Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Bdhsgsu10 cd kntt ctst 23 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.77 KB, 57 trang )

PHẦN 1 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chủ đề 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

I. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
1. Khái niệm “lịch sử”, tính khách quan của hiện thực và nhận thức lịch sử
a. Khái niệm “lịch sử”
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
- Lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
- Lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người.
- Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã lội loài người và phát hiện ra
quy luật phát sinh, phát triển của nó.
- Khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
+ Hiện thực lịch sử: Là tồn bộ những gì đã diễn ra trong q khứ, tồn tại một cách khách quan, không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
Ví dụ: Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng oanh liệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc nỗi đau
mất nước hơn mười thế kỷ, mở ra một kỷ nguyên mới, đưa dân tộc ta tiến vào thời kì xây dựng và bảo vệ
quốc gia phong kiến độc lập. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).
+ Nhận thức lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về
quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
Ví dụ: Khi đánh giá về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số
điểm cho rằng, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là nhờ điều kiện chủ quan và
khách quan thuận lợi. Về chủ quan, , dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chuẩn bị 15 năm (1930 -
1945), khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta đã phát động quần chúng nhân dân chớp thời cơ tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong tồn quốc. Về khách quan, đến giữa tháng 8 - 1945, phát xít Nhật bị Đồng minh
đánh bại đã tạo điều kiện cho Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu. Trong
đó, ngun nhân chủ quan đóng vai trị quyết định.
Tuy nhiên, có một số quan điểm của giới học giả tư sản lại cho rằng Cách mạng tháng Tám năm 1945
giành được thắng lợi là một sự ăn may, trống vắng quyền lực. Đây là nhận định sai lầm về lịch sử.
+ Khái niệm “Sử học”:
Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự
kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.


b. Tính khách quan của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi.
Hiện thực lịch sử luôn khách quan, không phụ thuộc nhận thức của con người.
- Nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian và nhận thức của con người. Nhận thức
lịch sử vừa có tỉnh khách quan, vừa mang tính chủ quan của mỗi người. Sở dĩ nhận thức lịch sử có tính
chủ quan là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu,...
2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học. Chức năng và nhiệm vụ của Sử học
* Đối tượng nghiên cứu của Sử học:
- Là toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng quốc gia hoặc khu vực,...)
trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao,.. -
Đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện từ khi con người biết ghi chép lịch sử, nhưng trong xã hội có
giai cấp, quan niệm về đối tượng của Sử học lại khác biệt.
+ Sử học phương Đông thời kì cổ trung đại chủ yếu ghi chép về hoạt động của vua, quan, triều đình.
+ Sử học mác-xít nghiên cứu về những hoạt động của con người trên tất cả các mặt, như kinh tế, chính
trị, văn hố, qn sự,...
Như vậy, mục tiêu chính của Sử học khơng chỉ đơn giản là ghi lại các sự kiện và hành động, mà là cố
gắng hiểu các tình huống trong quá khứ và bối cảnh cũng như nguyên nhân của chúng, để hiểu rõ hơn về
hiện tại.
* Các chức năng của Sử học:

1|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

- Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan.
- Chức năng xã hội: phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm
được đúc kết từ quá khứ.
* Nhiệm vụ của Sử học:
- Trang bị tri thức khoa học, đó những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu
đúng quá khứ.
- Giáo dục, nêu gương bằng cách hướng tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn.
II. TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

1. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
* Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời:
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ
trong kho tàng lịch sử quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình
lâu dài.
- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồng liệu
mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,... Do vậy, những nhận thức về sự
kiện, hiện tượng lịch sử của con người hơm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai,...
- Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn
kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng
của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
2. Tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử
- Để tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử, cần phải dựa vào các nguồn sử liệu từ q khứ. Sử liệu
đóng vai trị là cầu nối giữa hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử.
- Khi dựa vào nguồn sử liệu từ quá khứ, cần phải thu thập, xử lí thơng tin về sử liệu. Đây là những khả
năng quan trọng trong nghiên cứu cũng như học tập, tìm hiểu lịch sử.
- Thu thập sử liệu là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối
tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
- Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp và thứ cấp; các loại hình sử liệu như lời nói -
truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn,... hoặc có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi,
khảo sát, quan sát, điền dã,...
- Xử lý thông tin và sử liệu:
+ Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được.
+ Xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên
cứu và tìm hiểu lịch sử.
3. Kết nối tri thức lịch sử với đời sống đương đại:
Kiến thức lịch sử là những hiểu biết về các sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ. Cịn đời
sống đương đại là những gì diễn ra trong thời đại mà chúng ta đang sống, đang chứng kiến.
- Sử dụng tri thức lịch sử và thông qua tri thức lịch sử sẽ giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những
vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

- Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thời sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiện
một cách ngẫu nhiên mà đều ít nhiều xuất phát từ những gì diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quả trình
hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.
- Việc nhận thức đầy đủ và tồn diện về những vấn đề đương đại khơng thể tách rời tri thức lịch sử liên
quan trong quá khứ. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để
giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận về cuộc sống hôm nay từ
quan điểm lịch sử.
Như vậy, tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều
lĩnh vực của cuộc sống, như chính trị, kinh tế, văn hố, giáo dục, mơi trường... Chính vì vậy, nhiều nhà
chính trị, nhà văn hóa, sử học nổi tiếng trên thế giới và trong nước đã khẳng định sự cần thiết phải đưa
kiến thức lịch sử vào cuộc sống.

2|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

Chủ đề 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

I. SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI
1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên
* Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên:
- Di sản văn hóa: Là di sản các hiện vật, vật thể và thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay
xã hội được kế thừa từ thế hệ trước, đã duy trì đến ngày nay và dành cho các thế hệ mai sau.
+ Các di sản văn hóa vật thể như: Quần thể di tích Cố đơ Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa My Son,...
+ Các di sản văn hóa phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan Phú
Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca Tài tử Nam Bộ,...
+Các di sản tư liệu như: Mộc bản triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giảm, Mộc bản kinh
Phật chùa Vĩnh Nghiêm,..
+ Di sản văn hóa hỗn hợp như: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình).
- Di sản thiên nhiên: Bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học.
Các di sản thiên nhiên như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng
Bình), Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang),

* Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:
- Di sản văn hoá và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tại Sử học.
- Di sản văn hố, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó mật thiết với Sử học.
+ Các loại hình di sản văn hoá là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử.
+ Việc bảo tồn di sản là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử q khứ một cách chính xác.
- Sử học tự nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hố, di sản thiên nhiên, xác định vị
trí, vai trị và ý nghĩa của các di sản đối với cộng đồng.
- Sử học cung cấp những thơng tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên,
làm cơ sở cho cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. -
- Giáo dục thế hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hố và đa dạng sinh học trên tồn cầu.
- Xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức,
phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả.
- Tăng cường cơng tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân
loại.
- Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy
giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.
2. Lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch
- Trong việc phát triển du lịch - ngành “công nghiệp không khói”, những giá trị về lịch sử, văn hố
truyền thống có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển.
- Yếu tố hàng đầu của sản phẩm du lịch chính là “sức hấp dẫn của địa danh”, bao gồm các yếu tố về lịch
sử, văn hóa truyền thơng, tơn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực, giải trí, sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ,...
- Khi đi tham quan du lịch, du khách trong nước và quốc tế thường chọn lựa địa danh có liên quan đến di
tích lịch sử, văn hóa để tìm hiểu và trải nghiệm.
- Việt Nam được bầu chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hố” là nhờ có hệ
thống di tích lịch sử, di sản văn hoá và di sản thiên nhiên trên khắp cả nước.
+ Về di tích lịch sử, di tích văn hóa như: Đền Hùng (Phú Thọ), Phố cổ Hà Nội, Cố đơ Hoa Lư (Ninh
Bình), Cố đơ Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam).
+ Về di sản tự nhiên như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Hồ Ba Bể (Bắc Cạn), Vườn Quốc Phong Nha
- Các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa chính là sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hoá, cảnh
quan,... là nơi còn lưu giữ được dấu ấn lịch sử, văn hố truyền thống một cách có hệ thống, được bảo tồn

và khai thác một cách khoa học.
4. Vai trị của lịch sử và văn hố đối với sự phát triển du lịch. Vai trò của du lịch đối với bảo tồn di
tích lịch sử và văn hóa

3|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

* Vai trị của lịch sử và văn hóa đối với du lịch:
- Lịch sử và văn hoá là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch đem lại những nguồn
lực lớn.
- Lịch sử và văn hoá cung cấp tri thức lịch sử, văn hoá để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát
triển bền vững.
- Lịch sử và văn hoá cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch, xây dựng chiến
lược phát triển ngành du lịch,...
* Vai trò của du lịch đối với bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:
- Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần mang lại nhiều nguồn lợi tạo ra việc làm cho người lao động,
mang lại nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, quảng
bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngồi,...
- Du lịch mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hố.
- Du lịch cung cấp thông tin của ngành để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền
vững.
- Du lịch quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài, kết nối và nâng cao vị thế của các ngành du
lịch, Sử học,...

Chủ đề 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ
CỔ - TRUNG ĐẠI

I. KHÁI NIỆM VĂN MINH
1. Khái niệm “văn minh”. Một số nền văn minh của thế giới và Việt Nam
* Khái niệm “văn minh”:Văn minh là những thành tựu đã đạt được khi văn hóa phát triển đến một mức
độ nhất định minh là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái

phát triể của tiền văn hoá.
- Một số nền văn minh thế giới và Việt Nam:
+ Các nền văn minh thế giới như: Văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy lạ Mã thời cổ -
trung đại.
+ Các nền văn minh của Việt Nam như: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay còn gọi là Văn minh Hồng;
Văn minh Đại Việt thời phong kiến độc lập, tự chủ;...
2. Những điểm giống và khác nhau giữa văn hóa và văn minh
- Giống nhau: Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến lịch sử.
Khác nhau:
+ Văn hóa: Tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuấ cho đến nay.
+ Văn minh: Những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao
của xã hội.
+ Văn hóa phát triển sớm hơn nền văn minh. Văn hóa ra đời trước sau đó mới tạo ra văn minh nền văn
minh có thể được tạo thành từ một số nền văn hóa.
+ Nền văn minh được đánh giá lớn hơn nhiều so với một nền văn hóa. Vì văn minh là một tập phức tạp
được tạo thành từ nhiều thứ trong đó một khía cạnh là văn hóa.
+ Văn hóa thể hiện nhiều hơn trong tôn giáo, nghệ thuật, văn học, phong tục, đạo đức, âm triết học, v.v...
Cịn văn minh thì thể hiện ở luật, hành chính, cơ sở hạ tầng, kiến trúc, sắp xếp xã bị
3. Khái quát tiến trình phát triển lịch sử văn minh phương Đơng thời kì cổ - trung đại
- Trong thời kì cổ đại, ở phương Đơng có bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà Trung Hoa
và Ấn Độ.
- Điểm chung nổi bật là cả bốn nền văn minh này đều hình thành trên lưu vực của các sông lớn.
+ Văn minh Ai Cập được hình thành trên lưu vực sơng Nin.
+ Văn minh Lưỡng Hà được hình thành trên lưu vực sơng Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.
+ Văn minh Trung Hoa được hình thành trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang.
+ Văn minh Ấn Độ được hình thành trên lưu vực sơng Hằng và sông Ấn.

4|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

- Chính nhờ sự bồi đắp của những dịng sơng đó nên đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nơng

nghiệp có điều kiện phát triển trong hồn cảnh nỗng cụ đang cịn thơ sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của
nhà nước.
- Do đó, cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh và hơn thế nữa sáng tạo nên những văn minh vô
cùng rực rỡ.
II. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG
1. Những thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập cổ đại
- Về chữ viết:
Ai Cập cổ đại.
+ Chữ tượng hình mơ phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình.
+ Viết chữ trên giấy Pa-li-rút hoặc khắc trên đá.
+ Chữ viết là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác, đồng thời là cơ sở để người
đời sau nghiên cứu về văn hóa thời kì cổ đại.
- Về Tốn học:
+ Phép đểm đến 10, thành tựu về hình học và tính được số Pi (z) bằng 3,16.
+ Toán học đã được sử dụng trong cuộc sống như xây dựng, đo ruộng đất hay việc lập bản đổ,. đồng thời
là cơ sở cho nền toán học sau này. - Về kiến trúc và điêu khắc:
+ Những cơng trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ như kim tự tháp, tượng Nhân sư,... tính thần + Nghệ thuật
kiến trúc và điêu khắc phản ánh khả năng sáng tạo của con người và mang mỹ cao, biểu hiện đỉnh cao
của tính chun chế, quan niệm tơn giáo.
- Ngồi ra, cư dân Ai Cập cổ đại cịn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như Lịc pháp,
Thiên văn học, Văn học, Y học,...
Như vậy, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ. Đây là sản
phẩm của trí tuệ, của sự lao động sáng tạo và có những đóng góp trực tiếp của cư dân Ai Cập đối sự phát
triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới. VO
2. Những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại
* Chữ viết: Chữ viết có từ thời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim
văn Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư rồi Hành thư,... Chữ viết của cư dân Trung Hoa có ảnh hưởng đến chữ
viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản. Việt Nam,...
* Tư tưởng - tôn giáo:
Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử.

- Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chỉ ở
Trung Hoa, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,...
- Phật giáo cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. Các nhà sư Trung Hoa sang Độ tìm
hiểu giáo lí Phật giáo. Nhiều nhà sư Ấn Độ đến Trung Hoa truyền đạo. * Sử học:
- Người đặt nền móng cho nền Sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên.
- Bộ Sử ký của Tư Mã Thiên là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng.
• Văn học: Văn học Trung Hoa đa dạng, nhiều thể loại:
+ Kinh Thi là một bộ tổng hợp thơ ca dân gian của Trung Hoa, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho
giáo.
+ Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với các nhà thơ
tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...
+ Tiểu thuyết chương hồi đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biểu là Tam quốc diễn nghĩa
của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngơ Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào
Tuyết Cần.
- Văn học Trung Hoa thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á.
3. Những thành tựu cơ bản của nền văn minh Ấn Độ
* Chữ viết:
- Sớm sáng tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Bra-mi, chữ San-xcrít (Phạn),...

5|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

- Chữ viết Ấn Độ phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết của
nhiều quốc gia khác, như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,...
* Tư tưởng, tôn giáo:
- Hin-đu giáo (ban đầu là Bà La Môn giáo) ra đời vào khoảng cuối thế kỷ I TCN, trong hồn cảnh đang
có sự bất bình rất sâu sắc về đẳng cấp.
- Phật giáo: ra đời khoảng thế kỷ VI TCN do Thái tử Xít-đác-ta Gơ-ta-ma, hiệu là Sa-ki-a Mu-ni (Thích
Ca Mâu Ni) khởi xướng, Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca (thế kỉ III TCN).
* Văn học: Đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nổi bật là Ma-ha-bha-ra-ta và
Ra-ma-y-a-na), kịch (tiêu biểu là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la).

* Kiến trúc, điêu khắc:
- Phổ biến ở Ấn Độ là các cơng trình đền, chùa, tháp, tượng Phật,...
- Nhiều cơng trình kiến trúc, điêu khắc được xây dựng, tiêu biểu là lăng Ta-giơ Ma-han, Pháo đài Đỏ (La
Ki-la), đền Kha-giu-ta-hơ...
- Những cơng trình kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ cổ - trung đại vừa thể hiện trình độ phát triển cao
của con người, vừa thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật.
Kiến trúc, điều khác Ấn Độ có ảnh hưởng tới khu vực Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những thành
tinh nghệ thuật Ấn Độ đã trở thành di sản văn hố có giá trị lớn của nhân loại.
2 Tốnhọc:
Sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, trong đó đóng góp lớn nhất là phát minh ra số 0.
- Tỉnh được căn bậc 2 và căn bậc 3, đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa ba cạnh trong
một tam giác.
III. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY
1. Tóm tắt những thành tựu cơ bản của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
* Chữ viết:
- Xây dựng bảng 24 chữ cái.
- Người La Mã đã dựa trên cơ sở chữ viết Hy Lạp xây dựng chữ La-tinh.
* Văn học:
- Đặt nền móng cho văn học phương Tây.
- Các tác phẩm: Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê, Vua Ơ-đáp,...
* Kiến trúc, điêu khắc: Đạt được những thành tựu quan trọng trên cả 3 lĩnh vực: điêu khắc, kiến túc và
hội họa. Một số cơng trình: đền Pác-tê-nơng, đấu trường Cơ-li-dê,...
* Khoa học, kĩ thuật: Nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go, O-cơ lít,...
* Tư tưởng, tơn giáo:
- Là q hương của triết học phương Tây với các nhà triết học tiêu biểu như: Ta-lét, Hê-ra-clít,... - Thờ
đa thần, thường xuyên hiến tế, cầu nguyện và tổ chức lễ hội tôn vinh các vị thần.
* Thể thao
- Quan trọng trong đời sống, lễ hội và văn hóa Hy Lạp - La Mã cổ đại.
- Nhiều sự kiện và môn thể thao của Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng thể thao sau này.
3. Bối cảnh lịch sử, tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa dẫn đến sự hình thành phong trào văn đóa Phục

hưng
* Bối cảnh lịch sử:
- Thời kì Phục hưng (thế kỉ XV-XVII)
- Trên cơ sở phục hưng những thành tựu và giá trị của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
- Thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và việc Giáo hội Thiên Chúa giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng
là những trở ngại cho sự phát triển phương thức sản xuất mới.
- Tầng lớp tư sản mới đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn
minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và giáo hội.
4. Tóm tắt những thành tựu cơ bản của nền văn minh thời Phục hưng

6|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

Lĩnh vực Thành tựu

1. Văn học Đạt nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là các tác phẩm Thần khúc (A. Đan-tê), Đôn Ki-

hô-tê (M. Xéc-van-téc), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia)...

2. Triết học - Kịch liệt phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề cao tri thức, lý

trí của con người. Đại diện tiêu biểu là Mi-chen đơ Mông-ten-nhơ (Pháp), Ê-ra-xmơ

(Hà Lan), La Ra-mê (Pháp),...

3. Khoa học nghệ - Khoa học gắn liền với sự đóng góp của các nhà khoa học trên lĩnh vực Toán học,

thuật Thiên văn học, tiêu biểu là Cơ-péc-ních, Bru-nơ và Ga-li-lê với Thuyết Nhật tâm.

- Nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là bức họa Nàng Mô-na Li-sa,


Bữa ăn tối cuối cùng (Lê-ơ-na đờ Vanh-xi), Tượng Đa-vít, Sự sáng tạo A-đam (Mi-

ken-lăng-giơ), lâu đài Sam-bô (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng),...

4. Nhận xét - Lên án, châm biếm Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.

- Chĩa mũi nhọn đấu tranh chống chế độ phong kiến thối nát.

- Đề cao giá trị con người và giải quyết tự do cá nhân, ca ngợi tình yêu tự do.

5. Sự nở rộ các tài năng của văn minh thời Phục hưng

- Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học. Đê-các-tơ vừa là nhà toán học, vừa là học lớn M. Xéc-van-

téc là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm nổi tiếng là Đôn-ki-hô-tê. W. Sêch-xpia | người

Anh là nhà viết kịch vĩ đại thời văn học Phục hưng với nhiều vở kịch nổi tiếng như Rô-mê-ô và Giu-li-ét,

Ham-lét, Ơ-ten-lơ,...

- Lê-ơ-na-đờ Vanh-xi, người I-ta-li-a là một họa sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại như Bữa

tiệc cuối cùng, Nàng La Giô-công-đơ.

- Mi-ken-lăng-giơ là một danh họa, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng người I-ta-li-a với những

tác phẩm tiêu biểu như: Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng, Tượng Đa-vít, ...

- N. Cơ-péc-ních (người Ba Lan), G. Ga-li-lê (người I-ta-li-a). N. Cơ-péc-ních đã chứng minh rằng Trái


Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời nhưng bị Giáo hội cấm lưu hành. Cịn G. Ga-

li-lê cơng bố học thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi ông đã 70 tuổi. Dù vậy, khi bị kết án, ông vẫn

tuyên bố: “Dù sao Trái Đất vẫn quay”.

CHỦ ĐỀ 4 CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

I. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI

1. Những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Lĩnh vực Những thành tựu

1. Lĩnh vực máy Năm 1769, Giêm Oát đã chế tạo thành công chiếc máy hơi nước kiểu đơn

móc hướng.

Năm 1782, ông chế tạo thành công máy hơi nước song hướng. - Năm 1784,

Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.

Đầu thế kỉ XIX, máy hơi nước được sử dụng phổ biến ở Anh. Đây là sự khởi

đầu của quá trình cơng nghiệp hóa.

- Từ năm 1791 đến năm 1823, các nhà sáng chế người Anh, người Mỹ phát

minh ra động cơ đốt trong. Động cơ đốt trong ra đời nhanh chóng thúc đẩy cơ


giới hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.

2. Lĩnh vực giao - Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi

thông vận tải nước.

- Năm 1814, G. Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc máy xe lửa.

- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm

công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun.

- Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh có khoảng 10.000 km đường sắt.

2. Những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ hai

* Những phát minh:

7|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

- Trong lĩnh vực vật lí:

+ Phát minh về điện của các nhà bác học G. Ôm người Đức, G. Giun người Anh, E. K. Len-xa người

Nga mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.

+ Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ra Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm

nguồn năng lượng hạt nhân.


+ Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất.

+ Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học.

- Trong lĩnh vực hoá học:Định luật tuần hoàn của Men-đê-lê-ép (Nga) đặt cơ sở cho sự phân hạng các

nguyên tố hoá học.

- Trong lĩnh vực sinh học:

+ Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến sự tiến hoá và di truyền... + Phát minh của nhà bác học Lu-i Pa-

xtơ (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành cơng vắc xin chống bệnh chó dại.

+ Páp-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người. anem rias) - -

Trong lĩnh vực kĩ thuật:

+ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được

sử dụng để cung cấp điện năng.

+ Dầu hoả được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải –

- Cơng nghiệp hố học ra đời.

+ Phát minh ra điện tín. Cuối thế kỉ XIX ơ tơ được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ trong.

Tháng 12 - 1903, anh em người Mĩ đã chế tạo máy bay đầu tiên.


* Tác dụng:Đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến

mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.

Tóm tắt những phát minh cơ bản trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Thời gian Thành tựu

Năm 1789 - 1889 Những phát minh về điện của các nhà bác học nhau Ghế cóc Xi-mơn Ơm (1789 -

1854) người Đức. Phát minh của Mai-am Pha-ta đây (19) . 1867) người Anh.

Giêm Pre-xcốt Giun (181% - 1889) người Anh, E.K. Len-xo (1800 . 1865) người

Nga, đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.

Năm 1879 Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện có khả năng ứng dụng rộng rãi

trong thực tế.

Năm 1891 Kĩ sư người Nga là Đô-tô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ

điện xoay chiều. Máy phát điện đã được sử dụng để cung cấp năng lượng cho

nhiều nhà máy.

Năm 1860 Động cơ đốt trong được phát minh và ứng dụng nhanh chóng để cơ giới sản xuất

và lần đầu tiên được kĩ sư Ê-chiên-nơ Lơ-noa ứng dụng vào lĩnh vực thương mại.


Năm 1876 Kĩ sư Ni-cô-la Ốt-tô đã sáng chế ra động cơ đốt trong hiện đại.

Từ năm 1870 đến Sản xuất thép trên thế giới đã tăng từ 250.000 tấn lên 28,3 triệu tấn. Ứng dụng thép

năm 1900 . ngày càng được phổ biến trong xây dựng, giao thông vận tải, chế tạo máy móc, sản

xuất vũ khí,...

Đến cuối thế kỉ XIX Thế giới đã chứng kiến những tiến bộ lớn trong thiết kế và chế tạo ô tô với việc sử

dụng động cơ đốt trong. Ơ tơ từng bước được sản xuất phổ biến nhằm mục đích

thương mại.

Năm 1903 Hai anh em người Mỹ là Vin-bơ Rai và Ĩoc-vin Rai đã chế tạo thành cơng chiếc

máy bay đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của ngành hàng không thế giới.

3. Ý nghĩa tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
* Ý nghĩa:
- Thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động.
- Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc, góp
phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện cuộc sống con người.

8|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

* Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai:
- Xã hội:
+ Hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân Luân

Đôn, Man-chét-xtơ, Pa-ri,...
+ Hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và vô sản làm thu + Mâu
thuẫn giữa tư sản và vô sản => các cuộc đấu tranh.
- Văn hóa:
+ Lối sống và văn hóa cơng nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.
+ Đời sống tinh thần phong phú và đa dạng hơn với sự xuất hiện của: điện thoại, radio, điện ảnh..
+ Sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục được đẩy mạnh,...
- Tiêu cực:
+ Ô nhiễm mơi trường;
+ Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em;
+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc.
II. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
1. Các giai đoạn phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Tác động của cuộc cách mạng
này
* Các giai đoạn:
- Những năm 40 thế kỷ XX: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX: Cách mạng khoa học - cơng nghệ.
* Tác động:
- Tích cực:
+ Làm cho năng suất và chất lượnglao động ngày càng tăng lên, nâng cao không ngừng mức sống cuộc
sống con người.
+ Làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những địi hỏi là đào tạo nghề nghiệp,
sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá.
+ Làm thay đổi các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước nhảy vọt về lực lượng sản xuất và năng lao động.
+ Đưa loài người chuyên sang nền văn minh mới đó là “văn minh trí tuệ”.
+ Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật ngày càng được quốc tế hoá.
- Hạn chế:
+ Gây ra những hậu quả mà con người chưa thể khắc : tai nạn lao động, tai nạn giao thơng….
+ Sản xuất vũ khí hủy diệt, ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu, bệnh dịch mới,... .
2. Những biểu hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là tự động hố dựa vào máy tính,

internet,...
- Vê máy tính, internet: cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ ba là tự động hố dựa vào máy tính,
Erternet,...
+ Máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ năm 1946, chạy bằng điện từ chân không. Sự ra đời của máy tính
điện tử đã dẫn đến tự động hố trong q trình sản xuất.
+ Máy tự động và hệ thống máy tự động không chỉ “làm việc” thay con người, mà cịn có thể “nghỉ” hay
con người.
- Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đã được điều khiển bằng máy tính:
+ ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Computer) là máy tính điện tử số đầu tiên do giáo ư Mô-
sờ-ly và học trị thiết kế vào năm 1943, được hồn thành vào năm 1946. Đây là một máy tính thổng lồ
với chiều dài 20 m, chiều cao 2,8 m. ENIAC bao gồm: 18000 đèn điện tử, 1500 công tắc tự động, nặng
hơn 30 tấn và tiêu thụ 140 KW/giờ. Máy tính có khả năng thực hiện 5000 phép toán cộng tong một giây.
+ Internet được phát minh năm 1957 tại Văn phòng Xử lý Công nghệ thông tin của ARPA (Cơ quan
ghiên cứu các Dự án kĩ thuật cao của Mỹ). Đây là cơ quan xây dựng nguyên mẫu đầu tiên của Internet à
đặt những nền tảng đầu tiên cho mạng internet ngày nay.

9|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

+ Năm 1969, internet được khai thác sử dụng, nhưng phải đến năm 1990 bước ngoặt của Internet mới
diễn ra. Tim Béc-nơ-ly, kỹ sư mạng điện toán người Anh, đã sáng tạo ra công cụ đơn giản và hầu như
miễn phí để thu thập thơng tin internet - một giao thức mang tên World Wide Web (WWW). Từ năm
(991, khi WWW bắt đầu đi vào hoạt động, web và internet phát triển đồng nhất với tốc độ chóng mặt.
+ Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và trình duyệt web đã đánh dấu sự ra đời của
cuộc cách mạng số hố.
3. Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ ba gắn với công nghệ thông tin, thiết bị điện tử,...
- Cùng với sự phát triển của intemet, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ rên
phạm vi tồn cầu.
+ Cơng nghệ thơng tin là một nhánh ngành kỹ thuật máy tính và phần mềm để chuyển đổi, lưu giữ, bảo
vệ, xử lý, truyền tài và thu thập thông tin. Từ đây máy tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có k năng
liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thơng tin máy tính tồn cầu.

+ Thiết bị điện tử là loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử cho phép tự độn hóa trong
các quy trình cơng nghệ và kiểm tra sản phẩm. Nhiều thiết bị điện tử từng bước được chế như thiết bị
viễn thông (điện thoại, tivi), thiết bị thu thanh và truyền hình (ra-đa, kính thiên văn, vệ tinh nhân tạo,...)
thiết bị y tế (tia X-quang, bức xạ),... Nhờ vậy, thiết bị điện tử trực tiếp làm tăng năng sự lao động, nâng
cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc.
4. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đạt được những thành tựu trên lĩnh vực ch tạo vật liệu
mới, chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải và thông tin liên lạc, sử dụng người năng lượng mới,
công nghệ sinh học
- Chế tạo vật liệu mới: sáng chế ra những vật liệu sản xuất mới, quan trọng nhất là Polime (chất đang giữ
vị trí hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp
- Chinh phục vũ trụ: trong gần nửa thế kỉ qua, con người có những bước tiến phi thường, đạt đưa những
thành tựu kì diệu trong chinh phục vũ trụ: phóng tàu vũ trụ, tàu con thoi vào khoảng không vũ đưa con
người đặt chân lên Mặt Trăng.
- Có những tiến bộ lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu khổng lồ, tàu
hỏa tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hết sức hiện
đại,...
- Sử dụng nguồn năng lượng mới: tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và v tận: năng
lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió.
- Sử dụng cơng nghệ sinh học: trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu
hết sức to lớn ở các ngành Tốn học, Vật lí, Tin học, Hố học, Sinh học. Con người đã ứng dụng vào kỹ
thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống: sinh sản vơ tính, khám phá bản đồ gien người,...
- Ngồi ra, cịn có những phát minh lớn về cơng cụ sản xuất: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự
động, rô-bốt... và cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã giúp con người tìm ra được phương
hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm.
5. Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
- Cuộc cách mạng này cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất
lao động.
- Cuộc cách mạng đã thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nỗi

nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.
Đã đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ cơng nghiệp hố, lấy tính, điện
tử, thơng tin và khoa sinh hóa làm cơ sở.
- Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật... ngày càng quốc tế hóa.
6. Thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo (AI),
Internet kết nối vạn vật (Internet of Things-IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

10|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

- Trí tuệ nhân tạo: tạo ra những cỗ máy thông minh, hoạt động và phản ứng như con người. Có thể
nhận dạng được giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Là khoa học và kỹ thuật sản xuất
máy móc thơng minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thơng minh. Trí tuệ nhân tạo được + ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo
dục, xây dựng,... Trí tuệ nhân tạo đã góp phần khơng nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao
động, đẩy nhanh q trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức
truyền thống.
- Internet kết nối vạn vật: Là sự kết hợp của internet, công nghệ và công nghệ không dây. Vi cơ điện tử
được mô tả là mối quan hệ giữa sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, và con người hình thành nhờ sự
kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau. Internet kết nối vạn vật có phạm vi ứng dụng
rất rộng lớn, điển hình như điều hành sản xuất, xe thông minh, nhà máy thông minh, giao thông vận tải,
quản lý môi trường, mua sắm thông minh, học tập trực tuyến,...
- Dữ liệu lớn (Big Data): cho phép thu thập, lưu giữ lượng dữ liệu khổng lồ. Chỉ một tập hợp dữ liệu rất
lớn và phức tạp, bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu a trữ,
truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Với đặc điểm như trên, dữ liệu lớn được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực, như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lý nhà nước, giáo dục và đào tạo
7. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thể hiện trên các lĩnh vực công nghệ sinh học và phát triển
công nghệ liên ngành, đa ngành,...
- Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết phẩm, sản xuất các chế phẩm sinh học
sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng trong và cuộc sống như chọn tạo giống cây

trồng, vật nuôi mang các đặc tính mới, chế biến và bảo quản thực y học và dược phẩm, chẩn đốn bệnh,
xử lý ơ nhiễm môi trường, rác thải,...
- Ba công nghệ chủ yếu tác động đến sự thay đổi cuộc sống con người là công nghệ gen (công nghệ di
truyền), nuôi cấy mô và nhân bản.
- Ngồi ra, Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư còn đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực rô-bốt thế hệ mới,
máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nơ, các vật liệu mới (gơ-ra-phen, sơ-kai-mi-on điện tốn đám mây,...
8. Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
- Với sự xuất hiện của tiền sản xuất mới dựa trên công nghệ điện tử, mức độ đóng góp của khoa học cơng
nghệ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn.
- Việc sử dụng máy móc cơng nghiệp được coi là phương tiện kỹ thuật quan trọng hợp thành chương
trình hiện đại hố toàn bộ nền sản xuất, tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động mà khơng
có sự tham gia của con người.
- Việc sử dụng máy điện toán trong thiết kế, chế tạo máy, lĩnh vực hàng không, tên lửa, vũ trụ, điện tử,...
đã cho phép giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất của công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả
kinh tế to lớn.
- Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội,
đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.
- Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đã thúc đẩy q trình tồn
cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới. Đó là sự xuất hiện năm trụ cốt chính của tồn cầu hóa:
+ Mạng lưới thơng tin tồn cầu.
+ Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu.
+ Mạng lưới và trụ sở lao động tồn cầu.
+ Mạng lưới và hệ thống tài chính tồn cầu.
+ Vai trị và sự phát triển của các cơng ty xuyên quốc gia.
9. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
* Đối với xã hội:
- Tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân hiện đại: số cơng nhân có trí thức, kĩ năng " trình độ chun
mơn cao ngày càng tăng, số lượng cơng nhân lao động phổ thơng có xu hướng giảm dần.

11|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST


- Giai cấp cơng nhân vẫn giữ vai trị là lực lượng chính trị - xã hội chủ yếu trong cuộc đi tranh chính trị.
Những cuộc đấu tranh của cơng nhân hiện đại mang tính chất kinh tế - xã bị nhiều hơn.
- Các tác động tiêu cực như: gia tăng khoảng cách giàu nghèo, làm xói mịn bản sắc văn hóa, giá trị
truyền thống của các cộng đồng,
* Đối với văn hóa:
- Tác động tích cực:
+ Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với nhau.
+ Thúc đẩy cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn.
+ Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.
+ Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân.
- Hạn chế:
+ Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào cơng nghệ.
+ Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”.
+ Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống.
+ Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.

CHỦ ĐỀ 5 VĂN MINH ĐƠNG NAM Á

I. HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI KÌ

CỔ - TRUNG ĐẠI

1. Tóm tắt các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á

Thời gian Nội dung

1. Từ đầu Hình thành một số quốc gia, như Phù Nam, Chăm-pa, Ta-ru-ma, Ma-lay-u, Ha-ri-pun-

cơng ngun giay-a,... trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam.


đến thế kỉ

VII

2. TỪ TK Sau khi Phù Nam suy yếu, khu vực Đông Nam Á hình thành thêm một số quốc gia mới,

VII-X bên cạnh đó là một số quốc gia nhỏ trước đây bị thơn tính hoặc hợp nhất lại với nhau

thành những nước lớn hơn, tiêu biểu là Ăng-co, Sri vi-giay-a.

3.Từ TK X – - Giai đoạn hình thành những quốc gia thống nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á, như Đại

XV Việt, Ăng-co, Chăm-pa, Pa-gan, Lan Xang, Su-khơ-thay, A-giút-thay-a, Ma-gia-pa-hít,..

- Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đơng Nam Á.

- Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo.

mới

- Sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái cho văn minh Đông Nam

Á.

4. Từ TK - Giai đoạn khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia Phong Kiến Đông Nam Á gắn

XVI-XĨ liền với quá trình xâm nhập của các nước phương tây.

- Sự du nhập văn hóa phương Tây cũng đem đến cho Đơng Nam Á nhiều yếu tố văn hóa


mới nêu tôn giáo Ngơn ngữ các hình thức văn hóa vật chất tư tưởng nhân văn.

- Văn Minh Đông Nam Á tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng đặc biệt là

văn học nghệ thuật

- Một số ngôn ngữ mới đã được du nhập vào Đông Nam Á như tiếng Anh tiếng Pháp tiếng

Tây Ban Nha.

- Việt Nam Chữ quốc ngữ cũng xuất hiện những ngơn ngữ này có vai trò đặc biệt quan

trọng trong việc thúc đẩy q trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa phương tây với Đông

Nam Á

2. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ

- Từ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt

12|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

+ Nơng nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Ngồi ra, cịn có các nghề thủ cơng truyền thống , làm đồ
gốm, đúc đồng, rèn sắt.
+ Việc buôn bán bằng đường biển rất phát đạt, nhiều thành thị, hải cảng ra đời.
+ Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các quốc gia cô đại ở đây
Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, trên nền tảng của văn hóa bản địa với kỹ nghệ sắt khá phát triển và
những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, ở Đơng Nam Á đã hình thành một số quốc gia: Phù
Nam, Chăm-pa, Ta-ru-ma, Ma-lay-u, Ha-ri-pun-giay-a,... trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam.

- Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, sau khi Phù Nam suy yếu, khu vực Đông Nam Á hình thành thêm số quốc
gia mới, bên cạnh đó là một số quốc gia nhỏ trước đây bị thơn tính hoặc hợp nhất lại với nha thành lớn
hơn, tiêu biểu là Ăng-co, Sri vi-giay-a.
- Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước là thành tựu văn minh nổi bật nhất trong giai đoạn
này
3.Ảnh hưởng của văn hóa bên ngồi đối với Văn Minh Đơng Nam Á cổ trung - đại
- Văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Đơng Nam Á trên các lĩnh vực:
+ Về tín ngưỡng tôn giáo: thờ phồn thực thờ cúng tổ tiên ấn độ giáo Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ truyền
sang các nước Đơng Nam Á hịa nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa
+ Về chữ viết: chữ Bali chữ Phạn của Ấn Độ được các nước Đông Nam Á tiếp thu và sáng tạo ra chữ viết
riêng của mình như Chữ viết của người Chăm người Khmer người Mã Lai người Hán của Trung Quốc
được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc
+ Về văn học: các tác phẩm văn học của Ấn Độ Như ma-ha-ta và gamaya và các tác phẩm văn học của
Trung Quốc như tứ thư ngũ kinh được truyền bá vào các nước Đơng Nam Á từ đó sớm
+ Về kiến trúc kiến trúc: của Đông Nam Á trong các thế kỷ đầu công nguyên đến thế kỷ X mang đậm
dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ trong đó loại hình kiến trúc phổ biến là đền Tháp như tháp Chăm
ở Việt Nam khu đền bô – rô – bu - đua và Prambanman ở Indonesia chùa Suê-đa-rông Myanmar
+ Về điêu khắc: nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ trong đó chủ yếu là điêu
khắc tượng thần tượng Phật và phù điêu
Mặc dù tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc nhưng nhiều nét văn hóa bản địa ở Đơng Nam Á vẫn giữ
được giữ và phát triển.
4. Thành tựu văn minh Đơng Nam Á thời cổ trung đại
* Tín ngưỡng tơn giáo:
- Nhiều tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thờ thần tự nhiên thờ thần động vật
- Tiếp thu phật giáo và Hindu giáo từ Ấn Độ thông qua con đường Thương Mại và truyền giáo từ những
thế kỷ tiếp giáp Công Nguyên
- Người Việt chủ yếu tiếp nhận Nho giáo và các tôn giáo từ Trung Quốc các thế kỷ sau Hồi giáo và thiên
chúa giáo được lan truyền tới Đông Nam Á
*Văn tự
- Từ ngữ viết của Ấn Độ đã sáng tạo ra chữ viết riêng

- Người Việt tiếp thu một phần hệ thống chữ Hán của Trung Quốc và sáng tạo ra chữ Nôm người Chăm
sáng tạo ra chữ trong cổ vào cuối thế kỷ thứ tư tiếp đó người Khmer tiếp thu chữ Phạn để tạo ra chữ
Khmer cổ vào thế kỷ thứ VII
* Văn học:
- Kho tàng văn học dân gian rất phong phú với nhiều thể loại như truyền thuyết sử thi truyện cổ tích
truyện thơ ca dao tục ngữ
-Những phẩm chất tiêu biểu là đẻ đát Đẻ đất nước (VN) truyền thuyết Pơ -rắc - Thon của Campuchia,
thần thoại Pun – hơ-Nhan-hơ của Lào
- Từ khoảng thế kỉ X đến thế kỷ XIII nhiều nước Đông Nam Á mới xuất hiện nền văn hóa viết
- Văn học Đơng Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ trung quốc Ả Rập và phương Tây
* Kiến trúc:
-Nhà sàn được coi là biểu tượng kiến trúc của cư dân Đông Nam Á

13|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

- Kiến trúc tôn giáo đa dạng với hệ thống chùa tháp đền miếu lăng mộ thánh đường nhà thờ chịu ảnh
hưởng của kiến trúc Hindu Giáo Phật Giáo Hồi giáo và Thiên chúa giáo
-Kiến trúc cung đình điển hình tiêu biểu như Thăng Long Việt Nam A – giút – thay -a của Thái Lan
Luôn Pha Băng của Lào Phnom Penh Campuchia
* Điêu khắc:
-Chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Ấn Độ Trung Quốc
- Các tác phẩm mang tính chất tơn giáo như tượng thần tượng Phật phù điêu cơng trình tiêu biểu khu đền
Angkor Campuchia quần thể Tháp Pa – Gan của Myanmar kinh đô A – giút – thay -a của Thái Lan ,
Thạt Luổng của Lào.

CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

I. VĂN MINH VĂN LANG - ÂU LẠC

1. Tóm tắt về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc


Các yếu tố Nội dung

1. Vị trí địa lí Trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).

- Phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía đơng giáp biển là những yếu tố trí địa lý thúc đẩy

sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền minh khác

2. Tác dụng của - Sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng cu sinh đồng

các dịng sơng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định sống trong các xóm làng.

- Họ trở thành chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

3. Khí hậu - Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Lượng ánh sáng mặt trời lớn và lượng mưa nhiều thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn

nuôi; bảo đảm nguồn thức ăn đa dạng.

4. Tài nguyên Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chì, thiếc,...) là co sở để cư dân chế

tác các loại hình cơng cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

5. Thời gian và Thời gian: từ thế kỉ VII TCN.

cơ sở hình Cơ sở: Sự phát triển của văn hố Đơng Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang - Âu

thành Lạc.


2. Những nét chính về cơ sở kinh tế và xã hội dẫn đến sự hình thành nền văn Văn Lang - Âu Lạc
- Cùng với nghề nông, cư dân Đơng Sơn cịn săn bắn, chăn ni, đánh cá và làm các nghề thủ công Sự
phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành. - Nền kinh tế nơng
nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sả xuất, tạo ra nhiều của cải
dư thừa.
- Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Thời Phùng Nguyễn đã bắt
đầu có hiện tượng phân hố xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đơng Sơn, mức độ phân hố xã hộ ngày
càng phổ biến hơn.
Từ đó xuất hiện phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: tầng lớp quý tộc, nơng dân tự do, nơ tì. Q ghi là
những người giàu, có thể lực. Nơng dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số
dân cư. Nó tỉ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
Đồng thời, quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân
Việt cố và thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
3. Tổ chức xã hội và nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc
- Tổ chức xã hội:
+Người Việt cổ quần tụ trong xóm làng (chiềng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dịng họ sinh
sống trên cùng một khu vực.
+Cư dân đoàn kết đắp đê, trị thủy, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.
- Tổ chức nhà nước Văn Lang:
+ Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN. Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ).

14|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

+ Tổ chức nhà nước còn đơn giản: đứng đầu là vua Hùng, giúp việc có các Lạc hầu. Vua là người chỉ huy
quân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo.
+Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách.
- Tổ chức nhà nước Âu Lạc:
+ Khoảng năm 208 TCN, nhà nước Âu Lạc ra đời. Nước Âu Lạc tiếp tục kế thừa về tổ chức bộ máy
chính quyền của nước Văn Lang.

+ Nước Âu Lạc do An Dương Vương đứng đầu, giúp việc vẫn là các Lạc hầu. Các đơn vị hành chính địa
phương khơng có nhiều thay đổi so với nước Văn Lang.
+ Nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang. Lãnh thổ mở rộng trên cơ sở hòa hợp và
thống nhất giữa người Tây Âu và Lạc Việt. Cư dân Âu Lạc đã biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên
một lần, xây dựng thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
4. Những thành tựu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần do nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
mang đến cho người Việt cổ. Nêu nhận xét
- Đời sống vật chất:
+ Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước. Ngồi ra họ cịn biết chăn ni, đánh bắt cá và làm
các nghề thủ cơng, trong đó luyện kim và kĩ thuật đúc đồng đạt đến đỉnh cao.
+ Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia
súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,..) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,...).
+ Về trang phục, nam thường đóng khố, nữ mặc áo váy và đều đi chân đất.
+ Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vịng, nhẫn, khun tai, mũ gắn lơng vũ...
+ Họ sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển. Nhà ở phổ biến là
kiểu nhà làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.
- Đời sống tinh thần:
+Chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đạt đến trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, the hiện
qua nghệ thuật điêu khắc, kỹ thuật luyện kim, kỹ thuật làm đồ gốm. Hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ
gốm phản ánh sinh động cuộc sống.
cụ
+ Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các loại nhạc như trống
đồng, chiêng, cồng, chuông,.. các hoạt động hát múa giao duyên nam nữ.
+ Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng tự nhiên thể hiện qua các nghi thức, như thờ thần Mặt Trời, thần
núi, thần sông, thờ cúng tổ tiển, anh hùng, thủ lĩnh, thực hành lễ nghi nông nghiệp cầu mong mùa màng
bội thu.
+ Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức đua thuyền, đấu vật. Phong tục tập quán nét đặc sắc như
tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,...
- Nhận xét:
+ Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc phong phú, điều kiện tự nhiên của nước

ta.
+ Đời sống vật chất và tinh thần đó đã hịa quyện với nhau trong con người Lạc cộng đồng sâu sắc.
5. Những điểm mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang. Nguyên cư dân Văn Lang định
cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn điểm mới:
- Những điẻm mới:
+Cuộc sống tinh thần của cư dân Văn Lang đa dạng, phong phú. Họ đã biết thờ thần Mặt Trời, thần núi,
thần sơng v.v..., có tục chơn người chết kèm theo một số đồ vật riêng và nhiều phong tục, tập quán khác
thể hiện nét riêng của mình.
+ Vào những ngày mùa, ngày lễ theo tập tục, cư dân Văn Lang thường tổ chức vui chơi, nhảy múa, ca
hát. Nhân đó, họ cũng tổ chức những cuộc đua thuyền, giã gạo v.v... Năng khiếu thẩm mĩ của họ để khá
cao.
- Nguyên nhân:
+ Ở đây có nghề đúc đồng phát triển sớm. Cư dân ở đây biết trồng lúa, trồng dâu.

15|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

+ Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.

+ Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông

lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...

6. Những điểm mớicủa nước Âu Lạc so với nước Văn Lang

- Về tổ chức nhà nước:

- Được tổ chức như thời Văn Lang. Tuy nhiên, thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước cao hơn và chặt

chẽ hơn thời Văn Lang.


+Vua An Dương Vương có quyền thế cao hơn các vua Hùng Vương trong việc trị nước.

- Về kinh tế:

+ Lưỡi cày đồng dưới thời Âu Lạc được cải tiến thêm một bước và được dùng phổ biến hơn thời Văn

Lang, nhờ đó việc sản xuất ra lương thực như lúa, gạo, rau, củ,.. nhiều hơn. Các ngành chăn nuôi, đánh

cá, săn bắn đều phát triển cao hơn.

+ Ngành thủ công nghiệp làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức có nhiều tiến bộ hơn, đặc biệt ngành xây

dựng và luyện kim phát triển mạnh.

- Về xã hội: Do sự phát triển kinh tế nên dân số tăng lên nhiều hơn. Sự phân hóa xã hội sâu sắc hơn.

- Về quân sự, quốc phòng:

+ Xây dựng thành Cổ Loa: Thời Âu Lạc, An Dương Vương đã cho xây dựng thành Cổ Loa để bảo vệ đất

nước. Đây là cơng trình kiến trúc lớn và độc đáo trong việc xây dựng của dân tộc ta. Là căn cứ qn sự

mang tính phịng thủ kiên cố của Âu Lạc. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và là biểu

tượng của nền văn minh Việt cổ.

+ Lực lượng quốc phịng: Thời Âu Lạc có qn đội mạnh, gồm bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí

tốt, đặc biệt là nỏ sử dụng mũi tên bằng đồng. Có hệ thống thuyền chiến vừa để luyện tập, vừa sẵn sàng


chiến đấu.

II. VĂN MINH CHĂM-PA, VĂN MINH PHÙ NAM

1. Khái quát Vương quốc Chăm-pa và Phù Nam

* Vương quốc Chăm-pa:

- Thời Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập chính sách thống trị đối với vùng đất phía nam dãy Hoành Sơn

của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam.

- Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xã nhất của quận Nhật Nam)

đã nổi dậy lật đổ ách cai trị của nhà Hán, lập ra nhà nước Lâm Ấp.

- Trong các thế kỉ III - X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía nam, kéo dài từ Ninh

Thuận đến Bình Thuận ngày nay. Khoảng thế kỉ VII, tên Lâm Ấp được đổi thành Chăm-pa.

- Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất

nước Việt Nam.

* Vương quốc gia Phù Nam:

- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, địa bàn chủ yếu của Phù Nam thuộc vùng Nam Bộ

VN ngày nay.


- Từ thế kỷ thứ Ba đến thế kỷ thứ VI phu Nam là quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á

thời gian này Phù nam là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa giữa các cộng đồng dân cư trong khu

vực Ấn Độ trung quốc

- Từ thế kỷ thứ II vào Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ nhiều lần chinh phục các xứ Lang bang

-Từ thế kỷ thứ VI phu Nam suy yếu và bị Trăng lấp khơng tính tới đầu thế kỷ thứ VII Vương Quốc Phù

Nam sụp đổ.

2. Tóm tắt về điều kiện tự nhiên và dân cư tác động đến việc hình thành văn minh Chăm Pa

TT Nội dung

1. điều - Hình thành trên vùng Duyên Hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay

kiện tự - Địa hình đang sang khu vực Cao Nguyên với đồng bằng nhỏ những cánh đồng màu mỡ ven

nhiên sông Thu Bồn tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân

-Đường bờ biển dài vương quốc Chăm Pa sớm trở thành nơi tiếp nhận nhiều đường di cư tiếp xúc

16|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

và giao lưu văn hóa từ bên ngồi đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

2. dân - Cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở vùng Duyên Hải và một phần cao nguyên miền Trung là


cư những người nổi tiếng Mông Cổ

- Bên cạnh đó cịn có sự xuất hiện của bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai đa đảo

- Những nhóm cư dân này cộng cư với nhau và chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm Pa

3. Những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Chăm Pa

- Chữ viết: chữ viết của người Chăm Pa ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ phạm và giành được sử dụng phổ

biến trên các văn bia

- Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết,văn bia ký, sử thi…. và văn học viết (thơ, trường ca

…)cùng song hành tồn tại

- Tín ngưỡng tơn giáo

+ Cư dân Chăm Pa Có tục thờ cúng tổ tiên cho người chết trong các mộ Chum

+Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ cư dân Chăm Pa sùng bái các vị thần Hindu giáo như Thần Shiva ,

Vít – nu, Brama, Phật giáo cũng được truyền bá rộng rãi trong các tầng lớp xã hội tư duy thẩm mỹ và sự

sáng tạo của cư dân Chăm Pa thể hiện rõ qua các cơng trình kiến trúc điêu khắc chế tác đồ trang sức

+ Âm nhạc và ca Múa: đặc biệt phát triển với các thể loại nhạc cụ như đàn cầm trống kèn cùng nhiều

kiểu múa như điệu múa apsara trong cung đình ở đền miếu trong những liệt lễ hội.


4. Những nét chính về tổ chức xã hội và nhà nước Chăm Pa

- Tổ chức xã hội:

+ Cư dân Chăm Pa chủ yếu sinh sống trong làng duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc

+ Từng gia đình trong làng nhận ruộng đất cày cấy và thực hiện nghĩa vụ thuế khóa lau dịch với nhà

nước

-Tổ chức nhà nước:

+Nhà nước Chăm Pa ra đời khoảng thế kỷ II được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế

+ Nhà vua là chủ sở hữu tối câu về ruộng đất là người có quyền quyết định duy nhất về việc ban hành

tặng ruộng đất cho các đền miếu bằng cách cho quan lại

+Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương, phân cách thành ba hạng Tôn Quang thuộc

quan và ngoại quan,Tôn quan là chức quan cao cấp nhất trong triều đình thuộc quan là những chức quan

dưới quyền tôn Quang Ngoại Quang là những chức quan trấn giữ tại địa phương

+ Cả nước chia thành nhiều Châu dưới Châu là huyện dưới huyện là làng

5. So sánh cơ sở về điều kiện tự nhiên và dân cư hình thành văn minh Chăm Pa và văn minh Phù

Nam


Tiêu chí văn minh Chăm Pa Văn minh Phù Nam

1. điều hình thành trên vùng Duyên Hải và một hình thành trên lưu vực châu thổ Sông Cửu

kiện tự phần cao nguyên miền Trung Việt Nam Long với hệ thống sơng ngịi tên rạch

nhiên ngày nay địa hình đang sang khu vực Cao chằng trịch đổ ra biển địa hình khu vực

Nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp những cánh khắp nguồn nước dồi dào thuận lợi cho

đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn tạo điều canh tác nơng nghiệp trồng lúa nước vì có

kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác vị trí địa lý tiếp giáp với biển với nhiều

nông nghiệp đường bờ biển dài vng góc thuận lợi cho việc tránh bão neo đậu

Chăm Pa sớm trở thành nơi tiếp nhận nhiều thuyền bè của các thương nhân Cư dân

lần di cư tiếp xúc và giao lưu văn hóa từ bên Phù Nam sống có điều kiện giao lưu với

ngoài đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Ấn nền văn minh của nhiều quốc gia khác đặc

Độ biệt là nền văn minh Ấn Độ

2. dân cư dân bản địa sinh sống lâu đời là những chủ nhân của văn minh Phù Nam chủ yếu

cư người nói tiếng mơn cổ Bên cạnh đó cịn có là cư dân bản địa người Mông Cổ kết hợp

sự xuất hiện của một bộ phận dân cư Nó tiến với một bộ phận đến từ bên ngoài họ cùng


Mã Lai đa đảo như những nhóm cư dân này nhau thiết lập quốc gia mới làm chủ nền

cộng tư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Phù Nam

17|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

nền văn minh Chăm

6. Đời sống vật chất của cư dân Phù Nam thời cổ đại

- Nguồn lương thực, thực phẩm chính và bổ sung: là lúa gạo và các loại rau củ quả bổ sung thêm nguồn

thực phẩm từ chăn nuôi gia súc gia cầm đánh bắt thủy hải sản

- Trang phục:

+ Dân nghèo: dùng vải may quần áo

+ Nhà giàu: dùng tơ lụa gấm

+ Trang phục: phổ biến là mặc áo chui đầu hoặc ở trần dùng quả quấn làm váy

- Phương tiện đi lại:

+ Người dân đi chân đất hoặc đi dép bằng gỗ cây bao hương còn vua đi dép bằng ngà voi

+Việc di chuyển đi lại giữa các khu vực chủ yếu bằng thuyền bè trên kênh rạch sông biển

- Trang sức: cư dân đặc biệt thích đeo đồ trang sức làm bằng đá quý thủy tinh vàng bạc


- Nhà ở Cư dân Phù Nam sống chủ yếu trong các nhà sàn bằng gỗ

7. So sánh những thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của người Chăm Pa và Phù Nam

Nội dung Chăm Pa Phù Nam

1. Chữ viết Ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ phạm và Ra đời sớm với các loại văn tự có loại

rằng được sử dụng phổ biến trên các văn giống chữ Hán chữ phạm một số văn tự

bia khắc trên bia đá khắc trên vàng đá

2. tín ngưỡng - Sùng bái các vị thần Hindu giáo như - Hin đu giáo và phật giáo được tôn sùng

tôn giáo Thần Shiva, Vít – nu, Brama ba vị thần được thờ phổ biến là Thần

- Phật giáo cũng được truyền bá rộng rãi Shiva, Vít – nu, Brama

trong các tầng lớp xã hội - Dân gian cịn có tín ngưỡng sùng bái núi

- Có tục thờ cúng tổ tiên trong người chết Thiêng và nàng công chúa rắn

trong các Mộ Chum

3. Tư duy Thể hiện rõ qua các cơng trình kiến trúc Thể hiện qua kỹ thuật chế tác đồ trang sức

thẩm mỹ điêu khắc chế tác đồ trang sức kỹ thuật dệt vải làm gốm điêu khắc kiến

trúc


8. Tổ chức xã hội và Nhà nước của phụ Nam

- Tổ chức xã hội:

+ Tổ chức xã hội là các xóm làng (phum sóc) gồm nhiều gia đình có chung huyết thống cùng sinh sống

trên một khu vực

+Xóm làng (phum,sóc) có quan hệ lỏng lẻo với nhau và bị chia cắt bởi rừng rậm đầm lầy

- Tổ chức nhà nước:

+ Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỷ thứ nhất được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế

vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao

+ Nhà nước Phù nam là tập hợp nhiều tiểu Quốc giúp việc cho vua là hệ thống quan lại tăng lữ

+ Đầu thế kỷ thứ ba phạm sư mang đã tiến hành chinh phục nhiều vân Quốc mở rộng cương Vật bao gồm

vùng hạ lưu sông Mê Kông sông Tông Lê sáp.

. Phạm Sứ Man đã tiến hành chinh phục nhiều vong quốc, mở rộng cường vực bao gồm: vùng hạ lưu

sông Mê Công, sông Tông Lê Sáp,

III. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT

1. Cơ sở trong nước hình thành văn minh Đại Việt


- Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên sự kê thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

+ Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn một ngàn

năm Bắc thuộc.

Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong

thời kì độc lập, tự chủ.

- Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

+ Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển văn

18|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

+ Năm 905, Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ bước đầu.

+ Năm 938, sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương, mở ra thời

kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

+ Năm 1009, nhà Lý thành lập. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (sau đổi thành

Thăng Long).

+ Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững Đó là điều

kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực, tạo


nên nền văn minh Đại Việt.

2. Văn minh Đại Việt đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Trung Hoa về thể chế

chính trị, chữ viết, tư tưởng và giáo dục - khoa cử - Thể

- Thể chế chính trị:

+ Tổ chức bộ máy chính quyền đứng đầu là vua, dưới vua có các tể tướng, tướng quân. + Thể chế quân

chủ của Đại Việt có những nét tiếp thu theo cách của Trung Hoa.

- Chữ viết:

+ Chữ Hán của Trung Hoa du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc, được dân tộc ta làm cơ sở để sáng ra chữ

Nơm.

+ Chữ Hán cịn chi phối lớn trong hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hóa Đại Việt.

- Tư tưởng Nho giáo:

+ Nho giáo ra đời ở Trung Hoa, do Khổng Tử sáng lập.

+ Nho giáo du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng

Văn Miếu.

+ Đến thời nhà Lê sơ, Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống của giai cập thơng trị.


- Giáo dục, khoa cử

+ Đại Việt tiếp thu chế độ giáo dục, khoa cử của Trung Hoa như: giáo dục theo tư tưởng Nho để đào tạo

các tầng lớp quan lại.

+ Chế độ khoa cử được tổ chức một cách quy củ. Chẳng hạn, thời nhà Trần có tất cả 14 khoa thị đỗ 282

người đại khoa, cỏ học vị Thái học sinh. Năm 1374, tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ.

+ Tầng lớp Nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bậc đều là những nhan tài của

đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An,...

3. Văn minh Đại Việt đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn nghệ thuật kiến trúc

- Về tôn giáo:

+ Phật giáo: Từ đầu Công nguyên, các thương nhân Ấn Độ đến nước ta bằng con đầu truyền bá đạo Phật

và thành lập trung tâm Phật giáo Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thời - ở cực thịnh thuộc, Phật giáo

được phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo nước ta phát triển cực thịnh.

+ Ấn Độ giáo (Hin-đu giáo): với những chứng tích thể hiện Ấn Độ giáo được truyền bá và ở nước ta đó

là Thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam) của Vương quốc Chăm-pa cổ, một cơng trình kiến đồ sộ cịn tồn tại

đến ngày nay.


- Nghệ thuật kiến trúc:

+ Sự ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ thể hiện qua các cơng trình kiến trúc mang tính chất

tơn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu.

+ Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi phù hợp với văn hóa dân tộc ta.

4. Tóm tắt q trình phát triển của văn minh Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

Thời gian Nội dung

The ky X - Gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các Đinh, Tiền Lê. - vương triều Ngô

– Đinh, Tiền Lê

- Đây là giai đoạn văn minh Đại Việt bước đầu được định hình, thơng qu cơng cuộc

củng cố chính quyền, phát triển kinh tế và văn hoá.

Thế kỷ XI - Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lý, Trần, Hồ.

- đầu thế kỉ XV - Văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện, tính dân tộc được th hiện rõ nét,

19|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST

Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phát triển hài hoà.

Thế kỷ XV Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều triều Lêsơ, Mạc, Lê Trung hưng.


- thế kỉ XVII - Văn minh Đại Việt tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sử

- Nho giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ. Giáo dục, khoa cử có vai trị to l trong đời sống

chính trị, văn hoá.

- Từ đầu thế kỉ XVI, một số yếu tố văn hoá phương Tây từng bước du nhị vào Đại Việt.

Đầu thế kỷ - Gắn liền với sự tồn tại của các Vương Triều Lê Trung Hưng giai đoạn hậu kỳ Tây Sơn,

XVIII-XĨ Nguyễn

- Xã hội Đại Việt từng bước rơi vào khủng hoảng với nhiều biến động về chính trị văn

minh Đại Việt có những dấu hiệu đình trệ và lạc hậu mặc dù vậy một số lĩnh vực văn

minh vẫn đạt được những thành tựu nổi bật

Từ giữa TK Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ cai trị đã chấm dứt thời kỳ phát

XIX triển của nền văn minh Đại Việt

Từ giữa thế kỉ thời kỳ phát triển của nền văn minh Đại Việt.

5. Sự phát triển về tín ngưỡng - tơn giáo, giáo dục, khoa học - nghệ thuật dưới thời Lý, Trần .

- Tín ngưỡng - tôn giáo:

+ Thời nhà Lý: Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hố phong phú, đa dạng.


Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham chuộng.

+ Thời nhà Trần: Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến. Đạo Phật phát triển. Nho giáo ngày càng phát triển.

Các hình thức sinh hoạt văn hố đa dạng, phong phú.

- Giáo dục:

+ Thời nhà Lý: Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho con vua.

+ Thời nhà Trần: Quốc Tử Giám mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ có

trường học.

- Khoa học - nghệ thuật:

+ Thời nhà Lý: Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển. Một số công trình nghệ thuật có giá trị được xây

dựng. Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.

+ Thời nhà Trần: Cơ quan chuyên viết sử ra đời với bộ Đại Việt sử kí. Quân sự, với tác phẩm nổi tiếng:

Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn. Y học có thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam để chữa

bệnh cho nhân dân. Thiên văn học có những đóng góp đáng kể. Đã chế tạo được súng. Nghệ thuật kiến

trúc phát triển, nhiều cơng trình kiến trúc mới ra đời.

IV. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT


1. Những nét chung về tổ chức bộ máy nhà nước qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam. Sự hoàn

chỉnh bộ máy nhà nước dưới thời Lê sơ (đặc biệt dưới triều vua Lê Thánh Tông)

- Những nét chung:

+ Trải qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam, tổ chức bộ máy nhà nước Đại Việt không ngừng được

củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

+ Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lý, chun mơn, giám sát,... thể hiện vai trò tổ chức, quản lý

của nhà nước ngày càng chặt chẽ.

- Dưới triều nhà Lê sơ, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông bộ máy nhà nước được hoàn thiện:

+ Ở Trung ương: Vua là người đứng đầu, trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả tổng chỉ huy

quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thân (Thái sư, Thái úy). Các cơ quan văn phịng, hà chính,

giảm sát chun mơn (Đông các, Bộ Hộ, Ngự sử đài, Sở đồn điền,...).

+ Ở địa phương: Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 đạo/thừa tuyên. Dưới đạo là phủ, châu + Ở địa

phương: gồm các cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài. huyện, xã, phường,

sách,...

2. Tóm tắt về luật pháp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam. Nội dung chủ yếu luật pháp


Triều đại Luật pháp

1. Thời nhà Đinh Chưa có luật pháp.

20|BDHSG10 – Nguyen Hoang Anh|CD|KNTT|CTST


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×