Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Chủ đề mô hình kinh doanh số đối với cửa hàng bánh kem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM



BÀI TIỂU LUẬN

Giảng viên: Phạm Xuân Kiên

Lớp học phần: DIM701_231_10_L28

Môn học: Giới thiệu kinh doanh số

Chủ đề: Mơ hình kinh doanh số đối với cửa hàng bánh kem

Nhóm 6:

Đặng Văn An 050610220003

Nguyễn Thục Uyển My 050610220315

Nguyễn Thị Khánh Ngân 050610220337

Lê Nguyễn Tiểu Nguyện 050610221151

Hứa Vân Nhi 050610220390

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1



I. LUẬN CỨ GIÁ TRỊ (VALUE PROPOSITION).........................................2

1. Khái niệm....................................................................................................2
2. Thực tiễn.....................................................................................................2

2.1. Chất lượng Sản phẩm ưu việt...............................................................2
2.2. Dịch vụ cá nhân hóa.............................................................................2
2.3. Giao hàng nhanh chóng và tiện lợi......................................................3
2.4. Hỗ trợ chăm sóc khách hàng tốt...........................................................3
2.5. Sự sáng tạo trong menu........................................................................3

II. MƠ HÌNH DOANH THU.............................................................................4

1. Khái niệm....................................................................................................4

2. Thực tiễn.....................................................................................................4
2.1. Doanh thu từ Bánh kem/ Bánh ngọt......................................................4
2.2. Dịch vụ Đặt hàng Trực tuyến...............................................................4
2.3. Doanh thu từ Giao hàng.......................................................................4
2.4. Doanh thu từ Tiếp thị trực tuyến..........................................................4
2.5. Sản phẩm và Dịch vụ Bổ sung..............................................................4
2.6. Chương trình Khách hàng thân thiết....................................................5

III. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG (MARKET OPPORTUNITY)..........................5

1. Định nghĩa..................................................................................................5
1.1. Cơ hội thị trường..................................................................................5
1.2. Nghiên cứu thị trường..........................................................................5


2. Thị trường mục tiêu....................................................................................5

3. Khách hàng mục tiêu..................................................................................6

4. Phân tích:....................................................................................................6
4.1. Xác định cơ hội thị trường:..................................................................6
4.2. Các bước mở rộng thương hiệu trên các nền tảng xã hội.....................7

5. Khả năng mở rộng thị trường....................................................................8

6. Mơ hình swot:.............................................................................................9
6.1. Strengths (Sức mạnh):..........................................................................9
6.2. Weaknesses (Yếu điểm):.......................................................................9
6.3. Opportunities (Cơ hội).........................................................................9
6.4. Threats (Rủi ro):.................................................................................10

IV. MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH..............................................................10

1. Định nghĩa................................................................................................10
1.1. Sự cạnh tranh và cường độ cạnh tranh trong công nghệ bánh kem:. .10
1.2. Mối đe dọa của những người mới.......................................................10
1.3. Đánh giá các rào cản gia nhập thị trường.........................................11
1.4. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế.....................................................11

2. Đối thủ chính với doanh nghiệp:.............................................................12

V. LỢI THẾ CẠNH TRANH..........................................................................13
1. Lợi thế cạnh tranh trên mạng xã hội.......................................................13
1.1. Xây dựng thương hiệu mạnh và nhận thức về sản phẩm....................13
1.2. Thị trường khổng lồ............................................................................13

1.3. Social selling......................................................................................14
1.4. Tăng độ nhận diện trên mạng xã hội..................................................14
1.5. Đến gần hơn với khách hàng..............................................................14
2. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm............................................................14

VI. CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG:...............................................................15

VII. PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC:......................................................................17

VIII. ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ..............................................................................19
1. Nhà quản trị cao cấp (Ban lãnh đạo).......................................................19
2. Nhà quản trị cấp chức năng.....................................................................21
2.1. Bộ phận Sales.....................................................................................21
2.2. Bộ phận marketing.............................................................................22
2.3. Bộ phận kế toán..................................................................................22

3. Bộ phận sản xuất......................................................................................23
4. Bộ phận giao hàng....................................................................................23

DANH MỤC HÌNH ẢNH……………………………………………………………………………
25

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển vượt bậc, mơ hình kinh doanh tiệm bánh
kem trực tuyến đã thu hút sự chú ý đáng kể trong ngành công nghiệp thực phẩm. Sinh
nhật là dịp đặc biệt và quan trọng trong cuộc sống mỗi người, và bánh kem sinh nhật
luôn là một phần không thể thiếu trong bữa tiệc. Thay vì phải tìm kiếm và mua bánh
tại cửa hàng truyền thống, người tiêu dùng ngày nay có thể dễ dàng truy cập vào các
trang web hoặc ứng dụng di động để đặt mua bánh kem và nhận được sản phẩm tại

nhà chỉ bằng vài thao tác đơn giản.

Mơ hình kinh doanh tiệm bánh kem trực tuyến khơng chỉ mang lại sự tiện lợi
cho khách hàng, mà còn mở ra cơ hội kinh doanh đáng kể cho các doanh nghiệp trong
ngành thực phẩm. Với sự phát triển của công nghệ và xu hướng mua sắm trực tuyến,
các tiệm bánh kem sinh nhật trực tuyến có thể tiếp cận đến một lượng khách hàng
rộng lớn, không chỉ trong khu vực địa phương mà cịn trên tồn quốc hoặc thậm chí
quốc tế. Điều này tạo ra cơ hội để xây dựng thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và
mở rộng quy mô kinh doanh.

Tuy nhiên, thành cơng trong mơ hình kinh doanh tiệm bánh kem trực tuyến
không chỉ đơn thuần là việc tạo ra một trang web hoặc ứng dụng đặt hàng. Cần có một
chiến lược kinh doanh tồn diện và sự tận hưởng của khách hàng để đạt được thành
công bền vững. Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố quan trọng
trong mơ hình kinh doanh tiệm bánh kem sinh nhật trực tuyến và những thách thức mà
các doanh nghiệp phải đối mặt. Chúng ta cũng sẽ khám phá các chiến lược hiệu quả
để xây dựng và phát triển một doanh nghiệp thành công trong ngành công nghiệp
bánh kem trực tuyến.

1

I. LUẬN CỨ GIÁ TRỊ (VALUE PROPOSITION)

1. Khái niệm

Luận cứ giá trị là một yếu tố quan trọng trong mơ hình kinh doanh thương mại
điện tử, giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm và dịch vụ của mình trong tâm trí khách
hàng. Với chủ đề kinh doanh các sản phẩm làm từ chanh dây trên sàn thương mại điện
tử, luận cứ giá trị được thể hiện qua các yếu tố sau: chất lượng sản phẩm, sự đa dạng
và độc đáo của sản phẩm,website bán hàng thân thiện với người dùng, chăm sóc

khách hàng tốt,... Luận cứ giá trị được hiểu là cách thức để sản phẩm hay dịch vụ của
một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Để phát triển và phân tích mục tiêu giá trị, doanh nghiệp cần trả lời được câu
hỏi: Tại sao khách hàng nên mua hàng của doanh nghiệp? Những điều gì doanh
nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng trong khi các doanh nghiệp khác khơng có
hoặc khơng thể cung cấp?

Từ góc độ của khách hàng, thành công của mục tiêu giá trị bao gồm: các nhân
hóa,cá biệt hóa sản phẩm; giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm; giảm bớt chi phí kiểm
tra giá cả; thuận tiện trong giao dịch.

2. Thực tiễn

2.1. Chất lượng Sản phẩm ưu việt

"Chất lượng Sản phẩm ưu việt" của chúng tôi không chỉ là một lời hứa, mà là
cam kết chặt chẽ với mỗi chiếc bánh kem mà chúng tôi sản xuất. Tại Bakery Bliss,
chúng tôi chọn kỹ lưỡng từng thành phần để đảm bảo rằng mọi nguyên liệu đều đạt
được sự tươi ngon và ngon miệng nhất.

 Nguyên liệu hữu cơ chất lượng cao: Chúng tôi chọn sử dụng nguyên liệu
hữu cơ để đảm bảo sự tinh khiết và khơng chứa các hóa chất độc hại. Từ
bột mì đến đường và các loại hương liệu, chúng tôi luôn ưu tiên lựa
chọn các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên và không sử dụng chất bảo
quản.

 Kỹ thuật nấu nướng chuyên nghiệp: Đội ngũ đầu bếp tại Bakery Bliss là
những người đam mê nấu nướng và có kinh nghiệm trong việc làm
bánh. Mỗi chiếc bánh đều được làm thủ cơng với tình u và tâm huyết.


 Kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt: Chúng tôi thực hiện kiểm tra chất
lượng nghiêm ngặt từng bước trong quá trình sản xuất. Tất cả các sản
phẩm đều phải vượt qua kiểm tra hương vị, màu sắc, và kết cấu trước
khi được gửi đến khách hàng. Điều này đảm bảo rằng mỗi chiếc bánh
đạt đến tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và hương vị.

2.2. Dịch vụ cá nhân hóa

Chúng tơi tạo ra những sản phẩm độc đáo và phù hợp với sở thích cũng như
nhu cầu cụ thể của từng khách hàng. Chúng tôi tin rằng mỗi dịp đặc biệt đều xứng
đáng được tạo ra một cách đặc biệt, và đó là lý do chúng tơi đặc biệt quan tâm đến
việc cá nhân hóa.

2

 Tùy chỉnh hình dáng, kích thước và màu sắc: Khách hàng có thể chọn
hình dáng, kích thước, màu sắc cho chiếc bánh kem theo mong muốn
của khách hàng. Cho dù khách hàng muốn một chiếc bánh trịn, vng,
hình trái tim, hoặc bất kỳ hình dáng nào khác, chúng tơi sẽ tạo ra sản
phẩm độc đáo cho khách hàng.

 Lựa chọn loại kem: Bạn có thể lựa chọn loại kem mà bạn thích để tạo ra
hương vị đặc biệt cho chiếc bánh. Với nhiều loại kem khác nhau, khách
hàng có thể tạo ra bánh kem hồn hảo theo sở thích của mình.

2.3. Giao hàng nhanh chóng và tiện lợi

Đây là một phần quan trọng của trải nghiệm mua sắm của chúng tôi. BLISS
hiểu rằng khách hàng mong muốn nhận được sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ

dàng. Khách hàng có thể đặt bánh bằng cách inbox qua Facebook hoặc Instagram của
BLISS. Ngoài ra cịn có thể đặt bánh thơng qua các nền tảng đặt hàng và giao hàng
phổ biến như Grab, Be, Gojek,...Bên cạnh đó, chúng tơi sẽ có một trang web riêng
dùng để:

 Đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nhà: Dễ sử dụng, giúp khách hàng
đặt hàng một cách thuận tiện từ bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào bạn muốn.
Khách hàng có thể duyệt qua menu của chúng tôi, lựa chọn sản phẩm
yêu thích, và đặt hàng với phí giao hàng hợp lý. Cách thức hoạt động
cũng như cách sử dụng cũng tương tự các ứng dụng giao hàng khác.

 Lựa chọn thời gian giao hàng: Chúng tôi cung cấp lựa chọn thời gian
giao hàng để khách hàng có thể chọn khoảng thời gian phù hợp với lịch
trình của mình. Điều này giúp khách hàng nhận được sản phẩm vào thời
điểm mình mong muốn.

2.4. Hỗ trợ chăm sóc khách hàng tốt

Trả lời tin nhắn nhanh chóng: Chúng tôi cam kết tả lời các yêu cầu và câu hỏi
của khách hàng một cách nhanh chóng. Chúng tơi phản hồi trong thời gian ngắn để
đảm bảo rằng khách hàng luôn cảm thấy được quan tâm và lắng nghe.

Tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp: Đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi được đào tạo
chuyên nghiệp và am hiểu về sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi cung cấp
tư vấn và hỗ trợ tận tâm để giúp khách hàng chọn sản phẩm phù hợp nhất và giải
quyết mọi vấn đề một cách chuyên nghiệp.

Tạo môi trường thoải mái: Tạo trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ sử dụng và
thú vị cũng như môi trường cửa hàng offline thân thiện và chào đón.


Phản hồi và cải thiện liên tục: Chúng tôi luôn lắng nghe phản hồi từ khách
hàng và sẵn sàng cải thiện dịch vụ của mình dựa trên ý kiến và đề xuất. Điều này giúp
chúng tôi liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình.

Tạo kỉ niệm đáng nhớ: Chúng tôi luôn nỗ lực tạo ra các kỷ niệm đáng nhớ cho
khách hàng. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những dịp đặc biệt như sinh nhật và lễ
kỷ niệm của khách hàng và cung cấp các ưu đãi và sản phẩm độc đáo để kỷ niệm
những ngày này.

3

Document continues below

Discover more
fGroiớmi t: hiệu kinh
doanh số

DIM701

Trường Đại học Ngâ…
10 documents

Go to course

Chương 1 Kinh doanh

số

37
None


Báo-cáo-Kinh-

doanh-số

66
None

Cocoon - Giới thiệu

Ngành TCNH 100% (1)

11

Giới thiệu

Ngành TCNH

Correctional

Administration

8

Criminology 96% (114)

English - huhu

10 Led hiển thị 100% (3)


Preparing Vocabulary

2.5. Sự sáng tạo trong menu FOR UNIT 6 100% (2)

10

Led hiển thị

Thường xuyên cập nhật menu với các sản phẩm mới và hấp dẫn. Điều này giúp
duy trì sự quan tâm của khách hàng và khuyến khích họ quay lại lần sau.

II. MƠ HÌNH DOANH THU

1. Khái niệm

Mô hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận
và có mức lợi nhuận trên vốn đầu tư cao hơn các hình thức đầu tư khác.

2. Thực tiễn

2.1. Doanh thu từ Bánh kem/ Bánh ngọt

Doanh thu từ hai loại bánh:
 Bánh Kem: Chúng tôi cung cấp bánh kem dành cho các dịp đặc biệt như
sinh nhật, kỷ niệm, và các sự kiện khác. Doanh thu từ việc bán bánh
kem là một phần quan trọng của mơ hình doanh thu của chúng tơi.
 Bánh ngọt: Các sản phẩm bổ sung và được bán theo ngày và theo mùa.

Tất cả các loại bánh đều được kết hợp bán Online và Offline:
 Offline là bán trực tiếp tại cửa hàng.

 Online là thông qua các ứng dụng giao hàng, ví dụ: Grab, Be, Gojek,...
Ngoài ra, khách hàng có thể đặt qua trang Instagram, Facebook, Tiktok
và Website của cửa hàng bằng cách Inbox qua hộp thư tin nhắn. Bliss sẽ
freeship trong phạm vi bán kính 5km và tính ship tùy khoảng cách.

2.2. Dịch vụ Đặt hàng Trực tuyến

Ưu đãi đặt hàng trực tuyến: Chúng tơi có thể cung cấp các ưu đãi và giảm giá
đặc biệt cho những khách hàng đặt hàng thông qua WEBSITE của Bliss để thúc đẩy
việc sử dụng nền tảng trực tuyến của chúng tôi.

2.3. Doanh thu từ Giao hàng

Phí Giao hàng: Chúng tơi có thể tính phí giao hàng dựa trên khoảng cách và
giá trị đơn hàng. Phí giao hàng này có thể khác nhau cho các đơn hàng khác nhau.

Giao hàng Nhanh chóng: Chúng tơi có thể tính phí cao hơn cho dịch vụ giao
hàng nhanh chóng và thuận tiện để khách hàng có thể nhận sản phẩm một cách nhanh
nhất.

2.4. Doanh thu từ Tiếp thị trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến: Chúng tơi có thể đầu tư vào quảng cáo trực tuyến trên
các nền tảng như TikTok, Instagram, và Facebook để tạo thu nhập từ việc quảng cáo
sản phẩm và dịch vụ của mình.

Liên kết Tiếp thị: Chúng tơi có thể hợp tác với các đối tác liên kết để tiếp thị
sản phẩm của mình và chia sẻ phần trăm doanh thu từ các giao dịch thông qua các liên
kết này.


4

2.5. Sản phẩm và Dịch vụ Bổ sung

Dịch vụ Gói q: Chúng tơi có thể cung cấp dịch vụ gói quà bổ sung cho các
sản phẩm của chúng tơi và tính phí cho dịch vụ này.

Khóa học làm bánh: Chúng tơi có thể tổ chức các khóa học làm bánh và sự
kiện liên quan để tạo thêm doanh thu từ việc chia sẻ kiến thức và kỹ năng làm bánh
với khách hàng.

Workshop làm bánh cho các bé: Với nhu cầu hiện nay, các phụ huynh ln
mong muốn con em mình có một sân chơi để sáng tạo cũng như giải trí bổ ích ngoài
những thú vui điện tử. Nắm bắt được nhu cầu đó, Bliss đã tạo ra một nơi mà các bé có
thể thỏa sức sáng tạo và làm ra những chiếc bánh do chính tay mình làm ra. Workshop
sẽ diễn ra vào cuối tuần, thứ 7 và chủ nhật.

2.6. Chương trình Khách hàng thân thiết

Thẻ thành viên: Chúng tơi có thể cung cấp thẻ thành viên hoặc chương trình
khách hàng thân thiết để khuyến khích sự trung thành của khách hàng và tạo doanh
thu liên tục từ họ.

III. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG (MARKET OPPORTUNITY)

1. Định nghĩa

1.1. Cơ hội thị trường

Cơ hội thị trường là dự báo của doanh nghiệp về thị phần của sản phẩm hay

dịch vụ cụ thể. Cơ hội thị trường có thể tại thời điểm hiện tại, hoặc trong một vài năm
kế tiếp và có thể xa hơn. Ở mức độ tối thiểu, doanh nghiệp cần xác định được cơ hội
về doanh thu của mình trong thị trường đó.

1.2. Nghiên cứu thị trường

Thông thường khi chúng ta – doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp thực hiện một số
nghiên cứu, khảo sát thị trường có thể phát hiện ra rằng đó một ý tưởng tuyệt vời hoặc
sau khi nghiên cứu thị trường chúng ta mới phát hiện ra sản phẩm/ý tưởng mới của công
ty không thực sự tiềm năng để trở thành sản phẩm chủ lực để đầu tư.

Nếu kinh doanh đi trước đón đầu trong ngành bánh, bạn cũng nên quan tâm
đến cơ hội mà mình có. Cơ hội này có thể đến từ tỉ lệ cung cầu. Hiện nay nhiều người
chưa chú ý đến ngành bánh, điều đó giúp ngành bánh giảm sức cạnh tranh so với
nhiều ngành nghề khác. Tỉ lệ cung và cầu chênh lệch nhau khá nhiều. Trong khi
nguồn cung có ít, nhưng nhu cầu dùng bánh trong đời sống ngày càng gia tăng. Từ
bánh ăn vặt, sinh nhật, bánh cưới, các loại bánh nước ngoài… đều rất được thường
xuyên dùng và ưa chuộng.

2. Thị trường mục tiêu

Trong những năm qua, ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá ổn
định với mức tăng trưởng bình quân 8-10/năm. Tổng sản lượng bánh kẹo của Việt
Nam trong năm 2020 dự kiến đạt hơn 200.000 tấn và doanh thu ước đạt hơn 40.000 tỷ
đồng, doanh thu và sản lượng có dấu hiệu chậm lại bởi ảnh hưởng dịch Covid-19.

5

Ngành bánh kẹo Việt những năm gần đây được đánh giá tăng trưởng chậm lại. Hai
năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt khoảng 8-10%, thay vì 15-20%

trong giai đoạn 2010- 2015. Tuy nhiên, trong con mắt các nhà đầu tư ngoại, thị trường
97 triệu dân của Việt Nam vẫn đầy hấp dẫn, bởi so với tốc độ tăng trưởng trung bình
ngành bánh kẹo trên thế giới khoảng 1,5% và riêng Đông Nam Á là 3% (theo thống kê
của CTCK Vietinbank), thì mức tăng trưởng của bánh kẹo Việt Nam vẫn cao.

Bên cạnh đó, những năm hiện nay dưới sự phát triển của các nền tảng công
nghệ, và sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, bn bán đồ ăn đang có
tiềm năng sẽ chiếm lĩnh thị trường. Nên chúng tôi, kinh doanh buôn bán bánh kem
online, kết hợp mở những lớp học làm bánh.

3. Khách hàng mục tiêu

Sinh viên, giới trẻ, những người thích ăn vặt, những người yêu thích bánh kem
và muốn đặt mua cho các dịp đặc biệt như sinh nhật, kỷ niệm, hoặc ngày lễ. Đây là
khách hàng tiềm năng và tương lai có triển vọng trong ngành. Theo đánh giá thì sự
mới mẻ, năng động và giá cả hợp lý. Để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng mục
tiêu này, quán phải đáp ứng được các yêu cầu:

 Doanh nghiệp và sự kiện: Một thị trường mục tiêu khác có thể là các
doanh nghiệp hoặc tổ chức sự kiện, như nhà hàng, khách sạn, hoặc công
ty tổ chức sự kiện, mà bạn cung cấp bánh kem cho các sự kiện đặc biệt
như hội nghị, đám cưới, hay buổi tiệc.

 Thị trường địa phương: Bạn có thể tập trung vào cung cấp bánh kem
cho thị trường địa phương hoặc khu vực cụ thể, đặc biệt là nếu bạn có
cửa hàng vật lý hoặc dịch vụ giao hàng trong phạm vi cụ thể.

 Thị trường đặc biệt: Nếu bạn sản xuất bánh kem có tính đặc biệt hoặc
dành riêng cho một nhóm khách hàng cụ thể (ví dụ: bánh kem không
đường, bánh kem hữu cơ)


 Các bạn học viên muốn tham gia các khoá học

4. Phân tích:

4.1. Xác định cơ hội thị trường:

Mở một tiệm bánh kem online có thể đem lại nhiều tiềm năng cơ hội thị trường
hấp dẫn. Dưới đây là một số tiềm năng cơ hội, kèm theo các ví dụ và số liệu tham
khảo để minh họa:

 Tăng cầu về thực phẩm trực tuyến:
Số liệu: Theo báo cáo của Statista, thị trường thực phẩm trực tuyến dự

kiến sẽ tăng từ 246 tỷ USD vào năm 2019 lên tới 321 tỷ USD vào năm 2021.
Cơ hội: Người tiêu dùng đang ngày càng quen thuộc với việc mua thực

phẩm và sản phẩm thực phẩm trực tuyến. Hãy tận dụng sự gia tăng này bằng cách
cung cấp bánh kem chất lượng cao thông qua giao hàng trực tuyến.

 Thị trường đám cưới và sự kiện

6

Số liệu: Các sự kiện đám cưới và sự kiện cá nhân đang ngày càng phát
triển. The Knot 2020 Real Weddings Study cho biết giá trị trung bình của một đám
cưới là khoảng 28.000 USD.

Cơ hội: Cung cấp dịch vụ làm bánh kem tùy chỉnh cho đám cưới và các
sự kiện cá nhân khác. Hãy xem xét việc hợp tác với các đơn vị tổ chức sự kiện.


 Xu hướng thực phẩm sáng tạo và cá nhân hóa
Số liệu: Các thực phẩm sáng tạo và cá nhân hóa đang thu hút sự chú ý

của người tiêu dùng. The New York Times đưa tin về sự tăng trưởng của thực phẩm
cá nhân hóa.

Cơ hội: Cho phép khách hàng tùy chỉnh bánh kem của họ với các lựa
chọn về hương vị, thiết kế, và thông điệp để tạo ra sản phẩm độc đáo và có giá trị
thêm.

 Tiềm năng trên các nền tảng xã hội
Số liệu: Sự gia tăng mạnh mẽ của sự tham gia trên các nền tảng xã hội,

chẳng hạn như Instagram và Facebook, đã tạo cơ hội lớn cho việc quảng cáo và tiếp
cận khách hàng mới.

Cơ hội: Xây dựng hiện diện mạnh trên các nền tảng xã hội để tiếp cận và
tương tác với đối tượng mục tiêu của bạn.

 Facebook
Có thể tạo một trang Facebook chính thức cho tiệm bánh kem của bạn và

sử dụng nó để chia sẻ hình ảnh đẹp và thơng tin về sản phẩm của bạn. Sử dụng quảng
cáo trả tiền trên Facebook để tiếp cận đối tượng mục tiêu dựa trên độ tuổi, giới tính, sở
thích, và địa điểm địa lý. Tận dụng Facebook Marketplace hoặc các nhóm mua bán để
quảng cáo sản phẩm của bạn và tìm kiếm khách hàng.

 Instagram
Instagram tập trung vào hình ảnh và video, là nền tảng tuyệt vời để bạn


trình bày các bánh kem đẹp mắt của bạn. Sử dụng Instagram Shopping để tạo cửa
hàng trực tiếp trên trang Instagram của bạn, cho phép khách hàng mua hàng dễ dàng.
Tận dụng các hashtag phù hợp để tiếp cận đối tượng mục tiêu và tham gia vào cộng
đồng người yêu thực phẩm trên Instagram.

 Tik Tok Shop
TikTok có khả năng tạo video sáng tạo và chia sẻ chúng để thu hút sự

chú ý của người xem. Bạn có thể sử dụng Tik Tok để tạo video quảng cáo thú vị về
sản phẩm bánh kem của bạn. TikTok Shop cung cấp tích hợp thanh toán trực tiếp,
giúp khách hàng mua hàng ngay trên ứng dụng.

4.2. Các bước mở rộng thương hiệu trên các nền tảng xã hội

Mở một tiệm bán bánh kem trên các nền tảng xã hội có thể mang lại nhiều cơ
hội thị trường hấp dẫn. Dưới đây là một số cơ hội mà bạn có thể tận dụng:

 Tạo thương hiệu trên mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng xã hội như
Facebook, Instagram, và Pinterest để xây dựng thương hiệu của bạn.

7

Bạn có thể chia sẻ hình ảnh đẹp và thú vị về các món bánh kem của bạn,
tạo ra một cộng đồng trực tuyến yêu thích sản phẩm của bạn.
 Tương tác và giao tiếp trực tiếp với khách hàng: Sử dụng các kênh
truyền thông xã hội để tương tác với khách hàng của bạn, lắng nghe ý
kiến phản hồi của họ và cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.
 Tiếp cận đối tượng mục tiêu: Xác định đối tượng mục tiêu của bạn và sử
dụng quảng cáo trên các nền tảng xã hội để tiếp cận họ một cách hiệu

quả.
 Chương trình khuyến mãi và giảm giá: Sử dụng các nền tảng xã hội để
quảng bá các chương trình khuyến mãi, giảm giá, và ưu đãi đặc biệt để
thu hút khách hàng.
 Phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu suất: Sử dụng cơng cụ phân tích trên
các nền tảng xã hội để đo lường hiệu suất của chiến dịch tiếp thị của
bạn. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tương tác của khách hàng và
cải thiện chiến lược tiếp theo của bạn.
 Thử nghiệm thị trường: Các nền tảng xã hội cung cấp một cơ hội tốt để
thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ mới trước khi mở rộng ra thị trường
rộng hơn.
 Xây dựng mối quan hệ với đối tác: Bạn có thể hợp tác với các nhà hàng,
quán cà phê hoặc các doanh nghiệp khác trên mạng xã hội để tạo ra cơ
hội hợp tác và tăng cường mối quan hệ chuyên nghiệp.

5. Khả năng mở rộng thị trường

Để mở rộng thị trường cho cửa hàng bán bánh kem trực tuyến của bạn, bạn có
thể thực hiện các chiến lược và hoạt động sau đây:

 Xây dựng một trang web chuyên nghiệp: Đảm bảo trang web của bạn dễ
sử dụng, thân thiện với người dùng, và tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm
trực tuyến. Đặc biệt, cần đảm bảo trang web hiển thị bánh kem và sản
phẩm liên quan một cách hấp dẫn và hấp dẫn mắt.

 Tích hợp các phương thức thanh tốn tiện lợi: Cung cấp nhiều phương
thức thanh toán để thuận tiện cho khách hàng, bao gồm thanh toán trực
tuyến qua thẻ tín dụng, ví điện tử và thanh tốn khi nhận hàng (COD).

 Chăm sóc khách hàng: Xây dựng một chương trình chăm sóc khách

hàng chất lượng. Hãy trả lời thắc mắc của họ một cách nhanh chóng và
cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24/7 khi cần thiết.

 Quảng cáo trực tuyến: Sử dụng quảng cáo trực tuyến để tạo nhận thức
về thương hiệu của bạn. Sử dụng quảng cáo trên các mạng xã hội,
Google Ads và email marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

 Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng: Tham gia vào các hoạt động xã
hội và cộng đồng, cung cấp ưu đãi cho các sự kiện cộng đồng và hợp tác
với các tổ chức phi lợi nhuận để tạo dựng hình ảnh tích cực cho cửa
hàng của bạn.

 Phát triển sản phẩm độc đáo: Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ những
loại bánh kem phổ biến và phát triển các sản phẩm độc đáo hoặc biến
thể riêng để thu hút khách hàng.

8

 Giao hàng hiệu quả: Đảm bảo giao hàng nhanh chóng và an tồn. Hãy
hợp tác với các dịch vụ giao hàng hoặc xây dựng dịch vụ giao hàng nội
bộ hiệu quả.

 Chương trình khách hàng thân thiết: Tạo ra chương trình khách hàng
thân thiết để khuyến khích khách hàng trung thành và tạo ra lợi ích cho
họ khi mua hàng thường xuyên.

 Sử dụng đánh giá và đánh giá tích cực: Khuyến khích khách hàng hiện
tại viết đánh giá tích cực và đăng chúng trên trang web của bạn để tạo sự
tin tưởng từ khách hàng mới.


 Hợp tác với các đối tác: Xem xét hợp tác với các nhà hàng, cửa hàng
tiện lợi hoặc công ty sự kiện để mở rộng thị trường của bạn thông qua
kênh phân phối khác.

6. Mơ hình swot:

Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là một công
cụ quan trọng để đánh giá một ý tưởng kinh doanh. Dưới đây là một phân tích SWOT
cho cơ hội thị trường khi mở tiệm bánh sinh nhật online:

6.1. Strengths (Sức mạnh):

 Sản phẩm chất lượng: Có khả năng tạo ra các bánh sinh nhật chất lượng
và độc đáo với nguyên liệu tươi ngon.

 Sự sáng tạo: Khả năng thiết kế và tạo ra các bánh sinh nhật theo yêu cầu
của khách hàng, tạo sự đa dạng và cá nhân hóa.

 Sự tiện lợi của mơ hình trực tuyến: Khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng
và trả tiền trực tuyến, tiết kiệm thời gian và công sức.

 Hiện diện trực tuyến mạnh mẽ: Sử dụng các nền tảng xã hội và trang
web để xây dựng hiện diện trực tuyến mạnh mẽ và tạo niềm tin từ khách
hàng.

 Kiểm tra chất lượng trang web thông qua phản hồi khách hàng -> Đây là
xương sống cho nhiều sự thay đổi mà chúng tôi thực hiện trong nhiều
năm qua. Khách hàng là nguồn tài nguyên vô tận

 Bổ sung dịch vụ web-> hiển thị đánh giá độc lập của khách hàng và xếp

hạng tổng thể -> làm mọi thứ để khách hàng hài lòng

 Đánh giá sự thích thú của khách hàng qua lượt truy cập, lượt bỏ giỏ
hàng, khuyến khích thêm người mua

6.2. Weaknesses (Yếu điểm):

 Cạnh tranh gay gắt: Thị trường bánh sinh nhật có nhiều đối thủ, cả trực
tuyến và truyền thống.

 Phụ thuộc vào công nghệ và giao hàng: Phải dựa vào hệ thống công
nghệ và dịch vụ giao hàng để đảm bảo sự tiện lợi và hài lòng của khách
hàng.

 Quản lý chất lượng và giao hàng từ xa: Đảm bảo chất lượng sản phẩm
và giao hàng an toàn và đúng hẹn từ xa có thể thách thức.

9

6.3. Opportunities (Cơ hội)

 Tăng cầu về dịch vụ trực tuyến: Sự gia tăng của mua sắm trực tuyến và
tiện ích làm việc từ xa tạo cơ hội lớn cho tiệm bánh sinh nhật trực tuyến.

 Thị trường đám cưới và sự kiện: Cung cấp dịch vụ làm bánh cho đám
cưới và các sự kiện đặc biệt có thể tạo ra nguồn thu lớn.

 Cơ hội mở rộng địa geografi: Có thể mở rộng hoạt động kinh doanh và
tiếp cận thị trường quốc gia và quốc tế.


 Các chương trình khuyến mãi và quảng cáo: Sử dụng quảng cáo trên các
nền tảng xã hội và trang web để thu hút khách hàng mới.

6.4. Threats (Rủi ro):

 Cạnh tranh khắc nghiệt: Sự cạnh tranh từ các đối thủ có thể là một rủi ro
lớn, đặc biệt nếu họ có lợi thế về giá cả hoặc thương hiệu mạnh.

 Vấn đề về chất lượng và vệ sinh: Một sự cố về chất lượng hoặc vệ sinh
có thể gây tổn thất lớn đối với thương hiệu của bạn.

 Sự cố trong giao hàng và vận chuyển: Gặp khó khăn trong việc quản lý
giao hàng và vận chuyển có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách
hàng.

 Thay đổi về luật pháp và quy định: Thay đổi về quy định liên quan đến
thực phẩm và giao hàng có thể tạo ra thách thức cho hoạt động kinh
doanh của bạn.

IV. MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH

1. Định nghĩa

Môi trường kinh doanh cạnh tranh (Competitive Environment) được tạo ra khi
một công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự như các sản phẩm và dịch vụ
do các công ty khác cung cấp. Khám phá các ví dụ về mơi trường cạnh tranh và một
số lợi thế, chẳng hạn như sự đổi mới do cạnh tranh thúc đẩy và những bất lợi, chẳng
hạn như doanh số bán hàng thấp hơn và có thể mất khách hàng và nhà đầu tư.

 Sự tồn tại của cạnh tranh hiện tại trong một ngành (cường độ cạnh tranh

và sự cạnh tranh)

 Mối đe dọa của các đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường
 Mối đe dọa của sản phẩm thay thế
 Quyền thương lượng của nhà cung cấp
 Quyền thương lượng của người mua

1.1. Sự cạnh tranh và cường độ cạnh tranh trong công nghệ bánh kem:

Mục đích chính của Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh là đánh giá tình hình cạnh
tranh trong một ngành. Các câu hỏi trọng tâm về số lượng đối thủ cạnh tranh và bản
chất của các mối đe dọa tiềm ẩn cần được trả lời. Cường độ cạnh tranh cao có thể xuất
phát từ hai yếu tố chính: Cạnh tranh về giá và cạnh tranh về hiệu suất.

10

 Cạnh tranh về giá đề cập đến việc những người tham gia thị trường cố
gắng hạ giá lẫn nhau bằng mức giá thấp hơn bằng cách tăng hiệu quả
trong chuỗi giá trị của họ.

 Cạnh tranh về hiệu suất tập trung vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ
bổ sung thay vì giá cả.

1.2. Mối đe dọa của những người mới

Những người mới tham gia đặt ra một mối đe dọa khác cho các doanh nghiệp
hiện có trong một ngành.

Những ngóc ngách sáng tạo và phát triển nhanh chóng sẽ tự nhiên thu hút sự
chú ý của những người khác, những người có thể bị thu hút để tung ra các sản phẩm

hoặc dịch vụ tương tự. Nhưng ngay cả những thị trường lâu đời cũng không bị loại trừ
khỏi mối đe dọa này.

Đánh giá rủi ro của những người mới tham gia là rất quan trọng, vì các đối thủ
cạnh tranh tiềm năng có thể sắp nhắm mục tiêu vào cùng những phân khúc khách
hàng quan trọng đối với các thương hiệu hiện có trên thị trường.

Những người mới tham gia thường phát triển chuỗi giá trị hiệu quả hơn và khai
thác tính linh hoạt của họ đối với các tập đoàn lớn để cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Khơng có gì lạ khi những người mới tham gia tận dụng lợi thế của chi phí sản
xuất thấp hơn này. Nó cho phép họ cung cấp sản phẩm của mình với mức giá thấp hơn
với chất lượng tương đương hoặc thậm chí tốt hơn các giải pháp hiện có. Để đánh giá
tốt hơn mối đe dọa của những người mới gia nhập thị trường, việc đánh giá các rào
cản gia nhập và rút lui của một ngành là điều hợp lý:

1.3. Đánh giá các rào cản gia nhập thị trường

Nếu chi phí gia nhập thị trường gắn liền với mức đầu tư cao thì rào cản gia
nhập thị trường sẽ tương đối cao. Ngược lại, xác suất các doanh nghiệp mới gia nhập
thị trường sẽ thấp nếu có rào cản rút lui khỏi thị trường cao . Điều này có thể là do các
cam kết hợp đồng dài hạn hoặc nói chung là thời gian hoàn vốn dài đối với các khoản
đầu tư lớn hơn.

Thị trường cũng được coi là khó thâm nhập nếu những người tham gia hiện tại
nắm giữ bằng sáng chế hoặc thị trường được quản lý bởi chính phủ. Ví dụ điển hình
về các thị trường có rào cản gia nhập cao có thể thấy trong ngành vũ khí hoặc dược
phẩm.

1.4. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế


Một mối đe dọa khác là sự thay thế. Đây là một trong những yếu tố bị đánh giá
thấp nhất trong bất kỳ phân tích cạnh tranh nào. Sản phẩm thay thế là sản phẩm thay
thế sản phẩm hiện có trên thị trường. Thời đại hiện đại đã chứng kiến nhiều sự thay
đổi then chốt với sự phát triển của công nghệ mới, cơ sở hạ tầng tốt hơn và sự gia tăng
của cải ở các nước phương Tây. Như vậy, đổi mới là một phần của xã hội hiện đại
nhưng có thể gây ra rủi ro hiện hữu cho tồn bộ ngành cơng nghiệp.

11

Thách thức mà nhiều nhà quản lý phải đối mặt là đánh giá chính xác rủi ro mà
những đổi mới này gây ra cho mơ hình kinh doanh của họ. Điều này đặc biệt đúng đối
với những ngành không quen với chu kỳ đổi mới thường xuyên.

 Cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành: Có nhiều tiệm bánh online khác
đang hoạt động trên thị trường. Đối thủ có thể là những thương hiệu lớn
hoặc các doanh nghiệp nhỏ hơn. Điều này tạo ra áp lực cạnh tranh về
chất lượng sản phẩm, giá cả, và dịch vụ.

 Cạnh tranh giá cả: Giá cả là yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng.
Đối thủ có thể áp dụng chiến lược giảm giá hoặc ưu đãi để thu hút khách
hàng. Bạn cần xem xét cách cân nhắc giữa giữa giữa giữa lợi nhuận và
khả năng cạnh tranh về giá cả.

 Cạnh tranh về sáng tạo và thiết kế: Mặc dù chất lượng quan trọng, sự
sáng tạo và thiết kế đẹp mắt của bánh kem có thể làm nổi bật bạn trong
mắt khách hàng. Các đối thủ có thể cạnh tranh trong việc tạo ra các sản
phẩm độc đáo và thú vị.

 Dịch vụ giao hàng và tiện ích: Dịch vụ giao hàng nhanh chóng, an tồn

và tiện lợi có thể là yếu tố quyết định trong việc cạnh tranh. Các ứng
dụng giao hàng thực phẩm như GrabFood và Shopee Food cũng cung
cấp dịch vụ tương tự.

 Sự tiện ích của trải nghiệm mua sắm trực tuyến: Môi trường cạnh tranh
cũng phụ thuộc vào sự tiện ích của trải nghiệm mua sắm trực tuyến của
khách hàng. Sự dễ dàng trong việc đặt hàng, thanh toán trực tuyến và
theo dõi đơn hàng có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.

 Phản hồi khách hàng và đánh giá: Đánh giá và phản hồi từ khách hàng
có thể tạo ảnh hưởng lớn đến danh tiếng và uy tín của bạn. Mơi trường
cạnh tranh có thể thay đổi dựa trên những đánh giá tích cực hoặc tiêu
cực.

 Luật pháp và quy định: Các quy định về thực phẩm và kinh doanh trực
tuyến có thể tạo ra thách thức cho hoạt động của bạn. Đảm bảo tuân thủ
các quy định và tiêu chuẩn là quan trọng.

2. Đối thủ chính với doanh nghiệp:

*Bánh Kem Bơng Lan Sài Gịn (Bakesg.vn)

Bakes tin rằng bánh ngọt cũng giống như tình yêu : thú vị, chu đáo và trung
thực. Kể từ năm 2015, chúng tôi đã không ngừng phát triển những hương vị, kiểu
dáng và trải nghiệm bánh ngọt mới để khiến khách hàng khơng khỏi đốn già đốn
non. Sự sáng tạo của chúng tơi khơng chỉ dừng lại ở bánh ngọt. Chúng tơi tìm ra
những cách chu đáo để thiết kế bao bì để bạn có thể làm quà tặng hoặc sử dụng làm
đĩa và những cách khác giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn. Chúng tơi sử dụng thành
phần tự nhiên, hồn tồn khơng có chất bảo quản, và cũng đang dần nói khơng với
Photoshop. Bakes được thành lập vào năm 2015 bởi Laure Chevallier, một doanh

nhân khách sạn người Pháp và Tuấn Lê, Giám đốc Sáng tạo người Mỹ gốc Việt.

 Điểm mạnh:

Có độ phủ sóng cao, tập trung vào những khách hàng tầm trung

12

Đầu tư nhiều về chất lượng, hình ảnh
Xây dựng trang web chuyên nghiệp phù hợp
Quảng cáo trực tuyến
 Điểm yếu:
Giá thành cao
Khó tiếp cận đối tượng học sinh, sinh viên

Hình 1. Bánh kem Bơng Lan Sài Gịn (Bakesg.vn)
*Tous les Jours

TOUS les JOURS là một chuỗi cửa hàng bánh mỳ và bánh ngọt
quốc tế có mặt tại thị trường Việt Nam. Họ nổi tiếng với sản phẩm
bánh ngọt và bánh mỳ chất lượng cao, đa dạng, và sáng tạo. Thương
hiệu này đã thu hút người tiêu dùng Việt Nam bằng thiết kế hiện đại

13

của cửa hàng và sự đa dạng trong các sản phẩm bánh ngọt truyền
thống và hiện đại. TOUS les JOURS tạo cơ hội cho người dân Việt
Nam thử nghiệm ẩm thực Hàn Quốc và thúc đẩy văn hóa ẩm thực đa
dạng tại Việt Nam.


Điểm mạnh:
 Có độ phủ sóng cao, tập trung vào những khách hàng tầm trung
 Đầu tư nhiều về chất lượng, hình ảnh
 Xây dựng trang web chuyên nghiệp phù hợp
 Cập nhật liên tục các xu xu hướng mới mẻ
 Du nhập được nhiều kiểu bánh, hình dạng khác nhau
Điểm yếu:
 Giá thành cao
 Khó tiếp cận đối tượng học sinh, sinh viên
 Chủ yếu khách hàng mua tại tiệm bánh, thời gian đặt bánh lâu.

V. LỢI THẾ CẠNH TRANH

Lợi thế cạnh tranh là những yếu tố giúp một doanh nghiệp/công ty trở nên vượt
trội, nổi bật hơn các doanh nghiệp khác hoạt động cùng ngành. Khi sở hữu lợi thế này,
doanh nghiệp có thể sở hữu một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng đồng
thời giúp doanh nghiệp hoạt động thu được nhiều lợi nhuận hơn

1. Lợi thế cạnh tranh trên mạng xã hội

1.1. Xây dựng thương hiệu mạnh và nhận thức về sản phẩm

Khách hàng khi đặt mua một cái bánh thì cái đầu tiên họ quan tâm chính là
khâu chế biến và chuẩn bị. Và khi khách hàng bị thu hút thì lúc đó nhận thức và quan
tâm của khách hàng chính là bước để tạo ra “Khách hàng tiềm năng”. Đây chính là lúc
khách hàng xác định nhu cầu của họ đối với một sản phẩm.Nền tảng mạng xã hội đã
đóng một vai trò quan trọng trong các giai đoạn này trong nhiều năm trở lại đây. Bằng
cách chia sẻ thông tin sản phẩm phong phú trên các kênh mạng xã hội, tiệm bánh có
thể tương tác với người mua trên quy mơ lớn hơn. Ngồi ra, những chức năng thương
mại bổ sung mới đây cũng bổ trợ cho các tiệm bánh nuôi dưỡng sự quan tâm của

khách hàng và giữ họ tương tác với thương hiệu và các dịch vụ sản phẩm.

1.2. Thị trường khổng lồ

Ngày nay, đi cùng với sự phát triển của công nghệ, nhu cầu mua sắm online
đang ngày càng tăng cao. Ngoài những sàn thương mại điện tử, nhiều khách hàng
thường có thói quen lướt xem thơng tin trên các trang mạng xã hội rồi lựa chọn mua
hàng. Trên mạng xã hội thì người bán có thể bán những mặt hàng mà họ muốn nên sẽ
có một thị trường đầy đủ sự cung ứng.

14

Các nền tảng này giúp người mua, người bán dễ dàng trao đổi các thông tin với
nhau, như việc cùng nhau chia sẻ thông tin sản phẩm, tham khảo ý kiến của những
người mua hàng khác hay tư vấn sản phẩm.

1.3. Social selling

Social selling là phương pháp bán hàng bằng cách xây dựng mối quan hệ cá
nhân trên các nền tảng xã hội. Mục tiêu là tìm kiếm và xác định được nhu cầu và sở
thích riêng của người mua, hướng mục tiêu tới những người gần với những tiêu chí đó
trên mạng xã hội, rồi tiến hành chuyển đổi. Đây còn được xem là quá trình nghiên
cứu, tìm kiếm, chọn lọc và tương tác với khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội.

1.4. Tăng độ nhận diện trên mạng xã hội

Khi xuất hiện nhiều hơn trên mạng xã hội, thương hiệu sẽ tăng hiện diện và
danh tiếng, nhiều khách hàng sẽ chú ý đến sản phẩm và dịch vụ hơn. Khi có được một
lượng khách hàng nhất định, thương hiệu đó có thể sử dụng chính dữ liệu đó để tiếp
tục truyền thông thu hút khách hàng mới. Điều cần chú ý là thương hiệu cần tiếp cận

đúng phân khúc khách hàng, lựa chọn nền tảng xã hội phù hợp để tối ưu chi phí bỏ ra.

1.5. Đến gần hơn với khách hàng

Các mạng xã hội thường khá dễ dàng sử dụng. Các nền tảng này thường cho
phép người dùng chia sẻ đa dạng các phương tiện hình ảnh, âm thanh, video,… Điều
này giúp hai bên mua – bán thuận tiện và dễ dàng trao đổi hơn. Tiệm bánh có thể
quảng cáo sản phẩm, cập nhật thơng tin, chính sách, chương trình,… một cách đơn
giản hơn và hiệu quả, từ đó người tiêu dùng cũng có thể nắm bắt thơng tin một cách
nhanh chóng hơn.

2. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm

 Sự độc đáo về sản phẩm hơn so với các đối thủ cạnh tranh: Trên thị
trường sản phẩm thì khơng thể tránh được việc có vơ vàn sản phẩm
giống nhau trên thị trường, điều làm cho sản phẩm nổi bật, thu hút khách
hàng hơn đó chính là sự đổi mới trong sản phẩm

 Có những dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình: nhằm làm cho khách
cảm thấy cửa hàng bên mình nổi bật. Vd như là khi mua một sản phẩm
nào đó khách hàng được tận hưởng dịch vụ chăm sóc tận tình bên phía
cửa hàng (chẳng hạn như Hadilao: Khi ngồi chờ bàn bên ngoài thì khách
hàng bên Hadilao được mời những dịch vụ như là: ăn kem miễn phí, làm
nail….)

 Những gói ưu đãi: một sản phẩm khơng chỉ nổi bật nhờ vẻ ngoài, danh
tiếng mà cịn có một phần của những ưu đãi khi mua sản phẩm đó (vd:
Maycha khi mới khai trương thì đã tung ra một ưu đãi là mua trà sữa với
giá 10k/1ly, điều này làm cho khách hàng rất thích thú và trong những
ngày đó thì Maycha đã thu hút được rất nhiều khách hàng mới trong một

vài ngày khai trương)

 Bắt kịp xu hướng: Ngày nay thì cơng nghệ hiện đại đang rất được các
bạn trẻ ưa chuộng, khi một nhãn hàng, cửa hàng có những sản phẩm

15

mang tính xu hướng đang hiện hành dù chỉ là nhanh hơn các đối thủ một
chút thì đã tạo nên được sự khác biệt rất lớn hơn so với khách hàng
 Mối quan hệ với khách hàng: những nhãn hàng khác biệt với nhau rõ rệt
nhau thể hiện rõ ở lượng khách hàng, nhãn hàng mới có lượng khách
hàng mới chắc chắn sẽ không thể bằng được một nhãn hàng lâu đời
nhưng mà có một lượng khách hàng trung thành. Xây dựng mối quan hệ
chặt chẽ với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp duy trì sự trung thành và
thu hút khách hàng mới thông qua lời giới thiệu và đánh giá tích cực.

VI. CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG:

Chiến lược thị trường là kế hoạch toàn diện mà một doanh nghiệp xây dựng để
đạt được mục tiêu kinh doanh của mình trong một thị trường cụ thể. Nó bao gồm các
quyết định và hướng dẫn về cách doanh nghiệp sẽ tiếp cận, tạo lập và duy trì một vị trí
cạnh tranh trong thị trường đó.

Trong mơ hình kinh doanh số, chiến lược thị trường vẫn giữ vai trị quan trọng,
nhưng có một số yếu tố và phương pháp đặc biệt liên quan đến kinh doanh trực tuyến
và sử dụng các công nghệ số. Xây dựng chiến lược thị trường cho doanh nghiệp địi
hỏi một q trình nghiên cứu kỹ lưỡng và định hình các bước tiếp cận thị trường. Để
xây dựng chiến lược thị trường cho doanh nghiệp kinh doanh bánh kem trên nền tảng
mơ hình kinh doanh số cần:


 Nghiên cứu các kênh trực tuyến: Tìm hiểu các kênh trực tuyến phù hợp
với mơ hình kinh doanh số của doanh nghiệp. Điều này có thể bao gồm
website, ứng dụng di động, mạng xã hội, thị trường trực tuyến và các
nền tảng khác. Tìm hiểu về khả năng tiếp cận khách hàng, tính tương
tác, chi phí và các yếu tố khác để xác định kênh phù hợp nhất cho doanh
nghiệp của bạn.

 Xác định kênh doanh số: Trong mơ hình kinh doanh số, việc xác định
các kênh doanh số là rất quan trọng. Điều này bao gồm việc lựa chọn
các nền tảng trực tuyến như: Website, mạng xã hội (Facebook,
Instagram, Tiktok), các kênh phương tiện khác để tiếp cận và tương tác
với khách hàng.

 Xác định mục tiêu kinh doanh số: Định rõ mục tiêu kinh doanh số của
doanh nghiệp trong mơ hình kinh doanh số. Các mục tiêu có thể bao
gồm doanh số trực tuyến, tăng trưởng người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi,
tăng lợi nhuận, hoặc các mục tiêu khác liên quan đến mơ hình kinh
doanh số của doanh nghiệp. Mục tiêu cần được cụ thể, đo lường được và
có thời hạn để bạn có thể theo dõi và đánh giá tiến độ.

 Xây dựng và quản lý trang web: Trang web của doanh nghiệp là một
yếu tố quan trọng trong chiến lược thị trường kinh doanh số. Phải đảm
bảo rằng trang web được thiết kế chuyên nghiệp, dễ sử dụng, tương
thích với di động và cung cấp thơng tin sản phẩm/dịch vụ chi tiết. Ngoài
ra, phải đảm bảo tích hợp các tính năng mua hàng trực tuyến an toàn và
thuận tiện.

16



×