Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiểu luận kết thúc học phần môn Quản Trị Marketing CHIẾN LƯỢC DUY TRÌ ĐỘ NHẬN DIỆN CHO SẢN PHẨM NƯỚC RỬA TAY KHÔ LIFEBUOY THUỘC TẬP ĐOÀN UNILEVER TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI THÀNH TPHCM QUÝ 12024

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650 KB, 27 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƯỢC DUY TRÌ ĐỘ NHẬN DIỆN CHO
SẢN PHẨM NƯỚC RỬA TAY KHÔ LIFEBUOY

THUỘC TẬP ĐOÀN UNILEVER TẠI THỊ
TRƯỜNG NỘI THÀNH TPHCM QUÝ 1/2024

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING



ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƯỢC DUY TRÌ ĐỘ NHẬN DIỆN CHO
SẢN PHẨM NƯỚC RỬA TAY KHÔ LIFEBUOY

THUỘC TẬP ĐOÀN UNILEVER TẠI THỊ
TRƯỜNG NỘI THÀNH TPHCM QUÝ 1/2024

DANH SÁCH NHÓM: NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM ........................................................................................... 1
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
TÓM TẮT TIỂU LUẬN ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP..................................................... 5

1.1 Giới thiệu chung: .......................................................................................... 5
1.2 Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu: ...................................................................... 5

1.2.1 Tầm nhìn:................................................................................................ 5
1.2.2 Sứ mạng :................................................................................................ 5
1.2.3 Mục tiêu:................................................................................................. 5
1.3 Lĩnh vực kinh doanh: .................................................................................... 6
1.4 Thị trường kinh doanh: ................................................................................. 6

1.5 Vấn đề doanh nghiệp: ................................................................................... 7
1.5.1 Hạn chế:.................................................................................................. 7
- Sản phẩm chưa đa dạng về mẫu mã, chỉ có những bao bì truyền thống, chưa
có sự đột phá thu hút khách hàng. ................................................................... 7
1.5.2 Đề xuất: .................................................................................................. 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH ............................... 8
2.1 Nghiên cứu thị trường:.................................................................................. 8
2.1.1 Thị trường nước rửa tay khô ở Việt Nam: .............................................. 8
2.1.2 Thị trường nước rửa tay khô Lifebuoy ở Việt Nam: .............................. 8
2.1.3 Thị trường nước rửa tay khơ Lifebuoy ở TPHCM: ................................ 9
2.2 Phân tích vĩ mô (PESTEL): .......................................................................... 9
2.2.1 Chính trị:................................................................................................. 9
2.2.2 Kinh tế: ................................................................................................. 10
2.2.3 Xã hội: .................................................................................................. 10
2.2.4 Công nghệ: ........................................................................................... 10
2.2.5 Pháp lý: ................................................................................................. 11
2.2.6 Môi trường:........................................................................................... 11
2.3 Phân tích ngành (5 forces): ......................................................................... 11

2.3.1 Sức mạnh và sự cạnh tranh giữa các đối thủ mới (Threat of New
Entrants):........................................................................................................... 11
2.3.2 Độ cạnh tranh bên trong ngành (Rivalry Among Existing Competitors):12

2.3.3 Sự đe dọa từ sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế (Threat of substitutes):. 12
2.3.4 Sức mạnh của khách hàng ( Customer Bargaining Power):................. 12
2.3.5 Sức mạnh của nhà cung cấp (Suppliers Bargaining Power): ............... 12
2.4 Phân tích nội bộ (value chain): ................................................................... 12
2.4.1 Marketing: ............................................................................................ 12
2.4.2 Sản xuất: ............................................................................................... 12
2.4.3 Tài chính:.............................................................................................. 13

2.4.4 Tổ chức - quản trị - nhân sự: ................................................................ 13
2.5 Phân tích SWOT: ........................................................................................ 13
CHƯƠNG 3: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM .......... 14
3.1 Phân khúc thị trường:.................................................................................. 14
3.1.1 Theo nhân khẩu học: ............................................................................ 14
3.1.2 Theo địa lí:............................................................................................ 14
3.1.3 Theo hành vi tiêu dùng: ........................................................................ 14
3.2 Đánh giá mức độ hấp dẫn lựa chọn thị trường mục tiêu: ........................... 14
3.3 Định vị sản phẩm ........................................................................................ 15
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC DUY TRÌ ĐỘ NHẬN DIỆN CHO SẢN PHẨM
NƯỚC RỬA TAY KHÔ LIFEBUOY THUỘC TẬP ĐOÀN UNILEVER TẠI
THỊ TRƯỜNG NỘI THÀNH TPHCM QUÝ 1 NĂM 2024 ............................... 16
4.1 Marketing mix: ........................................................................................... 16
4.1.1 Product: ................................................................................................ 16
4.1.2 Price:..................................................................................................... 16
4.1.3 Place: .................................................................................................... 16
4.1.4 Promotion: ............................................................................................ 17
4.2 Digital strategy: .......................................................................................... 17
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT............................... 18
5.1 Kế hoạch thực hiện: .................................................................................... 18
5.2 Kế hoạch kiểm soát:.................................................................................... 19
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................... Error! Bookmark not defined.
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN .................................................................... 23

LỜI GIỚI THIỆU

Vị thế của Lifebuoy không chỉ đến từ sự công nhận của các chuyên gia mà còn ở
sự tin tưởng của người tiêu dùng. Lifebuoy là dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc

cá nhân của tập đồn Unilever ra mắt vào năm 1894 bởi anh em nhà sáng lập Lever
là một trong những nhãn hiệu lâu đời nhất. Hiện nay, Lifebuoy đã trở nên quen
thuộc ở hầu hết khắp các quốc gia trên thế giới. Sản phẩm đa dạng, mang lại điều
kiện vệ sinh tốt hơn cho mọi người dân.

Đại dịch Covid-19 đã lấy đi của con người rất nhiều, là một lời cảnh tỉnh cho người
dân về vấn đề sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ cá nhân cũng như gia đình nhiều hơn.
Vào thời điểm đó Lifebuoy đã cho ra đời những chiến lược để đưa nước rửa tay
khô đến gần hơn với người dân. Bước vào nền thị trường Việt Nam từ rất sớm, thế
nên Lifebuoy đã có vị trí vững chắc nhất là sau đại dịch Covid-19. Từ khi đại dịch
xuất hiện, đã có nhiều sự chuyển biến đối với đời sống và nền kinh tế, vào thời
điểm đó nước rửa tay khơ Lifebuoy ra đời mang đến sự tiện lợi. Đối với thời điểm
đó, nước rửa tay khô Lifebuoy là một trong những vật dụng không thể thiếu đối
với người dân trong đại dịch, và từ đó đã làm cho lợi nhuận của Lifebuoy tăng lên
rất nhiều.

Sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng dường như ít quan tâm đến nước rửa tay
khô. Tuy nhiên, đến năm 2023 đã có nhiều vấn đề về sức khoẻ trong cộng đồng
xuất hiện là một lời cảnh báo đến sức khoẻ, làm cho người dân bị hoang mang dưới
tình huống xã hội như thế, nhóm Gạo Luộc thuộc cộng đồng sinh viên Marketing
của trường Đại Học Văn Lang đã quyết định thực hiện “chiến lược duy trì độ nhận
diện cho sản phẩm nước rửa tay khô Lifebuoy của tập đoàn Unilever tại thị trường
nội thành TP HCM quý 1 năm 2024”.

1

TÓM TẮT TIỂU LUẬN

1/ Tổng quan chiến dịch:
- Mục tiêu của chiến dịch là tăng cường nhận thức về thương hiệu, mở rộng thị

phần và tăng doanh số bán hàng. Nhằm muốn xác định mình là một lựa chọn hàng
đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân.
- Chiến dịch được triển khai trên nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm mở
rộng thị trường và tạo dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Thời gian triển khai
chiến dịch kéo dài trong quý 1 năm 2024.
- Chiến dịch đầu tư một ngân sách quảng cáo và tiếp thị để xây dựng. Ngân sách
bao gồm các khoản chi cho quảng cáo truyền thông, khuyến mãi và các hoạt động
tiếp thị khác.
2/ Phân tích sơ lược thị trường:
- Chiến dịch sẽ tập trung vào đối tượng khách hàng quan tâm đến vệ sinh cá nhân
và sức khỏe, bao gồm cả nam và nữ, từ trẻ em đến người già. Khách hàng có nhu
cầu tìm kiếm sản phẩm an tồn, hiệu quả và có giá trị gia tăng cho sức khỏe.
- Theo dõi các xu hướng và thay đổi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và vệ sinh
cá nhân, bao gồm cả các xu hướng tiêu dùng, cơng nghệ và y tế. Điều này giúp
thích nghi và đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong nhu cầu và mong muốn
của khách hàng.
- Điều này, bao gồm việc nghiên cứu về các sản phẩm và thương hiệu cạnh tranh,
phân tích sự phân bố và tiêu dùng của sản phẩm Lifebuoy trên thị trường và đánh
giá các cơ hội và thách thức trong ngành công nghiệp.
3/ Chiến lược tiếp thị:
- Sử dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường. Giá của Lifebuoy được định ở mức
thấp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

2

- Mang đến cho khách hàng các sản phẩm với nhiều mùi hương khác nhau, được
thiết kế để đảm bảo vệ sinh tốt hơn và chăm sóc làn da của người dùng. Đồng thời,
Lifebuoy có thể điều chỉnh mẫu mã sản phẩm để phù hợp với các sự kiện đặc biệt
- Mở rộng kênh phân phối và tiếp cận khách hàng thông qua các kênh truyền thông,
sự kiện đặc biệt, chương trình khuyến mãi và sử dụng các nền tảng trực tuyến để

tiếp cận được đông đảo khách hàng.
- Triển khai chiến dịch quảng cáo nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu. Các
phương tiện quảng cáo có thể bao gồm quảng cáo truyền thông, quảng cáo trực
tuyến, hoạt động PR, và các sự kiện quảng bá thương hiệu.
4/ Kế hoạch thực hiện:
- Lập kế hoạch chi tiết về hoạt động marketing như quảng cáo truyền thông, tổ
chức
sự kiện, tạo mối quan hệ với đối tác và tiếp thị trực tuyến. Đồng thời, thiết lập các
chỉ
số và tiêu chí để kiểm sốt hiệu quả và đánh giá thành cơng của chiến dịch.
- Thông qua các chỉ số như doanh số bán hàng, nhận diện thương hiệu, phản hồi
khách hàng và phân tích thị trường thì từ đó Lifebuoy điều chỉnh và cải thiện chiến
lược tiếp thị để đạt được kết quả tốt nhất.
5/ Đánh giá và đo lường
- Đánh giá được kết quả cuối cùng của chiến dịch Marketing mang lại như thế nào
so với mục tiêu ban đầu từ đó rút ra kinh nghiệm.

3

- Đo lường ngay cả trong quá trình thực thi mà không cần phải đợi đến khi kết thúc
chiến dịch Marketing. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể sớm phát hiện ra vấn đề,
những nguy cơ, thuận lợi trong thời gian thực thi.
- Phân tích kho dữ liệu giao dịch để đánh giá thị hiếu và xu hướng mua sắm, lựa
chọn sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng
- So sánh với kết quả của các chiến dịch đã thực hiện và các chiến dịch sắp thực
hiện để nắm bắt và phòng bị các rủi ro.
6/ Kết luận và đề xuất
- Tổng kết các điểm mạnh và những yếu tổ cần cải thiện, Nhận thức tầm quan trọng
của việc duy trì độ nhận biết và kết nối với khách hàng bằng các hoạt động tiếp thị
trải nghiệm.

- Đưa ra các đề xuất về chiến lược quảng cáo ngoài trời, tăng cường các chiến lược
truyền thơng trải nghiệm, chăm sóc mối quan hệ với khách hàng cũng như điều
chỉnh định hình thương hiệu.

4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

1.1 Giới thiệu chung:
- Lifebuoy là dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân của tập đoàn toàn

cầu Unilever. Ra mắt vào năm 1894 bởi anh em nhà sáng lập Lever. Đây là một
trong những nhãn hiệu lâu đời nhất của tập đoàn. Hiện nay, Lifebuoy đã trở nên
quen thuộc ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Lifebuoy ra mắt các sản phẩm
đa dạng, mang lại điều kiện vệ sinh tốt hơn cho mọi người dân. Trong suốt lịch sử
hơn 120 năm qua, nhãn hiệu này vẫn luôn giữ được giá trị cốt lõi trong việc bảo
vệ sức khỏe người tiêu dùng thông qua vệ sinh. Đây giống như là sự đảm bảo khi
sức khỏe bạn bị đe dọa trước sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Vị thế ngày nay
của Lifebuoy không chỉ đến từ sự công nhận của các chuyên gia mà còn ở sự tin
tưởng của người tiêu dùng.

1.2 Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu:
1.2.1 Tầm nhìn:

- Lifebuoy có tầm nhìn đầy cảm hứng trong việc xây dựng một xã hội khoẻ
mạnh hơn với việc hình thành thói quen tốt là rửa tay bằng xà phòng và nước rửa
tay. Đây là động thực thúc đẩy thương hiệu phát triển bền vững với vai trị là người
bạn đồng hành của mọi gia đình và bảo vệ sức khoẻ toàn cộng đồng.

1.2.2 Sứ mạng :

- Sứ mệnh của tập đoàn mẹ Unilever tại Việt Nam là làm cho cuộc sống của

người Việt tốt hơn, còn sứ mệnh của Lifebuoy chính là “Vì một Việt Nam khỏe
mạnh hơn”. Mọi sản phẩm của Lifebuoy trình làng dù dưới hình thức nào đều giữ
sự nhất quán, hướng đến sứ mệnh bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng qua việc
giữ vệ sinh.

1.2.3 Mục tiêu:
- Mọi chiến lược marketing của nước rửa tay Lifebuoy trong cộng đồng đều

lan tỏa thơng điệp “Vì một Việt Nam khoẻ mạnh hơn”. Lifebuoy hướng đến mục

5

tiêu là đến năm 2025, 100% người Việt Nam trong độ tuổi 18 đến 35 có thói quen
vệ sinh tay hàng ngày.

1.3 Lĩnh vực kinh doanh:
- Lifebuoy là thương hiệu gắn liền với lĩnh vực tiêu dùng nhanh (FMCG) –

Fast Moving Consumer Goods.

1.4 Thị trường kinh doanh:
- Là một trong bốn yếu tố cấu thành quan trọng trong marketing mix. Nó

đóng vai trị quyết định trong việc mua hàng của người tiêu dùng, còn đối với cơng
ty, giá có vai trị quyết định việc cạnh tranh trên thị trường. Việc đưa ra chiến lược
giá trong marketing có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.


- Theo McKinsey, chỉ cần cải thiện yếu tố giá 1% sẽ làm tăng lợi nhuận lên
6% . Điều đó có tác động hơn cả việc giảm 1% chi phí biến đổi (làm tăng lợi nhuận
3,8%) hoặc giảm 1% chi phí cố định (làm tăng 1,1% lợi nhuận).

-Vì khơng có sự khác biệt trong thị trường hàng tiêu dùng nhanh, yếu tố
chất lượng hay tùy biến cũng hạn chế thế nên yếu tố cạnh tranh chính là giá cả.
Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh được với đối thủ, cũng như giữ vững thị phần
của mình, Lifebuoy đã áp dụng chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường
(Penetration Pricing Strategy).

- Định giá xâm nhập là một chiến lược marketing được các doanh nghiệp
sử dụng để thu hút khách hàng đến với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách
đưa ra mức giá thấp so với thị trường trong lần chào bán đầu tiên. Giá thấp hơn
giúp một sản phẩm hoặc dịch vụ mới xâm nhập thị trường và thu hút khách hàng
từ đối thủ cạnh tranh. Định giá xâm nhập thị trường dựa trên chiến lược sử dụng
giá thấp ban đầu để thu hút nhiều khách hàng biết đến một sản phẩm mới.

- Mục tiêu của chiến lược định giá xâm nhập thị trường là lôi kéo khách
hàng dùng thử sản phẩm mới và củng cố thêm thị phần với hy vọng giữ chân khách
hàng ở lại khi giá bán tăng trở lại mức bình thường. Các ví dụ về chiến lược định

6

giá này có thể kể đến các website về tin tức trực tuyến khi họ cung cấp một tháng
miễn phí cho dịch vụ đối với những khách hàng đăng ký sử dụng hoặc một ngân
hàng cung cấp tài khoản miễn phí trong sáu tháng.

- Hiện tại, mức giá của Lifebuoy rất đa dạng từ 13.000-300.000 đồng tuỳ
theo dung tích của sản phẩm, nhưng nhìn chung giá rẻ hơn các sản phẩm cùng loại
để giành khách hàng chiếm lĩnh thị trường.

1.5 Vấn đề doanh nghiệp:
1.5.1 Hạn chế:

- Sản phẩm chưa đa dạng về mẫu mã, chỉ có những bao bì truyền thống,
chưa có sự đột phá thu hút khách hàng.

- Hạn chế về kênh phân phối hiện đại, các sản phẩm vẫn đang được phân
phối chủ yếu ở các nhà bán lẻ, chưa có sự phát triển về việc phân phối đến các nền
tảng online.
1.5.2 Đề xuất:

- Về sản phẩm có thể sản xuất ra các loại nước rửa tay, xà phòng nhiều mùi
hương hơn theo hướng kết hợp các ngun liệu thiên nhiên, lành tính hướng đến
chăm sóc làn da và sức khỏe theo cách khỏe mạnh hơn phù hợp với nhu cầu làm
đẹp cả về bề ngoài và sức khỏe bên trong của khách hàng như hãng đã sản xuất
như sữa tắm từ dầu tràm trà và muối hồng, nước rửa tay nha đam và trà xanh,…
Có thể thay đổi mẫu mã sản phẩm theo các sự kiện đặc biệt như lễ, tết thu hút
người mua thay vì bao bì chai nhựa trắng đơn giản, chưa gây được nhiều ấn tượng
như trước. Sau đại dịch, nhu cầu sử dụng nước rửa tay khô ngày càng tăng, nhãn
hàng có thể xem xét theo nhu cầu đó để đưa ra các loại mẫu gel rửa tay khơ dạng
móc khóa treo balo thuận tiện đem ra ngoài.

7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH

2.1 Nghiên cứu thị trường:
2.1.1 Thị trường nước rửa tay khô ở Việt Nam:

- Vô cùng đa dạng về sản phẩm và mẫu mã (như nước rửa tay khô Green

Cross, Bath and Body Works, Anios gel, Pharmacity,.. theo tổng hợp của một số
nhà thuốc) -> tạo sự cạnh tranh về mặt thương hiệu và nhận diện.

- Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hơn kể từ khi covid-19 bùng phát toàn
cầu -> nhu cầu tiêu dùng từ đó mà tăng cao cũng như là xuất hiện trong tư duy mua
sắm của khách hàng

- Và không chỉ dừng lại khi hết dịch covid mà thị trường cịn lấy đó làm
địn bẩy để thúc đẩy hơn về tư duy bảo vệ sức khỏe của người Việt Nam trong
tương lại và cụ thể là 2023.

2.1.2 Thị trường nước rửa tay khô Lifebuoy ở Việt Nam:
- Xuất hiện khá trễ so với các thương hiệu khác nên khơng có q nhiều

người sử dụng (2021) nhưng cho đến nay cùng với sự xuất hiện của các dịch bệnh
mới như: tay chân miệng, các bệnh truyền nhiễm, … khiến cho việc sử dụng các
sp y tế nói chung và nước rửa tay khơ Lifebuoy nói riêng được chú trọng hơn.

- Tuy nhiên Lifebuoy vẫn có một vị thế nhất định nhờ sự hậu thuẫn của công
ty mẹ là Unilever và các chiến dịch truyền thông trong những năm dịch bệnh như
là "Bảo vệ Việt Nam khỏi COVID-19 - Nằm trong tay bạn", "Vũ điệu 5K", Đồng
hành cùng "Tiếp Sức Mùa Thi" tài trợ gel rửa tay sạch khuẩn miễn phí tại 283 điểm
thi giúp sĩ tử an tâm "vượt vũ mơn",... và vẫn cịn tiếp tục cho đến hiện nay.

- Độ nhận diện sản phẩm thấp nhưng không quá mờ nhạt: Khách hàng
thường chỉ biết tới sản phẩm xà phòng của Lifebuoy là nhiều, chỉ khi bắt đầu dịch
covid thì người tiêu dùng mới quan tâm đến nước rửa tay khô lifebuoy (mới ra đời
không lâu).

8


- Một lí do khác là do sự có mặt của một số thương hiệu nước rửa tay lâu
đời như Green cross, Bath and Body Works, Lamcosme đã thu hút một lượng
khách hàng nhất định khiến cho nước rửa tay LB chỉ đứng vị trí thứ 5 theo một số
trang tiêu dùng như BHX, nhà thuốc Long Châu

- Với Lifebuoy, định vị thương hiệu của nhãn hiệu chính là “Lifebuoy -
Nhãn hiệu sạch khuẩn số 1 thế giới”. Lifebuoy đã thành công khi xây dựng thương
hiệu của mình. Nói tới Lifebuoy, người ta sẽ nghĩ ngay về sản phẩm xà phòng/nước
rửa tay diệt khuẩn hiệu quả, với khả năng bảo vệ người dùng khỏi 99.9% vi khuẩn
gây bệnh và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên bởi khá ít các chiến dịch
truyền thơng cũng như là quảng cáo mới mẻ nhất là trong thời kì phát triển như
hiện nay thì những gì lifebuoy quảng cáo, các thương hiệu khác vẫn có thể làm tốt
hơn thế. Chỉ có 3 chiến dịch nổi bật dựa theo Ori agency bao gồm: Vũ điệu rửa
tay, Trạm rửa tay dã chiến, Safety4all pride

2.1.3 Thị trường nước rửa tay khô Lifebuoy ở TPHCM:
- Có mặt ở hầu hết các siêu thị, nhà thuốc. Phân phối nhiều ở các tiệm tạp

hóa và sàn thương mại điện tử như shopee, lazada,..

- Khá nhiều thương hiệu mới đi lên cùng với sự mới mẻ trong bao bì và
quảng cáo tạo sự cạnh tranh với sự truyền thống và đơn giản trong thiết kế bao bì
và quảng cáo của Lifebuoy.

- Tuy nhiên vì là hóa phẩm, giá cả hợp lý công thêm những thành tựu nhất
định cũng như thể hiện được những sứ mệnh mà nhãn hàng đưa ra khiến cho
lifebuoy vẫn có một chỗ đứng vững chắc ở thị trường TPHCM.

2.2 Phân tích vĩ mơ (PESTEL):

2.2.1 Chính trị:

- Vì là thương hiệu của tập đồn có nguồn gốc ở nước ngồi nên cần tn
thủ nghiêm ngặt các chính sách về buôn bán và nhập khẩu của nhà nước VN.

- Lifebuoy là thương hiệu khá lâu đời ở VN, đã được cấp phép kinh doanh
và các chứng nhận an toàn của Bộ Y tế suy ra là sẽ tạo sự an tâm phát triển.

9

- Nhờ vào các chiến lược bảo vệ sức khỏe nhân dân của nước ta vào năm
2023 và nhìn rộng hơn là đến năm 2045 (theo bộ trưởng Bộ y tế Đào Hồng Lan)
sẽ tạo thêm môi trường cũng như điều kiện tốt để lifebuoy phát triển hơn ở thị
trường Việt Nam.

2.2.2 Kinh tế:
- Doanh số của sản phẩm Rửa tay lifebuoy trong tháng 07/2023 đạt mức

cao nhất với 1.9 tỷ đồng và 19.4 nghìn về sản lượng. Quy mơ thị trường Rửa tay
lifebuoy tháng 07/2023 đạt 1.9 tỷ doanh số và tăng trưởng tốt hơn so với tháng
06/2023 là 16.2%. (theo metric)

- Thu nhập ổn định tăng khả năng chi tiêu. nhu cầu của khách hàng tạo cơ
hội lớn cho thương hiệu. (câu này nói thêm là “ bởi vì cầu khách hàng tăng đã tạo
ra cơ hội cho thương hiệu, sản phẩm mình chính vì thế phải có chiến lược tăng độ
nhận diện, thu hút khách hàng tăng chi tiêu cho sản phẩm thương hiệu mình”)

2.2.3 Xã hội:
- Hiện nay, ở Việt Nam có xu hướng tiêu dùng khá mới mẻ được định hình


thành 2 loại: mức độ tin cậy ngày càng tăng và sự tăng cường sử dụng nền tảng
trực tuyến. Từ đây lifebuoy có thể khai thác được những điểm mạnh cũng như là
điểm yếu của mình để tìm kiếm cơ hội hịa nhập vào những xu hướng này.

- Ngoài ra sự lạc quan trong chi tiêu và sử dụng hàng hóa nhất là hàng hóa
phẩm của người dân ngày càng tăng ở Việt Nam rõ hơn là TPHCM nhờ việc kiểm
sốt thành cơng dịch Covid 19 -> tạo điều kiện cũng như cơ hội cho Lifebuoy duy
trì cũng như tăng độ nhận diện cho sản phẩm của mình.

2.2.4 Cơng nghệ:
- Sở hữu công thức ưu việt diệt 99.9% vi khuẩn, chuẩn chất lượng y tế. Nếu

nói về độ cạnh tranh cơng nghệ thì có thể cho rằng sản phẩm của lifebuoy khơng
chỉ nói riêng nước rửa tay khơ thì đã tự tin hơn một số nhãn hàng khác.

- Sự quan tâm của người tiêu dùng đến với sản phẩm nước rửa tay khô
không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ và làm sạch mà còn là vấn đề bảo vệ da và không

10

làm khô da khi sử dụng. Riêng nước rửa tay khơ của lifebuoy có thể đảm bảo điều
đó bởi trong sản phẩm có chứa thành phần dưỡng ẩm và Vitamin E giúp dưỡng ẩm
và làm mềm da tay sau khi sử dụng, hương thơm tự nhiên, dễ chịu.
2.2.5 Pháp lý:

- Tuân thủ theo các luật:
+ Luật thương mại
+ Luật kinh doanh
+ Luật quảng cáo
+ Luật thơng tin truyền thơng

+ …. (và cịn rất nhiều luật khác nhưng không ảnh hưởng nhiều tới thương hiệu)

- Chấp hành các quy định của chính phủ nhà nước Việt Nam về nhập khẩu
sản phẩm và buồn bán hàng hóa, giá cả và thuế được áp dụng lên thương hiệu.
2.2.6 Môi trường:

- Vì là thương hiệu có tiếng tâm cũng như là lớn mạnh trong thị trường Hóa
phẩm nên cách làm việc cũng như các hóa chất sử dụng để phục vụ cho sản xuất
phải phù hợp thân thiện cho người tiêu dùng và môi trường.

- Việc tổ chức môi trường phù hợp và an toàn bên trong giúp nhân viên làm
việc và hoạt động tốt từ bên trong cũng giúp phần nào tạo ra sản phẩm chất lượng.
2.3 Phân tích ngành (5 forces):
2.3.1 Sức mạnh và sự cạnh tranh giữa các đối thủ mới (Threat of New
Entrants):

- Bởi vì là sản phẩm ra mắt khá trễ trên thị trường, song sự có mặt của các
đối thủ mới gần như là khơng có nên khơng có quá nhiều sự đe dọa tới sự cạnh
tranh của Lifebuoy.

11

2.3.2 Độ cạnh tranh bên trong ngành (Rivalry Among Existing Competitors):
- Mặc dù là 1 thương hiệu có tiếng và lâu đời nhưng đối với thị trường nước

rửa tay khơ thì Lifebuoy cịn khá yếu và gặp sự cạnh tranh rất khó khăn từ các
thương hiệu lớn hơn trong thị trường này. VD như: One 1, green cross, anios gel,…

2.3.3 Sự đe dọa từ sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế (Threat of substitutes):
- Xà phòng rửa tay là sản phẩm thay thế đang đe dọa tới thị trường nước


rửa tay khơ. Vì qua các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước rửa tay khơ rất có hại cho
da khi sử dụng nhiều do nồng độ khá cao. Chính vì thế đã làm giảm nhu cầu của
người tiêu dùng và họ dần quay lại với các xà phòng rửa ta.

2.3.4 Sức mạnh của khách hàng ( Customer Bargaining Power):
- Lifebuoy là một thương hiệu lâu đời và được tin dùng nhất ở thị trường

Việt Nam nên có một lượng lớn khách hàng biết tới và sử dụng.
- Tuy có lượng khách hàng lớn nhưng vì sản phẩm nước rửa tay khơ khơng

được Lifebuoy quảng bá nhiều bởi vì trong thời gian dịch nên đã dẫn tới việc không
được nhiều người biết tới.

2.3.5 Sức mạnh của nhà cung cấp (Suppliers Bargaining Power):
- Khơng như nhiều thương hiệu khác, bởi vì có sự hậu thuẫn từ công ty mẹ

Unilever là một tập đồn rất lớn nên việc nguồn ngun liệu khơng phải là vấn đề
quá quan trọng đối với Lifebuoy.

2.4 Phân tích nội bộ (value chain):
2.4.1 Marketing:

- Thực hiện đúng và đủ các yêu cầu của thị trường, tuy nhiên về sau thiếu
sự sáng tạo và hoạt động marketing để duy trì độ nhận diện.

2.4.2 Sản xuất:
- Sản xuất ra sản phẩm phù hợp và chất lượng với giá thành phù hợp là mục

tiêu của thương hiệu để tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập.


12

2.4.3 Tài chính:
- Đáp ứng nhu cầu cần thiết của mục tiêu đề ra như việc phân phối vốn và

nguồn lực cho các dự án. Tìm ra cơ cấu vốn tốt nhất cho doanh nghiệp.

2.4.4 Tổ chức - quản trị - nhân sự:
- Bộ máy tổ chức rất nghiêm ngặt và có quy tắc, tôn vinh các giá trị truyền

thống.

- Nghiên cứu phát triển: Lifebuoy luôn cố gắng trong khả năng cải tiến kỹ
thuật, khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản
phẩm và phát triển sản phẩm mới của mình.

2.5 Phân tích SWOT:

S W
- Uy tín thương hiệu - Lầm tưởng về chất lượng sản
- Giá thành phải chăng
- Marketing đáp ứng được nhu phẩm do giá thành và hình ảnh
không quá thu hút
cầu cần thiết - Mở rộng sản phẩm quá nhanh
- Nguồn lực lớn (công ty mẹ - Đa dạng hóa sản phẩm
- Khả năng tương tác với khách
Unilever) hàng thấp

O T

- Nâng cao nhận thức về sức khỏe - Cạnh tranh gay gắt về mặt chất
- Nhu cầu bảo vệ sức khỏe đang
lượng lẫn marketing và quảng
tăng (đang xuất hiện nhiều dịch bá sản phẩm
bệnh) - Thống lĩnh thị trường nước rửa
- Xu hướng tiêu dùng mới hiện tay khô
nay về độ tin cậy và kinh doanh - Hàng giả còn nhiều trên thị
trên sàn thương mại điện tử trường
- Vấn đề về kinh tế và xã hội

13

CHƯƠNG 3: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM

3.1 Phân khúc thị trường:
3.1.1 Theo nhân khẩu học:

- Giới tính: Trọng tâm của thương hiệu chủ yếu nhắm tới những đối tượng
là nữ những người quan tâm tới vệ sinh sức khỏe cho cá nhân và gia đình. Ngoài
ra, họ cũng là những người thường xuyên mua sắm những đồ dùng thiết yếu cho
ngơi nhà của mình)

- Tuổi: Tập trung ở nhóm Thanh niên, Trưởng thành (25 – 35 tuổi) và trung
niên (35 – 45 tuổi).

- Thu nhập: Thu nhập thấp hoặc trung bình (5 - 15tr)
- Học vấn: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Lifebuoy tập trung ở nhóm
học vấn Đại học (University); Sau ĐH (Post-graduate)
3.1.2 Theo địa lí:
- Đối tượng khách hàng mục tiêu của Lifebuoy ở thành thị, tại Top 5 thành

phố lớn (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ)
3.1.3 Theo hành vi tiêu dùng:
- Lifebuoy có thể chia thị trường thành các nhóm dựa trên hành vi tiêu dùng
của khách hàng. Ví dụ, có thể có nhóm khách hàng quan tâm đến vệ sinh cá nhân
và chất lượng sản phẩm, nhóm khách hàng chú trọng vào giá cả và khuyến mãi,
nhóm khách hàng tìm kiếm các sản phẩm hữu cơ và tự nhiên, v.v. Bằng cách hiểu
rõ hành vi tiêu dùng, Lifebuoy có thể tạo ra các chiến dịch tiếp thị và sản phẩm
phù hợp với nhu cầu và mong đợi của từng nhóm khách hàng.
3.2 Đánh giá mức độ hấp dẫn lựa chọn thị trường mục tiêu:
- Nhu cầu và tiềm năng thị trường lớn: Phụ nữ thường quan tâm đến chăm
sóc cá nhân, vệ sinh và đặc biệt trong việc bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các

14

bệnh truyền nhiễm. Lifebuoy có thể tận dụng nhu cầu này và cung cấp các sản
phẩm và giải pháp phù hợp.

- Ảnh hưởng và quyền lực của phụ nữ: Phụ nữ thường có vai trị quan trọng
trong quyết định mua hàng và quản lý gia đình. Lựa chọn thị trường mục tiêu là
nữ có thể giúp Lifebuoy tiếp cận và tạo dựng mối quan hệ với những người phụ
nữ có ảnh hưởng và quyền lực trong việc mua sắm và lựa chọn sản phẩm.
3.3 Định vị sản phẩm

- Lifebuoy định vị sản phẩm của mình là một thương hiệu chăm sóc sức
khỏe và vệ sinh cá nhân. Sản phẩm chủ đạo của Lifebuoy là xà phòng và các sản
phẩm liên quan đến vệ sinh cá nhân như sữa tắm và nước rửa tay.

- Cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và hiệu quả.Thương hiệu
tuân thủ các quy định an toàn và chất lượng, giúp ngăn ngừa tác động tiêu cực từ
vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh khác.


- Các sản phẩm phù hợp cho cả trẻ em, người lớn và người già.
- Phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Sản phẩm có giá cả phải chăng và
phân phối rộng rãi, từ siêu thị đến các cửa hàng tạp hóa.

15


×