Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ÔN TẬP: Quản lý dự án (tự luận) HaUI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.74 KB, 12 trang )

ÔN TẬP QUẢN LÝ DỰ ÁN

Chương 1: Tổng quan chung về dự án

1.1. Những đặc trưng cơ bản của 1 dự án

- có mục đích, kết quả xác định
- có chu kì phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn
- sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo
- liên quan đến nhiều bên, tương tác giữa bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án
- mơi trường hoạt động “va chạm”
- tính bất tiện và độ rủi ro cao

1.2. Thế nào là quản lý dự án? Mục tiêu của quản lý dự án?

Khái niệm:
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình
phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng hạn, trong phạm vi ngân sách
được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm dịch vụ bằng
những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

Mục tiêu:
Mục tiêu cơ bản của các dự án thể hiện ở chỗ các cơng việc phải được hồn thành theo u cầu
và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự
án không thay đổi.

C= f ( P, T, S )
Trong đó :
C : Chi phí.
P : Hồn thành cơng việc ( kết quả )
T : Yếu tố thời gian.


S : Phạm vi dự án.

 Phương trình cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: hồn thành cơng việc, thời gian
và phạm vi dự án. Nói chung chi phí của dự án tăng lên nếu chất lượng hồn thiện cơng
việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và phạm vi dự án được mở rộng. Ba yếu tố: thời gian,
chi phí, hồn thiện cơng việc là mục tiêu cơ bản của quản lý dự án và giữa chúng lại có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không đơn thuần là hoàn thành kết quả mà thời gian cũng
như chi phí để đạt kết quả đó đều là những yếu tố không kém phần quan trọng.

1

1.3. Đặc điểm của 3 giai đoạn hình thành dự án: Nghiên cứu cơ hội đầu tư,
nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi

1:Nghiên cứu cơ hội đầu tư:
Mục tiêu: Xác định xem ý tưởng dự án có khả năng thành cơng hay khơng và có đáng đầu tư
khơng.
Kết quả cần đạt được: Hiểu rõ về thị trường, cơ hội và thách thức, xác định rõ mục tiêu kinh
doanh và các yếu tố chiến lược.
Nội dung chính: Phân tích thị trường, nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh, pháp lý, xã hội và các
yếu tố môi trường khác.
2: Nghiên cứu tiền khả thi:
Mục tiêu: Tiếp tục từ giai đoạn trước, làm rõ và chi tiết hóa các khía cạnh quan trọng của dự án.
Kết quả cần đạt được: Xác định tính khả thi cụ thể của dự án, xác định các vấn đề cần giải quyết,
xác định nguồn lực cần thiết.
Nội dung chính: Chi tiết hóa các thơng tin về chi phí, doanh thu, kỹ thuật, quản lý, và tài chính.
3: Nghiên cứu khả thi:
Mục tiêu: Tạo ra một bản lược khả thi, đưa ra quyết định cuối cùng về việc triển khai dự án hay
không.
Kết quả cần đạt được: Đưa ra quyết định cuối cùng về khả thi của dự án, tạo ra cơ sở cho việc

đầu tư chi tiết hơn.
Nội dung chính: Cung cấp các thơng tin chi tiết hơn về chi phí và lợi ích, phân tích rủi ro và cơ
hội, xác định kế hoạch thực hiện dự án.

1.4. Nội dung phân tích dự án: Cơ sở pháp lý, điều kiện thực tế, sản phẩm, thị
trường đầu ra, thị trường đầu vào, công nghệ-kỹ thuật sử dụng, tình hình tài
chính…

2

1.5. Các mơ hình quản lý dự án: 5 mơ hình, sơ đồ mơ hình, đặc điểm, ưu-
nhược điểm

1: mơ hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:

- đặc điểm: phù hợp vơi các dự án có quy mơ nhỏ, kỹ thuật đơn giản, phù hợp vs chuyên
môn và kinh nghiệm của chủ đầu tư
phương án 1: chủ đầu tư có thể tự thực hiện dự án
phương án 2: chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án để thực hiện dự án, mọi hoạt động
của ban quản lý đều thực hiện dưới sự ủy quyền của chủ đầu tư.

- Ưu điểm: tiết kiệm chi phí,thơng tin đến chủ đầu tư nhanh nhất
- nhược điểm: không phù hợp với dự án quy mơ lớn, có tính chất kỹ thuật phức tạp.
2: Mơ hình chủ nhiệm điều hành dự án

3

- đặc điểm:

+Áp dụng cho các dự án có quy mơ lớn, tính chất phức tạp


+chủ đầu tư giao cho ban quản lý chuyên ngành hoặc thuê 1 tổ chức tư vấn quản lý có đủ năng
lực, chuyên môn, phù hợp với dự án làm chủ nhiệm điều hành dự án

+mọi quyết định của chủ đầu tư liên quan đến việc thực hiện dự án đều phải triển khai thông qua
chủ nhiệm điều hành dự án

+chủ nhiệm điều hành dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về tồn bộ q trình thực hiện dự
án

- ưu điểm:

+chun mơn hóa về chun mơn nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý

+phân tán rủi do cho chủ đầu tư

+chất lượng dự án được nâng cao

- nhược điểm:

+khơng có phản ứng linh hoạt trước thay đổi( do luồng thông tin từ dự án tới chủ đầu tư kéo dài)

+thời gian thực hiện kéo dài

+thất thốt lãng phí

3: Mơ hình chìa khóa trao tay:

- đặc điểm:
+chủ đầu tư tổ chức đấu thầu để chọn tổng thầu thực hiện dự án

+tổng thầu chịu trách nhiệm tồn bộ q trình thực hiện dự án
+tổng thầu được phép thuê nhà thầu phụ

4

- ưu điểm:
+ Linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ. Phịng chức năng có dự án đặt vào chỉ quản lý hành chính
và tạm thời một số mặt đối với các chuyên viên tham gia quản lý dự án đầu tư. Họ sẽ trở về vị trí
cũ của mình tại các phịng chun mơn khi kết thúc dự án
+ Một người có thể tham gia vào nhiều dự án để sử dụng tối đa, hiệu quả vốn, kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm của các chuyên viên

- nhược điểm: Đây là cách tổ chức quản lý không theo yêu cầu của khách hàng. Vì dự án
được đặt dưới sự quản lý của một phịng chức năng nên phịng này thường có xu hướng quan tâm
nhiều hơn đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính của nó mà khơng tập trung nhiều nỗ lực vào việc
giải quyết thỏa đáng các vấn đề của dự án. Tình trạng cũng diễn ra đối với các phịng chức năng
khác cùng thực hiện dự án. Do đó dự án không nhận được sự ưu tiên cần thiết, không đủ nguồn
lực để hoạt động hoặc bị coi nhẹ.
4: Mô hình tổ chức quản lý theo chức năng.

- Đặc điểm:
dự án được đặt vào một phòng chức năng nào đó trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
thành viên quản lý dự án được điều động tạm thời từ các phòng chức năng khác nhau dến
và họ vẫn thuộc quyền quản lý của phòng chức năng đảm nhận thêm công việc từ dự án.

- Ưu điểm:
+Linh hoạt trong việc sử dụng nhân lực
+Một cá nhân có thể tham gia vào nhiều dự án để sử dụng tối đa kiến thức chuyên môn
của mình


- Nhược điểm:
+Cách thức tổ chức quản lý không theo yêu cầu của khách hàng

5

+Có xu hướng ưu tiên cơng việc của phịng chức năng hơn là cơng việc của dự án
5: Mơ hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án

- Đặc điểm: thành viên bản quản lý dự án tách biệt hoàn tồn vs phịng chức năng chun

mơn, thực hiện quản lý, điều hành dự án theo yêu cầu được giao

- Ưu điểm:

+đây là hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu của khách hàng nên có thể phản ứng nhanh
trước yêu cầu của thị trường

+Nhà quản lý dự án có đầy đủ quyền lực hơn đối với dự án

+Các thành viên trong ban quản lý dự án chịu sự điều hành trực tiếp của chủ nhiệm dự án, chứ
không phải những người đứng đầu các bộ phận điều hành.

+Do sự tách khỏi các phòng chức năng nên đường thông tin sẽ được rút ngắn, hiệu quả thông tin
sẽ cao hơn.

- Nhược điểm:

+Khi thực hiện đồng thời nhiều dự án ở những địa bàn khác nhau phải đảm bảo đủ số lượng cán
bộ cần thiết cho từng dự án thì có thể dẫn đến tình trạng lãng phí nhân lực


+Do u cầu phải hồn thành tốt mục tiêu về thời gian, chi phí của dự án nên các ban quản lý dự
án có xu hướng tuyển hoặc thuê các chuyên gia giỏi trong tững lĩnh vực vì nhu cầu dự phòng hơn
là do nhu cầu thực cho hoạt động quản lý dự án.

6

1.6. Chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất cần có của chủ nhiệm điều hành dự án,
giám đốc dự án

Chức Năng:
+ Đảm bảo rằng dự án đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức.
+ Giám sát các dự án để đảm bảo tính thống nhất và hiệu suất tồn diện.
+ Xác định và quản lý nguồn lực chiến lược cho các dự án.
+ Báo cáo và cung cấp thông tin chiến lược cho ban lãnh đạo.

Nhiệm Vụ:
+ Xây dựng chiến lược tổng thể cho quản lý dự án.
+ Hỗ trợ chủ nhiệm điều hành dự án và đảm bảo rằng dự án thích hợp với chiến lược tổng thể
của tổ chức.
+ Quản lý tài chính và nguồn lực chiến lược cho các dự án.
+ Xác định cơ hội mới và thách thức chiến lược.

Phẩm Chất Cần Có:
+ Chiến lược: Khả năng tạo ra và triển khai chiến lược dự án chiến lược.
+ Quản lý nguồn lực: Hiểu rõ và có khả năng quản lý nguồn lực toàn diện.
+ Liên kết và giao tiếp chiến lược: Kỹ năng giao tiếp và liên kết mạnh mẽ để tương tác với các
bên liên quan chiến lược.
+ Lãnh đạo chiến lược: Có khả năng lãnh đạo và tạo ra động lực trong việc thực hiện chiến lược
của tổ chức.


Chương 2: Quản lý thời gian, tiến độ và phân phối nguồn lực cho dự án
2.1. Khái niệm: Quản lý tiến độ dự án

Quản lý tiến độ dự án là các quá trình tiến hành để đảm bảo hoàn thành dự án đúng thời hạn bao
gồm lập kế hoạch tiến độ dự án, theo dõi tiến độ thực hiện dự án, so sánh tiến độ thực tế với tiến
độ kế hoạch và tiến hành các hoạt động điều chỉnh cần thiết để đảm bảo hoàn thành dự án theo
đúng kế hoạch ban đầu hoặc theo kế hoạch đã điều chỉnh.

2.2. Phân tách công việc (WBS)

Phân tách công việc (WBS) là một phương pháp tổ chức và hiển thị các gói cơng việc trong một
dự án. WBS giúp phân chia dự án thành các phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn và giúp quản lý dự án
theo dõi và kiểm sốt tiến độ cơng việc một cách hiệu quả.

7

2.3. Biểu đồ Gantt: Cấu trúc, tác dụng, hạn chế, cách vẽ

Cấu Trúc:
+ Cột dọc trình bày cơng việc. Thời gian thực hiện từng cơng việc được trình bày
trên trục hồnh.
+ Mỗi đoạn thằng thể hiện một cơng việc. Độ dài đoạn thẳng là độ dài của cơng
việc đó. Vị trí của đoạn thẳng thể hiện quan hệ thứ tự trước sau giữa các công việc.
Tác dụng:
+ Phương pháp biểu đồ GANTT dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế của từng nhiệm vụ
cũng như tình hình chung của tồn bộ dự án
+ Dễ xây dựng, do đó, nó được sử dụng khá phổ biến.
+ Thông qua biểu đồ có thể thấy được tình hình nhanh chậm của các cơng việc, và tính
liên tục của chúng. Trên cơ sở đó có biện pháp đẩy nhanh tiến trình, tái sắp xếp lại cơng
việc để đảm bảo tính liên tục và tái phân phối lại nguồn lực cho từng công việc nhằm đảm

bảo tính hợp lý.
+ Biểu đồ thường có một số ký hiệu riêng để nhấn mạnh những vấn đề liên quan đặc biệt
đến công việc.
Hạn chế:
Đối với những dự án phức tạp gồm hàng trăm công việc cần phải thực hiện thì biểu đồ
GANTT khơng thể chỉ ra đủ sự tương tác và mối quan hệ giữa các loại công việc. Trong
nhiều trường hợp nếu phải điều chỉnh lại biểu đồ thì việc thực hiện rất khó khăn phức tạp.
Khó nhận biết cơng việc nào tiếp theo cơng việc nào khi biểu đồ phản ánh quá nhiều công
việc liên tiếp nhau.
Cách Vẽ Biểu Đồ Gantt:

1) Xác định Công Việc: Liệt kê các công việc cần thực hiện trong dự án.
2) Xác Định Thời Gian: Ước tính thời gian cần thiết cho mỗi công việc.
3) Liên Kết Công Việc: Xác định mối quan hệ giữa các công việc (phụ thuộc và đồng thời).
4) Tạo Biểu Đồ Gantt: Sử dụng phần mềm quản lý dự án hoặc công cụ trực tuyến để tạo

biểu đồ Gantt.
5) Cập Nhật và Theo Dõi: Liên tục cập nhật và theo dõi tiến độ của công việc trong biểu đồ

Gantt.

8

Chương 3: Quản lý chi phí dự án và quản lý chất lượng dự án

3.1. Dự toán ngân sách

Theo nghĩa rộng:
Dự toán ngân sách dự án bao gồm cả việc xây dựng cơ cấu phân tách công việc và việc xác định
xem cần dùng những nguồn lực vật chất nào (nhân lực, thiết bị, nguyên liệu) và mỗi nguồn cần

bao nhiêu để thực hiện từng công việc của dự án.

Theo nghĩa hẹp:
Dự toán ngân sách dự án là kế hoạch phân phối nguồn quỹ cho các hoạt động dự án nhằm đảm
bảo thực hiện tốt các mục tiêu chi phí, chất lượng và tiến độ của dự án

Phương pháp lập dự toán:
1. Phương pháp dự toán ngân sách từ cao xuống thấp:

- Quy Trình:
1) Bắt đầu với ước lượng tổng chi phí của dự án.
2) Phân chia chi phí tổng thành các phần nhỏ hơn và ước lượng chi phí của từng phần.

- Ưu điểm: tổng ngân sách được dự tốn phù hợp với tình hình chung của đơn vị và với
yêu cầu của dự án. Ngân sách đó đã được xem xét trong mối tương quan chung.

- Nhược điểm của phương pháp:
Từ ngân sách dài hạn chuyển thành nhiều ngân sách ngắn hạn cho các dự án, các bộ phận
chức năng, địi hỏi phải có sự kết hợp các loại ngân sách này để đạt được một kế hoạch
ngân sách chung hiệu quả là một công việc không dễ dàng. Có sự “cạnh tranh” giữa các
nhà quản lý dự án với các nhà quản lý chức năng về lượng ngân sách được cấp và thời
điểm được nhận. Phương pháp dự toán ngân sách này cản trở sự phối hợp nhịp nhàng
giữa các nhà quản lý dự án với quản lý chức năng trong đơn vị

2. Phương pháp dự toán từ thấp lên cao:

- Quy Trình:

1) Bắt đầu từ các công việc nhỏ, chi tiết.
2) Tổng hợp chi phí của từng cơng việc để có tổng chi phí dự tốn.

- Ưu điểm: Những người lập ngân sách là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các

cơng việc nên họ dự tính khá chính xác về nguồn lực và chi phí cần thiết. Phương pháp
dự toán này là biện pháp đào tạo các nhà quản lý cấp thấp trong việc dự toán ngân sách.
- Nhược điểm: Ngân sách phát triển theo từng nhiệm vụ nên cần phải có danh mục đầy đủ
các công việc của dự án. Trong thực tế điều này khó có thể đạt được. Các nhà quản lý cấp
cao khơng có nhiều cơ hội kiểm sốt q trình lập ngân sách của cấp dưới

3. Phương pháp kết hợp:

- Ưu điểm: Ngân sách được hình thành với sự tham gia của nhiều cấp quản lý, do đó, tạo
cơ hội tốt cho các bộ phận phát huy tính sáng tạo chủ động của đơn vị.

- Nhược điểm: Q trình lập dự tốn kéo dài và tốn nhiều thời gian. Mặc dù có thêm thông
tin cho cấp dưới lập kế hoạch ngân sách của đơn vị mình nhưng họ vẫn có xu hướng dự

9

toán cao hơn

3.2. Quản lý chi phí

Kế hoạch chi phí cực tiểu là phương pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện những cơng việc lựa chọn,
sao cho chi phí tăng thêm cực tiểu, do đó, giảm tổng chi phí và rút ngắn hợp lý độ dài thời gian
thực hiện dự án.

3.3. Quản lý chất lượng của dự án

Quan điểm về chất lượng: Nhà sản xuất, tiêu dùng
- Từ góc độ nhà sản xuất có thể xem: chất lượng là mức độ hoàn thiện của sản phẩm (dự

án) so với các tiêu chuẩn thiết kế được duyệt. Như vậy, trong khu vực sản xuất, một dung
sai của các chỉ tiêu được định rõ để đánh giá mức độ hoàn thành chất lượng. Trong khu
vực dịch vụ, chất lượng được xác định chủ yếu thông qua một số chỉ tiêu gián tiếp
- Theo quan điểm của người tiêu dùng: chất lượng là tổng thể các đặc tính của một thực
thể, phù hợp với việc sử dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hay chất lượng là giá trị mà
khách hàng nhận được, là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Các công cụ quản lý chất lượng:
1. Lưu đồ quá trình
- Phản ánh q trình thực hiện các cơng việc và cả dự án, là cơ sở để phân tích, đánh giá
quá trình thực hiện và tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm,
dịch vụ
- Nguyên tắc:
+ Huy động mọi người có liên quan vào việc thiết lập lưu đồ: thành viên ban qlda, khách
hàng, người giám sát
+ Mọi dữ liệu thơng tin hiện có phải thơng báo cho mọi thành viên
+ Bố trí đủ thời gian để xây dựng lưu đồ

2. Biểu đồ hình xương cá (biểu đồ nhân quả)
- Là biểu đồ chỉ ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến 1 kết quả nào đó
- Phương pháp xây dựng:

10

+ Bước 1: chọn 1 chỉ tiêu chất lượng cần phân tích làm chỉ tiêu kết quả
+ Bước 2: xác định các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu kết quả đó
+ Bước 3: xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu chí trên
Trong quản lý chất lượng, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động chất lượng, nhưng
chủ yếu có thể chia thành 6 nhóm gồm: yếu tố con người, máy móc, nguyên vật liệu, phương
pháp tiến hành, biện pháp đo lường, nhân tố mơi trường.


3. Biểu đồ Parento
Là biểu đồ hình cột thể hiện bằng hình ảnh những nguyên nhân kém chất lượng, phản ánh những
yếu tố làm cho chất lượng không đạt yêu cầu trong một thời kỳ nhất định. Về cấu trúc, trục
ngang của biểu đồ phản ánh nguyên nhân, trục dọc trình bày tỷ lệ phần trăm của nguyên nhân
kém chất lượng. Chiều cao các cột giảm dần phù hợp trật tự giảm dần tầm quan trọng của các
nguyên nhân.
4.Biểu đồ kiểm soát thực hiện
- Là phương pháp đồ họa theo thời gian về kết quả của một quá trình thực hiện cơng việc, là sự
kết hợp giữa đồ thị và các đường giới hạn kiểm soát để xác định xem một q trình có nằm trong
tầm kiểm sốt hay khơng, trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp điều chỉnh. Biểu đồ thường
dùng để giám sát các hoạt động có tính chất lặp, giám sát các biến động về chi phí và tiến độ thời
gian.
- Có hai loại biểu đồ kiểm soát là biểu đồ kiểm soát định tính và biểu đồ kiểm sốt định lượng.

11

5. Biểu đồ phân bố mật độ
- Là một công cụ quan trọng để tổng hợp, phân tích và thể hiện số liệu thống kê. Số liệu thống kê
thu thập được thường rất nhiều, chưa cho thấy tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Do vậy
cần phải tiến hành phân loại chúng. Biểu đồ phân bố mật độ là một phương pháp phân loại, biểu
diễn số liệu theo các nhóm. Nhìn vào biểu đồ dễ nhận thấy hình dạng của tập hợp số liệu, cho
phép đánh giá số liệu theo những tiêu chuẩn xác định.
- Để xây dựng biểu đồ phân bố mật độ thực hiện theo các bước sau:
+ Thu thập các số liệu thống kê liên quan đến chỉ tiêu chất lượng cần nghiên cứu.
+ Xác định biên độ số liệu (giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất), phân bổ tổng thể thống kê thành
một số tổ hợp nhất định, khoảng cách tổ hợp tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, có thể nhiều
hoặc ít tổ hợp nhưng khơng nên q nhiều và q ít tổ hợp.
+ Xác định tần số xuất hiện các giá trị của các tổ hợp


12


×