Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài thu hoạch hoạt động ngoại khoá – tham quan bảo tàng đề tài việt nam thời tiền sử bảo tàng lịch sử quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.2 KB, 11 trang )

lOMoARcPSD|10162138

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI THU HOẠCH
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ –

THAM QUAN BẢO TÀNG

Đề tài:
VIỆT NAM THỜI TIỀN SỬ - BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

Giảng viên: Th.S Huỳnh Phương Duyên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bảo Danh
Mã số sinh viên: 61130119
Lớp học phần: VHVN_64.QTKD

Nha Trang, 2023

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU VỀ BẢO TÀNG....................................................................................3
II. CÁC HIỆN VẬT ĐÃ THAM QUAN......................................................................5

1. Thời đại đồ đá cũ.......................................................................................................5
1.1. Răng người vượn Homo erectus (cách ngày nay khoảng 400.000-300.000 năm).........5


1.2. Rìu tay (niên đại khoảng 400.000 - 300.000 năm cách ngày nay).................................6

2. Thời đại đồ đá mới....................................................................................................6
2.1. Rìu hình bầu dục, rìu ngắn, rìu mài lưỡi, nạo hình đĩa (Đá cuội, văn hóa Hịa Bình,
khoảng 16.000 – 8.000 năm cách ngày nay).............................................................................7
2.2. Bàn và chày nghiền (Đá, văn hóa Hịa Bình, khoảng 17.000 – 7.000 năm cách ngày
nay) ......................................................................................................................................8
2.3. Mơ hình hang động – nơi cư trú của cư dân văn hóa Hịa Bình....................................9
2.4. Bàn mài rãnh lõm đôi (dấu Bắc Sơn), đá phiến (schiste)............................................10

III. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ VÀ KẾT LUẬN............................................................10
1. Đánh giá tổng thể....................................................................................................11
2. Kết luận....................................................................................................................11

HÌNH ẢNH THAM KHẢO

Hình 1- Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan, ngày
3/9/1958..................................................................................................................................3
Hình 2- Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện nay tại số 1 Tràng Tiền..........................................4
Hình 3- Cơ sở nằm ở 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội........................................4
Hình 4- Răng người vượn Homo erectus...............................................................................6
Hình 5- Rìu tay.......................................................................................................................6
Hình 6- Rìu cuốc tra lắp cán..................................................................................................7
Hình 7- Cơng cụ ghè 1 mặt....................................................................................................7
Hình 8- Cơng cụ hai rìa lưỡi..................................................................................................8
Hình 9- Cơng cụ mũi nhọn bằng xương.................................................................................8
Hình 10- Vỏ các loại thuỷ sản, chày và bàn nghiền thức ăn..................................................9
Hình 11- Mơ hình hang động – nơi cư trú của cư dân văn hóa Hịa Bình...........................10
Hình 12- Bàn mài.................................................................................................................10
Hình 13- Bàn mài rãnh.........................................................................................................10


2

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

I. GIỚI THIỆU VỀ BẢO TÀNG
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tọa lạc tại số 1 phố Tràng Tiền, phường Phan Chu
Trinh, quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội, nằm phía sau Nhà hát Lớn Hà Nội.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong các bảo tàng được xây dựng sớm nhất trên
cơ sở thừa kế cơ sở vật chất của Bảo tàng Louis Finot - một bảo tàng trực thuộc
Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, khởi công năm 1929 và khánh thành năm 1932.
Năm 1958, Chính phủ Việt Nam chính thức tiếp quản cơng trình kiến trúc này.
Ngày 3/9/1958, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chính thức mở cửa đón tiếp khách tham
quan.

Hình 1- Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan, ngày 3/9/1958.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang duy trì 2 hệ thống trưng bày cố định tại 2 cơ sở: số
1 Tràng Tiền - Hà Nội, trưng bày lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến hết triều
Nguyễn (năm 1945); tại cơ sở số 216 Trần Quang Khải - Hà Nội, trưng bày về lịch
sử Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 đến nay.

3

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138


Hình 2- Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện nay tại số 1 Tràng Tiền.

Hình 3- Cơ sở nằm ở 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bảo tàng hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn
hóa Việt Nam, trong đó giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945 có
gần 110.000 tài liệu, hiện vật là di vật, cổ vật và 20 Bảo vật quốc gia; trong đó có
nhiều sưu tập quý hiếm vào bậc nhất so với các bảo tàng cùng loại hình ở trong
nước và khu vực như: sưu tập hiện vật thuộc các nền văn hóa khảo cổ từ sơ kỳ thời
đại đồ đá cũ đến thời đại đồng thau và sắt sớm; Văn hóa Đơng Sơn; Gốm men cổ

4

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

Việt Nam; Đồ đồng thời Lê Nguyễn; Điêu khắc đá Chăm pa; Nghệ thuật trang trí
nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông
Nam Á... Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến ngày nay có khoảng
hơn 80.000 tài liệu, hiện vật về lịch sử cách mạng Việt Nam, về Đảng Cộng sản
Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam qua các thời kỳ.
Mặt bằng bảo tàng được kiến tạo theo yêu cầu của khơng gian kiến trúc trưng bày,
khơng gian chính sảnh hình bát giác có kích thước mỗi cạnh lớn lên đến 11m,
khơng gian trưng bày chính nằm ngay sau đại sảnh có hình chữ nhật kéo dài và
được tổ chức theo hình thức xun phịng có sự chuyển tiếp. Phía dưới tầng trưng
bày là một tầng trệt cao 2,5 m nơi tổ chức các phòng phục chế, lưu trữ, kho và bộ
phận hành chính.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia được đánh giá là một trong số ít các bảo tàng quốc gia

Việt Nam thực hiện thành công nhiều cuộc trưng bày tại nước ngồi, từng bước giới
thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam thông qua các di sản
văn hóa dân tộc, đồng thời giúp cho cộng đồng quốc tế có cái nhìn đúng và đầy đủ
hơn về lịch sử - văn hóa Việt Nam.

II. CÁC HIỆN VẬT ĐÃ THAM QUAN
1. Thời đại đồ đá cũ
1.1. Răng người vượn Homo erectus (cách ngày nay khoảng 400.000-300.000

năm)
Đây là những hóa thạch người vượn ở Việt Nam lần đầu tiên được tìm thấy trong
hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai thuộc xã Tân Văn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng
Sơn vào những năm 1964, 1965; bao gồm: một răng lớn thuộc hàm trên, một răng
hàm sữa thuộc hàm trên, một răng cửa trên, một răng nanh dưới, hai răng hàm lớn
trên và một răng hàm lớn dưới (tổng cộng 9 chiếc).

5

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

Hình 4- Răng người vượn Homo erectus

1.2. Rìu tay (niên đại khoảng 400.000 - 300.000 năm cách ngày nay)
Được phát hiện năm 1960 tại Núi Đọ, xã Triệu Khánh, huyện Thiệu Hóa, tỉnh
Thanh Hóa. Đây là một trong những loại hình cơng cụ tiêu biểu, phục vụ việc tìm
kiếm thức ăn của cư dân nguyên thủy thời kỳ đồ Đá cũ. Rìu có hình dáng cân xứng,
được ghè đẽo thơ sơ trên cả hai mặt.


Hình 5- Rìu tay

2. Thời đại đồ đá mới

6

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

2.1. Rìu hình bầu dục, rìu ngắn, rìu mài lưỡi, nạo hình đĩa (Đá cuội, văn hóa
Hịa Bình, khoảng 16.000 – 8.000 năm cách ngày nay)

Đây là là loại hình cơng cụ đặc trưng của văn hóa Hịa Bình, chiếm tỷ lệ khá nhiều.
Rìu có nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng tiêu biểu nhất là rìu bình bầu dục, rìu có
đốc chặt ngang gọi là rìu ngắn, được ghè hai mặt, có dấu tu chỉnh nhỏ, đều đặn, một
số rìu được mài ở lưỡi cùng với nạo hình đĩa, ghè một mặt, xung quanh kiểu
sumatralith. Sự xuất hiện kỹ thuật mài trong văn hóa Hịa Bình đã mở đầu cho cuộc
cách mạng đá mới ở Việt Nam.

Hình 6- Rìu cuốc tra lắp cán

Hình 7- Cơng cụ ghè 1 mặt

7

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138


Hình 8- Cơng cụ hai rìa lưỡi

Hình 9- Cơng cụ mũi nhọn bằng xương

2.2. Bàn và chày nghiền (Đá, văn hóa Hịa Bình, khoảng 17.000 – 7.000 năm
cách ngày nay)

Chày và bàn nghiền được xếp vào loại hình cơng cụ cuội nguyên và số lượng cũng
không nhiều.
Việc xuất hiện bàn nghiền – chày nghiền diễn biến từ ít đến nhiều trong các di tích
của văn hóa Hịa Bình đã phản ánh sự thay đổi trong phương thức tìm kiếm thức ăn
và hình thái kinh tế của người Hịa Bình.

8

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

Hình 10- Vỏ các loại thuỷ sản, chày và bàn nghiền thức ăn

2.3. Mơ hình hang động – nơi cư trú của cư dân văn hóa Hịa Bình
Người Hịa Bình cư trú trong các hang động, mái đá là chủ yếu, đó là những hang
đá rộng rãi, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, nền hang cao ráo, tương đối
bằng phẳng, có ngách phụ kín đáo, hang ln nhận được ánh sáng mặt trời. Hang
không cao lắm, lối đi lại dễ dàng cho người nhưng khó cho thú vật. Hang gần sông
suối hoặc đầm hồ đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và là bãi săn thú thuận lợi, nơi tích
trữ nguồn thực phẩm tự nhiên (tơm, cua, cá, ốc…). Hang phải gần sơng để có thể
khai thác ngun liệu chế tác các công cụ, quan trọng hơn cả là trong thung lũng có
quần thể động thực vật phong phú.

Bố trí trong hang cũng cho chúng ta thấy người Hịa Bình đã có ý thức về cuộc sống
tập thể và cá nhân. Ở giữa hang là nơi giành cho bếp lửa. những người phụ nữ và trẻ
nhỏ được ở trong những ngách hang kín gió và an tồn. Trong sinh hoạt vật chất và
tinh thần, thì bếp lửa đóng vai trị quan trọng, nó thường được đặt ở giữa lịng hang
nhưng dịch về phía cửa hang. Nhiều hoạt động diễn ra quanh trung tâm này. Trong
tổ hợp, chúng ta thấy hai người Hịa Bình đang làm việc cạnh bếp lửa: người đàn
ông đang chế tạo công cụ đồ đá bằng kỹ thuật ghè trực tiếp trên tay, khơng có hịn
kê. Cạnh đó là người phụ nữ đang sử dụng chày và bàn nghiền. Trong một ngách
hang kín đáo, một bà mẹ ngồi trên sạp tre đang chăm sóc con nhỏ. Xa xa, dưới

9

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

thung lũng, phụ nữ và trẻ em đang cần mẫn hái lượm rau rừng và mò ốc bên dòng
suối. Từ một cánh rừng, những người đàn ông đang khiêng những con thú săn được
về hang.

Hình 11- Mơ hình hang động – nơi cư trú của cư dân văn hóa Hịa Bình

2.4. Bàn mài rãnh lõm đơi (dấu Bắc Sơn), đá phiến (schiste)

Hình 12- Bàn mài

10

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Hình 13- Bàn mài rãnh

III. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ VÀ KẾT LUẬN
1. Đánh giá tổng thể

Bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, Bảo tàng còn sử
dụng nền tảng số truyền tải các hoạt động để nhân dân có thể thưởng thức các tin
tức văn hóa, thời sự. Giải pháp về du lịch ảo 3D giúp cho khách tham quan thập
phương được tham quan, du lịch ngay cả trong những điều kiện hạn chế, hoặc đơn
cử là tình hình dịch bệnh vừa qua.
Tồn bộ những hình ảnh 3D chân thực, trực quan và rõ nét về Bảo tàng được hiển
thị trên màn hình và khách tham quan có thể tự do tương tác để chuyển đến xem cận
cảnh các khu vực như thời đại đồ đá cũ, thời đại đồ đá mới. Thậm chí, khách tham
quan có thể trải nghiệm di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác.
Đặc biệt, tồn bộ hình ảnh đều được xây dựng thực tế, khơng phải hình mơ phỏng
nên dễ dàng giúp du khách cảm nhận và quan sát tường tận, chi tiết về các mẫu vật.

2. Kết luận
Bảo tàng là nơi lưu giữ và phát huy những tinh hoa di sản văn hóa của mỗi quốc
gia, hơn bao giờ hết, bảo tàng quốc gia có một vai trị vơ cùng quan trọng trong một
xã hội năng động ngày nay. Bảo tàng được coi là một trung tâm thông tin, giáo dục
tri thức khoa học về lịch sử, văn hóa; góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cho đất nước, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, góp phần thay đổi tích
cực, phát triển kinh tế- xã hội. Đồ đá và những nét đẹp nghệ thuật của thời “ném
bom đưa chúng trở về thời kỳ đồ đá” cịn sót lại là một trong những tài sản quý báu
mà nền văn hoá Việt Nam may mắn có được. Có lẽ vì thi vị hố thời kì đồ đá ấy,
nhiều người hiện nay cho rằng đồ đá là một nền văn minh nhân loại, bắt nguồn từ
hình ảnh người vượn bắt đầu biết chế tạo những công cụ bằng đá. Là một sinh viên

ngồi trên ghế nhà trường, em nhận thấy việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn
hố nói chung và văn hố thời kì đồ đá rất quan trọng.

11

Downloaded by Quang Tran ()


×