Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua bài động cơ đốt trong dùng cho xe máy công nghệ lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.59 MB, 56 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
--------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC CHO HỌC SINH QUA BÀI “ĐỘNG CƠ ĐỐT
TRONG DÙNG CHO XE MÁY – CƠNG NGHỆ 11”

Lĩnh vực: Cơng nghệ - Vật lý

Năm học: 2020-2021
1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 1
--------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC CHO HỌC SINH QUA BÀI “ĐỘNG CƠ ĐỐT
TRONG DÙNG CHO XE MÁY – CÔNG NGHỆ 11”

Lĩnh vực: Công nghệ - Vật lý

Tác giả: Lưu Thị Thùy
Tổ chuyên mơn: Lý – Hóa – Sinh – Cơng nghệ

Năm học: 2020-2021


2


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................5
II. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................5
III. Đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu...................................................6
IV. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................6
V. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................6
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................7
I. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn...................................................................................7
II. Một số kiến thức về các loại xe máy hiện nay.......................................................9
III. Vận dụng kiến thức thực tế liên quan đến nội dung Bài 34: Động cơ đốt trong
dùng cho xe máy.........................................................................................................20
IV. Kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh.....................28
MỤC TIÊU DẠY HỌC............................................................................................28
1. Kiến thức.............................................................................................................. 28
2. Phẩm chất, năng lực............................................................................................28
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC..........................................................................................30
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (3 phút)..................................................................30
Tổ chức thực hiện...................................................................................................30
HOẠT ĐỘNG 2. XÁC ĐỊNH ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG TRÊN XE MÁY (5
phút)......................................................................................................................... 31
Tổ chức thực hiện...................................................................................................31
HOẠT ĐỘNG 3. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (27 phút).................................32
Hoạt động 3.1. Tìm hiểu về đặc điểm và cách bố trí của ĐCĐT dùng cho xe máy (10
phút)......................................................................................................................... 32
a. Nội dung cần đạt..................................................................................................32
1. Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho xe máy..............................................32

2. Bố trí động cơ trên xe máy...................................................................................32
Đặt ở giữa xe...........................................................................................................32
Đặt lệch về đuôi xe...................................................................................................32
Ưu điểm...................................................................................................................32
Nhược điểm..............................................................................................................32
c. Tổ chức thực hiện.................................................................................................32
3


Hoạt động 3.2. Tìm hiểu về đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy (17 phút)
................................................................................................................................. 34
a. Nội dung cần đạt..................................................................................................34
b. Sản phẩm của học sinh........................................................................................34
c. Tổ chức thực hiện.................................................................................................34
Tổ chức thực hiện....................................................................................................36
HOẠT ĐỘNG 5.VẬN DỤNG (05 phút và chuẩn bị ở nhà trong 1 tuần)..................38
a. Nội dung cần đạt..................................................................................................38
b. Tổ chức thực hiện.................................................................................................38
1. Phiếu học tập.......................................................................................................39
2. Phiếu đánh giá sản phẩm các nhóm.....................................................................41
3. Rubric..................................................................................................................42
PHẦN III. KẾT LUẬN..................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................51
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC........................................52
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC........................................47

4


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Xã hội ngày càng đòi hỏi người lao động
phải đa năng. Vì vậy nhà trường khơng chỉ thực hiện chức năng truyền thụ, cung
cấp kiến thức mà điều quan trọng hơn là hình thành cho các em học sinh phương
pháp tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, giải quyết được
các vấn đề. Để giúp các em có những kiến thức vững chắc làm hành trang cho các
em bước vào đời thì giáo viên cần phải có những phương pháp cũng như các giải
pháp phù hợp, để sau mỗi giờ học, học sinh khơng chỉ mở mang về tri thức mà cịn
hiểu và biết cách tìm ra tri thức đó; biết tri thức đó giúp được gì cho mình trong
cuộc sống hàng ngày và để đi xa hơn trong tương lai.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, năng lực Cơng nghệ là một trong
mười năng lực cốt lõi mà tất cả các học sinh cần phải có. Năng lực này được hình
thành và phát triển chủ yếu bởi mơn Cơng nghệ. Cũng trong chương trình mới,
Cơng nghệ là một trong những môn quan trọng nhất thúc đẩy giáo dục Stem ở
trường phổ thông, một xu hướng giáo dục đang rất được quan tâm trên thế giới và
ở Việt Nam hiện nay.
Công nghệ cũng là mơn mang tính thực tiễn cao. Vì vậy khơng thể nhồi nhét,
cung cấp kiến thức có sẵn như phương pháp dạy học cũ; cần phải đổi mới cách
dạy, cách học để học sinh tham gia tích cực vào giờ học; tự tìm kiếm, phát hiện vấn
đề, trao đổi, tranh luận để đi đến những hiểu biết về kiến thức và cách làm. Từ đó,
học sinh chủ động tham gia kiến tạo nội dung kiến thức, vận dụng kiến thức vào
cuộc sống và hình thành được phương pháp tự học, để có thể học tập suốt đời.
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Dạy học theo định hướng phát
triển năng lực cho học sinh qua bài: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy Công nghệ lớp 11” để nghiên cứu.
II. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các giải pháp, phương pháp dạy học phát triển năng lực trên cơ sở
lý thuyết và thực tiễn, đặc biệt là áp dụng vào bài học môn Công nghệ để nâng cao
hiệu quả dạy và học, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy tạo điều kiện cho
học sinh phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “Động cơ đốt trong
dùng cho xe máy” Môn Công nghệ lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực, có
sử dụng kết hợp linh hoạt một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú, sự
vui vẻ, phấn khích cho học sinh trong giờ học để các em nâng cao khả năng tự học,
tự chiếm lĩnh tri thức. Từ đó, đạt được những năng lực cần có để sống tốt hơn, làm
việc hiệu quả hơn, đáp ứng được những yêu của xã hội đang thay đổi hằng ngày.
5


III. Đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng dạy học là học sinh khối 11.
- Bài dạy được tiến hành trong 1 tiết học.
2. Thời gian nghiên cứu. Năm học: 2019 - 2020, 2020 - 2021.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thơng qua sách, vở, tạp chí, các trang
mạng…
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát học sinh khối 11 thông qua một số tiết dạy
Công nghệ.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Vận dụng thích hợp, logic một số giải pháp, phương pháp dạy học tích cực vào
dạy học bài “Động cơ đốt trong dùng cho xe máy” môn Công nghệ lớp 11 THPT.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định thống nhất các hệ thống năng lực chung cốt lõi và năng lực chun
mơn đối với mơn Cơng nghệ. Từ đó, vận dụng thích hợp, logic một số giải pháp,
phương pháp dạy học tích cực và áp dụng vào dạy học bài “Động cơ đốt trong
dùng cho xe máy” theo yêu cầu của việc dạy học theo định hướng phát triển năng
lực cho học sinh.
- Xác định được các năng lực cần hình thành và phát triển của học sinh thông

qua bài “ Động cơ đốt trong dùng cho xe máy” - môn Cơng nghệ 11. Từ đó, đưa ra
các giải pháp và các hoạt động dạy học cụ thể để phát triển từng năng lực đó.
VI. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài dạy học theo định hướng phát triển năng lực có sử dụng các kỹ thuật
dạy học tích cực là giải pháp mới giải quyết một số vấn đề sau:
+ Giúp các giáo viên có cái nhìn rõ ràng, cụ thể hơn về đổi mới phương pháp
dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đổi mới kiểm tra đánh giá là nhiệm
vụ đã và đang rất quan trọng của ngành giáo dục, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học
góp phần giảm áp lực, củng cố và nâng cao lịng u nghề, nhiệt huyết với nghề
nghiệp của mình.
+ Rèn luyện cho học sinh khả năng tự chủ tự học, khả năng sáng tạo và u
thích mơn học. Bên cạnh đó giúp các em hình thành một số năng lực cơ bản của
người lao động trong thời đại mới (khả năng lập kế hoạch làm việc,khả năng hợp
tác, khả năng thuyết trình, khả năng tự khẳng định mình....).

6


+ Đề tài hướng tới giải quyết vấn đề: Tri thức là vô hạn, giáo viên chỉ là người
dẫn lối chỉ đường, tạo động lực để học sinh tự tìm kiếm tri thức bằng sự say mê và
niềm vui trong học tập... đó là yếu tố cốt lõi để dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất.
+ Đề tài góp phần chuẩn bị tinh thần cho giáo viên và học sinh đón nhận
chương trình phổ thơng và sách giáo khoa mới dự kiến sẽ được thực hiện trong
thời gian tới.
+ Đề tài lồng ghép các kiến thức thực tiễn vào từng nội dung cụ thể và cho
học sinh tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm. Từ đó, học sinh thấy
được mối quan hệ chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành, giữa lí thuyết và thực tiễn
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đưa ra các hình ảnh thực tiễn gắn liền với đơn
vị kiến thức để học sinh có thể tư duy trực quan và kiểm nghiệm; tạo tiền đề cho
học sinh phát triển được các năng lực cần thiết để áp dụng vào cuộc sống.

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là: “ Phát triển tồn diện cho học
sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Với những mục tiêu đó, cần phải đổi mới, chỉnh sửa chương trình giáo dục.
Trước hết là đổi mới cách dạy, cách học của học sinh. Dạy học theo định
hướng phát triển năng lực, giúp học sinh khơng chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà cịn
phải biết làm; phải thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học
được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Nói cách khác, phải gắn với
thực tiễn cuộc sống.
Trong chương trình phổ thơng mới, năng lực công nghệ là một trong mười
năng lực cốt lõi tất cả học sinh cần phải có. Do đó, giáo viên cần phải có nhận thức
đúng đắn và đầy đủ về dạy học phát triển năng lực thông qua mơn Cơng nghệ. Từ
đó, thiết kế được kế hoạch bài học định hướng phát triển năng lực phù hợp với
từng đối tượng học sinh.
Chương trình cải cách mơn Cơng nghệ chú trọng đến tính tích cực và chủ
động của học sinh. Giáo viên có vai trị quan trọng trong việc nêu vấn đề, giao
nhiệm vụ, tổ chức cho học sinh làm việc, trao đổi; cùng tham gia với học sinh và
nêu lên nhận xét của mình nếu thấy cần thiết, giúp học sinh chủ động kiến tạo nội
dung kiến thức, vận dụng tri thức vào cuộc sống và hình thành được các kĩ năng,
phương pháp để có thể tự học suốt đời.

7


2. Cơ sở thực tiễn

Trước đây căn cứ vào sách giáo khoa giáo viên lấy nội dung kiến thức, kĩ
năng làm mục tiêu hướng tới, càng cung cấp nhiều nội dung, học sinh biết càng
nhiều càng tốt. Với cách dạy này, không quan tâm nhiều đến việc vận dụng những
kiến thức đã biết và hiểu vào thực hành, liên hệ và ứng dụng vào các tình huống
của đời sống. Hệ quả là học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, gần như là
áp đặt, chưa thấy được bản chất cụ thể của vấn đề. Học sinh có thể hiểu biết nhiều
nhưng làm thì khơng được bao nhiêu, việc thực hành hay ứng dụng các kiến thức
đó trở nên lúng túng, vụng về.
Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy cần phải thay đổi cách dạy,
cũng như cách học của học sinh. Mỗi khi dạy một vấn đề gì, một kiến thức nào đó,
giáo viên cần phải xác định rõ: dạy cái này để làm gì, giúp được gì cho học sinh;
những hiểu biết đó có thể vận dụng vào tình huống nào trong cuộc sống? Học sinh
cũng phải tự đặt ra cho mình câu hỏi tương tự và tìm câu trả lời. Khơng nhồi nhét,
cung cấp kiến thức có sẵn như cách dạy cũ, dạy học theo định hướng phát triển
năng lực yêu cầu học sinh tham gia tích cực vào giờ học, tự tìm kiếm, phát hiện
vấn đề, trao đổi, tranh luận để đi đến những hiểu biết về kiến thức và cách làm. Kết
hợp giữa công nghệ thông tin, ứng dụng từ việc sử dụng điện thoại thông minh và
kiến thức thực tiễn vào giảng dạy bài “ Động cơ đốt trong dùng cho xe máy – Công
nghệ 11”, giúp cho học sinh tiếp cận bài học một cách đơn giản và rõ ràng hơn.
Tạo hứng thú, giúp các em đạt được một số năng lực cần thiết để vận dụng vào
cuộc sống hằng ngày.
Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa những kiến thức thực tiễn, các phương
pháp đổi mới cách dạy và cách học tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả học tập mơn
Cơng nghệ. Qua đó, học sinh đạt được một số năng lực cần thiết, dựa trên các căn
cứ sau:
2.1. Căn cứ vào chương trình tài liệu
Đối với phân phối chương trình của mơn Cơng nghệ 11 bài 34 được dạy trong
1 tiết theo sách giáo khoa mới nhìn chung là phù hợp giữa thời lượng phân phối và
yêu cầu kiến thức cần đạt được. Khi trình bày nguyên lý hoạt động ở trong phần
này kiến thức đều là trừu tượng, vì khơng nhìn thấy được q trình hoạt động của

các hệ thống, do vậy khiến học sinh khó tiếp thu bài.
2.2. Căn cứ vào phương tiện dạy học của nhà trường
Hiện nay với trường THPT có máy chiếu, có các phịng chun dùng cho việc
tổ chức dạy bằng giáo án điện tử, việc dạy lưu động ở các lớp, nên việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào bài giảng là rất thuận lợi. Trong điều kiện ở trường THPT
hiện nay, giáo viên khơng có động cơ để cho các em thực hành mà phải chuyển
sang thực hành ảo: xem video các loại động cơ hoặc giáo viên phải lấy chính xe
máy của mình làm đồ dùng dạy học, vì vậy chúng ta nên chọn phương pháp kết
hợp giữa lí thuyết và kiến thức thực tiễn để học sinh tiếp thu kiến thức một cách
8


chủ động và hiệu quả. Ứng dụng được những kiến thức đã học vào giải quyết các
vấn đề thường gặp hằng ngày.
2.3. Căn cứ vào tình hình học sinh trong trường phổ thông
Theo thông tư mới của Bộ giáo dục, việc sử dụng điện thoại trong giờ học
nhằm phục vụ việc học tập của học sinh là được phép. Mặt khác, đa số học sinh
hiện nay đều có điện thoại thơng minh kết nối mạng. Vì vậy, giáo viên có thể định
hướng, yêu cầu học sinh tự tìm kiếm, phát hiện vấn đề, trao đổi tranh luận để đi
đến những hiểu biết về nội dung bài học và cách làm. Qua đó, học sinh phát triển
được những năng lực cần thiết trong quá trình tìm kiếm tri thức.
II. Một số kiến thức về các loại xe máy hiện nay
1. Các hệ thống làm mát của động cơ xe máy
Quá trình đốt nhiên liệu lấy năng lượng cho quá trình vận hành của xe
máy khiến động cơ của xe máy bị nóng. Nếu tình trạng này kéo dài vừa làm giảm
hiệu suất hoạt động của động cơ, vừa có thể gây phá hủy động cơ. Chính vì thế, để
động cơ mát hơn, người ta đã chế tạo các hệ thống làm mát cho động cơ xe máy.
Tuy nhiên, không phải xe máy nào cũng sử dụng chung một loại hệ thống làm mát.
Những loại hệ thống làm mát trên xe máy phổ biến hiện nay:
1.1. Hệ thống làm mát bằng gió


Hình 1. Động cơ sử dụng hệ thống làm mát bằng gió
Làm mát bằng gió là hệ thống làm mát động cơ cổ điển nhất được áp dụng
trên xe máy. Khi đó, các bộ phận của động cơ sẽ được bố trí tại nơi thống, có thể
hứng được nhiều luồng gió. Bên cạnh đó, các bộ phận động cơ cũng được chế tạo
với nhiều cánh tản nhiệt để tăng diện tích truyền nhiệt lên tối đa.

9


– Nhược điểm: Có thể nhận thấy rõ ràng là khi xe vận hành trên điều kiện
đường đông đúc, tắc đường, hoặc dưới trời nắng nóng…thì khả năng tản nhiệt của
động cơ là rất thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công suất cũng như khả năng vận
hành của xe máy và người điều khiển xe.
– Ưu điểm: Chi phí chế tạo hệ thống tản nhiệt bằng gió khá rẻ, nên giá thành
của xe tương đối thấp.
Tuy nhiên, do những ảnh hưởng từ nhược điểm trên, các nhà sản xuất đã nghiên
cứu và sử dụng các chất liệu mới – những kim lọai có hệ số truyền nhiệt lớn như
nhơm hay hợp kim nhơm, khối lượng khơng khí lưu thơng qua diện tích làm mát
phải lớn. Hệ thống làm mát bằng gió tự nhiên chủ yếu được sử dụng trên những
dịng xe số cơ khí như: wave, dream, Future, Jupiter....Ngồi hệ thống làm mát
bằng gió, hiện nay cịn có hệ thống làm mát bằng gió cưỡng bức, đướcử dụng trên
các xe như: Future Neo, Super Dream…. Cũng tương tự như làm mát bằng gió, tuy
nhiên luồng khí làm mát sẽ được 1 quạt thổi qua động cơ. Nhược điểm của làm
mát bằng gió cưỡng bức là hiệu suất tản nhiệt thấp do diện tích được làm mát của
động cơ khơng nhiều và gió chỉ lướt qua bề mặt động cơ.
1.2. Hệ thống làm mát bằng nhớt

Hình 2. Động cơ sử dụng hệ thống làm mát bằng nhớt
Quá trình hoạt động của động cơ cần có sự có mặt của dầu nhớt để bôi trơn

các bộ phận, làm giảm các ma sát, đồng thời bảo vệ động cơ tốt hơn. Chính vì thế,
các nhà sản xuất nghĩ ra ý tưởng làm mát động cơ từ chính lượng nhớt này.
Két nhớt chính là nơi làm mát nhớt trước khi bôi trơn và làm mát động cơ rồi
trở về cacte nhớt. Két nhớt sẽ được làm mát bằng gió tự nhiên hoặc làm mát bằng
gió cưỡng bức. Như thế, thay vì làm mát cả hệ thống động cơ, chỉ cần làm mát
nhớt trong két nhớt.
Chính vì đóng vai trị quan trọng, nên việc khơng bảo dưỡng đúng cách các
két nhớt có thể khiến cho két bị tắc và dẫn tới nhiều hệ lụy cho việc hoạt động của
động cơ.
10


Hệ thống làm mát bằng nhớt chỉ thích hợp cho các lọai xe có dáng dấp hịên
đại, cụ thể là các loại xe dòng Naked bike hay Sport bike cỡ nhỏ.
1.3. Làm mát bằng dung dịch

Hình 3. Động cơ sử dụng hệ thống làm mát bằng dung dịch
Hệ thống làm mát bằng dung dịch là hệ thống làm mát hiện đại nhất trên xe
máy và các động cơ đốt trong cho tới thời điểm hiện tại. Hệ thống làm mát dưới
quy trình: nước làm mát được bơm qua vỏ động cơ và đưa ra két nước để tỏa nhiệt
ra môi trường. Động cơ được trang bị hệ thống làm mát này tuy có phức tạp và
“khó chịu” hơn khi bảo trì, bảo dưỡng nhưng hoạt động ổn định và tin cậy hơn
hẳn, nhiệt độ vận hành luôn đạt mức tốt ưu để cho hiệu suất cao nhất.
Tuy nhiên, để đưa hệ thống làm mát bằng dung dịch kích thước cồng kềnh
vào một chiếc xe máy luôn tạo cho xe sự cồng kềnh, nên trên các dịng xe máy số
thì hệ thống làm mát bằng này không mấy khi được sử dụng. Nhưng đối với các
dịng xe mơ tơ phân khối lớn hiện đại(Air Blade, Honda Clich….), thì hệ thống
làm mát này khơng thể khơng có mặt, vì động cơ của những chiếc xe này địi hỏi
phải có hiệu quả làm mát tốt như của các dòng hệ thống làm mát bằng dung dịch
này.

1.4. Hệ thống làm mát kết hợp gió – nước

Hình 4. Động cơ sử dụng hệ thống làm mát kết hợp gió nước
Ở hệ thống làm mát kết hợp giữa gió và nước, động cơ vẫn có được cấu tạo với
các cánh tản nhiệt bên ngoài và trang bị dàn áo nước làm mát bên trong. Điều này
cho phép các xi lanh nằm phía trước đã được làm mát một phần khơng nhỏ bằng
khơng khí, khi đó, nước chỉ nóng lên rất ít khi đi qua các xi lanh này, và do đó, vẫn
11


đảm bảo hạ nhiệt tốt cho xi lanh cuối cùng mà nước làm mát đi qua. Hệ thống làm
mát kết hợp được sử dụng nhiều trên các dòng xe PKL (mô tô phân khối lớn).
2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và khơng khí trên các dịng xe máy hiện nay
Chức năng chính của hệ thống cung cấp nhiên liệu là cung cấp cho động cơ
hỗn hợp khơng khí – xăng với tỷ lệ phù hợp với điều kiện hoạt động của động cơ
và nhiệt độ mơi trường. Có hai loại hệ thống nhiên liệu được sử dụng phổ biến cho
xe máy hiện nay là: hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hịa khí và hệ thống phun
xăng điện tử.
2.1. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hịa khí
Đa số các xe máy số đang dùng bộ chế hịa khí do hệ thống này khá nhỏ gọn,
rẻ và dễ dàng sửa chữa.

Hình 5. Bộ chế hồ khí của động cơ xe máy
2.2. Hệ thống phun xăng điện tử

12


Hình 6. Cấu tạo của hệ thống phun xăng điện tử
1. ECU – Bộ điều khiển động cơ

2. Cảm biến góc quay trục khuỷu
3. Cảm biến áp suất khí nạp
4. Cảm biến độ mở bướm ga
5. Cảm biến nhiệt độ khí nạp
6. Luồng khí nạp vào động cơ

7. ISC – Điều khiển tốc độ khơng tải
8. Vịi phun
9. Bu gi
10. Cảm biến nhiệt độ động cơ
11. Cảm biến ô xy
12. Ống xúc tác

Hệ thống phun xăng điện tử cung cấp tỷ lệ hịa trộn tối ưu và chính xác cho
động cơ trong các điều kiện vận hành khác nhau nhờ sử dụng bộ vi xử lý điều
khiển khối lượng xăng phun vào động cơ phù hợp với điều kiện vận hành của động
cơ. Các cảm biến sẽ gửi các tín hiệu về điều kiện vận hành của xe về bộ điều khiển
động cơ (ECU).
Hệ thống phun xăng điện tử có thể cung cấp tỷ lệ hịa trộn chính xác hơn, tăng
cường khả năng đáp ứng của động cơ, cải thiện mức tiêu thụ nhiên liệu và giảm
nồng độ khí thải độc hại.

3. Hệ thống truyền lực trên xe máy

13


Hình 8. Sơ đồ hệ thống truyền lực trên xe máy.
3.1. Động cơ
Hiện nay các loại xe máy được trang bị 2 loại động cơ chính là động cơ 2 kì

(thì) và động cơ 4 kì (thì). Đây là 2 loại động cơ được sử dụng nhiều nhất.

Hình 9. Một số động cơ xe máy thông dụng
a. Động cơ 2 kì

14


Hình 10. Xe máy sử dụng động cơ hai kì

Hình 11. Động cơ xe máy 2 kì thường sử dụng cho dịng xe phân khối lớn
Động cơ 2 kì được sử dụng phổ biến cho các loại xe máy đời cũ (ví dụ: suzuki
sport, Honda NSR… ) và các loại xe phân khối lớn được bán trên thị trường hiện
nay. Xe có động cơ 2 kì khi nổ máy sẽ phát ra tiếng kêu hơi ồn nhưng giòn, khi vận
hành pơ xe tạo ra một làn khói trắng. Nếu so sánh với động cơ 4 kì thì động cơ 2 kì
có tiếng nổ êm hơn, xe có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ hơn, chưa có cơ cấu cam cị
hay xúp áp. Tuy nhiên, do cơ chế hoạt động của động cơ 2 kì khơng đáp ứng tiêu
chuẩn khí thải, ô nhiễm môi trường, giá thành lại cao nên ít được sử dụng.
b. Động cơ 4 kì
15


Hình 12. Xe tay ga trang bị động cơ 4 kì
Loại động cơ 4 kì được sử dụng phổ biến cho các loại xe máy hiện đại, xe tay
ga hiện nay (như: Lead, Vison…). Các loại xe máy được trang bị động cơ 4 kì khi
vận hành thì khơng phát khói trắng. Ngồi ra những loại xe này thường được trang
bị thêm hệ thống cam cò, xúp áp. Điều này khiến những chiếc xe được trang bị
động cơ 4 kì có thiết kế cồng kềnh hơn so với xe có động cơ 2 kì. Tuy nhiên những
loại xe này lại được cải tiến nên khi vận hành tiết kiệm khá nhiều nhiên liệu giúp
tiết kiệm chi phí cho người dùng, đáp ứng được tiêu chuẩn về khí thải nên được sử

dụng rộng rãi hiện nay.
3.2. Li hợp
Trong cấu tạo của xe máy bộ ly hợp có vai trị quan trọng trong vận hành. Bộ
ly hợp là một bộ phận trung gian nằm giữa động cơ và hộp số của động cơ. Chi tiết
này có nhiệm vụ cắt hay nối truyền động từ máy sang bánh xe; tách dứt khoát động
cơ ra khỏi hệ thống truyền lực khi xe khởi động hoặc khi cần sang số; nối êm dịu
trục khuỷu động cơ với trục hộp số khi xe máy bắt đầu chuyển động. Bộ ly hợp xe
máy hoạt động theo nguyên tắc lực ly tâm, đồng nghĩa khi tốc độ quay của động cơ
càng lớn thì lực ép lên tấm ma sát càng lớn, tổn hao của ma sát trượt ít, giúp xe
chạy khỏe hơn, bốc hơn.

16


.

Hình 13. Bộ ly hợp xe số
3.3. Hộp số
Hộp số xe máy hay cịn có tên gọi khác là hộp biến tốc. Bộ phận này đảm
nhiệm chức năng thay đổi công suất được tạo ra từ động cơ đốt trong. Nhờ đó mà
xe máy đạt gia tốc di chuyển ở mức tối ưu. Hộp số của xe máy được chia thành 2
loại gồm hộp số tự động và hộp số biến tốc chủ động.
a. Hộp số tự động
Hộp số xe máy tự động thường được cấu tạo trên dòng xe ga. Đây là loại hộp
số để tự điều chỉnh biến tốc dựa trên tốc độ và độ đốt cháy nhiên liệu, nên cịn
được gọi là hộp số vơ cấp. Điều này giúp cho xe máy hoạt động êm ái, mạnh mẽ
hơn. Cấu tạo của hộp số xe máy tự động gồm 3 phần chính là bộ puly sơ cấp, puly
thứ cấp và dây curoa dẫn động.

Hình 14. Cấu tạo hộp số tự động của xe máy

Trong đó, nguyên lý hoạt động của hộp số tự động là bộ phận puly cơ cấp
được gắn vào trực tiếp với phần trục quay truyền động của động cơ xe máy.
Khi động cơ hoạt động thì trục truyền động quay để thực hiện chu trình vận
hành. Bộ phận puly sơ cấp được gắn vào trục quay truyền động cũng sẽ quay tròn,
17


làm dây curoa chuyển động, rồi truyền một lực đẩy cho puly thứ cấp được gắn ở
bánh xe sau làm việc.
b. Hộp số xe máy chủ động

Hình 15. Cấu tạo hộp số chủ động của xe máy
Cấu tạo hộp số xe gắn máy là loại hộp số chủ động có kết cấu gồm nhiều trục
bánh răng, được thiết kế với các đường kính khác nhau. Khi cần lên hay xuống cấp
biến tốc thì người điều khiển xe cần phải sử dụng chân để nhấn số. Điều này
thường được thực hiện ở các loại xe máy số(hay còn gọi là xe số cơ khí) hiện nay
như dream, jupiter, sirius, wave alpha…..
3.4. Các hệ thống truyền động trên xe máy
Hệ thống truyền động trên xe máy có tác dụng truyền lực từ động cơ đến bánh
xe. Trải qua hàng trăm năm phát triển của xe máy, con người đã phát minh ra được
3 hệ thống truyền động: nhơng xích, dây cuaroa và trục các đăng. Mỗi loại đều có
ưu nhược điểm riêng nên tùy vào mục đích sử dụng mà nhà sản xuất sẽ trang bị hệ
thống truyền động cho phù hợp.
a. Truyền động bằng nhơng xích
Đây là hệ thống truyền động được sử dụng phổ biến nhất vì đáp ứng được các
nhu cầu sử dụng cơ bản và chi phí bảo dưỡng thấp.

18



Hình 16. Xe máy sử dụng truyền động bằng nhơng xích
Nhơng xích có ưu điểm là dễ dàng lắp đặt và thay thế hơn 2 loại truyền động
còn lại. Truyền động nhơng xích cịn giúp bảo tồn năng lượng từ động cơ ra bánh
xe nhiều hơn truyền động dây cuaroa. Tuy nhiên nhược điểm của nhơng xích là
thời gian sử dụng khá ngắn chỉ khoảng 30000 km và yêu cầu người dùng kiểm tra
tăng xích và bơi trơn sau mỗi 400 km sử dụng. Xích khơng được căng sẽ xảy ra
hiện tượng trượt và làm mịn răng nhơng. Nếu khơng được bảo dưỡng thường
xun, nhơng xích có thể bị đứt trong khi xe đang di chuyển gây nguy hiểm cho
người lái.
b. Truyền động dây cuaroa
Truyền động dây cuaroa có thiết kế khá tương đồng với hệ thống truyền động
nhơng xích, bao gồm 2 bánh đà và dây cuaroa, trên bề mặt bánh đà có các rãnh khít
với các rãnh trên dây cuaroa tương tự như răng trên nhông dĩa.
Truyền động dây cuaroa là hệ truyền động có khối lượng nhẹ nhất trong cả 3
hệ truyền động. Xe sử dụng truyền động dây cuaroa "sạch sẽ" hơn xe dùng truyền
động nhông xích vì khơng cần xịt chất bơi trơn. Nhược điểm của loại truyền động
này là chi phí lắp đặt khá cao, khó thay đổi tỉ số truyền. Việc thay thế hệ thống
truyền động dây cuaroa trên xe máy khá phức tạp, yêu cầu phải có kỹ thuật nhất
định mới có thể thay thế. Ngoài ra truyền động dây cuaroa cho lực kéo yếu hơn 2
hệ thống truyền động còn lại.

19


Hình 17. Xe máy truyền động bằng dây cuaroa
c. Truyền động bằng trục các đăng
Đây là loại truyền động tương tự như hệ thống truyền động trên ôtô, nhờ cấu
tạo khép kín nên truyền động trục các đăng rất bền bỉ và khơng bị bám bụi bẩn, vì
thế các mẫu xe dạng adventure thường được lắp hệ thống này. Ngoài chức năng
truyền động, hệ thống trục các đăng cịn có nhiệm vụ gia cố gắp sau giúp xe ổn

định, đầm chắc hơn khi vào cua.
Chính vì ưu điểm bền bỉ và giúp xe ổn định hơn, hệ thống này có cấu tạo
khá phức tạp và khối lượng nặng nên chỉ phù hợp với những dịng xe có cơng suất
máy lớn. Cịn một nhược điểm khác là chi phí sửa chữa khá cao.

Hình 18. Xe máy truyền động bằng trục các đăng
III. Vận dụng kiến thức thực tế liên quan đến nội dung Bài 34: Động cơ đốt
trong dùng cho xe máy.
1. Cách chạy xe qua đường ngập nước
20


a. Cách chạy xe qua đường ngập nước
Đối với xe số: khi đi qua những đoạn ngập, nếu muốn an tồn vượt qua mà
khơng sợ chết máy thì tốt nhất nên đi ở số thấp (số 1 hoặc 2) và cần phải giữ đều ga.
Việc giữ đều ga sẽ khiến cho nước không xâm nhập vào ống bô do hơi đẩy ra ngồi,
vì thế nếu bóp phanh hay giảm ga đột ngột sẽ khiến xe chết máy ngay lập tức.
Cho dù vượt qua được vùng nước ngập được cũng nên thay dầu máy cho xe.
Nếu lỡ để xe chết máy thì phải đem đi rửa máy ngay, vì nước đã theo đường ống
xả hoặc lỗ cân bằng áp suất lọt vào trong máy.
Đối với xe tay ga: Điều khiển xe chậm và đều ga, không lên ga quá cao nhưng
cũng không để ga quá thấp, để tránh nước tràn vào ống pơ và bộ phận quạt gió.
Giữ đều ga. Việc giữ đều ga làm cho nước khó có thể thâm nhập vào được ống xả
do hơi đẩy ra ngoài. Nếu muốn tăng hay giảm tốc độ hãy điểu chỉnh thắng tay và
thắng chân thay vì tăng giảm ga. Nếu gặp nơi nước ngập sâu qua ống pơ xe thì
khơng nên điều khiển xe qua những nơi đó.
b. Cách xử lý khi xe ngập nước
Xe máy ngập nước khiến động cơ và hệ thống điện bị ảnh hưởng. Mức độ tùy
vào tình trạng ngập đến đâu và cách xử lý của chủ xe sau đó. Đối với vùng ngập
thấp, xe chết máy do bugi ẩm nước, không phát tia lửa điện làm mồi cho quá trình

cháy trong buồng đốt. Thao tác đơn giản là lau chùi bugi, dốc ngược đầu xe cho
nước ra khỏi ống xả và khởi động xe trở lại. Sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận
khác để xử lý nếu bị ảnh hưởng.
Trường hợp xe ngập sâu và ngâm lâu dưới nước, tuyệt đối không nên ép động
cơ khởi động để tránh trường hợp gãy pittong, hỏng hệ thống điện do chập mạch,
hoặc động cơ hư hại do khơng cịn dầu bơi trơn đúng chuẩn. Sau đó đưa đến các
điểm sửa xe để khắc phục.
Dầu bơi trơn xe máy hịa tan cùng nước thường có màu cà phê sữa. Việc đầu
tiên là hút hết dầu trong bình chứa, dùng vịi phun áp suất ép hỗn hợp nước - dầu ra
ngoài. Thực hiện tương tự với ống pô xe máy.
Tiến hành tháo rời động cơ để vệ sinh các bộ phận bằng xăng hoặc dung dịch
chuyên dụng. Khởi động xe bằng dầu bôi trơn đã qua sử dụng để hịa tan lượng nước
cịn tồn đọng trong bình. Thực hiện khoảng 2-3 lần để loại bỏ hoàn toàn nước.
Những bộ phận bị ngập nặng dưới nước như bugi, lọc gió thường phải thay mới.
Đặc biệt xe máy sử dụng công nghệ phun xăng điện tử, súc rửa kim phun cần
được tiến hành để tránh hỏng hóc về sau do tạp chất tích tụ trước đó và sau khi
nước xâm nhập vào động cơ. Sau đó kiểm tra hệ thống điện như bộ phận đề, đèn
chiếu sáng để xử lý tiếp.
Với những xe tay ga, do cấu tạo đặc biệt, đường ống thông hơi của hộp số tự
động thấp nên nước rất dễ lọt vào làm cho dầu máy bị axit hóa chuyển từ màu vàng
thơng thường sang màu trắng đục.
21


Việc cần làm sau khi xe bị ngập nước là thay dầu động cơ, kiểm tra bộ lọc
khí, hệ thống điện, đặc biệt với những xe ga sử dụng hệ thống phun xăng điện tử.
Ngoài ra cần kiểm tra chế hịa khí và xả hết xăng cũ của bình xăng con, thay bu-gi
nếu cần thiết. Thay lọc gió và bộ truyền động cho xe tay ga. Bạc đạn ở hai bánh xe
cũng cần được kiểm tra, làm khô và tra mỡ.
2. Cách khắc phục xe máy lâu ngày không nổ được

a. Hướng dẫn khắc phục xe máy lâu ngày không nổ được
Mỗi khi trời lạnh thì chỉ cần sau một đêm thơi cũng có thể khiến xe máy khó
khởi động. Nguyên nhân là do khi trời lạnh, nhiệt độ hạ xuống thấp, độ ẩm khơng
khí sẽ tăng làm cho xăng bị bay hơi các phần nhiên liệu dễ cháy, dẫn đến khi khởi
động nhiên liệu khó đốt cháy hơn và động cơ không khởi động nổ được.
Cũng trong thời gian xe khơng sử dụng, phần xăng cịn lại trong bộ chế hịa khí
sẽ bị đóng cặn dẫn đến khó khởi động. Nếu gặp trường hợp này thì tránh đề máy liên
tục có thể làm ắc quy bị cạn kiệt, thời gian tối đa cho mỗi lần đề là 2 giây mà thơi,
nếu khơng biết bạn có thể làm hỏng ắc quy của mình (thời gian giữa 2 lần đề liên
tiếp là 10 giây). Do vậy, tốt nhất nếu không sử dụng xe thì nên khóa xăng lại.
Cách khắc phục: tốt nhất là kéo le, sau đó:
Tắt đèn xe và đèn xi nhan (nếu chưa tắt) để tiết kiệm điện cho ắc quy, khơng
bật chìa khóa mà tắt nó đi.
Kéo le gió sang trái hết cỡ rồi đạp cần khởi động khoảng 5 - 10 cái. Nhớ là
phải đạp chứ không được đề vì lúc này đang tắt chìa khóa mà. Vị trí của le gió
thường nằm bên trên tay lái, ở gần tay cầm một chút. Đạp để cho xăng tiếp tục
xuống. Sau khoảng 5 - 10 cái thì đóng le gió lại (kéo sang phải), bật chìa khóa lên
rồi khởi động xe.

Hình 19. Kéo le gió để điểu chỉnh lượng gió
22


Đối với một số dịng xe tay ga sẽ khơng có le gió thì chỉ cịn cách là đạp cần
khởi động thay vì đề. Dựng chân chống giữa lên rồi hãy đạp khởi động. Nếu dựng
chân chống nghiêng mà xe khởi động được thì nó sẽ chạy vuột khỏi tay, nhớ lưu ý
điều này. Ở xe tay ga vẫn có cần đạp để dùng trong trường hợp không đề được, nếu
đề quá lâu thì sẽ làm hỏng ắc quy.
b. Biện pháp phòng tránh
Đổ đầy xăng: nếu xe máy phải để lâu ngày khơng dùng đến thì trước hết, cần

đổ đầy bình xăng để tránh khơng khí, hơi ẩm làm gỉ sét bình xăng.
Khóa xăng: sau khi đi lần cuối cùng, nên khóa xăng lại để tránh xăng tiếp tục
chảy vào bộ chế hịa khí. Sau khi khóa xăng có thể để máy đến khi xe tự tắt rồi cất
xe đi.
Xả hết xăng: nếu cẩn thận hơn, nên xả hết xăng trong bộ chế hịa khí ra để
tránh bị cặn khi lấy xe ra chạy.
Dựng chống đứng: nếu được thì tối thiểu 1 tuần phải chạy 1 lần để động cơ
được hoạt động, xăng cũng khơng bị đóng cặn và bánh xe không bị mềm ra, rạn nứt.
Nên để chân chống giữa để giảm bớt áp lực lên bánh xe. Đối với xe tay ga, việc cho
xe nổ máy đồng thời cũng là xạc bình ăc quy trong quá trình khởi động xe.
Bảo quản ắc quy: nếu để quá lâu thì bình ắc quy dễ bị mất điện dẫn đến khơng
đề được xe, bóp cịi xe khơng kêu. Có người cẩn thận sẽ tháo ắc quy ra đem cất.
Nếu đề không nổ thì tránh đề nhiều lần hoặc quá lâu vì sẽ làm hỏng ắc quy. Ắc quy
dùng lâu nhất thì cũng khoảng 3 năm là thay một lần.
3. Một số lưu ý để sử dụng xe máy đúng cách
a. Lưu ý chạy rốtđa với xe mới mua và khi vận hành xe
Khi mới mua xe nên chạy rốt-đa xe khoảng từ 2 đến 4 giờ để cho các chi tiết
động cơ được vận hành trơn tru với nhau. Từ km đầu tiên đến km 500, phải thay
nhớt cho xe một lần và đi với tốc độ không vượt quá 60km/h. Từ km 500 đến km
1300 (khoảng 800 km) hãy thay nhớt lần thứ 2. Từ km 1300 trở lên, nên thay nhớt
máy định kỳ sau 1500 - 2000 km.
Khi vận hành xe, người lái xe cần nổ máy và cho máy chạy không tải từ 10
đến 30 giây để giúp cho dầu nhờn được bơi trơn lên tồn bộ các chi tiết bên trong
động cơ, sau đó mới cho xe kéo tải.
b. Sử dụng số trên xe máy hợp lý
Một trong những lưu ý đầu tiên chính là sử dụng số. Nếu không dùng số đúng
cách sẽ làm cho xe bị hao xăng, máy yếu, nhanh hỏng động cơ. Đối với xe số, khi
vận hành, nên tập thói quen trả số khi đi chậm, đường đông hoặc đến ngã tư. Khi
đến ngã ba, ngã tư, vòng xoay hoặc khi lên dốc phải trả về số 1, 2 để cho xe được
vận hành dễ dàng hơn và sẽ không gây rốc máy. Thông thường, khi đi xe máy từ 0

23


đến 20km/h thì nên dùng số 1 hoặc 2, khi xe vào từ 20km/h đến 40km/h thì sử
dụng số 2 và số 3. Khi xe đạt tốc độ từ 40 đến 60km/h thì nên sử dụng số 4.
Bơm lốp xe đúng áp suất qui định chính là đang sử dụng xe đúng cách, nếu để
lốp xe mềm hơi thì lốp sẽ nhanh mịn, gây rạn nứt ở hơng lốp xe và hỏng săm xe.
Nếu căng hơi quá thì lốp xe sẽ nhanh rạn nứt ở bề mặt, khi chạy, xe sẽ bị xóc, mặt
tiếp xúc của lốp xe với mặt đường kém nên dễ gây trượt bánh khi phanh gấp.
c. Phanh xe máy đúng cách
Mọi xe máy đều có hai thắng trước và sau, vì vậy khi sử dụng cần phải có tính
đồng đều. Nếu phanh trước mà khơng phanh sau sẽ có nguy cơ bị trượt bánh, nếu
chỉ phanh bánh sau thì xe sẽ có nguy cơ bị giật và văng trượt. Cách tốt nhất là nên
phanh cả hai thắng, tuy nhiên nếu muốn thắng dần dần thì có thể bóp phanh thắng
sau rồi mới bóp phanh thắng trước.
d. Không ép tay ga hoặc kéo máy xe
Khi sử dụng xe máy trên đường, không nên tăng ga một cách đột ngột mà
phải tăng ga một cách từ từ. Nhờ lực chuyển động xe sẽ đi nhanh hơn, nếu ép tay
ga một lúc thì sẽ dẫn đến tình trạng hao xăng và khơng kiểm sốt tốc độ tốt.
Ngồi ra, cũng không nên để số cao khi xe lên dốc, lên cầu hay để xe số 4 và
kéo tay ga thật mạnh vì sẽ làm tuổi thọ máy bị giảm.
e. Thay lọc gió, lọc dầu đúng hạn
Lọc gió có tác dụng ngăn mọi bụi bẩn, tạp chất lọt vào động cơ, nếu chúng bị
rách, hỏng sẽ không thể cung cấp chuẩn xác lượng gió cho chế hịa khí, dẫn tới các
hiện tượng như: xe ăn xăng nhiều hơn, khó nổ vào buổi sáng, khơng thể đạt được
cơng suất tối đa. Cịn nếu để lọc dầu tắc, nhiệm vụ thanh lọc các tạp chất lẫn trong
dầu buồng máy sẽ bị ảnh hưởng nếu như không được thay mới đúng lúc. Lọc dầu
khi tắc sẽ gây ra hiện tượng thiếu dầu cho động cơ. Điều này khiến xe vận hành bị
nóng hơn và dễ xảy ra hiện tượng bó máy.
4. Giới thiệu hệ thống truyền động của động cơ xe tay ga

Hiện nay, do sự tiện dụng của tính năng vận hành, các tiện ích cũng như tính
thời trang của các dịng xe tay ga, nên dòng xe này đang được ưa chuộng và sử
dụng ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn.
Chúng ta có thể thấy được một số tính năng và tiện ích của loại xe này như sau:
- Có ngăn (hộc) để đồ rộng rãi, an toàn dưới yên xe.
- Chỗ để chân cho người ngồi lái (sàn xe) thoải mái.
- Dễ điều khiển, vận hành vì khơng phải thao tác chuyển đổi số như xe số, chỉ
sử dụng tay phải vận hành tăng hoặc giảm ga khi muốn thay đổi tốc độ xe. Phanh
(thắng) sau thường được điều khiển bằng tay trái. Như vậy, hai chân của người lái
xe được giải phóng giúp họ điều khiển xe với tư thế thuận lợi hơn.
24


- Do bộ truyền tự động thay đổi tỷ số truyền theo tải trọng và tốc độ nên tránh
được tình trạng động cơ bị rốc máy, quá tải như xe số (chạy ép ga khi đang ở số
cao và tốc độ xe thấp gây ra tiếng gõ máy cộc cộc).
- Không cần phải thường xuyên điều chỉnh bộ truyền như xe truyền động
bằng xích tải.
Sơ lược về cấu tạo và hoạt động của hệ thống truyền động trên xe tay ga:
4.1. Cấu tạo và sơ đồ truyền lực
Hầu hết hộp số vơ cấp CVT đều có ba bộ phận cơ bản:
- Đai truyền bằng kim loại hay cao su có độ bền cao.
- Một hệ puli sơ cấp gắn với trục quay động cơ.
- Một hệ puli thứ cấp dẫn đến bánh xe.
Hai puli có thể thay đổi đường kính là bộ phận quan trọng nhất trong hộp số
CVT. Mỗi puli được tạo thành từ hai khối hình nón có góc nghiêng 20 độ và đặt
đối diện với nhau. Một dây đai chạy trong rãnh giữa hai khối hình nón này. Dây đai
hình chữ V được làm từ cao su vì có ma sát cao, hạn chế trượt.
4.2. Ngun lý hoạt động
Khi động cơ quay ở tốc độ chậm (garanty), vì tốc độ thấp nên lực ly tâm của

cụm ma sát nhỏ, chưa thắng được lực của lò xo nên các má ma sát không tiếp xúc
được với vỏ nồi ly hợp, lực chưa truyền tới bánh sau nên xe khơng chuyển động.

Hình 20. Cấu taọ của hệ thống truyền lực trên xe ga
25


×