Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tiểu luận kết thúc học phần môn Quản Trị Marketing CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH THU CHO SERUM SIÊU CẤP ẨM GIẢM NẾP NHĂN REVITALIFT 1.5% HYALURONIC ACID THUỘC CÔNG TY MỸ PHẨM L’ORÉAL PHÁP TRONG QUÝ 4 NĂM 2023 TẠI KHU VỰC QUẬN 10 TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 67 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH THU CHO SERUM SIÊU
CẤP ẨM GIẢM NẾP NHĂN REVITALIFT 1.5%

HYALURONIC ACID THUỘC CÔNG TY MỸ PHẨM
L’ORÉAL PHÁP TRONG QUÝ 4 NĂM 2023 TẠI KHU

VỰC QUẬN 10 TP.HCM

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----


TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH THU CHO SERUM SIÊU
CẤP ẨM GIẢM NẾP NHĂN REVITALIFT 1.5%

HYALURONIC ACID THUỘC CÔNG TY MỸ PHẨM
L’ORÉAL PHÁP TRONG QUÝ 4 NĂM 2023 TẠI KHU

VỰC QUẬN 10 TP.HCM

DANH SÁCH NHÓM: NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP L’ORÉAL .............................. 8
1.1 Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu ..................................................................... 8
1.2 Lĩnh vực kinh doanh .................................................................................. 9
1.3 Thị trường kinh doanh................................................................................ 9
1.4 Vấn đề của doanh nghiệp ..........................................................................11
1.4.1 Tình hình kinh doanh........................................................................... 12
1.4.2 Bí quyết thành cơng của L’Oréal ......................................................... 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH ........................ 14
2.1 Nghiên cứu thị trường................................................................................. 14
2.2 Phân tích PESTEL ...................................................................................... 17

2.2.1 Yếu tố chính trị .................................................................................... 17
2.2.2 Yếu tố kinh tế....................................................................................... 18
2.2.3 Yếu tố xã hội ........................................................................................ 18
2.2.4 Yếu tố công nghệ ................................................................................. 20
2.2.5 Yếu tố pháp lý ...................................................................................... 22
2.2.6 Yếu tố môi trường................................................................................ 23
2.3 Mơ hình 5 FORCES của L’Oréal................................................................ 23
2.3.1 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành tạo ra sức ép không nhỏ cho
L’Oréal............................................................................................................... 23
2.3.2 Khả năng đàm phán của khách hàng ................................................... 24
2.3.3 Khả năng đàm phán của nhà cung cấp................................................. 24
2.3.4 Mối nguy cơ tạo ra từ sản phẩm thay thế ............................................ 25
2.3.5 Những rủi ro xuất phát từ sự tham gia của các doanh nghiệp mới...... 25
2.4 Value chain.................................................................................................. 26
2.4.1 Nguồn gốc............................................................................................ 26
2.4.2 Nhà cung cấp ....................................................................................... 26
2.4.3 Khách hàng .......................................................................................... 27
2.4.4 Đối thủ cạnh tranh ............................................................................... 27

2.5 Ma trận SWOT............................................................................................ 28
2.5.1 Điểm mạnh (Strengths)........................................................................ 28
2.5.2 Điểm yếu (Weaknesses)....................................................................... 28
2.5.3 Cơ hội (Opportunities)......................................................................... 28
2.5.4 Thách thức (Threats)............................................................................ 29

CHƯƠNG 3: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM ..... 30
3.1 Phân khúc thị trường................................................................................... 30
3.1.1 Doanh nghiệp ....................................................................................... 30
3.1.2 Chiến lược............................................................................................ 32
3.1.3 Kết luận................................................................................................ 34

3.2 Đánh giá mức độ hấp dẫn lựa chọn thị trường mục tiêu ............................ 34
3.3 Định vị sản phẩm ........................................................................................ 35

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH THU CHO SERUM SIÊU CẤP
ẨM GIẢM NẾP NHĂN REVITALIFT 1.5% HYALURONIC ACID THUỘC
CÔNG TY MỸ PHẨM L’ORÉAL PHÁP TRONG QUÝ 4 NĂM 2023 TẠI KHU
VỰC QUẬN 10 TP.HCM........................................................................................ 36

4.1 Mục tiêu đề ra ............................................................................................. 36
4.2 Marketing Mix ............................................................................................ 36

4.2.1 Price ..................................................................................................... 36
4.2.2 Place ..................................................................................................... 37
4.2.3 Product ................................................................................................. 37
4.2.4 Promotion............................................................................................. 37
4.3 Digital strategy ......................................................................................... 38
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT .......................... 38
5.1 Kế hoạch thực hiện chiến lược ................................................................... 38
5.1.1 Hoạt động Game trong tháng 10.......................................................... 38
5.1.2 Hoạt động Combo trong tháng 10 ....................................................... 43
5.1.3 Hoạt động 20/11................................................................................... 48
5.1.4 Hoạt động Noel trong tháng 12 ........................................................... 51
5.2 Kế hoạch kiểm soát chiến lược ................................................................... 54

5.2.1 Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu của chiến lược ............................... 54
5.2.2 Xây dựng quy trình đánh giá ............................................................... 54

5.2.2.1 Đo lường doanh số và doanh thu thông qua các hoạt động, chiến
dịch thực hiện trong quý 4............................................................................. 54


5.2.2.2 Số lượng khách hàng mới và trung thành..................................... 55
5.2.2.3 Kiểm tra độ hấp dẫn người tiêu dùng........................................... 56
5.2.2.4 Thuận tiện cho đại lý tổ chức các hoạt động................................ 56
Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................... 61

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Bảng thống kê tình hình kinh doanh của L’Oréal năm 2022 – 2023………13
Bảng 2. Khảo sát dòng serum mà người tiêu dùng ưa chuộng tại quận 10,
TP.HCM…………………………………………………………………………….15
Bảng 3. Bảng số liệu thống kê của các trang thương mại điện tử về dòng serum được
người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay………………………………………………..16
Bảng 4. Mơ hình SWOT……………………………………………………………29
Bảng 5. Sơ đồ định vị thương hiệu…………………………………………………35
Bảng 6. Chi phí và doanh thu cho hoạt động Game………………………………..43
Bảng 7. Chi phí và doanh thu cho hoạt động Combo………………………………47
Bảng 8. Chi phí và doanh thu cho hoạt động 20/11………………………………...50
Bảng 9. Chi phí và Doanh thu cho hoạt động Noel………………………………...53

1

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Sản phẩm Serum HA (nguồn: Doanh nghiệp L’Oréal)

Hình 2. Ảnh minh họa sản phẩm cho hoạt động noel
(Nguồn: Doanh nghiệp L’Oréal)
2

Hình 3. Sản phẩm minh họa cho hoạt động combo
(Nguồn: Doanh nghiệp L’Oréal)


Hình 4. Mẫu minh họa hộp quà tặng cho hoạt động 20/11
(Nguồn: Doanh nghiệp L’Oréal)

3

Hình 5. Mẫu sản phẩm quà tặng cho hoạt động Noel
(Nguồn: Doanh nghiệp L’Oréal)

4

BẢNG ĐÁNH GIÁ Q TRÌNH LÀM VIỆC NHĨM

STT Họ và tên MSSV Đánh giá % Ghi
(TBC đánh giá của chú

cả nhóm)

Nguyễn Đặng Hải

1 Triều 2273401151533 96,00%

Nguyễn Phạm

2 Ngọc Trâm 2273401151500 100%

Trần Lương 2273401150521 95,50%
3 Quỳnh Hương

Trần Đào Kim


4 Kha 2273401150528 100%

5 Hồ Xuân Hương 2273401150512 99%
94,50%
Lê Ngọc Xuân

6 Uyên 2273401151620

7 Mai Thị Ánh 207MA21029 93,50%
100%
Phạm Hoàng 91,50%
100%
8 Thanh Đoan 2273401150296

Nguyễn Thị Diễm

9 Quỳnh 2273401151179

Mai Thị Quỳnh Nhóm
trưởng
10 Như 2273401151017

5

LỜI GIỚI THIỆU
Thị trường mỹ phẩm thế giới hiện đang phát triển và mang lại lợi nhuận khổng lồ

cho cho các doanh nghiệp trong ngành. Điều này giúp tăng cường mức sống của người
dân ở các nước phát triển và đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam, họ ngày càng có
nhu cầu hơn về lĩnh vực làm đẹp. Vì vậy tốc độ tăng trưởng của ngành này luôn ở

mức hai con số mỗi năm. Dù gặp khó khăn về kinh tế, thị trường mỹ phẩm Việt Nam
vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm làm đẹp, đồng thời
với dân số hơn 90 triệu người thì Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng với
nhu cầu lớn về chăm sóc da và mỹ phẩm. Hiện có khoảng 430 doanh nghiệp mỹ phẩm
tại Việt Nam nhưng có khoảng 90% là các thương hiệu nhập khẩu. Vì sao mỹ phẩm
nhập khẩu lại được người tiêu dùng Việt lựa chọn nhiều? Đây là một câu hỏi gợi sự
thắc mắc, do đó nhóm đã lựa chọn ngành mỹ phẩm để tìm hiểu. Nổi bật trong ngành
công nghiệp mỹ phẩm này là L’Oréal Paris một công ty con của L’Oréal, một trong
những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới có rất nhiều thành tựu và thành
công đáng khâm phục.

L’Oréal là một công ty sở hữu nhiều thương hiệu quốc tế tồn cầu của Pháp và có
văn phịng đăng ký tại Paris. Đây cũng là công ty số một thế giới trong ngành mỹ
phẩm chuyên về thuốc nhuộm tóc, chăm sóc da, chống nắng, trang điểm, nước hoa và
các sản phẩm chăm sóc tóc và có các hoạt động khác nhau tại mỗi quốc gia. Chính vì
thế cơng ty này đã dẫn đầu trong ngành làm đẹp toàn cầu, với sản phẩm chăm sóc da
là một phân khúc đang phát triển tương đối nhanh, vì ở mọi thời điểm người tiêu dùng
luôn muốn tiếp cận và sở hữu những sản phẩm chất lượng để tăng cường vẻ đẹp của
họ.

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy doanh thu của cơng ty L’Oréal trong những năm
gần đây có tốc độ tăng trưởng không đáng kể. Serum Siêu Cấp Ẩm giảm nếp nhăn
Revitalift 1.5% Hyaluronic Acid là một sản phẩm tiềm năng để tăng doanh thu. Đặc
điểm sản phẩm vô cùng độc đáo với thành phần không chỉ chứa 1 mà đến 2 loại

6

Hyaluronic Acid, nhắm đến đối tượng khách hàng có làn da khơ và mất nước, serum
này có thể cung cấp độ ẩm sâu và cải thiện độ đàn hồi của da. Chính vì thế, nhóm em
chọn thực hiện “Chiến lược tăng doanh thu cho Serum Siêu Cấp Ẩm giảm nếp nhăn

Revitalift 1.5% Hyaluronic Acid thuộc công ty mỹ phẩm L’Oréal Pháp trong quý 4
năm 2023 tại khu vực quận 10 TP. Hồ Chí Minh”. Doanh thu được cấu thành từ lượng
bán và giá bán. Do đó, số lượng bán và giá bán sẽ được nhóm em khai thác triệt để
nhất và hiệu quả nhất để có thể đem lợi nhuận cho công ty vào quý cuối của năm.

7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP L’ORÉAL
L’Oréal là tập đoàn sản phẩm chăm sóc cá nhân của Pháp có trụ sở tại Clichy,
Hautes-Seine và có văn phịng đăng ký tại Paris, được thành lập ngày 30 tháng 7 năm
1909 tức 114 năm trước và xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2007. Đây cũng là công
ty số một thế giới trong ngành mỹ phẩm, chuyên về thuốc nhuộm tóc, chăm sóc da,
chống nắng, mỹ phẩm màu, nước hoa và các sản phẩm chăm sóc tóc.

Tính cách thương hiệu bắt nguồn từ những ý tưởng ban đầu của Eugene Schueller,
pha trộn giữa sự tinh tế của Pháp với chuyên môn khoa học. Thương hiệu L’Oréal
được định vị không chỉ là sản phẩm mà mọi người đều có thể sử dụng mà còn là phần
thưởng cá nhân mà người tiêu dùng xứng đáng được nhận.

1.1 Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu

Tập đoàn L'Oréal đã chọn thực hiện một chiến lược độc đáo tồn cầu hóa. Điều
này có nghĩa là L'Oreal chấp nhận, hiểu rõ và tôn trọng sự khác biệt mỗi thị trường
tiêu thụ mà họ tham gia. Mỗi một quốc gia đều có các mong muốn, nhu cầu và truyền
thống văn hoá khác nhau, việc sử dụng chiến lược này giúp Loreal có thể cung cấp
những sản phẩm làm đẹp phù hợp nhất với từng quốc gia.

Sứ mệnh của L’Oréal là cung cấp cho phụ nữ và nam giới trên toàn thế giới những
loại mỹ phẩm cải tiến có chất lượng, hiệu quả và an toàn cao nhất.


- Mục tiêu cơ bản của L'Oréal:
+ Duy trì và tăng trưởng doanh số bán hàng cùng với lợi nhuận: Điều
này thường liên quan đến việc mở rộng sự hiện diện trên các thị trường
toàn cầu, phát triển sản phẩm mới, và giữ vững vị thế trong lĩnh vực làm
đẹp và ngành công nghiệp mỹ phẩm.
+ Đổi mới và nghiên cứu phát triển: L'Oréal đặt ra mục tiêu liên tục đổi
mới và phát triển sản phẩm. Việc nghiên cứu và phát triển mới giúp họ

8

duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng nhanh chóng với thay đổi trong xu
hướng làm đẹp và nhu cầu của khách hàng.
+ Bền vững và xã hội: L'Oréal cam kết đối với các mục tiêu bền vững, bao
gồm giảm carbon, tái chế, và sử dụng nguyên liệu bền vững. Họ cũng
thực hiện nhiều chương trình xã hội nhằm đóng góp vào cộng đồng và xã
hội.
+ Tạo ra một mơi trường làm việc tích cực: L'Oréal quan tâm đến việc
xây dựng một mơi trường làm việc tích cực và hỗ trợ sự phát triển của
nhân viên. Điều này thường bao gồm việc đào tạo, thúc đẩy sự đa dạng
và tạo điều kiện làm việc tích cực.
+ Mối quan hệ với khách hàng: Tạo ra và duy trì mối quan hệ tích cực
với khách hàng là một mục tiêu quan trọng. Điều này bao gồm cung cấp
các sản phẩm chất lượng cao và tạo ra trải nghiệm tích cực cho người tiêu
dùng.

Những mục tiêu này thường kết hợp với nhau để tạo ra một chiến lược tồn diện
giúp L'Oréal duy trì và phát triển vị thế của mình trong ngành cơng nghiệp mỹ phẩm
và làm đẹp.

1.2 Lĩnh vực kinh doanh


L’Oréal là cơng ty sản phẩm chăm sóc cá nhân số một trên thế giới. Ngành mỹ
phẩm, tập trung vào thuốc nhuộm tóc, chăm sóc da, chống nắng, tra ng điểm, nước
hoa và các sản phẩm chăm sóc tóc.

1.3 Thị trường kinh doanh

L’Oréal tại Việt Nam

Tuy đã phát triển ở thị trường Việt Nam hơn 16 năm thế nhưng thương hiệu này vẫn
gặp phải hai thách thức lớn:

9

Thứ nhất, tại Việt Nam thương hiệu đã sử dụng một số hình ảnh khơng phù hợp.
Hình ảnh cô gái phương Tây với vẻ thanh lịch, tao nhã thường xuất hiện, nhưng chưa
bộc lộ được những điểm khác biệt để thu hút phụ nữ Việt.

Thứ hai, L’Oréal Paris đã dành một thời gian dài tập trung đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng mà khơng tập trung xây dựng hình ảnh. Ngồi ra, Women of Worth -
Because You're Worth It là một nền tảng truyền thông gắn liền với thương hiệu cũng
không được khai thác đúng cách để thích hợp với người phụ nữ Việt.

Trong hồn cảnh đó, L’Oréal Paris cần phải cập nhật lại hình ảnh thương hiệu của
mình để trở nên phù hợp với thị trường Việt. Vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2021
thương hiệu này đã cho ra một chiến dịch “Chính nữ - Vì bạn xứng đáng” thương hiệu
này đã triển khai để nhằm phục vụ cho mục tiêu trên [3].

L’Oréal tại Châu Âu


L'Oréal có một sự hiện diện mạnh mẽ trong các quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp
(nơi có trụ sở chính của công ty), Đức, Anh, Ý, và Tây Ban Nha. Châu Âu là một thị
trường quan trọng với nền công nghiệp mỹ phẩm phát triển và người tiêu dùng quan

tâm đặc biệt đến làm đẹp và chăm sóc cá nhân.

L’Oréal tại Bắc Mỹ

L'Oréal có một sự hiện diện mạnh mẽ trong các quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp
(nơi có trụ sở chính của cơng ty), Đức, Anh, Ý, và Tây Ban Nha. Châu Âu là một thị
trường quan trọng với nền công nghiệp mỹ phẩm phát triển và người tiêu dùng quan

tâm đặc biệt đến làm đẹp và chăm sóc cá nhân.

L’Oréal tại Châu Á

L'Oréal có chiến lược mở rộng mạnh mẽ ở các thị trường Châu Á, bao gồm Trung
Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Với sự gia tăng thu

10

nhập và tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Châu Á ngày càng quan tâm đến các sản
phẩm làm đẹp cao cấp.

1.4 Vấn đề của doanh nghiệp

Cạnh tranh trong ngành: Ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp là một mơi
trường cạnh tranh mạnh mẽ. Có nhiều công ty lớn và nhỏ cùng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, đặt ra áp lực lớn đối với L'Oréal để duy trì và mở rộng thị phần của
mình.


Thay đổi xu hướng và yêu cầu của khách hàng: Xu hướng làm đẹp thường xuyên
thay đổi, và L'Oréal phải liên tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đáp ứng
nhanh chóng với sự thay đổi trong sở thích và yêu cầu của khách hàng.

Vấn đề liên quan đến bền vững: Ngành công nghiệp mỹ phẩm ngày càng phải
đối mặt với áp lực từ khách hàng và cộng đồng quốc tế để thực hiện các chiến lược
và thực hành bền vững. Điều này bao gồm cả việc sử dụng nguyên liệu bền vững,
giảm lượng rác thải, và hạn chế ảnh hưởng đối với môi trường.

Tác động của đại dịch: Các đại dịch như COVID-19 có thể tác động mạnh mẽ đến
chuỗi cung ứng, sản xuất, và tiêu thụ. L'Oréal cần phải thích nghi với tình hình biến
động nhanh chóng và tìm ra cách duy trì hoạt động kinh doanh trong bối cảnh khó
khăn.

Thách thức từ kênh phân phối trực tuyến: Sự gia tăng mua sắm trực tuyến có
thể tạo ra thách thức đối với các kênh phân phối truyền thống của L'Oréal, như cửa
hàng bán lẻ truyền thống. Công ty cần phải phát triển chiến lược phân phối trực tuyến
mạnh mẽ để duy trì và mở rộng doanh số bán hàng.

Biến động tỷ giá: L'Oréal có mặt trên nhiều thị trường tồn cầu và biến động tỷ
giá có thể ảnh hưởng đến giá cả và lợi nhuận của công ty.

11

1.4.1 Tình hình kinh doanh
Lợi nhuận của L'Oréal đã tăng 1,22 tỷ USD vào năm 2022, bất chấp lạm phát và
lệnh phong tỏa do virus Corona ở Trung Quốc.

Vào tháng 2 năm 2023, Tập đoàn L'Oréal báo cáo rằng cả doanh thu và lợi nhuận

đều tăng trưởng. Theo hồ sơ của L'Oréal, doanh thu của tập đoàn đã tăng 18,5% lên
41,1 tỷ USD vào năm ngoái, L'Oreal cũng tăng 24,1% (khoảng 1,22 tỷ USD) lên 6,26
tỷ USD về lợi nhuận [1]. Những con số này đã giúp L'Oréal trở thành một trong những
công ty hàng đầu trên thị trường làm đẹp toàn cầu, bất chấp lạm phát và lệnh phong
tỏa do virus Corona ở Trung Quốc. Ông Nicolas Hieronimus, Giám đốc điều hành
L'Oréal cho biết Tập đoàn đã đạt được kết quả ấn tượng trong năm 2022 và khẳng
định vị thế là một trong các thương hiệu làm đẹp số một trên thế giới. Thành tựu này
có được là nhờ sự lãnh đạo đổi mới và việc tung ra các thương hiệu thu hút người tiêu
dùng. Ngồi ra, L'Oréal cịn đẩy mạnh các hoạt động thương mại và cam kết vì sự
phát triển không ngừng của thương hiệu.

Laurent & Giorgio Armani thuộc L'Oréal là hai thương hiệu dẫn đầu về doanh thu
của tập đoàn L'Oréal với mức tăng trưởng 18,6% ở dòng sản phẩm nước hoa. Garnier,
Maybelline và các thương hiệu hàng tiêu dùng khác cũng đóng góp 15,31 tỷ USD vào
doanh thu [1].

Tại thị trường Trung Quốc, doanh số bán hàng trực tuyến đã giúp L'Oréal tiếp tục
tăng trưởng 5-6%. Tuy nhiên, thị trường sản phẩm làm đẹp nói chung trong nước đã
giảm 6%. Theo hồ sơ của L'Oréal, 6 thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của công ty đều
nằm trong top 20 thương hiệu dẫn đầu tại thị trường khổng lồ này.

Ông Hieronimus nhấn mạnh: "Thị phần của L'Oréal Luxury trên thị trường mỹ
phẩm vượt quá 30%. Điều này giúp chúng tôi được hưởng lợi từ sự phục hồi của thị
trường" [2].

12

L'Oréal đã ghi nhận, 6 thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của hãng đều lọt top 20 những
thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực này.


Bảng 1. Bảng thống kê tình hình kinh doanh của L’Oréal năm 2022 – 2023

(Nguồn: L’Oréal (OREP) tóm tắt tài chính 2023)
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/4, cổ phiếu L'Oréal SA được giao dịch ở
mức giá 462.715 USD, tương đương tốc độ tăng trưởng 24,78% từ đầu năm 2023 đến
nay. Cổ phiếu OR đã duy trì mức tăng trưởng vững chắc 119,79% trong 12 tháng qua.
Trong 52 tuần qua, cổ phiếu của công ty mỹ phẩm Pháp này đã giao dịch ở mức thấp
nhất là 328,95 USD và cao nhất là 465,48 USD. Cổ phiếu OR có tỷ lệ giá trên thu
nhập là 39,63 và tỷ suất cổ tức là 1,43%. Tập đồn L'Oréal là một trong những cơng
ty mỹ phẩm lớn nhất thế giới. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2021, tốc độ tăng trưởng
kép doanh thu (CAGR) hàng năm của L'Oreal là 4,7% và thu nhập trên mỗi cổ phiếu
(EPS) tăng 7,4%. Năm 2020, L'Oréal thoát ra khỏi thời kỳ suy thối kinh tế nhờ nguồn
tài chính sẵn có và khả năng lãnh đạo của công ty. [1]
Đại diện L'Oréal cho biết tập đồn có thể duy trì tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhiều so
với hầu hết các đối thủ nhờ lợi thế kinh tế nhờ quy mơ. Các nhà phân tích kỳ vọng
doanh thu của L'Oréal sẽ tăng thêm 6% vào năm 2023. Những dự báo chắc chắn này
cho thấy công ty sẽ tiếp tục phát triển ngay cả khi thị trường rơi vào tình trạng suy
thối tồn cầu.
Ở Việt Nam:

13

Lãnh đạo L’Oréal cho biết, tuy doanh thu sản phẩm L’Oréal chỉ tăng trưởng 7-
8%/năm ở một số thị trường khác nhưng tại Việt Nam, có thời điểm tăng trưởng doanh
thu lên tới 17%/năm. Điều đó cho thấy nhu cầu về mỹ phẩm ở Việt Nam đang rất lớn.

1.4.2 Bí quyết thành cơng của L’Oréal
Tính đột phá: Thương hiệu lớn được hình thành nhờ sự đột phá chứ khơng phải
từ quảng cáo.
Tính độc nhất: L’Oréal sử dụng nhiều nhãn hiệu khác nhau để thu hút các thị

trường khác nhau. Khơng như các thương hiệu tồn cầu khác, L’Oréal khơng có ý
định tạo dựng một đế chế chỉ có một hình ảnh.
Tính đặc trưng: Với việc nhiều thương hiệu nhắm tới nhiều thị trường khác nhau,
L’Oréal khơng ngần ngại phóng đại cá tính thương hiệu của mình, trong khi những
thương hiệu khác lo ngại việc ảnh hưởng đến các sản phẩm trụ cột của thương hiệu.
Tính củng cố: L’Oréal khơng tung ra các thương hiệu mới chỉ vì mục đích đó, họ
chỉ đầu tư vào những thương hiệu đã được thiết lập hoặc chấp nhận bởi các thị trường
được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Quốc tịch: Nhiều thương hiệu cố tình giấu quốc tịch vì sợ mất lợi thế sản phẩm ở
một số thị trường nước ngoài. Mặt khác, L’Oréal sẵn sàng thể hiện nét đặc trưng của
đất nước hoặc khu vực đằng sau tên thương hiệu của mình, chẳng hạn như Maybelline
New York hay L’Oréal Paris. (Trích trong cuốn sách "Bí quyết thành công của 100
thương hiệu nổi tiếng thế giới" do Công ty First News phát hành).

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1 Nghiên cứu thị trường
Dữ liệu Sơ cấp:

14

Bảng 2. Khảo sát dòng serum mà người tiêu dùng ưa chuộng tại quận 10,
TP.HCM

(Nguồn: Khảo sát về nhu cầu sử dụng serum trong skincare [1.1])
Số liệu khảo sát trên được lấy từ form khảo sát người tiêu dùng độ tuổi từ 18-35
(sinh viên và nhân viên văn phịng), giới tính nữ tại khu vực Q.10 Tp. Hồ Chí Minh.
Thời gian khảo sát từ ngày 26/09/2023-26/10/2023. Số lượng tham gia khảo sát là 100
người. Từ khảo sát trên cho thấy có 91,7% người tiêu dùng quan tâm đến chức năng
cấp ẩm, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các chức năng. Đồng thời sản phẩm Serum L’Oréal
Hyaluronic Acid Cấp Ẩm Sáng Da 30ml Revitalift Hyaluronic Acid 1.5% có chức

năng chính là dưỡng ẩm cũng được người tiêu dùng ưa chuộng yêu thích, chiếm đến
100% trong 5 sản phẩm khảo sát.
Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu có sẵn (có sẵn thống kê trên các trang web)
Theo thống kê của các trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada và Tiki), dòng
serum được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay là serum dưỡng ẩm, serum trị mụn,
serum chống lão hóa và serum làm trắng da.

15


×