TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI:
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI LẠNG SƠN
1
Mục lục
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài tiểu luận
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
B. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận
1. Một số khái niệm chung
2. Phân loại chuyển dịch cơ cấu lao động
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động
1. Xu hướng chuyển dịch tại Việt Nam trong những năm gần đây
1.1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động thành thị và nông thôn
1.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại Lạng Sơn
3. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tại
Lạng Sơn
Chương III: Phương hướng và giải pháp cơ bản chuyển dịch cơ cấu lao động tại
Lạng Sơn
1. Những chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động
2. Những phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu nhân
lực trong những năm tới
KẾT LUẬN
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài tiểu luận
2
Ngày nay, khi công nghệ thông tin ngày một phát triển, các cuộc cách
mạng cơng nghiệp được chú trọng thì đó chính là thời cơ cũng như là thách thức
đối với nước ta. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi hỏi Việt Nam phải có sự
chuẩn bị cũng như đủ điều kiện để phát triển đất nước và một trong những vấn đề
được đặt ra để đáp ứng yêu cầu đó là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đóng vai
trị vơ cùng to lớn và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của đất nước, vì thế nên
trong cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư này, nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi
đòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu. Đường lối, chiến lược phát triển kinh tế là yếu tố
đầu tiên quyết định sự phát triển kinh tế của một nước, nó địi hỏi một nguồn nhân
lực có đủ trình độ và tri thức đáp ứng được xu hướng. Vậy nên việc xây dựng một
cơ cấu lao động hợp lý là một trong những vấn đề vô vùng quan trọng.
Sau nhiều năm đổi mới thì nguồn nhân lực có những bước phát triển tốt, tận
dụng được nhiều nguồn lực cả trong và ngoài nước để nâng cao năng lực. Cơ cấu
lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tiến trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hố trong tồn bộ nền kinh tế cũng như trong các ngành, các lĩnh
vực, các địa phương. Chúng ta đánh giá cao kết quả của quá trình chuyển dịch cơ
cấu trong những năm qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động trong từng ngành, từng địa phương cũng cịn những hạn chế,
bất cập và nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Cho đến nay, nước ta vẫn
là nước nông nghiệp, dân cư sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn.
Cùng với các tỉnh thành khác trong cả nước thì Chính quyền và nhân dân
tỉnh Lạng Sơn đều cố gắng hết sức để tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình, trong
đó việc quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân lực cũng như là chuyển dịch cơ
cấu lao động sao cho phù hợp với tình hình phát triển chung, thuận lợi phát triển
kinh tế nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi
phía Bắc với 781.655 người năm 2019 đứng thứ 52/63 tỉnh thành, mật độ dân số
là 94 người/km2 thấp hơn so với mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 290
người/km2. Vì thế nên lao động tại tỉnh Lạng Sơn cịn hạn chế, phân bố khơng
đồng đều và cơ cấu lao động khơng hợp lý. Vì thế việc chuyển dịch cơ cấu lao
động là một việc cấp thiết, là nền tảng để phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực chưa
đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nguồn nhân lực chất lượng cao cịn thiếu, cơ cấu lao
động khơng đồng đều. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong những nội
dung, mục tiêu, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng bộ và nhân dân để góp
phần phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố cùng với cả
nước cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
3
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích lý luận và thực
trạng chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Lạng Sơn những năm vừa qua, đánh
giá những kết quả đạt được, những hạn chế thiếu sót từ đó đề ra những quan điểm,
mục tiêu, giải pháp tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong
những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận lấy vấn đề nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở
tỉnh Lạng Sơn làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có
đề cập tới một số vấn đề liên quan khác.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
lao động.
1. Một số khái niệm chung.
1.1. Khái niệm cơ cấu lao động.
Là phạm trù kinh tế - xã hội, bản chất của nó là quan hệ giữa các phân tử,
các bộ phận cấu thành tổng thể nguồn nhân lực, đặc trưng nhất là mối quan hệ tỷ
lệ về mặt số lượng lao động giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc
dân. Nói cách khác cơ cấu lao động là tổng thể các mối quan hệ tương tác giữa
các bộ phận lao động trong tổng nguồn nhân lực xã hội và được biểu hiện thông
qua những tỷ lệ nhất định. Việc xác định cơ cấu lao động chính xác góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quản lý nguồn nhân lực, nghiên cứu nội dung này nhằm đề ra và
thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong mối quan hệ
với chuyển dịch cơ cấu lao động của từng thời kỳ. Tùy theo mục đích quản lý mà
người ta có thể phân loại cơ cấu lao động theo các tiêu chí khác nhau như cơ cấu
lao động theo ngành, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế cơ bản, cứ cấu lao
động theo vùng lãnh thổ, cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn - kĩ thuật, cơ
cấu lao động theo giới tính…
Xác định cơ cấu lao động là một việc làm không đơn giản, những con số có
được đều là những số tương đối, vì một người lao động có thể làm nhiều cơng
việc với nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, để xác định lao động thuộc loại hình
cơng việc nào người ta xét thời gian lao động của người lao động ở các loại hình
cơng việc. Và như thế, xác định cơ cấu lao động theo chỉ tiêu số giờ làm việc thực
tế có độ chính xác cao nhưng rất tốn kém, mất nhiều thời gian và khó thực hiện.
4
1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động
Có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảm
của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời
gian nào đó. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm nêu ra trong
một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi chất lượng lao động. Cơ cấu
lao động được chuyển dịch tùy theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ
đáp ứng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu lao động được chuyển
dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghề
nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sang
làm việc. Sự chỉ đạo của đảng và nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách cụ
thể. Tuy nhiên khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, cải tạo điều kiện
cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi chuyển dịch nhanh cơ cấu
kinh tế.
Cơ cấu lao động là sự thay đổi trong quan hệ tỷ lệ, cũng như xu hướng vận
động của các bộ phận cấu thành nên nguồn nhân lực, được diễn ra trong một
không gian, thời gian và theo một chiều hướng nhất định. Đó là một q trình tổ
chức và phân công lại lực lượng lao động, qua đó làm thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa
các bộ phận của nguồn nhân lực. Để chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực có hiệu
quả, phải đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Kinh nghiệm các nước trong khu
vực Malaixia, Hàn Quốc, Thái Lan cho thấy, một trong những nhân tố có tác động
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nhanh là phải chú ý phát
triển nguồn nhân lực. Ví dụ Singapore ngay từ năm 1960 đã có kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của các kế hoạch năm năm, vì
thế nguồn nhân lực ở nước này từ những thập niên 80 90 của thế kỷ XX và hiện
nay được thế giới đánh giá là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Hàn Quốc thực
hiện chính sách tập trung vào thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động, đồng thời đề ra và thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn
nhân lực, thông qua tăng tốc phát triển giáo dục Trung học phổ thông để tạo
nguồn cho đào tạo nhân lực chuyên môn kĩ thuật cao.
Giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyết
định chuyển dịch cơ cấu lao động. Cơ cấu kinh tế biểu hiện tập trung nhất ở tỷ
trọng tổng sản phẩm trong nước (GDP) do từng ngành, từng vùng sản xuất ra
trong năm trong tổng sản phẩm trong nước được sản xuất ra trong năm đó của cả
nước. Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đều chịu sự tác
động của nhiều yếu tố, như vốn đầu tư, vốn nhân lực, mơi trường pháp luật, chính
sách của nhà nước trong từng thời kỳ nhưng chúng vận động theo hướng, cường
độ khác nhau, trong đó cơ cấu kinh tế thường chuyển dịch trước và nhanh hơn,
định hướng cho thay đổi cơ cấu nhân lực. Thực hiện các cơng trình nghiên cứu đã
5
chứng minh cơ cấu lao động phân bố theo ngành có quan hệ chặt chẽ với GDP
bình qn đầu người. Nếu GDP bình quân đầu người tăng lên thì tỷtrọng nhân lực
trong nông nghiệp càng giảm và tỷ trọng nhân lực trong cơng nghiệp và dịch vụ
càng tăng. Theo tính toán của các nhà kinh tế, GDP đầu người là 320 USD/người/
năm thì nhân lực trong nơng nghiệp là 66% trong công nghiệp là 9% vào trong
dịch vụ là 25%, cịn nếu GDP là 96 USD/người/năm thì tỷ lệ đó là 49%, 21% và
30%. Khi GDP là 2560/người/ năm thì tỷ lệ trên sẽ là 25%, 33% và 42%. (1)
(1): Lê Xuân Bá, “Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ”
2. Phân loại chuyển dịch cơ cấu lao động
2.1. Chuyển dịch cơ cấu nhân lực theo ngành
Một trong những chỉ tiêu quan trọng được các cơ quan quản lý nhân lực
nước ta sử dụng trong quá trình đánh giá chuyển dịch cơ cấu nhân lực của thời kỳ
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa là tỷ trọng nhân lực đang làm việc theo ba khu vực
kinh tế. Đó là phần trăm những người thuộc lực lượng lao động có việc làm trong
từng khu vực I, II, III trong tổng lực lượng lao động có việc làm (khu vực I: các
ngành sản xuất nơng lâm ngư nghiệp, khu vực II: các ngành sản xuất công nghiệp
và xây dựng, khu vực III: các ngành dịch vụ). Trong những năm 2010, tiếp tục
chiến lược đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này, xu hướng chuyển dịch cơ cấu nhân lực
nước ta trong thời gian tới phải giảm cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng nhân lực
nông nghiệp.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu nhân lực giữa thành thị và nông thôn.
Nhân lực khu vực đô thị được phân bố với quy mô lớn nhất là vào các
thành phố lớn và mạng lưới nhiều thành phố vừa, phân bố có tính hợp lý trên các
vùng. Trên cơ sở đó để có điều kiện tạo lực hệ thống các vành đai nông nghiệp
sinh thái hiện đại ven thành phố trên các vùng lãnh thổ của cả nước, sản xuất phục
vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
2.3. Chuyển dịch cơ cấu nhân lực theo vùng lãnh thổ
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nhân lực của từng vùng phụ thuộc vào đặc điểm
phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, lao động
chun mơn kĩ thuật của từng vùng.
Những vùng động lực kinh tế có tác động lơi kéo, lan tỏa, hỗ trợ cho sự
phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nhân lực của các vùng khác. Các ngành
nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ phát triển nhanh ở các vùng này không
6
những thu hút lao động tại chỗ mà còn thu hút lao động của các vùng khác để làm
việc và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng khác.
Các vùng có tốc độ chuyển dịch cơ cấu nhân lực chậm sẽ có sự chuyển dịch
nhân lực nhanh hơn nếu có sự phát triển của nhiều ngành cơng nghiệp, đồng thời
có sự phát triển hợp tác liên kết kinh tế thương mại dịch vụ và phát huy điều kiện
tự nhiên của vùng.
CHƯƠNG II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nhân lực tại Lạng Sơn và các nhân
tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam trong những năm gần
đây.
1.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế
Giai đoạn 2015-2020, cùng với phát triển kinh tế, lực lượng lao động Việt
Nam có việc làm tăng đều qua các năm (ngoại trừ năm 2020, tình trạng người lao
động bị mất việc làm tăng, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19).Theo Tổng cục
Thống kê (2021), số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có “cơng ăn, việc làm” tăng
đều qua từng năm, với tốc độ tăng trung bình khoảng 0,48% trong giai đoạn 2015-
2019. Riêng năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ
giãn việc hoặc nghỉ luân phiên, giảm giờ làm.Xét về cơ cấu lao động, giai đoạn
2015-2020 có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực kinh tế. Cụ thể, trong giai
đoạn này có sự chuyển dịch rõ rệt trong cơ cấu lao động giữa các khu vực: Nếu
như năm 2015 cơ cấu lao động khu vực I chiếm tới 45,73%; khu vực II chiếm
24,19%; khu vực III chiếm 30,08%, thì đến năm 2020 tỷ trọng lao động trong các
KV1, 2, 3 lần lượt là: 34,78%; 32,65%; 32,57%.Tốc độ giảm trung bình lao động
khu vực I là 5,4%; tốc độ tăng trưởng lao động trung bình trong khu vực II và khu
vực III lần lượt là 6,6% và 1,7%. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng lao động chậm
nhưng có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu lao động giữa các khu vực. Điều đó cho
thấy, cả 3 khu vực đều có sự dịch chuyển lao động.
Khu vực I: các ngành sản xuất nông lâm ngư nghiệp, khu vực II: các ngành
sản xuất công nghiệp và xây dựng, khu vực III: các ngành dịch vụ
Cơ cấu lao động của Việt Nam có sự chuyển dịch về nghề nghiệp trong
vòng 5 năm qua. Cụ thể là lao động làm “Nghề nông, lâm, ngư nghiệp” sụt giảm
khá mạnh ở mức 10,2% từ 5.3 triệu lao động năm 2015 xuống cịn 4 triệu lao
động. Thay vào đó, 3 ngành “Chuyên môn kỹ thuật bậc cao”, “Thợ thủ công và
các thợ khác có liên quan”, và “Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị” có sự
tăng mạnh về lao động. Cụ thể, lao động thuộc nghề đòi hỏi “Chuyên môn kỹ
thuật cao” và “Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan” năm 2019 đã tăng hơn
1/5 so với năm 2015. Riêng “Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị” tăng hơn
7
2/5 ở mức 43% vào năm 2019 so với 2015 từ 4.6 triệu lao động lên 6.6 triệu lao
động. Các ngành khác có sự thay đổi khơng đáng kể và có mức tăng giảm trong
khoảng 8 – 10%. Cụ thể là “Nghề đơn giản” giảm 10% từ 20.9 triệu lao động năm
2015 xuống 18.8 triệu lao động năm 2019. “Nhà lãnh đạo” và “ Khác” giảm lần
lượt ở mức 9% và 8%. Ngược lại, “Chuyên môn kỹ thuật bậc trung”, “Nhân viên”
và “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ bán hàng” đều tăng lần lượt ở mức 10%, 9% và 8%.
Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo nghề
nghiệp 2015 - 2019
2015 2018 2019
Nhà lãnh đạo 1,1 1,1 1
Chuyên môn kỹ thuật bậc cao
Chuyên môn kỹ thuật bậc 6,6 7,0 7,8
trung 3,2 3,4 3,4
Nhân viên
Dịch vụ cá nhân, bảo vệ bán 1,9 2,0 2,0
hàng 16,6 17,7 17,4
Nghề trong nông, lâm, ngư
10,2 9,2 7,3
nghiệp
Thợ thủ công và các thợ khác 12,1 13,8 14,3
có liên quan 8,7 10,1 12,1
Thợ lắp ráp và vận hành máy
39,5 35,4 34,5
móc, thiết bị
Nghề giản đơn 0,2 0,2 0,2
Khác
Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục thống kê
Dựa vào biểu đồ “Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm
phân theo nghề nghiệp 2015 – 2019” có thể nói rằng có 2 xu hướng chuyển đổi cơ
cấu nghề nghiệp trong vòng 5 năm trở lại đây. Thứ nhất, cơ cấu lực lượng lao
động Việt Nam đã có sự chuyển đổi từ nghề nghiệp, cơng việc địi hỏi những kỹ
năng giản đơn sang nghề nghiệp địi hỏi kỹ thuật chun mơn. Thứ 2, tỷ trọng lao
động làm việc trong những khu vực ngành nghề truyền thống như nông, lâm, ngư
nghiệp đã giảm sút nhường chỗ cho các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu từ ngành nông, lâm, thủy sản sang các ngành công
nghiệp, xây dựng và dịch diễn ra khá nhanh do định hướng và các chính sách đầu
tư, phát triển đẩy mạnh công nghiệp cũng như phát triển ngành dịch vụ du lịch.
Tóm lại, cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp đang giảm,
ngược lại, tỷ trọng lao động trong cơng nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng
mạnh, đặc biệt là lao động qua đào tạo ngày càng được chú trọng, nguồn nhân lực
8
chất lượng cao có tỷ trọng tăng trong cơ cấu lao động, đây là một dấu hiệu tốt cho
nguồn nhân lực nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn
Tính chung năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt
54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Sự sụt giảm này chủ yếu
là từ lực lượng lao động ở khu vực nông thôn. So với năm 2019, lực lượng lao
động khu vực nông thôn giảm hơn 1,1 triệu người.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 ước tính là
48,8 triệu người, tăng 285,7 nghìn người so với quý trước và giảm 430,6 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực
thành thị là 16,5 triệu người, chiếm 33,9%.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2020 ước tính là 48,3 triệu
người, giảm 849,5 nghìn người so với năm trước. Lực lượng lao động trong độ
tuổi ở khu vực thành thị là 16,5 triệu người, chiếm 34,1.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý IV năm 2020 ước tính là 74,4%,
tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 2,2 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Mức độ tham gia lực lượng lao động của dân cư khu
vực thành thị và nơng thơn vẫn cịn khác biệt đáng kể, cách biệt 11,9 điểm phần
trăm (thành thị: 66,9%; nơng thơn: 78,8%). Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham
gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nơng thơn ở tất cả
các nhóm tuổi, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 15-24 tuổi
(thành thị: 35,6%; nơng thơn: 63,1%) và nhóm từ 55 tuổi trở lên (thành thị:
34,4%; nơng thơn: 49,7%). Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn
gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so
với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ
cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị, nông thôn từ 2017-2020
Năm Thành thị Nông thôn
2017 31,8 68,2
2018 32,3 67,7
2019 32,4 67,6
Sơ bộ 2020 33,1 66,9
Nguồn: Tổng cục thống
Đơn vị: %
kê
Có thể nói cơ cấu lao động đã chuyển dịch dần từ nông thôn sang thành thị,
Năm 2017 tỷ lệ lao động ở nông thơn là 68,2% nhưng đến năm 2020 giảm chỉ cịn
66,9%, tuy tốc độ chuyển dịch còn chậm tuy nhiên đây là một dấu hiệu khả quan
9
trong việc hướng đến cơng nghiệp hố hiện đại hố. Mặt khác, hiện nay ở thành
thị tạo ra nhiều việc làm với mức lương cao hơn ở nông thôn nên sự chuyển dịch
là tất yếu để phát triển xã hội.
1.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của nước ta
chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hoá, phát huy lợi thế so sánh
ngành và vùng lãnh thổ. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của từng vùng phụ
thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên,
vị trí địa lý, lao động chuyên môn - kỹ thuật của từng vùng
Những vùng động lực kinh tế có tác động lôi kéo, lan toả, hỗ trợ cho sự
phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nhân lực của các vùng khác. Các ngành
nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ phát triển nhanh ở các vùng này không
những thu hút lao động tại chỗ mà còn thu hút lao động của các vùng khác đến
làm việc và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng khác
Các vùng có tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động chậm sẽ có sự chuyển dịch
nhanh hơn nếu có dự phát triển của nhiều ngành cơng nghiệp, đồng thời có sự
phát triển hợp tác liên kết kinh tế - thương mại- dịch vụ và phát huy điều kiện tự
nhiên và tiềm năng của vùng
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của mỗi vùng lãnh thổ không đồng
đều. Bản thân trong nội bộ từng vùng lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch khác nhau
giữa những địa phương làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực khá
sinh động
Hiện nay, cả nước có bốn vùng kinh tế trọng điểm, gồm vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền trung, vùng kinh tế trọng điểm phía
nam và vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long với tổng số 24 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Đảng và Nhà nước xác định đây là các vùng
động lực làm đầu tàu kéo theo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước.
2016 2020
Đồng bằng sông Hồng 12.217 12.182
Trung du và miền núi phía Bắc 7.502 7.666
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 11.724 11.558
Đông Nam Bộ 9.514 10.082
Đồng bằng sông Cửu Long 10.202 9.899
Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục thống kê
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo địa phương chia theo Địa
phương và Năm
10
Có thể nói lực lượng lao động có sự chuyển dịch chậm, cụ thể lao động ở
hai vùng đồng bằng đều giảm thay vào đó là sự tăng lao động mạnh mẽ ở Đông
Nam Bộ và sự tăng nhẹ ở Trung du và miền núi phía Bắc, tuy phân bố lao động
cịn chưa đồng đều tuy nhiên nhà nước có những chính sách khuyến khích sự
chuyển dịch theo vùng, phát triển kinh tế ở các vùng kém phát triển, và sự chuyển
dịch lao động sẽ là bước đệm để tăng trưởng kinh tế ở các vùng còn kém phát
triển.
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại Lạng Sơn
Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 57,6%; ngành dịch vụ chiếm 32,8%; ngành công nghiệp và xây dựng
chiếm 9,6% trong tổng số lao động đang làm việc.Trong những năm qua, các
doanh nghiệp ở Lạng Sơn đã có những bước tiến đáng kể, số lượng doanh nghiệp
đăng ký thành lập mới ngày càng tăng, quy mô đầu tư được mở rộng, bình qn
mỗi năm có trên 250 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tính đến thời điểm 6
tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh lũy kế có 3.354 doanh nghiêp (trong đó có khoảng
8% doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động kinh doanh và 6% doanh nghiệp
đang chờ giải thể); có 653 chi nhánh, văn phịng đại diện của các doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh đang hoạt động, sử dụng trên 41.000 người lao động.Bên cạnh
đó, Lang Sơn cịn có 364 hợp tác xã (30 hợp tác xã đang tạm dừng hoạt động) và
02 liên hiệp hợp tác xã; trong đó có 334 hợp tác xã đang hoạt động với 4.936 xã
viên và sử dụng 8.361 người lao động theo hợp đồng lao động. Tính đến cuối
tháng 8/2021, tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là 65.182/500.005
người, chiếm 13,0% lực lượng lao động trong độ tuổi (chưa bao gồm số lao động
có hộ khẩu tại tỉnh đi làm việc ở tỉnh khác); trong đó, nơng dân và lao động khu
vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện là 12.947 người, chiếm 2,6% lực
lượng lao động trong độ tuổi. Thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác
xã và việc làm của người lao động ở Lạng Sơn, nhất là lực lượng lao động khơng
có giao kết hợp đồng lao động. Các hợp tác xã ảnh hưởng nặng nề nhất chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và giao thông vận tải...
Đối với tỉnh Lạng Sơn, các doanh nghiệp, hợp tác xã phần lớn hoạt động
với quy mô, năng lực nhỏ; việc liên kết, hợp tác với các loại hình doanh nghiệp
khác mở rộng mơ hình hoạt động chưa được thực hiện nên sức cạnh tranh của
hàng hóa và dịch vụ cịn yếu; vốn ít, huy động vốn khó khăn. Vì vậy, ảnh hưởng
của dịch Covd-19 đã tác động càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, hợp
tác xã. Do tác động của dịch Covid-19, buộc phải áp dụng các biện pháp phong
tỏa đối với các khu vực có ca lây nhiễm. Chính vì vậy, việc hạn chế đi lại giữa các
vùng trong tỉnh và giữa tỉnh với các địa phương khác khiến cho nguồn hàng,
11
nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh
và giao thương hàng hóa của các doanh nghiệp, hợp tác xã. Cùng với đó là các
biện pháp giãn cách xã hội khiến cho nhu cầu về tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng mạnh; có đơn vị sản xuất ra
nhưng khơng bán được sản phẩm, khơng có doanh thu, làm ảnh hưởng đến khả
năng trả lương cho người lao động cũng như các hoạt động tài chính khác.
Mặc dù Nhà nước đã có chính sách rất kịp thời như: giãn nộp thuế giá trị
gia tăng, giảm thuế, hỗ trợ lãi suất vốn vay…. cho các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tuy nhiên, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã
sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; sản
lượng cung ứng ra thị trường ước giảm từ 10 - 15%, có doanh nghiệp, hợp tác xã
giảm trên 30 - 40%. Tiếp đó, lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc thành lập các chốt
kiểm dịch liên ngành đảm bảo cơng tác phịng, chống dịch bệnh đã làm tăng thời
gian vận chuyển của các phương tiện chở hàng xuất khẩu vì phải dừng, đỗ thực
hiện thủ tục liên quan.
Hiện tại, Lạng Sơn có 05/12 cửa khẩu trên địa bàn đang thơng quan hàng
hóa, các cửa khẩu phụ khác vẫn tạm thời ngừng hoạt động để đảm bảo cơng tác
kiểm sốt dịch bệnh. Do đó đã ảnh hưởng tới hiệu suất thơng quan hàng hóa xuất
nhập khẩu cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bến bãi, dịch vụ;
tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều doanh nghiệp đối tác phía Trung Quốc cắt
giảm đơn hàng do lo ngại việc hàng hóa có mầm bệnh, nhất là đối với hàng lạnh.
Từ đầu năm 2021 tới nay, nhiều mặt hàng như ớt quả tươi, vải, thanh long... đều
gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Vì thế, sự
chuyển dịch cơ cấu lao động đang gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế ảnh hưởng dẫn
đến thị trường lao động bị thu hẹp, bất lợi cho người lao động, đặc biệt ở tỉnh
Lạng Sơn, Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lạng Sơn,
tính đến cuối tháng 8/2021, trên địa bàn tỉnh có 121/3.354 doanh nghiệp tạm dừng
hoạt động và 140 doanh nghiệp giải thể; số lao động trong các doanh nghiệp tạm
hoãn hợp đồng, dừng tham giam BHXH là 1.070/15.360 người. Ngoài ra, cịn có
45 doanh nghiệp phải thu hẹp, dừng sản xuất một bộ phận với khoảng 1.500 lao
động. Các trường hợp tạm dừng hoạt động, đa số các doanh nghiệp đều hỗ trợ
người lao động với mức lương tối thiểu vùng trong 14 ngày đầu nghỉ dịch bệnh,
thời gian còn lại sẽ do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận…Như thế, tỷ lệ
lao động sẽ giảm, kéo theo tốc độ chuyển dịch và cơ cấu chuyển dịch không thay
đổi, như thế là vô cùng bất cập cho tỉnh Lạng Sơn
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 8/2021 tăng
1,16% so với tháng trước và giảm 1,74% so với cùng kỳ. Trong đó, so với cùng
kỳ ngành khai khống chỉ số sử dụng lao động giảm 7,84%, cho thấy ngành cơng
nghiệp khai khống việc ứng dụng khoa học cơng nghệ, máy móc thiết bị hiện đại
12
trong sản xuất ngày càng cao; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,01% do
một số doanh nghiệp tăng năng suất lao động; ngành sản xuất, phân phối điện
giảm 2,87%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm
3,96%. Bình quân 8 tháng năm 2021, chỉ số sử dụng lao động giảm 0,18% so với
cùng kỳ năm trước. Trong ngành công nghiệp, chia theo loại hình kinh doanh,
riêng chỉ số lao động của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI)
tháng 8 và 8 tháng so với cùng kỳ năm trước tăng cao (tháng 8 tăng 9,86%, 8
tháng tăng 33,6%) chủ yếu do sự thay đổi lao động từ Công ty Cổ phần Kim loại
màu Bắc Bộ so với cùng kỳ. Tại tỉnh Lạng Sơn, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh ước
tạo việc làm mới cho 8.314 người, đạt 59,4% so với kế hoạch. Quỹ quốc gia về
việc làm và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của tỉnh cho vay 43.006 triệu
đồng với 1.081 dự án, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 1.081 người
lao động. Tỉnh đã tổ chức thực hiện 3 đợt tiếp nhận với 8.123 công nhân làm việc
ở Bắc Giang trở về tỉnh và đã tổ chức cách ly đảm bảo an tồn phịng, chống dịch.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ý kiến làm rõ những kết quả đạt được trên các
mặt công tác, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định
23/2021/QĐ-TTg; đề xuất giải pháp tháo gỡ nhằm thực hiện hiệu quả hơn trong 6
tháng cuối năm 2021.
Nguyên nhân những hạn chế. Về nguyên nhân khách quan, xuất phát điểm
nền kinh tế của tỉnh thấp so với mức bình quân chung của cả nước, có những điều
kiện khó khăn đặc thù (tình hình biên giới, địa hình miền núi bị chia cắt phức
tạp...), địi hỏi phải có sự huy động nguồn lực đầu tư lớn, nhất là trong đầu tư xây
dựng hạ tầng cơ sở, kỹ thuật, trong khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương
hết sức eo hẹp, nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư có mục tiêu từ ngân sách Trung ương
chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất lớn, công nghệ hiện đại. Hệ thống cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội, năng lực sản xuất mới tuy đã được bổ sung, tăng
cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng
cho nông nghiệp và nơng thơn. Trình độ dân trí khơng đồng đều giữa các khu vực,
nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tác động của biến đổi khí
hậu, dịch bệnh tiềm ẩn diễn biến phức tạp, khó lường... Chính vì thế nên rất khó
để thu hút lao động từ các địa phương khác, các chính sách đưa ra cũng chưa thực
sự hiệu quả vì những nguyên nhân khách quan này thế nên tạo nên sự chuyển dịch
cơ cấu lao động cịn thấp, chưa hiệu quả. Ngồi ra thì sự đầu tư còn thấp nên nhu
cầu sử dụng lao động cịn ít. Sự chuyển dịch lao động từ nơng thơn lên thành thị
khơng mấy hiệu quả, vì tạo được việc làm cho người lao động. Về nguyên nhân
chủ quan, sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ ở một số cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt, còn thiếu chủ động, sáng tạo,
có biểu hiện trơng chờ cấp trên. Khả năng dự báo diễn biến tình hình thị trường
13
cịn hạn chế, khơng lường hết được những khó khăn, những yếu tố phát sinh, khi
xây dựng một số mục tiêu cịn chủ quan, tính khả thi thấp.
Tuy Lạng Sơn đã tích cực trong công tác chuyển dịch cơ cấu lao động tuy
nhiên hiệu quả còn chưa cao do những yếu tố khách quan và chủ quan. Lạng Sơn
đã triển khai những chính sách để phát triển kinh tế, các ngành nghề trọng điểm,
đồng thời cũng chú trọng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đưa ra
những chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động. Dự kiến đến năm 2025, sau khi hồi phục kinh tế từ
đợt dịch covid-19 Lạng Sơn tích cực triển khai nhằm thúc đẩy kinh tế, du lịch và
các ngành khác. Áp dụng khoa học kĩ thuật, đưa ra những phương án để thu hút
vốn đầu tư trong và ngoài nước.
3. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tại Lạng Sơn
Theo quy luật chung thì các nước đều trải qua những giai đoạn nhất định
của chuyển dịch cơ cấu lao động và q trình chuyển dịch đó có sự tác động của
các yếu tố.
Thứ nhất, về tiến bộ khoa học và công nghệ, việc áp dụng khoa học và công
nghệ mới vào sản xuất tác động đến tăng năng suất lao động, tạo cơ sở vật chất để
di chuyển dần nhân lực nông nghiệp sang các hoạt động ngành nghề công nghiệp
và dịch vụ. Thực chất ở nước ta cho thấy, đó là việc tiếp nhận thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ các nước trên thế giới, các kết quả
nghiên cứu trong nước và đem áp dụng vào sản xuất, đúc rút các kinh nghiệm từ
thực tế sản xuất và áp dụng phổ biến.
Có tới 94% các doanh nghiệp FDI trong ngành sản xuất chế tạo có định
hướng tăng cường ứng dụng cơng nghệ mới và tự động hóa. Điều này sẽ đòi hỏi
những kỹ năng mới đối với lao động. Trước làn sóng đầu tư nước ngồi vào Việt
Nam có ngày càng gia tăng hiện nay, dự báo cơ cấu nhân lực sẽ có sự thay đổi cơ
bản, đặc biệt là trong ngành sản xuất, chế tạo. Xu hướng này càng thể hiện rõ hơn
khi dòng chảy đầu tư nước ngoài đang hướng tới các ngành sản xuất, chế tạo u
cầu lao động có trình độ từ trung bình đến cao, khơng cịn chủ yếu là các lao động
tay nghề thấp hoặc khơng có kỹ năng.
Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là trong nông nghiệp
được triển khai, ứng dụng, mang lại hiệu quả và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp
phần phát triển nơng nghiệp, nông thôn và giảm thiểu lao động tại ngành này. Các
hoạt động hợp tác, nghiên cứu triển khai, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao tiến bộ
khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, đời sống góp phần khai thác hiệu
quả các tiềm năng lợi thế của tỉnh, các hoạt động hỗ trợ hình thành và phát triển
hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được quan tâm, thực hiện.
14
Hầu hết các sản phẩm chủ lực, tiềm năng, đặc trưng như: Hoa Hồi, Hồng,
Na, Quýt, Thạch đen, Cao khô, Khoai Lang, Ba kích, Rau… đều có đóng góp
quan trọng của khoa học và công nghệ từ các khâu giống cây trồng, quy trình
canh tác, phịng trừ dịch bệnh, chế biến sau thu hoạch và xây dựng bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa,…giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của
sản phẩm. Tuy đã giảm được lao động nhờ ứng dụng khoa học cơng nghệ tuy
nhiên địi hỏi nguồn nhân lực qua đào tạo nhiều hơn.
Các nghiên cứu, ứng dụng, kỹ thuật mới trong lĩnh vực y dược như: Mơ
hình quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường có kiểm sốt cho bệnh nhân;
Ứng dụng các kỹ thuật đóng đinh nội tuỷ kín để điều trị gãy 2 xương cẳng chân;
kỹ thuật nẹp vít qua cuống để điều trị gãy xương cột sống lưng - thắt lưng; kỹ
thuật điều trị thoát vị bẹn,… đã giúp nâng cao chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Hiện nay, tồn tỉnh có 16 sản phẩm đặc sản địa phương được bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ (02 chỉ dẫn địa lý, 13 nhãn hiệu tập thể và 01 nhãn hiệu chứng nhận).
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho biết, sẽ xây dựng định hướng hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng theo hướng tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm: Nông,
lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghệ sinh học; bảo tồn nguồn gen;
công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch; Chương trình phát triển kinh tế - xã
hội cho từng vùng,…Hỗ trợ nghiên cứu mơ hình phát triển kinh tế có hiệu quả;
nghiên cứu bảo tồn và phát triển các cây trồng bản địa. Hỗ trợ phát triển sản xuất
sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nâng cao giá trị cho sản phẩm. Có thể nói tác
động của tự động hóa lên thị trường lao động là khác nhau cũng như có đặc thù
đối với từng ngành nghề từng công việc. Cụ thể cơng nhân ngành dệt may sẽ có
nguy cơ cao bị thay thế bởi máy móc do phần lớn là lao động có kĩ năng thấp và
lao động phổ thơng. Trong khi đó, các ngành như vận tải và hạ tầng sẽ có nhu cầu
làm việc tăng lên đối với những lao động. Ứng dụng khoa học công nghệ để phát
triển kinh tế đồng thời tạo việc làm và thu hút nguồn lao động đến với Lạng Sơn.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lao động
tại Lạng Sơn.
Thứ hai, về đầu tư, yếu tố đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu nhân lực
thể hiện ở cơ chế, quy mô huy động vốn trong nước và huy động vốn nước ngồi.
Đồng thời có cơ cấu đầu tư đúng đắn, đầu tư hiệu quả vào các ngành, lĩnh vực
nhằm bảo đảm khơng ngừng nâng cao trình độ của nền kinh tế và có tác động
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nhân lực. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc,
nơi đây đang dần phát triển về công nghiệp dịch vụ. Hiện tại Lạng Sơn đang có
rất nhiều dự án đầu tư thu hút người lao động từ các địa phương khác trên nhiều
lĩnh vực.
15
Hiện nay các cơng trình đầu tư tại Lạng Sơn thu hút các nguồn vốn từ trong
và ngoài nước, trên nhiều lĩnh vực nhằm nâng cao nền kinh tế cũng như tác động
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nhân lực.
Vốn đầu tư trong nước. Các dự án về công nghiệp: Dự án đầu tư xây dựng
công trình chuyển đổi cơng nghệ lị quay nhà máy xi măng Hồng Phong. Dự án
khai thác quặng sắt Bản Cảo, thơn Đội Cấn 2, xã Hoa Thám huyện Bình Gia Tỉnh
Lạng Sơn. Đây là hai dự án tiêu biểu nhất của lạng Sơn gần đây trong công
nghiệp. Hai dự án này có vốn đầu tư từ 5-10 tỷ đồng. Cả hai dự án đã thu hút rất
nhiều lao động từ các địa phương khác cũng như trong tỉnh, tạo việc làm cho
nhiều lao động đang thiếu việc làm trong điều kiện dịch covid-19.
Ngoài ra cịn có rất nhiều dự án về du lịch, thương mại và nông lâm ngư
nghiệp. Dự án khai thác và chế biến quặng sắt tại Pò Chiêm xã Tri Phương huyện
Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Dự án đầu tư trồng rừng và thu hoạch sản phẩm từ
rừng. Dự án kho bãi, xếp dỡ hàng hóa cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, tỉnh
Lạng Sơn. Các dự án này đang được triển khai đòi hỏi một đội ngũ lao động lớn,
vì thế nên đã thu hút rất nhiều lao động từ nơi khác. Có thể nói những dự án đầu
tư thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động sang công nghiệp và du lịch nhiều
hơn nông lâm ngư nghiệp.
Vốn đầu tư nước ngồi. Dự án đầu tư xây dựng bến xe phía Bắc, thành phố
Lạng Sơn. Dự án này có mức đầu tư là 30 tỷ đồng. Ngồi ra cịn có dự án nhà
kiểm hóa cửa khẩu Cốc Nam vốn đầu tư là 9 tỷ đồng. Những dự án này huy động
vốn đầu tư lớn vì thế nguồn lao động cũng yêu cầu cao hơn.
Những dự án đầu tư tại tỉnh Lạng Sơn đã thu hút lao động, góp phần vào sự
chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương. Đây là một yêu tố vơ cùng quan
trọng mang tính cốt lõi, Lạng Sơn đang tích cực đầu tư vào những dự án cơng
nghiệp, du lịch, thương mại, đầu tư hiệu quả vào các ngành và lĩnh vực nhằm đảm
bảo phát triển nền kinh tế địa phương, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
nhân lực.
Thứ ba về vấn đề thu nhập, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
động lực thu nhập có vai trị quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nhân
lực, thể hiện ở các khía cạnh như sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nông
nghiệp và công nghiệp, dịch vụ là yếu tố thúc đẩy di chuyển một phần nhân lực
sang hoạt động trong các ngành nghề khác để nâng cao thu nhập và mức sống.
Nhân tố thu nhập trở thành động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nhân lực còn
thể hiện ở sự di chuyển của nhân lực nông thôn ra thành thị làm các nghề phi
nông nghiệp. Thông thường, mức tiền công ở thành thị luôn đạt mức cao hơn
nông thôn và tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn ở mức cao (do họ không muốn làm
việc ở mức lương hiện hành). Đây cũng là động lực thúc đẩy nhân lực nông thôn
di chuyển đến thành thị đổi nghề, tìm việc làm mới trong các lĩnh vực công
16
nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Dịng di chuyển này có tác động lớn đối với chuyển
dịch cơ cấu nhân lực, đặc biệt là trong q trình thực hiện đơ thị hố, cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ ngày 1-1-2020, mức lương tối thiểu vùng với người lao động làm việc
theo hợp đồng lao động được điều chỉnh tăng. So với năm 2019, mức lương tối
thiểu vùng tăng từ 150 nghìn đến 240 nghìn đồng/tháng. Cụ thể mức 3,430 triệu
đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 3
tức thành phố Lạng Sơn mức 3.070 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh
nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 4 là các huyện trên địa bàn tỉnh So với
năm 2019, mức lương tối thiểu vùng tăng từ 150 nghìn/tháng đến 240 nghìn đồng/
tháng, tương đương mức tăng từ 5,1% đến 5,7% so với quy định hiện hành. Mức
lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao
động thỏa thuận và trả lương cho người lao động. Với người lao động làm cơng
việc địi hỏi lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, mức lương phải cao hơn ít
nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng trên. Trước đó, mức lương tối thiểu quy
định cho năm 2019 áp dụng với Vùng 3 là 3,250 triệu đồng. Vùng 4 là 2.920 triệu
đồng. Mức lương tối thiểu thay đổi thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, mức
lương tối thiểu ở các thành thịcao hơn mức lương ở nông thôn, như vậy người lao
động có xu hướng tìm việc làm ở thành thị, nơi có mức lương cao hơn, như thế
dịng lao động sẽ chuyển dịch từ nông thôn lên thành thị. Mức lương đóng vai trị
vơ cùng quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động vì người lao động sẽ ưu
tiên chọn những nơi có tiền lương cao hơn, cụ thể là ở thành thị.
Ví dụ cơng ty TNHH MTV khai thác cơng trình thuỷ lợi tại Lạng Sơn vào
năm 2015 mức tiền lương bình quân là 6.448.000 đồng và đến năm 2020, tiền
lương trung bình của một lao động là 7.421.000đồng, như vậy thu nhập đã được
tăng lên. Sự thay đổi về thu nhập của người lao động đã thu hút thêm nhiều lao
động cho doanh nghiệp. Cụ thể, vào năm 2015, số người lao động của doanh
nghiệp là 204 người, và năm 2020 là 228 người. Theo đánh giá khách quan thì
tiền lương là một trong những yếu tố thu hút lao động của doanh nghiệp này,
ngồi ra vì lý do mở rộng đầu tư nên doanh nghiệp cần nhiều lao động hơn, như
vậy đã góp phần tác động vào chuyển dịch cơ cấu lao động.
Thứ tư, về sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
là nhân tố quan trọng bảo đảm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nhân lực và diễn
ra ở hai phương diện. Một là, q trình phát triển địi hỏi phải có tỷ trọng lớn nhân
lực chuyên môn - kỹ thuật trong nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu các
ngành, lĩnh vực mới, để khơng ngừng nâng cao trình độ nền kinh tế. Hai là, quá
trình sáng tạo và thành tựu mới của khoa học và cơng nghệ ln đặt ra địi hỏi
phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Do đó, có thể nói vai trị của đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đối với chuyển dịch cơ cấu nhân lực.
17
Nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trị ngày càng quan trọng trong
các ngành nghề, thế nên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi, đồng
thời cũng là yêu cầu khách quan được đặt ra đòi hỏi sự phát triển của các cơ sở
đào tạo nguồn nhân lực. Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế
cịn nhiều khó khăn; địa hình và phân bố dân cư khơng tập trung tạo khó khăn
trong việc huy động nguồn lực và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mạng lưới giáo
dục. Đường giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đến cơng tác dạy, học và quản
lý của các cơ sở giáo dục. Nhiều điểm trường chưa thể sáp nhập do khoảng cách
xa so với trường chính. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao (năm 2019
tỷ lệ hộ nghèo chiếm còn 10,89%) nên thường có tình trạng học sinh, sinh viên
khơng đi học mà ở nhà phụ giúp gia đình, dẫn đến khó khăn trong huy động học
sinh, sinh viên đi học và huy động xã hội hóa.
Tuy nhiên, xác định lấy nhân lực làm trọng tâm để thúc đẩy phát triển,
những năm qua chính quyền các cấp của Lạng Sơn đã không ngừng nỗ lực đầu tư
cho hệ thống giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho phát
triển kinh tế, xã hội của địa phương. Nhờ đó, cơ sở vật chất trường lớp, học tiếp
tục được tăng cường, bổ sung đáp ứng yêu cầu đổi mới và chuẩn hóa cơ sở vật
chất các trường học. Về cơ bản mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh đáp ứng
được yêu cầu học tập của học sinh các dân tộc trong tỉnh, bảo đảm thực hiện phổ
cập giáo dục, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực.
Là tỉnh nghèo và đang cần nguồn ngân sách lớn để đầu tư phát triển kinh tế hạ
tầng, tuy nhiên hằng năm tỉnh Lạng Sơn vẫn trích hơn 30% nguồn ngân sách chi
thường xuyên cho ngành giáo dục. Trong đó, 85% chi lương và các khoản có tính
chất lương để cán bộ giáo viên trên địa bàn, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa
yên tâm công tác.
Để đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0 phát triển mạnh mẽ, ngành giáo dục của tỉnh Lạng Sơn cũng tăng cường ứng
dụng và giáo dục về công nghệ thơng tin trong dạy, học. Đến nay, tồn ngành
giáo dục hiện 403 phịng máy vi tính với 6.696 máy tính phục vụ công tác giảng
dạy; 2.554 máy chiếu… phục vụ cơng tác chun mơn. Hệ thống phịng họp trực
tuyến ngành giáo dục gồm 36 điểm cầu ngày càng phát huy tác dụng trong quản
lý điều hành. Thực hiện Chương trình củng cố, đổi mới, phát triển các trường cao
đẳng và dạy nghề của tỉnh giai đoạn 2010 – 2020, mạng lưới trường nghề trên địa
bàn tỉnh đã được nâng cấp, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Được sự quan
tâm của tỉnh, ngành giáo dục Lạng Sơn đã tăng cường liên kết, mở rộng quan hệ
hợp tác GD&ĐT trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng nhân lực.
18
Đến nay, toàn tỉnh đã có 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động và
ngày càng có hiệu quả. Trên địa bàn cịn có thêm Trường Cao đẳng Cơng nghệ và
Nơng lâm Đông Bắc và 4 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục. Các trường và cơ
sở này đã và đang “chung vai” với các cơ sở cơng lập hình thành mạng lưới dạy
nghề của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và của thị trường lao động.
Đến hết năm 2019, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp của tỉnh thu hút hơn
13.000 người theo học. Trong đó, Trường Cao đẳng Nghề Lạng Sơn (tiền thân la
Trường Trung cấp nghề Việt – Đức) là trường đào tạo trọng điểm với nhiều ngành
nghề đào tạo có nhu cầu lớn trên địa bàn như điện cơng nghiệp, gị hàn… Ơng Lê
Quang Hồng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Lạng Sơn cho biết: Trong
nhiều năm qua, nhà trường đã gắn kết đào tạo với thực tiễn lao động sản xuất, mơ
hình nhà trường gắn với doanh nghiệp, đào tạo gắn với giới thiệu việc làm… Sự
năng động của nhà trường cùng với thực hiện các chính sách cho người học như:
miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, chính sách nội trú… đã và đang tạo sức hút
mạnh đối với học sianh. Cùng với đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo đã dần tạo
nên uy tín và thương hiệu nhà trường đối với các doanh nghiệp trong và ngoài
tỉnh. Nhờ đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong những năm qua tăng mạnh từ 35%
(năm 2011) lên 55% (năm 2020).
Giai đoạn 2011 - 2015, bình quân mỗi năm tỉnh Lạng Sơn đào tạo nghề ở 3
cấp trình độ cho 15.000 LĐNT, hết giai đoạn đào tạo nghề cho 77.523 người,
trong đó: Cao đẳng nghề khoảng 2.539 người; Trung cấp nghề 6.686 người; dạy
nghề dưới 12 tháng cho 68.298 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45 %
trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 35 - 37% vào năm 2015; đào tạo, bồi
dưỡng cho 14.300 lượt cán bộ, cơng chức cấp xã; Giai đoạn 2016 – 2020: Bình
qn mỗi năm đào tạo nghề cho 15.600 LĐNT, hết giai đoạn đào tạo nghề cho
78.477 người, trong đó: Cao đẳng nghề 5.000 người; Trung cấp nghề 15.000
người; dạy nghề dưới 12 tháng cho 58.477 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
đạt trên 55%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 45 - 48%. Đào tạo bồi dưỡng cho
14.900 lượt cán bộ, công chức cấp xã. Trong giai đoạn 2011-2020, tồn tỉnh đào
tạo được trên 115,5 nghìn lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ
33% (năm 2010) lên 55% (năm 2020).Các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề được
triển khai đồng bộ, bảo đảm 100% đối tượng tham gia học nghề được tiếp cận và
thụ hưởng đầy đủ… Đặc biệt, công tác đào tạo được quan tâm, ưu tiên các xã
vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn, các xã được lựa chọn chỉ đạo điểm đạt
chuẩn nông thôn mới.
Theo báo cáo của Sở Y tế tổng số nhân lực ngành y tế là 3788 người, tỷ lệ
bác sĩ đạt 11,4/vạn dân; tỷ lệ Dược sĩ đại học là 1,6 /vạn dân; tuyến xã đạt 92,5%
số xã có bác sĩ làm việc; 99,5% trạm y tế xã có Y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh trung
19
cấp; 98,4% thơn bản có nhân viên y tế đang hoạt động. Năm 2020, Sở Y tế đã tổ
chức đào tạo nâng cao trình độ chun mơn được 1 Tiến sĩ, 46 Thạc sĩ và chuyên
khoa cấp I, 62 đại học, 31 cao đẳng, 04 trung cấp. Nhìn chung Sở Y tế đã cơ bản
thực hiện tốt đào tạo bỗi dưỡng rình độ chun mơn, tin học, ngoại ngữ cho cán
bộ công chức, viên chức ngành y tế, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực hiện
nhiệm vụ và định hướng phát triển của đơn vị. Công tác đào tạo đã bám sát theo
quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm. Tuy nhiên do nhân
lực tồn ngành lớn, tỉnh Lạng Sơn vẫn cịn những khó khăn nhất định. Chỉ tiêu
đào tạo sau đại học được phân bổ hàng năm cịn ít so với nhu cầu đào tạo của
ngành. Các trạm y tế xã thực tế số bác sĩ định biên chỉ có 83,5, đa số các bác sĩ
này sắp đến tuổi nghỉ hưu. Về công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế, theo
ThS. Trịnh Xuân Quỳnh – Hiệu trưởng hiện nhà trường có tổng số sinh viên là
1576, trong đó có 114 sinh viên hệ cao đẳng, 268 hệ trung cấp, 41 hệ sơ cấp. PGS.
TS Nguyễn Tiến Dũng – Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
mong muốn sẽ cùng hợp tác chặt chẽ với ngành y tế tỉnh Lạng Sơn trong công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế. Trên cơ sở kế hoạch của Sở Y tế nhà trường sẽ
xây dựng các khóa đào tạo với nhiều hình thức như đào tạo tại chỗ hay online cho
phù hợp nhu cầu của tỉnh. Đối với bệnh viện đa khoa tỉnh, nhà trường sẽ có buổi
làm việc trực tiếp và mời các cán bộ của bệnh viện tham gia công tác thỉnh giảng
cho nhà trường. Cục trưởng đề nghị ngành y tế tỉnh Lạng Sơn cần quan tâm hơn
nữa đến công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. Tăng cường
đào tạo và hợp tác quốc tế đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;
tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân lực y tế có trình
độ chun mơn cao, chun sâu n tâm cơng tác lâu dài tại địa phương.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, phát triển du lịch trở thành ngành kinh
tế quan trọng của Lạng Sơn, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
ngành văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực.
Trýớc hết là tập huấn, bồi dýỡng, nâng cao chất lýợng nguồn nhân lực du lịch.
Theo số liệu thống kê của Sở văn hóa – thể thao và du lịch, tồn tỉnh hiện có hơn
3.500 lao động liên quan đến lĩnh vực du lịch, trong đó, số lượng nhân lực ở các
cơ sở lưu trú chiếm 40%. những năm qua, ngành văn hóa – thể thao và du lịch
thường xuyên tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ
năng nghiệp vụ cho nhân viên, lao động làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, nhà
nghỉ, home stay…Theo đó, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã đào tạo được hơn
3.400 lượt lao động trong lĩnh vực du lịch; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn được 42
lớp với 2.000 học viên; tổ chức 5 lớp tập huấn về du lịch cộng đồng cho 500 học
viên là người dân làm du lịch homestay tại 2 huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng. Đặc biệt,
ngành văn hóa – thể thao và du lịch đã mời các chuyên gia hàng đầu đến tập huấn,
hướng dẫn, thay đổi tư duy về cách làm du lịch. Tiêu biểu, từ đầu năm 2021 đến
20