Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Nhật bản và trung hoa dân quốc với phong trào đấu tranh giành độc lập của việt nam nửa đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.19 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC DUY TÂN

NGUYỄN THỊ KIM NHUNG
NHẬT BẢN VÀ TRUNG HOA DÂN QUỐC VỚI PHONG TRÀO
ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA VIỆT NAM NỬA ĐẦU

THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

ĐÀ NẴNG, 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC DUY TÂN

NGUYỄN THỊ KIM NHUNG

NHẬT BẢN VÀ TRUNG HOA DÂN QUỐC VỚI PHONG TRÀO
ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA VIỆT NAM
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế
Mã số : 8310206

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ NAM TRUNG HIẾU

ĐÀ NẴNG, 2020

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Những tài liệu tham khảo và phục vụ cho luận văn có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn.

Tác giả luận văn

Nguyên Thị Kim Nhung

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự
đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành
bản luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Nam Trung Hiếu, là người trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.

Chân thành cảm ơn Phòng Khoa Sau Đại học – Đại học Duy Tân đã tạo điều
kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành khố học cao học và q trình thực hiện đề tài này.

Cảm ơn gia đình, các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ và động viên,
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Nhung

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
4. Nguồn tư liệu:................................................................................................3
5. Phương pháp luận và phương án nghiên cứu :..............................................4
6. Cấu trúc luận văn:.........................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ CHO CÁC CAN THIỆP CỦA NHẬT BẢN VÀ
TRUNG HOA DÂN QUỐC VÀO TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XX.....................................................................................................5
1.1. CƠ SỞ VỀ LỢI ÍCH QUỐC GIA DÂN TỘC...........................................5
1.2. CƠ SỞ VỀ TÌNH HÌNH THỰC TIỄN TẠI KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ
GIỚI................................................................................................................10
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH NHẬT BẢN CAN THIỆP VÀO TÌNH HÌNH
VIỆT NAM.....................................................................................................21
2.1. NHẬT BẢN VỚI CÁC PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA
NGƯỜI VIỆT..................................................................................................21
2.2. NHẬT BẢN VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỘC
LẬP TRONG KHỐI THỊNH VƯỢNG CHUNG ĐẠI ĐÔNG Á...................29
TIỂU KẾT......................................................................................................35
CHƯƠNG 3. QUÁ TRÌNH TRUNG HOA DÂN QUỐC CAN THIỆP...36
VÀO TÌNH HÌNH VIỆT NAM....................................................................36
3.1. TRUNG HOA DÂN QUỐC VỚI CÁC PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC
LẬP CỦA NGƯỜI VIỆT................................................................................36

3.2 “HOA QUÂN NHẬP VIỆT” VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP TẠI VIỆT
NAM................................................................................................................44
TIỂU KẾT......................................................................................................50
CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ CỦA QUÁ
TRÌNH NHẬT BẢN VÀ TRUNG HOA DÂN QUỐC CAN THIỆP VÀO

TÌNH HÌNH VIỆT NAM..............................................................................51
4.1 VỀ MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH CAN THIỆP..........51
4.2 VỀ NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CÁC QUÁ TRÌNH CAN THIỆP. 53
4.3. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC LỚN55
KẾT LUẬN....................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bước vào những năm đầu của thế kỷ XX, do sự phát triển khơng đồng

đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản đã tác động mạnh mẽ vào các
mặt của đời sống xã hội. Để giành giật nhau thị trường, thuộc địa và phân chia
lại thế giới, các nước đế quốc đã phát động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Trật tự thế giới
Versailles-Washington được hình thành thơng qua việc ký kết các văn kiện,
hồ ước và các tuyên bố, thoả ước của các nước thắng trận thể hiện tham
vọng và ý đồ của các nước lớn như Anh, Pháp, Mỹ. Sự vận động, quá trình
sụp đổ của Trật tự Versailles-Washington và con đường dẫn đến Chiến tranh
thế giới thứ hai được thể hiện thông qua tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới mà hậu quả là sự phát triển chủ nghĩa tư bản theo hai hướng khác
nhau: một mặt là thiết lập chủ nghĩa phát xít (Đức, Italia, Nhật bản), mặt
khách là duy trì nền dân chủ tư sản (Anh, Pháp, Mỹ) cũng như tác động của
nó đến mối quan hệ quốc tế trên mọi lĩnh vực.


Kế đến là Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra do sự vận động, đan
xen và phức tạp giữa 3 lực lượng trong quan hệ quốc tế (Chính sách đối
ngoại; cuộc đấu tranh giữa 3 nhóm cường quốc :các nước phát xít Đức, Italia,
Nhật bản, các nước phương tây: Anh, Pháp, Mỹ và liên bang Xô viết). Kết
quả cuối cùng là thắng lợi của lực lượng Đồng minh và nhân dân u chuộng
hồ bình trên thế giới, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt…

Những chuyển biến quan trọng, to lớn đó của tình hình thế giới khiến
cho các nhà nước, quốc gia đều điều chỉnh chính sách ngoại giao và các mối
quan hệ quốc tế cho phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc và nâng cao vị thế

2

trên trường quốc tế. Nhật Bản và Trung Hoa cũng khơng nằm ngồi xu thế
chung này.

Đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đơng Nam Á
nói riêng, Nhật Bản và Trung Hoa là những cường quốc về kinh tế, chính trị
và quân sự. Trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản và Trung
Hoa Dân Quốc mặc dù khác nhau về chiến tuyến nhưng cả hai nước này đều
nhắm đến Việt Nam trong các kế hoạch cả trong và sau cuộc chiến của quốc
gia mình. Mục đích của họ là muốn thay thế Pháp nắm quyền làm chủ Đơng
Dương nói chung và Việt Nam nói riêng để phục vụ cho những kế hoạch hậu
chiến của mình. xây dựng một trật tự thế giới mới tại khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương do mình quyết định.

Nhìn từ thực tiễn lịch sử, phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam
có mối quan hệ mật thiết với các nước lớn trong khu vực. Vì vậy, việc nghiên
cứu và tìm hiểu các chính sách của Nhật Bản và Trung Quốc với phong trào
đấu tranh giành độc lập của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là việc làm cần thiết

về mặt thực tiễn, giúp Việt Nam sẽ rút ra được những kinh nghiệm lịch sử cần
thiết, dự đoán được tình hình an ninh chính trị ở khu vực để có thể đưa ra
những lựa chọn chính sách phù hợp, nhất là trong việc xây dựng quan hệ đối
tác chiến lược, toàn diện với một số cường quốc, nước lớn trong giai đoạn
hiện nay.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “ Nhật Bản
và Trung Hoa Dân Quốc với phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên nghành Quan hệ
quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: khảo sát và phân tích sự can thiệp của Nhật Bản và Trung
Hoa Dân Quốc vào sự vận động của phong trào cách mạng Việt Nam trong

3

giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX nhằm làm rõ bản chất chính sách đối ngoại của
hai nước này đối với Việt Nam trong giai đoạn này.

Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập
trung giải quyết các vấn đề sau

- Phân tích những cơ sở cho việc can thiệp vào tình hình của Việt Nam
của Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc

- Khảo sát và phân tích q trình Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc
can thiệp vào tình hình Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX

- Nhận xét, đánh giá về quá trình Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc

can thiệp vào tình hình tại Việt Nam và rút ra những bài học kinh nghiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình can thiệp của Nhật Bản
và Trung Hoa Dân Quốc vào tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
3.2 Phạm vi nghiên cứu :

- Về mặt thời gian :
Trọng tâm nghiên cứu là từ những năm đầu của thế kỷ XX đến Chiến
tranh Thế giới thứ hai.
- Về mặt không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa Nhật Bản, Trung Hoa
Dân Quốc, và Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
- Về mặt nội dung:
Đề tài tiến hành phân tích và tổng hợp các hoạt động giao thiệp ngoại
giao và hỗ trợ quân sự của Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc đối với các cá
nhân, tổ chức và chính quyền của người Việt Nam trong giai đoạn thuộc địa
và giải thuộc địa từ những năm đầu thế kỷ XX cho tới năm 1945.
4. Nguồn tư liệu:

4

Do hạn chế về khả năng tiếp cận các trung tâm lưu trữ của Nhật Bản và
Đài Loan, cũng như khả năng ngơn ngữ hạn chế, cơng trình chỉ chủ yếu khai
thác nguồn tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt liên quan tới chủ đề nghiên cứu, cụ
thể :

- Nguồn tư liệu gốc: Chủ yếu thông qua các hồi ký của những nhà cách
mạng Việt Nam.


- Nguồn tài liệu thứ cấp: Các sách chuyên khảo, tham khảo và bài báo
đã được xuất bản trong và ngoài nước; các luận văn, luận án có liên quan.
5. Phương pháp luận và phương án nghiên cứu :

Cơng trình này nghiên về lịch sử ngoại giao, do đó áp dụng phương
pháp liên ngành lịch sử và quan hệ quốc tế. Một mặt, dựa trên phương pháp
lịch sử và phương pháp logic của phương pháp luận sử học Marxism, cơng
trình tiến hành một số phương pháp chuyên ngành, cụ thể là phương pháp sử
liệu học và phương pháp nghiên cứu lịch sử. Mặt khác, cơng trình vận dụng
các phương pháp của chun ngành quan hệ quốc tế như nghiên cứu chính
sách đối ngoại, quan hệ quốc tế theo cấp độ liên quốc gia, khu vực, toàn cầu/
hệ thống. Ngoài ra, một số các phương pháp khoa học xã hội như phương
pháp phân tích tổng hợp và phương pháp phân tích văn bản, phương pháp so
sánh,…sẽ được sử dụng trong quá trình chuẩn bị và làm luận văn.
6. Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn chia làm 3 chương:

Chương 1 : Cơ sở cho các can thiệp của Nhật Bản và Trung Hoa Dân
Quốc vào tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Chương 2: Quá trình Nhật Bản can thiệp vào tình hình Việt Nam
Chương 3 : Quá trình Trung Hoa Dân Quốc can thiệp vào tình hình
Việt Nam

5

Chương 4 : Nhận xét, đánh giá về kết quả của quá trình Nhật Bản và

Trung Hoa Dân Quốc can thiệp vào tình hình Việt Nam

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ CHO CÁC CAN THIỆP CỦA NHẬT BẢN VÀ TRUNG HOA
DÂN QUỐC VÀO TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1. CƠ SỞ VỀ LỢI ÍCH QUỐC GIA DÂN TỘC
Trong số các lý thuyết Quan hệ quốc tế, Chủ nghĩa Hiện thực (Realism)

thuộc loại nổi bật nhất. Lý thuyết này có ảnh hưởng lớn trong Quan hệ quốc
tế trên cả phương diện lý luận lẫn trong thực tiễn. Theo quan điểm Chủ nghĩa
Hiện thực: để phát triển hơn, con người cần tập hợp trong những cộng đồng
có tổ chức, cộng đồng đó chính là quốc gia. Đến lượt mình, chủ nghĩa quốc
gia là cái gắn kết cá nhân vào trong quốc gia – dân tộc. Trong quốc gia, có
nhà nước được thành lập1 để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của
quốc gia. Nhà nước chính là đại diện của quốc gia trong việc hoạch định
chính sách đối ngoại và thực hiện các mục tiêu trong Quan hệ quốc tế. Vì thế
quốc gia – dân tộc chính là chủ thể Quan hệ quốc tế cơ bản và quan trọng
nhất. Điều đó có nghĩa chỉ có quan hệ giữa các quốc gia mới là Quan hệ quốc
tế. Các chủ thể phi quốc gia khác nếu có cũng chỉ là cơng cụ của quốc gia và
đóng vai trị thứ yếu. Quan hệ quốc tế của các chủ thể này nếu có thì cũng
chịu chi phối của quan hệ giữa các quốc gia và nhằm thực hiện lợi ích quốc
gia trong quan hệ quốc tế mà thôi. Đối với mỗi quốc gia, chủ quyền quốc gia
chính là sự tự do cao nhất tựa như lẽ sống của quốc gia. Vì thế, mọi quốc gia
đều tìm mọi cách đấu tranh để bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình. Nhà
nước chính là đại diện của quốc gia trong việc hoạch định chính sách đối

1 Quốc gia ở đây là quốc gia nói chung bao gồm cả các mơ hình quốc gia sơ khai có từ thời cổ trung đại chứ khơng phải
mỗi quốc gia theo mẫu hình hiện đại Westphalia từ thời cận hiện đại. Sở dĩ phải chú giải điều này vì có quan điểm cho
rằng trước năm 1648 chỉ có nhà nước trong các thực thể địa-chính trị chứ chưa phải quốc gia.


6

ngoại và thực hiện các mục tiêu trong quan hệ quốc tế. Vì thế, quốc gia – dân
tộc chính là chủ thể quan hệ quốc tế cơ bản và quan trọng nhất [13; 33-34].

Từ cơ sở lý luận Quan hệ quốc tế của của Chủ nghĩa Hiện thực cho
thấy Lợi ích quốc gia (State’s Interest) là một trong những khái niệm cơ bản
trong quan hệ quốc tế,. Có thể nói, việc xác định Lợi ích quốc gia dân tộc
trong hoạt động đối ngoại là một hoạt động chính trị thường xuyên của tất cả
các nhà nước kể từ khi xuất hiện. Lợi ích quốc gia dân tộc bao gồm các mục
tiêu chiến lược, đôi khi cả các công cụ thực hiện mục tiêu, mà quốc gia theo
đuổi trên trường quốc tế. Lợi ích quốc gia dân tộc của một nước sẽ chỉ đạo
các nguyên tắc, phương châm, chính sách đối ngoại và các hoạt động ngoại
giao của quốc gia đó. Hay nói cách khác, chính sách đối ngoại của một quốc
gia là tổng hợp các chiến lược, chính sách mà quốc gia đó sử dụng trong q
trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực
chính trị, quốc phịng, kinh tế, văn hóa và xã hội nhằm đạt được những mục
tiêu phù hợp với lợi ích của quốc gia.

Do đó, xác định đúng Lợi ích quốc gia dân tộc chính đáng là yếu tố rất
quan trọng khi hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của quốc gia.
Hay nói cách khác, chỉ có quốc gia dân tộc mới làm ra quan hệ quốc tế và có
khả năng quyết định sự vận động của quan hệ quốc tế.

Ở mỗi quốc gia, việc hình thành lợi ích quốc gia/ lợi ích dân tộc/ lợi ích
quốc gia – dân tộc là quá trình lịch sử lâu dài, phức tạp của việc kết hợp các
nhân tố khác nhau như: chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý, kinh
nghiệm…


Trong lịch sử, ngay khi con người bắt đầu xây dựng quan hệ quốc tế,
người ta đã nhận thức được lợi ích quốc gia/ lợi ích dân tộc/ lợi ích quốc gia –
dân tộc trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Tuy nhiên đến tận năm
1935, khái niệm “Lợi ích quốc gia” mới chính thức được sử dụng như một

7

thuật ngữ khoa học đầu tiên trong giới khoa học Mỹ. Cuốn The International
Relations Dictionar xuất bản ở Mỹ đưa ra khái niệm: “Lợi ích quốc gia là
mục tiêu cơ bản và nhân tố quyết định cuối cùng trong việc hoạch định chính
sách đối ngoại. Lợi ích quốc gia là khái niệm có tính khái qt hóa cao bao
gồm những nhu cầu sống còn của quốc gia đó. Đó là tự bảo vệ, độc lập, tồn
vẹn lãnh thổ, an ninh quân sự và thịnh vượng về kinh tế ” [9; 24]. Tiếp cận về
lợi ích quốc gia/ lợi ích dân tộc/ lợi ích quốc gia – dân tộc, Cựu Thủ tướng
Anh Palmerston đã nhận định: “Nước Anh khơng có kẻ thù vĩnh viễn và đồng
minh vĩnh viễn. Nước Anh chỉ có lợi ích là vĩnh viễn” [10; 12].

Tại Việt Nam hiện nay có nhiều định nghĩa cũng thể hiện nội hàm
tương ứng, tiêu biểu như định nghĩa rằng: là “lợi ích chung của cộng đồng
những người sống trên một đất nước, có chung nguồn gốc, lịch sử, phong tục,
tập quán và phần nhiều cịn chung cả tiếng nói, chữ viết” [11; 63]. Tuy nhiên,
các nhà nghiên cứu Việt Nam có sự phân biệt giữa lợi ích quốc gia, lợi ích
dân tộc, và lợi ích quốc gia - dân tộc. Theo cuốn Từ điển Thuật ngữ Ngoại
giao Việt – Anh – Pháp : “Lợi ích dân tộc thường được hiểu là lợi ích của tất
cả mọi người dân của một nước. Lợi ích quốc gia được hiểu là lợi ích của giai
cấp cầm quyền đại diện cho quốc gia. Lợi ích quốc gia - dân tộc được hiểu
theo hướng tổng hợp cả hai khái niệm trên” [12; 115]. Thông qua những khái
niệm trên và với tình hình thực tiễn ở Việt nam, có thể nhận thấy rằng lợi ích
quốc gia/ lợi ích dân tộc/ lợi ích quốc gia - dân tộc thường được xem là có
chung nội hàm và có thể sử dụng thay thế lẫn nhau trong nhiều trường hợp.


Để lý giải lý do tại sao Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc đều can dự ở
một mức độ ít nhiều khác nhau vào tình hình Việt Nam thời điểm đó, chúng ta
khơng thể không đánh giá xem xét vấn đề này từ góc độ những lợi ích quốc
gia dân tộc của hai cường quốc khu vực này.

8

Đơng Dương nói chung và Việt Nam nói riêng vào thời điểm đó của lịch
sử vốn là vùng đất thuộc quyền bảo hộ của Pháp. Điều 1 hiệp ước Patenôtre ghi
rõ như sau:

“Nước An Nam thừa nhận và chấp thuận nền bảo hộ của nước Pháp.
Nước Pháp sẽ đại diện cho nước An Nam trên mọi quan hệ ngoại giao.
Những người dân An Nam nằm ở nước ngoài đều đặt dưới quyền bảo
hộ của nước Pháp”.
Điều khoản này cho tới giai đoạn mà luận văn này khảo cứu vẫn còn
nguyên giá trị. Như vậy, về mặt lý thuyết, việc Nhật Bản hay Trung Hoa Dân
Quốc giúp đỡ hay tác động vào phong trào yêu nước của nhân dân ta chống
Pháp là trái với thơng lệ quốc tế đương thời. Cũng vì lý do này, sự can dự của
người Nhật và người Trung Hoa đối với phong trào giải phóng dân tộc của
nước ta là ngấm ngầm, không thực sự công khai, bởi hai nước này không
muốn gây ra sự cố ngoại giao với phía Pháp. Tuy nhiên, các quan chức của
hai nước này trong những lần liên lạc với các chí sĩ yêu nước Việt Nam đều
bày tỏ sự đồng tình của họ trước nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, và tỏ
ra khơng hài lịng với sự cai trị của người Pháp ở Đơng Dương vì nhiều lý do.
Trong những lý do ấy, việc sự có mặt của Pháp ở Đơng Dương khiến cho hai
nước này bị hạn chế phạm vi ảnh hưởng, thậm chí bị khống chế, có thể xem là
một trong những nguyên nhân chính khiến hai nước này quyết định can dự ở
một chừng mực nhất định vào phong trào yêu nước kháng Pháp của người

Việt.
Việt Nam - nằm ở rìa phía Đơng của bán đảo Đơng Dương, phía Bắc
giáp Trung Quốc, phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan, phía Tây giáp Lào và
Campuchia, phía Đơng giáp với biển Đơng rộng lớn. Với vị trí nằm ngay cửa
ngõ ra vào của khu vực Đông Nam Á, nơi tiếp giáp của các tuyến đường biển
giữa Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một tiền đồn quan trọng tại

9

khu vực Nam Thái Bình Dương. Việt Nam có vai trị quan trọng trong các kế
hoạch khu vực và toàn cầu của các nước lớn trong khu vực Đông Á. Nắm giữ
Việt Nam sẽ là bước đệm để nắm giữ tồn bộ Đơng Dương tiến tới kiểm sốt
cả khu vực Đơng Nam Á đất liền giàu tài nguyên và màu mỡ.

Nhìn vào thực tiễn lịch sử của Việt Nam trong suốt quá trình khai thác
thuộc địa của tư bản Pháp, Chính phủ Pháp ln xem Việt Nam là “cái kho vô
hạn”, nền kinh tế của Việt Nam từ nông nghiệp đến cơng thương nghiệp chỉ
nhằm phục vụ một mục đích duy nhất là tăng ngân quỹ cho chính quốc, vực
dậy nước Pháp sau thất bại nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Và thực
tế là các chính sách kinh tế thời chiến mà Pháp áp dụng tại Việt Nam đã mang
lại cho nước Pháp chính quốc nguồn lợi khổng lồ. Đơng Dương trong đó có
Việt Nam ln được xem là “đóa hoa thuộc địa đẹp nhất”, “niềm tự hào” của
Tư bản Pháp.

Bên cạnh nguồn tài nguyên dồi dào và nhân công rẻ mạt, một lợi ích
lớn hơn mà các nước lớn có được nếu làm chủ Việt Nam và tồn cõi Đơng
Dương là hệ thống vận chuyển hàng hóa đường sắt được xem là hiện đại nhất
thời bấy giờ do người Pháp xây dựng cùng với quá trình khai thác thuộc địa
kể từ năm 1898. Tuyến xe lửa này không chỉ trải dài trong lãnh thổ Việt Nam
mà còn kéo dài tồn Đơng Dương và xun đến tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Trong thời đại mà việc vận chuyển hàng hóa và phương tiện chiến tranh có
quá nhiều bất trắc và mối nguy do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh đang diễn
ra mang lại, hệ thống vận chuyển đường sắt trải dài tại Việt Nam sẽ là con
đường vận chuyển hàng hóa an tồn và hiệu quả nhất khu vực Đơng Nam Á.

Khi Nhật Bản phát động Chiến tranh Thái Bình Dương, Đơng Dương
gần như trở thành ngọn núi lửa trực chờ phun trào. Đặc biệt là sau khi quân
đội Anh rút lui khỏi Hồng Kong, Malaysia, Singapore và Miến Điện theo sau
đó là sự chiến đóng của qn Nhật, Đơng Dương hậu chiến khơng chỉ là vấn

10

đề của riêng Đơng Dương mà nó đã mở rộng ra là vấn đề quyền lợi và ảnh
hưởng của các nước tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trong các kế hoạch chiến tranh của mình, cả Nhật Bản và Trung Hoa
Dân Quốc dù khác nhau về chiến tuyến nhưng đều nhắm đến Việt Nam như là
cơ sở để đạt được lợi ích quốc gia, thể hiện vị thế của mình trên trường quốc
tế.
1.2. CƠ SỞ VỀ TÌNH HÌNH THỰC TIỄN TẠI KHU VỰC VÀ TRÊN
THẾ GIỚI

Bước vào thế kỷ XX, trong quan hệ quốc tế có những thay đổi do sự
phát triển mạnh mẽ kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới tác động của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật. Dưới tác động của qui luật phát triển không đồng
đều của chủ nghĩa tư bản ảnh hưởng mạnh mẽ vào các mặt của đời sống xã
hội. Một số nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn, nhưng phát huy
được những lợi thế riêng và lợi dụng được những thành tựu khoa học kỹ thuật
nên đã có độ tăng trưởng nhảy vọt, vượt qua các nước tư bản cũ. Những nước
phát triển sau cần có thị trường trong khi những nước đi trước tuy đã chiếm

được một số thuộc địa, vẫn muốn chiếm thêm thi trường mới. Do đó nổ ra
cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước đế quốc giành giật của nhau thị trường,
thuộc địa và phân chia lại thế giới. Hình thành nên hai khối quân sự và chính
trị mâu thuẫn và kình địch nhau một cách gay gắt: một bên là Đức – Áo –
Hung, Thổ Nhĩ Kỳ và bên kia là Anh – Pháp – Nga tích cực chạy đưa vũ
trang làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe liên minh
Đức – Áo – Hung, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria. Để giải quyết hậu quả chiến tranh
và lập lại trật tự thế giới mới được gọi là trật tự Versailles – Washington,
hàng loạt Văn kiện, Hoà ước và các Tuyên bố,…được ký kết với tham vọng
và ý đồ của các nước lớn. Những kế hoạch của Mỹ, Anh, Pháp hầu như chi

11

phối việc xây dựng lại thế giới tư bản sau chiến tranh, Nhật Bản và Italia cũng
đưa ra những yêu sách của riêng mình. Trước tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới 1929 – 1933, vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX, quan hệ
quốc tế trở nên vô cùng phức tạp và căng thẳng. Sự đan xen, chuyển hoá mâu
thuẫn giữa các nước tư bản hết sức gay cấn hình thành nên hai khối đế quốc
đối lập nhau. Khối Phát xít do Đức, Italia, Nhật Bản cầm đầu và khối đế quốc
do Anh, Pháp, Mỹ lãnh đạo đều tích cực và ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn
bị chiến tranh. Mặt khác, cả hai khối nước tư bản trên mặc dù mâu thuẫn nhau
về vấn đề lợi ích tranh giành lãnh thổ, thống trị thế giới nhưng đều thống nhất
với nhau trong mục tiêu chống Liên Xô, tiêu diệt Nhà nước xã hội chủ nghĩa
đầu tiên trên thế giới. Các nước Anh – Pháp – Mỹ muốn giữ nguyên trật tự
thế giới mới. Họ lo ngại phát xít nhưng vẫn thù ghét cộng sản. Vì thế Anh,
Pháp đã thi hành chính sách hai mặt. Một mặt hợp tác với Liên Xô để tăng
cường sức mạnh cho mình; mặt khác, họ thoả hiệp và nhượng bộ phát xít để
tránh chiến tranh về phía mình và đẩy chiến tranh về phía Liên Xơ. Liên Xơ

coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, nên đã liên kết với các nước tư
bản dân chủ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Quan hệ quốc tế thời
điểm này diễn ra cuộc đấu tranh chằng chéo, phức tạp và hết sức căng thẳng
giữa ba lực lượng trong quan hệ quốc tế: Liên Xô, khối Đức – Italia – Nhật Bản
và khối Anh – Pháp – Mỹ.

Từ những mâu thuẫn trên, để phân chia lại thế giới cho phù hợp với
tương quan lực lượng, chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ từ tháng 9/1939
đến tháng 8/1945. Đây là cuộc chiến tranh có qui mơ lớn nhất trong lịch sử
nhân loại. Chiến tranh lan rộng hầu khắp các châu lục và diễn ra trên nhiều mặt
trận: Mặt trận Tây Âu (Mặt trận phía Tây), Mặt trận Xơ – Đức (Mặt trận phía
Đơng), Mặt trận Bắc Phi, Mặt trận châu Á – Thái Bình Dương. Ngồi ra, ở các
nước bị phát xít chiếm đóng, nhân dân liên tục đấu tranh chống chiến tranh và

12

chống chủ nghĩa phát xít nhằm bảo vệ hồ bình thế giới. Chiến tranh thế giới
thứ hai trải qua những giai đoạn gay go, quyết liệt, với những bức tranh đa sắc
màu cùng những chuyển biến phức tạp trong quan hệ quốc tế. [14, 127]

Đối với Châu Á, Bồ Đào Nha là nước Châu Âu đầu tiên xây dựng đế
quốc thuộc địa của mình ở các nước Châu Á vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ
XVI, còn Tây Ban Nha xâm lược thuộc địa chủ yếu ở Châu Mỹ. Nhưng dần
dần Bồ Đào Nha bị suy yếu, các nước Tư bản ở Châu Âu trỗi dậy (Hà lan,
Anh, Pháp) đã canh tranh mạnh mẽ các vùng đất thuộc địa rộng lớn của Bồ
Đào Nha lần lượt rơi vào các nước đó. Indonesia là nước đầu tiên ở Châu Á bị
thực dân phương Tây đô hộ vào thế kỷ XVI, lúc đầu là Bồ Đào Nha sau đó là
Hà Lan rồi đến Anh (1811) nhưng đến năm 1814 Anh trả lại cho Hà Lan. Từ
cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, nhất là từ nửa sau thế kỷ XIX các
nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh hơn nữa việc xâm chiếm thuộc địa ở

các nước Châu Á. Đế quốc anh chiếm Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện; Pháp
chiếm ba nươc Đông Dương, Xiêm trở thành nước “đệm” giữa các nước
thuộc địa Anh và Pháp và do sự suy tàn đất nước dưới triều đại của các vua
Rama IV và Rama V vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nên Xiêm giữ
được độc lập về chính trị, song vẫn bị phụ thuộc vào các nước đế quốc trước
hết là Anh. Trung quốc là một nước rộng lớn, giàu tài nguyên đông dân nên
đã trở thành miếng mồi chia xẻ của nhiều đế quốc thực dân, bao gồm Đức,
Pháp, Nga, Nhật.

Đến cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản sau những đụng độ với phương Tây đã
sớm nhận thức sức mạnh của nền sản xuất công nghiệp, cử kỹ thuật hiện đại
và sức cơng phá của những loại vũ khí mới. Là một dân tộc có tri thức, giàu
tư duy thực tiễn, người Nhật đã quyết tâm từ bỏ những định chế cũ để vươn
tới lựa chọn cho mình một định hướng phát triển phù hợp. Các nhà lãnh đạo
thời Minh Trị đưa ra chiến lược dựa trên khẩu hiệu bốn chữ fukukoku kyohei

13

“phú quốc/cường binh”, vận dụng Tây học để xây dựng quốc gia cường thịnh
và từ đó tạo ra một lực lượng hải quân và quân đội hiện đại. Lịch sử đã chứng
kiến sự vươn lên kỳ diệu của Nhật Bản sau mấy thập kỷ tiến hành duy tân
trong khi đó hầu hết các nước Đơng Nam Á đã thất bại trong cuộc đấu tranh
vũ trang và đánh mất độc lập vào tay thực dân phương Tây. Đầu thế kỷ XX
Nhật Bản tiếp tục gây tiếng vang với chiến thắng trước Nga. Nguyên nhân
dẫn đến chiến tranh Nhật – Nga là sự bành trướng ngày càng gia tăng của Nga
ở Mãn Châu và Triều Tiên. Sau khi giành được những lợi thế ban đầu, ngày
10/2/1904, Thiên hồng chính thức tuyên chiến với Nga. Ngày 27/5/1905,
hạm đội Nga bị hải qn Nhật Bản phục kích và đánh bại hồn tồn ở eo biển
Tsushima (giữa Nhật Bản và Triều Tiên), cuộc chiến kết thúc. Theo Hòa ước
Portsmouth ký vào ngày 5/9/1905, Nhật Bản giành được quyền bá chủ ở Triều

Tiên và có ưu thế lớn ở Đơng Bắc Trung Quốc. Ngồi ra, Nga còn phải cắt
cho Nhật miền Nam bán đảo Sakhalin (từ vĩ tuyến 50 trở xuống) và Nhật có
quyền đánh cá ở các vùng biển Viễn Đông. Lần đầu tiên trong lịch sử cận đại,
một quốc gia châu Á đã đánh bại được một cường quốc châu Âu. “…Nhật
Bản đã trả thù được Nga, tự tin và nhận thức về sứ mệnh của mình, là kiểu
mẫu của văn minh hóa phương Tây, là chiến thắng của châu Á trước phương
Tây” [15]. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, tranh thủ các cường quốc
phương Tây bận đối phó với chiến tranh bùng nổ ở châu Âu, Nhật Bản tiếp
tục mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc và Viễn Đông, thực sự
trở thành một cường quốc của khu vực. Chính phủ Nhật Bản cơng bố kế
hoạch xây dựng “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Quân Nhật tiến
vào đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự Bắc Kỳ (Việt Nam) để phục vụ
cho Nhật tiến công vào phía Nam Trung Quốc, chuẩn bị xâm lược khu vực
Đông Nam Á.

14

Cũng trong giai đoạn này, đến giữa thế kỷ 19, Trung Quốc bước vào
giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, nền thống trị Mãn Thanh đã tạo ra một xã
hội phong kiến lạc hậu, bảo thủ, tha hóa, thấp kém hơn nhiều so với mặt bằng
thế giới lúc bấy giờ. Lực lượng sản xuất chính của xã hội là nơng dân bị áp
bức, bóc lột nặng nề. Họ khơng có ruộng hoặc có rất ít. Phần lớn ruộng đất
tập trung trong tay bọn địa chủ. Nông dân gánh vác tô thuế nặng nề. Thường
thường địa chủ thu 50-80% thu hoạch. Thương nhân cho vay nặng lãi cũng lợi
dụng lúc nông dân gặp khó khăn như thiên tai, sưu thuế cao để bóp nặn nông
dân. Thuế má, phu phen tạp dịch là gánh nặng đè lên cuộc sống người dân.
Chính vì vậy phong trào nông dân nổi dậy liên tục ở khắp nơi. Mặc dù bị thất
bại song các các phong trào nổi dậy này đã làm cho chính quyền Mãn Thanh
càng trở nên kiệt quệ, lực lượng quân đội đã dần dần tha hố, khơng cịn đủ
sức chiến đấu. Trung Quốc lúc này giống như một bàn tiệc đã dọn sẵn chờ đợi

phương Tây đến xâm lược. Chính quyền Mãn nhà Thanh đầu hàng năm 1842
đánh dấu một tai họa mang tính quyết định và nhục nhã của Trung Quốc.
Hiệp ước Nam Kinh, buộc Trung Quốc phải trả các khoản bồi thường lớn,
cho phép các thương gia Châu Âu đi lại không hạn chế tại các cảng, Hồng
Kông bị nhượng cho Anh…Đây là mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ
một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nữa phong kiến.
Tình trạng này cho thấy sự tồi tệ, suy tàn đến đỉnh điểm của chính phủ nhà
Thanh, là nguyên nhân khiến cho nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình nổ
ra như Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, phong trào Duy Tân, phong trào
Nghĩa Hoà Đoàn... Tới đầu thế kỷ 20, hàng loạt các vụ náo động dân sự xảy
ra và ngày càng phát triển. Từ Hi và Hoàng đế Quang Tự cùng mất năm 1908,
để lại một khoảng trống quyền lực và một chính quyền trung ương bất
ổn. Phổ Nghi, con trai lớn nhất của Thuần Thân Vương, được chỉ định làm
người kế vị khi mới hai tuổi, và Thân Vương trở thành người nhiếp chính.


×