Tải bản đầy đủ (.pdf) (749 trang)

GIÁO LÝ BÍ NHIỆM (THE SECRET DOCTRINE) (TỔNG HỢP KHOA HỌC, TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC) ĐIỂM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 749 trang )

TRẦN NGỌC LỢI
Dịch thuật

GIÁO LÝ BÍ NHIỆM

(THE SECRET DOCTRINE)

(TỔNG HỢP KHOA HỌC, TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC)

Tác giả :

H. P. BLAVATSKY

QUYỂN 2

VŨ TRỤ KHỞI NGUYÊN LUẬN

(COSMOGENESIS)
PHẦN 2 VÀ 3





MỤC LỤC

Quyển 2

VŨ TRỤ KHỞI NGUYÊN LUẬN

PHẦN 2. SỰ TIẾN HÓA CỦA BIỂU TƯỢNG KÝ



TRANG
TIẾT 1 – BIỂU TƯỢNG KÝ VÀ BIỂU Ý TỰ............................................. 15

Các Thần thoại và các Truyền thống đều có ý nghĩa
Lịch sử - Biểu hiệu và Biểu tượng khác nhau – Biểu hiệu
là một loạt các hình vẽ giống như đồ thị, được thuyết
minh theo lối ẩn dụ. Lịch sử nội môn ẩn tàng trong
Biểu tượng – Mãnh lực Pháp thuật của Âm thanh –
Ngôn ngữ Bí nhiệm, nay được gọi là Biểu tượng ký.

TIẾT 2 – NGƠN NGỮ BÍ NHIỆM VÀ CÁC CHÌA KHĨA CỦA NÓ… 30

Các học giả đã từng giải được Ngôn ngữ Đại đồng của
Cổ nhân – Các Văn kiện cổ truyền được viết bằng Ngôn
ngữ Đại đồng – Các Nghi thức và các Giáo điều của Ai
Cập vẫn cịn duy trì Giảng lý chính yếu của Giáo lý Bí
nhiệm – các học giả khám phá ra Hệ thống Hình học và
Số học của các kích thước của Đại Kim Tự Tháp – Phép
Cầu phương của Hình trịn – Rốt cuộc Chân lý phải ưu
thắng – Moses và Chiếc Bè bằng cây cỏ chỉ mô phỏng
theo vua Sargon – Nền tảng Con số Huyền linh của
khoa Vũ trụ Khai tịch Huyền linh – Gốc tích của các
Biểu tượng Cổ truyền – Sự Sáng tạo ra nhiều Adam –
Các Giống dân “Quỷ Vương”.

TIẾT 3 – CHẤT NGUYÊN LIỆU NGUYÊN THỦY
VÀ TƯ TƯỞNG THIÊNG LIÊNG......................................................... 62




4

Siêu hình học Tây phương không đạt được Chân lý –
Trừ phi được xác định bằng Vô số biểu lộ của chất liệu
Vũ Trụ, Tư Tưởng Thiêng Liêng không xác định được –
Thiên Ý Hồng Ngun khơng tồn tại trong khi có chu
kỳ Hỗn Nguyên của Vũ Trụ - Toàn thể Vũ trụ là một
Hão Huyền – Chất Nguyên Thủy là gì ? Hậu Thiên Khí
và Lửa Vũ Trụ - Vũ Trụ Khai Tịch của Thần Trí
(Manas) – Thất Đại – Các Thần Linh trong Sáng Thế Ký
– Tồn bộ Càn Khơn xuất phát từ Đấng Tam Phân –
“Sinh Hỏa” – Ether của Khoa học – Tồn bộ Càn Khơn
xuất phát từ Tư Tưởng Thiêng Liêng – Huyền bí học
vẫn cịn nắm giữ Chìa khóa giải tất cả mọi Vấn đề của
Thế giới.

TIẾT 4 – HỒNG NGUYÊN KHÍ : THƯỢNG ĐẾ: VŨ TRỤ ...................... 96

Không gian bao hàm và là Thể của Vũ Trụ với Bảy
Nguyên khí – Hồng nguyên khí trở thành Linh Hồn Vũ
Trụ - Tam giác Sơ Thủy – Khai sinh ra Thần trí – Húy
Danh – Tứ Đại Sơ Thủy – Sự sùng bái Vũ Trụ
(Cosmolatry)

TIẾT 5 – VỀ THƯỢNG ĐẾ ẨN TÀNG, BIỂU TƯỢNG
VÀ CHỮ VIẾT TƯỢNG HÌNH ................................................... 111

Các Prajãpatis (Thiên Đế) và các Tộc Trưởng – Đại
Thánh Dung và Tiểu Thánh Dung – Bảy Mật Tự cấu

thành danh xưng của Thượng Đế - Linh Hồn Vũ Trụ
được coi như là Thần Trí của Tạo Hóa – Ý của các Con
thú và các Cây linh thiêng – Biểu tượng của các Quyền
năng Sáng tạo – Bảy mươi Đấng Kiến Tạo – Liệu đã
từng có một sự Thiên khải Vũ Trụ sơ thủy hay chưa ? –
Thiên Nga dùng như là Biểu tượng của Tinh Thần –
Biểu tượng học Cổ truyền.

TIẾT 6 – VŨ TRỤ NOÃN ............................................................................. 131

Quả Trứng tiêu biểu cho Vũ Trụ và các thể hình cầu
của nó – Quả Trứng và Chiếc Bè – Mười con số Linh

Giáo Lý Bí Nhiệm



5

thiêng của Vũ Trụ - Biểu tượng về các Thần Nguyệt
Tinh và Nhật Tinh – Bốn Con thú Linh thiêng tiêu biểu
cho Bốn Nguyên khí thấp nơi Con Người – Các Con
Rắn bốc Lửa - Quả Cầu có cánh – Quả Trứng sinh ra Tứ
đại (Four Elements) – Tất cả các vị thần Ai Cập đều
lưỡng phân – Vũ Trụ Khởi Nguyên Luận của Bắc Âu
(Scandanavian Cosmogony) – Bốn Con Sông của vườn
Địa Đàng được tượng trưng bởi Khối vuông.

TIẾT 7 – CÁC NGÀY VÀ ĐÊM CỦA BRAHMÃ (PHẠN THIÊN)........... 150


Thiên kiếp (Kalpa) hiện tại là Varãha (Hóa thân Heo
rừng) – Các Hóa thân biểu hiệu các Chu kỳ Chủ yếu và
Thứ yếu – Ba chu kỳ Hỗn Nguyên chính (Pralayas) –
Một Chìa khóa giải Thánh kinh Do Thái Bí giáo
(Kabala) – Mười bốn vị Bàn Cổ trong thời hạn của một
Đại Chu Kỳ (Mãha Yuga) – Đêm Vũ Trụ giáng lâm –
Chu kỳ Chánh Pháp (Satya Yuga) bao giờ cũng đứng
đầu trong số Bốn Thời đại và Chu kỳ Mạt Pháp bao giờ
cũng sau rốt – Các Hiền Triết Moru và Devãpi tái lai.

TIẾT 8 – HOA SEN DÙNG NHƯ LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG VŨ TRỤ ..... 170

Hoa sen tiêu biểu cho sự Sáng tạo và sự Sinh hóa –
Thiên Ý chuyển từ Trừu tượng sang Cụ thể - Thượng
Đế Sáng Tạo là Tư tưởng làm cho Hữu hình – Thuyết
thần nhân đồng hình của Cổ Do Thái – Ý nghĩa Nội
môn của Tội lỗi sa đọa trong Sáng Thế Ký – Ý nghĩa
Linh thiêng của chữ “M”.

TIẾT 9 – MẶT TRĂNG, NGUYỆT THẦN, PHOEBE ............................... 185

Mặt Trăng được nhân cách hóa – Các vị thần Nhật Tinh
và Nguyệt Tinh, các Giống dân và các triều đại – Chìa
khóa Tâm lý giải Biểu tượng Mặt Trăng – Con Số Kép,
Thư Hùng – Một ẩn dụ trích từ Thánh kinh Zohar –
Biểu tượng Mặt Trăng thật là phức tạp, Chìa khóa Tâm
lý của nó – Trạng thái Lưỡng phân của Mặt Trăng – Các
nghi lễ Nguyệt Tinh dựa vào sự Hiểu biết về Sinh lý

Mục Lục




6

học – Mặt Trời và Mặt Trăng được coi như là các vị
Thần Thư Hùng sinh hóa ra Trái Đất – Đức Mẹ Đồng
Trinh và Nữ Thần Ngẫu Tượng – Sự sùng bái Mặt
Trăng thật là xưa cũ như Trái Đất – Mặt Trăng được
công nhận như là Biểu tượng của mọi Đức Mẹ Đồng
Trinh.

TIẾT 10 – SỰ SÙNG BÁI CÂY CỎ, RẮN VÀ CÁ SẤU ............................ 219

Quả của Cây Minh Triết – Rắn và Rồng có nghĩa là các
Đấng Minh Triết tức các Cao đồ được Điểm Đạo thời
xưa – Rắn Biểu tượng của Điểm Đạo – Các nhà Huyền
bí học thấu triệt được các ý nghĩa Sơ thủy của Cây
Trường Sinh và Thập Giá – Cây Trường Sinh bắt rễ rừ
Thiên Đàng – Những con Rắn và Rồng bảy đầu thời
xưa tiêu biểu cho Bảy Nguyên khí trong Thiên nhiên và
nơi Con Người – Con Sấu và Con Rồng của dân Ai Cập
– Ý nghĩa của Thất Linh hỏa (Seven Fires), Thất Huyền
Âm (Seven Vowels) v.v.. được tượng trưng bởi Bảy
Đầu của Con Rắn vĩnh cửu.

TIẾT 11 – QUỶ VƯƠNG ĐỐI NGHỊCH VỚI THƯỢNG ĐẾ .................. 235

Thiện và Ác, liệu có thể có Hai cái Tuyệt đối vĩnh cửu
được khơng? - “Satan” đã được nhân hình hóa như thế

nào – Hữu sinh tất Hữu hoại – Thiện và Ác là hai
phương diện của cái Duy Nhất cũng Như nhau – Ác
biểu thị tính Phân cực của Vật Chất và Tinh Thần – Các
Cao đồ Chánh đạo và Tà đạo – Cuộc Chiến đấu giữa
các vị Thần – Hai trạng thái của Vishnu – Các Thần lực
Sáng Tạo các Thực Thể sống động và Hữu thức – Kim
Tự Tháp Đen và Trắng.

TIẾT 12 – THẦN PHỔ HỌC VỀ CÁC THẦN LINH SÁNG TẠO ........... 260

Huyền giai Thần lực – Đấng Sinh hóa ra Vũ Trụ khơng
phải là vị Thần Tối Cao – Huyền điểm là Đơn vị từ đó
phát sinh ra toàn bộ Hệ thống Số học – Các Tạo vật
trong Vũ Trụ Khởi Nguyên Luận Ấn Độ - Thượng Đế

Giáo Lý Bí Nhiệm



7

Huyền Âm – Các Từ ngữ đồng nghĩa với Thượng Đế -
Các Quyền năng nữ tính trong Thiên nhiên – Bí nhiệm
của Âm Thanh – Ánh Sáng, Âm Thanh và Số Mục là ba
nhân tố Sáng tạo – Số luận của Pythagoras – Mẹ của các
vị Thần – các Kim Tự Tháp thật là xưa cũ – Thiên Thần,
Tổng Thiên Thần, Thiên Thần Vương Tước, Thiên Thần
Đức Hạnh, Thiên Thần Tự Trị, Thiên Thần Vương Vị,
Tiểu Thiên Thần, Thiên Thần Tối Cao – Các vị Thần
trong Vũ trụ - Các Giai đoạn Biểu lộ - Danh xưng Bất

khả tuyên đọc – Vũ Trụ Khởi Nguyên Luận của Khổng
Tử - Bảy và Mười bốn Chu kỳ tồn tại – Các Biểu tượng
của Bí nhiệm U minh – Chỉ có Thượng Ngã là Thiêng
Liêng và Thượng Đế.

TIẾT 13 – BẢY TẠO VẬT ........................................................................... 302

Bảy Tạo vật của Thánh kinh Purãnas – Bát nguyên (the
Ogdoad) – Con người biết “Suy tư” đầu tiên và Một, Ba
và Bảy Huyền Âm – Các tạo vật Chủ yếu và Thứ yếu –
Tồn Linh Trí và Thiên Trí đang Hoạt động tích cực –
Nhiều lời Giải thích Chân Lý Độc Nhất Vơ Nhị - Các
Thiền Định Đế Quân là Khối Tập Hợp của Bản Nguyên
Trí – Bảy Tạo Vật: (1) Hành Tồn Linh Trí
(Mahattattva), cuộc Tự tiến hóa bản sơ; (2) Các Nguyên
khí Sơ cấp tức các Tanmãtras (Cơ bản kích lượng); (3)
Ngã thức (Ahamkãra) tức quan niệm về cái “Tôi”; (4)
Hàng loạt bốn giới Hành khí Sơ cấp – Cơ sở của các
Giác quan; (5) Tạo vật Con thú câm; (6) Các nguyên
kiểu của Giống dân thứ Nhất (nhân loại); (7) Con người
– Các Đấng Thiên Tôn (Kumãras) là ai – Các Tu sĩ khổ
hạnh Trinh khiết không chịu sáng tạo ra Con người Vật
chất – Tầm quan trọng của số Bảy.

TIẾT 14 – TỨ ĐẠI (TỨ HÀNH) ................................................................... 334

Các Hành là Lớp vỏ Hữu hình của các Thần Linh Vũ
Trụ - Các Hành thuộc Tinh Thần và Thể Chất trong các

Mục Lục




8

Thần lực của Thiên nhiên – Dân Atlante thấu hiểu được
các hiện tượng của Tứ Đại – Thánh Paul tin tưởng nơi
các Thần Linh Vũ Trụ - Jehovah là một vị Thần của các
Hành – Nữ thần Astarte và Đức Mẹ Mary – Mọi Hành
đều có bản chất lưỡng phân – Các lực vật lý là khí cụ
của các hành.

TIẾT 15 – VỀ QUAN THẾ ÂM VÀ QUAN ÂM ......................................... 353

Thủy và Chung của Vũ Trụ tự nhiên và biểu lộ - Các
Thần chú tạo ra một tác dụng Pháp thuật – Quan Thế
Âm là một Hình hài của Nguyên khí thứ Bảy của Vũ
Trụ, tức Thượng Đế xét về mặt huyền học – Quan Âm
là nguyên khí Âm trong Thiên nhiên.

PHẦN 3. PHỤ LỤC

TIẾT 1 – LÝ DO TẠI SAO CÓ CÁC PHỤ LỤC NÀY ............................... 361

Khơng có mâu thuẫn giữa Huyền bí học và Khoa học
chính xác bất cứ khi nào mà Khoa học chính xác vẫn
được dựa vào Sự kiện không thể công kích được – Các
Thần lực là các Thiên Thần và các Thần Linh – Mặt Trời
vừa là Vật Chất vừa là Tinh Thần – Mặt Trời ban cấp
Sự sống cho Thế Giới Vật Chất; Mặt Trời Tinh Thần ẩn

tàng cung ứng Cuộc sống và Ánh sáng cho các cõi Tinh
Thần và Tâm Linh.

TIẾT 2 – NHÀ VẬT LÝ HỌC HIỆN ĐẠI ĐANG CHƠI TRÒ “BỊT MẮT
BẮT DÊ” (BLIND-MAN’S BUFF) ................................................................ 371

Khoa học phải học hỏi xem thực sự thì Vật Chất,
Nguyên Tử, Ether (Ê-te) và Lực là thế nào – Ánh sáng
có phải là một Thể hay không ? – Các Giả thuyết mâu
thuẫn – Các quan điểm về Cấu tạo của Ether – Nhà
Huyền bí học nói rằng Thiên nhiên tạo tác ra chính
mình.

TIẾT 3 – LỰC HẤP DẪN CĨ PHẢI LÀ MỘT ĐỊNH LUẬT KHƠNG? .. 387

Giáo Lý Bí Nhiệm



9

Các quan điểm của Khoa học về Trọng lực – Pythagoras
và Plato nói về các Tinh Quân – Vô cực điện (Fohat) và
Trí thơng tuệ cấp năng lượng cho và hướng dẫn lưu
chất điện Sinh Lực Vũ Trụ - Các Thần lực trong Thiên
nhiên và các Cá thể Thông tuệ - Thuyết Chân không vũ
trụ của Newton – Chuyển động khơng ngừng – Từ khí
Vũ Trụ - Quan niệm của Kepler về các Lực Vũ Trụ -
Nguyên nhân của sự quay.


TIẾT 4 – CÁC THUYẾT VỀ SỰ QUAY TRONG KHOA HỌC ............... 408

Các giả thuyết về Nguồn gốc của Sự quay, về Nguồn
gốc của các Hành Tinh và các Sao chổi – Các Nghịch lý
của Khoa học – Lực là các Thực Tại.

TIẾT 5 – CÁC MẶT NẠ CỦA KHOA HỌC ............................................... 422

Vật lý hay Siêu hình học ? – Giáo lý và Nguyên lý
Huyền bí học nơi Spiller – Các định nghĩa về Lực của
Khoa học – Lực và Chất liệu trong Huyền bí học – Lực
là gì ? – Các nhà Huyền bí học gọi Nguyên Nhân của
Ánh Sáng, Nhiệt, Âm Thanh, Sự Cố Kết, Từ Khí v.v…
là một Chất liệu – Bảy Huyền Xạ của Mặt Trời – Nhân
và Quả - Thế nào là một Nguyên Tử ? – Bốn mươi chín
Linh Hỏa Bản Sơ được nhân cách hóa; Quan hệ của
chúng với các Thần thông nơi Con Người cùng các
Mãnh lực Vật lý và Hóa học – “Nguyên lý Kết tập”
trong Hệ thống Triết học (Triết hệ) (in the
Vishishtãdvaita System of Philosophy).

TIẾT 6 – MỘT NHÀ KHOA HỌC CƠNG KÍCH LÝ THUYẾT
VỀ LỰC CỦA KHOA HỌC ........................................................... 455

Nhiều Khoa học gia Anh quốc giảng dạy hầu hết là
Giáo lý Huyền bí học – Tinh Thần và Linh Hồn của Vũ
Trụ.

TIẾT 7 – CUỘC SỐNG, LỰC HAY TRỌNG LỰC .................................... 466


Một mình Lực hấp dẫn khơng đủ để giải thích Chuyển
động của Hành tinh – Các Lưu chất hay các Bức xạ của

Mục Lục



10

Mặt Trời truyền thụ Mọi Chuyển động và khơi hoạt
Mọi Cuộc Sống trong Thái Dương Hệ - Mặt Trời là Kho
chứa sinh lực – Thuyết Phiếm Thần hay là Thuyết Độc
Thần ? – Bảy Giác quan Hồng Trần – Cây Trường Sinh
– “Ether thần kinh” là gì ? Một nấc thang Thất phân
chân chính.

TIẾT 8 – LÝ THUYẾT VỀ THÁI DƯƠNG HỆ .......................................... 488

Mặt trời là Tâm của Thái Dương Hệ - Các Nguyên tố
mà ta biết hiện nay không phải là các Hành Nguyên
Thủy – Hóa học tiến gần tới lãnh vực Huyền bí trong
Thiên nhiên hơn là các Khoa học khác – Các khám phá
của Giáo sư Crookes biện minh cho các Giáo lý Huyền
bí học – Các Thuật ngữ Hóa học và Khởi nguyên của
các Thần Linh – Quyền năng điều động Nguyên tử - Ý
nghĩa của Dực Xà Trượng (Caduceus) của thần
Mercury – Trạng thái Laya (trung hòa) và Điểm Zero –
Huyền bí học nói rằng Vật Chất vốn Vĩnh Cửu và chỉ
trở thành Nguyên tử một cách định kỳ - Các “Nguyên
tử số” chủ yếu – Các Đấng Thông Tuệ và các Đấng Chủ

trì các Chơn Thần và Nguyên tử.

TIẾT 9 – THẦN LỰC SẮP TỚI ................................................................... 514

Nhân và Quả của Điện vũ trụ - Âm thanh là một Quyền
năng Huyền bí – Keely là một nhà Huyền bí học Vô
thức – Ý nghĩa Huyền bí của một Trung hịa điểm –
Nhân loại có liên hệ về mặt tâm linh với các nhóm
Đấng Thiền Định – Tại sao Keely không thể đẩy mạnh
các Khám phá của mình đến Mục tiêu hợp lý – Dĩ thái
lực khơng được dùng cho các Mục đích thương mại và
Giao thông – “Vril” là một Lực Thực sự - Các khám phá
quá sớm của Keely.

TIẾT 10 – VỀ CÁC HÀNH NGUYÊN TỬ .................................................. 537

Khi được dùng về mặt Siêu hình học, từ ngữ Hành có
nghĩa là Con người Thiêng liêng Phôi thai – Các Linh

Giáo Lý Bí Nhiệm



11

Hồn Nguyên Tử là các Biến phân xuất phát từ Đấng
Duy Nhất - Ẩn dụ về “Vùng đất hứa” – Chơn Thần
theo Giáo lý của Điểm Đạo đồ thời xưa – Hành giả
Vĩnh cửu – Các Đức Phật trong Ba cõi thấp (Three
Worlds) – Các Thiền Định Phật và Bảy Con của Ánh

sáng – Phàm ngã và Chơn Ngã – Các Chơn Thần Thiên
Thần, Chơn Thần Nhân Loại và các Ngôi Sao Tổ Phụ -
Vị trí của Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh –
Nguồn gốc Hành Tinh của Chơn Thần theo giáo lý của
phái Ngộ Đạo – Sự sa đọa tuần hoàn của chư Thần –
Bản chất của Jehovah.

TIẾT 11 – TƯ TƯỞNG CỔ TRUYỀN VỚI HÌNH THỨC HIỆN ĐẠI...... 561

Hóa học và Huyền bí học – Roger Bacon có một Chìa
khóa giải được Chân ý nghĩa của Pháp thuật và Thuật
luyện đan – Nguyên tử không thể tách rời khỏi Tinh
Thần – Tam Nguyên trong Nhất Nguyên – Khởi
nguyên của các Hành – Thánh kinh Purãnas chống lại
Hội Hoàng Gia.

TIẾT 12 – BẰNG CHỨNG KHOA HỌC VÀ NỘI MÔN BIỆN MINH CHO
VÀ CHỐNG LẠI THUYẾT TINH VÂN HIỆN ĐẠI .................................. 579

Thuyết Tinh vân Sai – Mặt Trời và các Hành Tinh có
chung một Nguồn gốc – Nhiệm vụ của nhà Huyền bí
học là xét về Linh Hồn và Tinh Thần của Không gian Vũ
Trụ - Cần phải Nghiên cứu toàn bộ Hệ thống Vũ Trụ
Khởi Nguyên Luận Nội Môn – Các thần lực là các
Trạng thái của Cuộc sống Đại đồng Vũ Trụ Duy nhất –
Các quan điểm của một Thánh Sư về các Thuyết khoa
học – Các Tinh vân là gì ? – Thuyết Tinh vân và các
Giáo Lý Bí Nhiệm – Vũ trụ hữu hình của chúng ta là
Thể xác của một Càn Khôn Thất Phân – Thế nào là Vật
Chất Bản Sơ ? – Sự chọn lọc tự nhiên và Thuyết tiến hóa

của Đơng phương.

Mục Lục



12
TIẾT 13 – CÁC THẦN LỰC LÀ CÁC CÁCH THỨC CHUYỂN ĐỘNG
HAY LÀ CÁC ĐẤNG THÔNG TUỆ ? ........................................................ 603

Các hiệu quả của Vật Chất Bản Sơ biểu lộ qua các Đấng
Thông Tuệ được mệnh danh là các Thiền Định Đế
Quân v.v… - Khoa học ắt phải thừa nhận các Đấng
Thông Tuệ này – Tồn Linh Trí là Linh Quang (Fohat)
do Thượng Đế xạ ra – Các Hiện tượng trên Trần Thế là
các trạng thái của Bản Thể lưỡng phân của các Thiền
Định Đế Quân Vũ Trụ - Luật Tương Tự là Chìa khóa
đầu tiên để giải nan đề của Thế giới – Các Loại Người
khác nhau – Các Giác quan khác nhau trong các Thế
giới khác – Vạn vật đều có Chu kỳ sống của mình: Địa
Cầu, Nhân Loại, Mặt Trời, Mặt Trăng, các Hành Tinh,
các Giống Dân v.v…

TIẾT 14 – CÁC VỊ THẦN, CHƠN THẦN VÀ NGUYÊN TỬ .................. 620

Vũ trụ đầy dẫy các Sinh linh vơ hình, Thơng tuệ - Chỉ
có các Điểm đọa đồ và các Thánh nhân cao cấp nhất
mới quán triệt được các Bí nhiệm của Thiên nhiên – Ai
thấu đáo được các Bí nhiệm của chính Trái Đất chúng
ta, cũng sẽ thấu triệt được Bí nhiệm của mọi Hành Tinh

khác – Điểm Toán học – Vũ Trụ Tuyệt Đối Lý Tưởng và
Càn Khơn vơ hình mặc dù đã biểu lộ - Chơn Thần được
coi như là Đỉnh của Tam giác đều biểu lộ, “Từ Phụ” –
Không gian là Thế giới Chân thực – Mười điểm của
Pythagoras – Tam giác Lý tưởng – Chơn Thần và Nhị
Nguyên – Các Linh Hồn Nguyên Tử và cuộc Hành
hương cá biệt của chúng – Sự thăng giáng của Chơn
Thần đã Biệt lập ngã tính – Hóa học của Tương lai –
Nội mơn Bí giáo bao hàm tồn bộ phạm vi Tiến hóa từ
Tinh Thần tới Vật Chất – Thực tượng của Oxy, Hydro,
Nitro – Các thuyết của Leibnitz – Bản chất của Chơn
Thần – Các vị Thần là các Bức xạ của Thiên nhiên

Giáo Lý Bí Nhiệm



13

Nguyên Thủy – Các Nguyên tử là loại Chuyển động
giữ cho Vòng Sinh Tử Luân Hồi quay mãi.

TIẾT 15 – SỰ TIẾN HĨA TUẦN HỒN CỦA NGHIỆP QUẢ ................. 665

Nghiệp quả là Luật duy nhất chi phối Thế giới Hiện tồn
– Các nhà Huyền bí học cũng tơn trọng Cuộc sống thú
tính ngoại cảnh của Con người giống như là Bản Chất
Tinh Thần Nội Tâm của y – Quan hệ Nội môn của các
Chu kỳ nghiệp quả đối với Luân lý Đại đồng Vũ trụ -
Không Ai có thể thốt khỏi Vận mệnh khống chế y –

Nghiệp quả là Luật bù trừ - Các biến đổi Địa chất vĩ đại
chẳng qua chỉ là Khí cụ để hồn thành một vài Thiên ý
tác động một cách định kỳ - Các loại Chu kỳ và Tiểu
chu kỳ - Nghiệp quả Báo ứng (quả báo) – Các lời Tiên
tri xưa và nay – Chiêm tinh học là một Khoa học.

TIẾT 16 – HOÀNG ĐẠO CÓ NGUỒN GỐC XA XƯA ............................ 690

Hoàng Đạo trong Thánh kinh – Hoàng Đạo có nguồn
gốc xa xưa – Các Đấng Cứu Thế, các Đấng Hóa Thân và
các cung Hoàng Đạo – Chư Thần và các Chu kỳ của
dân Chaldea Judea – Hồng Đạo của Ấn Độ có nguồn
gốc xa xưa – Các kết luận của Khoa học – Chu kỳ Mạt
Pháp bắt đầu - Các phương pháp thiên văn Ấn Độ với
các biện minh.

TIẾT 17 – TỔNG KẾT LẬP TRƯỜNG ...................................................... 727

Thế nào là Ether, Vật Chất, Năng Lượng ? – Vũ Trụ Vật
Chất vẫn chẳng được hiểu biết bao nhiêu – Các Giáo lý
Nội môn ở Ai Cập và Ấn Độ đều như nhau – Bên ngoài
biên giới của Thái Dương Hệ có các Mặt Trời khác và
Mặt Trời Trung Ương Bí Nhiệm – Trong Huyền bí học,
Fohat là Chìa khóa giải các Biểu tượng và các Ẩn dụ
của mọi Thần thoại – Vô cực điện ẩn dưới nhiều danh
xưng – Huyền thoại là Lịch sử.

CÁC CHÚ THÍCH BỔ SUNG ...................................................................... 743
THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO ................................................................ 746


Mục Lục



QUYỂN 2

VŨ TRỤ KHỞI NGUYÊN LUẬN

(COSMOGENESIS)

PHẦN 2

SỰ TIẾN HÓA CỦA BIỂU TƯỢNG KÝ

(THE EVOLUTION OF SYMBOLISM)



SỰ TIẾN HÓA CỦA BIỂU TƯỢNG KÝ

TIẾT 1

BIỂU TƯỢNG KÝ VÀ BIỂU Ý TỰ
(SYMBOLISM AND IDEOGRAPHS)

Đối với kẻ biết thưởng ngoạn, biểu tượng chẳng lẽ khơng
phải là một thiên khải nào đó - dù lờ mờ hay rõ rệt - của Thượng
Đế hay sao?... Thông qua vạn vật…có lấp lánh một điều gì của
Thiên Ý. Thậm chí, phù hiệu cao siêu nhất mà con người đã từng
hạnh ngộ và bao hàm dưới chính Thập tự giá, chẳng có một ý

nghĩa nào, ngoại trừ một ý nghĩa ngẫu nhiên ngoại tại.

CARLYLE, Sartor Resartus.

HIỆN nay tác giả đã dành nhiều thì giờ hơn để nghiên
cứu ý nghĩa ẩn tàng trong mọi huyền thoại tôn giáo và thế
tục, thuộc bất cứ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, và nhất là
trong các truyền thuyết ở Đông Phương. Tác giả là một trong
những người tin chắc rằng khơng có một thần thoại nào,
khơng có một truyền thuyết nào trong kho tàng học thuật
dân gian của một dân tộc, mà lại bất cứ lúc nào cũng thuần là
tưởng tượng; song mọi câu chuyện như thế đều có bao hàm
một lịch sử chân xác. Về điều này, tác giả không đồng ý với
các nhà biểu tượng học nào - dù họ trứ danh cách mấy đi nữa
- chỉ thấy trong mọi thần thoại chẳng có gì khác hơn là bằng
chứng bổ sung về khuynh hướng mê tín dị đoan của cổ nhân,
và tin tưởng rằng mọi huyền thoại đều xuất phát từ và được
xây dựng trên các thần thoại thái dương (solar myths). Trong



16

một bài diễn văn về “Sự sùng bái Mặt Trăng, Xưa và

Nay”(“Luniola-try, Ancient and Modern”), ông Gerald

Massey, một thi sĩ và một nhà nghiên cứu Ai Cập, đã bài bác

một cách tuyệt diệu các tư tưởng gia hời hợt. Lời chỉ trích sắc


sảo của ơng đáng được trích dẫn ra ở đây, vì nó phản ánh

chính xác các cảm nghĩ của chính tác giả, vốn đã được bày tỏ

công khai mãi từ năm 1875, khi bộ Nữ Thần Isis Lộ Diện được

viết ra.

Trong ba mươi năm qua, trên diễn đàn của Viện Hoàng

Gia khi thuyết pháp ở Tu viện Westminster, và khi diễn giảng

ở Đại học Oxford, trong các sách vở và các diễn văn, trong các

bài đăng trên các báo The Times (Thời Báo), Saturday Review

(Tạp chí Thứ Bảy) và nhiều tạp chí khác nữa, Giáo sư Max

Muller đã giảng dạy rằng thần thoại là một bệnh tật trong

ngơn ngữ, cịn biểu tượng ký cổ truyền là kết quả của một

điều gì giống như là một sự thác loạn tâm thần sơ khai.

16 Phản ánh quan điểm của Max Muller, trong các bài diễn

văn tại Hibbert, Renouf đã nói: “Chúng ta đã biết rằng thần

thoại là một bệnh tật nảy sinh ra vào một giai đoạn đặc thù


trong nền văn hóa của nhân loại“. Đó là lối giải thích nơng

cạn của những kẻ khơng theo thuyết tiến hóa, và những lời

giải thích như thế vẫn được cơng chúng chấp nhận; họ ủy

quyền cho những người khác suy nghĩ giùm mình. Giáo sư

Max Muller, Cox, Gubernatis, và những người khác đề xướng

ra thuyết Thần thoại Thái dương (Solar Mythos), đã mô tả

cho ta thấy người tạo ra thần thoại giống như là một loại nhà

siêu hình học Ấn Độ - Nhật Nhĩ Man hóa (Germanised-Hidu

metaphysician), phóng chiếu hình bóng của chính mình lên

trên một lớp sương mù thần trí và nói một cách khéo léo về

mây khói; bầu trời trên đầu đâm ra giống như là mái vòm của

Giáo Lý Bí Nhiệm



17

vùng đất mơ mộng, bên trên có những hình ảnh nguệch

ngoạc của cơn ác mộng bản sơ. Họ quan niệm ra người thời
xưa cũng chẳng khác gì họ và coi y như là có khuynh hướng
tệ hại là tự dối gạt mình, hoặc theo như Fontenelle diễn tả “dễ
bị chứng kiến những gì hư ảo!” Họ đã trình bày cổ nhân một
cách sai lạc như là đã dại dột để cho bị dẫn dụ sai lầm ngay
từ đầu bởi một óc tưởng tượng hoạt động tích cực song vơ
học đến đỗi tin vào mọi thứ hoang tưởng, vốn thường xuyên
và trực tiếp mâu thuẫn với kinh nghiệm hằng ngày của chính
mình; một kẻ ngu xuẩn hoang tưởng trong đám những thực
tại ác nghiệt vốn đang nhồi nhét các kinh nghiệm vào trong
đầu y, giống như khối băng hà đang sạt, in dấu ấn lên trên
các tảng đá chìm dưới đáy biển. Vẫn cịn phải nói, và một
ngày kia, người ta sẽ cơng nhận là các giảng sư được thừa
nhận này đã không tiến tới gần những điều sơ khởi của thần
thoại và ngôn ngữ hơn là thi sĩ Willie của Burns tiến gần tới
con ngựa Pegasus (Thi Mã). Tôi xin trả lời là: “Việc chủ
trương thần thoại là một bệnh tật ngôn ngữ, hoặc là bất cứ
thứ gì khác ngoại trừ trí óc của chính y, chẳng qua chỉ là một
giấc mơ của lý thuyết gia siêu hình học. Nguồn gốc và ý
nghĩa của thần thoại đã bị hoàn toàn bỏ quên bởi những kẻ
theo thuyết duy thái dương (Solarite) và những tên lái bn
khí tượng này. Thần thoại là một cách thức sơ khai để suy
nghĩ về tư tưởng sơ khởi. Nó được dựa vào các sự kiện của
thiên nhiên và vẫn cịn có thể suy nghiệm lại được nơi các
hiện tượng. Bản thân nó chẳng có gì là điên rồ hay vô lý khi
được xét dưới ánh sáng của thuyết tiến hóa, và khi người ta
đã hồn tồn thấu triệt được cách thức trình bày nó bằng
ngơn ngữ ký hiệu. Chỉ thật là điên rồ khi lầm lẫn nó với lịch

Biểu tượng ký và biểu ý tự


18

sử của nhân loại hoặc là điều Thiên Khải (1).Thần thoại bao
hàm khoa học xưa nhất của loài người, và điều liên quan đến
chúng ta chủ yếu là như thế này - khi được thuyết minh lại
một cách đúng đắn, thần thoại ắt sẽ thủ tiêu các thuyết thần
học trá ngụy mà nó vơ tình sản sinh ra!(2)

Theo lối nói hiện đại, đơi khi một phát biểu càng được
cho là có tính cách thần thoại khi nó càng tỏ ra là khơng có
thực; những thần thoại cổ truyền không phải là một hệ thống
hoặc là cách thức trá ngụy theo ý nghĩa đó. Các truyện ngụ
ngơn của nó là các phương tiện để truyền thụ chân lý chứ
không phải là các điều bịa đặt hoặc là tưởng tượng…. Chẳng
hạn như, khi người Ai Cập hình dung mặt trăng như là một
con mèo, họ chẳng ngu dốt đến đỗi giả sử mặt trăng là một
con mèo; họ cũng chẳng hoang tưởng đến đỗi thấy được là
mặt trăng giống một tí nào với một con mèo; một thần thoại
về con mèo cũng chẳng phải chỉ là sự khuếch đại của lối ẩn dụ
bằng ngôn từ, và họ cũng chẳng có bất cứ ý định nào nhằm
làm cho ta lúng túng, bí lối…. Họ đã nhận thấy sự kiện đơn
giản là khi con mèo nhìn trong bóng đêm, mắt nó trở thành
trịn xoe và sáng nhất vào ban đêm. Ban đêm, mặt trăng nhìn
ngắm vạn vật trên trời và con mèo tương đương với nó dưới
đất; vì thế, con mèo quen thuộc được chấp nhận dùng như là

1 Chúng tôi đồng ý xét về “điều Thiên Khải.” Chúng tôi khơng
đồng ý xét về “lịch sử nhân loại.” Vì lịch sử có mặt trong hầu hết
các ẩn dụ và thần thoại của Ấn Độ và các biến cố thực sự đều ẩn

tàng trong chúng.
2 Khi các “thần học trá ngụy” đã biến mất, bấy giờ người ta sẽ tìm
thấy các thực tại tiền sử và chân xác được bao hàm trong thần
thoại của dân Ãryan và Cổ Ấn và ngay cả dân Hy Lạp trước thời
Homer.

Giáo Lý Bí Nhiệm



19

một vật tiêu biểu cho một ký hiệu tự nhiên, một hình tượng
sống động của nguyệt cầu… Và như vậy, suy ra rằng mặt
trời, nếu nhìn xuống trần thế vào ban đêm, cũng có thể được
gọi là con mèo - nó đã từng được gọi như thế - vì nó cũng
nhìn bóng đêm. Trong tiếng Ai Cập, con mèo là mau, từ này
biểu thị kẻ nhìn ngắm, ngữ căn mau có nghĩa là nhìn. Một tác
giả duy nhất về thần thoại đã khẳng định rằng những người
Ai Cập “đã tưởng tượng ra một con mèo lớn ẩn đàng sau mặt
trời, mặt trời này là con ngươi của mắt mèo.” Nhưng điều
tưởng tượng này thật là hiện đại. Đó là vốn liếng cùa Muller.
Được tượng trưng như là con mèo, mặt trăng là mắt của mặt
trời, vì nó phản chiếu ánh sáng mặt trời, và vì mắt chiếu lại hình
17 ảnh vào trong gương của nó. Dưới hình thức nữ thần Pasht,
con mèo vẫn nhìn chừng mặt trời, vươn móng vuốt và bóp
nát đầu con rắn u minh, vốn đã được mệnh danh là kẻ thù
mn thuở của nó !

Đó là một trình bày rất chính xác của thần thoại thái âm

(the lunar mythos) theo khía cạnh thiên văn. Tuy nhiên, khoa
nghiên cứu mặt trăng là khoa học ít bí truyền nhất trong các
phân bộ của biểu tượng học nguyệt cầu. Để quán triệt hoàn
toàn Nguyệt Tinh Tri Thức học (Selenognosis) - nếu ta được
phép chế ra một từ ngữ mới - người ta phải thông thạo nhiều
hơn là ý nghĩa thiên văn của nó. Như được trình bày trong
ĐOẠN 6, Quyển 1, Mặt Trăng có liên hệ mật thiết với Trái Đất
và có liên hệ trực tiếp với mọi bí nhiệm của Địa Cầu chúng ta
nhiều hơn cả Kim Tinh - Sao Mai (Venus-Lucifer), một tỉ
muội huyền linh của Địa Cầu và cùng với Địa Cầu, hợp
thành một cặp bài trùng tri âm tri kỷ (alter ego of the Earth).1

1 Xem tiếp tiết 9, Mặt Trăng; Nguyệt Thần; Phoebe.

Biểu tượng ký và biểu ý tự

20

Các công trình khảo cứu chuyên cần của các nhà biểu tượng
học Tây phương, đặc biệt là người Đức, trong vòng các thế kỷ
vừa qua và hiện nay, đã khiến cho các sinh viên ít thành kiến
nhất, và dĩ nhiên là mọi nhà Huyền bí học, thấy rằng nếu
khơng qn triệt được biểu tượng học - với bảy bộ môn mà
người hiện đại chẳng biết chút gì - người ta khơng bao giờ có
thể hiểu chính xác được bất cứ Thánh kinh cổ truyền nào.
Người ta phải nghiên cứu từng khía cạnh một của biểu tượng
học, vì mỗi quốc gia đều có các phương pháp trình bày của
riêng mình. Tóm lại, người ta không nên đọc và thuyết minh
theo sát nghĩa bất cứ bản thảo nào viết trên giấy cỏ chỉ của Ai
Cập, tài liệu nào viết ra trên lá olla (1) của Ấn Độ, tài liệu nào

viết trên ngói của người Assyria và cuộn sách nào của Cổ Do
Thái.

Nay thì học giả nào cũng biết điều này. Chỉ riêng các bài
diễn văn xuất sắc của ông Gerald Massey cũng đủ để thuyết
phục bất cứ tín đồ Thiên Chúa giáo vô tư nào về việc chấp
nhận Thánh kinh (Bible) theo sát nghĩa cũng chẳng khác nào
việc phạm phải một sai lầm và mê tín dị đoan nghiêm trọng
hơn cả bất cứ điều mê tín nào đã từng được giống dân dã
man ở đảo Nam Hải nghĩ ra. Nhưng có một sự kiện mà ngay
cả những Đơng phương học giả say mê và khao khát chân lý
nhất - dù nghiên cứu về dân Aryan hay dân Ai Cập - đều
hình như là khơng biết tới, đó là: mọi biểu tượng trong bản
thảo trên giấy cỏ chỉ hoặc là trên lá olla đều là một viên kim
cương nhiều mặt, mỗi phương diện này không những bao
gồm nhiều lối thuyết minh, mà cịn liên hệ tới nhiều khoa
học. Thí dụ điển hình của điều này là lối thuyết minh vừa

1 Tiếng Tamil là Õlai – lá cọ (palm-leaf).

Giáo Lý Bí Nhiệm




×