Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nguyên Tắc Quản Trị Hiệu Quả Của Malik Đối Với Vị Trí Giám.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.56 KB, 23 trang )

lOMoARcPSD|38119299

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- - - - &œ - - - -

TIỂU LUẬN
Môn học: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ

Tên đề tài:
NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ CỦA MALIK ĐỐI VỚI VỊ TRÍ GIÁM

ĐỐC PHÁT TRIỂN KINH DOANH

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Gấm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Tân
MSSV: K194070993
Lớp học phần: 222QT4702

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 01 năm 2023

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


- - - - &œ - - - -

TIỂU LUẬN
Môn học: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ

Tên đề tài:
NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ CỦA MALIK ĐỐI VỚI VỊ TRÍ GIÁM

ĐỐC PHÁT TRIỂN KINH DOANH

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Gấm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Tân
MSSV: K194070993
Lớp học phần: 222QT4702

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn Thị Hồng Gấm
đã tận tâm chỉ bảo, truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu, hỗ trợ chúng em
trong việc tiếp thu và giải quyết vấn đề trong từng buổi học, buổi thảo luận và cả về đề
tài cuối kỳ. Nhờ có những lời hướng dẫn đó, bài tiểu luận của em đã hồn thành một
cách tốt nhất. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn Khoa Quản trị kinh doanh, thuộc Trường
Đại học Kinh tế - Luật đã tổ chức giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em được
học tập, tìm hiểu mơn Phát triển kỹ năng quản trị vơ cùng hữu ích này.
Bài tiểu luận tuy đã được hoàn thành nhưng với vốn kiến thức của em vẫn cịn
hạn hẹp nên sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự
thơng cảm cùng những ý kiến đóng góp từ cơ để có thể cải thiện và hồn thành tốt hơn

trong những nghiên cứu khác trong tương lai.
Cuối lời, em xin kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành cơng.
Mong cơ lúc nào cũng khoẻ mạnh để có thể tiếp tục chèo lái con thuyền đưa tri thức
quý báu của mình đến những thế hệ mai sau. Em xin chân thành cảm ơn!

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
....................................................................................................................................
................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Chương 1: CÁC QUY TẮC VÀ KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ..................... 2

1.1 Tập trung vào kết quả: ............................................................................................. 2
1.2 Đóng góp vào tổng thể .............................................................................................. 2
1.3 Tập trung vào một vài điểm .................................................................................... 3
1.4 Tận dụng điểm mạnh ................................................................................................ 3
1.5 Lòng tin........................................................................................................................ 4
Chương 2: XÁC ĐỊNH CÔNG VIỆC VÀ LẬP BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC ..... 5
2.1 Giới thiệu chung về vị trí giám đốc phát triển kinh doanh .............................. 5
2.2 Bảng mô tả công việc: ............................................................................................... 5

2.2.1 Tóm tắt cơng việc: ............................................................................................................. 5
2.2.2 Trách nhiệm công việc: .................................................................................................... 5
2.2.3 Mối quan hệ công việc: .................................................................................................... 6
2.2.4 Thẩm quyền đương nhiệm: ............................................................................................. 6
2.2.5 Điều kiện làm việc:............................................................................................................ 6
2.2.6 Tiêu chuẩn công việc:....................................................................................................... 6
2.3 Bảng tiêu chuẩn công việc: ...................................................................................... 7
Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC QUY TẮC VÀ KỸ NĂNG VÀO CÔNG VIỆC .... 8
3.1 Tập trung vào kết quả .............................................................................................. 8

3.1.1 Đối với kết quả liên quan đến con người: lựa chọn, xúc tiến, phát triển và
triển khai .......................................................................................................................................... 8
3.1.2 Đối với kết quả liên quan đến tiền bạc: mua sắm, sử dụng các nguồn lực tài
chính .................................................................................................................................................. 9
3.2 Đóng góp vào tổng thể .............................................................................................. 9
3.3 Tập trung vào một vài điểm .................................................................................. 10
3.3.1 Xác định điểm mạnh và yếu của nhân viên.............................................................10
3.3.2 Xác định mục tiêu kinh doanh .....................................................................................11
3.3.3 Thiết lập liên kết giữa nguồn lực sẵn có và kết quả mong đợi đạt được .......11
3.3.4 Phân tích và điều chỉnh những thiếu sót...................................................................11
3.4 Tận dụng điểm mạnh .............................................................................................. 12

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

3.4.1 Trao quyền và giám sát công việc cho nhân viên: ................................................12
3.4.2 Đào tạo, xây dựng đội ngũ kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị
trường:.............................................................................................................................................13
3.5 Lòng tin: .................................................................................................................... 13
3.5.1 Sự cởi mở............................................................................................................................14
3.5.2 Sự trung thực .....................................................................................................................14
3.5.3 Sự nhất quán ......................................................................................................................15
3.5.4 Sự tôn trọng........................................................................................................................15
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................17

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299


1

LỜI MỞ ĐẦU
Quản lí là một bộ phận lãnh đạo trong các tổ chức của xã hội, xác định mục tiêu,
nhiệm vụ, đưa ra những định hướng, chiến lược trong tương lai dựa vào nguồn lực hiện
có của doanh nghiệp, tổ chức. Trong suốt q trình đó, nhà quản lí cần phải tuân theo
những nguyên tắc quản lý hiệu quả để có thể đạt được mục tiêu cho tổ chức. Một trong
số đó là những nguyên tắc và kỹ năng quản trị hiệu quả của giáo sư Fredmun Malik để
có thể giúp việc quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức trở nên hiệu quả hơn. Với vị trí
mong muốn giám đốc phát triển kinh doanh trong tương lai, bài tiểu luận sẽ liệt kê
những nguyên tắc và kỹ năng quản trị hiệu quả của giáo sư Fredmun Malik từ đó có thể
áp dụng vào vị trí cơng việc giám đốc phát triển kinh doanh. Từ đó có thể làm rõ được
các nguyên tắc cũng như hoàn cảnh để áp dụng các nguyên tắc đó để việc quản lý trở
nên hiệu quả hơn.

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

2

Chương 1: CÁC QUY TẮC VÀ KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ

1.1 Tập trung vào kết quả:
Điều thực sự quan trọng trong quản lý đó là kết quả. Nhiệm vụ của quản lí là

biến các kỹ năng của các cá nhân và tận dụng các nguồn lực của tổ chức thành hiệu suất
và kết quả. Do đó nguyên tắc này sẽ xác định được hành động của mọi người ở tất cả
các cấp của một tổ chức. Nhà quản lý cần phải có sự nỗ lực liên tục và tập trung theo

một hệ thống để đạt được kết quả cụ thể, đó có thể là một phương án, kế hoạch nhằm
giải quyết vấn đề nào đó. Đầu vào không phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng
hơn hết đó là đầu ra. Để quản lý hiệu quả, tất cả mọi người phải đưa ra quyết định cá
nhân của mình theo hướng tập trung vào kết quả. Một nhà quản lý giỏi là người tập
trung vào đầu ra hơn là đầu vào, tạo được động lực cho nhân viên và khiến cho kết quả
công việc cao hơn so với trước. Đó cũng là người khiến cho các nhân viên và người
tham gia tìm thấy ý nghĩa của cơng việc, kéo mọi người cùng nhìn và hướng vào một
kết quả cụ thể.

1.2 Đóng góp vào tổng thể
Nhà quản lí giỏi là người nhận thức được tổng thể và cố gắng nắm bắt được tổng

thể và qua đó thấy được nhiệm vụ của mình - bất kể vị trí hay chun mơn - là đóng
góp và xây dựng cho tổng thể này. Quản lý hiệu quả là hiểu được nhiệm vụ của mình
khơng phải bằng quan điểm nhìn từ vị trí của bản thân, mà dựa trên những gì mình có
thể đóng góp từ vị trí này nhờ vào kiến thức, khả năng và kinh nghiệm của mình. Bên
cạnh đó, nhà quản lý cũng cần phải phân tích và làm rõ các cách mà các cá nhân đã đã
xây dựng và đóng góp cho tổng thể để từ đó có thể làm nền tảng cho việc đánh giá, tự
điều chỉnh và phối hợp trong tổ chức.

Câu hỏi mà mỗi nhà quản lý nên đặt ra cho bản thân để quản lý hiệu quả đó là
“Liệu mình có thể làm gì để đóng góp, chịu trách nhiệm cho cơng việc này thành cơng
? ” để từ đó có một tư duy tổng thể:

• Đóng góp cho đại cục.
• Nhà quản lý cần chỉ rõ cho nhân viên thấy tổng thể là gì để họ có thể nhận ra
giống như nhạc trưởng và dàn nhạc.

Downloaded by van nguyen ()


lOMoARcPSD|38119299

3

• Khơng chỉ là phối hợp nói chung, mà là sự phối hợp hướng đến tổng thể tương
ứng.

• Các mối quan hệ giữa họ không quan trọng, nhiệm vụ cần làm mới là điều quan
trọng và xác định những việc phải làm.

Đóng góp cho tổng thể là những gì tạo ra động lực cần thiết trong một tổ chức,
một động lực mà không phụ thuộc vào sự tương tác hằng ngày hay bất kì khuyến khích
động viên nào của người giám sát. Nhờ đó một dạng động lực lớn hơn nhiều so với
động lực thông thường sẽ xuất hiện.

1.3 Tập trung vào một vài điểm
Ít nghề nào phải đối mặt với nguy cơ phân tán lực lượng cũng như tình trạng bận

rộn và tính thay đổi liên tục như nghề quản lí. Việc tập trung vào một vài điểm sẽ khiến
cho bản thân khơng bị tiêu phí năng lượng. Bằng cách giới hạn bản thân và tập trung
vào một vài điểm trọng tâm, tính chuyên nghiệp sẽ được bộc lộ. Quản lý hiệu quả có
thể là đối phó với nhiều vấn đề khác nhau, hoặc cùng một lúc, nhưng không thể hoàn
toàn giải quyết được mọi vấn đề trong chỉ trong một thời gian ngắn. Vì vậy cần phải
xác định và tập trung nguồn lực để giải quyết những vấn đề cấp bách hoặc ưu tiên hơn.
Tập trung vào một vài điểm sẽ giúp nhà điều hành quản lý thời gian tốt hơn, quản lý
được mục tiêu và kết quả đặt ra, tạo ra năng suất cao hơn.

1.4 Tận dụng điểm mạnh
Đối với một người quản lí thì cần phải xem xét và tận dụng các điểm mạnh của


nhân viên khi quản lý trong cơng việc để có thể thúc đẩy sự hợp tác, phát triển kĩ năng
và sự tự tin trong một vai trị. Cần phải cân nhắc tìm kiếm những nhân viên có năng lực,
kỹ năng phù hợp với vai trị và thế mạnh của họ. Từ đó họ có thể thể hiện những những
điểm mạnh của mình thơng qua những đóng góp ý kiến, đưa ra những sáng kiến, giải
pháp cho các vấn đề của cơng ty góp phần xây dựng vào những giải pháp, chiến lược
phù hợp với những điểm mạnh của từng cá nhân.

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

4

1.5 Lòng tin
Nhà quản lí phải tạo được mơi trường quản lí lành mạnh nắm bắt tâm lí và xây

dựng lịng tin đối với từng cá nhân, không đổ lỗi và trốn tránh trách nhiệm cho sai lầm
của mình, lắng nghe những đóng góp ý kiến, đề xuất của từng cá nhân không bỏ qua
những lời họ nói trong q trình họp. Nhà quản lí phải chân thành, giữ lời hứa với nhân
viên và không mưu đồ toan tính. Nếu nhà quản lí có được lịng tin của mọi người thì
cuộc họp sẽ trở nên sn sẻ, mọi người đều có thể tự tin bày tỏ quan điểm của mình,
thống nhất được hướng đi chung để giúp công ty ngày càng đi lên.

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

5

Chương 2: XÁC ĐỊNH CÔNG VIỆC VÀ LẬP BẢNG MÔ TẢ CƠNG VIỆC


2.1 Giới thiệu chung về vị trí giám đốc phát triển kinh doanh
Giám đốc phát triển kinh doanh là người có trách nhiệm trong việc điều hành các

hoạt động trong doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu. Bên cạnh
đó giám đóc phát triển kinh doanh cịn có vai trị nhận diện và xây dựng những cơ hội
kinh doanh mới, phát triển thương hiệu và mở rộng uy tín của cơng ty.

Giám đốc phát triển kinh doanh cũng là người trực tiếp quản lý đội ngũ nhân
viên và khách hàng. Họ sẽ là người thường xuyên cập nhật các xu hướng mới của thị
trường, viết báo cáo và kế hoạch phát triển, đồng thời lập kế hoạch mục tiêu dài hạn để
đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

2.2 Bảng mơ tả cơng việc:

2.2.1 Tóm tắt cơng việc:
Giám đốc phát triển kinh doanh là một vị trí quản lý cấp cao liên quan đến việc

quản lý và chỉ đạo một tổ chức. Giám đốc phát triển kinh doanh đóng vai trò là cầu nối
giữa đội ngũ nhân viên kinh doanh, những người trực tiếp tăng doanh thu cho công ty
với ban lãnh đạo.

2.2.2 Trách nhiệm công việc:
- Xác định các cơ hội kinh doanh mới, thị trường mới, quan hệ đối tác mới.
- Tiếp cận các dự án mới, chịu trách nhiệm về sự phát triển kinh doanh.
- Bảo vệ giá trị của tổ chức bằng cách giữ bí mật thơng tin, duy trì mạng lưới cá

nhân, tham gia vào các tổ chức chuyên nghiệp.
- Xây dựng và đàm phán hợp đồng, đấu thầu tích hợp các yêu cầu hợp đồng với


hoạt động kinh doanh và kỹ thuật, kiểm tra rủi ro và tiềm năng, ước tính nhu cầu và
mục tiêu của đối tác.

- Đào tạo nhân viên.
- Xây dựng đội ngũ kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị trường.
- Nắm bắt những thay đổi trong thị trường mới, xu hướng toàn cầu.

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

6

- Duy trì mối quan hệ với các đối tác, khách hàng tiềm năng để mở rộng thị phần
và địa bàn kinh doanh.

- Tìm ra những yếu tố gây tốn kém nhất.
- Gửi báo cáo tiến độ hàng tuần và đảm bảo dữ liệu chính xác.
- Thường xuyên cập nhật các sản phẩm, dịch vụ cũng như giải pháp mới, phù
hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

2.2.3 Mối quan hệ công việc:
- Có mối quan hệ với các chủ đầu tư như chủ đầu tư, chủ dự án công nghiệp, tư

vấn.
- Liên hệ và giải quyết các vấn đề với khách hàng.
- Báo cáo cho quản lý.

2.2.4 Thẩm quyền đương nhiệm:
- Giới thiệu chính sách mới và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận.

- Liên hệ với khách hàng để giải quyết vấn đề.
- Thảo luận với người có cùng thẩm quyền để đạt được sự đồng thuận.
- Đánh giá, xem xét các ý kiến thu thập được từ khách hàng để đề xuất phương

án cải tiến mới.
- Trao quyền thông qua việc làm và giám sát công việc của họ.

2.2.5 Điều kiện làm việc:
Trang bị máy fax, máy tính, điện thoại, photocopy, làm việc trong phịng có điều

hịa, làm việc giờ hành chính.

2.2.6 Tiêu chuẩn cơng việc:
- Phải chính xác trong cơng việc.
- Tăng doanh thu công ty.
- Phát triển sản phẩm mới.
- Đề xuất các phương án thực hiện hợp đồng với khách hàng.

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

7

2.3 Bảng tiêu chuẩn công việc:
- Tiếng Anh tốt và có kỹ năng tiếp cận dự án mới.
- Hiểu được hành vi khách hàng và có sự nhạy bén trong kinh doanh.
- Có khả năng xoay sở trong các tình huống bất lợi.
- Dự đốn được các tình huống có thể xảy ra.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc như Quản trị kinh doanh, Giám đốc


marketing, v.v.
- Bằng cấp về Marketing, kinh doanh hoặc lĩnh vực liên quan.
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh như nhân viên kinh doanh,

nhân viên marketing, sales...

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

8

Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC QUY TẮC VÀ KỸ NĂNG VÀO CÔNG VIỆC

3.1 Tập trung vào kết quả
Để có thể đạt được kết quả tốt nhất, một giám đốc phát triển kinh doanh cần xây

dựng kế hoạch mục tiêu rõ ràng, xác định hoặc ước lượng đầu ra của quy trình quản lý
của mình. Từ đó, tối ưu hóa các kết quả liên quan đến con người cũng như các kết quả
liên quan đến tiền bạc.

3.1.1 Đối với kết quả liên quan đến con người: lựa chọn, xúc tiến, phát triển và triển
khai
Con người bên ngồi cơng ty

Nhiệm vụ chính của giám đốc phát triển kinh doanh là tìm ra những cơ hội kinh
doanh cho doanh nghiệp của mình; do đó, việc duy trì các mối quan hệ bên ngoài (đối
tác, khách hàng) là điều tất yếu. Tuy nhiên để gắn kết các đối tượng bên ngoài với kết
quả mong muốn đạt được, giám đốc phát triển kinh doanh cần hiểu rõ nguồn lực và vị

thế của cơng ty mình cũng như của đối tác để tìm được đối tác phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh doanh của công ty.

Ví dụ: Cơng ty có thể thơng qua mơ hình SWOT (Strength, Weakness,
Opportunity, Threat) xác định vị trí của mình trong thị trường kinh doanh để tìm kiếm
khách hàng phù hợp với nguồn lực hiện tại cũng như nắm bắt được các cơ hội phù hợp
với định hướng của cơng ty. Từ đó, tối ưu hóa kết quả của các hợp đồng đàm phán với
các đối tác, và khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Con người thuộc nội bộ công ty

Giám đốc phát triển kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng đội
ngũ nhân viên của mình để đảm bảo hoạt động phát triển và triển khai trong công ty đi
đúng hướng với kết quả kinh doanh đề ra ban đầu. Cần đào tạo nhân viên của mình làm
việc theo nguyên tắc tập trung vào kết quả kinh doanh để tạo hiệu quả cao trong công
việc. Nhân viên kinh doanh sẽ dễ dàng hình thành sự thích thú tự hào đối với cơng việc
của mình và từ đó có động lực để phát triển hơn trong các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.

Ví dụ: Trước mỗi dự án mới, giám đốc phát triển kinh doanh cần tổ chức các
cuộc họp để ngay từ đầu xác định mục tiêu kết quả cần đạt được cho nhân viên của

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

9

mình. Bên cạnh đó, trong q trình hoạt động, cần theo dõi tiến độ làm việc của các
nhân viên đảm bảo mỗi cá nhân đều tập trung vào kết quả kinh doanh.

3.1.2 Đối với kết quả liên quan đến tiền bạc: mua sắm, sử dụng các nguồn lực tài

chính

Mặc dù giám đốc phát triển kinh doanh không trực tiếp chịu trách nhiệm đối với
việc lên kế hoạch phân bổ tài chính của một doanh nghiệp, nhưng vị trí này địi hỏi cái
nhìn tổng quan về tài chính cần thiết cho q trình kinh doanh (doanh thu, các chi phí)
để lên kế hoạch, mục tiêu phù hợp với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp và dự trù
phù hợp cho phịng ban tài chính. Qua đó, kết quả đạt được có thể đáp ứng yêu cầu ban
đầu của mảng phát triển kinh doanh nói riêng và của tồn cơng ty nói chung.

3.2 Đóng góp vào tổng thể
Chức vụ giám đốc phát triển kinh doanh có thể được xem như một dấu ấn nổi

bật trong sự nghiệp vì để đạt được vị trí này cần có trình độ và kỹ năng ở mức chuyên
sâu trong lĩnh vực kinh doanh. Những u cầu đó khơng những giúp nhà quản lý có
được sự tín nhiệm, của các nhân viên kinh doanh, của ban lãnh đạo mà còn đem lại
những phúc lợi ưu tiên tốt hơn trong ngành. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao trong
công việc, họ không nên chỉ dựa vào chức danh vị trí của họ để đưa ra quyết định, mà
cần hiểu được nhiệm vụ của mình dựa trên những gì họ có thể đóng góp cho tập thể
doanh nghiệp, trong mối tương quan liên kết với các vị trí khác trong cơng ty. Việc tự
xây dựng cho mình một tư duy tổng thể vững chắc là rất quan trọng khi mà ở mức độ
chuyên gia này, người ta dễ có tầm nhìn hạn hẹp vì q tin và tự hào, từ đó khơng thể
nhìn xa hơn lĩnh vực chun mơn của mình. Cụ thể hơn, họ cần có cái nhìn tổng thể khi
lên chiến lược kinh doanh cho dự án của công ty cũng như khi tiếp cận các đối tác tiềm
năng. Bên cạnh đó, một giám đốc phát triển kinh doanh giỏi là một người khơng chỉ
phát triển bản thân vì mục đích đóng góp cho tồn thể cơng ty mà cịn cần chỉ rõ cho
những nhân viên của mình thấy được tầm quan trọng của nguyên tắc này. Từ đó, một
dạng động lực ổn định và to lớn sẽ xuất hiện, các cá nhân sẽ làm việc với tinh thần tự
nguyện và ham thích đối với cơng việc. Và các bên có thể cùng phối hợp nhịp nhàng
hướng đến tổng thể tương ứng, mang lại kết quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp.


Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

10

Ví dụ: Bên cạnh mục tiêu tập trung thúc đẩy doanh số, khi lên chiến lược kinh
doanh cho một sản phẩm mới của doanh nghiệp, giám đốc phát triển kinh doanh cần
xem xét chiến lược của mình có phù hợp với hoạt động của các phịng ban khác hay
khơng. Giả sử với phịng ban phát triển sản phẩm, cần họp để đảm bảo rằng nhân viên
kinh doanh khi tiến hành bán sản phẩm cho khách hàng hiểu rõ được các đặc tính của
sản phẩm từ đó tư vấn cho khách hàng hiệu quả và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm
năng hơn.

3.3 Tập trung vào một vài điểm
Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng hiện đại và phát triển vượt bậc, càng có nhiều

yếu tố gây xao nhãng xuất hiện, do đó việc tập trung vào một vài điểm nhất định để
tránh hao tổn nguồn lực là tất yếu với lĩnh vực kinh doanh nói riêng và tồn thể các
ngành nghề khác nói chung. Với vai trị là nhà quản lý cấp cao trong mảng kinh doanh,
giám đốc phát triển kinh doanh cần xác định đúng đắn những yếu tố cần đầu tư nguồn
lực để đạt được kết quả như mong đợi thay vì phân tán tài nguyên của doanh nghiệp mà
không đạt được bất kỳ điều gì. Những lĩnh vực trọng tâm cần chú ý để thành cơng với
vị trí này bao gồm: xác định được điểm mạnh điểm yếu của nhân viên, mục tiêu cần đạt
được, thiết lập liên kết giữa nguồn lực sẵn có và kết quả mong đợi đạt được, phân tích
và điều chỉnh những thiếu sót.

3.3.1 Xác định điểm mạnh và yếu của nhân viên
Đây là lĩnh vực cốt yếu để phát triển trong nguyên tắc tiếp theo - Tận dụng điểm


mạnh. Bản chất lĩnh vực phát triển kinh doanh bao gồm nhiều mảng nhỏ khác nhau như
bộ phận nghiên cứu tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bộ phận quản lý khách hàng. Vậy
nên, giám đốc kinh doanh cần hiểu rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của nhân viên
kinh doanh từ đó phân bổ công việc phù hợp với năng lực của mỗi nhân viên trong
phịng ban. Từ đó, tận dụng được khả năng làm việc của nhân viên và giúp đạt được kết
quả tối ưu nhất.

Ví dụ: Cùng làm việc trong bộ phận kinh doanh nhưng sẽ có nhân viên có kỹ
năng giao tiếp với các khách hàng tốt hơn so với xử lý dữ liệu. Khi đó, giám đốc phát
triển kinh doanh nên phân bổ những nhân viên này vào bộ phận liên quan đến chăm soc

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

11

khách hàng chứ không phải các bộ phận về nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách
hàng tiềm năng.

3.3.2 Xác định mục tiêu kinh doanh
Mục tiêu kinh doanh nên được giám đốc phát triển kinh doanh hình thành qua

nguyên tắc SMART (rõ ràng, đo lường được, có thể đạt được, thực tế, theo khung thời
gian). Việc xác định mục tiêu kinh doanh theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho bản thân
giám đốc phát triển kinh doanh và cả phòng ban kinh doanh hiểu được những việc cần
làm để giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Khi đó, những hoạt động diễn ra trong chu
kỳ kinh doanh của cả nhóm sẽ thống nhất với nhau và việc phân bổ các nguồn lực (vơ
hình và hữu hình) sẽ được cụ thể rõ ràng, giảm thiểu tối đa việc lãng phí tài nguyên.


Ví dụ: Khi phát sinh một khoản chi ngồi dự kiến địi hỏi nhân viên cần phải tự
mình ra quyết định nhanh chóng mà khơng cần thiết phải tham vấn với cấp trên. Họ có
thể bám với các mục tiêu kinh doanh ban đầu mà giám đốc đề ra để đưa ra quyết định
phù hợp.

3.3.3 Thiết lập liên kết giữa nguồn lực sẵn có và kết quả mong đợi đạt được
Giám đốc phát triển kinh doanh cần hiểu được mối quan hệ giữa năng lực nhân

viên của mình với kết quả kinh doanh tối ưu của bản thân họ, trong mối tương quan so
sánh với mục tiêu chung của tổ chức. Sau đó, xác định những điểm bất thuận lợi, tìm ra
giải pháp tương ứng và từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh thực tế và có khả năng
thành cơng cao.

Ví dụ: Nếu chỉ tập trung vào kết quả mong muốn đạt được mà đề ra những quy
trình chiến lược mang tính chủ quan thì những nhân viên có thể bị quá khả năng. Điều
này sẽ dẫn đến việc không những không đạt được kết quả kỳ vọng mà giám đốc phát
triển kinh doanh đề ra ban đầu mà toàn bộ dự án có thể thất bại và lãng phí nguồn lực.

3.3.4 Phân tích và điều chỉnh những thiếu sót
Ở mỗi dự án, mỗi thời điểm khác nhau sẽ tồn tại những thiếu sót khác nhau; do

đó, nhà quản lý cần tiến hành phân tích so sánh thường xuyên và dài hạn nhân viên của
mình cũng như thị trường kinh doanh khơng ngừng biến đổi. Sau đó, điều chỉnh những
thiếu sót thơng qua việc không ngừng nâng cao khả năng của bản thân cũng như huấn

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

12


luyện cho các nhân viên của mình. Điều này cho phép giám đốc phát triển kinh doanh
và phịng ban của mình thực hiện các hoạt động kinh doanh tập trung và quan liêu, đồng
thời duy trì hiệu quả của các dự án kinh doanh ở mỗi thời điểm khác nhau.

Ví dụ: sau một dự án khơng đạt được kết quả như ban đầu đề ra, người giám đốc
phát triển kinh doanh thay vì chán nản thất vọng thì cần vững lịng, nhìn nhận lại tồn
bộ q trình hoạt động tìm ra những điểm hạn chế của. Từ đó, họp thảo luận với các
nhân viên cũng như các phịng ban khác để phân tích và điều chỉnh những nhược điểm,
rút kinh nghiệm cho dự án tiếp theo nhằm giúp đạt được kết quả tốt hơn và tránh lãng
phí nguồn lực vào những sai lệch như dự án trước đó.

3.4 Tận dụng điểm mạnh

3.4.1 Trao quyền và giám sát công việc cho nhân viên:
Đối với vị trí giám đốc phát triển kinh doanh là một vị trí quản lý cấp cao thì

khối lượng cơng việc sẽ rất lớn chính vì vậy họ cần phải biết quản lý khối lượng công
việc của mình như giám sát tiến độ cơng việc của nhân viên và quản lý thời gian để
tham gia các cuộc họp của công ty và các buổi đào tạo khác…Việc nắm càng nhiều
quyền lực thì khối lượng cơng việc mà vị trí giám đốc phát triển kinh doanh phải giải
quyết ngày càng nhiều bởi vì quyền lực càng cao thì trách nhiệm càng nhiều. Việc phân
quyền sẽ giúp nhà quản lý giảm bớt áp lực cơng việc và có thể tập trung cho các công
việc trọng yếu khác. Thông thường, các vị trí quản lý như giám đốc phát triển kinh
doanh sẽ gặp phải những khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề như: giao không
đúng người đúng việc, không lập đúng kế hoạch kinh doanh, đặt sai thời gian hồn
thành, chậm tiến độ… Với khối lượng cơng việc lớn như vậy thì nhà quản lý cần phải
tìm cách giảm bớt khối lượng công việc bằng cách phân quyền cho nhân viên cấp dưới.
Để việc phân chia và quản lý hiệu quả thì nhà quản lý cần phải xác định rõ những điểm
mạnh, yếu của từng nhân viên và khả năng hồn thành cơng việc của họ. Việc tận dụng

điểm mạnh của nhân viên là một lợi thế bởi vì khi kết hợp nhiệm vụ với điểm mạnh sẽ
sử dụng con người ở lĩnh vực mà họ đã thành thạo và kết quả đạt được là sẽ xuất hiện
hiệu suất công việc ở mức xuất sắc và sẽ khơng bao giờ có vấn đề về động lực vì con
người sẽ làm việc tốt ở lĩnh vực mà họ có thế mạnh hơn nữa việc tận dụng điểm mạnh

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

13

của nhân viên sẽ giúp phân bổ nguồn lực hợp lí, giúp cơng ty có thể tối ưu được chi phí
thơng qua việc phân bổ “đúng người đúng việc”.

Ví dụ: Đối với những nhân viên giỏi có kinh nghiệm trong việc thu thập và phân
tích dữ liệu thì giám đốc phát triển kinh doanh có thể trao quyền và cung cấp công cụ
và nguồn lực để họ có thể làm khảo sát và tiến hành phân tích dữ liệu từ đó đưa ra những
chiến lược phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, có thể kết hợp với các phịng
ban khác để hợp tác và thực thi những chiến lược đó.

3.4.2 Đào tạo, xây dựng đội ngũ kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị
trường:

Khơng có thành tựu nào có thể đến từ điểm yếu của con người, mà chỉ đến từ
điểm mạnh của họ. Một trong những nhiệm vụ lãnh đạo quan trọng nhất là tìm kiếm
điểm mạnh của mọi người, tận dụng những điểm mạnh đó và sắp xếp các nhiệm vụ của
họ theo cách mà họ có thể sử dụng điểm mạnh của mình và đạt được thành cơng với
chúng. Giám đốc phát triển kinh doanh cũng là người chịu trách nhiệm hướng dẫn các
khoá học giúp nhân viên có thể trau dồi kỹ năng, đào tạo điểm mạnh và tối ưu hiệu suất
làm việc. Nếu trong trường hợp tốt nhất thì nên đào tạo và phát triển điểm mạnh của

nhân viên đúng với mong muốn và nhu cầu hồn thiện bản thân của họ, nhưng đơi khi
vẫn phải xét đến hiệu quả và lợi ích cho doanh nghiệp. Vì vậy giám đốc phát triển kinh
doanh là người sẽ đảm bảo việc hướng dẫn, nuôi dưỡng và tôn trọng nhân viên để họ
có thể tập trung điểm mạnh trong công việc phù hợp với xu thế phát triển của thị trường,
bên cạnh đó giám đốc phát triển kinh doanh cũng là người khéo léo đan cài những cơ
hội cũng như thử thách để họ có thể bức phá, phát triển những điểm mạnh của mình,
giúp doanh nghiệp sở hữu thêm nhiều nhân tố tiềm năng. Để có thể xây dựng được đội
ngũ kinh doanh chuyên nghiệp thì giám đốc phát triển kinh doanh cũng nên giúp các
nhân viên hiểu được các điểm mạnh, điểm yếu của nhau thông qua đó có sự bổ trợ qua
lại giữa các bộ phận để có thể dễ dàng sắp xếp và bố trí các vị trí phù hợp để tận dụng
tối ưu năng lực với từng cá nhân trong tổ chức.

3.5 Lòng tin:
Lòng tin là những giá trị bền vững trong thế giới quan và ln đúng đối với mỗi

cá nhân đó. Lịng tin trong tổ chức được hình thành khi các thành viên có tinh thần hợp

Downloaded by van nguyen ()

lOMoARcPSD|38119299

14

tác và hỗ trợ lẫn nhau. Đối với vị trí cấp cao như giám đốc phát triển kinh doanh thì
việc có được lịng tin đối với nhân viên mình là hết sức quan trọng. Bởi vì lịng tin chính
là cơ sở để hệ thống hoạt động thơng minh và có khả năng chống lỗi. Nơi nào thiếu lịng
tin thì nơi đó động lực sẽ bị huỷ hoại. Lịng tin được hình thành dựa trên 4 yếu tố cơ
bản đó là: sự cởi mở, trung thực, nhất quán và tôn trọng.

3.5.1 Sự cởi mở

Đối với vị trí giám đốc phát triển kinh doanh thì cần phải có sự cởi mở để thực

thi công việc và xây dựng được niềm tin đối với các nhân viên cấp dưới. Sự cởi mở
được thể hiện qua việc giám đốc phát triển kinh doanh sẵn sàng tiếp thu những ý kiến,
đóng góp, các quan điểm cá nhân, ý tưởng và suy nghĩ của nhân viên cấp dưới. Điều đó
có thể khiến nhân viên cảm thấy thoải mái và có động lực hơn vì nhà quản lí biết trân
trọng và lắng nghe nhân viên, làm cho mọi người trong tổ chức cảm thấy gần gũi, gắn
bó và chia sẻ lẫn nhau. Sự cởi mở giúp thông tin được thông suốt và cập nhật liên tục,
tăng khả năng phối hợp. Nếu có rào cản trong việc giao tiếp giữa nhà quản lý với nhân
viên sẽ làm cho mối quan hệ ngày càng xa cách và dễ xuất hiện rạng nứt do những hiểu
lầm trong các mối quan hệ.

Để có thể khuyến khích sự cởi mở trong việc giao tiếp của tổ chức thì giám đốc
phát triển kinh doanh cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc họp măt, gặp gỡ giữa các
thành viên. Trong các cuộc họp, hội nghị cần khuyến khích nhân viên mạnh dạn, tự tin
nêu ra quan điểm, chia sẻ thông tin, tranh luận để thống nhất ý kiến. Hơn nữa, giám đốc
phát triển kinh doanh cần tránh áp đặt suy nghĩ, hay đưa ra các quan điểm chủ quan áp
đặt ý kiến. Có vậy, mới có cái nhìn tổng qt và sâu xa hơn trong cách tiếp cận và giải
quyết vấn đề. Cởi mở trong giao tiếp giúp luồng thông tin luôn được thông suốt, làm
tăng động lực làm việc của nhân viên.

3.5.2 Sự trung thực
Sự trung thực là tuân theo những nguyên tắc và các chuẩn mực đạo đức, thành

thật trong cả lời nói và hành động với bản thân và mọi người trong tổ chức. Đối với nhà
quản lý cấp cao như giám đốc phát triển kinh doanh thì phải có tiếng nói và địa vị nhất
định trong lịng mọi người. Muốn được sự cơng nhận từ mọi người thì trước hết họ phải
là một người trung thực, khiến người khác tin tưởng vào năng lực và đạo đức, lời nói

Downloaded by van nguyen ()



×