Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===***===

PHẠM THỊ THU HÀ

BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI TÀY
Ở BIÊN GIỚI TỈNH LẠNG SƠN
TỪ ĐỔI MỚI (1986) ĐẾN NAY
(Nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh,
huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Dân tộc học

Hà Nội - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===***===

PHẠM THỊ THU HÀ

BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI TÀY
Ở BIÊN GIỚI TỈNH LẠNG SƠN
TỪ ĐỔI MỚI (1986) ĐẾN NAY
(Nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh,
huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn)


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 60 22 70
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Sỹ Giáo

Hà Nội - 2012

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 10
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 12
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 13
4. Nguồn tài liệu ....................................................................................... 13
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 5
6. Bố cục của luận văn .............................................................................. 14
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 15
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 15
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ........................................ 15
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước ......................................... 17
1.2. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................... 23
1.2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................ 23
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 23
1.3. Một số khái niệm cơ bản .................................................................. 24
1.3.1. Khái niệm sinh kế ........................................................................ 24
1.3.2. Một số khái niệm khác ................................................................. 26
1.4. Hƣớng tiếp cận Lý thuyết ................................................................ 27
Tiểu kết chƣơng 1.................................................................................... 34

Chƣơng 2. SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI TÀY Ở
XÃ TÂN THANH ....................................................................................... 36
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu - xã Tân Thanh......................... 36
2.1.1. Địa lý tự nhiên ............................................................................. 36
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................. 38
2.1.3. Dân cư, dân tộc ............................................................................ 41
2.1.4. Người Tày ở xã Tân Thanh .......................................................... 41

5


2.2. Các thành phần của sinh kế truyền thống ...................................... 46
2.2.1. Nông nghiệp ................................................................................ 46
2.2.1.1. Trồng trọt .............................................................................. 46
2.2.1.2. Chăn nuôi .............................................................................. 53
2.2.2. Lâm nghiệp .................................................................................. 46
2.2.3. Nghề thủ công .............................................................................. 56
2.2.4. Kinh tế tự nhiên ........................................................................... 58
2.2.5. Chợ phiên và trao đổi ................................................................... 60
Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................... 63
Chƣơng 3. BIẾN ĐỔI TRONG PHƢƠNG THỨC MƢU SINH CỦA
NGƢỜI TÀY Ở TÂN THANH TỪ ĐỔI MỚI (NĂM 1986) ĐẾN NAY ...... 65
3.1. Sự chuyển đổi sinh kế truyền thống ................................................ 65
3.1.1. Trong trồng trọt........................................................................... 65
3.1.2. Trong chăn nuôi ........................................................................... 71
3.1.3. Sinh kế từ rừng ............................................................................ 72
3.2.Các hình thức sinh kế mới ................................................................ 74
3.2.1. Lao động làm thuê ....................................................................... 74
3.2.2. Buôn bán, dịch vụ ........................................................................ 85
Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................... 86

Chƣơng 4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI SINH KỀ
CỦA NGƢỜI TÀY Ở XÃ TÂN THANH .................................................. 88
4.1.Những yếu tố tác động ...................................................................... 88
4.1.1. Tác động của yếu tố Chính sách ................................................... 88
4.1.2.Mở cửa biên giới và bình thường hóa quan hệ Việt - Trung .......... 90
4.1.3. Sự thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh ............................. 95
4.1.4. Chương trình phát triển vùng biên của Trung Quốc - chiến lược
“Hưng biên phú dân” ........................................................................... 100

6


4.2. Tác động của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội
của ngƣời Tày ở Tân Thanh ................................................................. 101
4.2.1. Đời sống kinh tế ......................................................................... 101
4.2.2. Đời sống văn hóa ......................................................................... 97
4.2.3. Đời sống xã hội .......................................................................... 105
4.3. Những vấn đề đặt ra ...................................................................... 109
4.3.1. Đất đai và sinh kế bền vững ....................................................... 119
4.3.2. Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống ......................................... 122
4.3.3. Những bất ổn, rủi ro và bất bình đẳng ........................................ 114
4.3.4. Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh biên giới .................. 118
Tiều kết chƣơng 4.................................................................................. 119
KẾT LUẬN ............................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 124
PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................... 134

7



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng giá giống vụ xuân năm 2012 .............................................. 69
Bảng 3.2: Diện tích và Năng suất cây trồng thôn Bản Thẩu năm 2011 ........ 70
Bảng 3.3.: Cây ăn quả chính trên địa bàn thơn Bản Thẩu năm 2011 ............ 70
Bảng 3.4: Thực trạng chăn nuôi của thôn Bản Thẩu năm 2011 .................... 72
Bảng 4.1: Cơ cấu lao động phi nông nghiệp thôn Bản Thẩu năm 2011 ...... 102
Bảng 4.2: Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Hoàng Văn Điền năm 1987
(trước Đổi mới) ......................................................................... 103
Bảng 4.3: Cơ cấu thu nhập của gia đình ơng Hồng Văn Điền hiện nay ...... 94
Bảng 4.4: Cơ cấu thu nhập của gia đình ơng Hồng Văn Hồn năm 2011 ... 95
Bảng 4.5: Cơ cấu thu nhập của gia đình bà Nông Thị Xuyến năm 2011 .... 105

8


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BĐBP

: Bộ đội biên phòng

CNH - HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

KTCK

: Kinh tế cửa khẩu

Nxb


: Nhà xuất bản

THCS

: Trung học cơ sở

UBND

: Uỷ ban Nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XNK

: Xuất nhập khẩu

9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh kế là hoạt động tất yếu của con người để tồn tại, là cách thức con
người tác động vào tự nhiên, môi trường để tạo ra của cải vật chất nhằm đảm
bảo cuộc sống mưu sinh của mình.
Sinh kế cũng là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc
người, có mối quan hệ hữu cơ với văn hóa đảm bảo đời sống (văn hóa vật
chất), văn hóa xã hội (cấu trúc, thiết chế, các quan hệ xã hội) và văn hóa nhận
thức (tín ngưỡng, tơn giáo, ngơn ngữ…). Mặt khác, cũng như văn hóa tộc

người, sinh kế cũng có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi sinh (tự nhiên và
xã hội), có giao lưu, tiếp nhận và trao đổi với các cộng đồng khác. Chính điều
đó làm cho văn hóa cũng như sinh kế tộc người ln có những thích ứng để
sinh tồn và phát triển.
Cũng như các thành tố khác của văn hóa tộc người, sinh kế có thể cung
cấp các dữ liệu quan trọng trong việc tìm hiểu nguồn gốc, quá trình tộc người,
quá trình thiên di, ảnh hưởng văn hóa…Vì thế có thể cung cấp những cơ sở
quan trọng trong việc hoạch định các chương trình, dự án phát triển kinh tế,
xã hội có tính chiến lược cho từng khu vực, lãnh thổ cụ thể.
Việc nghiên cứu sinh kế cũng giúp chúng ta hiểu được hệ thống tri thức
trong sản xuất đã tích lũy, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở
những môi trường tự nhiên - xã hội khác nhau, các tộc người lại có những
cách ứng xử khác nhau để tồn tại và phát triển. Vì thế, nghiên cứu sinh kế
giúp chúng ta hiểu được đặc thù, sắc thái riêng biệt của từng tộc người.
Hiện nay, sự vận động, thay đổi và phát triển của xã hội ngày càng diễn
ra nhanh và tồn diện hơn. Trong bối cảnh đó, văn hóa cũng như sinh kế của
các tộc người cũng có những thay đổi để thích ứng. Việc nghiên cứu sinh kế
cũng như sự biến đổi của nó ở những thời điểm nhất định là công việc cần

10


thiết. Điều đó chẳng những góp phần hiểu biết tồn diện hơn về văn hóa tộc
người mà cịn thấy được sự thay đổi, thích ứng của các cộng đồng trong
những giai đoạn cụ thể của lịch sử.
Khu vực biên giới Việt - Trung, trong đó có tỉnh Lạng Sơn là nơi khơng
chỉ có đường biên giới chính trị phân định ranh giới mà cịn có những đặc
điểm lịch sử, kinh tế và văn hóa rất riêng cần được khám phá. Trong tiềm thức
của người dân nói chung, vùng biên giới vẫn được hình dung là nơi “sơn cùng
thủy tận”, xa xơi hẻo lánh hay cịn được gọi là “miền biên viễn”. Dưới thời

phong kiến Việt Nam, các vua chúa cũng thường coi “miền biên viễn” là nơi lam
sơn chướng khí, khó cai trị nên thường thu phục các tù trưởng địa phương để
thực thi chiến lược bảo toàn lãnh thổ. Đây là nơi những nhân vật hoạt động
xuyên biên giới nổi tiếng được biết đến trong lịch sử như Nùng Chí Cao, Lưu
Vĩnh Phúc và cũng là nơi ẩn tích của nhà Mạc. Vào thế kỷ XIV, tể tướng nhà
Trần là Phạm Sư Mạnh, trên đường tuần thú xứ Lạng, dừng chân trước Ải Chi
Lăng, đã cảm thán về vùng biên trong bài Chi Lăng động bằng câu thơ:
Chi Lăng quan hiểm dữ thiên tề (Ải Chi Lăng hiểm trở tựa lên trời)
Dưới thời thực dân, các nhà tù nổi tiếng cũng được lập ra ở vùng biên
nhằm đầy ải tù nhân. Tuy nhiên, lịch sử dường như đã thay đổi, vùng biên viễn
hiểm trở ấy xưa, nay đang trở mình thành một khu vực kinh tế năng động với các
mối giao lưu kinh tế - văn hóa và xã hội xuyên biên giới, thu hút một lượng lớn
cư dân đến sinh cơ lập nghiệp. Do đó, nghiên cứu những đổi thay đang diễn ra ở
vùng biên, có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức tình hình thực tế.
Vùng biên giới Lạng Sơn cũng là khu vực được Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm. Phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này được xem là vấn đề sống
còn trong chiến lược bảo vệ đất nước. Nghiên cứu cư dân ở đây, những năng
động kinh tế - xã hội và các mối quan hệ tộc người xuyên biên giới do đó có ý
nghĩa đặc biệt, góp phần vào quá trình xây dựng chiến lược phát triển vùng

11


biên mà trong đó yếu tố con người phải được quan tâm đúng mức, phải là chủ
thể của mọi chương trình phát triển ở khu vực này.
Cho đến nay, phần lớn các cơng trình nghiên cứu về người Tày thường
chỉ đi sâu tìm hiểu quá trình lịch sử tộc người, tổ chức xã hội cổ truyền,
phong tục tập quán, hôn nhân gia đình, lễ hội…cịn những vấn đề về văn hóa
đương đại trong mối quan hệ với sự biến đổi kinh tế - xã hội và với quá trình
giao lưu quốc tế hầu như chưa được đề cập nhiều.

Tân Thanh là một trong những xã biên giới thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh
Lạng Sơn, nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh - Pị Chài, phía Đơng
giáp Trung Quốc, có đường biên dài 8 km, dân cư chủ yếu là người Tày Nùng. Nằm trong khu kinh tế cửa khẩu, có nền kinh tế thương mại - dịch vụ
khá phát triển trong nhiều năm trở lại đây, Tân Thanh là nơi gặp gỡ, giao lưu,
trao đổi mua bán giữa người Tày với cư dân ở bên kia biên giới. Các hoạt
động này đang tạo nên sự biến chuyển lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội của
người Tày ở Tân Thanh. Chính vì thế, tơi đã chọn đề tài “Biến đổi sinh kế của
người Tày ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn từ Đổi mới (1986) đến nay (Nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh
Lạng Sơn)” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ về sinh kế truyền thống cũng như những biến đổi trong sinh
kế hiện nay của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng,
tỉnh Lạng Sơn.
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế của người Tày
và sự lựa chọn các chiến lược sinh kế của cư dân ở đây.
- Góp phần tìm kiếm các giải pháp tốt nhất để ổn định đời sống, phát triển
kinh tế cùng với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của người Tày ở Tân Thanh.
* Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra đối với đề tài này là:

12


- Sinh kế truyền thống của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh
là gì? Hiện nay nó có những thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến
sinh kế của họ biến đổi như vậy?
- Hoạt động sinh kế chính hiện nay của các hộ gia đình người Tày ở
thơn Bản Thẩu, xã Tân Thanh là gì?
- Những tác động hay hệ quả của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của họ ra sao? Nó đặt ra những hiện trạng và khó khăn gì mà
tộc người phải đối diện?

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế hay các phương thức mưu sinh
của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề có liên quan đến sinh kế và
sự biến đổi sinh kế. Với khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, nghiên cứu được
giới hạn ở dân tộc Tày tại thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh
Lạng Sơn từ thời kỳ Đổi mới (năm 1986) đến nay. Bản Thẩu là thôn giáp biên,
nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh nên chịu tác động mạnh của sự phát
triển kinh tế và du nhập văn hóa so với các thơn khác, các nhóm xã hội nghề
nghiệp cũng đa dạng. Vì thế, tôi đã chọn đây làm địa bàn nghiên cứu.
4. Nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu của luận văn bao gồm có tài liệu thành văn và tài liệu
điền dã Dân tộc học.
- Tài liệu thành văn: Là các cơng trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí
liên quan đến sinh kế của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Tày nói
riêng. Bên cạnh đó là các nguồn tài liệu thứ cấp của UBND huyện Văn Lãng,
UBND xã Tân Thanh.

13


- Tài liệu điền dã: Được tác giả tiến hành khảo sát qua 2 đợt tại địa bàn.
Đợt 1 (kéo dài 2 tuần, vào tháng 10 năm 2011), đợt 2 (kéo dài 2 tuần, vào
tháng 2 năm 2012).
5. Đóng góp của luận văn
- Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về sinh kế truyền thống và những
biến đổi trong sinh kế hiện nay của người Tày ở một địa phương cụ thể.
- Trên cơ sở nguồn tư liệu mới về sinh kế của người Tày, luận văn đã chỉ ra
sự thích ứng, năng động của tộc người trong sự vươn lên tìm kiếm sinh kế mới ở
vùng biên giới, cùng với đó là những yếu tố tác động đến sự chuyển đổi này.

- Luận văn đóng góp thêm cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, hoạch
định chính sách có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định sinh kế bền vững
đối với người Tày ở Tân Thanh.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 4 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2: Sinh kế truyền thống của người Tày ở Tân Thanh
Chương 3: Sự biến đổi trong phương thức mưu sinh của người Tày ở
Tân Thanh từ Đổi mới (năm 1986) đến nay
Chương 4: Những yếu tố tác động đến biến đổi sinh kế của người Tày ở
Tân Thanh.

14


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngồi
Cho đến nay, cơng trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về người
Tày ở Việt Nam dưới thời thuộc Pháp có một số cuốn sách như Ghi chép về
người Thổ ở thượng du Bắc Bộ (1988) của Girard D’Henry; Sưu tập truyện cổ
tích Thổ trên hai bờ sơng Lô (1905) của A. Bonifacy; Các dân tộc miền núi
Bắc Bộ (1908) của E.Dignet; Lịng kiên nhẫn vơ biên: truyện cổ tích Thổ
(1915) của A. Bonifacy; Lễ hội Tày ở Hồ Bồ (1915) của L.M.Auguste và A.
Bonifacy; Những nghi lễ trong tang ma của người Thổ của A. Bonifacy…Bên
cạnh đó, cơng trình nghiên cứu về người Tày ở Lạng Sơn nói riêng theo sự
hiểu biết của tơi mới chỉ có Vấn đề tộc người trong quốc gia dân tộc Việt
Nam - Lịch sử cận hiện đại trong dân tộc Tày - Nùng ở biên giới Việt - Trung

được tiến hành bởi tác giả người Nhật Bản Ito Masako.
Những ý tưởng về sinh kế đã được giới thiệu trong các nghiên cứu của
Robert Chambers vào giữa những năm 80 và sau đó được Chambers và
Conway phát triển thêm vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Theo hai ông,
sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (gồm cả nguồn lực vật chất và xã
hội) và các hoạt động cần thiết như phương cách để sinh tồn. Sinh kế là bền
vững khi nó có thể giúp con người đối mặt, vượt qua sự căng thẳng và những
thương tổn, bảo toàn hay tăng thêm các khả năng và các tài sản hiện tại và
tương lai trong bối cảnh không phá hoại nguồn tài nguyên tự nhiên cơ bản.

15


Trong vài thập kỷ qua, vấn đề môi trường đã nổi lên là một trong
những vấn đề nhận được nhiều quan tâm nhất của nhân loại. Vì thế, Năm
2003, tác giả Koos Neefjes đã cho ra mắt cuốn Môi trường và sinh kế: các
chiến lược phát triển bền vững. Xuyên suốt cuốn sách là những đề xuất thực
tiễn dựa trên các nghiên cứu điển hình rút ra từ những kinh nghiệm phong phú
của Oxfam về công tác phát triển và về cứu trợ với các cộng đồng bị lề hóa,
cả ở nông thôn lẫn thành thị. Môi trường và sinh kế nhằm mục đích ủng hộ
các cuộc vận động của các tổ chức phát triển địa phương và quốc tế, cải thiện
việc soạn thảo và thực thi các chiến lược phát triển và tăng cường các dự án
hoạch định, giám sát với sự tham gia, đánh giá tác động.
Trong công trình này, tác giả đã tìm hiểu mối quan hệ giữa con người
với môi trường theo nghĩa rộng (bao gồm cả con người và các quan hệ xã hội)
để đề ra chính sách và chiến lược bảo vệ và phát triển mơi trường bền vững,
chống đói nghèo trên tồn thế giới. Phải chăng có thể quy cho đói nghèo đã
gây nên khủng hoảng mơi trường tồn cầu hay ngược lại, sự xuống cấp của
mơi trường tồn cầu mới là ngun nhân chính của nghèo khổ? Câu hỏi đó
nằm ở tâm điểm của cuốn sách mà tác giả quan niệm “môi trường” theo nghĩa

rộng nhất: Môi trường bao gồm cả con người và các quan hệ xã hội. Trước
hết, nó phản ánh những mối quan hệ giữa đói nghèo với sự thay đổi của mơi
trường, từ cả góc độ lý thuyết và thực hành. Tiếp đó, cuốn sách giới thiệu các
khung hành động của các cơ quan phát triển, thăm dò các quan hệ quyền lực
và tư tưởng về sự tham gia của những người có lợi ích thiết thân và đặc biệt là
quan niệm về sinh kế bền vững. Sau nữa, cuốn sách thảo luận những công cụ
và phương pháp tiếp cận dự án quản lý. Cuối cùng, nó xem xét làm thế nào để
các chiến lược và chính sách có thể giải quyết được những nguyên nhân cơ
cấu của mơi trường xuống cấp và nghèo đói.

16


1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước
Người Tày ở Việt Nam là một trong những tộc người có lịch sử và
truyền thống văn hóa lâu đời. Chính vì thế đã thu hút được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ngay từ thời kỳ nhà Lê và nhà
Nguyễn đã xuất hiện những tập sách viết về các dân tộc ở Việt Nam, trong đó
có người Tày như: Dư địa chí của Nguyễn Trãi; Kiến văn tiểu lục của Lê Qúy
Đôn; Lịch triều hiến chương loại chí và Hồng Việt địa dư chí của Phan Huy
Chú; Cao Bằng lục của Phan Lê Phiên; Cao Bằng ký lược của Phạm An Phù;
Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật; Cao Bằng thực lục của Bế Hữu
Cung; Cao Bằng tạp chí của Bế Huỳnh; Cao Bằng sự tích của Nguyễn Đức
Nhã; Hưng Hóa xứ phong thổ lục của Hồng Bình Chính…Những cơng trình
này tuy cịn sơ sài nhưng có ý nghĩa nhất định, giúp chúng ta hiểu được phần
nào những sinh hoạt văn hóa dân gian của người Tày ở Việt Nam.
Dưới thời thuộc Pháp, cũng có một số cuốn sách và bài báo viết về tộc
người Tày như Sưu tập dân ca đám cưới dân tộc Thổ ở Lạng Sơn và Cao
Bằng (1941) và Dân tộc Thổ (1943) của Nguyễn Văn Huyên; Tục hỏa táng
của người Thổ của Đỗ Hồng Lạc trên Tạp chí Tri tân số 97/1943.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là từ ngày hịa bình lập lại
(1954) đến nay, việc tìm hiểu văn hóa, xã hội của người Tày ngày càng được
đặc biệt chú ý để phục vụ cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Các cơ quan nghiên cứu như Viện Dân tộc học, Viện Văn học, Viện Sử học,
Viện Nghiên cứu Văn hóa…cũng như các trường Đại học (Sư phạm Việt Bắc,
Sư phạm Hà Nội I, Đại học Tổng hợp Hà Nội…) đã tiến hành nhiều cuộc điều
tra thực địa và tích lũy được nhiều tư liệu khoa học giúp ích cho việc nghiên
cứu xã hội, lịch sử và văn hóa của tộc người Tày. Trên các tạp chí chun
ngành như Học tập, Dân tộc đồn kết, Nghiên cứu Lịch sử, Văn học, Dân tộc
học, Văn hóa dân gian, Văn hóa nghệ thuật…đã đăng tải nhiều bài viết về
dân tộc Tày, giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán,

17


tín ngưỡng tơn giáo và những sinh hoạt văn hóa dân gian của người Tày. Có
thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như: Thơ ca Tày - Nùng (1961) của
Vĩnh Đàm; Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam
của hai tác giả Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn (1968); Truyện cổ Tày Nùng (1974) của Hồng Quyết; Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh
phía Bắc) (1978) của Viện Dân tộc học; Sli - lượn dân ca trữ tình Tày, Nùng
(1979) của Vi Hồng;Văn hóa Tày - Nùng của Lã Văn Lô - Hà Văn Thư
(1984); Lượn cọi Tày, Nùng (1987) của Cung Văn Lược và Lê Bích Ngân;
Một số vấn đề lịch sử tộc người và những đặc điểm chủ yếu của văn hóa các
dân tộc Tày, Nùng (1988) của Bế Viết Đẳng; Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt
Nam (1992) của Viện Dân tộc học; Văn hóa truyền thống Tày, Nùng (1993)
của Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hồng Huy Phách; Hơn nhân và gia đình
các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (1994) của Đỗ Thúy Bình… Các
cơng trình trên đã trình bày những nét khái quát về điều kiện tự nhiên và dân
cư, lịch sử tộc người, kinh tế truyền thống, văn hóa vật chất, tổ chức xã hội,
tín ngưỡng tơn giáo và văn học của các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam.

Năm 1995 hai tác giả Hoàng Quyết và Tuấn Dũng đã cho ra mắt cuốn
Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc. Đây là cơng trình nghiên cứu về
những phong tục, tập quán trong sinh đẻ, hôn nhân, tang ma, quan hệ xã hội,
trong lễ hội và ngày tết của người Tày.
Năm 1999, tác giả Trần Văn Hà cho ra mắt cuốn Các dân tộc Tày,
Nùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Đây là một cơng trình
nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội học - tộc người, đi sâu tìm hiểu về qúa trình
phổ biến và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp cũng như những
biểu hiện của sắc thái văn hóa sản xuất của hai dân tộc Tày, Nùng trong giai
đoạn Đổi mới kể từ sau Khoán 10 (1989 - 1995). Xuất phát từ quan niệm coi
tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp như là một quá trình kéo theo những biến
đổi kinh tế - xã hội, với thời gian 15 năm (1981 – 1995) từ khi bắt đầu thay

18


đổi cơ chế trong quản lý nông nghiệp diễn ra đến thời điểm nghiên cứu, tác
giả muốn đưa ra những đánh giá, nhận xét về hiệu quả tác động của chính
sách Đổi mới với phát triển nơng nghiệp và nơng thôn miền núi, những nỗ lực
của nhân dân lao động Tày, Nùng trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Cuốn Tín ngưỡng dân gian Tày - Nùng (2009) của Nguyễn Thị Yên và
Văn hóa dân gian Tày - Nùng ở Việt Nam (2010) của Hà Đình Thành…đã
trình bày về nội dung văn học dân gian, nghệ thuật tạo hình, tín ngưỡng, tôn giáo
và lễ hội của hai dân tộc. Qua đây, các tác giả đã nêu lên được hiện trạng đời
sống văn hóa tín ngưỡng và vai trị của nó trong đời sống người Tày, Nùng.
Gần đây, năm 2010, tác giả La Công Ý - một nhà Dân tộc học người
Tày đã cho ra mắt cuốn sách Đến với người Tày và văn hóa Tày. Cơng trình
được hồn thành dựa trên vốn tư liệu điền dã của bản thân tác giả và những
tích lũy trong q trình nghiên cứu hơn 30 năm. Bên cạnh đó cũng là sự kế
thừa những hiểu biết của các tác giả đi trước trong nghiên cứu Dân tộc học.

Có thể nói đây là một cơng trình chun khảo cơng phu, đề cập một cách có
hệ thống về đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của người Tày.
Vấn đề sinh kế từ trước tới nay đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học như kinh tế học, xã hội học, nhân học…và được nhìn nhận
dưới khía cạnh là hoạt động kinh tế của tộc người.
Năm 2001, tác giả Trần Bình đã cho ra mắt cuốn sách Tập quán hoạt
động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam và đến năm 2005 xuất bản
thêm cuốn Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam.
Dựa vào nguồn tư liệu thu thập qua các cuộc điền dã trong nhiều năm, tác giả
đã khái quát về môi trường tự nhiên và xã hội của hai vùng, cùng với đó là các
hoạt động kinh tế của người La Hủ, Si La, Xinh mun, Khơ mú, Thái ở vùng
Tây Bắc và người Tày, Dao, Sán Chay, Hà Nhì, Cơ Lao…ở vùng Đơng Bắc.
Thơng qua hai cơng trình trên, tác giả đã khẳng định hoạt động kinh tế là một
bộ phận quan trọng trong hệ thống các giá trị văn hóa tộc người. Đồng thời

19


thấy được sự khác biệt và thế mạnh, môi trường tiềm năng giữa các vùng khác
nhau, góp phần tìm hiểu được q trình giao lưu kinh tế - văn hóa của các tộc
người, vai trò của tộc người với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Cuốn Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân của
Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang được xuất bản năm 2005, là kết quả
nghiên cứu giữa Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, trường Đại học Nông
nghiệp I Hà Nội với Viện Tài nguyên thế giới (WRI). Cuốn sách đã giới thiệu
đề tài nghiên cứu về quá trình thực hiện phân quyền trong quản lý tài nguyên
rừng tại các cộng đồng nghiên cứu. Đồng thời cũng chỉ ra tác động của chính
sách phân quyền đến sự thay đổi tài nguyên rừng ở các vùng khác nhau; xác
định ảnh hưởng của chính sách phân quyền đến sinh kế của người dân địa
phương và một số kiến nghị nhằm quản lý tốt hơn tài nguyên rừng.

Cuốn Phát triển nông thôn bền vững - chính sách đất đai và sinh kế:
Một số kết quả nghiên cứu 2004 - 2007 của các tác giả Võ Tòng Xuân, Trần
Thị Phương, Lê Cảnh Tùng, được xuất bản năm 2008 với sự tài trợ của tổ
chức SIDA/SAREC (Thụy Điển). Cuốn sách tập hợp những bài nghiên cứu
liên quan tới chính sách đất đai và vấn đề sinh kế của người dân nông thôn
như: sự phát triển của nơng thơn và mơi trường; các chính sách về đất đai cho
người nghèo; ảnh hưởng của đơ thị hố đối với đời sống nông thôn…
Vấn đề sinh kế của người dân miền núi cũng được đăng tải nhiều trên
các tạp chí như Kinh tế gia đình trong đời sống các dân tộc ở Lạng Sơn hiện
nay của Lê Bé, Tạp chí Dân tộc học số 4/1982; Một số vấn đề về kinh tế gia
đình hiện nay ở miền núi của Nguyễn Văn Huy, Tạp chí Dân tộc học số
4/1984; Thu nhập của nông dân miền núi và mối quan hệ gắn bó với hợp tác
xã của Trần Văn Hà, Tạp chí Dân tộc học số 3/1986; Kinh tế hộ gia đình ở
vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc của Lê Sỹ Giáo, Tạp chí Thơng
tin Lý luận số 5/1990…Các bài viết trên đã trình bày về đặc điểm kinh tế gia
đình các dân tộc thiểu số nước ta trước Đổi mới. Qua đó đã làm rõ kinh tế gia

20


đình là một hình thức sản xuất dựa trên sở hữu tuyệt đối của Nhà nước về đất
đai, nó phát sinh và phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế - xã hội và là
nguồn thu nhập bổ sung của người lao động. Đó là cơ sở sản xuất nhỏ trong
thời kỳ quá độ, chịu sự tác động cơ bản của quy luật giá trị và thị trường.
Khi đề cập đến Sinh kế của một tộc người cụ thể, có bài viết Vai trị
giới trong cải thiện sinh kế của người Xơ đăng của Bùi Thị Thanh Hà, Tạp
chí Khoa học về phụ nữ, số 1/2005. Bên cạnh đó cịn có bài viết “Sinh kế phụ
thuộc vào tài ngun rừng của người Tà ôi (Pacoh) ở thôn Phú Thượng, xã
Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh hiện nay” của
tác giả Nguyễn Xuân Hồng và bài viết “Sinh kế người Cơ tu: Khả năng tiếp

cận và cơ hội – Nghiên cứu trường hợp ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Trần Thị Mai An. Hai bài viết này đều được đăng trên
Thông báo Dân tộc học năm 2005. Trong hai nghiên cứu trên, các tác giả đã
nói đến mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, cụ thể là vùng rừng núi đã tác
động đến kế sinh nhai truyền thống của các cộng đồng phụ thuộc vào rừng.
Rừng đã trở thành mạng lưới an toàn, bảo đảm cuộc sống cho cư dân nơi đây.
Vấn đề sinh kế cũng đã trở thành đề tài của một số luận văn thạc sĩ
ngành Nhân học và Xã hội học như: Biến đổi sinh kế của người Mường vùng
hồ thủy điện Hịa Bình – Nghiên cứu trường hợp xã Hiền Lương, huyện Đà
Bắc, tỉnh Hịa Bình của tác giả Trịnh Thị Hạnh (2008). Trong luận văn này,
tác giả đã đi sâu tìm hiểu về sự thay đổi của môi trường sinh kế (bao gồm có
mơi trường tự nhiên và xã hội) của người Mường ở xã Hiền Lương trước và
sau tái định cư. Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày về những biến đổi sinh kế
và những thích ứng về văn hóa của người Mường, đồng thời cũng đưa ra
những biện pháp nhằm ổn định đời sống và phát triển sản xuất của người
Mường ở Hiền Lương.
Luận văn thạc sĩ Xã hội học Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình
tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (2009) của tác giả Trương Thúy Hằng

21


đã làm rõ thực trạng các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình ở Bắc Ninh và
những ảnh hưởng của nó đến mơi trường sống và bảo tồn văn hóa. Trong luận
văn, tác giả có sử dụng lý thuyết về Phát triển nông thôn bền vững. Tác giả
cho rằng nơng thơn Việt Nam có bản chất hỗn hợp với biểu hiện tập trung
nhất là sự mâu thuẫn và thống nhất giữa nơng nghiệp và phi nơng nghiệp. Đó
thực chất là một sự chuyển đổi từ nông thôn hỗn hợp cũ sang nông thôn mới
tiến bộ hơn, từ nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa.
Soi vào địa bàn nghiên cứu, tác giả đã khẳng định nơng nghiệp khơng cịn
được coi là nguồn sinh kế đáng kể của các hộ gia đình ở đây, họ coi hoạt động

sản xuất, mua bán phế liệu là hoạt động sinh kế chính đem lại nguồn thu nhập
cho hộ. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra nếu biết nắm bắt cơ hội thị trường, sẽ tạo
đà thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó cũng là yếu tố giúp cho sinh kế người dân
được đảm bảo.
Gần đây, tác giả Nguyễn Văn Sửu đã giới thiệu hai cơng trình: “Tác
động của Cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đến sinh kế người nông dân Việt
Nam - trường hợp một làng ven đô Hà Nội” trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế
Việt Nam học lần thứ III (2008) và “Khung sinh kế bền vững - Một cách phân
tích tồn diện về phát triển và giảm nghèo” trên Tạp chí Dân tộc học số
2/2010. Trong hai bài viết này, tác giả đã giới thiệu về Khung sinh kế bền
vững DFID, coi đó là một cách tiếp cận toàn diện về sinh kế của con người
trong các bối cảnh khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đi sâu tìm hiểu
về việc thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước đã tác động đến cuộc sống
người nông dân ở làng Phú Điền từ cuối những năm 1990 trở lại đây.
Hiện nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu sâu về biến đổi sinh
kế của người Tày trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, những nghiên cứu gần
đây đã chỉ ra rằng tại Lạng Sơn đã có một bộ phận đáng kể người Tày tham
gia vào các hoạt động buôn bán hàng qua biên giới hoặc từ biên giới về miền

22


xi. Do đó, ngồi việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các dân tộc sinh sống ở
Việt Nam, dân tộc này cịn có mối quan hệ với các tộc người ở Trung Quốc.
Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình. Thông qua
nghiên cứu này, tôi muốn khám phá không gian xã hội vùng biên và những
năng động kinh tế - xã hội của cư dân ở đây.
1.2. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở lý luận
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi ln sử dụng quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong
cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi đề tài. Đặt vấn đề sinh kế
trong điều kiện tự nhiên của vùng người Tày cư trú, trong mối quan hệ biện chứng
giữa truyền thống và hiện đại, trong mối quan hệ với các nhân tố khác.
Một trong những luận điểm của Mác cho rằng “Tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội”, một trong những mặt cơ bản của tồn tại xã hội là Phương thức sản
xuất (phương thức sống) - là yếu tố quyết định, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Theo Ănghen, con người trước hết cần có ăn, mặc, ở, đi lại...nghĩa là những thứ
cần thiết nhất đáp ứng cho nhu cầu tồn tại. Vì thế, việc nghiên cứu sinh kế của một
tộc người có vị trí rất quan trọng trong ngành Dân tộc học/Nhân học.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này là sự kết hợp giữa phân tích các nguồn tài liệu thành
văn và thu thập thông tin trên thực địa bằng các phương pháp trong điền dã
dân tộc học như:
- Quan sát tham gia - một phương pháp tiêu biểu của Dân tộc học/Nhân
học được thực hiện trên thực địa, kết hợp với ghi âm, chụp ảnh nhằm thu thập
tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm tập trung nhằm thu thập
thơng tin định tính, mang tính hồi cố, có chiều sâu và đa dạng. Đối tượng
phỏng vấn bao gồm cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách Nông - Lâm, chủ

23


tịch Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, trưởng thơn, các chủ hộ
gia đình, những người có uy tín trong cộng đồng…
- Phương pháp so sánh: Luận văn kế thừa những tài liệu nghiên cứu
trước đây trong sự so sánh với tư liệu điền dã. Trong nghiên cứu biến đổi,
việc so sánh thông tin thu được sẽ mang tính thuyết phục hơn.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp khác như Phương

pháp hệ thống, phương pháp chuyên gia, phương pháp hồi cố...
1.3. Một số khái niệm cơ bản
1.3.1. Khái niệm sinh kế
- Khái niệm chung về sinh kế
* Sinh kế (livelihood) được hiểu theo cách thông thường nhất là việc
làm, kế sinh nhai hay cách mưu sinh, cách kiếm sống (Từ điển tiếng Việt,
Nxb VHTT, 1999).
Theo Bùi Đình Tối (2004) thì “Sinh kế của hộ hay một cộng đồng là
một tập hợp các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những
quyết định và hoạt động mà họ sẽ thực hiện để khơng những kiếm sống mà
cịn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác sinh kế của một hộ gia
đình hay một cộng đồng cịn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay
cộng đồng đó”.
Sinh kế cịn có một số cách hiểu khác rộng hơn và rõ nghĩa hơn. Trả lời
câu hỏi what is livelihood – sinh kế là gì?, trang web livelihood.wur.nl đã
tổng hợp ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, có thể tóm tắt như sau: “Khái niệm
sinh kế được hiểu một cách rộng rãi trong giới học giả và thực hành phát
triển là cách và ý nghĩa của việc kiếm sống”. Một định nghĩa khác cũng được
chấp nhận khá rộng rãi của Robert Chambers và Gordon Conway là: “Sinh kế
bao gồm những năng lực, tài sản (nguồn lực vật chất và xã hội) và những
hoạt động đáp ứng cho việc sống”. Về nguồn lực, theo DFID’s Sustainable

24


Livelihood Guidance Sheet có 5 loại cơ bản là vốn tự nhiên, vốn con người,
vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tài chính.
Ellis lại đề nghị sinh kế là sự tổng hòa những hoạt động, tài sản và những
cách thức quyết định cách sinh sống đạt được bởi một cá nhân hay hộ gia đình.
Wallman trong khi tiến hành nghiên cứu về sinh kế ở London vào

những năm đầu thập niên 80 đã tiếp cận sinh kế không chỉ dừng lại ở việc tìm
kiếm và xây dựng nơi ở, chuyển tiền và chuẩn bị thức ăn để đặt lên bàn hay
trao đổi trên thị trường. Đó cịn là vấn đề quyền sở hữu, sự lưu chuyển thông
tin, quản lý các mối quan hệ xã hội, sự xác nhận bản sắc của nhóm và đặc
trưng cá nhân. Tất cả những nhiệm vụ mang tính sản xuất đó cùng nhau hợp
thành một sinh kế”. Đối với nhà nhân học như Wallman, sinh kế là một khái
niệm nền tảng cho thấy đời sống xã hội được phân lớp và những lớp này được
chồng chéo lên nhau, cả trong cách thức mà con người nói về họ cũng như
trong cách thức mà họ sẽ được phân tích. Đây là đặc điểm quan trọng nhất
của khái niệm sinh kế.
Đặc điểm chung của các định nghĩa và giả thiết nói trên là chúng nhấn
mạnh một ý tưởng được chấp nhận rộng rãi rằng sinh kế liên quan đến con
người, các nguồn lực của họ và cách thức họ đối mặt với chúng. Sinh kế xoay
quanh các nguồn lực như đất đai, mùa màng, hạt giống, lao động, trí thức, gia
súc, tiền nong…nhưng những nguồn lực này không thể tách rời vấn đề tiếp
cận và thay đổi những tình trạng chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Sinh kế
cịn là vấn đề tạo ra và nắm bắt các cơ hội mới.
Sinh kế tộc người: được hiểu theo nghĩa hẹp hơn là những hoạt động,
cách thức mà tộc người đó lựa chọn phương thức kế sinh nhai. Ở mỗi tộc
người khác nhau, mỗi vùng địa lý khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau thì
phương thức kiếm sống cũng khác nhau. Qua đó phản ánh bức tranh sinh kế
tộc người rất đa dạng.

25


Vấn đề xuyên suốt được đặt ra trong quá trình phát triển của bất cứ lĩnh
vực nào là phát triển bền vững. Vậy thì sinh kế bền vững là gì? Theo hai nhà
nhân học Chambers và Conway, “một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải
phát huy được hết tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện

kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như
những thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi
cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai”.
- Khái niệm “Biến đổi sinh kế” của người Tày
Biến đổi sinh kế của người Tày là khái niệm để chỉ sự thay đổi trong
phương thức kiếm sống (mưu sinh) của người Tày dưới tác động của sự thay
đổi về điều kiện tự nhiên, môi trường sống và nhiều nhân tố khác.
Sinh kế truyền thống của người Tày ở Tân Thanh chủ yếu là canh tác
nông nghiệp với các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn. Bên cạnh đó
cịn có trồng rừng, làm nghề thủ cơng và hoạt động trao đổi, mua bán tại chợ
phiên. Từ khi Đổi mới (1986) đến nay và trực tiếp nhất là việc xây dựng khu
kinh tế cửa khẩu ở xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã làm cho
sinh kế của người Tày ở đây biến đổi mạnh mẽ theo hai chiều hướng: Thứ
nhất là sự chuyển đổi trong sinh kế truyền thống (thay đổi về cơ cấu cây
trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa); thứ hai là sự xuất hiện thêm
các nguồn sinh kế mới đem lại thu nhập cho họ như đi làm thuê bên Trung
Quốc, bốc vác, cùng với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ…Điều đó đã thể
hiện những năng động vươn lên trong sinh kế, đồng thời cũng thể hiện những
thích ứng của tộc người Tày ở đây để sinh tồn ở vùng biên giới.
1.3.2. Một số khái niệm khác
Vùng biên giới (borderland, border region): được hiểu là một khu vực
địa lý gần đường biên (borderline), trong đó có các cộng đồng cư dân sinh
sống và các cộng đồng này có thể có cùng bản sắc văn hóa tộc người mặc dù
họ có thể bị chia cắt bởi một đường biên giới lãnh thổ quốc gia. Như

26


vậy,vùng biên cần được xem xét như một không gian văn hóa – xã hội, các
mối quan hệ qua lại của cư dân ở trong và ngoài biên giới cùng sự tác động

trong quản lý của Nhà nước đối với khu vực giáp biên đã tạo nên các thuộc
tính biên cương của cư dân và hình thành nên khu vực biên giới.
Kinh tế vùng biên: là tổng hợp các hoạt động kinh tế khác nhau ở khu
vực biên giới đất liền. Phát triển kinh tế vùng biên là nhân tố quan trọng thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội và một số lĩnh vực khác của các tỉnh biên giới
nói riêng và của một nước nói chung.
Khu kinh tế cửa khẩu. Khu kinh tế cửa khẩu ở nước ta là một khơng
gian kinh tế xác định, do Chính phủ và Thủ tướng quyết định thành lập. Ở đó
có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc
thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả
kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc quy hoạch, khai thác và sử dụng, phát
triển bền vững các nguồn lực.
1.4. Hƣớng tiếp cận Lý thuyết
Trong nghiên cứu về phát triển nông thôn và giảm nghèo trong thời
gian qua, vấn đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tích
ở những cấp độ khác nhau. Trong đó, Khung sinh kế bền vững được coi là
một cách tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc thảo luận
về sinh kế của con người và đói nghèo trong các bối cảnh khác nhau. Nó có
nguồn gốc từ phân tích của Amartya Sen về các quyền (entitlements) trong
mối quan hệ với nạn đói và đói nghèo và gần đây được Bộ Phát triển Quốc tế
Anh (Department for International Development - DFID) thúc đẩy cũng như
được các học giả cùng với các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi.

27


×