BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Vũ Thị Kim Nhung
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TRONG PHƯƠNG THỨC
ĐÀO TẠO B-LEARNING
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
Mã số: 9140110
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hà Nội - 2024
Cơng trình được hồn thành tại:
Đại học Bách khoa Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Tứ Thành
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thái Hưng
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ
cấp Đại học Bách khoa Hà Nội họp tại Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi 8 giờ 30 phút, ngày 20 tháng 02 năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách khoa Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Định hướng đổi mới giáo dục đào tạo
Các văn bản chỉ đạo, định hướng của Đảng, nhà nước cho thấy
ngành Giáo dục cần đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực cho
người học, đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 và chuyển đổi số.
1.2 Sự tác động mạnh mẽ của các cơng nghệ số đối với q trình
đào tạo
Các công nghệ số ứng dụng trong phương thức đào tạo B-
Learning phát triển năng lực cho người học.
1.3 Sự cần thiết về phát triển năng lực tự học cho sinh viên
ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning
Xuất phát từ những lý do trên và với mong muốn đóng góp một
nghiên cứu mới trong các trường đại học có đào tạo trình độ đại học
ngành Kỹ thuật điện, NCS lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển
năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương
thức đào tạo B-Learning”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển năng lực tự
học cho sinh viên bậc đại học ngành Kỹ thuật điện trong phương
thức đào tạo B-Learning. Trên cơ sở đó đề xuất khung năng lực tự
học, các giải pháp hỗ trợ phát triển NLTH, thiết kế khóa học B-
Learning, xây dựng kịch bản dạy học và triển khai thí điểm khóa
học đối với học phần “Thiết kế hệ thống nhúng” nhằm phát triển
NLTH cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện.
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học phát triển năng lực tự học của sinh viên
ngành Kỹ thuật điện tại các trường đại học.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Phương thức đào tạo B-Learning trong việc phát triển năng lực tự
học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu đề xuất khung NLTH và các giải pháp
phát triển NTTH cho sinh viên bậc đại học ngành Kỹ thuật điện
trong phương thức đào tạo B-Learning; thiết kế khóa học B-
Learning, thí điểm đối với học phần Thiết kế hệ thống nhúng.
2
- Về địa bàn nghiên cứu: Giảng viên và sinh viên ngành Kỹ thuật
điện của Trường Đại học Hải Dương, các trường đại học có đào tạo
bậc đại học ngành Kỹ thuật điện tại tỉnh Hải Dương và một số tỉnh
khu vực phía Bắc.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2021 đến năm 2023.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng phương thức đào tạo B-Learning kết hợp dạy học
dự án, đề xuất được khung năng lực tự học và các giải pháp pháp
hỗ trợ phát triển NLTH, thiết kế khóa học phát triển NLTH cho
sinh viên ngành Kỹ thuật điện thí điểm đối với học phần Thiết kế
hệ thống nhúng, sẽ phát triển được NLTH cho sinh viên ngành Kỹ
thuật điện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực tự học trong
phương thức đào tạo B-Learning:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngồi nước về phát
triển năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning.
+ Phân tích các khái niệm liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu các lý thuyết học tập nền tảng, các phương pháp
dạy học tích cực phù hợp với phương thức đào tạo B-Learning nhằm
phát triển năng lực tự học cho người học.
- Điều tra, khảo sát thực trạng phát triển năng lực tự học cho sinh
viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning.
- Trên cơ sở lí luận, thực tiễn và đặc điểm chương trình đào tạo
ngành Kỹ thuật điện trình độ đại học, đề xuất các điều kiện phát triển
năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện, cụ thể:
+ Xây dựng khung năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật
điện trong phương thức đào tạo B-Learning và các tiêu chí đánh giá
+ Đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển năng lực tự học cho sinh
viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo này.
- Thiết kế khóa học B-Learning định hướng phát triển năng lực tự
học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện vận dụng dạy học dự án
(DHDA), xây dựng kịch bản dạy học và thí điểm khóa học đối với
học phần Thiết kế hệ thống nhúng, triển khai khóa học Thiết kế hệ
thống nhúng trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS).
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá: Tổ chức dạy học
phát triển NLTH cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện học phần Thiết
3
kế hệ thống nhúng trong phương thức đào tạo B-Learning trên hệ
thống LMS đối với một số lớp sinh viên tại khoa Kỹ thuật và Công
nghệ Trường Đại học Hải Dương, đánh giá kết quả đạt được.
- Đề xuất công cụ đánh giá NTTH của SV ngành Kỹ thuật điện:
phiếu tự đánh giá NLTH của SV, phiếu đánh giá của GV; đánh giá
kết quả học tập kết thúc học phần của hai nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm; xin ý kiến chuyên gia; đánh giá qua biên bản thảo luận
nhóm, quan sát. Từ đó phân tích xử lí số liệu và kiểm định phương
sai, độ lệch chuẩn của các lớp đối chứng và thực nghiệm để kiểm
chứng tính khả thi, hiệu quả phát triển NLTH cho SV, đánh giá tính
khả thi của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp tọa
đàm, phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm
6.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ: Phương pháp thống kê toán học
7. Ý nghĩa khoa học của luận án
7.1 Về lí luận
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận về phát triển
năng lực tự học, phát triển năng lực tực học trong phương thức đào
tạo B-Learning cho SV đại học nói chung và SV ngành Kỹ thuật điện
nói riêng.
- Xây dựng khung NLTH của SV ngành Kỹ thuật điện và đề xuất
một số giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển năng lực tự học cho sinh
viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning.
7.2 Về thực tiễn
- Làm rõ thực trạng TH, NLTH, năng lực sử dụng CNTT, vấn đề
phát triển NLTH và nhu cầu TH của SV, vận dụng phương thức đào
tạo B-Learning trong phát triển NLTH trên cơ sở khảo sát SV và GV
ngành Kỹ thuật điện ở Trường Đại học Hải Dương và một số trường
đại học có đào tạo ngành Kỹ thuật điện khu vực phía Bắc. Kết quả
điều tra, khảo sát là cơ sở thực tiễn để đề xuất khung NLTH và các
giải pháp hỗ trợ phát triển NLTH cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện
trong phương thức đào tạo B-Learning.
- Thiết kế khóa học phát triển năng lực tự học cho SV ngành Kỹ
thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning, xây dựng kịch bản
4
dạy học và thí điểm khóa học đối với học phần “Thiết kế hệ thống
nhúng” bằng việc kết hợp dạy học dựa vào dự án và phương thức đào
tạo B-Learning; xây dựng và triển khai khóa học trên hệ thống LMS
của Khoa Khoa học và Công nghệ giáo dục (trước đây là Viện Sư
phạm kỹ thuật) - Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội.
- Xây dựng bài giảng trực tuyến, hệ thống bài tập hướng dẫn tự
học, tài liệu học tập trực tuyến,... học phần Thiết kế hệ thống nhúng
gồm 12 video bài giảng 3 chương của học phần, 8 bài kiểm tra trắc
nghiệm, các mẫu kế hoạch lập dự án, theo dõi tiến độ dự án học tập,
phiếu giao bài tập thực hành mô phỏng, 1 bài giảng trực tuyến, 3 hệ
thống câu hỏi ôn tập của 3 chương học phần Thiết kế hệ thống nhúng
được đồng bộ hóa trên hệ thống LMS.
- Tổ chức đào tạo học phần Thiết kế hệ thống nhúng cho sinh viên
ngành Kỹ thuật điện theo thiết kế khóa học đã xây dựng, đề xuất
cơng cụ kiểm tra và đánh giá năng lực tự học của SV sau khóa học.
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần Mở đầu (09 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham
khảo (09 trang gồm 118 tài liệu), Danh mục các cơng trình đã cơng
bố (5 cơng trình) và Phụ lục, nội dung Luận án gồm 3 chương
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ
HỌC TRONG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO
B-LEARNING
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Phát triển năng lực tự học
1.1.1.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.2 Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
Qua các nghiên cứu điển hình về vấn đề TH, NLTH và phát triển
NLTH cho thấy cần đề xuất những giải pháp cụ thể và vận dụng
những giải pháp đó q trình đào tạo, giúp SV phát huy tính tích cực,
tự lực và sáng tạo, phát triển NLTH, NL hành động, NL cộng tác.
1.2.2 Dạy học trên môi trường số, dạy học theo hình thức B-
Learning
1.1.2.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới
1.1.2.2 Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
Đây là những tài liệu quý báu để tác giả luận án kế thừa và vận
dụng linh hoạt vào thực tiễn đào tạo theo B-Learning đối với ngành
Kỹ thuật điện cho phù hợp.
5
1.1.3 Phát triển năng lực tự học với B-Leaning
1.1.3.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới
1.1.3.2 Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
Từ các nghiên cứu trong nước và thế giới, theo thông tin NCS
tổng hợp trên cho thấy chưa có cơng trình nào trong nước nghiên cứu
về phát triển NLTH cho sinh viên bậc đại học khối ngành kỹ thuật
công nghệ trong phương thức đào tạo B-Learning. Đây cũng là điều
mà luận án hướng tới thực hiện.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Tự học
1.2.2 Năng lực tự học
1.2.3 B-Learning
1.2.4 Năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning
Năng lực tự học với mơ hình học tập B-Learning là khả năng của
cá nhân tự chủ, tự học và tự quản lý quá trình học tập theo mơ hình B
- Learning trên nền tảng các cơng nghệ số.
1.3 Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học trong
phương thức đào tạo B-Learning
1.3.1 Đặc điểm phương thức đào tạo B-Learning
Đối với DH ở các trường đại học, việc vận dụng B-Learning có vai
trị và đem lại những lợi ích to lớn với các mơ hình học tập kết hợp, hình
thức và mức độ kết hợp phong phú.
1.3.2 Đặc điểm, vai trò của việc phát triển NLTH trong phương
thức đào tạo B-Learning trên môi trường số
Đào tạo phát triển năng lực tự học hướng tới mục tiêu phát triển
tối đa phẩm chất và năng lực tự học của người học thông qua cách
thức tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của
học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của GV.
1.3.3 Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành kỹ thuật
điện trong phương thức đào tạo B-Learning
Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện
trong phương thức đào tạo B-Learning là một quá trình quan trọng và
phức tạp, yêu cầu sự tập trung từ cả giảng viên và sinh viên để tối ưu
hóa trải nghiệm học tập.
1.3.4 Một số lí thuyết nền tảng về phát triển năng lực tự học cho
người học trong phương thức đào tạo B-Learning
6
1.3.2.1 Thuyết nhận thức
1.3.2.2 Thuyết kiến tạo
1.3.2.3 Thuyết hành vi
1.3.2.4 Thuyết kết nối
1.3.2.5. Thuyết kiến tạo xã hội
Các thuyết đều ảnh hưởng đến quá trình đào tạo theo phương thức
B-Learning.
1.3.5 Một số phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực
tự học cho sinh viên trong phương thức đào tạo B-Learning
1.3.4.1 Dạy học dự án
1.3.4.2 Mơ hình học tập trải nghiệm
1.3.4.3 Dạy học hợp tác
Kết luận Chương 1
Chương 1 của luận án đã tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa
khung lý luận về phát triển năng lực tự học, phát triển năng lực tự
học trong phương thức đào tạo B- Learning, đó là:
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước về phát triển năng lực tự học, dạy học trên môi trường số
và dạy học theo phát triển năng lực tực học trong phương thức đào
tạo B-Learning, phát triển năng lực tự học với B -Learning trong đó
làm rõ những nghiên cứu về năng lực tự học, năng lực tự học theo B-
Learning cho đối tượng sinh viên khối ngành kỹ thuật. Tiếp đó
Chương 1 tổng hợp các khái niệm liên quan đến đề tài gồm: Tự học,
Năng lực tự học, B-Learning và đưa ra khái niệm Năng lực tự học
trong phương thức đào tạo B-Learning đồng thời chỉ ra đặc điểm
khác biệt của NLTH của sinh viên khối ngành kỹ thuật so với NLTH
của sinh viên nói chung trong phương thức đào tạo B-Learning, làm
tiền đề để đề xuất, xây dựng khung NLTH và các giải pháp hỗ trợ
phát triển NLTH cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương
thức đào tạo kết hợp này ở Chương 2.
Đặc biệt Chương 1 luận án đã phân tích các đặc điểm của phương
thức đào tạo B-Learning và luận giải việc phát triển NLTH cho SV
trong phương thức đào tạo B-Learning; tổng hợp, phân tích một số lí
thuyết học tập điển hình và làm rõ cơ sở của việc vận dụng các lý
thuyết này vào dạy học kết hợp để phát triển được NLTH của SV;
phân tích một số phương pháp dạy học tích cực và luận giải tại sao các
PPDH tích cực lại góp phần phát triển NLTH trong phương thức đào
7
tạo B-Learning, sự phù hợp các PPDH này với môi trường B-Learning
và nội dung học tập. Luận án đề xuất lựa chọn PPDH dự án là PPDH
phù hợp để thiết kế khóa học B-Learning phát triển NLTH cho sinh
viên ngành Kỹ thuật điện được triển khai thực hiện ở Chương 3.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT
ĐIỆN TRONG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO B - LEARNING
2.1 Thực trạng phát triển năng lực học và dạy học ngành Kỹ
thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning
2.1.1 Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng và có cơ sở thực tiễn, căn cứ xây dựng khung
năng lực tự học, thiết kế khóa học thí điểm đối với một học phần
ngành Kỹ thuật điện theo B-Learning nhằm phát triển năng lực tự
học trong đào tạo sinh viên ngành Kỹ thuật điện.
2.1.2 Đối tượng, phạm vi khảo sát
Khảo sát 315 SV ngành Kỹ thuật điện (bằng hình thức 215 phiếu
trực tuyến và 100 phiếu trực tiếp) và 95 giảng viên giảng dạy ngành
Kỹ thuật điện.
2.1.3 Phương pháp khảo sát
Phương pháp luận án sử dụng để tiến hành điều tra là xây dựng và
phát phiếu khảo sát dưới hình thức bảng hỏi, sử dụng phần mềm
quản trị khảo sát google form và phát cho SV, giảng viên (nội dung
phiếu khảo sát được trình bày trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2).
2.1.4 Nội dung khảo sát
Năng lực tự học, khả năng sử dụng CNTT, nhận thức và áp dụng
phương thức đào tạo B-Learning.
2.1.5 Kết quả điều tra, khảo sát và đánh giá
Thực trạng đòi hỏi mỗi nhà trường, GV cần nghiên cứu, vận dụng
các phương pháp và hình thức dạy học B-Learning một cách đồng bộ,
hiệu quả với để phát triển được NLTH của SV, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo, thích ứng thời kỳ chuyển đổi số và CMCN 4.0.
2.2 Điều kiện phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học ngành
Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning
2.2.1 Xây dựng khung năng lực tự học cho sinh
viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào
tạo B-Learning và các tiêu chí đánh giá
8
2.2.1.1 Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật điện
Ngành Kỹ thuật điện là một ngành học đặc thù địi hỏi những u
cầu nhất định từ chương trình đào tạo, người học và người dạy.
2.2.1.2 Mục tiêu xây dựng khung năng lực tự học
Xây dựng bảng mô tả kiến thức, kĩ năng, thái độ với quá trình tự
học của sinh viên (khung NLTH) giúp sinh viên định hướng và lập
kế hoạch, tự theo dõi sự tiến bộ học tập trong q trình rèn luyện
NLTH. Dựa vào đó, GV xây dựng những công cụ đánh giá NLTH
cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện theo phương thức B-Learning.
2.2.1.3 Nguyên tắc xây dựng khung năng lực tự học
- Theo 5 nguyên tắc chính
- Quy trình xây dựng khung NLTH: gồm 5 bước.
2.2.1.4 Một số thành tố và tiêu chí của năng lực tự học
Tác giả tổng hợp lại và xác định NLTH theo B-Learning được
biểu hiện thông qua các thành tố năng lực cụ thể sau: Tự lập kế
hoạch, Tự đào tạo, tự nghiên cứu, Tìm kiếm thơng tin, sử dụng cơng
nghệ thơng tin, Làm việc theo nhóm, Tự điều chỉnh trong học tập và
phản hồi, Giải quyết vấn đề, Thực hành, Tự tạo động lực
2.2.1.5 Khung năng lực tự học của sinh viên đại học ngành Kỹ thuật
điện trong phương thức đào tạo B-Learning
Bảng 2.1 Cấu trúc khung năng lực tự học của SV ngành Kỹ thuật
điện trong phương thức đào tạo B-Learning
Thành tố Tiêu chí biểu hiện Công cụ
TT năng lực đo lường
(TTNL)
NL xây dựng kế hoạch
1. Xác định mục tiêu, nội Kế hoạch thực
Tự lập kế dung học tập. hiện nhiệm vụ
1 hoạch 2. Xác định điều kiện học học tập cá nhân/
tập hiện tại và cách học của nhóm
bản thân (giáp mặt hay trực
tuyến).
3. Xác định nhiệm vụ học
tập và có kế hoạch tự học
và làm bài tập trực tuyến.
4. Phân phối thời gian hợp lí
9
Thành tố Công cụ
đo lường
TT năng lực Tiêu chí biểu hiện
Nhóm Kế hoạch tự học
(TTNL) cá nhân
2
3 cho từng nhiệm vụ học tập, Kết quả bài kiểm
tra, tần suất hoạt
tự quản lí được thời gian động trên LMS;
học tập trực tuyến, trực tiếp. tinh thần xây
dựng bài, thảo
5. Sắp xếp thực hiện các luận trên lớp học
nhiệm vụ học tập một cách Online
hợp lí, hiệu quả.
NL thực hiện kế hoạch
1. Xác định phương tiện và
cách thức thực hiện
nhiệm vụ TH; lựa chọn
tài liệu, đọc hiểu.
2. Lập thời gian biểu,
TH trực tuyến qua bài giảng
Tự đào tạo, được cung cấp, theo dõi tiến trình và dự kiến
tự nghiên cứu kết quả tự học.
3. Luôn cập nhật kiến thức,
thông tin ngành kỹ thuật
điện; có khả năng tham gia
nghiên cứu và phát triển các
giải pháp công nghệ mới
lĩnh vực Kỹ thuật điện.
Sử dụng 1. Sử dụng thành thạo
công nghệ Internet và email, Zalo,
thông tin, Facebook; các phần mềm
tìm kiếm ứng dụng văn phịng; biết
thơng tin, tài khai thác và sử dụng các
liệu qua phần mềm tính tốn, thiết kế
Internet và mô phỏng ngành Kỹ
thuật điện.
2. Biết sử dụng các tính
năng của khóa học LMS để
phục vụ học và làm, nộp các
10
Thành tố Tiêu chí biểu hiện Công cụ
TT năng lực đo lường
(TTNL)
bài tập, thảo luận trên diễn
đàn.
3. Biết cách tìm kiếm thơng
tin, tài liệu qua Internet, xác
định nguồn tin đáng tin cậy
và phân loại thông tin quan
trọng và đánh giá nguồn
thông tin.
4 Làm việc theo 1. Làm việc hiệu quả với vai
nhóm (trực trò là một thành viên hoặc
tiếp và người đứng đầu tổ chức các
trực tuyến) hoạt động trong các nhóm
kỹ thuật, nhóm học tập, Tần suất tham
trong các diễn đàn trựcgia thảo luận trực
tuyến. tiếp, trực tuyến,
2. Giao tiếp thành thạo trên đóng góp ý kiến
máy tính; biết trao đổi trực và hợp tác với
tuyến, hợp tác với GV, bạn các thành viên
bè qua môi trường mạng. nhóm;
3. Sử dụng ngơn ngữ nói Sự lan tỏa của cá
trong động viên, khuyến nhân trên các
khích, thuyết phục; kiên trì buổi học offline,
lắng nghe, quan sát trong các diễn đàn
khi giao tiếp; phản biện online.
đúng thời điểm.
4. Có năng lực hình thành
lập luận logic và có sức
thuyết phục; có khả năng
thể hiện báo cáo sản sản
phẩm dự án hay một giải
pháp kỹ thuật hay các bài
thuyết trình bằng đồ họa,
mơ hình và tài liệu đa
phương tiện; kỹ năng giao
11
Thành tố Tiêu chí biểu hiện Công cụ
TT năng lực đo lường
(TTNL)
tiếp bằng văn viết, thư điện
tử trong các môi trường làm
việc kỹ thuật và phi kỹ
thuật; có khả năng lựa chọn
và sử dụng tài liệu kỹ thuật
phù hợp.
5. Trình bày vấn đề logic,
ngắn gọn, dễ hiểu; biết giao
tiếp trực tiếp, trực tuyến.
1. Ghi nhớ kiến thức đã học,
đối chiếu nguồn thông tin;
thu thập thông tin và xử lý
thông tin
2. Áp dụng kiến thức, kỹ
thuật, kỹ năng và các công
cụ hiện đại của tốn học, Hồn thành các
khoa học, kỹ thuật và công bài tự học, bài
nghệ để lập luận phân tích tập trắc nghiệm
5 Giải quyết và giải quyết vấn đề kỹ trên LMS, áp
vấn đề thuật trong các tình huống dụng hiệu quả
thực tế. vào thực hiện
3. Có kĩ năng độc lập và tự thành công dự án
chủ trong việc giải quyết
các vấn đề thuộc lĩnh vực
chuyên môn.
4. Tìm ra giải pháp cho các
vấn đề và áp dụng kiến thức
vào các tình huống thực tế.
6 Thực hành 1. Sử dụng thành thạo công Đánh giá chất
cụ ICT, phần mềm tiện ích lương sản phẩm
để thiết kế, mô phỏng, đo cuối cùng;
lường và thí nghiệm trực Sản phẩm dự án
tiếp và qua mạng. của cá nhân/
2. Phân tích và giải thích nhóm
12
Thành tố Công cụ
đo lường
TT năng lực Tiêu chí biểu hiện
Hồ sơ học tập
Nhóm (TTNL) cá nhân
7
kết quả thực hành, thí
nghiệm để cải tiến quy
trình.
3. Mô phỏng nội dung học
tập thành bảng biểu sơ đồ
mơ hình... để làm sáng tỏ
vấn đề.
4. Thực hiện các hoạt động
thí nghiệm một cách hứng
thú và chính xác.
5. Năng lực lập dự án, thiết
kế, chế tạo và vận hành, sử
dụng và khai thác các thiết
bị, sản phẩm, hệ thống điện.
6. Đưa ra được ý tưởng mới,
sáng kiến hay.
7. Tạo ra sản phẩm mới,
thiết kế, giám sát, thi công,
tư vấn, vận hành, tổ chức
sản xuất, lập kế hoạch đáp
ứng các yêu cầu cụ thể cho
các vấn đề kỹ thuật trong
lĩnh vực điện, điện tử.
NL đánh giá, điều chỉnh kết quả học tập
Tự điều 1. Xác định nội dung cần
chỉnh trong học và nội dung chưa hiểu.
học tập và 2. Phản hồi lại GV nội dung
phản hồi chưa hiểu.
3. Tự kiểm tra sự ghi nhớ
kiến thức trên lớp.
4. Đánh giá kết quả học tập
trực tuyến; so sánh kết quả
học tập và đề ra mục tiêu
học tập.
13
Thành tố Tiêu chí biểu hiện Công cụ
TT năng lực đo lường
(TTNL)
5. Khắc phục sai sót, hạn
chế và điều chỉnh cách học,
áp dụng các biện pháp cải
thiện hiệu quả học tập.
1. Tự điều chỉnh được ý
thức và sự tập trung; tự giải
tỏa được áp lực và căng
thẳng.
2. Kiên trì thực hiện thành
công nhiệm vụ học tập. Theo dõi quá
8 Tự tạo động 3. Xây dựng được niềm tin, trình học tập và lực sự hứng thú trong học tập. sự tiến bộ cá
4. Nhận thức được trách nhân SV
nhiệm tự học tập nâng cao
trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, trách nhiệm đối
với nghề nghiệp, môi trường
và xã hội.
Luận án đề xuất 4 mức độ đánh giá ứng với mỗi thành tố năng lực
biểu hiện: 0, 1, 2, 3.
2.2.2 Các giải pháp hỗ trợ dạy học phát triển năng lực tự học cho
sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-
Learning
2.2.2.1 Giải pháp chia nhỏ lớp, tự học theo nhóm ứng dụng các công
nghệ số
2.2.2.2 Giải pháp nâng cao khả năng nhớ trên môi trường số
2.2.2.3 Giải pháp tự học của sinh viên gắn liền với học liệu mở
2.2.2.4 Giải pháp tác động đến yếu tố năng lực bên trong của người
học (sự hứng thú, niềm say mê, ý chí, tình cảm, động lực học tập)
Với những giải pháp đã đề xuất, khi được áp dụng sẽ giúp SV
nâng cao được kĩ năng CNTT, chủ động tìm kiếm nguồn tri thức cần
thiết trong quá trình TH, phát triển được các thành tố năng lực trong
NLTH của SV trong phương thức đào tạo B-Learning.
14
Kết luận Chương 2
Chương 2 đã nghiên cứu thực trạng và các căn cứ để đề xuất thiết
kế khóa học phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật
điện trong phương thức B-Learning, đó là:
Nghiên cứu thực trạng tự học, phát triển năng lực tự học, thực
trạng vận dụng phương thức B-Learning trong đào tạo sinh viên
ngành Kỹ thuật điện thông qua việc khảo sát bằng phiếu hỏi đối với
95 GV và 315 SV ngành Kỹ thuật điện ở Trường Đại học Hải Dương
và một số trường đại học phía Bắc lân cận. Kết quả cho thấy SV còn
học tập thụ động, nhiều SV chưa biết cách TH dẫn đến NLTH cịn
hạn chế. Trong q trình đào tạo, GV chưa thường xuyên sử dụng
các PPDH tích cực để phát triển NLTH cho SV. Việc áp dụng
phương thức B-Learning đã bước đầu được thực hiện nhưng chưa bài
bản, hệ thống. Phần lớn GV và SV đều nhận thức được việc dạy học
trong môi trường B-Learning phát triển năng lực tự học của SV như
thế nào. Bên cạnh đí, GV và SV đều có phương tiện, kĩ năng cơ bản
về CNTT, sử dụng CNS… để có thể triển khai dạy và học kết hợp
trực tuyến và trực tiếp. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng
các phương pháp dạy học hiện đại, phương thức đào tạo B-Learning
để phát triển NLTH cho SV ngành Kỹ thuật điện.
Đã xây dựng khung năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-
Learning cho SV ngành Kỹ thuật điện với 08 thành tố năng lực và
các tiêu chí biểu hiện, cơng cụ đo lường, mức độ đánh giá tương ứng
với các tiêu chí biểu hiện và được kiểm chứng qua xin ý kiến chuyên
gia, làm cơ sở để đánh giá phát triển NTTH của SV khi triển khai thí
điểm 01 khóa học phát triển NLTH cho sinh viên ngành Kỹ thuật
điện trong phương thức đào tạo B-Learning tại Chương 3 của luận
án.
Đã đề xuất 04 giải pháp để hỗ trợ phát triển năng lực tự học cho
sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning,
ứng dụng CNTT, các CNS vào QTDH gồm: Chia nhỏ lớp, tự học
theo nhóm ứng dụng các cơng nghệ số; Nâng cao khả năng nhớ trên
môi trường số; Phát triển NLTH của sinh viên gắn liền với học liệu
mở; Tác động đến yếu tố năng lực bên trong của người học.
Qua đó cho thấy phương thức đào tạo B-Learning tạo ra môi
trường học tập đa dạng và linh hoạt, khuyến khích sự độc lập và tư
duy sâu rộng. B-Learning phát triển năng lực tự học của sinh viên
15
bằng cách tạo cơ hội cho họ tùy chỉnh trải nghiệm học tập, tự quản lý
thời gian, học cách tìm hiểu áp dụng kiến thức một cách hiệu quả;
tạo môi trường học tập linh hoạt và tùy biến; tự học và nghiên cứu,
tìm hiều các vấn đề liên quan đến nội dung bài học đồng thời tự quản
lý được việc học tập của mình; phản hồi và tự đánh giá được việc
học tập của bản thân.
Chương 3. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH
VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TRONG PHƯƠNG THỨC
ĐÀO TẠO B-LEARNING, THÍ ĐIỂM ĐỐI VỚI HỌC PHẦN
THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG, THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1 Thiết kế khóa học B-Learning phát triển năng lực tự học cho
sinh viên ngành Kỹ thuật điện
Để thiết kế một khố học B-Learning trên hệ thống LMS [0], có
thể tiến hành theo các bước sau:
3.1.1 Lập kế hoạch phát triển khóa học kết hợp
3.1.2 Xây dựng đề cương học phần/ môn học (Syllabus) B-Learning
3.1.3 Lên kịch bản, phát triển học liệu cho khoá học
3.1.4 Tổ chức các hoạt động học tập trên hệ thống quản lý học tập LMS
3.1.5 Triển khai khoá học trên hệ quản trị học tập LMS
3.1.6 Đánh giá
3.2 Thí điểm khóa học phát triển năng lực tự học cho sinh viên
ngành Kỹ thuật điện theo B-Learning đối với học phần Thiết kế
hệ thống nhúng
3.2.1 Đặc điểm học phần Thiết kế hệ thống nhúng trong Chương
trình đào tạo bậc đại học ngành Kỹ thuật điện
Thiết kế hệ thống nhúng là học phần chuyên ngành bắt buộc nằm
trong chương trình đào tạo sinh viên đại học ngành Kỹ thuật điện.
3.2.2 Vận dụng dạy học dự án theo phương thức đào tạo B-
Learning trong khóa học học phần Thiết kế hệ thống nhúng phát
triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện
Tiến trình DHDA theo B-Learning phát triển năng lực tự học cho
SV được tác giả xây dựng trong luận án gồm 5 bước tương ứng là
các hoạt động học cụ thể của SV, hoạt động dạy học, hướng dẫn của
GV được tổ chức trực tiếp trên lớp học hoặc trực tuyến qua hệ thống
LMS: Phụ lục 3 và Phụ lục 4, Phụ lục 5, Phụ lục 6, Phụ lục 7.
16
3.2.3 Thiết kế đề cương, kịch bản dạy học B-Leanrning vận dụng
dạy học dự án phát triển năng lực tự học học phần “Thiết kế hệ
thống nhúng”
3.2.3.1 Đề cương chi tiết học phần Thiết kế hệ thống nhúng
NCS xây dựng đề cương chi tiết của học phần Thiết kế hệ thống
nhúng được giảng dạy cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện của Trường
Đại học Hải Dương (Phụ lục 8) với chuẩn đầu ra của học phần và
phân bổ thời gian giảng dạy cụ thể.
3.2.3.2 Đề cương, kịch bản dạy học theo B-Learning: Đề cương, kịch bản
theo B-Learning với tỉ lệ offline/online là 50% /50%, vận dụng DHDA
phát triển năng lực tự học cho SV ngành Kỹ thuật điện (Phụ lục 9)
3.2.4 Phát triển học liệu cho khóa họcThiết kế hệ thống nhúng
Học liệu được xây dựng gồm: Đề cương chi tiết học phần định
dạng file pdf; tài liệu học tập chính của học phần định file pdf; kế
hoạch dạy học B-Learning của học phần; 12 video bài giảng; 08 bài
kiểm tra đánh giá trắc nghiệm (Quiz), 01 mẫu xây dựng kế hoạch
thực hiện dự án, 01 mẫu theo dõi kế hoạch thực hiện dự án, 03 phiếu
giao bài tập thực hành mô phỏng số 1, 2, 3 của học phần; hệ thống
câu hỏi ôn tập 3 chương của học phần định dạng pdf.
3.2.5 Triển khai khóa học Thiết kế hệ thống nhúng trên hệ quản trị
học tập LMS
3.2.5.1 Mơ hình khóa học Thietkehethongnhung-blearning
Trong luận án, tác giả xây dựng khóa học Thiết kế hệ thống nhúng
trên hệ thống LMS của Khoa Khoa học và Công nghệ giáo dục (trước đây
là Viện Sư phạm kỹ thuật) - Đại học Bách khoa Hà Nội. Link tham gia
khóa học: />
Hình 3.1. Giao diện khóa học Thiết kế hệ thống nhúng
trên hệ thống LMS
3.2.5.2 Bài giảng học phần Thiết kế hệ thống nhúng đồng bộ hoá
17
3.2.5.3 Bài tập trực tuyến học phần Thiết kế hệ thống nhúng đồng bộ
hoá
3.2.5.4 Tài liệu trực tuyến hỗ trợ giảng dạyThiết kế hệ thống nhúng
đồng bộ hóa
3.2.6 Một số hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả tự học của
sinh viên trong khóa học
3.3 Thực nghiệm sư phạm và đánh giá
3.3.1 Mục đích thực nghiệm và đánh giá
Thực nghiệm được thực hiện nhằm kiểm nghiệm tính đúng đắn
của giả thuyết khoa học của đề tài luận án, đánh giá tính khả thi
và hiệu quả của việc thiết kế dạy học phát triển năng lực tự học cho
sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Leaning
đã đề xuất trong luận án.
3.3.2 Nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm
3.3.2.1 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.3.2.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm
- Chọn trường thực nghiệm: Trường Đại học Hải Dương.
- Chọn lớp và thời gian thực nghiệm.
3.3.3 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.3.1 Các tiêu chí đánh giá
3.3.3.2 Các phương pháp, hình thức đánh giá kết quả thực nghiệm
a) Đánh giá kết quả học tập của SV thông qua kết quả làm bài thi
b) Đánh giá năng lực tự học của SV qua Phiếu đánh giá theo tiêu
chí của GV; c) Đánh giá năng lực tự học của SV qua Phiếu tự đánh
giá của SV; d) Đánh giá năng lực tự học của SV qua biên bản họp
nhóm; e) Đánh giá năng lực tự học của SV qua việc dự giờ, quan sát
lớp học; f) Phỏng vấn
3.3.4 Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành qua 2 vòng tại Trường
Đại học Hải Dương:
3.3.5 Tổ chức thực nghiệm
- Chuẩn bị các điều kiện thực nghiệm.
- Thu thập thông tin phản hồi của GV và SV.
- Tiến hành phỏng vấn SV và GV.
- Cho SV làm bài kiểm tra, bài thi kết thúc học phần và phân tích
kết quả thu được.
18
3.3.6 Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.6.1 Chất lượng sinh viên trước khi tiến hành thực nghiệm
3.3.6.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm vịng 1
a) Q trình thực nghiệm sư phạm vòng 1
b) Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1: định tính, định lượng
3.3.6.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm vịng 2
a) Q trình thực nghiệm vịng 2
b) Kết quả thực nghiệm vịng 2: định tính, định lượng
+ Kết quả từ bài thi:
Biểu đồ 3.1 Kết quả học tập học phần Thiết kế hệ thống nhúng
(Thực nghiệm sư phạm Vòng 2)
3.3.7 Đánh giá kết quả thực nghiệmn
3.3.7.1 Ưu điểm
3.3.7.2 Nhược điểm
3.3.8 Đánh giá của chuyên gia về hiệu quả và tính khả thi
3.3.8.1 Nội dung
Luận án lấy ý kiến của 15 chuyên gia (CG) (đã tham gia đánh giá
khung NTTH của SV ngành Kỹ thuật điện: Phụ lục 4)
3.3.8.2 Phương pháp thực hiện
Luận án thiết kế công cụ đánh giá gồm 2 bộ phiếu lấy ý kiến 8
tiêu chí (TC) Phần 1 và 9 tiêu chí Phần 2 (Phụ lục 10)
3.3.8.3 Kết quả đánh giá theo phương pháp chuyên gia
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ kết quả ý kiến về đề cương chi tiết học phần, bài
giảng điện tử học phần Thiết kế hệ thống nhúng theo phương thức đào
tạo B-Learning