Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Dạy học các mô đun chuyên môn nghề điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 232 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Lê Đức Minh

DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ
ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Hà Nội - 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Lê Đức Minh

DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ
ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG

Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học
Mã số: 9140110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trần Khánh Đức

Hà Nội - 2024


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, trung thực, khách
quan và chưa từng được các tác giả khác công bố.
Các thơng tin trích dẫn trong Luận án được ghi rõ nguồn gốc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về sự cam đoan của mình.

Giáo viên hướng dẫn Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2024
Tác giả Luận án

PGS.TS Trần Khánh Đức Lê Đức Minh

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS
Trần Khánh Đức - Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục, Đại học Bách khoa Hà
Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tơi có thể hồn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Ban Đào tạo và Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục, Đại học Bách khoa
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
- Các chuyên gia giáo dục đã dành thời gian đọc và góp ý cho Luận án.
- Ban Giám hiệu, tập thể trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ đã tạo điều kiện,
hỗ trợ để tơi có thêm động lực phấn đấu hồn thành nhiệm vụ được giao.
- Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên một số trường Cao đẳng đã giúp đỡ
trong quá trình triển khai các hoạt động khảo sát và tổ chức dạy học thực nghiệm.
Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người bạn đã ln động viên,
quan tâm, chia sẻ khi tác giả thực hiện Luận án.


Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2024
Tác giả Luận án

Lê Đức Minh

ii

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1

1.1. Những yêu cầu từ thực tiễn trước sự thay đổi về kinh tế và xã hội trong kỷ
nguyên số ............................................................................................................ 1
1.2. Bối cảnh thay đổi của đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực .............. 2
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.........................3
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................4
3.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 4
3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4
3.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học...........................................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................5
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 5
6.1. Cách tiếp cận ................................................................................................ 5
6.2. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................6

6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................... 6
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................ 6
7. Những luận điểm cần bảo vệ trong Luận án .................................................... 7

8. Đóng góp mới của Luận án ............................................................................... 8
9. Bố cục của Luận án ........................................................................................... 8
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN
CAO ĐẲNG...................................................................................................9
1.1. Phương pháp tổng quan tài liệu nghiên cứu..................................................9
1.1.1. Thống nhất thuật ngữ và xác định phương pháp tổng quan ........................ 9
1.1.2. Thiết kế phương pháp tổng quan tường thuật ........................................... 10
1.2. Kết quả tìm kiếm tài liệu .............................................................................. 11
1.3. Phân tích tổng quan tài liệu.......................................................................... 12
1.3.1. Xu hướng chuyển dịch quan điểm về đào tạo theo hướng phát triển năng lực
trong giáo dục nghề nghiệp ............................................................................... 12
1.3.2. Tình hình triển khai dạy học theo hướng phát triển năng lực trong giáo dục
nghề nghiệp ở các nước trên thế giới ................................................................. 15

iii

1.3.3. Một số nghiên cứu về dạy học nghề Điện theo hướng phát triển năng lực trên
thế giới .............................................................................................................. 19
1.3.4. Tình hình nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực và dạy học nghề Điện
theo hướng phát triển năng lực tại Việt Nam ..................................................... 20
Kết luận Chương 1 .............................................................................................. 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN

NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG............................ 28
2.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 28
2.1.1. Năng lực chung và năng lực chuyên môn................................................. 28
2.1.1.1. Năng lực chung (General competence) ............................................. 30
2.1.1.2. Năng lực chuyên môn (Specific competency) .................................... 32

2.1.1.3. Sự khác biệt giữa năng lực chung và năng lực chuyên môn .............. 33
2.1.2. Năng lực nghề nghiệp (Professional competency).................................... 34
2.1.3. Dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp............................... 35
2.1.3.1. Khái niệm về dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp .. 35
2.1.3.2. Sự mở rộng của dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
...................................................................................................................... 36
2.2. Năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp................ 37
2.2.1. Năng lực chung của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp....................... 38
2.2.2. Năng lực chuyên môn của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp ............. 42
2.2.3. Sự cần thiết tích hợp năng lực chung và năng lực chuyên môn trong dạy học
các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp ............................................... 43
2.3. Đặc điểm dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên
cao đẳng Điện công nghiệp ......................................................................... 46
2.3.1. Phát triển đồng thời năng lực chuyên môn, năng lực chung gắn liền với sự
vận dụng xử lý các nhiệm vụ của nghề Điện công nghiệp.................................. 46
2.3.2. Linh hoạt về không gian, thời gian học tập với sự hỗ trợ của trang thiết bị và
công nghệ số ..................................................................................................... 47
2.3.3. Hướng tới cá nhân hóa để hỗ trợ việc học tập của sinh viên..................... 47
2.3.4. Đánh giá dựa trên thành tích cụ thể và sự thay đổi của sinh viên.............. 47
2.4. Những yêu cầu về quá trình dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ........................ 48
2.4.1. Yêu cầu về chiến lược và phương pháp dạy học ...................................... 48

iv

2.4.2. Yêu cầu về phương thức dạy học ............................................................. 49
2.4.3. Yêu cầu về giám sát, hỗ trợ học tập ......................................................... 52
2.4.4. Yêu cầu về đánh giá học tập .................................................................... 53
2.5. Cơ sở lý thuyết thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công


nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ................................. 54
2.5.1. Tiếp cận mơ hình lý thuyết dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề
nghiệp ............................................................................................................... 49
2.5.2. Tiếp cận mô hình lý thuyết cho thiết kế hoạt động dạy học theo hướng phát
triển năng lực nghề nghiệp ................................................................................ 54
2.5.3. Định hướng thiết kế hoạt động dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng
.......................................................................................................................... 58
Kết luận Chương 2 .............................................................................................. 59
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN

NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG............................ 60
3.1. Phân tích chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ............................. 60
3.1.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 60
3.1.2. Thiết kế phương pháp nghiên cứu............................................................ 60
3.1.2.1. Lựa chọn sản phẩm .......................................................................... 60
3.1.2.2. Phương pháp phân tích..................................................................... 62
3.1.3. Kết quả phân tích..................................................................................... 63
3.1.3.1. Thơng tin chung về chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp .... 63
3.1.3.2. Thực trạng lồng ghép năng lực chung trong mục tiêu đào tạo .......... 63
3.1.3.3. Thực trạng lồng ghép năng lực chung trong các mô đun chuyên môn
nghề Điện công nghiệp.................................................................................. 64
3.2. Khảo sát thực trạng về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công
nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng
...................................................................................................................... 66
3.2.1. Mục đích khảo sát.................................................................................... 66
3.2.2. Thiết kế phương pháp khảo sát ................................................................ 66
3.2.2.1. Xác định phương pháp nghiên cứu ................................................... 66
3.2.2.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................... 66

3.2.2.3. Nội dung và công cụ khảo sát ........................................................... 67

v

3.2.2.4. Kỹ thuật mã hóa dữ liệu.................................................................... 68
3.2.2.5. Độ tin cậy của công cụ khảo sát ....................................................... 68
3.2.2.6. Kỹ thuật xử lý dữ liệu ....................................................................... 72
3.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 73
3.3.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát...................................................................... 73
3.3.2. Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chung của sinh viên cao
đẳng Điện công nghiệp...................................................................................... 74
3.3.3. Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chuyên môn của sinh
viên cao đẳng Điện công nghiệp........................................................................ 76
3.3.4. Quan niệm của giảng viên về năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng
Điện công nghiệp .............................................................................................. 76
3.3.5. Ý kiến của giảng viên về những thành tố năng lực chung thường xuyên được
tích hợp trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp ............... 77
3.3.6. Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học theo
hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề
Điện công nghiệp .............................................................................................. 79
3.3.7. Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu thiết kế hoạt động dạy học
trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển
năng lực nghề nghiệp ........................................................................................ 80
3.3.8. Ý kiến của giảng viên về những công cụ/ kỹ thuật đánh giá phù hợp trong
dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp .................................. 82
Kết luận Chương 3 .............................................................................................. 83
Chương 4: THIẾT KẾ DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ
ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG ..................................... 85
4.1. Nguyên tắc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp

theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng ....... 85
4.1.1. Xác định năng lực chung và năng lực chuyên môn của bài học................ 85
4.1.2. Thiết kế các nhiệm vụ học tập tích hợp từ đơn giản đến phức tạp ............ 85
4.1.3. Thiết kế hoạt động dạy học nhằm cung cấp các thông tin hỗ trợ, thông tin
thủ tục và thực hành từng phần.......................................................................... 85
4.1.4. Đánh giá năng lực nghề nghiệp dựa trên các tiêu chí tham chiếu và cung cấp
cơ hội giải trình cho sinh viên............................................................................ 86
4.2. Yêu cầu đối với tiến trình thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề
Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp................ 86

vi

4.2.1. Đảm bảo tính thực tiễn dạy học của nhà trường ....................................... 86
4.2.2. Đảm bảo tính hệ thống của chương trình đào tạo ..................................... 87
4.2.3. Đảm bảo tích hợp năng lực chung và năng lực chuyên môn trong dạy học
.......................................................................................................................... 88
4.2.4. Tăng cường sử dụng thời gian học tập khơng chính thức ......................... 88
4.3. Tiến trình thiết kế dạy học các mơ đun chun mơn nghề Điện công nghiệp

theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ............................................. 88
4.3.1. Xác định năng lực nghề nghiệp của bài giảng mô đun chuyên môn ......... 89
4.3.2. Xác định các nhiệm vụ học tập ................................................................ 89
4.3.3. Thiết kế các hoạt động dạy học................................................................ 91
4.3.3. Phát triển công cụ/ kỹ thuật đánh giá ....................................................... 94
4.4. Minh họa thiết kế dạy học "Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ

không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn" trong
"Mô đun 23: Trang bị điện 1".................................................................... 97
4.4.1. Khái quát "Mô đun 23: Trang bị điện 1" .................................................. 97
4.4.2. Thiết kế dạy học "Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ không đồng

bộ 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn" ........................................ 98
4.4.2.1. Xác định năng lực nghề nghiệp của bài giảng mô đun chuyên môn .. 98
4.4.2.2. Xác định các nhiệm vụ học tập ......................................................... 99
4.4.2.3. Thiết kế hoạt động dạy học các nhiệm vụ học tập ........................... 105
4.4.2.4. Phát triển công cụ/ kỹ thuật đánh giá ............................................. 113
4.5. Kiểm nghiệm, đánh giá............................................................................... 115
4.5.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia .................. 115
4.5.1.1. Mục đích......................................................................................... 115
4.5.1.2. Thiết kế nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia ........................ 115
4.5.1.3. Kết quả nghiên cứu......................................................................... 116
4.5.1.4. Nhận định....................................................................................... 120
4.5.2. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 124
4.5.2.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...................................................... 124
4.5.2.2. Thiết kế thực nghiệm sư phạm ........................................................ 124
4.5.2.3. Đối tượng, địa bàn và giảng viên tham gia thực nghiệm ................. 124
4.5.2.4. Nội dung, tài liệu và công cụ đo lường kết quả thực nghiệm ........... 125
4.5.2.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ..................................................... 126
4.5.2.6. Xử lý dữ liệu thực nghiệm............................................................... 126

vii

4.5.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm................................................................ 126
4.5.3.1. So sánh kết quả học tập trước thực nghiệm..................................... 126
4.5.3.2. So sánh kết quả khảo sát năng lực chung trước thực nghiệm .......... 127
4.5.3.3. So sánh kết quả học tập lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực
nghiệm ........................................................................................................ 128
4.5.3.4. So sánh kết quả khảo sát năng lực chung lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng sau thực nghiệm ............................................................................... 130
4.5.3.5. So sánh kết quả học tập trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm
.................................................................................................................... 131

4.5.3.6. Phân tích mối quan hệ giữa kết quả học tập và kết quả khảo sát năng
lực chung ở lớp thực nghiệm ....................................................................... 133

Kết luận Chương 4 ............................................................................................ 136
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 137
1. Kết luận.......................................................................................................... 137
2. Khuyến nghị................................................................................................... 138

2.1. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.................................................... 138
2.2. Đối với các giảng viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp........................ 138
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ............. 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 141

viii

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng mô tả "Khung các kỹ năng thế kỷ 21" (21st Century Skills).......1
Phụ lục 2: Các tiêu chí đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mức độ ............ 5
Phụ lục 3: Mô tả chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp trình độ Cao đẳng
(trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ)....................................................................7
Phụ lục 4: Phiếu khảo sát giảng viên dạy nghề Điện công nghiệp trình độ cao đẳng
.......................................................................................................................... 12
Phụ lục 5: Phiếu khảo sát sinh viên về năng lực chung sau khi học ''Bài 2: Lắp
mạch đảo chiều gián tiếp động cơ KĐB 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và
nút ấn'' ............................................................................................................... 18
Phụ lục 6: Giáo án dạy học lớp thực nghiệm...................................................... 19
Phụ lục 7: Bảng tiêu chuẩn đánh giá kiến thức thực hành, quy trình và sản phẩm
''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều quay động cơ KĐB 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi
động từ và nút ấn'' ............................................................................................. 30

Phụ lục 8: Phiếu đánh giá kiến thức thực hành, quy trình và sản phẩm ''Bài 2: Lắp
mạch đảo chiều quay động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc dùng khởi động từ và nút
ấn''..................................................................................................................... 33
Phụ lục 9: Nhật ký học tập ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ KĐB 3
pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'' ................................................ 35
Phụ lục 10: Phiếu xin ý kiến nhận xét của chuyên gia về tiến trình thiết kế, thực
hiện dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát
triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng và tài liệu dạy học thực nghiệm
.......................................................................................................................... 37
Phụ lục 11: Tài liệu dạy học thực nghiệm.......................................................... 39
Phụ lục 12: Phiếu khảo sát sinh viên về năng lực chung sau khi học ''Bài 1: Lắp
mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha rơ to lồng sóc quay một chiều dùng khởi
động từ và nút ấn'' ............................................................................................. 50
Phụ lục 13: Bảng tiêu chuẩn đánh giá kiến thức thực hành, quy trình và sản phẩm
''Bài 1: Lắp mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha rơ to lồng sóc quay một chiều
dùng khởi động từ và nút ấn''............................................................................. 51
Phụ lục 14: Giáo án dạy học lớp đối chứng ....................................................... 54
Phụ lục 15: Danh sách chuyên gia mời tham gia nhận xét tiến trình thiết kế, thực
hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát

ix

triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng và tài liệu dạy học thực nghiệm
.......................................................................................................................... 62
Phụ lục 16: Phiếu đánh giá kiến thức thực hành, quá trình và sản phẩm ''Bài 1: Lắp
mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha rơ to lồng sóc quay một chiều dùng khởi
động từ và nút ấn'' ............................................................................................. 63
Phụ lục 17: Năng lực chuyên môn trong các mô đun chuyên môn nghề Điện cơng
nghiệp ............................................................................................................... 65
Phụ lục 18: Chương trình đào tạo "Mô đun 23: Trang bị điện 1" ....................... 67


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT Từ viết tắt Viết đầy đủ
1. BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. BLĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
3. ĐC Đối chứng
4. GV Giảng viên
5. GDNN Giáo dục nghề nghiệp
6. ERIC Education Resources Information Center
7. MĐK
8. MĐL Mạch điều khiển
9. KĐB Mạch động lực
10. KĐT Không đồng bộ
11. OECD Khởi động từ
12. PPDH Organisation for Economic Cooperation and Development
13. SPSS Phương pháp dạy học
14. SV Statistical Package for the Social Sciences
15. SĐĐD Sinh viên
16. SĐNL Sơ đồ đi dây
Sơ đồ nguyên lý
17. TVET Giáo dục và đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp (Technical and
Vocational Education and Training)
18. TN Thực nghiệm

xi

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Mơ hình cấu trúc năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện cơng

nghiệp ................................................................................................... 37
Hình 2.2: Khung "các kỹ năng thế kỷ 21" (21st Century Skills)[86] .................... 39
Hình 2.3: Mơ hình căn chỉnh kiến tạo (John Biggs) ........................................... 49
Hình 2.4: Mơ hình thiết kế dạy học 4 thành phần (4C/ID ) [90]........................... 55
Hình 3.1: Biểu đồ thâm niên giảng dạy * trình độ chun mơn của giảng viên ..... 73
Hình 4.1: Quá trình tổ chức dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp

theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng ............ 87
Hình 4.2: Tiến trình thiết kế dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp

theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp .............................................. 89

xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Từ khóa tìm kiếm .................................................................................. 10
Bảng 2.1: Mô tả các thành tố năng lực chung của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp

...................................................................................................................... 39
Bảng 3.1: Nội dung chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp trình độ cao đẳng

...................................................................................................................... 60
Bảng 3.2: Các thành tố năng lực chung được lồng ghép trong mục tiêu đào tạo của

chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp trình độ cao đẳng .................... 63
Bảng 3.3: Các thành tố năng lực chung được lồng ghép trong các mô đun chuyên môn


nghề của chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp trình độ cao đẳng...... 64
Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của dữ liệu thu thập từ giảng

viên và công cụ đo lường .............................................................................. 68
Bảng 3.5: Thống kê chéo (Crosstabs) cho đặc điểm của mẫu................................. 73
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra Chi - bình phương (Chi - Square) xác định mối liên hệ

giữa biến trình độ và biến thâm niên của giảng viên ...................................... 74
Bảng 3.7: Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chung của sinh viên

cao đẳng Điện công nghiệp ........................................................................... 75
Bảng 3.8: Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chuyên môn của sinh

viên cao đẳng Điện công nghiệp.................................................................... 76
Bảng 3.9: Quan niệm của giảng viên về năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng

Điện công nghiệp .......................................................................................... 77
Bảng 3.10: Ý kiến của giảng viên về những thành tố năng lực chung thường xuyên

được tích hợp trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp .. 77
Bảng 3.11: Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học theo

hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong bài giảng mô đun chuyên môn
nghề Điện công nghiệp.................................................................................. 79
Bảng 3.12: Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu thiết kế hoạt động dạy học
trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát
triển năng lực nghề nghiệp ............................................................................ 81
Bảng 3.13: Ý kiến của giảng viên về những công cụ/ kỹ thuật đánh giá phù hợp trong
dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp.............................. 82
Bảng 4.1: Ma trận mối quan hệ giữa nhiệm vụ học tập và các thành tố năng lực chung

...................................................................................................................... 90
Bảng 4.2: Gợi ý hoạt động dạy học theo hướng phát triển các thành tố năng lực chung
...................................................................................................................... 91

xiii

Bảng 4.3: Nhật ký học tập đánh giá năng lực nghề nghiệp trong dạy học các mô đun
chuyên môn nghề Điện công nghiệp cho sinh viên cao đẳng (đối với từng sinh
viên).............................................................................................................. 94

Bảng 4.4: Bảng tiêu chuẩn đánh giá kiến thức thực hành, quy trình và sản phẩm trong
dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp cho sinh viên cao đẳng
...................................................................................................................... 97

Bảng 4.5: Ma trận mối quan hệ giữa nhiệm vụ học tập và thành tố năng lực chung
của ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ KĐB 3 pha rơ to lồng sóc
dùng khởi động từ và nút ấn'' ...................................................................... 104

Bảng 4.6: Khung thiết kế hoạt động dạy học ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp
động cơ không đồng bộ 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'' . 105

Bảng 4.7: Thống kê về thâm niên, trình độ học vấn và lĩnh vực chun mơn của các
chuyên gia................................................................................................... 117

Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của dữ liệu thu thập từ
chuyên gia và công cụ đo lường .................................................................. 118

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân
phối chuẩn biến dữ liệu của 2 nhóm chuyên gia .......................................... 119


Bảng 4.10: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về
về dữ liệu giữa 2 nhóm chuyên gia.............................................................. 119

Bảng 4.11: Ý kiến nhận xét của chuyên gia về nguyên tắc và yêu cầu trong tiến trình
thiết kế, thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo
hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng....................... 120

Bảng 4.12: Ý kiến nhận xét của chun gia về tính cần thiết trong tiến trình thiết kế và
thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng .............................. 121

Bảng 4.13: Ý kiến nhận xét của chuyên gia về tính khả thi trong tiến trình thiết kế và
thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng .............................. 122

Bảng 4.14: Ý kiến của chuyên gia về tính hiệu quả của Tài liệu dạy học thực nghiệm
"Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng
sóc dùng khởi động từ và nút ấn" trong "Mô đun 23: Trang bị điện 1" ........ 123

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân
phối chuẩn biến điểm kết quả học tập lớp TN và ĐC trước thực nghiệm ..... 127

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về
biến điểm lớp TN và ĐC trước thực nghiệm................................................ 127

xiv

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân
phối chuẩn kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC trước thực nghiệm
.................................................................................................................... 127


Bảng 4.18: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về
kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC trước thực nghiệm ............. 128

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân
phối chuẩn biến điểm lớp TN và ĐC sau thực nghiệm................................. 129

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về
kết quả học tập lớp TN và ĐC sau thực thực nghiệm................................... 129

Bảng 4.21: Bảng mô tả xếp hạng kết quả học tập lớp TN và ĐC sau thực nghiệm129
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân

phối chuẩn kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC trước thực nghiệm
.................................................................................................................... 130
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về
kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC sau thực nghiệm ................ 130
Bảng 4.24: Bảng mô tả xếp hạng năng lực chung lớp TN và ĐC sau thực nghiệm
.................................................................................................................... 131
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân
phối chuẩn biến điểm trước và sau thực nghiệm lớp TN.............................. 132
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định Sign test đánh giá sự khác biệt về kết quả học tập trước
và sau thực nghiệm lớp TN ......................................................................... 132
Bảng 4.27: Thống kê mô tả kết quả học tập trước và sau thực nghiệm lớp TN..... 132
Bảng 4.28: Thống kê tần suất khác biệt kết quả học tập trước và sau thực nghiệm lớp
TN .............................................................................................................. 133
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định tương quan Pearson mối quan hệ kết quả học tập và
kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN trước thực nghiệm ........................ 133
Bảng 4.30: Kết quả kiểm định tương quan Pearson mối quan hệ kết quả học tập và
kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN sau thực nghiệm ........................... 134


xv

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Những yêu cầu từ thực tiễn trước sự thay đổi về kinh tế và xã hội
trong kỷ nguyên số

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cùng với sự sáng tạo không
ngừng của con người đã tạo nên những thay đổi ở tất cả các lĩnh vực, nó biến thế
giới của chúng ta phẳng hơn và ngày càng phát triển trên nền tảng của công nghệ
gắn liền với nền kinh tế tri thức. Điều này đã mang đến những yêu cầu tất yếu cho
lực lượng lao động phải có khả năng kiểm sốt một lượng thông tin, tri thức khổng
lồ và sử dụng những tri thức ấy để đưa ra những giải pháp sáng tạo [1]. Hơn thế nữa,
bên cạnh sự thay đổi về phương diện kinh tế, công dân của thời đại mới còn phải
đối diện với những vấn đề của xã hội như sự đa dạng về văn hóa, sự gia tăng của
bất công xã hội và những vấn đề về môi trường. Để giải quyết những vấn đề mới
mẻ này, mọi công dân cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới.
Trong bối cảnh ấy, vai trò của giáo dục trong việc chuẩn bị cho công dân những
phẩm chất và năng lực phù hợp đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm.

Những quan sát thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của người lao động cho thấy
rằng những kỹ năng chuyên môn là không đủ để đạt được thành công trong nghề
nghiệp. Một người lao động đạt được sự chun nghiệp nếu họ khơng chỉ có các kỹ
năng cứng (hard skills) mà cịn có các kỹ năng mềm (soft skills) phản ánh năng lực
chung cần có như: giải quyết vấn đề, tư duy phản biện; sáng tạo; khả năng lãnh đạo,
giao tiếp và hợp tác, học vấn thông tin, học vấn công nghệ, kỹ năng xã hội, làm việc
năng suất, khởi xướng, sự linh hoạt... Do đó, thực tiễn đặt ra một yêu cầu cấp thiết
đối với các cơ sở GDNN, bên cạnh việc đào tạo năng lực chuyên mơn, thì sự phát

triển năng lực chung cho người học nghề là rất quan trọng. Nó cần thiết cho hoạt
động sống và học tập, phát triển và tăng trưởng tiềm năng cá nhân, mở rộng cơ hội
việc làm, đối phó với sự thay đổi việc làm và gia tăng sự thành cơng trong một xã
hội thay đổi nhanh chóng [2].

Lao động nghề Điện cơng nghiệp cũng như các nghề khác, ngồi kiến thức
và kỹ năng chuyên môn thuần túy để làm việc an toàn, hiệu quả với các hệ thống và
thiết bị điện (bao gồm năng lực hiểu các nguyên tắc về điện, xác định và sử dụng
các công cụ và thiết bị thích hợp, diễn giải các sơ đồ và giản đồ điện, tn thủ các
quy trình an tồn, lắp đặt, sửa chữa thiết bị, khắc phục các sự cố về điện...), họ cần
phải chủ động, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, phát kiến các giải pháp tối ưu,

1

linh hoạt để chuyển từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác một cách nhanh chóng... Vì vậy,
việc dạy học kiến thức, kỹ năng chuyên môn của nghề Điện công nghiệp cùng với
các yếu tố nói trên sẽ cho phép những người thợ Điện cơng nghiệp đạt được kết quả
tích cực trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp trước tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 với nền tảng là công nghệ số.
1.2. Bối cảnh thay đổi của đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực

Trong ba thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi từ đào tạo nghề
truyền thống sang đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực ở nhiều quốc gia [3].
Đào tạo theo hướng phát triển năng lực đã được chấp nhận phổ biến như một phương
pháp đào tạo chính trong lĩnh vực GDNN [4],[5],[6].

Trước đây, đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN chỉ tập trung
vào các kết quả hạn hẹp có thể đo lường được của các cơng việc nghề nghiệp chuyên
môn cụ thể với sự ảnh hưởng của thuyết hành vi. Tuy nhiên, sự phát triển của thuyết
nhận thức, thuyết kiến tạo và ứng dụng của khoa học thần kinh vào giáo dục đã tạo

ra những chuyển biến về tư duy giáo dục trên rất nhiều khía cạnh. Phương pháp dạy
học truyền thống, đã khơng cịn đáp ứng được những mong muốn và kỳ vọng của
cả phía người dạy, người học cũng như toàn xã hội. Tổ chức các hoạt động học tập
một cách sáng tạo, có tính tương tác, phù hợp với từng cá nhân người học đã trở
thành tiêu chuẩn nhưng cũng là những thách thức cho q trình dạy học nói chung
và dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp cho SV cao đẳng nói
riêng. Theo đó, những thuật ngữ như "trí thơng minh", "khả năng giải quyết vấn
đề", "tư duy phản biện", "tư duy hệ thống" đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và được
xem như là chuẩn mực để triển khai các hoạt động dạy học, đánh giá năng lực của
người học [1]. Sản phẩm của quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực hiện
nay phải là những cá nhân có xu hướng phát triển được sự nghiệp, được đảm bảo
bởi cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng nghề
nghiệp, khả năng chứng minh ý kiến của bản thân, kết nối với mọi người, làm việc
theo nhóm, nỗ lực tự học... [2].

Như vậy, việc dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong bối
cảnh đào tạo nghề hiện nay không đơn thuần là truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà
cần phải tích hợp kiến thức, kỹ năng chun mơn, tâm lý sẵn sàng cho hoạt động
nghề nghiệp để SV có thể thực hiện công việc hiệu quả và đạt được thành công.

2

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
Trong giai đoạn nước ta bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa rất

cần một lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất và tác
phong công nghiệp. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chỉ rõ mục tiêu "cùng với hoàn
thiện đồng bộ thể chế; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thì phát triển nguồn nhân
lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược".
Một trong những giải pháp then chốt để đạt được mục tiêu chiến lược này là đổi mới

phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, áp dụng hiệu quả đào tạo theo hướng
phát triển năng lực.

Luật Giáo dục nghề nghiệp (Số 74/2014/QH13, Điều 36) có quy định:
"Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện
năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự
giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm" [7].

Chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn
đến 2045 đã xác định: "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bám sát nhu cầu của thị
trường lao động gắn kết với việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội và phát triển bền
vững, bao trùm, phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của SV, thúc đẩy khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo".

Bên cạnh đó, Tổng cục GDNN cũng có rất nhiều giải pháp nỗ lực chuyển đổi
đào tạo nghề Việt Nam từ truyền thống sang đào tạo theo hướng phát triển năng lực.
Trong khoảng 20 năm gần đây, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như ILO,
Swisscontact và GIZ Tổng cục GDNN đã xây dựng nhiều tài liệu và tổ chức nhiều
khóa tập huấn về đào tạo theo hướng phát triển năng lực như [8],[9]. Từ những quan
điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn của Tổng cục GDNN - Bộ
LĐTBXH, các cơ sở GDNN tại Việt Nam đã và đang chuyển đổi mạnh mẽ sang tiếp
cận đào tạo theo hướng phát triển năng lực.

Tuy nhiên, các tài liệu hướng dẫn và các nghiên cứu học thuật về đào tạo theo
hướng phát triển năng lực để triển khai tại các cơ sở GDNN tập trung chủ yếu vào
hình thành, phát triển kiến thức, kỹ năng chun mơn hẹp có thể đo lường được của
nghề nghiệp, chứ chưa có những đề tài nghiên cứu và triển khai thích hợp để phát
triển tồn diện năng lực nghề nghiệp cho SV.

Từ những phân tích mục 1.1, 1.2, 1.3 cho thấy, có một khoảng trống để triển

khai nghiên cứu đề tài "Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp
theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng", đồng thời

3


×