
dễ nắm bắt được nội dung.
Tổng hợp lại kết quả của bài kiểm tra học kì 1 là đáng tin cậy, có
tinhd hiệu quả cao.
* Ưu điểm:
Tác giả đã sử dụng các bảng biểu, biểu đồ minh họa cụ thể nội
dung đề tài và phân tích các dữ liệu rất cụ thể, rõ ràng, chi tiết.
Nội dung của từng phần tròn từng mục rất cụ thể, rõ ràng, chi tiết.
* Nhược điểm:
Tác giả nên đề tiêu đề của từng bảng, biểu đồ lên trên đầu của từng
bảng, biểu đồ để người đọc dễ nhìn, dễ hiểu.
10
Trong chương này tác giả có mắc một số lỗi chính tả khi đánh máy
như: viết sai từ, thiếu từ…
Phần C: Phần kết luận
Trong phần kết luận đã đảm bảo được tính ngắn gọn, xúc tích và là
phần tóm tắt nội dung của bài luận văn.
1. Thảo luận
Giải thích được hiện tượng, số liệu, mô tả được cơ chế của các tính
toán qua sựu quan sát. Nếu kết quả khác với sự mong đợi thì phải
được giải thích được tại sao điều đó lại xảy ra.
Giải quyết được các giả thuyết.
2. Đề nghị
Đã giới thiệu rõ ràng, mạch lạc (gồm 3 phần)
- Lời đề nghị cho người thiết kế bài kiểm tra
- Lời đề nghị cho bài kiểm tra
- Định hướng cho tương lai
3. Nhận xét chung về tài liệu tham khảo và mục lục
Đã nêu được tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn, in hoa là
lời trích dẫn và lời nhấn mạnh, luôn viết danh từ bằng chữ in hoa gồm
tên tác giả và chữ đầu câu.
Viết tiêu đề của một nguồn tài liệu là những từ dài có nghĩa được
ghép với nhau thì phải viết hoa chữ cái đầu của những từ đó nhưng
không viết hoa từ nối ví dụ như: “and” và phải in nghiêng toàn bộ tiêu
đề.
Trường hợp tiêu đề là những động từ, danh từ, tính từ, cụm danh
từ, phó từ thì chỉ viết hoa chữ cái của những từ đó và không viết hoa
chữ cái đầu của những từ khác ví dụ như giới từ.
11
Viết hoa tất cả các chữ cái đầu trong trương hợp ghép nối, viết hoa
chữ cái đầu tiên sau hai dấu chấm.
Lời trích dẫn ngắn gọn có nội dung quan trọng phải cho vào ngoặc
kép. Bắt đầu lời trích dẫn phải căn lề trái và viết lùi vào và lời trích
dẫn đó phải dài hơn 40 từ. Lời trích dẫn trong ngoặc đơn nên đặt sau
dấu chấm câu, có đánh số trang
Trích dẫn một tác giả hoặc nhiều tác giả: trích dẫn 2 tên tác giả
phải cho vào ngoặc đơn, giữa tên các tác giả phải có từ “and” hoặc sử
dụng “&”, 3 đến 5 tác giả thì liệt kê vào ngoặc đơn và giữa các tên có
dấu phẩy còn đối với cái tên cuối cùng thay thế dấu phẩy bằng “&”.
Trong trường hợp không biết tên tác giả phải trích dẫn nguồn của
tài liệu mình sử dụng như địa chỉ 1 trang web hoặc tiêu đề của cuốn
sách đó. Trường hợp có 1 tác giả thì viết tên tác giả và viết năm xuất
bản vào ngoặc đơn hoặc viết cả tên tác giả và năm xuất bản vào ngoặc
đơn ngăn cách với nhau bởi dấu chấm phẩy.
Mục lục rõ ràng, danh sách xem xét được đặt ở cuối bài luận văn
và bắt đầu bằng một trang giấy mới.
Nguyên tắc cơ bản:
- Danh sách tên tác giả xếp theo thứ tự a, b, c
- Viết hoa tất cả các từ chính trong tiêu đề
- Không viết hoa, xuống dòng trong tiêu đề có những có ngắn
* Nhược điểm:
- Có một vài chỗ đánh dấu chấm thành dấu phẩy trong tên tác giả, năm
xuất bản không để trong ngoặc đơn, không có dấu chấm khi đàng sau
có dấu ngoặc đơn, không viết hoa chữ cái đầu tên tác giả
- Có 1 số liệu phần trăm của writing không đưa vào ngoặc đơn thuộc
phần 2 “ suggestions for test” .
12
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
1. Đoàn Thu Hằng
2. Phạm Thị Hằng
3. Lê Thị Hiền
13