Tải bản đầy đủ (.pdf) (293 trang)

CẨM NANG VIẾT KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 293 trang )


CẨM NANG VIẾT
KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN & LUẬN ÁN

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

Chủ nhiệm:
TT. Thích Nhật Từ
(ĐT: 0908.153.160; email: )

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay do Thầy Thích Nhật Từ chủ biên
bao gồm các Nghi thức tụng niệm thuần Việt và trên 200 đầu sách
nghiên cứu và ứng dụng về Phật học, thuộc loại sách gối đầu
giường cần thiết cho mọi đối tượng độc giả.

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay đã xuất bản trên 100 CD về Đại
tạng kinh Việt Nam và nhiều tác phẩm Phật học dưới dạng MP3.
Đây là ấn bản đầu tiên trên thế giới về thể tài này. Tủ sách đã xuất
bản hàng trăm sách nói Phật giáo, CD và VCD tân nhạc, cải lương
và tiếng thơ Phật giáo. Ngồi ra cịn có hàng ngàn VCD pháp thoại
của Thầy Thích Nhật Từ và các vị pháp sư khác về nhiều chủ đề từ
gia đình, xã hội đến đạo đức và tâm linh.

Quý tác giả, dịch giả muốn xuất bản sách nghiên cứu và ứng
dụng Phật học, quý Phật tử muốn ấn tống kinh sách Phật giáo, các
đại lý cần nhận sách phát hành, xin vui lòng liên hệ:

© NHÀ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (028) 3839-4121


www.daophatngaynay.com I www.chuagiacngo.com

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

THÍCH NHẬT TỪ

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


MỤC LỤC

Lời giới thiệu của HT. Thích Trí Quảng .........................xi
Lời nói đầu............................................................................xv

Chương I: Tổng luận về nghiên cứu.................................... 1
Khái niệm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. 1
Phân loại nghiên cứu ...................................................... 6
Tiêu chuẩn chung và chuyên môn của nhà nghiên cứu.... 8
Các loại đề tài nghiên cứu............................................ 11
Các phương pháp nghiên cứu..................................... 14
Nguồn tài liệu nghiên cứu ........................................... 19
Tiến trình nghiên cứu .................................................. 24
Các thành phẩm nghiên cứu ....................................... 27

Chương II: Tiến trình soạn thảo khảo luận, luận văn và
luận án................................................................................... 33

Dẫn nhập......................................................................... 33
Định nghĩa vấn đề ......................................................... 34
Chọn đề tài ..................................................................... 36

Giới hạn về phạm vi nghiên cứu của đề tài .............. 40
Lập chương trình làm việc........................................... 41
Tham khảo tài liệu sơ khởi........................................... 42
Phác thảo dàn bài sơ bộ................................................ 43

vi CẨM NANG VIẾT KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN & LUẬN ÁN

Phác thảo thư mục làm việc ........................................ 44
Đọc và ghi chú tài liệu .................................................. 46
Phân tích tài liệu ghi chép ........................................... 52
Phác thảo dàn bài chi tiết............................................. 52
Viết bản thảo .................................................................. 54

Chương III: Cấu trúc của luận án...................................... 57
Dẫn nhập......................................................................... 57
Về phần dẫn nhập.......................................................... 59
Trang bìa..................................................................... 59
Trang đệm hay trang nửa tựa đề ............................ 61
Trang tựa đề hay nhan đề........................................ 61
Trang xác nhận của giáo sư hướng dẫn và giáo sư
trưởng bộ môn .......................................................... 61
Tuyên bố của sinh viên hay nghiên cứu sinh (nếu
yêu cầu) ...................................................................... 61
Lời nói đầu................................................................. 63
Lời cảm ơn ................................................................. 63
Bảng mục lục ............................................................. 64
Các minh họa / bảng liệt kê.................................... 66
Bảng viết tắt ............................................................... 68
Về phần văn bản............................................................. 69
Chương dẫn nhập..................................................... 69

Các chương nội dung............................................... 70
Chương kết luận hay tóm tắt.................................. 72
Về phần tham khảo ....................................................... 73
Phần phụ chú............................................................. 73
Bảng giải thích thuật ngữ ........................................ 75

MỤC LỤC vii

Thư mục tham khảo ................................................. 76
Bảng chú dẫn mục từ .............................................. 76

Chương IV: Đề cương luận án và bản tóm tắt luận án .... 83
Đề cương luận án ......................................................... 83
Dẫn nhập.................................................................... 83
Chọn đề tài ................................................................ 84
Các hợp phần của đề cương luận án ..................... 85
Ý nghĩa nghiên cứu hay tầm quan trọng của
đề tài........................................................................ 85
Điểm qua lịch sử hay văn học về đề tài ............ 87
Kế hoạch nghiên cứu........................................... 90
Cấu trúc chương của luận án ............................ 95
Thư mục tham khảo ............................................ 96
Bản tóm tắt luận án .....................................................100

Chương V: Cách tìm tài liệu trong thư viện ...................103
Dẫn nhập.......................................................................103
Chức năng của thư viện .............................................104
Tiêu chí tìm sách .........................................................104
Tìm tài liệu qua hệ thống các thư mục chính ........105
Hệ thống phân loại thập phân Dewey.....................106


Chương VI: Cước chú và hậu chú....................................117
Định nghĩa cước chú và hậu chú ..............................117
Chức năng của cước chú và hậu chú........................118
Ưu điểm và khuyết điểm của cước chú và hậu chú ... 119
Cách đánh số và trình bày cước chú và hậu chú....120
Các qui định về cước chú và hậu chú ......................123

viii CẨM NANG VIẾT KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN & LUẬN ÁN

Phong cách trình bày cước chú, hậu chú chi tiết ......126
Phong cách trình bày cước chú / hậu chú vắn tắt.133
Các ký hiệu viết tắt thường được sử dụng trong cước
chú và hậu chú .............................................................138
Cách dùng vài ký hiệu viết tắt thông dụng trong
cước chú và hậu chú....................................................150

Chương VII: Phương pháp trích dẫn..............................155
Dẫn nhập.......................................................................155
Phân loại trích dẫn ......................................................156
Các trường hợp trích dẫn trực tiếp ..........................157
Các tiêu chí chung về trích dẫn trực tiếp................158
Cách trình bày trích dẫn ngắn và dài.......................160
Cách tỉnh lược đoạn trích dẫn ..................................163
Cách thêm vào đoạn trích dẫn..................................165
Các trích dẫn đặc biệt.................................................167

Chương VIII: Thư mục tham khảo .................................175
Định nghĩa thư mục tham khảo................................175
Tầm quan trọng của thư mục tham khảo................176

Chức năng của thư mục tham khảo.........................177
Sự khác nhau giữa thư mục tham khảo và cước chú . 178
Các qui định căn bản về thư mục tham khảo.........179
Phân loại thư mục tham khảo ...................................182
Cách trình bày thư mục tài liệu gốc không thuộc
kinh điển tôn giáo vàthư mục tác phẩm nghiên cứu. 187
Cách trình bày thư mục tài liệu gốc thuộc kinh điển
tôn giáo..........................................................................192

MỤC LỤC ix

Cách trình bày thư mục tham khảo nhấn mạnh năm
xuất bản .........................................................................194
Cách soạn thư mục tham khảo về một chủ đề ......196

Chương IX: Bảng viết tắt..................................................203
Chức năng của bảng viết tắt ......................................203
Phạm vi ứng dụng .......................................................203
Phân loại bảng viết tắt ................................................204
Tiêu chí viết tắt ............................................................204
Một số bảng viết tắt mẫu ...........................................206

Chương X: Thủ tục tiến sĩ.................................................219
Thủ tục tiến sĩ là gì? ....................................................219
Các loại văn bằng tiến sĩ.............................................219
Ghi danh vào sổ bộ nghiên cứu sinh ......................225
Hệ thống thi cử của khóa học tiến sĩ .......................228

Chương XI: Biên tập và đánh giá bản thảo.....................241
Biên tập bản thảo.........................................................241

Đánh giá bản thảo .......................................................254
Đọc bản thảo đã đánh máy........................................259

Sách tham khảo..................................................................261

Phụ lục: Một số sách Phật học tiếng Anh tiêu chuẩn về
phương pháp nghiên cứu..................................................265

x

xi

LỜI GIỚI THIỆU

Mấy năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam có nhiều
cải tiến đáng kể, từ loại hình của các khóa học cho đến
chất lượng đào tạo của các cấp học đó. Chương trình đào
tạo trước đây thường chỉ giới hạn trong các khóa học cử
nhân, đến độ, người ta đã đồng hóa “khóa học cử nhân”
với “đại học”, theo cách nói và hiểu “tốt nghiệp cử nhân
là tốt nghiệp đại học, và ngược lại, tốt nghiệp đại học là
tốt nghiệp cử nhân”.

Thực ra, đại học không giới hạn trong khóa học cử
nhân, mà bắt đầu từ cử nhân, tiến lên khóa học cao học
hay thạc sĩ (M.A hay M.Sc., v.v…), tiến sĩ triết học (Ph.D.
hay D.Phil.,) và tiến sĩ văn chương (D. Litt.,). Trong
nhiều trường đại học tại Việt Nam hiện nay, nhiều khoa
và phân khoa đã có các khóa học “sau cử nhân” (Post-
graduate) mà trước đây thường gọi là “sau đại học”. Khái

niệm “sau đại học” khơng có trong hệ thống học đường
của các nước Tư bản nói chung, của các nước phương

xii CẨM NANG VIẾT KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN & LUẬN ÁN

Tây nói riêng. Chỉ có khái niệm “hậu tiến sĩ” (Post-
doctorate) để chỉ cho các nghiên cứu sau khi học vị tiến
sĩ, và chương trình tiến sĩ văn chương, một cấp học cao
hơn cấp tiến sĩ triết học, mà ở Việt Nam thường gọi tắt
là tiến sĩ, trong khi khái niệm “tiến sĩ văn chương” được
hiểu nôm na như tiến sĩ của ngành văn học!

Để đáp lại trào lưu tiến triển của nền giáo dục tại
Việt Nam, Ban Hoằng Pháp Trung Ương cũng đã đào
tạo hai khóa học: Trung Cấp Giảng Sư (tương đương với
Cao học môn Hoằng Pháp) và Cao cấp Giảng Sư (tương
đương với Cử nhân mơn Hoằng Pháp). Chương trình
Trung Cấp Giảng Sư được đào tạo trong bốn năm trong
khi chương trình Cao cấp Giảng Sư được đào tạo trong
hai năm và một năm viết luận văn tốt nghiệp. Viết luận
văn và luận án, do đó, là cơng việc bắt buộc đối với những
sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp cử nhân và các nghiên cứu
sinh muốn tốt nghiệp các khóa học cao học và tiến sĩ.

Nếu luận văn cử nhân là cơng trình nghiên cứu đánh
dấu sự bắt đầu của một sinh viên trong lãnh vực trước tác
thì luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ là những cơng trình
nghiên cứu khoa học mang tính cách chuyên ngành, của
sinh viên và nghiên cứu sinh, dưới sự hướng dẫn của một
giáo sư chuyên môn và được Hội đồng khoa học – đào

tạo của cơ sở chấp thuận, nhằm cống hiến cho học giới
những đóng góp mang tính cách nguyên thủy, hoặc đưa
ra những kiến giải mới về một đề tài cũ. Luận văn và luận
án là một phần quan trọng của chương trình đào tạo, nếu

LỜI GIỚI THIỆU xiii

thiếu nó, sinh viên và nghiên cứu sinh sẽ khơng được cấp
văn bằng của khóa học đang theo đuổi.

Góp phần làm giàu cho nguồn tài liệu q ít ỏi của
phương pháp nghiên cứu tại Việt Nam, tiến sĩ Nhật Từ
đã nỗ lực biên soạn tác phẩm Cẩm Nang Viết Khảo Luận,
Luận Văn và Luận Án. Như tên gọi của nó, tác phẩm này
cung cấp cho các sinh viên và nghiên cứu sinh các quy
định và mặc ước mang tính cách học đường, trong việc
hình thành và hồn tất một luận văn hay luận án, hoặc
các chuyên khảo nói chung.

Bằng kinh nghiệm học đường của bản thân, tác giả đã
trình bày một cách chi tiết, ngắn gọn và sáng sủa những
yêu cầu cần thiết mà một sinh viên hay nghiên cứu sinh
viết luận văn và luận án hay người làm công tác biên soạn
các chuyên khảo cần nắm. Đó là phương pháp chọn đề
tài, lập chương trình làm việc, phác thảo đề cương, tham
khảo tài liệu sơ khởi, xử lý và phân tích tài liệu và cách
viết để hoàn thành tác phẩm trong thời gian cho phép
với một chất lượng nghiên cứu cao. Ngoài ra, tác giả cịn
hướng dẫn các mặc ước mang tính cách cẩm nang về cấu
trúc của một tác phẩm học đường, cách hình thành một

đề cương của luận văn / luận án, phương pháp trích dẫn,
cách làm cước chú / hậu chú, cách trình bày thư mục
tham khảo, chỉ mục tham khảo, bảng biểu minh họa và
bảng viết tắt, thậm chí cịn hướng dẫn thủ tục đăng ký
các khóa học tiến sĩ và cách thức biên tập và đánh giá
bản thảo.

xiv CẨM NANG VIẾT KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN & LUẬN ÁN

Tác phẩm này không chỉ là cẩm nang hướng dẫn sinh
viên và nghiên cứu sinh trong nghiên cứu và sáng tác mà
còn là tài liệu tham khảo cho các giáo viên đang giảng
dạy bộ môn “phương pháp nghiên cứu” trong các trường
đại học.

Tôi tin rằng với sự hỗ trợ của “kiến thức về phương
pháp” mà tác giả đã dày cơng trình bày trong tác phẩm,
giới sinh viên và nghiên cứu sinh sẽ có được một chìa
khóa căn bản, tiến xa trong chân trời và tiến sâu trong đại
dương của kiến thức, để trước nhất là hồn tất chương
trình khóa học một cách thành công và hiệu quả, và sau
là trở thành những nhà nghiên cứu đóng góp cho thế giới
học thuật nhiều tác phẩm có giá trị. Nói cách khác, thiếu
kiến thức về phương pháp, kiến thức về sự kiện chỉ là một
kho sách hỗn độn và vơ dụng. Nhờ có kiến thức về phương
pháp mà người nghiên cứu có thể biến các kiến thức về sự
kiện thành những thành phẩm nghiên cứu đặc sắc, trong
một thời gian ngắn nhất mà khóa học cho phép.

Đây chính là một trong các chủ ý mà tác giả đã nỗ lực

biên soạn tác phẩm này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 1-3-2003
HT. Thích Trí Quảng

xv

LỜI NÓI ĐẦU

Phương pháp nghiên cứu, ngày nay hơn bao giờ hết,
đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm khơng
chỉ của các hoạt động mang tính học đường mà còn của
tất cả mọi lãnh vực khác. Làm việc thiếu phương pháp
thì thời gian, cơng sức, năng lực có thể hao tốn rất nhiều
nhưng thành quả đạt được chẳng là bao nhiêu.

Về phương diện kết quả, sự thành cơng của con
người có thể nhờ vào sự nỗ lực, phấn đấu trong kiên trì
và khơng gián đoạn. Về phương diện hiệu quả, sự phấn
đấu và kiên trì vẫn chưa gọi là đủ. Mức độ thành công tùy
thuộc rất nhiều vào phương pháp hay kỹ năng làm việc. Có
nỗ lực, kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục đích nhưng lại thiếu
phương pháp thì hiệu suất cơng việc khó có thể hay khơng
thể đạt được như mong muốn. Vì vậy, phương pháp đóng
vai trị vơ song trong việc nâng cao hiệu suất của cơng việc
nói chung, cơng tác khảo cứu nói riêng.

xvi CẨM NANG VIẾT KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN & LUẬN ÁN

Nhờ biết phương pháp khảo cứu, nhà nghiên cứu

có thể đầu tư thời gian làm việc ít nhưng lại thâu hoạch
được thành quả công việc cao. Nhanh - hiệu quả - chất
lượng là ba đặc tính của một khảo cứu có phương pháp.

Tại các nước tiên tiến, nhất là các nước chịu ảnh
hưởng của hệ thống giáo dục Mỹ, phương pháp nghiên
cứu là một trong những bộ môn được đưa vào giảng dạy
ở cấp cử nhân. Tại các nước chịu ảnh hưởng của nền giáo
dục Anh, phương pháp nghiên cứu chỉ được giới thiệu ở
cấp phó tiến sĩ.(1) Nhờ được đào luyện về phương pháp
nghiên cứu từ cấp cử nhân, sinh viên ngoại quốc đã bắt
đầu dấn thân vào con đường nghiên cứu đúng nghĩa, ở
nhóm tuổi trẻ trung đầy sức lực và sáng tạo, để cho ra
đời những tác phẩm vô song và bất hủ. Lúc này, sinh viên
khơng cịn nghe và tin vào những gì thầy cô giáo giảng
dạy trên lớp một cách thụ động và không đặt vấn đề như
ở cấp trung học trở xuống nữa. Đối với sinh viên nắm
vững về phương pháp nghiên cứu, kiến thức hay thông
tin của thầy cô giáo cũng chỉ là một trong những nguồn
tài liệu tham khảo như bao nhiêu nguồn tài liệu tham
khảo khác. Kiến thức của sinh viên được phát triển và
lớn dần do biết cách tham khảo tài liệu, có phương pháp
tư duy và viết một cách độc lập và sáng tạo. Trong khi
đó, hệ thống giáo dục Anh làm cho sinh viên chậm phát

1. Dịch ý của M. Phil. Course (Master of Philosophy Course). Về ý nghĩa và bản chất của
khóa học này, xem cước chú 1 của chương “Đề cương luận án và bản tóm tắt luận án”.

LỜI NÓI ĐẦU xvii


triển hơn về phương diện dấn thân vào con đường sáng
tác độc lập, so với hệ thống Mỹ, chỉ vì do phương pháp
nghiên cứu được giới thiệu quá trễ!

Tại Việt Nam ta, do thiếu tài liệu tham khảo, bộ môn
phương pháp nghiên cứu hiếm khi được triển khai ở các
cấp học cử nhân và cao học một cách chính thức. Thỉnh
thoảng có một số trường đưa nó vào giảng dạy ở cấp cao
học hoặc phó tiến sĩ. Có lẽ chính vì thế, có q ít các
sáng tác của ta đạt được tiêu chuẩn quốc tế về ba phương
diện: phương pháp nghiên cứu, phong cách trình bày và
chất lượng nghiên cứu. Trong khi, phần lớn tác phẩm còn
lại, dù đạt yêu cầu về chất lượng, nhưng không đạt tiêu
chuẩn về phương pháp nghiên cứu và cách thức trình
bày. Một tác phẩm có nhiều giá trị về phương diện khám
phá nhiều vấn đề mới mẻ trong một lãnh vực nghiên
cứu nào đó nhưng để xuất hiện quá nhiều lỗi về chính tả,
văn phạm, về cách trình bày cước chú và thư mục khơng
đúng cách v.v… sẽ có thể làm cho độc giả khó tánh nghi
ngờ về chất lượng nghiên cứu vốn có của nó. Một tác giả
chu đáo rõ ràng khơng thể để cho các thiếu sót này, dù
nhỏ nhặt, làm phiền và giảm uy tín chất lượng sáng tác
của mình.

Trong chiều hướng đó, quyển sách nhỏ này ra đời
với một hy vọng khiêm tốn rằng nó sẽ góp phần nào đó
trong việc san bằng các khoảng cách thiếu hụt về phương
pháp nghiên cứu tại Việt Nam. Tập sách này nhằm cung
cấp cho các bạn sinh viên mới bắt đầu dấn thân vào sự


xviii CẨM NANG VIẾT KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN & LUẬN ÁN

nghiệp nghiên cứu hay cho những người ham thích sáng
tác nói chung, những chỉ dẫn cần thiết về các mặc ước
mang tính quốc tế về viết tắt, về phép chấm câu, về phép
viết hoa và nghiêng, về các bộ phận của một bài khảo
luận hay luận án, về cách trình bày các bộ phận đó, về
cách đọc và ghi chép tài liệu, về cách soạn thảo và viết
bản thảo, về cách ghi cước chú, về cách trình bày thư
mục tham khảo, phần phụ lục, bảng giải thích thuật ngữ,
bảng chú dẫn mục từ, và về cách biên tập và đánh giá
bản thảo trước khi xuất bản. Tác giả mong rằng nó sẽ
là người “đầy tớ” trung thành của các bạn sinh viên và
nghiên cứu sinh.

Để cho các vấn đề trình bày được dễ hiểu và dễ sử
dụng, tác giả đã chọn cách viết và trình bày “phân chia
thành đề mục”, không đặt nặng vấn đề triết lý hay phân
tích các nội dung. Tác giả cũng đã ý thức và hạn chế một
cách tối đa việc sử dụng các thuật ngữ của khoa học này,
ngoại trừ những trường hợp khơng thể tìm được các từ
thơng thường khác có ý nghĩa tương đương với chúng.

Tập sách này, thực ra, chỉ là một nỗ lực khiêm tốn
trong việc đáp ứng những kiến thức mang tính cẩm nang
về cách viết và soạn thảo bài khảo luận, luận văn và luận
án cho các sinh viên mới bắt đầu dấn thân vào nghiên
cứu và những người bắt đầu chưa có kinh nghiệm. Cho
nên, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, tập sách vẫn
không sao tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả


LỜI NĨI ĐẦU xix

mong đón nhận được những lời chỉ giáo và góp ý chân
tình của các bậc thức giả cũng như người sử dụng sách,
để cho các tái bản về sau, nó thật sự xứng đáng đón nhận
được niềm tin cậy của quý bạn.

GWYER HALL THÍCH NHẬT TỪ
University of Delhi Cẩn chí
Rằm tháng 7 năm 1997


×