Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP TUẦN, THÁNG VÀ LỚN QUY ĐỊNH CHUNG, TÀI SẢN, THỪA KẾ ĐIỂM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP TUẦN, THÁNG và LỚN

QUY ĐỊNH CHUNG, TÀI SẢN,
THỪA KẾ

*****************************************

Năm học 2022-2023

YÊU CẦU và ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP (Dân sự Phần I)

************************************

Yêu cầu trước buổi thảo luận. Đối với mỗi vấn đề pháp lý được gợi ý trong tài liệu thảo
luận, sinh viên chuẩn bị ở nhà và nghiên cứu vấn đề từ các góc độ sau đây:

1) Với mục tiêu là phải hiểu tốt quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam nên
sinh viên phải trả lời được câu hỏi: Nhìn từ góc độ văn bản thì vấn đề nêu trên được giải
quyết như thế nào? Để có câu trả lời thì sinh viên phải đọc BLDS và văn bản hướng dẫn.
Lưu ý là vấn đề được thảo luận thường là những vấn đề mà văn bản không rõ ràng, không
đầy đủ hoặc có bất cập.

2) Với mục tiêu là phải có kiến thức thực tiễn về lĩnh vực mà mình học nên sinh
viên phải trả lời được câu hỏi: Nhìn từ góc độ thực tiễn thì vấn đề nêu trên được giải
quyết như thế nào? Để có câu trả lời, sinh viên phải đọc những bản án, quyết định, cơng
văn của Tịa án (hay tài liệu khác tương đương).

3) Với mục tiêu là phải có kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực mà mình đã học nên
sinh viên phải trả lời được câu hỏi: Vấn đề nêu trên được các học giả kiến nghị giải quyết


như thế nào nhằm hoàn thiện pháp luật? Để có câu trả lời, sinh viên phải đọc bài viết hay
sách của các tác giả và xem lại bài giảng của giáo viên (giáo viên có thể trình bày quan
điểm của các tác giả khi thuyết giảng).

4) Với mục tiêu là phải có tư duy phản biện nên sinh viên phải trả lời được câu
hỏi: Theo quan điểm cá nhân của sinh viên, vấn đề nêu trên nên được giải quyết như thế
nào là thuyết phục nhất? Luật là một ngành khoa học khó. Do đó, trước khi đưa ra chính
kiến cá nhân, sinh viên (tương lai là luật gia) nên suy nghĩ kỹ, đọc nhiều tài liệu liên
quan.

5) Trong điều kiện có thể, sinh viên nên biết ở nước ngồi vấn đề đó được giải
quyết như thế nào? Để có câu trả lời, sinh viên có thể tham khảo trực tiếp tài liệu nước
ngồi hoặc đọc các tài liệu bằng tiếng Việt có đề cập đến pháp luật nước ngồi (trong đó
có bài giảng của giáo viên).

Yêu cầu tại buổi thảo luận. Với mục đích là sinh viên phải có kỹ năng tự nghiên cứu
nên trước khi bắt đầu buổi thảo luận, sinh viên phải nộp cho giảng viên kết quả làm việc
ở nhà theo những chủ đề đã được gợi ý.

Với mục đích là sinh viên phải có kỹ năng thuyết trình một vấn đề pháp lý và
phát triển tư duy phản biện nên trong buổi thảo luận sẽ có sinh viên (hay nhóm sinh viên)
trình bày kết quả đã chuẩn bị, sinh viên khác phản biện và giảng viên kết luận.

Ngoài ra, tùy theo từng buổi thảo luận, cịn có các u cầu khác căn cứ vào mục
đích mà giảng viên đặt ra cho sinh viên.

Lưu ý: Trong tập tài liệu phục vụ thảo luận chỉ có những bản án, quyết định Tịa án. Đối
với những tài liệu khác như văn bản, án lệ, các bài viết liên quan, sinh viên tự tìm để
nghiên cứu và đọc trước khi tham gia buổi thảo luận.


“Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Những điều chúng ta
không biết là cả một đại dương”
**************************

Buổi thảo luận thứ nhất: Chủ thể của pháp luật dân sự

Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà

I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến năng lực của cá
nhân bị, tư cách pháp nhân, mối quan hệ giữa pháp nhân và các thành viên đối với
nghĩa vụ phải thực hiện cho người thứ ba;

- Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận
thứ nhất được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);

- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản (đánh máy vi tính) để giảng viên
đánh giá;

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm trình bày
bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;

- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý;

- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án, nhất là
đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.


II- Cấu trúc bài tập (03 bài tập)

* Năng lực hành vi dân sự cá nhân

Nghiên cứu
- Điều 22, 23, 24 BLDS 2015 (Điều 22, 23 BLDS 2005); và các quy định khác
có liên quan;
- Quyết định số 52/2020/DS-GĐT ngày 11/9/2020 của Hội đồng thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao; Quyết định số 15/2020/QĐST-DS của Tòa án nhân dân
Quận S, TP. Đà Nẵng.

Đọc:
- Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự của
ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018,
Chương III;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.50 đến 53;
- Đỗ Văn Đại và Nguyễn Thanh Thư, “Vấn đề bảo hộ người mất năng lực hành
vi dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 5/2011 (được cung cấp cùng với đề
cương);
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân
- sự và mất năng lực hành vi dân sự.

- Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

* Về người mất năng lực hành vi dân sự
- Trong quyết định số 52, Toà án nhân dân tối cao đã xác định năng lực


hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào?
- Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục

khơng? Vì sao?
- Theo Tồ án nhân dân tối cao, ai khơng thể là người giám hộ và ai mới có

thể là người giám hộ của ơng Chảng? Hướng của Tồ án nhân dân tối cao
như vậy có thuyết phục khơng, vì sao?
- Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của
người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý).
- Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ
của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông
Chảng được hưởng) khơng? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý
của Toà án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu.

* Về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong

nhận thức, làm chủ hành vi? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong quyết định số 15, Toà án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức,

làm chủ hành vi có thuyết phục khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A là người giám hộ cho bà E

(có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục khơng?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A có quyền đối với tài sản của
bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 BLDS
năm 2015 có thuyết phục khơng? Vì sao?


* Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý

Nghiên cứu:
- Điều 74, Điều 85, Điều 86, Điều 87 BLDS 2015 (Điều 84, 86, 91 và 93 BLDS
2005);
- Bản án số 1117/2012/LĐ-PT ngày 11/9/2012 của Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí
Minh;
- Tình huống: Cơng ty Bắc Sơn có Quyết định số 10/QĐ-BS/2N thành lập Chi
nhánh Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong quy chế hoạt động
của Chi nhánh, Công ty Bắc Sơn có quy định Chi nhánh có chức năng sản
xuất phụ tùng ô tô xe máy; Lắp ráp xe máy mới, sửa chữa và phục chế xe máy
cũ; Đại lý mua bán ký gửi hàng hố. Chi nhánh có quyền lựa chọn khách

hàng, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng, chủ động trong mọi
hoạt động kinh doanh đã đăng ký. Ngoài ra, quy chế còn quy định “chi nhánh
là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập”. Thực
tế, Chi nhánh Công ty Bắc Sơn ký Hợp đồng kinh tế với Công ty Nam Hà
trong đó thỏa thuận bán cho Công ty Nam Hà 6.000 xe gắn máy Trung Quốc
sản xuất với tổng giá trị là 38.100.000.000đồng. Khi có tranh chấp, Cơng ty
Bắc Sơn đã phủ nhận trách nhiệm đối với hợp đồng trên với lý do Chi nhánh
có tư cách pháp nhân.

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự của ĐH
Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018,
Chương IV;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.54 đến 63;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).


Và cho biết:
- Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng
điều kiện).
- Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại diện
của Bộ tài ngun và mơi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào của
Bản án có câu trả lời.
- Trong Bản án số 1117, vì sao Tịa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài
ngun và mơi trường khơng có tư cách pháp nhân?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

- Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự ? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS 2005 và BLDS
2015).

- Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có
ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Cơng ty Nam Hà có ràng buộc
Cơng ty Bắc Sơn khơng? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

* Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Nghiên cứu:
- Điều 87, Điều 93, Điều 94 BLDS 2015 (Điều 93 và 98 BLDS 2005);
- Bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh An
Giang.

Đọc:


- Lê Minh Hùng, Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự của ĐH
Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức -Hội Luật gia Việt Nam 2018
Chương IV;

- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.54 đến 63;

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách
nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân.
- Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Cơng ty Xuyên Á
khơng ? Vì sao ?
- Nghĩa vụ đối với Cơng ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á hay
của bà Hiền ? Vì sao ?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và Tòa cấp
phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Cơng ty Ngọc Bích.
- Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Cơng ty Ngọc Bích khi Cơng ty Xuyên
Á đã bị giải thể ?

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (1 điểm), u cầu
- Viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Khơng có lỗi soạn thảo (khơng có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu
- Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;

- Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được
trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm)
- Bài tập 1: 3 điểm;
- Bài tập 2: 3 điểm;
- Bài tập 3: 2 điểm.

IV- Thời hạn nộp bài

- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ nhất;
- Chế tài: Nhóm khơng nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như khơng nộp bài và

không có điểm đối với buổi thảo luận.

**************************

Buổi thảo luận thứ hai: Giao dịch dân sự

Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến điều kiện để giao
dịch dân sự có hiệu lực và hệ quả pháp lý khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô
hiệu;

- Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập của buổi
thảo luận thứ hai được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh

viên/nhóm);

- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách (vào đầu buổi thảo luận) một bản để giảng
viên đánh giá;

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm trình bày
bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;

- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật và giải quyết một số vấn đề
pháp lý khi văn bản không đầy đủ, khơng hồn thiện hoặc có sự khác nhau giữa
văn bản và thực tiễn;

- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án, nhất là
đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)

* Năng lực pháp luật dân sự của chủ thể trong xác lập giao dịch

Nghiên cứu:
- Điều 117 và Điều 122 BLDS 2015 (Điều 122 và Điều 127 BLDS 2005); Quy định
liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

Đọc:
- Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình Những quy định chung
về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức -Hội Luật gia
Việt Nam 2018, Chương VI;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,

Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.347 đến 450;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Bản án số 26-29;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.

- Đoạn nào của bản án trên cho thấy ơng T và bà H khơng có quyền sở hữu nhà ở
tại Việt Nam?

- Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị
Tòa án tuyên bố vô hiệu?

- Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về
căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu ?

* Giao dịch xác lập bởi người khơng có khả năng nhận thức

Nghiên cứu:
- Điều 22, 117, 122, 125 và 128 BLDS 2015 (Điều 22, 122, 127, 130 và 133 BLDS
2005); Quy định liên quan khác (nếu có);
- Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.

Đọc:
- Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình Những quy định chung
về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức -Hội Luật gia
Việt Nam 2018, Chương VI;

- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.341 đến 343;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Bản án số 34-36;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Từ thời điểm nào ông Hội thực chất khơng cịn khả năng nhận thức và từ thời
điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
- Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông
Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?
- Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vơ hiệu khơng? Vì
sao? Trên cơ sở quy định nào?
- Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hồn cảnh của ơng Hội không và
Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ
việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa
ra hướng xử lý.
- Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ơng Hội thì giao dịch đó có bị
vô hiệu khơng? Vì sao?

* Giao dịch xác lập do có lừa dối

Nghiên cứu:
- Điều 127, Điều 132 BLDS 2015 (Điều 132, Điều 136 BLDS 2005); Quy định liên
quan khác (nếu có);

- Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao; Quyết định số 210/2013/DS-GDDT ngày 21/5/2013 của Tòa dân sự
Tòa án nhân dân tối cao.


Đọc:
- Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình Những quy định chung
về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức -Hội Luật gia
Việt Nam 2018, Chương VI;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.347 đến 450;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Bản án số 40-43, 48-49, 50-51, 133-135;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vơ hiệu do có lừa dối theo BLDS
2005 và BLDS 2015;
- Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một bên cố tình khơng
cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch.
- Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hốn nhượng đã bị tun vơ
hiệu do có lừa dối?
- Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết.
- Hướng giải quyết trên có cịn phù hợp với BLDS năm 2015 khơng? Vì sao?

- Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu
Tịa án tun bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?

- Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vơ hiệu do lừa dối có cịn khơng? Vì sao?

- Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa
dối, Tịa án có cơng nhận hợp đồng khơng? Vì sao?


- Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác khơng nếu áp dụng các quy định tương
ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?

* Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu

Nghiên cứu:
- Điều 131 BLDS 2015 (Điều 134 và 137 BLDS 2005), quy định liên quan khác
(nếu có);
- Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13-8-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao; Quyết định số 75/2012/DS-GDDT ngày 23/02/2012 của Tòa
dân sự Tòa án nhân dân tối cao; Bản án số 133/2017/DSPT ngày 15/5/2017 của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

Đọc:

- Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình Những quy định chung
về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức -Hội Luật gia
Việt Nam 2018, Chương VI;

- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.356 đến 364;

- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Bản án số 110 và tiếp theo;

- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Giao dịch dân sự vơ hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không?

Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vơ hiệu thì Cơng ty Phú Mỹ có
phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công
việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?
- Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện như thế nào?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan
tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng
vô hiệu.
- Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu?
Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế
nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?

- Trong Quyết định số 75, vì sao Tịa dân sự Tịa án nhân dân tối cao xác định hợp
đồng vô hiệu?

- Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp
đồng vô hiệu trong Quyết định trên.

- Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được
bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Trong Bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận giấy chứng nhận
cấp cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có
thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của
giao dịch dân sự vơ hiệu khơng? Vì sao?

III- Tiêu chí đánh giá


*Về hình thức (1 điểm), u cầu
- Viết ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Khơng có lỗi soạn thảo khi đánh máy (khơng có khoảng cách trước dấu chấm, dấu
phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu

- Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần trong

nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Bài tập 1, 3 và 4: 2 điểm/bài tập; Bài tập 2: 3 điểm.

IV- Thời hạn nộp bài
- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ hai;
- Chế tài: Nhóm khơng nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như khơng nộp bài và
khơng có điểm đối với buổi thảo luận.

**************************

Buổi thảo luận thứ ba: Tài sản và Quyền đối với tài sản

Làm việc cá nhân, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà

I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến tài sản, quyền đối
với tài sản;


- Rèn luyện kỹ năng tự làm việc, tự nghiên cứu;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cá nhân. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một sinh

viên trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và sinh viên khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc văn bản pháp luật, khai thác, tìm kiếm tài liệu và giải

quyết một số vấn đề pháp lý;
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích để hiểu, đánh giá một bản án, quyết định của

Tòa án.

II- Cấu trúc bài tập (03 bài tập)

* Khái niệm tài sản

Nghiên cứu:
- Điều 105 và Điều 115 BLDS 2015 (Điều 163, 181 và 322 BLDS 2005); Án lệ số
31/2020/AL và các quy định liên quan khác (nếu có)
- Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh
Hòa, Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long
Hồ tỉnh Vĩnh Long
- Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre;
- Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10-4-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao.

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương I;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,

Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.111 và 112;
- Nguyễn Minh Oanh, “Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí
Luật học số 1/2009, tr.14 và tiếp theo; Đỗ Thành Cơng, “Vai trị của Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”,
in Đỗ Văn Đại (chủ biên), Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền
sử dụng đất, Nxb. Lao động 2012 (được cung cấp cùng đề cương);
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về
giấy tờ có giá.

- Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá khơng? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho
câu trả lời không?
- Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” có là tài sản khơng? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả
lời khơng? Vì sao?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái
niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài);
- Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà có là tài sản khơng? Vì sao?
- Suy của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”.

- Bitcoin là gì?
- Theo Tịa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?
- Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản khơng? Nếu có, nêu hệ thống pháp
luật mà anh/chị biết.

- Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan
hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam.

- Quyền tài sản là gì?
- Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền
tài sản không?
- Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng
quyền thuê, quyền mua là tài sản?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài
sản)?

* Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Nghiên cứu:
- Điều 221 và Điều 236 BLDS 2015 (Điều 170, Điều 185, Điều 186 và Điều 247
BLDS 2005);
- Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao;
- Các quy định liên quan khác (nếu có).

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương II;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.127 đến 133;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã

chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Tòa án?
- Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
- Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
- Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu cơng khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
- Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo khơng cịn là
chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định
này của Tịa án?
- Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền khơng? Vì sao?

* Chuyển rủi ro đối với tài sản

Nghiên cứu:
- Điều 162 và Điều 441 BLDS 2015 (Điều 166, 234, 248 và Điều 440 BLDS
2005);
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương II;
- Tình huống sau: Bà Dung có mua của bà Thủy 01 ghe xoài trị giá 16.476.250
đồng. Tuy nhiên ghe xoài này đã bị hư do cháy chợ sau khi bà Dung nhận hàng và
bà Dung từ chối thanh toán tiền mua với lý do đây là việc rủi ro.

Đọc: Đỗ Văn Đại và Nguyễn Nhật Thanh, “Rủi ro đối với tài sản trong pháp luật Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2015


Và cho biết:
- Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
- Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Bà Dung có phải thanh tốn tiền mua ghe xồi trên khơng? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu
- Viết ngắn gọn; Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Khơng có lỗi soạn thảo (khơng có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu
- Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp và tìm kiếm tài liệu đã
được định hướng;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần trong
nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Bài tập 1: 3 điểm; Bài tập 2: 3 điểm; Bài tập 3: 2 điểm.

IV- Thời hạn nộp bài
- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ ba;
- Chế tài: Sinh viên khơng nộp bài đúng thời hạn thì coi như không nộp bài và
được coi như khơng có điểm đối với buổi thảo luận.

**************************


Buổi thảo luận thứ tư: Bảo vệ quyền sở hữu

Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà

I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến bảo vệ quyền sở
hữu;

- Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận
thứ tư được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);

- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một
nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;

- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý thường gặp trong thực tiễn;

- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của Tòa
án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (03 bài tập)

* Đòi động sản từ người thứ ba

Nghiên cứu:
- Điều 163 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 174, 189, 256, 257, 599 và tiếp theo

BLDS 2005) và các điều luật liên quan khác (nếu có);
- Quyết định số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/05/2006 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại
học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương IV;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.116 đến 120; 144 đến 149;
- Đỗ Thành Cơng, “Quyền địi lại tài sản từ người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp
luật”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 15 tháng 8 năm 2010;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?
- Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu khơng? Vì sao?
- Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của
ông Tài?
- Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hồn cảnh có tranh
chấp trên?
- Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ơng Dịn có căn cứ pháp luật khơng?
Vì sao?

- Thế nào là chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Người như hồn cảnh của ơng Dịn có là người chiếm hữu ngay tình khơng? Vì
sao?
- Thế nào là hợp đồng có đền bù và khơng có đền bù theo quy định về đòi tài sản
trong BLDS?
- Ơng Dịn có được con trâu thơng qua giao dịch có đền bù hay khơng có đền bù?

Vì sao?
- Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngồi ý chí của
ông Tài không?
- Theo Tòa dân sự Tịa án nhân dân tối cao, ơng Tài được địi trâu từ ơng Dịn
không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
- Khi ơng Tài khơng được địi trâu từ ơng Dịn thì pháp luật hiện hành có quy định
nào bảo vệ ông Tài không?
-Khi ơng Tài khơng được địi trâu từ ơng Dịn thì Tịa án đã theo hướng ơng Tài
được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả
lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.

* Đòi bất động sản từ người thứ ba

Nghiên cứu
- Điều 163 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 138, 174, 189, 256, 258 BLDS
2005);
- Quyết định số 07/2018/DS-GĐT ngày 09/05/2018 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao;
- Các điều luật liên quan khác (nếu có).

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại
học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương IV;
- Đỗ Thành Cơng, “Quyền địi lại tài sản từ người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp
luật”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15 tháng 8 năm 2010;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,

Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.112 đến 113 và 144 đến 149;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất có tranh
chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngay tình?
- Theo quy định (trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015), chủ sở hữu bất
động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của họ được chuyển giao cho
người thứ ba ngay tình?

- Để bảo vệ bà X, theo Toà án nhân dân tối cao, Toà án phải xác định trách
nhiệm của bà N như thế nào đối với bà X?

- Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã được quy định trong
BLDS chưa?

- Theo anh/chị, hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao (trong câu hỏi
trên) có thuyết phục khơng? Vì sao?

* Lấn chiếm tài sản liền kề

Nghiên cứu
- Điều 163 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 9, 189, 259, 265 BLDS 2005) và các
điều luật liên quan khác (nếu có).
- Quyết định số 617/2011/DS-GDDT ngày 18/8/2011 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao và Quyết định số 23/2006/DS-GĐT ngày 07-09-2006 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của

Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương IV;
- Đỗ Văn Đại – Lương Văn Lắm, “Xử lý việc lấn chiếm tài sản người khác
trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 (59) 2010;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.149 đến 150;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền
sử dụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là bao nhiêu?
- Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ơng Hòa đã lấn sang đất
(không gian, mặt đất, lịng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà
Nguyên?
- BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lịng đất và khơng gian
thuộc quyền sử dụng của người khác không?
- Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào? Nêu ít nhất
một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
- Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
theo hướng buộc gia đình ơng Hịa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không
gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ơng Trụ, bà Ngun?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.

- Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tịa án khơng buộc ơng Hậu tháo dỡ
nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2)?

- Ơng Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên không?
- Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên thì ơng Hậu

có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi không? Vì sao?


- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến phần
đất ông Tận lấn chiếm và xây nhà trên.

- Theo Tòa án, phần đất ơng Hậu xây dựng khơng phải hồn trả cho ông Trê, bà
Thi được xử lý như thế nào? Đoạn nào của Quyết định số 23 cho câu trả lời?

- Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải quyết như
Quyết định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà không? Nêu
rõ Quyết định mà anh/chị biết.

- Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm
phán trong Quyết định số 23 được bình luận ở đây?

- Đối với phần chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà phụ có diện tích 18,57
m2 trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm có buộc tháo dỡ
không?

- Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà
phụ trên như thế nào?

- Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không
gian ở Việt Nam hiện nay.

- Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 có cịn phù hợp với
BLDS 2015 khơng ? Vì sao ?

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu

- Viết ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo (khơng có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu
- Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;
- Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được
trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Bài tập 1: 3 điểm; Bài tập 2: 3 điểm; Bài tập 3: 2 điểm.

IV- Thời hạn nộp bài

- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ tư;
- Chế tài: Nhóm khơng nộp bài đúng thời hạn, cũng coi như không nộp bài và

không có điểm đối với buổi thảo luận.
**************************

Buổi thảo luận thứ năm: Quy định chung về thừa kế

Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà

I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến các quy định
chung của chế định thừa kế;

- Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận

thứ năm được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);

- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một
nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;

- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý thường gặp trong thực tiễn;

- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của Tòa
án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ;

- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm tài liệu liên quan đến một chủ đề. Do đó, so với bài
tập trước, trong bài tập lần này sinh viên phải tìm kiếm tài liệu theo yêu cầu của
đề cương.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)

* Di sản thừa kế

Nghiên cứu
- Điều 612 BLDS 2015 (Điều 634 BLDS 2005); Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP
của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao và các điều luật liên quan
khác (nếu có);
- Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh
Yên tỉnh Vĩnh Phúc;
- Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.


Đọc:
- Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế
của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương V;
- Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức
2022 (xuất bản lần thứ năm), Bản án số 4-7, 8-10 và 11-13;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.236 đến 237;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Ở pháp luật nước ngồi, di sản có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không?
Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết về chủ đề này.


×