Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận xã hội học đại cương tình hình kinh tế hộ gia đình và tính dễ bị tổn thương trong bối cảnh đại dịch covid 19”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.44 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN : XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ BÀI : “TÌNH HÌNH KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19”

MỤC LỤC

CÂU 1: Nêu đối tượng nghiên cứu của Xã hội học? Mỗi quan hệ giữa xã
hội học với các ngành khoa học khác?...........................................................3

1. Đối tượng nghiên cứu Xã hội học.........................................................3
2. Mối quan hệ giữ xã hội học và các ngành khoa học khác..................4

2.1 Với Triết học :....................................................................................4
2.2 Với sử học và tâm lý học:..................................................................4
2.3 Với Kinh tế học..................................................................................5
2.4 Với chính trị học :..............................................................................5
CÂU 2: 6
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19.............................6
1. Lý do nghiên cứu ( Tính cấp thiết của đề tài ).....................................6

2. Mục địch và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................13
2.1 Mục đích...........................................................................................13
2.2 Nhiệm vụ..........................................................................................13

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiêm cứu.........................................14
3.1 Đối tượng nghiên cứu:........................................................................14
3.2 Khách thể nghiên cứu.........................................................................14
3.3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................14


4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................14
4.1. Phân tích tài liệu :.............................................................................14
4.2. Phân tích thống kê và quản lý dữ liệu...............................................14
4.3. Lập bảng hỏi cấu trúc.......................................................................14
4.4. Phỏng vấn..........................................................................................15
4.5. Phương pháp tổng hợp lý thuyết:......................................................15

5. Thực trạng vấn đề nghiên cứu..............................................................15

2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................18

BÀI LÀM
CÂU 1: Nêu đối tượng nghiên cứu của Xã hội học? Mỗi quan hệ
giữa xã hội học với các ngành khoa học khác?
1. Đối tượng nghiên cứu Xã hội học.
Trước hết xã hội học nghiên cứu mặt xã hội của xã hội. Nhưng mặt xã
hội đó lại là đối tượng nghiên cứu chung của nhiều ngành khoa học khác
nhau. Chẳng hạn nó là đối tượng của khoa học kinh tế khi nghiên cứu về sản
xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng vật chất, hoặc nó trở thành đối tượng của
khoa học chính trị khi nghiên cứu về quyền lực, nó là đối tượng của khảo cổ
học khi nghiên cứu những gì cịn lại của những nền văn minh đã mất,... Còn
"xã hội học là khoa học nghiên cứu chủ yếu về các khuôn mẫu của các tương
tác con người trong xã hội (social interactions)". Các tương tác đó diễn ra
trong trường quan hệ xã hội giữa các chủ thể xã hội (cá nhân, nhóm, cộng
đồng, xã hội tổng thể) diễn ra trong các hoạt động xã hội (sản xuất, văn hóa,
tái sản sinh xã hội, quản lý, giao tiếp). Để nghiên cứu được những điều đó, xã
hội học phải bắt đầu từ các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội. Trên cơ sở
đó nhằm nắm bắt cho được trạng thái chất lượng của xã hội ở tầm vĩ mô hay

vi mô, ở bề mặt cắt hay tầng sâu tiềm ẩn, ở một thời gian cụ thể và trong một
không gian xác định với mục đích là thay đổi trạng thái đó theo chiều hướng
có lợi hơn và tiến bộ hơn. Như thế nếu xã hội học sử dụng kết quả của khảo
cổ học hay dân tộc học khi nghiên cứu quá khứ, thì cũng là để phục vụ cho
việc nắm bắt trạng thái xã hội đương đại. Tương tự như thế, xã hội học có thể
liên kết chặt chẽ với tâm lý xã hội, nhân chủng học, kinh tế học hay luật học
thì mục tiêu cuối cùng hướng đến cũng là đi tìm về một trang thái xã hội hiện
thực nào đó.
XH là một chỉnh thể rộng lớn toàn diện, là khách thể nghiên cứu của
nhiều KHXH, trong đó có XHH.Theo đó, đối tượng nghiên cứu của XHH là

3

các quan hệ Xh, tương tác XH được biểu hiện thông qua các hành vi Xh giữa
người với người trong các nhóm, các hệ thống Xh.

Xét trong tiến trình phát triển của XHH, các vấn đề kép : “con người –
xã hội”; hành động xã hội – cơ cấu xã hội”; và “vi mô - vĩ mô” . là chủ đề
trung tâm trong nghiên cứu XHH.

Quan điểm chính thống được thừa nhận về đối tượng N/c của XHH:
Là giữa một bên là con người với tư cách là các cá nhân, các nhóm, các
cộng đồng XH với một bên là XH với tư cách là các hệ thống XH, các thiết
chế Xh và cơ cấu xh.
Nói một cách kh qt, đối tượng nghiên cứu của XHH là mối quan hệ
tương tác về hành vi XH của con người, mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng
lẫn nhau giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm, cộng đồng
người và một bên là xã hội với tư cách là hệ thống XH, cơ cấu XH.
2. Mối quan hệ giữ xã hội học và các ngành khoa học khác.
2.1 Với Triết học :

- Triết học là khoa học nghiên cứu quy luật chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư duy. Quan hệ giữa XHH và triết học là mối quan hệ giữa 1
KHXH cụ thể với 1 KH về thể giới quan trong quan hệ đó. Triết học và KH
triết học Mác-Lênin là nền tảng thế giới quan, là cơ sở PP luận cho ng.cứu
của XH học, macxit. Các nhà XHH macxit vận dụng chủ nghĩa DVLS và
phép biện chứng duy vật làm công cụ lý luận sắc bén để nghien cứu và cải
thiện mối quan hệ giữa con người và XH.
- Ngược lại qua nghiên cứu thực nghiệm XHH lại cung cấp số liệu
thông tin, bằng chứng mới, số liệu mới mẻ cho khái quát triết học về con
người và XH, làm cho triết học không bị khô cứng, lạc hậu trước những biến
đổi, quy luật mới về đời sống XH vận động không ngừng.
- Triết học và XHH là hai KH độc lập nhưng chúng có tính biện
chứng, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

4

2.2 Với sử học và tâm lý học:
- XHH ra đời sau, tiếp thu và kế thừa rất nhiều thành tựu, tri thức của
sử học và tâm lý học để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa con người với
XH.
- XHH có mối liên hệ chặt chẽ với TL học và Sử học. Các nhà XHH
có thể vận dụng cách tiếp cận tâm lý học để xem xét hành động XH với tư
cách là hoạt động cảm tính, có đối tượng, có mục đích. XHH có thể coi cơ cấu
XH, tổ chức XH, thiết chế XH với tư cách như là những chủ thể hành động.
XHH có thể quán triệt quan điểm LS trong việc đánh giá tác động của hoàn
cảnh, điều kiện XH với con người. Các nhà nghiên cứu có thể phan tích yếu
tố “thời gian xã hội” qua các khái niệm tuổi tác, thế hệ khi giải thích những
thay đổi XH trong đời sống con người.
2.3 Với Kinh tế học.
- KT học nghiên cứu quá trình sx, tổ chức sản xuất, phương pháp lưu

thông sản phẩm, phân phối tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trong XH, XHH
ng/cứu bối cảnh văn hoá, cách tổ chức xã hội và mối quan hệ XH giữa người
với người trong quá trình kinh tế, sự tác động của lĩnh vực kinh tế lên đời
sống XH của con người .
- XHH kế thừa vận dụng, vay mượn của Kinh tế học những khái niệm,
phạm trù và lý thuyết thích hợp nhắm nghiên cứu đối tượng của mình. Chẳng
hạn như: lý thuyết trao đổi, lý thuyết vốn con người và khái niệm thị trường,
bắt nguồn từ kinh tế học, nay đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
XHH. Những khái niệm XHH như mạng lưới Xh, vị thế Xh hay hành động
XH đang được các nhà KT học rất quan tâm.
- Mối quan hệ giữa XHH và KT học phát triển theo ba xu hướng tạo
thành ba lĩnh vực KH liên ngành. Một là KT học Xh rất gần với KT học chính
trị, hai là XH học Ktế và ba là lĩnh vực nghiên cứu “Kinh tế học xã hội”
2.4 Với chính trị học :

5

- Chính trị học chủ yếu nghiên cứu quyền lực và sự phân chia quyền
lực - lĩnh vực chính trị của đời sống XH. Phạm vi quan tâm CTrị học khá
rộng từ thái độ, hành vi chính trị cảu cá nhân tới hoạt động ch.trị của các
nhóm, tổ chức và lực lượng XH. XHH cũng nghiên cứu về quyền lực XH
(Nảy sinh tồn tại giữa người với người trong XH) nhưng chú trọng và tập
trung vào mối liên hệ giữa các tổ chức, thiết chế chính trị và cơ cấu xã hội.
Mói quan hệ chặt chẽ giữa XHH và CT học thể hiện trước hết ở việc cùng vận
dụng các lý thuyết, khái niệm và phương pháp chung cho cả CT học và XHH.
Ví dụ: PP phỏng vấn, điều tra dư luận XH và phân tích nội dung đang được
áp dụng phổ biến trong hai lính vực khoa học này.

- Giữa XHH và các Kh khác có sự giao thoa về tri thức. Trong mối
quan hệ đó. Do XHH ra đời sau nên được nhận nhiều hơn cho (tri thức, thành

tựu, khái niệm, phạm trù). Điều đó có nghĩa là XHH khơng ngừng tiếp thu các
thành tựu của các khoa học khác. Trên cơ sở đó, XHH có nhiệm vụ phát triển
và hồn thiện hệ

CÂU 2:
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VÀ TÍNH DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
1. Lý do nghiên cứu ( Tính cấp thiết của đề tài )
- Năm 2021, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục là mối lo ngại cho toàn thể
nhân loại. Virus Covid đang lây lan một cách chóng mặt trên phạm vi tồn
cầu. Dịch bệnh Covid-19 còn được gọi là dịch viêm phổi cấp do chủng mới
của virus corona, được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ
Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Dịch Covid-19 liên tục bùng phát ở
nhiều nước, trở thành đại dịch trên phạm vi toàn cầu. COVID- 19 có mặt ở
Việt Nam được ghi nhận 23/01/2020 và đây cũng chính là mở đầu cho những
khủng hoảng nhân đạo và phát triển, đặc biệt các nhóm dễ bị tổn thương, một

6

trong số đó là kinh tế gia đình tại Việt Nam có mức độ suy giảm vơ cùng trầm
trọng và những ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc.

- Đại dịch COVID-19 và các biện pháp can thiệp không dùng
thuốc đã khiến nhiều người dân, đặc biệt là những người ở khu vực nông
thôn và dân tộc thiểu số rơi vào tình trạng nghèo đói do mất việc làm,
thiếu việc làm và mất thu nhập. Tới cuối tháng 6 năm 2020, ước tính
khoảng 30.8 triệu người ở Việt Nam đã bị tác động tiêu cực bởi COVID-19
và 53.7 % người lao động phải đối mặt với việc giảm thu nhập10. Điều này
thật sự đặt ra thách thức cho những nhóm người gặp bất ổn về tài chính, tiền
nhà vượt q khả năng chi trả, có nhu cầu cao về dịch vụ chăm sóc sức khỏe,

người lao động thu nhập thấp và người có việc làm khơng chính thức 11. Ví
dụ, tỷ lệ nghèo trong số các hộ gia đình có người làm việc trong ngành may
mặc có thể tăng gấp đơi từ 14% lên 28% do hậu quả của đại dịch5 . Hơn nữa,
việc mất 50% thu nhập có thể làm tăng gấp đơi tỷ lệ nghèo trong thời gian sáu
tháng đối với các hộ gia đình làm việc trong ngành dệt may, may mặc và sản
xuất hàng da12. Một nửa số hộ gia đình tại khu vực nơng thơn được khảo sát
bởi Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho
biết thu nhập trung bình giảm 38,3% từ các hoạt động nông nghiệp; 73% hộ
được khảo sát cho biết thu nhập của họ từ các hoạt động phi nông nghiệp
giảm trung bình 46,8%13.

- Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 có thể dẫn tới tình trạng mất
việc làm trên diện rộng, đặc biệt là đối với những việc làm khơng chính thức
tại Việt Nam. Nhiều người lao động từ “có việc làm” thành tạm thời bị
cho nghỉ việc, thiếu việc làm hoặc thậm chí trở thành thất nghiệp trong
đợt bùng phát đại dịch COVID-19. Tính tới ngày 20/6/2020, tổng vốn đầu
tư trực tiếp vào Việt Nam đã giảm 15,1% so với cùng kỳ năm 2019 và Chỉ số
Sức khỏe Doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) đưa ra dự báo sẽ giảm từ 62,5% trong Quý I năm 2020 xuống 30,9%

7

trong Quý II. Khoảng 45,6% doanh nghiệp tư nhân và 25,8% doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi báo cáo đạt được ít hơn 50% doanh thu so với kế
hoạch đề ra trong Quý I năm 202014. Đến giữa tháng 4 năm 2020, khoảng 5
triệu người lao động mất việc làm do đại dịch, bao gồm 1,2 triệu (24%) người
lao động trong ngành công nghiệp chế biến và sản xuất, 1,1 triệu người trong
ngành bán buôn và bán lẻ (22%), và 740.000 người trong ngành 3. Các phát
hiện chính khách sạn (14,8%). Trong số 5 triệu người, 59% người bị tạm thời
cho nghỉ việc, 28% bị cắt giảm hoặc luân chuyển công việc, 13% trở thành

thất nghiệp15. Đến giữa năm 2020, Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính 10,3
triệu người lao động đã mất việc làm hay bị giảm thu nhập do đại dịch
COVID 1916. Một đánh giá do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
(VCCI) tiến hành chỉ ra rằng trong số 46 tỉnh thành tham gia đánh giá, hơn
76% doanh nghiệp được khảo sát đã giảm giờ làm việc của nhân viên thông
qua một loạt các lựa chọn từ áp dụng giờ làm việc linh hoạt đến cho nghỉ
việc. Đến giữa tháng Sáu năm 2020, số người được phê duyệt hưởng trợ cấp
thất nghiệp tăng 30% so với cùng kỳ năm 201917. Ở cấp thành phố, chỉ riêng
trong tháng 5, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội đã tiếp nhận gần 11.700
đơn thất nghiệp, chiếm 41% số lượng đơn trung bình hàng năm. Trong 5
tháng đầu năm 2020, 26.000 công ty đã dừng hoạt động, mức tăng 36%18.
Khoảng 66% trong số 1.300 hộ gia đình được khảo sát ở khu vực nơng thơn
cho biết có thành viên là lao động nhập cư bị tạm thời mất việc làm hoặc bỏ
việc do đại dịch COVID-1913.

- Hầu hết cha mẹ tham gia nghiên cứu định lượng và phỏng vấn định
tính đều cho biết tình hình việc làm của họ (cơng việc chính và việc làm
thêm) bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch do nhiều người bị tạm thời cho nghỉ
việc hoặc mất việc làm hoàn toàn. Cụ thể, 57,4% hiện khơng có việc làm (như
được trình bày tại Hình 1, 55,3% người cung cấp thông tin ở khu vực nông
thôn, so với 44,7% người dân ở khu vực thành thị) và 25,7% làm công việc
được trả lương thấp hơn (63,2% người người cung cấp thông tin ở khu vực

8

nông thôn, so với 36,8% người ở khu vực thành thị được phỏng vấn) trong
giai đoạn đại dịch. Tình trạng mất việc làm khiến thu nhập của nhiều
người và gia đình tại Việt Nam giảm đáng kể. Khoảng 44,2% người tham
gia cho biết họ khơng có thu nhập, 40,8% có thu nhập ít hơn trong giai đoạn
giãn cách xã hội.


- “Công việc làm thêm của tôi là lái xe ôm và làm giúp việc bị gián
đoạn nghiêm trọng trong thời gian giãn cách xã hội. Chồng tôi làm việc trong
một quán lẩu cũng bị mất việc và ngay cả bây giờ vẫn chưa tìm được việc làm
khác. Thu nhập của gia đình tơi vốn đã thấp. Giờ thì chúng tơi gặp phải nhiều
khó khăn để trang trải chi phí sinh hoạt, đặc biệt là học phí cho hai con.”
(ID412- G4+G6, một người mẹ trong gia đình cận nghèo là người lao động
khơng chính thức sống trong một khu vực cách ly tại Hà Nội)

- Người lao động khơng chính thức là nhóm dễ bị tổn thương nhất
trong thị trường lao động trong bối cảnh khủng hoảng bởi COVID-19 do thiếu
chế độ bảo trợ xã hội cơ bản liên quan đến đảm bảo thu nhập, nghỉ ốm và bảo
hiểm y tế so với những người lao động chính thức. Hầu hết cha mẹ trong
nghiên cứu định tính là lao động tự do (như lái xe ôm, bán hàng rong hoặc
bán vé số) với các công việc bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến giảm 50-70%
hoặc mất thu nhập. Ngồi ra, các hộ gia đình ở khu vực nông thôn hoặc miền
núi với nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào các hoạt động nông nghiệp (trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi cá, bán hàng trong chợ) bị gián đoạn nghiêm trọng do
lệnh hạn chế nghiêm ngặt về đi lại và các hoạt động thường xuyên19. Đặc
biệt đối với các khu vực bị phong tỏa như thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, Hà
Nội, các hộ gia đình nơng dân (ví dụ như các hộ trồng hoa) buộc phải bỏ
những sản phẩm không bán được/ hư hỏng, dẫn đến thu nhập bị ảnh hưởng
đáng kể. Như vậy, những thiệt hại này lại càng tạo thêm áp lực lên nguồn thu
nhập bất ổn định mà các gia đình trên đang dựa vào.

9

- Đại dịch dường như đã làm tăng thêm những khó khăn cho các
hộ nghèo và cận nghèo. Nhiều gia đình trở nên nghèo hơn. Hình 2 cho thấy
30,4% người tham gia đã rút tiền sớm từ tài khoản tiết kiệm để trang trải chi

phí sinh hoạt (hóa đơn điện, nước, tiền th nhà) và thực phẩm. Khoảng
51,4% người tham gia nghiên cứu cho biết họ phải vay tiền từ người thân
và/hoặc vay ngân hàng để trang trải chi phí sinh hoạt trong giai đoạn giãn
cách xã hội. Một số người tham gia nghiên cứu định tính cũng vay vốn ngân
hàng để đầu tư vào việc phục hồi hoạt động nông nghiệp sau đợt giãn cách xã
hội. Mặc dù đã kiểm soát được sự lây lan bệnh dịch trong cộng đồng và phục
hồi một số hoạt động kinh tế, các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19
tới thu nhập hộ gia đình sẽ vẫn còn nặng nề và kéo dài trong những tháng tới
20, dẫn đến những khó khăn đáng kể khơng chỉ đối với cuộc sống hàng ngày
của gia đình mà còn ảnh hưởng tới cả trẻ em.

- Thu nhập hộ gia đình

- Thu nhập hộ gia đình tháng 1/2021 thấp hơn khoảng 11-22% so
với mức thu nhập tháng 6/2020.

- Gần một năm đã trôi qua kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện
và các tác động kinh tế vẫn ảnh hưởng khơng đồng đều lên các nhóm hộ gia
đình. Hầu hết các hộ gia đình đang phục hồi thu nhập, nhưng mức độ phục
hồi lại không đồng đều giữa các nhóm. Tỷ lệ phục hồi thu nhập thấp hơn đối
với đối tượng là các hộ gia đình nằm ở cuối đường phân phối thu nhập trước
thời điểm xảy ra COVID-19, phụ nữ và dân tộc thiểu số. Những kết quả này
cho thấy, dù nền kinh tế và tình hình xã hội trong nước được duy trì tương đối
ổn định, Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn để đảm bảo phục hồi thu nhập
cơng bằng cho các nhóm hộ khác nhau. Mức độ bất bình đẳng có thể lớn hơn.
Về chỉ số thu nhập hộ gia đình, mức thu nhập hộ gia đình được tính là 100
vào tháng 6/2020 - thời điểm thực hiện vòng đầu tiên của Khảo sát đánh giá
tác động của COVID-19 đến các hộ gia đình tại Việt Nam. Đến tháng 1/2021,

10


thu nhập bình qn hộ gia đình được ước tính thấp hơn 11-22% so với tháng
6/2020.

- Thu nhập của các hộ gia đình ở nhóm thấp nhất vẫn giảm, trong
khi thu nhập ổn định ở các nhóm cịn lại

- Xu hướng phục hồi thu nhập thay đổi, tùy theo nhóm hộ gia đình,
đặc biệt khi so sánh các hộ gia đình dựa trên nhóm thu nhập của họ vào 2018,
trước thời điểm dịch COVID-19 xảy ra. Theo các ước tính trong trường hợp
tác động cao và tác động thấp, các hộ gia đình trên đường phân phối thu nhập
đều có tỷ lệ giảm thu nhập tương đương tính đến hết tháng 9/2020. Tuy nhiên,
các hộ gia đình trong nhóm 2 - nhóm 5 đều có thu nhập tương đối ổn định
trong giai đoạn từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021, trong khi thu nhập của các
hộ gia đình ở nhóm có thu nhập thấp nhất bị ảnh hưởng lớn hơn trong giai
đoạn này. Đến tháng 1/2021, thu nhập hộ gia đình trung bình của nhóm có thu
nhập cao nhất thấp hơn khoảng 11,4- 21,6% so với mức thu nhập tháng
6/2020. Mặt khác, các hộ gia đình ở nhóm thu nhập thấp nhất vẫn bị giảm thu
nhập liên tục trong mỗi vịng khảo sát, trong đó mức thu nhập tháng 1/2021
ước tính đã giảm 14-25% so với thời điểm tháng 6/2020.

- 46% số hộ gia đình có mức thu nhập giảm trong tháng 1/2021 so
với cùng kỳ năm ngoái.

- Tỷ lệ giảm thu nhập tích lũy kể từ khi đại dịch bắt đầu xảy ra lớn hơn
do chỉ số thu nhập hộ gia đình được xây dựng chỉ bắt đầu từ tháng 6/2020.
Khi đánh giá mức độ thay đổi trong thu nhập hộ gia đình so với cùng kỳ năm
trước, gần một nửa số hộ đều báo cáo mức thu nhập thấp hơn vào tháng
1/2021 so với tháng 1/2020. Một kết quả tích cực là, tỷ lệ các hộ gia đình có
mức thu nhập giảm mạnh 50-99% so với cùng kỳ năm trước đang giảm dần.

Khoảng 24% hộ gia đình cho biết, mức thu nhập vào tháng 7/2020 thấp hơn
50-99% so với cùng thời điểm năm trước. Đến tháng 1/2021, chỉ có 16% hộ

11

gia đình cho biết, mức thu nhập của họ thấp hơn 50-99% so với cùng thời
điểm/2020.

- Việc làm

- Hộ gia đình chủ động về kinh tế nhưng thu nhập từ lao động vẫn
giảm

- Trong những tháng đầu của đại dịch, hơn 40% số hộ gia đình nằm
trong nhóm 40% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất đã bị mất việc làm. Với đa
số các hộ gia đình có điều kiện, họ sẽ bị giảm thu nhập từ tiền lương hơn là bị
mất việc làm. Trong nửa cuối năm 2020, những tác động tiêu cực về việc làm
như vậy đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, như đã thấy ở phần trước về xu
hướng thu nhập hộ gia đình, các hộ gia đình vẫn chưa hồn tồn phục hồi về
mức thu nhập trung bình như trước thời điểm dịch COVID-19 xảy ra.

- Trong trường hợp các hộ kinh doanh, tác động kinh tế lớn hơn theo
biên độ tập trung so với biên độ mở rộng. Tỷ lệ các hộ kinh doanh dừng hoạt
động vẫn ở mức thấp trong suốt năm 2020. Trong 6 tháng cuối năm 2020, hầu
hết các hộ kinh doanh đã hoạt động trở lại. Trong khi hầu hết các hộ gia đình
vẫn tiếp tục hoạt động, phần lớn đã bị giảm thu nhập từ hoạt động kinh doanh
hộ gia đình. Các hộ gia đình khá giả hơn thường thực hiện kinh doanh hộ gia
đình, do đó, tác động với kênh hoạt động kinh tế này chủ yếu liên quan đến
các hộ gia đình nằm trong nhóm có thu nhập cao hơn.


- Tác động dài hạn - hộ gia đình có thu nhập thấp hơn đang phải
tạm dừng thực hiện các kế hoạch cho tương lai

- Với các hộ gia đình có thu nhập trong tháng 1/2021 thấp hơn cùng kỳ
năm trước, các câu hỏi bổ sung được đưa ra để trả lời cho câu hỏi liệu giảm
thu nhập có ảnh hưởng đến các kế hoạch tương lai hay khơng. 36% người trả
lời trong nhóm này cho biết giảm thu nhập ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch
của họ cho tương lai. Các biện pháp ứng phó bao gồm tạm dừng khơng mua
phương tiện đi lại, đất đai, nhà ở hoặc dừng đầu tư vào giáo dục và các hoạt

12

động kinh doanh mới. Các hộ gia đình bị ảnh hưởng nằm ở tất cả các nhóm
thu nhập.

- Khoảng 10% số người được hỏi mới bắt đầu mua sắm trực tuyến,
tức mua sắm các sản phẩm trực tuyến lần đầu tiên sau tháng 2/2020

- Những thay đổi về hành vi và chiến lược ứng phó trong bối cảnh đại
dịch được dự báo sẽ thúc đẩy quá trình số hóa. Khơng nhiều người nghĩ các
hành vi này sẽ diễn ra ở Việt Nam bởi thời gian cách ly xã hội tương đối ngắn
trong khi người dân nhìn chung không bị hạn chế nhiều về đi lại, ngoại trừ
những thời điểm bùng phát dịch mà Việt Nam thường nhanh chóng kiểm sốt
được. Tuy nhiên, từ phía người tiêu dùng, hành vi mua sắm trực tuyến vẫn
tăng lên đáng kể. Điều thú vị là, những người mới bắt đầu mua sắm trực tuyến
thuộc nhiều nhóm tuổi khác nhau.

- Qua những thông tin về sự cấp thiết của vấn đề Bằng kiến thức được
trang bị và trau dồi trong môn Xã hội học, em quyết định chọn đề tài “TÌNH
HÌNH KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19”làm đề tài bài tập kết thúc học
phần của của mình.

2. Mục địch và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
- Làm rõ những vấn đề lý luận trong những ảnh hưởng do COVID-19
đến kinh tế gia đình Việt Nam hiện nay.
- Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng kinh tế do COVID-19 bằng nghiên
cứu mật độ, sự chênh lệch trong thống kê và nhưng khảo sát cụ thể.
- Đề xuất những giải pháp khả thi, xu hướng phát triển để các hộ gia
đình có phương án tốt nhất cho mình.
2.2 Nhiệm vụ
Đề tài bài tập tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản như sau:

13

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến kinh tế gia đình và tính
dễ tổn thương trong bối cảnh đại dịch COVID -19.

- Làm rõ vấn đề lý luận trong kinh tế gia đình tại thời điểm đại dịch
COVID-19 hoành hành.

- Vận dụng các lý thuyết, cách tiếp cận và khái niệm liên quan vào lý
giải, làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, các lý thuyết, cách tiếp cận và
các khái niệm bao gồm: kinh tế gia đình, tính dễ tổn thương trong đại dịch
COVID -19

- Khảo sát mức ảnh hưởng kinh tế gia đình, mức độ tổn thương trong
đại dịch


- Xác định ảnh hưởng kinh tế gia đình. Đồng thời đưa ra một số giải
pháp, chính sách cho việc khắc phục.

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiêm cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu kinh tế gia đình Việt Nam và tính tổn
thương trong đại dịch bệnh COVID-19.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Kinh tế của các hộ gia đình trong suốt thời gian chịu ảnh hưởng của
COVID-19
3.3 Phạm vi nghiên cứu

Khơng gian: gia đình Việt Nam
Thời gian: dịch bệnh COVID-19 hoành hành

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “TÌNH HÌNH KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VÀ TÍNH DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19” đã sử dụng
kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng; phân tích tài
liệu ; phương pháp tổng hợp lý thuyết; tiến hành thu thập thông tin qua bảng
hỏi; phân tích thống kê và quản lý dữ liệu.
4.1. Phân tích tài liệu :

14

Tài liệu bao gồm: báo cáo, bài viết và các tài liệu thống kê đã xuất bản
liên quan đến đề tài. Trước hết mục đích chủ yếu là để phục vụ cho việc
nghiên cứu tổng quan tình hình liên quan đến ảnh hưởng của dịch COVID-19
đến kinh tế gia đình Việt Nam Thêm vào đó là làm nguồn dữ liệu để so sánh,
đối chứng với dữ liệu khảo sát mà đề tài sử dụng để phân tích xuyên suốt.


4.2. Phân tích thống kê và quản lý dữ liệu
Phương pháp này cung cấp các thông tin về quản lý dữ liệu: bao gồm:
- Mã hóa (data coding) số liệu
- Theo dõi
- Thẩm tra, xác nhận những trường hợp chênh lệch
4.3. Lập bảng hỏi cấu trúc
Cuộc điều tra được tiến hành, thu thập thông tin qua bảng hỏi, tiến hành
thu thập ý kiến rộng rãi của người dân về kinh tế. Ở đây, bảng hỏi là do chính
người dân điền đáp án trả lời. Gửi bảng hỏi online rộng rãi trên nền tảng các
trang mạng xã hội, in phiếu khảo sát phát tận nhà và hẹn thời gian trở lại thu

hồi phiếu.
4.4. Phỏng vấn
Bên cạnh điều tra định lượng với bảng hỏi cấu trúc, để phân tích sâu
hơn về những động cơ, khó khăn, thuận lợi mà dịch COVID-19 ảnh hưởng
đến kinh tế gia đình theo thông tin thông tin của người dân, đề tài sẽ tiến hành
35 cuộc phỏng vấn sâu với 35 cá nhân. Việc lựa chọn đối tượng tham gia trực
tiếp trả lời phỏng vấn phụ thuộc vào mục đích của nhà nghiên cứu, có tính
đến các yếu tố như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp...
4.5. Phương pháp tổng hợp lý thuyết:
Dựa vào phương pháp tổng hợp lý thuyết để liên quan kết những mặt;
những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một
chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề
nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
- Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch.

15

- Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.

- Sắp xếp tài liệu theo thời gian (theo tiến trình xuất hiện dịch
COVID19 để
nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận
dạng tương tác.

- Giải thích quy luật. Cơng việc này đòi hỏi phải sử dụng các
thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật
hoặc hiện tượng.

5. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
“Do đại dịch COVID-19, thôn của tôi bị phong tỏa và cô lập, vì thế,
khơng ai có thể ra đồng làm việc như bình thường được. Gia đình tơi mất vài
mẫu hoa cúc và hoa hồng – do hoa trồng bị hỏng. Gia đình tơi khơng có thu
nhập” (ID405-G2, một người mẹ, nơng dân, Hạ Lôi, Hà Nội)
“Thu nhập của tơi đã giảm 50%, gia đình tơi có một khoản tiết kiệm
nhỏ và chúng tơi đã phải sử dụng khoản tiết kiệm đó” (ID402-G1, một người
mẹ, người lao động khơng chính thức sống trong khu vực cách ly, Sơn Lôi,
Vĩnh Phúc)
“Thu nhập của chị trong thời gian COVID bị giảm khoảng 70%. Khoản
nợ của chị cũng tăng lên và ảnh hưởng tới khoản học phí chị phải đóng cho
con vào giữa tháng sáu” (ID414-G5, một người mẹ, quận Thanh Xuân, Hà
Nội)
“Tôi vừa mới vay tiền từ ngân hàng để mua một chiếc xe con, đăng ký
làm lái xe taxi và hy vọng kiếm thêm tiền. Nợ và lãi thì vẫn phải trả đều
nhưng mà do lệnh cách ly xã hội tôi không kiếm được tiền.” (ID 417-G6, một
người cha, người lao động khơng chính thức, Tân Phú, Tp. HCM)
“Nhiều cơng nhân có hồn cảnh hết sức khó khăn, có vợ, chồng hoặc cả
hai cùng thất nghiệp. Họ cũng khơng kiếm được cơng việc gì khác. Ngồi ra,
điều đó cịn trở nên khó khăn hơn trong đợt đại dịch vì nhiều cơng ty phải giải
thể hoặc phá sản. Một số cơng nhân có hai hoặc ba con đang đi học và vẫn


16

phải trả tiền thuê nhà. Đa số công nhân vay tiền để mua thức ăn hoặc thậm chí
phải mua chịu.” (ID428-G12, đại diện cơng đồn, khu cơng nghiệp, Hà Nội)

Bằng những lời phỏng vấn trên ta hồn tồn có thể xác định COVID 19
đã mang lại những khủng hoảng và sức ảnh hưởng ghê gớm như thế nào đến
với kinh tế gia đình Việt Nam, sự tổn thương vô cùng nặng nề đến từng vấn
đề nhỏ liên quan đến kinh tế.

COVID 19 đã xuất hiện tại Việt Nam gần 2 năm nay là mang đến
những ảnh hưởng lớn nhỏ tác động thẳng kinh tế từng nhà. Gõ cửa đánh thức
tất cả mọi người về sự ảnh hưởng xuống dốc này và tất cả chúng phải nỗ lực
chống lại nó.

Để theo dõi các tác động kinh tế và xã hội đối với hộ gia đình trong
bối cảnh đại dịch, Ngân hàng Thế giới đã thiết kế và thực hiện Khảo sát qua
điện thoại về đại dịch COVID-19 đối với hộ gia đình tại Việt Nam. Khảo sát
này hỗ trợ thu thập thơng tin về tình trạng hộ gia đình sau khi mở cửa hậu
cách ly xã hội và làm rõ những ảnh hưởng đối với các đối tượng yếu thế nhất
trong xã hội.

Đợt đầu khảo sát hộ gia đình qua điện thoại đã được thực hiện từ ngày
5 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 2020. Hơn 6.000 hộ gia đình từ tất cả các
tỉnh thành trên cả nước đã tham gia khảo sát. Thông tin các đợt khảo sát tiếp
theo có trong bảng dưới đây. Khảo sát hộ gia đình được thực hiện bởi Viện
Nghiên cứu Phát triển Mekong, dưới sự giám sát của Ngân hàng Thế giới.

Link khảo sát thực trạng theo đợt:

/>and-firms-in-vietnam-during-covid-19

( Do bản quyền nên không đưa vào bài được em mong thầy cơ có thể
vào link để tham khảo kết quả theo dõi này).

Để đánh giá chính xác và chuẩn thực trạng đề nghị người dân nghiêm
túc tham gia các khảo sát do nhà nước ngân hàng tổ chức.

17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />households-and-firms-in-vietnam-during-covid-19
2. />%C4%90%C3%A1nh%20gi%C3%A1%20nhanh%20t%C3%A1c
%20%C4%91%E1%BB%99ng%20KT&XH%20c%E1%BB%A7a
%20%C4%91%E1%BA%A1i%20d%E1%BB%8Bch%20COVID-
19%20%C4%91%E1%BB%91i%20v%E1%BB%9Bi%20tr%E1%BA%BB
%20em%20v%C3%A0%20gia%20%C4%91%C3%ACnh%20t%E1%BA
%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.pdf
3. Giáo trình xã hội học đại cương – Trương Thị Hiền
4. />
18

19


×