Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận kết thúc học phần môn Quản Trị Marketing CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM SỮA NESTLE MILO VÀO THÁNG 12 NĂM 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.07 KB, 24 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO
SẢN PHẨM SỮA NESTLE MILO VÀO

THÁNG 12 NĂM 2023

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:


CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO
SẢN PHẨM SỮA NESTLE MILO VÀO

THÁNG 12 NĂM 2023

DANH SÁCH NHÓM: NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 5

TÓM TẮT TIỂU LUẬN ...................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP ................................................ 7

1.1. TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, MỤC TIÊU................................................................... 7
1.1.1. Tầm nhìn ............................................................................................... 7
1.1.2. Sứ mạng ................................................................................................ 7
1.1.3. Mục tiêu ................................................................................................ 7

1.2. LOGO THƯƠNG HIỆU..................................................................................... 7
1.3. LĨNH VỰC KINH DOANH ................................................................................ 7
1.4. THỊ TRƯỜNG KINH DOANH............................................................................ 7
1.5. VẤN ĐỀ CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................ 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH.......................... 8


2.1. PHÂN TÍCH VĨ MƠ (PESTEL) ........................................................................ 8
2.1.1. P ............................................................................................................ 8
2.1.2. E ............................................................................................................ 8
2.1.3.S ............................................................................................................. 9
2.1.4.T ............................................................................................................. 9
2.1.5.E ........................................................................................................... 10
2.1.6.L ........................................................................................................... 10

2.2. PHÂN TÍCH NGÀNH (5 FORCES)................................................................... 10
2.2.1. Cạnh tranh trong ngành ..................................................................... 10
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng ............................................................. 11
2.2.3. Nhà cung ứng...................................................................................... 11
2.2.4. Khách hàng ......................................................................................... 11
2.2.5. Sản phẩm thay thế............................................................................... 12
2.3. Phân tích nội bộ (value chain)............................................................... 12

2.4. PHÂN TÍCH SWOT...................................................................................... 12
2.4.1. Strengths ............................................................................................. 12
2.4.2. Weaknesses.......................................................................................... 13
2.4.3. Opportunities ...................................................................................... 14
2.4.4. Threats ................................................................................................ 14

CHƯƠNG 3: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM..... 15

3.1. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG............................................................................ 15
3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẤP DẪN LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU................ 15
3.3. ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM ..................................................................................... 16

3.3.1. Định vị sản phẩm dựa vào thuộc tính sản phẩm ................................ 16

3.4. ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM ĐỐI THỦ CẠNH TRANH .............................................. 17
3.5. BẢNG SO SÁNH SẢN PHẨM SO VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP ......... 17

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM SỮA
NESTLE MILO VÀO THÁNG 12 NĂM 2023 ................................................ 18

2

4.1. MARKETING MIX ........................................................................................ 18
4.1.1. Sản phẩm............................................................................................. 18
4.1.2. Giá ...................................................................................................... 19
4.1.3. Phân phối ............................................................................................ 19
4.1.4. Chiêu thị................................................ Error! Bookmark not defined.

4.2. DIGITAL STRATEGY..................................................................................... 19
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT ......................... 19

5.1. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ........................................................... 19
5.2. KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC ........................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 22

3

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp ............... 17
Bảng 2: Bảng kế hoạch thực hiện chiến lược ......................................... 20
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Logo ............................................................................................. 7
Hình 2: Số liệu giả định về doanh thu và lợi nhuận................................ 22


4

LỜI GIỚI THIỆU
Một doanh nghiệp, muốn phát triển lớn mạnh, bên cạnh chất lượng sản
phẩm, dịch vụ thì chiến lược marketing và truyền thông cũng hết sức quan
trọng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có được chỗ
đứng nhất định trên thị trường và định hình được thương hiệu sản phẩm
trong tâm trí khách hàng thì các công ty cần tập trung phát triển truyền
thông tiếp thị của họ.
Hiện nay, thị trường sữa tại Việt Nam đang hoạt động rất sôi nổi với đa
dạng các thương hiệu và sản phẩm khác nhau.Vì vậy để sản phẩm của
mình được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn là một thách thức với
doanh nghiệp. Thách thức đó chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp
phát triển các hoạt động truyền thông marketing để thương hiệu của mình
trở nên nổi bật và mới mẻ hơn. Trong số đó thì các chiến dịch của Netsle
MILO luôn sáng tạo và đó cũng là lí do em chọn đề tài: “CHIẾN LƯỢC
MARKETING CHO SẢN PHẨM SỮA NESTLE MILO TẠI VIỆT
NAM”. Sau khi thực hiện phân tích chiến lược sản phẩm và đánh giá
chiến lược marketing sữa MILO tại thị trường Việt Nam thì em sẽ đề xuất
những phương án để chiến lược sản phẩm hoàn thiện hơn.

5

TĨM TẮT TIỂU LUẬN
Thị trường sữa Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong
những năm gần đây, với sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ, đa dạng hóa sản
phẩm và cạnh tranh của các doanh nghiệp. Việc nắm bắt các xu hướng và
yếu tố ảnh hưởng đang trở thành một phần quan trọng của chiến lược kinh
doanh.
Trong đó khơng thể khơng kể đến Milo - là một trong những thương hiệu

sữa được ưa chuộng nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Giữ vững
tầm nhìn phát triển sức khỏe và giúp trẻ vươn xa, Milo đã không ngừng
cải tiến sản phẩm cả về mẫu mã và chất lượng theo thời gian, đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Để hoà mình vào khơng khí lễ hội và chào đón dịp lễ Giáng sinh sắp tới,
Nestle MILO đã có những dự định và kế hoạch để tung ra thị trường dịng
sản phẩm hồn toàn mới nhằm thu hút những đối tượng khách hàng mục
tiêu hướng tới.

6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
1.1. Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu
1.1.1. Tầm nhìn
- Tại Nestlé, công ty tuyên bố tầm nhìn là trở thành một công ty hàng đầu,
đầy cạnh tranh, mang đến dinh dưỡng, sức khỏe và giá trị cho khách hàng
và cổ đông được cải thiện bằng cách trở thành công ty được yêu thích, chủ
lao động được yêu thích, nhà cung cấp được yêu thích bán sản phẩm yêu
thích.
1.1.2. Sứ mạng
- Nhiệm vụ của công ty là "Thực phẩm tốt, cuộc sống tốt" cung cấp cho
người tiêu dùng những lựa chọn ngon nhất, bổ dưỡng nhất trong một loạt
các loại thực phẩm và đồ uống và các dịp ăn uống, từ sáng đến tối.
1.1.3. Mục tiêu
- Nestle đã đặt ra mục tiêu là trở thành công ty hàng đầu về dinh dưỡng,
sức khỏe và thể chất.
1.2. Logo thương hiệu

Hình 1: Logo


1.3. Lĩnh vực kinh doanh
- Nestlé hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và giải khát.
1.4. Thị trường kinh doanh

7

- Milo hiện nay đã có mặt trên rất nhiều quốc gia từ châu Á cho đến châu
Mỹ, châu Âu, thậm chí là châu Phi.
1.5. Vấn đề của doanh nghiệp
- Thị trường hiện nay đang trong giai đoạn đầy cạnh tranh và phải đối mặt
với sự suy thoái kinh tế. Các thương hiệu đang trở nên bão hồ trong tâm
trí người tiêu dùng và doanh nghiệp cần có những sự đổi mới để thu hút sự
chú ý của khách hàng.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1. Phân tích vĩ mơ (PESTEL)
2.1.1. P
- Quy mô: Nestle Milo cung cấp cùng một sản phẩm của họ với các kích
thước thùng, hộp chứa khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau tùy
theo quy mô của gia đình. Ví dụ, sữa milo có thùng và lốc sữa, hộp có
dung tích khác nhau. Gia đình có nhiều thành viên có thể mua thùng lớn,
cịn gia đình nhỏ có thể chọn mua theo lốc hay hộp riêng lẻ.
- Tuổi : 6-14
- Nestle Milo hướng đến những người có thu nhập thấp trở lên. Những
người có thu nhập thấp cũng có thể mua sản phẩm của Nestle, các sản
phẩm của Nestle tương đối phù hợp với mọi tầng lớp do giá cả hợp lý.
- Giới tính: mọi giới tính
- Tơn giáo: mọi tơn giáo
2.1.2. E
- Ảnh hưởng tích cực

+ Theo nghiên cứu mới nhất do công ty nghiên cứu thị trường Persistence
Market Research (PMR) công bố nhu cầu về đồ uống từ thực vật có khả
năng mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trên 7% đến năm
2028. PRM nhận thấy sự phát triển của đồ uống thực vật tiếp tục chịu ảnh
hưởng bởi xu hướng phổ biến của chủ nghĩa ăn thuần chay và chủ nghĩa

8

linh hoạt. Sự phổ biến nhanh chóng của chế độ ăn uống từ thực vật đang
tạo cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của đồ uống từ thực vật. Được biết,
sữa đậu nành và sữa lúa mạch được coi là lựa chọn thay thế tốt nhất cho
sữa bò, nhờ hàm lượng protein cao. Điều này là một điều thuận lợi cho thị
trường sữa milo từ lúa mạch Việt Nam.
+ Thị trường trong nước bão hịa có thể thúc đẩy các doanh nghiệp xuất
khẩu sữa nhiều hơn. Một điểm sáng năm 2019 là sau nhiều năm chờ đợi,
cuối cùng ngành sữa Việt Nam đã được phép xuất khẩu sản phẩm sang
Trung Quốc. Đây là một thị trường cạnh tranh cao nhưng rất hấp dẫn, chỉ
cần chiếm một phần nhỏ trong thị trường 60 tỷ USD này cũng có thể rất
có ý nghĩa cho tăng trưởng trong tương lai của các công ty sữa Việt Nam.
- Ảnh hưởng tiêu cực
+ Dù không bị ảnh hưởng nhiều bởi vì covid nhưng mức chi tiêu cho các
mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của người tiêu dùng Việt Nam nói
chung đã bắt đầu chững lại khi đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản.
Trong khi đó nhu cầu sữa ở thị trường thành thị dường như đã bão hòa tiêu
thụ ở thị trường nông thôn lại biến động.
2.1.3.S
- Sử dụng ống hút giấy để bảo vệ môi trường
- Nguồn nguyên liệu dễ kiếm và đảm bảo chất lượng
2.1.4.T
- Nhà máy Bông Sen là nhà máy sản xuất sữa và Milo uống liền lớn nhất

nước ta với quy mô vốn đầu tư là 70 triệu USD, tổng diện tích là 10 hecta,
cơng suất thiết kế 68.500 tấn sản phẩm/năm.
- Nhà máy sử dụng công nghệ môi trường mới nhất, bao gồm hệ thống
làm mát thân thiện với môi trường cùng hệ thống phục hồi nhiệt và năng
lượng. Nhà máy không xả thải gây hại cho đất. Các tiêu chuẩn môi trường
cao của nhà máy là một phần của mục tiêu vận hành không tác động xấu
của Nestlé đến năm 2030.

9

- Bên trong nhà máy là dây chuyền sản xuất hiện đại với hệ thống ống dẫn
và bồn chứa để trộn sạch sẽ và đảm bảo an toàn vệ sinh. Hầu hết dây
chuyền sản xuất đều được tự động hóa từ cơng nghệ nước ngồi và chỉ cần
ít cơng nhân vận hành.
- Yếu tố công nghệ hiện đại và chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm ln
là tiêu chí hàng đầu của Nestle Việt Nam nói chung và Nestle Milo nói
riêng. Mỗi dây chuyền sản phẩm sữa milo mỗi khi sản xuất ra điều được
phân tích mẫu tại phịng kiểm định để đảm bảo chất lượng đồng nhất, đạt
yêu cầu từ nhà sản xuất.
2.1.5.E
- Pháp luật: Năm 2019 trong lĩnh vực sản xuất, Nestlé Việt Nam trở thành
doanh nghiệp Top 10 của Bảng công bố các doanh nghiệp bền vững Nestlé
Việt Nam đáp ứng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) 2019 gồm 98
chỉ tiêu ở ba lĩnh vực: kinh tế – xã hội – môi trường, trong đó 90% là các
chỉ tiêu tn thủ pháp luật.
- Chính trị: Việt Nam có mơi trường chính trị ổn định sẽ giúp ban giám
đốc Nestlé toàn cầu tiếp tục đầu tư mở rộng cho Nestle Việt Nam. Cũng
như thu hút được đầu tư nước ngoài vào các ngành nguyên vật liệu làm
tăng tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng, giảm giá.
2.1.6.L

- Với số dân gần 88 triệu người vào năm 2010, sẽ tăng lên gần 98 triệu
người trong năm 2021. Đây là điều kiện thuận lợi để Nestle phát triển thị
trường. Tuy nhiên nhu cầu thị trường ngày một đa dạng về chủng loại và
chất lượng ngày càng cao hơn nên địi hỏi cơng ty phải ln cải tiến sản
xuất, đầu tư công nghệ mới nhằm duy trì và tăng thêm thị phần.
2.2. Phân tích ngành (5 forces)
2.2.1. Cạnh tranh trong ngành
- Hai đối thủ chính trong ngành FMCG về sữa bột là Milo và Ovaltine.
Cuộc chiến marketing giữa hai thương hiệu luôn là chủ đề bàn tán trong

10

nhiều năm qua. Milo và Ovaltine có quy mơ gần giống nhau, có sản phẩm
và chiến lược tương tự nhau. Mức độ khác biệt giữa hai dòng sản phẩm
dinh dưỡng này cũng thấp. Do đó, cuộc chiến team “xanh - đỏ” về giá và
thị phần của hai nhãn hàng này rất gay gắt.
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
- Ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam đang ngày càng phát triển với sự
gianhập của nhiều thương hiệu mới. Thị trường sữa Việt giàu tiềm năng
khiếncho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm ngày càng cao. Tính đến nay,
nước ta có khoảng 54 sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sữa.
Do đó việc tỉ lệ cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng của Milo là khá
cao.Với những sản phẩm cùng ngành sữa và hướng tới cùng phân khúc
hướngtới đối tượng trẻ em đang trong độ tuổi phát triển giống như Milo có
thể kể đến như: Ovaltine, sữa cơ gái Hà Lan Dutch Lady, sữa tươi
Vinamilk… Sự cạnh tranh khốc liệt đã hướng người tiêu dùng đứng trước
nhiều lựa chọn khác nhau trong việc chọn ra sản phẩm dinh dưỡng phù
hợp cho con của họ.
2.2.3. Nhà cung ứng
- Nestle là một trong những ông lớn trong thị trường sữa ngoại Việt Nam,

trong đó Milo là đứa con của thương hiệu nổi tiếng này. Nestle có thể dễ
dàng chuyển đổi nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Nhưng không
một nhà cung cấp nào có thể loại bỏ hay chuyển đổi Nestle sang các lựa
chọn mới tương đương một cách dễ dàng. Do đó sức mạnh của nhà cung
ứng đối với Milo là rất yếu.
2.2.4. Khách hàng
- Mức độ khác biệt giữa hai dịng sản phẩm sữa Milo và Ovaltine là khơng
nhiều. Chính sách giá của hai sản phẩm là tương đương. Do đó các khách
hàng thường có xu hướng mua sản phẩm với số lượng ít, khơng tâp trung
ở thị trường cụ thể. Chi phí chuyển đổi giữa Milo qua Ovaltine là khá lớn.
Song Milo có lượng khách hàng trung thành nhờ chiến lược marketing
nhất quán trong suốt nhiều năm. Đây là thương hiệu sữa tiên phong trong

11

việc khuyến khích trẻ dùng sản phẩm kết hợp chơi thể thao, hướng đến
một Việt Nam năng động, khỏe mạnh. Hơn nữa, độ phân bổ của Milo rộng
rãi khắp các tỉnh thành trong cả nước, từ TP.HCM đến Hà Nội, Đà Nẵng
và các vùng nông thôn. Nhìn chung sức mạnh của khách hàng với thương
hiệu Milo ở mức trung bình.
2.2.5. Sản phẩm thay thế
- Milo ngày càng đối mặt với nhiều thách thức khi xuất hiện ngày càng
nhiều các sản phẩm thay thế khác đáp ứng nhu cầu cao hơn của người tiêu
dùng hơn như ít đường, ít béo, ít ngọt mà vẫn đảm bảo chất dinhdưỡng.
Các thương hiệu sữa ngày càng cải tiến từ chất lượng tới bao bì sản phẩm,
giá cả. Vì vậy mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế đối với Milo là rất lớn.
2.3. Phân tích nội bộ (value chain)
- Các hoạt động chính của Nestle
+ Hậu cần trong nước: Thương hiệu đã chọn nhà cung cấp ngun liệu thơ
với chi phí thấp và tìm nguồn cung cho mặt hàng cacao, sữa.

+ Hoạt động: Nestlé điều hành gần 500 nhà máy tại 86 nước trên toàn thế
giới, tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên, tiếp thị 8.500 thương hiệu với
30.000 sản phẩm.Với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD, Nestlé không
chỉ thể hiện cam kết phát triển lâu dài của Công ty tại Việt Nam, mà còn
mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai
khỏe mạnh hơn cho các thế hệ gia đình Việt.
+ Hậu cần đầu ra: Nestlé Việt Nam đang đầu tư chuyển đổi số cho toàn bộ
hoạt động logistics nhằm giúp kết nối với thị trường toàn cầu trong hoạt
động xuất nhập khẩu, và tối ưu hóa vận chuyển/ phân phối hàng hóa trong
thị trường nội địa.
+ Tiếp thị và bán hàng: Thương hiệu đã cung cấp chương trình đào tạo
chuyên sâu cho hàng nghìn nhân viên để họ có thể hỗ trợ tốt nhất cho các
khách hàng.
2.4. Phân tích SWOT
2.4.1. Strengths

12

- Danh mục thương hiệu mạnh: Nestle có một danh mục lớn gồm các
thương hiệu nổi tiếng và đáng tin cậy trong ngành thực phẩm và đồ uống,
mang lại lợi thế cạnh tranh.
- Sự hiện diện tồn cầu: Nestle có hoạt động tại hơn 190 quốc gia, mang
lại cho công ty sự hiện diện toàn cầu mạnh mẽ và cho phép cơng ty thâm
nhập vào các thị trường đa dạng.
Dịng sản phẩm đa dạng: Nestle có nhiều loại sản phẩm thuộc nhiều danh
mục khác nhau, mang lại nhiều nguồn doanh thu và giảm sự phụ thuộc
vào một sản phẩm.
- Cam kết bền vững: Nestle đã đặt ra các mục tiêu bền vững đầy tham
vọng và đã nỗ lực đáng kể để giảm tác động đến mơi trường, điều này có
thể cải thiện danh tiếng và thu hút người tiêu dùng.

2.4.2. Weaknesses
- Phụ thuộc vào một số thị trường: Mặc dù Nestle có sự hiện diện trên tồn
cầu nhưng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào một số thị trường trọng điểm, điều
này có thể khiến cơng ty dễ bị tổn thương trước sự bất ổn về kinh tế và
chính trị ở những khu vực đó.
- Nhận thức tiêu cực ở một số thị trường: Nestle đã phải đối mặt với
những lời chỉ trích về các hoạt động tiếp thị, chất lượng sản phẩm và tác
động đến môi trường, dẫn đến nhận thức tiêu cực ở một số thị trường.
- Khơng có nhiều thay đổi về hương vị
- Chi phí sản xuất cao: Quy trình sản xuất của Nestle có thể tốn kém do sử
dụng các nguyên liệu chất lượng cao và yêu cầu kiểm tra và kiểm soát
chất lượng rộng rãi.
- Các vấn đề pháp lý: Nestle đã phải đối mặt với một số vấn đề pháp lý
liên quan đến các hoạt động kinh doanh và sản phẩm của mình, những vấn
đề này có thể gây tổn hại đến danh tiếng và dẫn đến tổn thất tài chính.
- Thiếu sự đổi mới và phát triển sản phẩm là điểm yếu tiếp theo mà thương
hiệu này gặp phải. Mặc dù Milo không ngừng tìm cách phát triển và cải

13

tiến sản phẩm của mình, nhưng vẫn thiếu sự đổi mới và tốc độ cải tiến sản
phẩm khá chậm so với các đối thủ cạnh tranh.
- Trong khi các sản phẩm đồ uống khác luôn không ngừng thay đổi và cập
nhật những mẫu mã bao bì mới, hiện đại hơn, thì Milo vẫn giữ nguyên
những thiết kế bao bì và nhãn mác cũ khiến người tiêu dùng cảm thấy
nhàm chán.
2.4.3. Opportunities
- Tăng trưởng tại các thị trường mới nổi: Các thị trường mới nổi mang đến
cơ hội tăng trưởng đáng kể cho Nestle, khi thu nhập tăng và sở thích của
người tiêu dùng thay đổi thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm thực

phẩm và đồ uống.
- Mở rộng sang các danh mục sản phẩm mới: Nestle có thể mở rộng sang
các danh mục sản phẩm mới, chẳng hạn như các sản phẩm thay thế có
nguồn gốc từ thực vật hoặc thực phẩm chức năng, để khai thác sở thích và
xu hướng sức khỏe đang thay đổi của người tiêu dùng.
- Quan hệ đối tác chiến lược và mua lại: Nestle có thể tận dụng các quan
hệ đối tác chiến lược và mua lại để tăng cường danh mục sản phẩm và mở
rộng phạm vi tiếp cận thị trường.
- Chuyển đổi kỹ thuật số: Nestle có thể đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số
và thương mại điện tử để tăng cường sự tham gia của khách hàng và nâng
cao hiệu quả của chuỗi cung ứng.
- Với nguồn tài chính dồi dào từ cơng ty mẹ là Nestle, Milo có thể chi
mạnh tay cho các sự kiện thể dục thể thao lớn, phủ sóng trên tồn cầu,
điều này giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu này.
- Trong thời gian gần đây theo xu hướng các sản phẩm xanh, bảo vệ môi
trường, Milo đã bắt đầu sử dụng các phương pháp đóng gói hiệu quả và an
tồn cho mơi trường trong các sản phẩm của mình. Hiện tại, những doanh
nghiệp lớn có sự chú trọng đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng sẽ
thu hút được lượng lớn khách hàng.
2.4.4. Threats

14

- Sự cạnh tranh gay gắt: Nestle phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ
các công ty thực phẩm và đồ uống khác, điều này có thể dẫn đến áp lực về
giá và giảm thị phần.
- Môi trường pháp lý: Ngành thực phẩm và đồ uống phải tuân theo các
quy định nghiêm ngặt, có thể làm tăng chi phí và hạn chế đổi mới sản
phẩm.
- Biến động về giá cả hàng hóa: Nestle dựa vào nguồn cung cấp hàng hóa

ổn định như ca cao, cà phê và sữa và bất kỳ biến động nào về giá cả đều
có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.
- Bất ổn kinh tế và chính trị: Bất ổn kinh tế và chính trị tại các thị trường
trọng điểm có thể ảnh hưởng đến hoạt động và doanh thu của Nestle.

CHƯƠNG 3: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN
PHẨM

3.1. Phân khúc thị trường
- Độ tuổi từ 6 -14 tuổi là một trong những độ tuổi trẻ hiếu động nhất. Đây
cũng là tuổi cần sự phát triển tồn diện nhất về chiều cao, trí tuệ cũng như
thể chất. Mỗi một đứa trẻ hàng ngày đều sẽ vận động, vui chơi nên tiêu
hao khá nhiều năng lượng. Vì thế, bổ sung thêm sữa Milo sẽ giúp cơ thể
của trẻ sản sinh ra nhiều nănglượng phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí. Đặc
biệt, sữa Milo cịn hỗ trợ chuyển hóa đường thành năng lượng. Vì vậy,
giúp cơ thể giảm lượng hấp thu chất béo, hạn chế tình trạng béo phì ở trẻ
nhỏ. Trẻ cũng sẽ được bổ sung chất dinh dưỡng và chất xơ nên rất tốt cho
hệ tiêu hoá của trẻ.
3.2. Đánh giá mức độ hấp dẫn lựa chọn thị trường mục tiêu
- Thị trường mục tiêu mà dịng sữa Milo muốn nhắm tới chính là những
bậc phụ huynh có con từ 6 - 14 tuổi. Xã hội ngày càng phát triển và mức
sống của người dân ngày một nâng lên, việc lựa chọn sữa cung cấp tốt
chất dinh dưỡng cho trẻ cũngđược chú trọng hơn bao giờ hết. Với tình

15

trạng đa dạng về các dòng sản phẩm và giá cả như hiện nay, nhiều bậc phụ
huynh sẵn sàng chi ra một số tiền chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của
mình để mang lại dòng sữa chất lượng cho con mình. Vì vậy, Milo đã nắm
bắt cơ hội này rất tốt. Khách hàng mục tiêu của Milo trải dài mọi miền đất

nước từ trung tâm thành phố nhộn nhịp hay những khu vực nông thôn xa
xôi với mức thu nhập của khách hàng từ thấp đến cao.
3.3. Định vị sản phẩm
- Định vị sản phẩm dựa vào thuộc tính sản phẩm
+ Bao bì là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chú ý khi tung ra
sản phẩm vì đây là thứ giúp bảo vệ chất lượng sản phẩm trước và sau khi
sử dụng. Do đó, chiến lược tiếp thị của Milo tập trung vào việc tối ưu hóa
vật liệu để phát triển bao bì thân thiện với mơi trường, đồng thời cung cấp
thơng tin hữu ích và phương pháp tái chế cho khách hàng.
+ Nestle khẳng định trong chiến lược kinh doanh của Milo là không
ngừng cải tiến bao bì. Không ngừng cố gắng tìm ra các giải pháp đóng gói
tốt nhất cho các sản phẩm của mình, giảm thiểu tác động của chúng đối
với môi trường. Một hành động đáng chú ý của Milo vào năm 2008 là
quyết định hợp tác với PIQET, tạo ra một thiết kế bao bì mới đảm bảo tác
động tiêu cực tối thiểu đến môi trường. Tại Malaysia, Nestle đã xây dựng
kế hoạch thu hồi, tái chế và tái sử dụng chai lọ và hộp sản phẩm đã qua sử
dụng, góp phần giảm lượng chất thải thải ra môi trường. Sự quan tâm của
Milo đối với việc bảo vệ môi trường đã gây được thiện cảm lớn trong lòng
người tiêu dùng, khiến họ tin tưởng và yêu thương hiệu này hơn.
Bên cạnh đó, chiến lược tiếp thị của Milo cũng tập trung vào đổi mới và
cải thiện hình ảnh bao bì sản phẩm. Bằng cách in hình ảnh của các vận
động viên nổi tiếng trên bao bì sản phẩm bên cạnh thương hiệu, Milo đã
thu hút rất nhiều sự chú ý và chú ý từ người tiêu dùng. Hơn nữa, Milo
thêm màu sắc vào bao bì thay vì chỉ là màu xanh lá cây quen thuộc, giúp
khuyến khích trẻ sử dụng các sản phẩm Milo thường xuyên hơn. Những

16

thay đổi này cho thấy Milo là một thương hiệu thời thượng khơng chỉ thu
hút khách hàng mới mà cịn tạo ra sự kết nối với khách hàng trung thành.

3.4. Đặc tính sản phẩm đối thủ cạnh tranh
- Ovaltine: là một thương hiệu sữa nổi tiếng có xuất thân từ Thụy Sĩ được
thành lập vào năm 1904. Phần lớn các sản phẩm của Ovaltine sử dụng
chiết xuất từ lúa mạch, sữa và cacao, bổ sung các vitamin và khoáng chất
cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, đã và đang nhận được sự quan tâm
và tin dùng của hàng triệu khách hàng trên thế giới. Trên thị trường Việt
Nam, Ovaltine là nhãn hiệu thức uống dinh dưỡng quen thuộc dành cho
trẻ em. Thông điệp nền tảng của Ovaltine là khuyến khích và đề cao trí
thơng minh được phát triển một cách tự nhiên qua những thực tế cuộc
sống mà trẻ trải qua, bởi điều trẻ học được khi tiếp xúc với môi trường
xung quanh sẽ tạo tiền đề quan trọng cho những kỹ năng cần thiết trong
học tập cũng như trong cuộc sống sau này.
3.5. Bảng so sánh sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Bảng 1: So sánh sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Thương hiệu Sữa Milo Sữa Ovaltine

Công ty Nestle Wander AG

Nơi sản xuất Việt Nam Việt Nam

Thành phần chính PROTOMALT 1.4% Chiết xuất lúa mạch
(chiết xuất từ mầm lúa 2.1%, sữa bột nguyên
mạch), chất xơ từ bắp, kem 2%, sữa bột gầy
chất béo sữa, bột 1.3%, bột cacao
cacao,... 1.1%,...

Thông tin dinh dưỡng - 110 Kcal năng lượng - 128 Kcal năng lượng
(180ml sữa) - 3.5g chất béo - 2.6g chất đạm

- 2.8g chất đạm - 1.8g chất béo
- 31 mg natri - 157.1 mcg RE
- 40 mg magie vitamin A

17

Hương vị - 1.5 mg sắt - 0.34 mg vitamin B1
Giá bán - 106 mg canxi - 0.49 mg vitamin B6
- 0.19 mg vitamin B1 - 0.72 mg vitamin B12
Quy cách đóng gói - 0.3 mg vitamin B2 - 1.31 mcg vitamin D
- 0.26 mg vitamin B6 - 327.4 mg canxi
- 19 mcg Biotin. - 0.73g mangan
- 76.7 mg natri
Socola Socola
Khoảng Khoảng
372.000VNĐ/thùng 387.000VNĐ/thùng
48 hộp 180 ml. 48 hộp 180 ml.
Đa dạng quy cách Ở thị trường Việt
đóng gói từ hộp pha Nam, Ovaltine cung
sẵn, gói nhỏ, gói lớn, cấp chủ yếu dạng hộp
hộp giấy, hộp nhựa, giấy pha sẵn và hộp
lon,… bột 285g.

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM SỮA
NESTLE MILO VÀO THÁNG 12 NĂM 2023

4.1. Marketing mix
4.1.1. Sản phẩm
- Ra mắt dòng sản phẩm mới cho dịp lễ Giáng sinh sắp tới: Milo vị quế
và cốt dừa, Milo vị bơ đậu phộng.

- Bên cạnh đó, Milo cũng áp dụng đa dạng hóa danh mục sản phẩm để
khách hàng khơng bị nhàm chán. Chúng tôi sẽ sản xuất thêm các sản
phẩm như: kẹo mút, bánh… Thế nhưng lại vẫn mang hương vị đặc trưng
từ thương hiệu Milo để khách hàng không quên ấn tượng ban đầu.

18

- Thiết kế bao bì liên quan tới chủ đề Giáng sinh, làm ống hút màu đỏ.
4.1.2. Giá
- 15.400đ / hộp
- 46.200đ/ lốc 3 hộp 180ml
- Việc định giá cao hơn sẽ giúp Milo nhanh chóng thu về lợi nhuận trong
thời gian ngắn.
4.1.3. Phân phối
- Bán buôn và bán lẻ.
- Hợp tác với các đại lý trên toàn quốc, siêu thị, trung tâm thương mại,
điểm bán lẻ, cửa hàng tiện lợi.
- Kênh thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki.
- Quảng cáo TVC, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo tại điểm bán
- Quét mã tích điểm đổi quà
- Khuyến mãi khi mua theo lốc, thùng
- Quảng cáo thông qua quay MV
4.2. Digital strategy
- Quảng cáo trên banner và TVC
- Tổ chức thử thách làm bông tuyết từ ống hút sau khi đã sử dụng, sau đó
đăng lên trang cá nhân của mình, bơng tuyết có thiết kế ấn tượng nhất sẽ
được tặng 2 vé đi Universal Studios tại Singapore (1 ngày) và một phần
quà đặc biệt là phụ kiện trang trí cây thơng phiên bản limited.

CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT

5.1. Kế hoạch thực hiện chiến lược
- Xác định sản phẩm:
+ Sản phẩm chính: sữa MILO vị quế và cốt dừa, sữa MILO vị bơ đậu
phộng.
+ Sản phẩm phụ: kẹo ngậm cứng và kẹo mút, bánh ngọt mềm.
- Mục tiêu chiến lược: tăng doanh thu cho sản phẩm vào dịp lễ.
- Xác định thị trường: Việt Nam.

19


×