Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

“Phân tích nội dung cơ bản của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) về các nghĩa vụ của bên mua. Lựa chọn 01 vụ tranh chấp minh họa cho việc áp dụng quy định về nghĩa vụ của bên mua theo CISG.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.57 KB, 10 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN:
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI:

“Phân tích nội dung cơ bản của Công ước Viên năm
1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế (CISG) về các nghĩa vụ của bên mua. Lựa chọn
01 vụ tranh chấp minh họa cho việc áp dụng quy định về
nghĩa vụ của bên mua theo CISG.”

HỌ TÊN
MSSV
LỚP
NHÓM

Hà Nội, 2021

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Stt Kí hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ
Công ước Viên năm 1980
1. CISG Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Hợp đồng
2. HĐMBHHQT Liên Hợp Quốc


3. HĐ

4. LHP

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. CISG VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ.......................1
1. Khái quát về CISG..............................................................................................1
2. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.................................................................1
1.2. Địa điểm thanh toán.........................................................................................2
1.3. Thời gian thanh toán........................................................................................2
2. Nghĩa vụ nhận hàng............................................................................................3
2.1. Nhận hàng (Điều 60 CISG)..............................................................................3
2.2. Kiểm tra chất lượng hàng hoá khi nhận hàng...............................................3
III. MỘT VỤ TRANH CHẤP MINH HỌA CHO VIỆC ÁP DỤNG QUY
ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN MUA THEO CISG........................................4
KẾT LUẬN..............................................................................................................5

1

MỞ ĐẦU
Công ước Viên 1980 (CISG) là công ước quốc tế quan trọng hàng đầu trong
việc điều chỉnh các hợp đồng về mua bán hàng hoá quốc tế. Trong đó quan trọng
nhất là xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia các giao dịch
mang tính quốc tế. Để có cái nhìn bao qt, trong giới hạn bài tiều luận em sẽ
“Phân tích nội dung cơ bản của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) về các nghĩa vụ của bên mua.”
Từ đó đưa ra “một vụ tranh chấp minh họa cho việc áp dụng quy định về nghĩa

vụ của bên mua theo CISG.” để làm rõ hơn về vấn đề này.

NỘI DUNG
I. CISG VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ.
1. Khái quát về CISG

Công ước Viên 1980 (CISG) về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
(HĐMBHHQT) được lý kết ngày 11/4/1980. CISG là nguồn luật chủ yếu để
điều chỉnh HĐMBHHQT. Đến nay, CISG đã trở thành một trong các công ước
quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
2. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

CISG không đưa ra định nghĩa nào về HĐMBHHQT, mà chỉ đưa ra một tiêu
chuẩn để khẳng định tính quốc tế của HĐMBHHQT.1

Đặc điểm của HĐMBHHQT: Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận có ý chí
giữa các bên giao kết; Chủ thể là bên bán và bên mua là các thương nhân có trụ
sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau; Đối tượng là hàng hoá phải qua
biên giới quốc gia; Nội dung bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc
chuyển giao quyền sở hữu của hàng hoá từ người bán sang người mua ở các
nước khác nhau; Nguồn luật điều chỉnh gồm các điều ước quốc tế về thương
mại, tập quán thương mại quốc tế, luật nước ngoài,…; Cơ quan giải quyết tranh
chấp là toà án, trọng tài thương mại có thẩm quyền.
II. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA THEO CISG

1. Nghĩa vụ thanh toán

1 Điều 1 của CISG

2


1.1. Xác định giá
Người mua phải có nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng cho người bán theo giá cả

mà các bên đã thoả thuận ghi trong HĐ. Tuy nhiên khi các bên không thoả thuận
giá cả hay cách thức xác định giá của hàng hố thì theo Điều 55 CISG, thì được
phép suy đoán rằng các bên đã dựa vào giá đã được ấn định cho mặt hàng như
vậy khi nó được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành thương mại
tương tự. Trong CISG cũng quy định nếu giá cả ấn định theo trọng lượng của
hàng hố thì trong trường hợp có nghi ngờ, giá sẽ được xác định theo trọng
lượng tịnh. Ví dụ: Hợp đồng ghi: Unit price: USD 270 /MT. Total price: USD
27,000; Nếu giá thị trường biến động từ 3->5% - điều chỉnh lại..
1.2. Địa điểm thanh toán

Khoản 1 điều 57 CISG quy định nếu khơng có thoả thuận trong hợp đồng thì
người mua trả tiền cho người bán tại một trong các địa điểm sau đây: Tại nơi có
trụ sở thương mại của người bán; tại nơi giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc
trả tiền phải được làm cùng một lúc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ. Ví
dụ: Điều 270 Bộ luật dân sự Đức quy định nếu khơng có sự thoả thuận khác thì
việc thanh tốn phải được thực hiện ở nơi có trụ sở thương mại của người bán.
1.3. Thời gian thanh toán

Người mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong HĐ2.
Tuy nhiên, nếu khơng có sự thoả thuận khác thì việc thanh tốn phải được thực
hiện đồng thời với việc giao hàng hay giao chứng từ liên quan đến hàng hố3 và
nếu HĐ khơng quy định thời hạn thanh tốn, thì người mua có nghĩa vụ thành
tốn khi người bán đã đặt hàng hay chứng từ liên quan đến hàng hoá dưới sự
định đoạt của người mua theo quy định của HĐ. Khoản 3 Điều 50 LTMVN quy
định người mua khơng phải thanh tốn trong trường hợp sự mất mát, hư hỏng do
lỗi của người bán. Ví dụ: điều kiện giao hàng FOB cảng Sài Gòn quy định khi

người mua khơng thể kiểm tra hàng hố do lỗi của người bán. Người mua có
quyền chưa thanh tốn đến khi kiểm tra được chất lượng của hàng.

2 Điều 59 CISG
3 Khoản 2 Điều 58 CISG

3

2. Nghĩa vụ nhận hàng
2.1. Nhận hàng (Điều 60 CISG)

Nhận hàng là việc người mua tiếp nhận trên thực tế hàng hoá người bán.
Nghĩa vụ nhận hàng của người mua được thể hiện ở hai hành vi đó là sẵn sàng
tiếp nhận hàng và tiếp nhận hàng.4 Khi người bán mang hàng tới địa điểm quy
định và đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua thì người mua phải thực hiện
nghĩa vụ của mình là tiếp nhận hàng.5 Tuy nhiên, bên bán vẫn phải chịu trách
nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hố khơng thể phát hiện được trong q
trình kiểm tra bằng biện pháp thơng thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về
các khiếm khuyết đó nhưng khơng thơng báo cho bên mua. Ví dụ: theo điều kiện
DAF, người bán có nghĩa vụ giao hàng tại biên giới và phải chịu mọi rủi ro đến
thời điểm hàng hoá được đặt dưới sự định đoạt của người mua. Nhưng người
mua đã không thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo thời hạn do hợp đồng quy
định. Việc chậm nhận hàng có thể làm người bán phải trả tiền lưu tàu;…
2.2. Kiểm tra chất lượng hàng hoá khi nhận hàng

Được quy định trong khoản 1 Điều 38 của CISG. Nhằm mục đích tạo điều
kiện cho người mua kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa. Quy tắc kiểm tra hàng
hóa trong “một thời hạn ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép”. Ví dụ: Tịa
án quận Ascheffenburg (Đức) trong phán quyết ngày 20/04/2006 đã giải thích:
“Việc kiểm tra hàng hóa theo quy định của Điều 38 CISG có thể được thực hiện

bởi chính người mua, nhân viên của người mua hoặc những người khác. …”6

Các tiêu chí về “thời hạn ngắn nhất” thường được xác định tùy thuộc vào từng
tình huống cụ thể. Các án lệ cho thấy một số tiêu chí có thể được sử dụng để xác
định “thời hạn ngắn nhất” như: các khía cạnh về người mua, loại hàng hóa,….7

Điều 39 CISG qui định người mua phải thông báo cho người bán về việc
khơng phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra
sự khơng phù hợp đó. Thời hạn này khơng được q 2 năm kể từ ngày hàng hóa

4 Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế”, Nxb CAND, Hà Nội, 2017.
5 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, Tr.256
6 Landgericht Ascheffenburg, Germany, 20 April 2006, xem tại: />(truy cập ngày 15/05/2016) truy cập ngày 3/6/2022.
7 Xem trong CLOUT Vụ việc số. 423 Tóa Oberster Gerichtshof ngày 27 tháng 8 năm 1999.

4

đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn
bảo hành quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, thời hạn hợp lý được xác địnhdựa
trên cách giải thích của các tịa án. Ví dụ, tịa án ở Áo sẽ cho phép một thời hạn
khoảng 2 tuần kể từ khi phát hiện ra khiếm khuyết của hàng hóa8 cịn Tịa án
Tối cao sẽ cho phép 14 ngày để thực hiện cả thông báo và kiểm tra hàng hóa.9
III. MỘT VỤ TRANH CHẤP MINH HỌA CHO VIỆC ÁP DỤNG QUY
ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN MUA THEO CISG10
Các bên tranh chấp:
Nguyên đơn: Rothelec (Pháp) (bên mua)
Bị đơn: SMEG (Ý) (bên bán)
Cơ quan giải quyết tranh chấp/ngày phán quyết: Tòa Án Tối Cao Pháp (Bộ
Phận Thương Mại), ngày 27/11/2012
Các vấn đề pháp lý chính: Thời hạn 2 năm cho thơng báo về sự khơng phù hợp

của hàng hóa.
Các điều khoản của CISG đã được áp dụng: Điều 39(2) CISG
Diễn biến tranh chấp:

Bằng một số hợp đồng trong vòng 2 năm, bên mua mua bếp điện từ từ bên
bán. Trong một vài lần giao hàng, một số hàng hóa bị lỗi. Tịa phúc thẩm
Colmar, trong lần xét xử thứ 2, đã phán quyết rằng bên mua đã mất quyền dựa
vào sự thiếu phù hợp của hàng hóa do lỗi kỹ thuật xảy ra trong một số lần giao
hàng liên tiếp, trên cơ sở của Điều 39(2) CISG liên quan đến giới hạn 2 năm.

Lập luận của bên mua: Vì những bếp điện từ được giao trong một số lần giao
hàng liên tiếp và đều bị mắc lỗi kỹ thuật giống nhau, giới hạn 2 năm trong Điều
39(2) CISG nên được tính là bắt đầu từ lần giao hàng đầu tiên. Bên bán có nghĩa
vụ phải chứng minh được rằng bên mua đã không thông báo cho bên bán về
hàng hóa bị lỗi trong vịng 2 năm kể từ ngày hàng hóa được giao cho bên mua.
Phân tích và quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp:

8 Xem vụ việc số 1057 Tòa Oberster Gerichtshof ngày 2 tháng 4 năm 2009; Tòa Oberlandesgericht Linz ngày 1
tháng 6 năm 2005; vụ việc số 538 Tòa Oberlandesgericht Innsbruck ngày 26 tháng 4 năm 2002.
9 Trong án lệ ngày 27 tháng 8 năm 1999, tòa Oberster Gerichtshof
10 Án lệ CLOUT Số 1510 – Bếp điện từ (Nguồn: /> />
5

Pháp và Ý là hai Quốc gia thành viên của CISG nên Tòa án áp dụng CISG để
giải quyết tranh chấp. Tòa án tối cao Pháp tán thành phán xét của Tòa phúc thẩm
Colmar, và tuyên bố rằng giới hạn 2 năm trong Điều 39(2) CISG bắt đầu được
tính từ ngày thực tế hàng hóa được giao cho bên mua, giả định rằng ngày của
mỗi lần bán được biết chính xác. Tòa án tối cao cũng tuyên bố rằng tất cả những
lần giao hàng trong vịng một vài năm khơng thể được xem như 1 lần giao hàng
toàn thể. Ngoài ra, bên mua phải chứng minh được bên mua đã thông báo cho

bên bán về sự không phù hợp của hàng hóa trong vịng giới hạn thời gian bắt
buộc, bằng cách cung cấp bằng chứng về những ngày bên mua nhận hàng đối
với mỗi bếp điện từ mà 2 bên đang tranh chấp.
Bình luận và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Trong thực tế, bên bán cũng cần được bảo vệ khỏi những khiếu nại về hàng
hóa một thời gian dài sau khi hàng đã được giao (người bán có thể sẽ gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm bằng chứng về tình trạng hàng hóa lúc được giao).

Như phán quyết của tòa án trong án lệ nêu trên, nếu có nhiều lần giao hàng
khác nhau thì mỗi lần giao hàng sẽ được tính thời hiệu khiếu nại riêng rẽ, trừ khi
các bên có thỏa thuận khác. Để đảm bảo quyền lợi của mình, các bên nên thỏa
thuận rõ ràng ngay trong hợp đồng về thời hiệu khiếu nại về hàng hóa..., đặc biệt
là trong những trường hợp hàng hóa được giao nhiều lần trong một thời gian dài.

Thực tiễn áp dụng 39 CISG cho thấy, các tịa án có xu hướng áp dụng khá
nghiêm ngặt các điều khoản này và thường yêu cầu các bên phải khẩn trương để
kiểm tra hàng hóa và tiến hành khiếu nại khi phát hiện có vi phạm. Đây sẽ là bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam khi là người nhập khẩu trong các HĐMBHHQT.

KẾT LUẬN
Các quy định của CISG về nghĩa vụ của người mua đã tạo ra những cơ sở
pháp lý quan trọng, là công cụ pháp lý hữu hiệu, cơng bằng và an tồn cho các
thương nhân khi tham gia ký kết các HĐMBHHQT. Từ đó góp phần thúc đẩy
hoạt động thương mại quốc tế phát triển hơn. Trước ngưỡng cử hội nhập, các
thương nhân Việt Nam cũng cần nghiên cứu kỹ các quy định của CISG để khai
thác hiệu quả và hạn chế các rủi ro trong quan hệ thương mại quốc tế.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Luật, văn bản luật
1. Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá

quốc tế (CISG).
2. Luật thương mại Việt Nam 2005;
II. Tài liệu Tiếng Việt
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế”, Nxb

CAND, Hà Nội, 2017.
4. Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University,

People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014, Trường Đại học Luật
Hà Nội.
5. Ngô Thị Kiều Trang (2014), “Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá theo
pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội.
6. Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
7. Nguyễn Minh Hằng (2018), “ Việc áp dụng Điều 38 và Điều 39 CISG trong
lĩnh vực thuỷ sản trên thế giới và một số lưu ý cho doanh nghiệp XNK thuỷ
sản Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 97.
8. Vũ Thị Nhung (2018), “Một số vấn đề pháp lý về giao nhận và thanh toán
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”, luận
văn thạc sĩ Luật học.
9. Bộ Cơng Thương, “tìm hiểu chung về CISG từ các án lệ tiêu biểu”, 2018,
/> le-tieu-bieu.html, truy cập ngày 3/6/2022.
III. Tài liệu nước ngoài
10. Landgericht Ascheffenburg, Germany, 20 April 2006, xem tại:
(truy cập ngày 15/05/2016)
truy cập ngày 3/6/2022.
11. CLOUT Vụ việc số. 423 Tóa Oberster Gerichtshof ngày 27 tháng 8 năm

1999.

7

12. CLOUT vụ việc số 1057 Tòa Oberster Gerichtshof ngày 2 tháng 4 năm
2009; Tòa Oberlandesgericht Linz ngày 1 tháng 6 năm 2005; vụ việc số
538 Tòa Oberlandesgericht Innsbruck ngày 26 tháng 4 năm 2002.

13. Án lệ ngày 27 tháng 8 năm 1999, tòa Oberster Gerichtshof
14. Án lệ CLOUT Số 1510 – Bếp điện từ (Nguồn:

/> />IV. Trang web
15. www.cisg.law.pace.edu.
16. />17. /> an-le-tieu-bieu.html
18. />

×