Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM Ý TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: NGỮ VĂN & CTXH
----------
HUỲNH THỊ HỒNG

PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM Ý TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2016

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................2
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ....................................................................3
5.1. Vấn đề nghiên cứu lí thuyết về hàm ý..................................................3
5.2. Vấn đề vận dụng lí thuyết về hàm ý vào nghiên cứu tác phẩm
văn học..........................................................................................................4
5.3. Vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp..........................5
6.1. Đóng góp về mặt lí luận........................................................................5
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn....................................................................6
7. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................6
Phần 2. NỘI DUNG ....................................................................................7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................7
1.1. Lí thuyết về hàm ý................................................................................7


1.1.1. Khái niệm hàm ý ................................................................................7
1.1.2. Khái niệm hàm ý hội thoại ................................................................8
1.1.3. Đặc điểm của hàm ý hội thoại...........................................................9
1.1.4. Phân loại hàm ý ...............................................................................10
1.1.4.1. Hàm ý ngữ nghĩa ..........................................................................10
1.1.4.2. Hàm ý ngữ dụng............................................................................11
1.1.5. Khái niệm tiền giả định ...................................................................11
1.1.6. Các phương thức tạo hàm ý ............................................................12

1.1.6.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất .........................................12
1.1.6.2. Vi phạm các quy tắc hội thoại ......................................................13
1.1.6.3. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp ...........................................18
1.1.6.4. Vi phạm các quy tắc lập luận .......................................................19
1.1.6.5. Chiến lược gài bẫy tiền giả định ..................................................20
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG THỨC TẠO HÀM Ý......................................24
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .............................24
2.1. Hàm ý đƣợc tạo nên bởi sự vi phạm một phƣơng thức .................24
2.1.1. Vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất................................................25
2.1.2. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp ..............................................26
2.1.3. Vi phạm các quy tắc hội thoại .........................................................28
2.1.3.1. Vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời ............................................28
2.1.3.2. Vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện..............................................29
2.1.3.3. Vi phạm quy tắc cộng tác hội thoại..............................................31
2.1.4. Vi phạm các quy tắc lập luận ..........................................................35
2.1.4.1. Sử dụng lẽ thường.........................................................................35
2.1.4.2. Khơng hồn tất các bước lập luận ...............................................36
2.1.5. Sử dụng chiến lược gài bẫy tiền giả định.......................................37
2.2. Hàm ý đƣợc tạo nên bởi sự vi phạm nhiều phƣơng thức ..............38
2.2.1. Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm hai phương thức ..................38
2.2.2. Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm ba phương thức ...................42

2.2.3. Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm bốn phương thức .................47
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ VIỆC SỬ DỤNG HÀM
Ý TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ........50
3.1. Đặc điểm của các phƣơng thức tạo hàm ý trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.......................................................................................50
3.1.1. Sử dụng đa dạng phong phú các phương thức tạo hàm ý.............50

3.1.2. Sự vi phạm hành vi ngôn ngữ gián tiếp để tạo hàm ý chiếm tỉ
lệ cao nhất...................................................................................................51
3.1.3. Sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức tạo hàm ý .......52
3.2. Giá trị của các phƣơng thức tạo hàm ý trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp......................................................................................54
3.2.1.Tố cáo, vạch mặt sự xấu xa, thực dụng của xã hội hiện đại..........54
3.2.2. Khắc họa tính cách nhân vật...........................................................56
3.2.3. Thể hiện phong cách độc đáo của ngòi bút Nguyễn Huy
Thiệp ...........................................................................................................58
Phần 3. KẾT LUẬN ..................................................................................60
Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................61

PHỤ LỤC

1

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là công cụ quan yếu của quá trình
giao tiếp. Trong những năm gần đây, việc vận dụng lí thuyết ngữ dụng học để nghiên
cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương ngày càng được đẩy mạnh. Khả năng
ứng dụng cao của phân ngành này đã góp phần mang lại nhiều thành tựu cho ngơn

ngữ học nói riêng và khoa học liên ngành ngơn ngữ nói chung. Điều đó chứng tỏ,
nghiên cứu về ngôn ngữ là một việc làm hết sức thú vị và hấp dẫn.

Bên cạnh đó, ngơn ngữ là chất liệu chủ yếu của sáng tạo văn chương nghệ thuật.
Ngôn ngữ khi trở thành những ngôn từ nghệ thuật đã mang vẻ đẹp đạt đến sự thăng hoa
của những xúc cảm thẩm mĩ. Dưới lăng kính của người nghệ sĩ, ngơn từ nghệ thuật đã
biến hóa khơn lường với mn hình vạn trạng, vẽ nên bao bức tranh về cuộc sống con
người và cảnh sắc thiên nhiên... Do vậy, có thể khẳng định, ngơn ngữ là nhân tố góp
phần quan trọng vào thành cơng của tác phẩm văn chương.

Chính sự hấp dẫn và đặc sắc của ngơn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật đã
thôi thúc ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ ngày càng phát triển. Các nhà
nghiên cứu đã khai thác ý nghĩa của ngơn ngữ trên hai khía cạnh: nghĩa tường minh
và hàm ý, đặc biệt là việc đi sâu vào nghiên cứu hàm ý và các phương thức tạo ra
hàm ý. Những kết quả nghiên cứu đó đã tạo ra cơ sở lí luận vững chắc về hàm ý để
nghiên cứu và cảm nhận ngôn từ nghệ thuật một cách sâu sắc và khoa học.

Nguyễn Huy Thiệp là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong văn học nước ta
những năm gần đây. Bằng lối viết thâm trầm, khơng màu mè, bóng bảy, ơng đã tạo
nên những tác phẩm văn chương gần gũi và hiện thực như chính cuộc đời. Có thể
nói, Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn xuất sắc của nền văn chương đương đại.
Những sáng tác của ông đặc biệt là truyện ngắn đều chứa đựng những triết lí về văn
chương. Triết lí đó có thể được phát biểu gián tiếp qua các nhân vật, tình huống
truyện hoặc đơi khi là một lời phát biểu trực tiếp của tác giả. Trước đây, Nam Cao
thường thể hiện những quan niệm về văn chương khá rõ ràng trên trang viết; nhưng
Nguyễn Huy Thiệp thì khơng như vậy. Kết thúc mỗi câu chuyện, ông không đem đến
cho người đọc những chân lí mà là sự hồi nghi về chân lí. Với ơng, văn chương rất
phức tạp, khi thì “văn chương là thứ bỉ ổi nhất” (Chút thống Xn Hương), khi thì
“văn chương có cái gì từa tựa lẽ phải” (Giọt máu), khi thì “văn chương có nhiều thứ
lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống, có thứ văn chương sửa mình, có thứ

văn chương trốn đời, trốn việc. Lại có thứ văn chương làm loạn” (Giọt máu)…

Không dừng lại ở đó, Nguyễn Huy Thiệp cịn khốc lên vai các nhân vật của mình
những màu sắc bí ẩn. Như Văn Giá đã từng nhận xét: “Một số nhân vật của ông là

2

những ẩn dụ đa nghĩa.” (Văn Giá – Văn nghệ 30.7.1998). Các nhân vật của Nguyễn
Huy Thiệp bằng sự đa dạng trong giao tiếp, sử dụng khéo léo cả hiển ngôn lẫn hàm
ngôn đã giúp ông vẽ nên những bức tranh tưởng chừng như vô cảm, hời hợt nhưng ẩn
sâu trong đó cả một tâm hồn nặng trĩu những nỗi đau nhân thế, sự đời.

Chính những lí do trên, cùng với sự đam mê nghiên cứu văn học dưới góc độ ngơn
ngữ, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp”. Trong cơng trình này, chúng tôi nghiên cứu các phương thức tạo
hàm ý trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để từ đó thấy được sức hấp dẫn kì diệu
của ngơn ngữ văn chương trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
2. Mục tiêu của đề tài

Việc nghiên cứu “Phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp” nhằm hiểu một cách sâu sắc hơn về lí thuyết hàm ý và việc vận dụng lí thuyết
hàm ý vào việc nghiên cứu tác phẩm văn học trong văn chương đương đại. Qua đó
thấy được giá trị của các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp. Cụ thể, khóa luận này sẽ đi vào hai vấn đề cơ bản:

- Khảo sát, thống kê, và chỉ ra các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.

- Nhận xét đặc điểm và giá trị của việc sử dụng hàm ý trong một số truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp. Cụ thể là các phương thức tạo hàm ý ở lời thoại nhân vật trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận này nghiên cứu biểu thức ngơn ngữ có chứa hàm ý ở phạm vi những truyện
ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp. Cụ thể là 29 truyện ngắn thuộc hai tập Tình yêu, tội ác
và trừng phạt (q1) và Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt (q2), NXB Trẻ, 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện khóa luận này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau.
4.1. Phương pháp thống kê: Phương pháp này được vận dụng vào việc thống kê các
truyện ngắn có sử dụng hàm ý, những lời thoại nhân vật có chứa hàm ý trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
4.2. Phương pháp phân loại: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân loại các lời
thoại theo nhóm phương thức tạo hàm ý: vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất, vi phạm

3

quy tắc lập luận, vi phạm quy tắc hội thoại, sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp
và sử dụng chiến lược gài bẫy tiền giả định.
4.3. Phương pháp phân tích: Phương pháp này được vận dụng để phân tích các hàm
ý, phương thức tạo hàm ý trong lời thoại nhân vật trong các truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp. Phương pháp này sẽ giúp người viết hiểu sâu sắc các hàm ý trong phát ngôn
của nhân vật.
4.4. Phương pháp so sánh: Phương pháp nghiên cứu này được vận dụng để so sánh
khóa luận này với các đề tài nghiên cứu về hàm ý khác nhằm rút ra những mối tương

đồng và khác biệt giữa các cơng trình nghiên cứu.
4.5. Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này giúp khóa luận được nghiên cứu
trong một hệ thống nhất quán, đưa các hàm ý vào chung một hệ thống để đề ra các
nhận định và kết luận chính xác, khoa học.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Hàm ý là một khía cạnh hấp dẫn của ngơn ngữ tiếng Việt. Vì vậy, đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về hàm ý. Ở đề tài này, chúng tôi sẽ nhìn nhận một số cơng
trình nghiên cứu nổi bật và có giá trị.
5.1. Vấn đề nghiên cứu lí thuyết về hàm ý

Đầu tiên là cơng trình nghiên cứu của Cao Xn Hạo Tiếng Việt mấy vấn đề về
ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Bên cạnh các phần nghiên cứu về ngữ âm, ngữ pháp
thì ở phần ngữ nghĩa, tác giả đã đề cập đến vấn đề nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn
trong câu và trong văn bản tiếng Việt. Sau đó, tác giả đã nêu lên những vấn đề lí
thuyết chung về tiền giả định, hàm ý, hàm ngơn và phân tích chúng trong một số
trường hợp cụ thể.[10]

Tiếp theo là cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Thiện Giáp Dụng học Việt ngữ
là một trong những cơng trình sớm nhất đề cập đến vấn đề hàm ý hội thoại. Tuy
nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc định nghĩa sơ lược về hàm ý, hàm ý hội thoại và
một số đặc điểm của hàm ý hội thoại.[9]

Bên cạnh đó là cơng trình của Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Việt Hùng Giáo trình
Ngữ dụng học. Trong cơng trình nghiên cứu này, hai tác giả có đề cập đến hai vấn đề
nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu nhưng chưa đề cập sâu đến các vấn đề
về hàm ý.[4]

Cần phải kể đến cơng trình của GS.TS Đỗ Hữu Châu Đại cương ngôn ngữ học
(tập hai) Ngữ dụng học là cơng trình nghiên cứu khá đầy đủ về ngữ dụng học. Trong

đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hàm ý như phương
thức chiếu vật, chỉ xuất; hành vi ngơn ngữ; lí thuyết lập luận; lí thuyết hội thoại; ý
nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh.[2]

4

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đã có những cống hiến nhất định cho
việc nghiên cứu ngôn ngữ học tiếng Việt. Tất cả các cơng trình trên đã trở thành
những tiền đề cơ sở lí luận để người viết đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hàm ý trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
5.2. Vấn đề vận dụng lí thuyết về hàm ý vào nghiên cứu tác phẩm văn học

Vấn đề vận dụng lí thuyết hàm ý để nghiên cứu những tác phẩm văn học cụ thể
nhìn chung còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu và
đạt được những thành công nhất định.

Đầu tiên là tác giả Nguyễn Hoàng Yến với bài nghiên cứu đăng trên Báo Ngôn
ngữ và Đời sống, Hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Khoe của và Hai kiểu
áo. Ở đây, tác giả đã khai thác hàm ý trong hai truyện cười này từ góc độ dụng học
với mục đích làm rõ đặc tính của truyện cười cũng như vai trò của hàm ý trong
truyện cười dân gian. [31, 16-17]

Tiếp theo là Bùi Minh Toán với bài viết Biểu thức chiếu vật trong ngữ dụng
học với câu đố Việt Nam, Báo Ngôn ngữ và Đời sống. Ở đề tài này, tác giả đã đưa ra
những câu đố cụ thể và phân tích các biểu thức chiếu vật trong câu. Qua đó, tác giả
khẳng định giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật của câu đố Việt Nam.[27, 1 - 2]

Ngồi ra, có thể kể đến đề tài nghiên cứu Hàm ngôn và hiển ngôn trong truyện
cười nhân gian (qua hai truyện Treo biển và Yết thị), của Đinh Văn Thiện, Báo Ngôn
ngữ và Đời sống. Trong bài viết, tác giả đã vận dụng lí thuyết về hàm ý vào nghiên

cứu và phát hiện các hàm ý có giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện cười nhân
gian. [24, 47 - 48]

Vấn đề vận dụng lí thuyết hàm ý vào nghiên cứu tác phẩm văn học còn xuất
hiện ở nhiều khóa luận tốt nghiệp như:

Khóa luận tốt nghiệp của Đinh Thị Ánh với đề tài Các phương thức thể hiện
hàm ý trong lời thoại truyện ngắn Nam Cao, Trường Đại học Quảng Nam, 2012.
Trong đề tài, tác giả đã đi sâu phân tích, trình bày cụ thể các phương thức tạo hàm ý
trong truyện ngắn của Nam Cao.[1]

Khóa luận tốt nghiệp của Triệu Thị Nhung với đề tài Phương thức thể hiện
hàm ý qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, Trường Đại học
Quảng Nam, 2013 đã trình bày cụ thể các phương thức thể hiện hàm ngôn trong các
lời thoại tiêu biểu ở một số truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng.[19]

Khóa luận tốt nghiệp của Võ Thị Hiền Lương với đề tài Cơ chế tạo hàm ý trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Trường Đại học Quảng Nam, 2015, đã vận dụng lí
thuyết về hàm ý để tiến hành khảo sát, phân tích và trình bày các cơ chế tạo hàm ý
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.[17]

5

5.3. Vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã

nhận được nhiều giải thưởng văn học cả trong và ngồi nước. Với ngịi bút hiện thực
độc đáo, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên những tác phẩm văn học tưởng chừng như
dửng dưng, lạnh lùng nhưng đằng sau đó là một trái tim nhân hậu đang khắc khoải
trước những vấn đề về nhân cách con người trong thời hiện đại. Nhà văn đã dựng lên

những bức chân thật về cuộc sống con người thời hiện đại. Vì thế, các đề tài nghiên
cứu về Nguyễn Huy Thiệp và những sáng tác của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu
đề cập đến.

Đầu tiên là Phạm Xuân Nguyên với Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Đây là cuốn
sách tập hợp các bài viết, phê bình về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được đăng
trên báo chí cả nước trong những năm qua.[18]

Tiếp đến là bài viết của tác giả Hoàng Thị Thanh Yến với đề tài Hội thoại trực
tiếp trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, đăng trên Tạp chí Ngơn
ngữ. Ở bài viết này, tác giả đã bàn về tác phẩm Tướng về hưu của Nguyễn Huy
Thiệp, cụ thể là bàn về vấn đề hội thoại trực tiếp trong tác phẩm.[29, 34 – 38]

Ngồi ra, ta có thể kể đến Nguyễn Thị Thu Thủy với đề tài Một số đặc điểm
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí Ngơn ngữ. Trong bài viết, tác giả đã đề cập
đến những vấn đề như: lời văn miêu tả, lời văn kể chuyện, lời bình luận hay các
phương tiện ngơn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.[25, 40 – 48]

Cuối cùng là bài viết của tác giả Nguyễn Văn Đông Đối thoại tự thú trong sáng
tác của Nguyễn Huy Thiệp, đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ và Đời sống. Trong đó, tác
giả đã bàn về vấn đề đối thoại trong những sáng tác của tác giả Nguyễn Huy
Thiệp.[8, 60 – 64]

Mặc dù, các cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp cũng như những sáng
tác của ơng đã có nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, đề tài Phương thức tạo hàm ý
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu. Vì vậy,
chúng tơi xin được đi vào nghiên cứu đề tài này với khuôn khổ một khóa luận tốt
nghiệp đại học.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Đóng góp về mặt lí luận


Về mặt lí luận, khóa luận trình bày một cách tương đối đầy đủ các vấn đề lí
thuyết về hàm ý và các phương thức tạo hàm ý. Đồng thời, khóa luận cịn vận dụng lí
thuyết về hàm ý vào việc nghiên cứu tác phẩm văn học, cụ thể là tác phẩm văn chương
đương đại của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Qua đó, khẳng định giá trị của việc mở
rộng phạm vi nghiên cứu của chuyên ngành ngôn ngữ học.

6

6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Về mặt thực tiễn, khóa luận này nghiên cứu một cách khoa học các phương

thức tạo hàm ý trong một số tác phẩm văn học cụ thể. Từ đó, người đọc có thể cảm
nhận sâu sắc hơn các giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ở góc độ
ngơn ngữ giúp người đọc trang bị thêm những kiến thức về mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và văn học trong tác phẩm văn chương đương đại.
7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
khóa luận gồm có ba chương:

Chương 1: Những vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2: Phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3: Đặc điểm và giá trị của việc sử dụng hàm ý trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp

7

Phần 2. NỘI DUNG


CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Lí thuyết về hàm ý

1.1.1. Khái niệm hàm ý

Cho đến nay, nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm về hàm ý như

sau:

Đỗ Hữu Châu – Cao Xuân Hạo (SGK Tiếng Việt 12) khẳng định: “Một câu nói

ngồi cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ ra bằng từ ngữ (nghĩa tường minh) cịn

thơng báo cho người nghe nhiều điều không thấy trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ

“nghĩa hàm ẩn”. Nghĩa hàm ẩn bao gồm tiền giả định và hàm ngôn” [5, 93].

Tác giả Nguyễn Đức Dân cũng cho rằng ngồi nghĩa hiển ngơn, câu cịn chứa

một thơng tin không biểu hiện khác gọi là nghĩa hàm ngôn. Nghĩa hàm ngôn bao

gồm tiền giả định và hàm ý. Hàm ý lại chia thành hai nhóm:

- Hàm ý ngôn ngữ độc lập với ngữ cảnh.

- Hàm ý hội thoại được hình thành trong những tình huống giao tiếp. [7,

193-194]


Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa

cho rằng hàm ý là: “Những gì người nghe phải tự suy ra qua phát ngôn, để hiểu đúng

và đầy đủ ý nghĩa của phát ngơn đó.” [10, 136]

Trong Ngữ nghĩa lời hội thoại, tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã trích dẫn ý kiến của

một số chuyên gia nước ngoài về hàm ý:

“-O. Ducrot cho rằng: “Hàm ngơn là nói một cái gì đó mà khơng vì thế nhận trách

nhiệm là đã có nói, có nghĩa là vừa có hiệu lực của nói năng vừa có được sự vơ can của

sự im lặng”. [15, 218]

Ý kiến của H. P. Grice: “Hàm ý hội thoại là khi nói một điều này, thật ra chúng ta

muốn nói một điều khác. Đó là hàm ngơn. Vậy hàm ngơn là nói những lời nào đó mà có

phần khơng đầy đủ, khơng bình thường mà ngun nhân là thiếu đi hoặc cịn thiếu một

nội dung nào đó, chính cái nội dung này là hàm ngôn mà người nghe phải suy luận mà

đoán ra”.[15, 218]

Cịn tác giả C. J Pllmore thì viết: “Trong ngữ nghĩa của câu, của lời có hai cấp bậc

thơng báo: cấp bậc hàm ngôn hay tiền giả định và cấp bậc hiển ngôn”. [15, 218]


Hoàng Phê, tác giả của Từ điển tiếng Việt cho rằng hàm ý là: “Ý chứa đựng bên

trong không diễn đạt ra trực tiếp.” [20, 103]

Bên cạnh đó, Hồng Phê cịn cho rằng “Trong giao tiếp bằng ngơn ngữ thì cái

đã biết là hiển ngơn và tiền giả định, tức là những gì đã nói ra một cách trực tiếp và

8

những gì coi như đã biết rồi trong những điều kiện nhất định, cịn chưa biết là cái
hàm ngơn.” [21,108]

Theo Hướng dẫn thực hiện sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, hàm ý là:
“Những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền báo đến người nghe khơng
nói trực tiếp, không thể hiện tường minh, rõ ràng qua từ ngữ dùng trong câu, mà để
cho người nghe tự suy ra khi căn cứ vào nghĩa tường minh và ngữ cảnh giao tiếp.
Cịn câu hay lời nói có hàm ý thì gọi là hàm ngôn.” [32, 66]

Như vậy, hàm ý là nghĩa không được biểu hiện trực tiếp mà được người nói
ngụ ý trong câu, cịn người nghe thì phải tự suy ra từ nghĩa hiển ngơn và hồn cảnh
giao tiếp. Muốn đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp thì cả người nói và người
nghe đều phải có năng lực sử dụng hàm ý.

Mặc dù, các quan điểm có khác nhau về lời lẽ định nghĩa nhưng đều thống nhất
rằng bên cạnh nghĩa bề mặt do câu chữ thể hiện cịn có một loại nghĩa do suy luận
mới có được – đó chính là hàm ngơn. Ngồi ra, các tác giả cịn có chung quan điểm
về chức năng và nội dung thể hiện của hàm ý cũng như vai trị khơng thể thiếu của
hàm ý trong việc làm giàu và phong phú cách thức thể hiện nội dung giao tiếp. Để

chọn nền tảng lí thuyết cho khóa luận này, chúng tôi vận dụng quan điểm của tác giả
Đỗ Hữu Châu trong “Đại cương ngôn ngữ học”, tập 2, Ngữ dụng học. Vì các quan
điểm của tác giả được trình bày tương đối dễ hiểu, được sắp xếp khoa học và logic
nên dễ tiếp cận hơn.

Đỗ Hữu Châu phân ý nghĩa của một phát ngôn thành hai loại: Ý nghĩa tường minh
và ý nghĩa hàm ẩn. Ý nghĩa tường minh là ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem
lại còn ý nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được.

Dựa trên phân loại của H.P.Grice về loại ý nghĩa tự nhiên (ý nghĩa được suy ra
một cách ngẫu nhiên) và ý nghĩa không tự nhiên (ý nghĩa được truyền đạt một cách
có chủ định), tác giả đã dồn trọng tâm nghiên cứu vào loại ý nghĩa hàm ẩn không tự
nhiên, được thực hiện do ý định truyền báo của người nói. Đỗ Hữu Châu đã có cách
phân ý nghĩa của một phát ngôn ra thành hai loại ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm
ẩn (hàm ý). Theo tác giả, “ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại được gọi
là ý nghĩa tường minh, có tác giả gọi là hiển ngơn, cịn được gọi là ý nghĩa theo câu
chữ của phát ngôn. Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn
(hàm ý)”. [3, 359]
1.1.2. Khái niệm hàm ý hội thoại

Hội thoại là hoạt động diễn ra thường xuyên và căn bản nhất của sự hành chức
ngôn ngữ, tác động đến nhận thức, tình cảm, hành động của con người. Các hình
thức hành chức khác của ngơn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động

9

căn bản này. Nói cách khác: Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xun, phổ biến
của ngơn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.

Trên cơ sở khái niệm về hàm ý, chúng tôi quan niệm hàm ý hội thoại là những

gì người nghe phải tự suy ra từ phát ngơn của người nói để hiểu đúng và đầy đủ ý
nghĩa của phát ngơn đó.

Mặc dù trong các cuộc giao tiếp bình thường, chúng ta khơng nhắc đến các quy
tắc hội thoại như: quy tắc luân phiên lượt lời, quy tắc chiếu vật chỉ xuất, quy tắc lập
luận… nhưng các đối tượng giao tiếp đều ngầm tuân thủ các quy tắc trên. Tuy nhiên,
trong các cuộc giao tiếp đặc biệt, khi các đối tượng giao tiếp muốn hướng đến một ý
nghĩa sâu xa, ẩn ý thì một số các quy tắc hội thoại bị phá vỡ.

Tuy chưa có được sự nhất quán về thuật ngữ, nội hàm ý nghĩa của khái niệm,
cách xác lập các thành phần đặc trưng hay trong cách lí giải các cơ chế tạo ý nghĩa
hàm ẩn của tiếng Việt nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân
Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Hoàng Phê… đều có ý kiến tương tự
rằng: Khi người nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc này và giả định rằng người
nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng
người nghe cũng ý thức được điều đó thì lúc đó hàm ý hội thoại sẽ được tạo nên.

Mặc dù, đã có những ý kiến bàn cãi về nội dung các phương châm hội thoại của
Grice song từ năm 1967 đến nay, lí thuyết này vẫn tiếp tục là cơ sở của các cơng
trình nghiên cứu về ngữ dụng học, trong đó có cả các vấn đề liên quan đến hàm ý hội
thoại.
1.1.3. Đặc điểm của hàm ý hội thoại

Cách nói hàm ý mặc dù có nhiều ưu điểm làm cho cuộc hội thoại trở nên hấp
dẫn, sinh động hơn nhưng cũng khá phức tạp bởi trong mỗi ngữ cảnh giao tiếp nhất
định hàm ý mang một nội dung, ý nghĩa khác nhau và đôi khi người phát ngơn có thể
phủ định việc truyền đạt nội dung hàm ý của mình. Nhìn chung hàm ý hội thoại có
những đặc điểm như sau:

- Có thể bị người nói chối bỏ là khơng thông báo những nội dung ý nghĩa được

người nghe suy luận ra.

- Hàm ý có thể bị ngăn cản, hủy bỏ hoặc tăng cường bằng cách thêm thơng tin
cho câu nói.

- Hàm ý được người nghe giải đoán bằng cách suy diễn.
Trong giao tiếp, nói một điều gì đó mà khơng vì thế nhận trách nhiệm đã có
nói, có nghĩa là vừa có hiệu lực của nói năng vừa có sự vơ can của im lặng. Bởi
chính đặc điểm này mà hàm ý hội thoại có thể được giải đốn thơng qua hiển ngôn

10

và hồn cảnh giao tiếp. Đồng thời, vì có thể giải đốn được nên hàm ý hội thoại có

thể bị ngăn cản hoặc phá hủy.

Có thể nói, trong một cuộc hội thoại mà khơng có sự xuất hiện của hàm ý thì

cuộc hội thoại sẽ kém phần hấp dẫn rất nhiều. Vì giá trị độc đáo của ngơn ngữ chính

là ở yếu tố ngoài lời, những hàm ý, ẩn ý do chính người nghe suy ra từ cuộc hội

thoại. Khi đối tượng giao tiếp đưa ra một phát ngôn mà “ý tại ngơn ngoại” tức ý ở

ngồi lời thì phát ngơn đó đạt giá trị rất cao.

1.1.4. Phân loại hàm ý

Tác giả Đỗ Hữu Châu đã chia hàm ý ra làm hai loại: hàm ý ngữ nghĩa và hàm ý


ngữ dụng. Tuy nhiên, việc phân biệt thật rạch ròi giữa hàm ý ngữ nghĩa và hàm ý

ngữ dụng là việc không phải dễ dàng. Ở đây, cũng như trong bất cứ lĩnh vực khoa

học nào khác, chúng ta phải đành chấp nhận một ranh giới nào đó ít nhiều có tính

chất võ đoán, mang ý nghĩa tương đối.

1.1.4.1. Hàm ý ngữ nghĩa

Hàm ý ngữ nghĩa là hàm ý được suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh của

phát ngôn.

Ta thử xét một phát ngôn:

“Lan cũng đi siêu thị à?”

=> Thuộc ngữ nghĩa là nội dung: - Lan đi siêu thị. .

Chúng ta biết rằng, một nội dung miêu tả ít khi miêu tả để miêu tả - nếu miêu tả

để miêu tả, để cho người nghe biết sự vật như thế nào, có đặc điểm ra sao… thì nội

dung đó ln ln phải tường minh - mà nằm trong quan hệ lập luận với một phát

ngôn khác. Như vậy, hàm ý ngữ nghĩa là các luận cứ hoặc kết luận khơng được nói

ra một cách tường minh, mà để cho người nghe dựa vào quan hệ lập luận mà rút ra.


Ví dụ phát ngơn sau đây:

“ – Giời ơi là giời! Có chồng con nhà nào thế khơng? Chỉ vác cái mặt lên như

con trâu nghênh suốt ngày. Chẳng nhìn rõ đến cái gì. Để cho con ăn đất ngồi sân

kia kìa!”

(Những truyện không muốn viết – Nam Cao)

Ngữ nghĩa là: “Anh nên chấm dứt ngay việc ngồi viết văn, anh là một người

chồng vô trách nhiệm!”

Trong phát ngôn trên, Nam Cao đã bỏ đi phần kết luận của phát ngôn. Bằng phát

ngôn này người vợ muốn trách chồng rằng chỉ lo viết văn mà khơng quan tâm đến

hồn cảnh gia đình. Ở đây, vì người nói đốn rằng nhân vật giao tiếp với mình có thể

tự suy ra kết luận được cho nên mới dừng lại ở hành vi trực tiếp mà khơng hồn chỉnh

phát ngơn của mình bằng việc tường minh hóa hành vi gián tiếp.

11

Cũng thuộc hàm ý ngữ nghĩa là những hàm ý được suy ra từ một quan hệ lập
luận đã cho một cách tường minh trong phát ngơn. Đó là hàm ý “Chưa làm xong bài
tập thì tơi khơng xem phim” rút ra một cách đối lập với phát ngôn “Nếu làm xong bài
tập thì tơi sẽ xem phim”. Có thể xếp vào hàm ý ngữ nghĩa hiện tượng do các yếu tố

tình thái có trường tác động khác nhau.

Tóm lại, hàm ý ngữ nghĩa có cơ sở là các topos (lẽ thường) như đã phân tích ở
trên. Do đó có thể gọi hàm ý ngữ nghĩa là hàm ý lập luận, cũng có thể gọi là hàm ý
mệnh đề vì nó căn cứ vào mệnh đề được diễn đạt bởi một cách tường minh trong
phát ngơn. Xét theo sự phân loại của Grice thì hàm ý ngữ nghĩa phần lớn là những
hàm ý khái qt vì chúng dựa vào các topos mà ít lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp
trực tiếp.
1.1.4.2. Hàm ý ngữ dụng

Ta quay lại với phát ngôn:
“Lan cũng đi siêu thị à?”
=> Thuộc ngữ dụng là ý nghĩa do yếu tố cũng và hiệu lực ở lời “hỏi” do yếu tố
à biểu thị.
Như vậy, hàm ý ngữ dụng là những hàm ý do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng
(bao gồm quy tắc chiếu vật - chỉ xuất, quy tắc lập luận, quy tắc chi phối các hành vi
ngơn ngữ, quy tắc hội thoại trong đó quan trọng nhất là phương châm và các nguyên
tắc cộng tác hội thoại của Grice) mà có. Các ví dụ đã dẫn ở phần hàm ý ngữ nghĩa
trên đều thuộc hàm ý ngữ dụng. Điều đó chứng tỏ hàm ý ngữ dụng rất đa dạng, hầu
hết các hàm ý ngữ nghĩa đều thuộc hàm ý ngữ dụng. Song song với tính đa dạng là
tính phức tạp của hàm ý ngữ dụng. Bởi các dấu hiệu ngữ dụng của hàm ý rất đa dạng
và được quy định từ nhiều yếu tố khác nhau.
1.1.5. Khái niệm tiền giả định
Tiền giả định là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, là những điều
luôn luôn đúng, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào nó mà
người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong từng phát ngơn của mình. Cũng như hàm
ý, để nắm bắt được tiền giả định nhân vật giao tiếp phải dựa vào thao tác suy ý.
Ví dụ phát ngơn:
“Hôm nay, anh ta đi ăn giỗ bố vợ.”
Tiền giả định của phát ngôn trên là:

- Anh ta đã có vợ.
- Bố vợ anh ta đã mất.
- Hôm nay là ngày giỗ của bố vợ anh ta.
Hay phát ngôn:

12

“Hôm nay trời lại mưa!”
Tiền giả định của phát ngôn trên là:
Hôm qua (và các hơm trước) trời có mưa.
Như vậy, trong một phát ngơn có thể có một hoặc nhiều tiền giả định.
1.1.6. Các phương thức tạo hàm ý
Phương thức cấu tạo hàm ý là những cách thức sử dụng các yếu tố từ ngữ, sự
kết hợp các từ ngữ theo quy tắc bất bình thường trong ngữ cảnh để tạo ra tính hai
nghĩa (hàm ngơn và hiển ngơn).
Muốn tạo ra được ý nghĩa hàm ẩn, người nói một mặt phải tơn trọng các quy
tắc hội thoại và giả định rằng người nghe cũng biết và tơn trọng chúng; mặt khác lại
cố tình vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm
của mình. Hàm ý xuất hiện và được lý giải ở chỗ vi phạm đó.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, hàm ý được phân ra thành các loại sau:
1.1.6.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất
Trong giao tiếp, người nói phải làm cho người nghe nhận biết cái gì trong hiện
thực đề tài đang được nói đến ở diễn ngơn của mình và nhận biết diễn ngơn đó “gửi”
cho ai. “Thuật ngữ chiếu vật (reference) được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người
nói phát ra một biểu thức ngơn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ
giúp người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, quan hệ nào, sự kiện
nào anh ta định nói đến” [3,61]. Hình thức ngơn ngữ được dùng để chiếu vật là biểu
thức chiếu vật. Cái được biểu thức chiếu vật biểu thị là sự vật – gọi là nghĩa chiếu
vật. Giữa biểu thức chiếu vật và nghĩa chiếu vật có quan hệ chiếu vật.
Ví dụ: Cao gót đến trễ nhé!

Trong phát ngơn này: Cao gót dùng để chỉ một cơ nàng xinh đẹp, sành điệu,
nhằm có ý châm chọc.
Phương thức chiếu vật là cách thức mà con người sử dụng để thực hiện hành vi
chiếu vật. Chúng cũng là những con đường mà người nghe tìm ra nghĩa chiếu vật từ các
biểu thức chiếu vật nghe đọc được. Có ba nhóm phương thức lớn:
- Dùng tên riêng: là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù cá thể được gọi tên
bằng tên riêng đó. Ví dụ: Hương, Tấm, Bến Hải, Hiền Lương…
- Dùng biểu thức miêu tả: là ghép các yếu tố phụ vào một tên chung, nhờ các
yếu tố phụ người nghe có thể tách được sự vật – nghĩa chiếu vật ra khỏi các sự vật
cùng loại với chúng. Ví dụ: nhân vật Chí Phèo được miêu tả: cái thằng mà cả làng
đều sợ, cái thằng khơng cha khơng mẹ, cái thằng chỉ có mỗi một nghề là đi rạch mặt
ăn vạ …

13

- Dùng từ chỉ xuất: là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động
chỉ trỏ. Ví dụ: cơ kia, em này, …

Tùy theo hoàn cảnh và tình huống giao tiếp mà nhân vật lựa chọn từ xưng hơ
thích hợp. Việc vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất mà cụ thể là phạm trù xưng hô rơi
vào các trường hợp: khi mối quan hệ liên cá nhân thay đổi bắt buộc từ xưng hô thay
đổi, khi tác giả cố ý để cho nhân vật bộc lộ bản chất xấu xa của mình thì từ xưng hơ
sẽ làm nổi bật lên tính cách nhân vật.

Ví dụ:
“- Này xe, cái con mẹ thắt lưng tím đang đi trước cửa hiệu Phúc An kia, có
phải là vợ nhà Chánh Tổng Đồng Quân không nhỉ?
- […]
- Tên con mẹ là Chánh gì hở?
- […]

- Hé! Hé! Hé! Bà chị lên tỉnh từ bao giờ thế?

(Hé! Hé! Hé!, Nguyễn Công Hoan)
Sự vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất nhằm tạo ra hàm ý có ý nghĩa to lớn đối
với hội thoại. Đặc biệt, trong tiếng Việt, hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại hết
sức phức tạp, tế nhị. Một hành vi nhỏ như thay đổi đột ngột từ xưng hô trong một
phát ngơn của người nói cũng chứa đựng một hàm ý có chủ định. Sự vi phạm này là
một trong những nguyên nhân tạo ra hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và trong tác
phẩm văn chương nghệ thuật.
1.1.6.2. Vi phạm các quy tắc hội thoại
a. Vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời
Như chúng ta đã biết, một cuộc hội thoại lí tưởng là cuộc hội thoại có sự cân
bằng về lời. Tức là trong cuộc hội thoại nhân vật giao tiếp thường xuyên thay đổi vai
nói cho nhau và mỗi lần chỉ có một người nói. Trong một cuộc giao tiếp có hai thành
viên tham gia thì khi người này nói thì người kia lắng nghe, chú ý đến lượt lời của
mình thì kế tiếp để cuộc giao tiếp được liên tục và lời lẽ không chồng chéo, “giẫm
đạp” lên nhau. Một cuộc giao tiếp bình thường là một cuộc giao tiếp khơng quá ngắn
hoặc quá dài. Nếu trong hội thoại có hơn hai thành viên tham gia thì người tiếp theo
tham gia lượt lời sẽ là người được người vừa nói chọn đáp. Ví dụ người nói A dùng
ánh mắt nhìn lâu về phía người mình định chọn nói hoặc trong nội dung lượt lời của
mình có những gợi ý, những vấn đề mà người được chọn đáp có liên quan, hoặc là
hỏi đích danh tên người được chọn cho lượt lời tiếp theo. Lúc này người được chọn
sẽ ý thức được nhiệm vụ của mình và tiếp theo lời của A. Có khi theo phép lịch sự,

14

những người tham gia hội thoại nhường lời cho nhau hoặc mời nhau nói. Lúc này
khoảng thời gian giữa hai lượt lời kéo dài hơn mức bình thường.

Tuy nhiên, trong giao tiếp không phải lúc nào quy tắc luân phiên lượt lời cũng

được tôn trọng. Đơi khi vì muốn tạo ra hàm ý trong lời thoại của mình mà người nói
cố tình vi phạm quy tắc trên. Sự vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời có thể rơi vào
các trường hợp sau:

- Khơng có sự ln phiên lượt lời, khơng có sự thay đổi vai nói và vai nghe.
- Xảy ra sự “giẫm đạp” lên lời của nhau trong cuộc hội thoại.
- Khoảng thời gian giữa hai lượt lời bị ngắt quãng quá dài. Đôi khi im lặng
cũng được xem là một chiến thuật giao tiếp. Im lặng có thể biểu hiện sự phản đối,
hoặc đồng tình, hoặc làm đối phương lúng túng, bối rối mà bộc lộ ra những điều còn
che đậy.
b. Vi phạm quy tắc liên kết hội thoại
Để có một cuộc hội thoại thành cơng, các nhân vật hội thoại phải tuân thủ các
quy tắc hội thoại, trong đó có quy tắc liên kết hội thoại. Bởi hội thoại không phải là
sự lắp ghép ngẫu nhiên, tùy tiện các phát ngôn, các hành động ngôn ngữ mà các lượt
lời kế tiếp nhau cùng hướng về một mục đích nhất định. Tính liên kết thể hiện trong
lịng một phát ngôn, giữa các phát ngôn, giữa các đơn vị hội thoại. Quy tắc liên kết
hội thoại không chỉ chi phối các diễn ngơn đơn thoại mà cịn chi phối cả các lượt lời
tạo thành một cuộc hội thoại. Nếu giữa các lượt lời của các nhân vật tham gia hội
thoại khơng có sự liên kết sẽ xảy ra hiện tượng “ơng nói gà bà nói vịt”.
Qua q trình nghiên cứu chúng tơi nhận thấy, quy tắc liên kết hội thoại có nội
dung trùng với phương châm quan hệ. Vì vậy, chúng tơi sẽ không khảo sát quy tắc
này trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
c. Vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện
J.Thomas định nghĩa: “Thể diện được hiểu là cảm giác về giá trị cá nhân của
mỗi người, nó là hình ảnh về ta, về chính mình. Các hình ảnh này có thể bị tổn hại,
được gìn giữ hay đề cao trong tương tác”. [2, 98]. Trong một cuộc hội thoại, để quá
trình hội thoại được liên tục ngoài những quy tắc như luân phiên lượt lời, quy tắc liên
kết hội thoại, nhân vật giao tiếp cịn phải tn thủ quy tắc tơn trọng thể diện. Bởi thể
diện là một vấn đề nhạy cảm, nếu bị xúc phạm nhân vật giao tiếp rất dễ phá vỡ mục
đích của cuộc hội thoại.

Tuy nhiên, trong giao tiếp không phải lúc nào quy tắc tôn trọng thể diện cũng
được tôn trọng. Đôi khi, người nói cố tình vi phạm quy tắc này nhằm muốn tạo ra
một hàm ý nào đó. Nhân vật hội thoại tạo ra hàm ý bằng phương pháp vi phạm quy
tắc tôn trọng thể diện ở những phương diện như:

15

- Đụng chạm đến mặt yếu của người đối thoại.
- Bắt bỏ một cách “thẳng thừng” yêu cầu của người nói.
- Sử dụng hành vi ngôn ngữ xúc phạm đến thể diện của đối phương (vạch tội,
chửi bới, nhiếc móc,…).
- Không tôn trọng thể diện của người khác, tự hạ thấp thể diện của mình.
- Xâm phạm lãnh địa hội thoại của người khác, nói hớt, cướp lời, giành phần
nói của người khác.
Các trường hợp vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện trên đều nhằm hướng đến
mục đích tạo ra hàm ý mà người nói muốn người nghe hiểu được mục đích của mình
một cách gián tiếp.
Ví dụ:
“- Bu mày đâu?
- Bẩm bà, bu con đi vắng.
- Đi vắng! Đi vắng mãi! Mày bảo con mẹ mày nội ngày mai khơng trả tiền tao
thì tao đào mả lên đấy! Cái giống chỉ biết ăn không!”

(Nghèo – Nam Cao)
Trong đoạn thoại trên của bà Huyện với cái Gái, khi bà đến đòi nợ mẹ cái Gái,
bà Huyện đã dùng những lời lẽ đầy xúc phạm. Bà ta gọi cái Gái là mày, mẹ cái Gái là
con mẹ mày, rồi cái giống và cả không trả nợ thì tao đào mả lên… Ở đây, bà Huyện
đã vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện trong giao tiếp, sự vi phạm ấy nhằm thể hiện
cái “quyền uy” của một chủ nợ và vợ quan Huyện.
d. Quy tắc khiêm tốn

Quy tắc khiêm tốn nghĩa là: Các nhân vật giao tiếp tránh tự khen ngợi mình,
tránh bộc lộ cái “tơi” mà nên để đằng sau cái “chúng tôi”.
Như chúng ta đã biết, người Việt khi giao tiếp thường rất khiêm tốn. Họ thường
giảm đến mức tối thiểu những lời khen ta và tăng tối đa những lời chê ta. Đồng thời
khiêm tốn không chỉ nằm trong phạm vi của những hành động khẳng định. Ví dụ
đoạn hội thoại sau:
- Hàn: Mời cơ vào tơi đánh chó… Mời cơ đi trước kẻo chó cắn
- Tơ: Tôi vô phép cậu…

(Một chuyện xú vơ nia, Nam Cao)
e. Quy tắc cộng tác hội thoại

H.P Grice là tác giả của nguyên tắc cộng tác hội thoại. Nội dung của nguyên tắc
này như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh chị (vào cuộc hội thoại) đúng
như nó được địi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với

16

đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào.”
[9, 229]

Quy tắc cộng tác hội thoại được chia làm bốn phạm trù, tương ứng với bốn
phương châm: phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm cách
thức và phương châm quan hệ. Một cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả khi nhân vật giao
tiếp tuân thủ đúng bốn phương châm trên. Tuy nhiên, trong giao tiếp không phải lúc
nào các phương châm trên cũng được tôn trọng. Đơi khi, người nói cố tình vi phạm
các phương châm này nhằm muốn tạo ra một hàm ý nào đó. Nhân vật hội thoại tạo ra
hàm ý bằng phương pháp vi phạm quy tắc cộng tác hội thoại ở những phương diện
như:


 Vi phạm phương châm về lượng
Phương châm về lượng bị vi phạm theo hai hướng hoặc lượng tin nhiều hơn cần

thiết, hoặc lượng tin ít hơn cần thiết.
Ví dụ về hướng thứ nhất là lời đối đáp giữa hai nhân vật trong Lợn cưới áo mới:
- Bác có thấy con lợn cưới của tơi chạy qua đây không?
- Từ khi mặc cái áo mới đứng đây đến giờ, tôi chả thấy con lợn cưới nào cả.
(Truyện cười Việt Nam)
Khơng khó khăn để suy ra hàm ý của cuộc hội thoại trên. Cả hai nhân vật trong

cuộc hội thoại đều thích khoe khoang, tỏ vẻ. Khi được hỏi thì lại ưa vịng vo, thể
hiện mà khơng vào thẳng ngay vấn đề.

Ta thử xét một đoạn hội thoại khác giữa hai nhân vật bà thông gia và bố Dần
trong tác phẩm “Một đám cưới” của Nam Cao:

- Thưa ơng, ơng đã có lịng thương đến cháu mà xét ra, như thế này thí thật ơng
thương q, thương cho mọi nhẽ, cái gì ơng cũng châm chước đi cho cả khiến chúng
tôi cảm tạ cái bụng ông mà lại làm xấu hổ về cái cách chúng tôi xử lắm! Chúng tôi
xử như thế này quả thật không phải. Nhưng lạy Trời lạy Đất!... cũng bỏ làm mười.
Có vậy thì công việc của cháu mới xong xuôi được. Giá phải bố vợ như bố vợ nhà
khác, nhất nhất cái gì cũng bắt đủ lề lối thì nhà như nhà chúng tơi lấy gì mà lo
được?... Thơi thì bây giờ mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được
ngày, tôi cũng biện cơi trầu đến kêu với ông để ông cho cháu được lễ các cụ trước là
lễ gia tiên, sau là lễ bác nhà ta, sau nữa ông lại cho cháu lễ sống ông rồi xin phép
ông để tôi đưa cháu về nhà làm ăn.

- Vâng, mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.”
(Một đám cưới, Nam Cao)


Trong đoạn thoại trên ta thấy sự khác biệt trong cách nói năng giữa hai nhân
vật. Trong khi bố Dần rất kiệm lời thì bà thơng gia lại nói rất dài dịng, lời lẽ bóng


×